Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên cho giáo dục thpt trên địa bàn thành phố hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (394.31 KB, 61 trang )

Sinh viên: Phạm Đức Minh - Lớp: K43-01.03
LỜI MỞ ĐẦU
V n giáo d c là v n c a m i th i i, m i qu c gia dân t c vàấ đề ụ ấ đề ủ ọ ờ đạ ọ ố ộ
c ng là c a m i nhà, m i ng i. Không ch là chi n l c Qu c sách" mà cònũ ủ ọ ọ ườ ỉ ế ượ ố
là chuy n th ng ngày c a t ng gia ình. ệ ườ ủ ừ đ
Tuy th vi c nh n th c và làm công tác giáo d c không ph i qu c giaế ệ ậ ứ ụ ả ố
nào c ng gi ng nhau. Nh ng t t c cùng h ng v m t i u b t bi n ó làũ ố ư ấ ả ướ ề ộ đề ấ ế đ
nh n th c th gi i c i t o nó nh m ph c v cu c s ng. Các b c v nhânậ ứ ế ớ để ả ạ ằ ụ ụ ộ ố ậ ĩ
trong ho t ng và lãnh o cách m ng c a mình ã xác nh vai trò v tríạ độ đạ ạ ủ đ đị ị
giáo d c là nhân t thi t y u m ng cho s nh n th c và c i t o th gi iụ ố ế ế ở đườ ự ậ ứ ả ạ ế ớ
ng th i c ng là v n có ý ngh a s ng còn c a cu c cách m ng. Các Mácđồ ờ ũ ấ đề ĩ ố ủ ộ ạ
cho r ng "Ch có cái ch a bi t, ch không có cái không bi t". Còn V.I. Lê-ằ ỉ ư ế ứ ế
Nin thì: "H c, h c n a, h c mãi". Ðây là m t m nh có tính chi n l c thọ ọ ữ ọ ộ ệ đề ế ượ ể
hi n t t ng quan i m, t m quan tr ng c a giáo d c i v i cách m ng. Chệ ư ưở để ầ ọ ủ ụ đố ớ ạ ỉ
có h c m i có th gi i quy t c m i chuy n c p bách và b o v v ng ch cọ ớ ể ả ế đượ ọ ệ ấ ả ệ ữ ắ
thành qu cách m ng m t cách t t nh t. Vi t Nam ngay sau khi Cách m ngả ạ ộ ố ấ Ở ệ ạ
tháng Tám thành công Bác H ã coi "D t" là m t trong ba th gi c c c kồ đ ố ộ ứ ặ ự ỳ
nguy hi m c a dân t c c n ph i tiêu tr ngay. D t là m t th gi c vô hình c nể ủ ộ ầ ả ừ ố ộ ứ ặ ả
tr cách m ng h t s c tai h i. B i vì "M t dân t c d t là m t dân t c y u",ở ạ ế ứ ạ ở ộ ộ ố ộ ộ ế
"d t thì d i, d i thì hèn". Theo Bác: "m t ch m i ra i, i u c n thi tố ạ ạ ộ ế độ ớ đờ đề ầ ế
u tiên là nhanh chóng xóa b n n giáo d c nô l , Th c dân Pháp mu n làmđầ ỏ ề ụ ệ ự ố
cho dân ta ngu tr " để ị
1
Sinh viên: Phạm Đức Minh - Lớp: K43-01.03
Ng i ã xác nh ườ đ đị v trí, vai trò c a giáo d c ị ủ ụ và ào t o là b c uđ ạ ướ đầ
tiên c a s s ng còn cho m t qu c gia. Ngay sau khi h n m t tháng củ ự ố ộ ố ơ ộ đọ
"Tuyên ngôn Ð c l p" Ng i ã nói: "Nay chúng ta giành quy n c l p. M tộ ậ ườ đ ề độ ậ ộ
trong nh ng công vi c ph i th c hi n c p t c trong lúc này là nâng cao dânữ ệ ả ự ệ ấ ố
trí" vì "N c nhà c n ph i ki n thi t. Ki n thi t c n ph i có nhân tài". Bácướ ầ ả ế ế ế ế ầ ả
nh n m nh: "Bây gi xây d ng kinh t , không có cán b không làm c.ấ ạ ờ ự ế ộ đượ
Không có giáo d c, không có cán b thì c ng không nói gì n kinh t , v nụ ộ ũ đế ế ă


hóa. Trong vi c ào t o cán b , giáo d c là b c u". ệ đ ạ ộ ụ ướ đầ
Hiện nay, đất nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
phấn đấu đưa đất nước thoát khỏi tình trạng đói nghèo và lạc hậu, tiến lên một
nước có nền công nghiệp hiện đại, nền văn hoá tiên tiến, gắn tăng trưởng kinh
tế với công bằng xã hội. Muốn như vậy thì phải có đội ngũ tri thức, các nhà
kinh doanh, quản lý, chuyên gia giỏi ở nhiều lĩnh vực mà nền tảng của điều
đó chính là giáo dục. Giáo dục được coi là chìa khoá tiến vào tương lai.
Nhận thức rõ được tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo đối với sự
nghiệp đổi mới đất nước, trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã có sự
đầu tư thích đáng từ NSNN cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo, góp phần tạo
ra những thành tựu quan trọng về quy mô, nâng cao chất lượng giáo dục đào
tạo và cơ sở vật chất …Tuy nhiên, việc quản lý các khoản chi NSNN cho sự
nghiệp giáo dục đào tạo còn nhiều bất cập làm ảnh hưởng đến hiệu quả của
hoạt động giáo dục đào tạo. Vì vậy, việc nghiên cứu tìm tòi những ưu nhược
điểm, từ đó đề ra các giải pháp khắc phục các nhược điểm, phát huy các ưu
điểm trong công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục đào tạo có ý
nghĩa rất quan trọng thúc đẩy sự nghiệp giáo dục đào tạo phát triển.
Do giới hạn về thời gian thực tập, kinh nghiệm thực tế và điều kiện hạn
chế không thể nghiên cứu được toàn bộ vấn đề chi và quản lý NSNN cho
giáo dục của toàn bộ các cấp học, em quyết định đi sâu vào vấn đề chi NSNN
cho giáo dục bậc THPT và chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện
2
Sinh viên: Phạm Đức Minh - Lớp: K43-01.03
công tác quản lý chi thường xuyên cho giáo dục THPT trên địa bàn thành
phố Hải Phòng” để nghiên cứu và viết luận văn của mình
Kết cấu của đề tài gồm có 03 chương:
Chương 1: Giáo dục đào tạo và quản lý chi ngân sách cho giáo dục đào
tạo
Chương 2: Thực trạng quản lý chi NSNN cho giáo dục THPT trên địa
bàn thành phố Hải Phòng

Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi NSNN cho
giáo dục THPT tại thành phố Hải Phòng trong thời gian tới
Do hiểu biết và kinh nghiệm còn hạn chế, nên bài luận văn không thể
tránh được sai sót, vì vậy em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của toàn
các thầy cô và các bạn.
Cuối cùng em xin cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo, Tiến
sĩ. Đặng Văn Du và các thầy cô khác trong khoa Tài Chính Công, các cô chú
trong phòng Ngân sách và phòng Văn - xã, sở Tài chính Hải Phòng đã giúp
đỡ tận tình giúp em hoàn thành bài luận văn này.
3
Sinh viên: Phạm Đức Minh - Lớp: K43-01.03
CHƯƠNG 1
GIÁO DỤC ĐÀO TẠO VÀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN
NGÂN SÁCH CHO GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
1.1 - Giáo dục đào tạo đối với sự phát triển kinh tế, xã hội
1.1.1 - Nhận thức chung về Giáo dục đào tạo
Theo nghĩa rộng, giáo dục là sự truyền đạt kinh nghiệm, trí tuệ của thế
hệ trước cho thế hệ sau những kinh nghiệm sản xuất, đời sống, sinh hoạt.
Theo nghĩa hẹp, giáo dục là quá trình được tổ chức có ý thức, hướng tới mục
đích khơi gợi hoặc biến đổi nhận thức, năng lực, tình cảm, thái độ của người
dạy và người học theo hướng tích cực. Nghĩa là góp phần hoàn thiện nhân
cách người học bằng những tác động có ý thức từ bên ngoài, góp phần đáp
ứng các nhu cầu tồn tại và phát triển của con người trong xã hội.
Giáo dục đào tạo không chỉ bao gồm việc dạy và học mà còn mang ý
nghĩa sâu sắc hơn nhưng ít hữu hình hơn, đó là quá trình truyền thụ, phổ biến
tri thức, những suy luận đúng đắn và sự hiểu biết. Có thể nói rằng, giáo dục là
nền tảng cho việc truyền thụ, phổ biến văn hóa từ thế hệ này đến thế hệ khác.
Giáo dục cũng là một phương tiện để đánh thức và khơi gợi khả năng, năng
lực tiềm ẩn của chính mỗi cá nhân, đánh thức trí tuệ của mọi người. Việc ứng
dụng phương pháp giáo dục, nghiên cứu mối quan hệ giữa dạy và học giúp

mang lại những rèn luyện về tinh thần, và làm chủ được các mặt như: ngôn
ngữ, tâm lý, tình cảm, tâm thần, cách ứng xử trong xã hội.
Hiện nay, hệ thống giáo dục đào tạo ở Việt Nam đang đi theo cách tiếp
cận truyền thống, đây là cách tiếp cận phổ biến ở các nước phương đông và
các nước thuộc khối Liên Xô cũ. Theo cách tiếp cận này thì hệ thống giáo dục
của Việt Nam được chia ra thành nhiều cấp độ phù hợp với từng đối tượng và
loại hình đào tạo khác nhau. Nhìn chung, có thể khái quát về hệ thống giáo
dục ở Việt Nam như sau:
4
Sinh viên: Phạm Đức Minh - Lớp: K43-01.03
- Giáo dục mầm non bao gồm nhà trẻ, mẫu giáo: dành cho trẻ em từ
3 đến 5 tuổi với mục đích hình thành tư duy cho trẻ. Tạo những thói
quen, tập tính ngay trong giai đoạn này.
- Giáo dục cơ bản: giáo dục cơ bản kéo dài 12 năm và được chia
thành 3 cấp.
• Cấp tiểu học: cấp tiểu học hay còn gọi là cấp I, bắt đầu dành
cho các học sinh từ năm 6 tuổi. Cấp I bao gồm 5 trình độ từ
lớp 1 đến lớp 5. Đây là cấp học phổ cập, bắt buộc với mọi
học sinh.
• Cấp trung học cơ sở: cấp trung học cơ sở hay còn gọi là cấp
II, bao gồm 4 trình độ từ lớp 6 đến lớp 9. Hết cấp Trung học
cơ sở, học sinh được xét tốt nghiệp dựa trên thành tích học
tập tích lũy trong bốn năm. Muốn theo học tiếp trình độ cao
hơn học sinh phải tham dự các kỳ thi tuyển sinh.
• Cấp trung học phổ thông: cấp trung học phổ thong hay còn
gọi là cấp III, bao gồm 3 trình độ từ lớp 10 đến lớp 12. Để tốt
nghiệp cấp III, học sinh phải tham gia kỳ thi tốt nghiệp phổ
thông trung học của bộ giáo dục và đào tạo. Học sinh muốn
được theo học tại các trường trung học phổ thông công lập
phải dự một kỳ thi Tuyển sinh. Các kỳ thi này được tổ chức

hàng năm, do Sở Giáo dục và Đào tạo các địa phương chủ trì.
- Giáo dục chuyên biệt:
• Trung học phổ thông chuyên, năng khiếu: Từ năm 1966, hệ
thống trung học phổ thông chuyên được lập ra, bắt đầu với
những lớp chuyên Toán tại các trường đại học lớn về khoa
học cơ bản, sau đó các trường chuyên được thiết lập rộng rãi
tại tất cả các thành phố thành. Để được vào học tại các trường
chuyên, học sinh tốt nghiệp cấp II phải thoả mãn các điều
kiện về học lực, hạnh kiểm ở cấp II và đặc biệt là phải vượt
5
Sinh viên: Phạm Đức Minh - Lớp: K43-01.03
qua các kỳ thi tuyển chọn đầu vào tương đối khốc liệt của các
trường này.
• Trường phổ thông dân tộc nội trú: Đây là các trường nội trú
dặc biệt, có thể là cấp II hoặc có thể là cấp III. Các trường
này dành cho con em các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa,
vùng đặc biệt khó khăn về kinh tế - xã hội nhằm bồi dưỡng
nguồn nhân lực, tạo nguồn cán bộ cho các địa phương này.
• Trường giáo dưỡng: Đây là loại hình trường đặc biệt dành
cho các thanh thiếu niên hư hỏng, phạm tội. Trong trường,
các học sinh này được học văn hoá, được dạy nghề, giáo dục
đạo đức để có thể ra trường, về địa phương sau một vài năm.
Các năm trước, các trường loại này do Bộ Công an quản lý,
nhưng bây giờ, Bộ Lao động - Thương binh - xã hội quản lý.
- Chương trình sau phổ thông:
• Dự bị đại học: Các học sinh dân tộc ít người nếu không trúng
tuyển vào đại học có thể theo học tại các trường dự bị đại
học. Sau một năm học tập, các học sinh này có thể chọn một
trong các trường đại học trong cả nước để theo học (Trừ Đại
học Ngoại thương và các trường thuộc ngành quân sự).

• Trung cấp, dạy nghề.
• Cao đẳng: Sinh viên phải tham gia kỳ thi tuyển sinh trực tiếp
vào cao đẳng hoặc điểm thi vào đại học thấp hơn điểm quy
định nhưng lại đủ để vào cao đẳng thì đăng ký vào học cao
đẳng. Chương trình cao đẳng thông thường kéo dài 3 năm.
Tuy nhiên, một số trường cao đẳng có thể kéo dài đến 3,5
năm hoặc 4 năm để phù hợp với chương trình học.
• Đại học: Học sinh tốt nghiệp cấp ba muốn vào các trường đại
học phải tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học. Hệ thống đại học
của Việt Nam bao gồm 4 - 6 năm. 2 năm đầu là chương trình
đại học đại cương, 2 năm sau là chương trình chuyên ngành.
6
Sinh viên: Phạm Đức Minh - Lớp: K43-01.03
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên được cấp bằng đại học với các
chức danh như: cử nhân, kỹ sư, kiến trúc sư, bác sĩ
- Giáo dục sau đại học:
• Cao học: các cá nhân sau khi tốt nghiệp đại học, có nhu cầu
học cao học, vượt qua được kỳ thi tuyển sinh cao học hằng
năm sẽ được tham dự các khoá đào tạo cao học. Thời gian
đào tạo thường là 3 năm, có thể dài hơn hoặc ngắn hơn phụ
thuộc vào ngành và trường quy định. Các cá nhân đi học cao
học có thể theo hai diện: tự đi học thì phải trang trải toàn bộ
chi phí học tập; cơ quan cử đi học thì sẽ được cơ quan chi trả
chi phí học tập, tuy nhiên, các đối tượng này khi đi học phải
có sự đồng ý của cơ quan cử đi học. Sau khi tốt nghiệp, các
học viên cao học được cấp bằng Thạc sĩ.
• Nghiên cứu sinh: đây là bậc đào tạo cao nhất ở Việt Nam
hiện nay. Tất cả các cá nhân tốt nghiệp từ đại học trở lên đều
có quyền làm nghiên cứu sinh với điều kiện phải vượt qua kỳ
thi tuyển nghiên cứu sinh hàng năm. Hiện nay Bộ Giáo dục

và Đào tạo Việt Nam có dự định thay đổi trong cách tuyển
chọn nhằm nâng cao chất lượng nghiên cứu sinh. Thời gian
làm nghiên cứu sinh thường là 4 năm với người có bằng cử
nhân, kỹ sư và 3 năm với người có bằng thạc sĩ. Tuy nhiên,
thời gian làm nghiên cứu sinh còn phụ thuộc vào ngành học
và loại hình học (học tập trung hay không tập trung). Sau khi
hoàn thành thời gian và bảo vệ thành công luận án, các
nghiên cứu sinh sẽ được cấp bằng Tiến sĩ.
1.1.2 - Vai trò của giáo dục đối với sự phát triển kinh tế, xã hội
Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, giáo dục đào
tạo có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của xã hội và tăng
trưởng kinh tế của đất nước. Một đất nước sẽ không thể đạt được nền kinh tế
vững mạnh và xã hội văn minh nếu không có một nguồn nhân lực phát triển
cả về thể lực lẫn trí lực. Quốc gia nào có nền giáo dục hiện đại và phát triển
7
Sinh viên: Phạm Đức Minh - Lớp: K43-01.03
thì đồng nghĩa với việc quốc gia đó có tầng lớp trí thức đông đảo, tạo điều
kiện thuận lợi để tiến sâu vào nền khoa học kỹ thuật đang phát triển của thế
giới, không ngừng đưa nền kinh tế phát triển.
Nhìn chung, sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã và mang lại những lợi
ích trên nhiều khía cạnh, đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế, xã hội của
đất nước, cụ thể như:
Giáo dục đào tạo có tác dụng tích cực trong việc giúp cho người lao
động có năng lực tự giải quyết công ăn việc làm. Khả năng giải quyết việc
làm phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng trí tuệ, hiểu biết có vai trò quan trọng
nhất hình thành năng lực tự giải quyết việc làm của người lao động. Thông
thường, những người được đào tạo tốt, có trình độ học vấn, có hiểu biết khoa
học, kỹ thuật, kinh tế, có trình độ chuyên môn và tay nghề cao dễ tìm được
việc làm cho mình hơn những người không được đào tạo hay đào tạo kém,
thậm chí những người được đào tạo tốt còn có thể tạo ra việc làm cho nhiều

người khác.
Bên cạnh đó, giáo dục đào tạo giúp tạo ra đội ngũ công nhân lành nghề,
các chuyên gia công nghệ, những nhà quản lý giỏi, hay nói cách khác là giúp
tạo ra những con người lao động với hàm lượng trí tuệ ngày càng cao. Đội
ngũ những con người này đóng góp to lớn vào thành tựu chung của đất nước
trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần quan trọng
phát triển giáo dục, đào tạo nhân lực; chăm sóc sức khỏe nhân dân, xóa đói
giảm nghèo; phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng - trật tự
an toàn xã hội… làm nòng cốt trong công tác phổ biến kiến thức khoa học kỹ
thuật, giúp nông dân tiếp cận và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào
sản xuất để nâng cao thu nhập; tham gia nghiên cứu nhiều đề tài, dự án khoa
học mang lại hiệu quả kinh tế-xã hội cao, thiết thực giải quyết các vấn đề bức
xúc của đất nước. Những người hoạt động trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ,
báo chí có thể sáng tạo nhiều tác phẩm mang hơi thở thời đại có giá trị tư
tưởng và nghệ thuật cao, tác động sâu sắc đến đời sống tinh thần của xã hội,
đạt các giải thưởng cao trong nước và quốc tế. Bộ phận trí thức làm công tác
lãnh đạo, quản lý sẽ phát huy tốt vai trò, khả năng, góp phần nâng cao chất
8
Sinh viên: Phạm Đức Minh - Lớp: K43-01.03
lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, nâng cao năng lực lãnh đạo
của Đảng, trình độ quản lý của Nhà nước.
1.2 - Quản lý chi Ngân sách Nhà nước cho Giáo dục đào tạo
1.2.1 - Chi Ngân sách Nhà nước cho Giáo dục đào tạo
Tại nước ta hiện nay, các khoản chi cho phát sự nghiệp triển kinh tế, xã
hội của đất nước được lấy từ nhiều nguồn khác nhau, tuy nhiên chủ yếu vẫn
xuất phát từ hai nguồn chính đó là nguồn vốn từ Ngân sách nhà nước và
nguồn vốn ngoài Ngân sách nhà nước (gồm các khoản như biếu, tặng, viện
trợ…)
Theo điều 1 của Luật NSNN được Quốc hội khóa XI nước Cộng hòa
XHCN Việt Nam thông qua tại kì họp thứ hai, năm 2002:

“NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm
bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”.
Ngân sách nhà nước bao gồm hai hoạt động chủ yếu đó là thu NSNN
và chi NSNN. Nói về hoạt động chi NSNN thì: “chi NSNN là quá trình phân
phối, sử dụng quỹ NSNN do quá trình thu tạo lập nên nhằm duy trì sự tồn tại,
hoạt động bình thường của bộ máy nhà nước và thực hiện các chức năng
nhiệm vụ của Nhà nước”. Hoạt động chi NSNN phản ánh mục tiêu hoạt động
của ngân sách, đó là đảm bảo về mặt vật chất (tài chính) cho hoạt động của
Nhà nước, với tư cách là chủ thể của NSNN trên hai phương diện:
- Duy trì sự tồn tại và hoạt động bình thường của bộ máy Nhà nước
- Thực hiện chức năng nhiệm vụ mà Nhà nước phải gánh vác.
Các khoản chi NSNN rất đa dạng và có nhiều cách phân loại khác
nhau.
- Phân loại theo ngành kinh tế quốc dân (giúp so sánh chi ngân sách
được thuận lợi theo Hệ thống tài khoản quốc gia và cẩm nang
Thống kê Tài chính của Chính phủ)
9
Sinh viên: Phạm Đức Minh - Lớp: K43-01.03
- Phân loại theo nội dung kinh tế, chi NSNN được chia thành bốn
nhóm đó là:
• Chi thường xuyên
• Chi đầu tư phát triển
• Chi cho vay hỗ trợ quỹ và tham gia góp vốn của Chính phủ
• Chi trả nợ gốc và các khoản vay của Nhà nước
- Phân loại theo tính chất các khoản chi thì chi NSNN được chia
thành chi thường xuyên (những khoản chi phát sinh tương đối đều
đặn cả về mặt thời gian và quy mô các khoản chi) và chi không
thường xuyên (những khoản chi ngân sách phát sinh không đều
đặn, bất thường như chi đầu tư phát triển, viện trợ, trợ cấp thiên

tai, địch họa…)
Chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục đào tạo, là khoản chi thuộc nhóm
chi hoạt động sự nghiệp cho lĩnh vực văn – xã, thuộc phạm vi chi thường
xuyên của NSNN. Đây là quá trình phân phối và sử dụng một phần vốn tiền
tệ từ quỹ Ngân sách Nhà nước nhằm duy trì và phát triển sự nghiệp giáo dục
theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp.
Vai trò của chi ngân sách không chỉ đơn thuần là cung cấp nguồn lực
tài chính để duy trì, củng cố các hoạt động giáo dục đào tạo mà còn có tác
dụng định hướng, điều chỉnh các hoạt động giáo dục đào tạo phát triển theo
đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước. Đây là khoản chi có tính chất
tích luỹ đặc biệt bởi khoản chi này là một trong những nhân tố quyết định tới
tỷ lệ thất nghiệp cũng như tỷ lệ tăng trưởng kinh tế trong tương lai. Chi
NSNN cho sự nghiệp giáo dục bao gồm những bốn nhóm nội dung đó là:
- Các khoản chi cho con người:
Đây là nội dung chi quan trọng chi cho con người thuộc lĩnh vực giáo
dục đào tạo, nhằm đáp ứng nhu cầu về đời sống vật chất, sinh hoạt cho cán
bộ, giáo viên giúp bù đắp được sức lực đã bỏ ra và đảm bảo cho quá trình tái
10
Sinh viên: Phạm Đức Minh - Lớp: K43-01.03
sản xuất sức lao động của họ, tạo điều kiện cho quá trình tái sản xuất xã hội
diễn ra một cách bình thường. Các khoản chi của NSNN thuộc nhóm chi này
bao gồm các khoản:
o Lương, phụ cấp lương.
o Tiền công.
o Tiền thưởng.
o Học bổng học sinh, sinh viên.
o Chi lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội.
o Phúc lợi tập thể cho giáo viên, cán bộ công nhân viên chức
o Các khoản thanh toán cho cá nhân khác (tiền ăn, trợ cập, phụ
cấp, )

Nhóm chi này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi NSNN cho hệ
thống giáo dục. Nó đáp ứng được nhu cầu về đời sống vật chất, tinh thần cho
cán bộ giáo viên nhằm tái sản xuất sức lao động của họ, từ đó kích thích động
viên tinh thần giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục.
- Các khoản chi về nghiệp vụ chuyên môn:
Bao gồm các khoản chi mua sắm sách giáo khoa, đồ thí nghiệm, các
mô hình, đồ dùng cho hoạt động giảng dạy như: sách giáo khoa, tài liệu tham
khảo cho giáo viên, đồ dung học tập, phấn viết, bảng đen, vật liệu hóa chất thí
nghiệm, thước kẻ…
Đây là khoản chi có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục vì vậy
cần phải được chú trọng để có mức đầu tư thích hợp nâng cao chất lượng,
hiệu quả của công tác giáo dục.
- Các khoản chi mua sắm tài sản, sửa chữa lớn, xây dựng nhỏ:
Đây là khoản chi không diễn ra thường xuyên hàng ngày, hàng tháng,
do vậy khi có nhu cầu thì khoản chi thường rất lớn. Bao gồm các khoản chi
về mua sắm, sửa chữa có tính ổn định không cao phụ thuộc vào tình trạng nhà
11
Sinh viên: Phạm Đức Minh - Lớp: K43-01.03
cửa và trang thiết bị của nhà trường nên không thể định mức chi được. Khoản
chi này thường diễn ra hàng năm do trong quá trình sử dụng bàn ghế, bảng,
trường lớp xuống cấp, hỏng hóc, vì vậy cần có một khoản kinh phí đảm bảo
cho việc tu bổ xây dựng mới, nhằm phục vụ tốt cho công tác giảng dạy. Mức
chi cho công tác sửa chữa lớn và xây dựng nhỏ được thiết lập dựa trên tình
hình tài sản, khả năng tài chính và khâu dự tính mức chi cho mua sắm, sửa
chữa lớn và xây dựng nhỏ.
- Các khoản chi quản lý hành chính:
Đây là khoản chi nhằm đảm bảo nhu cầu vật chất phục vụ cho hoạt
động của nhà trường. Bao gồm các khoản như: thanh toán dịch vụ công cộng,
chi trả tiền điện, nước; Chi phí văn phòng phẩm tại các phòng làm việc, dịch
vụ bưu điện, tiền công tác phí, hội phí,… các khoản này tương đối ổn định và

có thể định lượng được. Do đó khi xây dựng dự toán thường lấy chỉ tiêu
chuẩn định mức chi làm căn cứ.
1.2.2 - Vai trò của chi NSNN cho giáo dục đào tạo:
Các khoản chi cho giáo dục đào tạo chủ yếu được lấy từ nguồn vốn
NSNN vừa có vai trò cung cấp nguồn tài chính vừa có vai trò điều chỉnh, định
hướng phát triển đối với sự nghiệp giáo dục đào tạo. Vai trò của chi NSNN
cho sự nghiệp giáo dục được thể hiện qua các khía cạnh:
- NSNN là nguồn chủ yếu cung cấp nguồn tài chính để duy trì, định
hướng sự phát triển của hệ thống giáo dục quốc dân theo đúng đường lối, chủ
trương của Đảng và Nhà nước. Đảng ta đã xác định giáo dục đóng vai trò
then chốt trong toàn bộ sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc, đưa đất
nước ta thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu. Do đó phần lớn nguồn kinh
phí cho giáo dục được đảm bảo từ nguồn cấp phát của NSNN bởi việc duy trì,
củng cố và phát triển các hoạt động thuộc lĩnh vực này là nhiệm vụ và mục
tiêu mà nhà nước phải thực hiện trong quá trình xây dựng và phát triển kinh
tế. Nhà nước quyết định mức chi cho sự nghiệp giáo dục chi tiết theo từng
mục, tiểu mục chi cụ thể nhằm đảm bảo chi theo đúng dự toán, kế hoạch.
12
Sinh viên: Phạm Đức Minh - Lớp: K43-01.03
- Chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục là khoản đầu tư chiếm tỷ trọng lớn
nhất tạo ra cơ sở vật chất, mua sắm, sửa chữa trang thiết bị, đồ dùng giảng
dạy. Đây là khoản chi hết sức cần thiết và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng
giáo dục. Nếu coi đội ngũ giáo viên là lực lượng lao động, học sinh là đối
tượng lao động thì trang thiết bị, cơ sở vật chất chính là những công cụ lao
động. Chúng gắn liền với nhau tạo thành một quy trình hoàn chỉnh không thể
tách rời nhau.
- NSNN chính là nguồn tài chính cơ bản đảm bảo đời sống đội ngũ cán
bộ giảng dạy, đội ngũ cán bộ quản lý hành chính của toàn bộ hệ thống giáo
dục. NSNN ngoài việc đảm bảo tiền lương hàng tháng cho cán bộ, giáo viên
thì còn dành một phần ưu đãi riêng cho sự nghiệp giáo dục như: phụ cấp

giảng dạy, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp dạy thêm giờ Đây cũng là những yếu tố
khích lệ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
- Nguồn vốn NSNN là nguồn duy nhất đảm bảo kinh phí để thực hiện
các chương trình - mục tiêu quốc gia về giáo dục như: Chương trình phổ cập
giáo dục tiểu học và chống mù chữ, chương trình tăng cường cơ sở vật chất
trường học, chương trình đầu tư cho giáo dục vùng cao…
- Đầu tư của NSNN tạo điều kiện ban đầu để khuyến khích nhân dân
đóng góp xây dựng, tăng cường cơ sở vật chất để phục vụ cho công tác giảng
dạy được tốt hơn, thu hút các nguồn nhân lực, tài lực trong xã hội cùng tham
gia chăm lo sự nghiệp giáo dục.
- Thông qua cơ cấu, định mức ngân sách cho giáo dục có tác dụng điều
chỉnh cơ cấu, quy mô giáo dục trong toàn ngành. Trong điều kiện đa dạng hóa
giáo dục đào tạo như hiện nay thì vai trò định hướng của Nhà nước thông qua
chi ngân sách để điều phối quy mô, cơ cấu giữa các cấp học, ngành học, giữa
các vùng là hết sức quan trọng, đảm bảo cho giáo dục đào tạo phát triển cân
đối, theo đúng định hướng đường lối của Đảng và Nhà nước.
- Sự đầu tư của NSNN có tác dụng hướng dẫn, kích thích thu hút các
nguồn vốn khác đầu tư cho giáo dục đào tạo. Nhà nước đầu tư hình thành nên
các trung tâm giáo dục có tác dụng thu hút sự đầu tư của các tổ chức, cá nhân
phát triển các loại dịch vụ phục vụ cho trung tâm giáo dục đó. Mặt khác trong
13
Sinh viên: Phạm Đức Minh - Lớp: K43-01.03
điều kiện các tổ chức, cá nhân chưa có đủ tiềm lực đầu tư độc lập cho các dự
án giáo dục thì sự đầu tư vốn của NSNN là số vốn đối ứng quan trọng để thu
hút các nguồn lực khác cùng đầu tư cho giáo dục. Thông qua sự đầu tư của
Nhà nước vào cơ sở vật chất và một phần kinh phí hỗ trợ đối với các trường
bán công, tư thục, dân lập có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ phong trào xã hội
hóa giáo dục đào tạo.
1.2.3 - Quản lý chi NSNN cho giáo dục đào tạo
Với mục tiêu nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả kinh phí NSNN đầu

tư cho sự nghiệp giáo dục thì chi NSNN nhà nước cho sự nghiệp giáo dục đòi
hỏi phải tuân theo một quy trình chặt chẽ bao gồm 3 khâu đó là:
Lập dự toán chi NSNN cho giáo dục đào tạo:
Khâu lập dự toán chi NSNN cho giáo dục đào tạo là khâu đầu tiên và
có ý nghĩa rất quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến việc chấp hành và thực
hiện quyết toán chi NSNN cho giáo dục đào tạo. Vì thế khi thực hiện khâu
này phải dựa trên các căn cứ sau:
o Chủ trương, phương hướng của Đảng và nhà nước về duy trì và phát
triển sự nghiệp giáo dục trong từng thời kỳ. Dựa vào căn cứ này sẽ giúp
cho việc xây dựng dự toán chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục có sự cân
đối với dự toán chi ngân sách cho các lĩnh vực khác.
o Chỉ tiêu, kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục về các mặt có liên
quan trực tiếp đến việc cấp, phát của ngân sách trong kỳ.
o Dựa vào khả năng nguồn vốn ngân sách có thể chi cho sự nghiệp giáo
dục.
o Các chính sách, chế độ, định mức chỉ tiêu sử dụng kinh phí ngân sách
nhà nước.
o Kết quả, phân tích đánh giá về tình hình sử dụng kinh phí của sự
nghiệp giáo dục đã thực hiện trong những năm qua.
- Quy trình lập dự toán chi NSNN cho giáo dục đào tạo:
14
Sinh viên: Phạm Đức Minh - Lớp: K43-01.03
Bước 1: Căn cứ vào mức chi dự kiến cơ quan tài chính phân bổ cho
ngành giáo dục và các văn bản hướng dẫn lập dự toán, ngành giáo dục giao
chỉ tiêu và hướng dẫn cho sự nghiệp giáo dục lập dự toán chi.
Bước 2: Sự nghiệp giáo dục căn cứ vào chỉ tiêu được giao và văn bản
hướng dẫn của cấp trên để lập dự toán kinh phí của đơn vị mình gửi cơ quan
quản lý cấp trên hoặc cơ quan tài chính. Cơ quan tài chính xét duyệt tổng thể
dự toán chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục vào dự toán chi NSNN nói
chung để trình cơ quan chính quyền và cơ quan quyền lực nhà nước xét

duyệt.
Bước 3: Căn cứ vào dự toán chi đã được cơ quan quyền lực nhà nước
thông qua, cơ quan tài chính sau khi xem xét điều chỉnh lại cho phù hợp sẽ
chính thức phân bổ theo dự toán cho sự nghiệp giáo dục thông qua hệ thống
kho bạc nhà nước (KBNN).
Chấp hành dự toán chi NSNN cho giáo dục đào tạo:
Thực hiện kế hoạch chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục cần chú ý
đến các yêu cầu sau:
o Đảm bảo việc phân phối nguồn vốn một cách hợp lý, có trọng điểm
dựa trên cơ sở dự toán chi đã có.
o Thực hiện việc cấp phát kinh phí một cách kịp thời, chặt chẽ, tránh lãng
phí cho ngân sách nhà nước.
o Trong quá trình sử dụng các khoản chi ngân sách phải đảm bảo tính tiết
kiệm, hiệu quả trong quản lý chi, đúng với chinh sách chế độ.
Trong công tác điều hành, cấp phát và sử dụng các khoản chi ngân
sách cho sự nghiệp giáo dục phải dựa trên các căn cứ sau:
o Dựa vào mức chi đã được duyệt của từng chỉ tiêu trong dự toán. Đây là
căn cứ tác động có tính chất bao trùm đến việc cấp phát và sử dụng các
khoản chi bởi vì mức chi của từng chi tiêu là cụ thể hoá mức chi tổng hợp
đã được cơ quan quyền lực nhà nước phê duyệt.
15
Sinh viên: Phạm Đức Minh - Lớp: K43-01.03
o Dựa vào thực lực nguồn kinh phí NSNN đáp ứng chi ngân sách cho sự
nghiệp giáo dục trong quản lý và điều hành NSNN phải quán triệt quan
điểm: lường thu mà chi. Mức chi trong dự toán mới chỉ là con số dự kiến,
khi thực hiện phải căn cứ vào điều kiện thực tế của năm kế hoạch thì mới
chuyển hoá được chỉ tiêu dự kiến thành hiện thực.
o Dựa vào định mức, chế độ chỉ tiêu sử dụng kinh phí NSNN hiện hành.
Đây là căn cứ có tính pháp lý bắt buộc quá trình cấp phát sử dụng các
khoản chi phải tuân thủ, là căn cứ để đánh giá tính hợp lệ, hợp pháp của

việc cấp phát và sử dụng các khoản chi.
Một số biện pháp nhằm tăng cường công tác cấp phát và sử dụng các
khoản chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục:
o Hướng dẫn các cơ sở, đơn vị thuộc sự nghiệp giáo dục thực hiện tốt
chế độ hạch toán kế toán áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp hành chính.
Hạch toán đầy đủ, rõ ràng các khoản chi cho từng loại hoạt động.
o Quy định rõ ràng trình tự cấp phát, trách nhiệm và quyền hạn của mỗi
cơ quan trong quá trình cấp phát, sử dụng các khoản chi NSNN.
o Thường xuyên kiểm tra tình hình nhận và sử dụng vốn kinh phí NSNN
ở các cơ sở, đơn vị thuộc sự nghiệp giáo dục, đảm bảo đúng dự toán, phù
hợp với định mức chế độ chi NSNN hiện hành.
o Cụ thể hoá dự toán chi tổng hợp cả năm thành dự toán chi hàng quý,
hàng tháng để lam căn cứ quản lý cấp phát.
Quyết toán chi NSNN cho giáo dục đào tạo:
Quyết toán là quá trình kiểm tra rà soát, chỉnh lý lại các số liệu đã được
phản ánh sau một kỳ hạch toán và chấp hành dự toán nhằm, phân tích, đánh
giá kết quả chấp hành dự toán để rút kinh nghiệm cho các kỳ chấp hành dự
toán tiếp theo. Trong quá trình quyết toán phải chú ý đến những yêu cầu cơ
bản sau:
16
Sinh viên: Phạm Đức Minh - Lớp: K43-01.03
o Phải lập đầy đủ các loại báo cáo tài chính và gửi kịp thời các loại báo
cáo đó cho các cơ quan có thẩm quyền xét duyệt theo đúng chế độ đã
qui định.
o Số liệu trong các báo cáo phải đảm bảo tính chính xác, trung thực. Nội
dung các báo cáo tài chính phải theo đúng các nội dung trong dự toán
được duyệt và theo đúng mục lục NSNN đã qui định.
o Báo cáo quyết toán năm của các đơn vị dự toán các cấp và của ngân
sách các cấp chính quyền trước khi trình cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền phê chuẩn phải có xác nhận của Kho bạc nhà nước đồng cấp.

o Báo cáo quyết toán của các đơn vị dự toán không được để xảy ra tình
trạng quyết toán chi lớn hơn thu
o Thủ trưởng các đơn vị dự toán cấp trên có trách nhiệm kiểm tra và
duyệt quyết toán thu, chi ngân sách của các đơn vị trực thuộc, chịu
trách nhiệm theo dõi các khoản chi thường xuyên của NSNN đảm bảo
được tiến hành thuận lợi, có như vậy mới tạo được cơ sở vững chắc cho
việc phân tích, đánh giá quá trình chấp hành dự toán một cách chính
xác, trung thực và khách quan.
Chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục đào tạo được thực hiện tại các đơn
vị cụ thể. Do đó việc quyết toán chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục đào tạo
là trách nhiệm của các đơn vị dự toán và cơ quan tài chính.
17
Sinh viên: Phạm Đức Minh - Lớp: K43-01.03
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO
DỤC THPT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
2.1 - Khái quát một số nét cơ bản về tình hình kinh tế và văn hóa xã hội
trên địa bàn thành phố Hải Phòng
Hải Phòng là một thành phố ven biển, thuộc vùng Đồng bắng sông
Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, cách thủ đô Hà Nội 102km. Tổng
diện tích tự nhiên của Hải Phòng là 1507,57km
2
chiếm khoảng 0,4% diện tích
của cả nước. Dân số Hải Phòng vào khoảng 1.884.685 người chiếm 2,17%
dân số cả nước và 13,29% dân số vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, thu nhập
bình quân đầu người đạt 5,469 triệu đồng. Thành phố gồm có 7 quận nội
thành, 8 huyện ngoại thành, 70 phường, 10 thị trấn và 143 xã. Hải Phòng có
trên 100.000km
2
thềm lục địa về ranh giới hành chính, Hải Phòng tiếp giáp

Quảng Ninh ở phía Bắc, Hải Dương ở phía Tây, Thái Bình ở phía Nam và với
biển Đông ở phía Đông. Hải Phòng nằm trên nhiều trục giao thông đường bộ,
đường sắt và đường biển quan trọng của cả nước và quốc tế, có cảng biển, sân
bay và mạng lưới giao thông khá đồng bộ. Các quốc lộ 5, 10, đường sắt và
các tuyến đường biển là những mạch máu chính gắn kết quan hệ toàn diện
của Hải Phòng với các thành phố khác trong cả nước và quốc tế.
2.1.1 - Khái quát tình hình kinh tế trên địa bàn thành phố Hải Phòng
* Về tăng trưởng kinh tế:
Kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, năm sau cao hơn năm trước.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) của thành phố ước tăng bình quân
11,1%/năm (kế hoạch tăng 10-11%/năm) gấp 1,5 lần mức tăng chung của cả
nước. Tốc độ tăng trưởng GDP các nhóm ngành công nghiệp, nông-lâm-thủy
sản, dịch vụ của Hải Phòng đều cao hơn trung bình của cả nước, từng bước
xứng đáng với vị trí là cực tăng trưởng của kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Quy
mô và cơ sở vật chất của kinh tế thành phố được tăng cường đáng kể. Cơ cấu
kinh tế chuyển dịch đúng hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và khai thác
có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của Hải Phòng. Cơ cấu kinh tế ngành đã từng
18
Sinh viên: Phạm Đức Minh - Lớp: K43-01.03
bước chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, làm tăng
giá trị kinh tế, hiệu quả và chất lượng phát triển kinh tế.
* Sản xuất công nghiệp:
Công nghiệp phát triển nhanh, giữ vai trò quan trọng thúc đẩy tốc độ
tăng trưởng kinh tế của thành phố. GDP của nhóm ngành công nghiệp xây
dựng tăng bình quân 14,4%/năm. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 19,9%/
năm, cơ cấu khu vực sản xuất trong nước tăng lên, đặc biệt là khu vực ngoài
nhà nước. Một số ngành đã có sự đầu tư teo hướng từng bước đổi mới thiết bị
công nghệ. Tỷ lệ vốn đầu tư trực tiếp vào khâu đổi mới thiết bị công nghệ
chiếm khoảng 33% tổng số vốn đầu tư cho sản xuất công nghiệp.
Cơ cấu ngành đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công

nghiệp chế tác, các sản phẩm có giá trị gia tăng cao; sản phẩm xuất khẩu, sản
phẩm truyền thống đã được chú trọng đầu tư, áp dụng kỹ thuật và công nghệ
khá hiện đại, đạt tốc độ tăng trưởng cao. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng
công nghiệp tăng nhanh, đạt tốc độ bình quân 20,1%/năm và chiếm khoảng
83% tổng kim ngạch xuất khẩu của thành phố.
Các khu công nghiệp đã được quan tâm phát triển, xây dựng cơ sở hạ
tầng theo đúng kế hoạch, đến nay diện tích đất công nghiệp của thành phố
được quy hoạch tăng lên 4.700 ha. Việc thu hút các dự án vào khu công
nghiệp ngày càng tốt hơn.
Chương trình phát triển các ngành công nghiệp trên địa bàn nông thôn
được quan tâm. Tỷ lệ cơ giới hóa được tăng lên đáng kể, làm đất 68%, tưới
tiêu 85%, tuốt đập lúa 90%, xay xát thóc, nghiền 100%. Công nghiệp chế tạo
máy diezen dưới 40 mã lực cung cấp 50% nhu cầu tiêu dung trên địa bàn
thành phố và 35% nhu cầu các thành phố đồng bằng sông Hồng. Từng bước
đã và đang hình thành các cụm công nghiệp trên địa bàn nông thôn, góp phần
đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
* Sản xuất nông nghiệp, thủy sản
19
Sinh viên: Phạm Đức Minh - Lớp: K43-01.03
Nông nghiệp, nông thôn tiếp tục phát triển theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa. GDP của nhóm ngành nông-lâm-thủy sản tăng bình quân
4,7%/năm, giá trị sản xuất tăng 6,3%/năm.
Sản xuất nông nghiệp, mặc dù mỗi năm diện tích đất canh tác đều giảm
hàng ngàn hec-ta do tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa, nhưng nhờ áp dụng
các thành tựu khoa học kỹ thuật nên sản lượng lương thực quy thóc hàng năm
vẫn tăng trên 1%; giá trị sản xuất tăng trung bình 4,03%/năm. Đã hình thành
một số vùng sản xuất nông sản tập trung tạo sản lượng hàng hóa lớn, cho thu
nhập cao. Sản xuất giống cây trồng được ưu tiên, kỹ thuật canh tác được cải
tiến, từng bước tiếp thu công nghệ mới.
Ngành chăn nuôi mặc dù gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh song số

lượng tổng đàn tăng nhanh, khối lượng sản phẩm tăng trưởng ở mức cao và
ổn định, giá trị sản xuất tăng bình quân 8,72%/năm. Chăn nuôi gia súc, gia
cầm phát triển ổn định với quy mô ngày càng lớn, đặc biệt là chăn nuôi lợn
với trên 250 trang trại chăn nuôi trên địa bàn thành phố.
Thủy sản được xác định là ngành kinh tế truyền thống có nhiều lợi thế,
ngành mũi nhọn của thành phố đã có bước phát triển toàn diện nhờ đẩy mạnh
ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, đẩy nhanh chuyển đổi diện tích sản
xuất nông nghiệp tăng năng suất và sản lượng thấp sang nuôi trồng thủy sản,
tăng cường nuôi thâm canh, phát triển mạnh nuôi cá biển. Giá trị sản xuất
tăng bình quân 17,38%/năm. Sản lượng thủy sản ước tình tăng bình quân
12,93%/năm.
Cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn có sự chuyển dịch theo hướng giảm
dần tỷ trọng ngành nông-lâm-thủy sản, tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng,
cơ cấu nông, lâm, thủy sản, công nghiệp - xây dựng ước đạt là 54% - 26 %-
20%
* Phát triển các ngành dịch vụ:
Kinh tế dịch vụ đã có bước phát triển nhanh và đa dạng do những
ngành dịch vụ nhiều lợi thế được đầu tư đúng hướng, phát triển có hiệu quả,
đưa tốc độ tăng trưởng GDP của nhóm ngành đạt bình quân 10,4%/năm và có
20
Sinh viên: Phạm Đức Minh - Lớp: K43-01.03
xu hướng dần cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP chung, góp phần quan trọng
vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Vận tải, kho bãi tiếp tục phát triển nhanh, ổn định, đa dạng, đáp ứng
được nhu cầu ngày càng lớn của thị trường và là ngành dịch vụ chủ yếu, hàng
năm đóng góp trên 16% GDP thành phố. Tổng lượng hàng hóa thông qua các
cảng trên địa bàn tăng bình quân 14,85%/năm.
Du lịch, khách sạn nhà hàng mặc dù giá trị đóng góp trong GDP còn
nhỏ bé (khoảng 2,5%) song được đầu tư khá lớn, nhất là tại 2 khu vực trọng
điểm Đồ Sơn và Cát Bà, nên đã có bước phát triển mới; tổng lượt khách tăng

bình quân 27,7%/năm.
Hoạt động thương mại phát triển khá mạnh và toàn diện, tổng mức bán
lẻ hàng hóa xã hội tăng ở mức khá cao, bình quân 23,6%/năm, tỷ trọng trong
GDP của thành phố liên tục tăng.
Bưu chính viễn thông tiếp tục phát triển nhanh với công nghệ hiện đại,
đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và đời sống
nhân dân; điện thoại (cố định và di động thuê bao cước phí trả sau) đạt mật độ
bình quân trên 18 máy/100 dân (tiêu chí đề ra là 9-10 máy/100 dân)
Hoạt động dịch vụ tài chính là lĩnh vực có nhiều tiềm năng đang có
chiều hướng phát triển tốt trên nhiều mặt.
Một số các hoạt động dịch vụ như giáo dục và đào tạo, y tế, thể dục thể
thao, các hoạt động công ích, dịch vụ tư vấn… đang trên đà phát triển. Xu thế
xã hội hóa các hoạt động dịch vụ này được mở rộng và đạt được kết quả bước
đầu. Các dịch vụ như kinh doanh tài sản, kinh doanh bất động sản, cung cấp
phần mềm… đã hình thành và từng bước phát triển.
2.1.2 - Khái quát tình hình văn hóa xã hội trên địa bàn thành phố Hải Phòng
* Giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực
Giáo dục và đào tạo có bước tiến bộ và phát triển khá toàn diện, được
công nhận trong tốp dẫn đầu toàn quốc. Quy mô giáo dục ổn định và phát
triển. Giữ vững kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và đạt chuẩn
21
Sinh viên: Phạm Đức Minh - Lớp: K43-01.03
quốc gia về phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Hệ thống giáo dục thường
xuyên được củng cố, hiệu quả hoạt động được nâng lên. Đội ngũ giáo viên
hầu hết đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Chất lượng giảng dạy
và học tập có chuyển biến tiến bộ. Cơ sở vật chất, thiết bị trường học được
tăng cường, 157 trường đạt chuẩn quốc gia. Đầu tư cho giáo dục tăng nhanh.
Xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh đúng hướng, đạt hiệu quả rõ nét; triển
khai xây dựng các trung tâm học tập cộng đồng, bước đầu hình thành xã hội
học tập…

Quy mô đào tạo đại học, cao đẳng, trung học dạy nghề tiếp tục được
mở rộng. Hiện nay trên địa bàn thành phố có 04 trường đại học, 02 trường
cao đẳng và 04 viện nghiên cứu đã đóng góp đáng kể về đào tạo lực lượng
cán bộ khoa học kỹ thuật. Đa dạng hóa ngành nghề đào tạo ở các trường trung
học chuyên nghiệp. Mạng lưới cơ sở dạy nghề được tăng lên, mở rộng theo
hướng xã hội hóa, cơ sở vật chất từng bước được tăng cường với trên 50 cơ
sở dạy nghề. Bình quân hàng năm có trên 1,75 vạn lao động được đào tạo,
năm 2005 ước tính có khoảng 39% tổng số lao đọng (trong độ tuổi lao động)
qua đào tạo ở các trình độ.
* Sức khỏe, dân số và kế hoạch hóa gia đình
Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm, nâng cao chất
lượng trên các mặt như: y tế dự phòng, y tế cộng đồng, khám chữa bệnh và
quản lý nhà nước về y tế. Mạng lưới y tế cơ sở được tăng cường đầu tư về cơ
sở vật chất, có nhiều cố gắng trong việc nâng cao chất lượng hoạt động. Hơn
60% xã, trong đó 3 huyện An Dương, An Lão, Thủy Nguyên có 100% xã đạt
chuẩn quốc gia về y tế. Tỷ lệ số giường bệnh/vạn dân đạt 29,4 giường vào
năm 2005; số bác sỹ/vạn dân tương ứng là 6,9; tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh
giảm xuống còn 0,48%; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm còn
18,5%. Chất lượng khám chữa bệnh, dịch vụ y tế có tiến bộ. Bảo hiểm y tế
phát huy tác dụng tốt và được mở rộng.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên cơ bản giữ ổn định ở mức 1%. Công tác gia
đình và bảo vệ chăm sóc trẻ em đạt kết quả bước đầu trong thực hiện mục tiêu
“gia đình ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững”.
22
Sinh viên: Phạm Đức Minh - Lớp: K43-01.03
Cơ cấu dân số đã có sự thay đổi đáng kể, dân số thành thị đã tăng thêm
2,6%/năm. Tỷ lệ dân số sinh sống, làm các công việc phi nông nghiệp đã tăng
thêm gần 1,2%/năm. Chất lượng dân số ngày càng được cải thiện: trí lực của
dân số cao, tỷ lệ huy động học sinh các cấp đạt 78,2%, chỉ số giáo dục 0,9
đứng thứ 3 cả nước, tỷ lệ biết chữ của người lớn là 95,4% chỉ xếp sau Hà Nội;

tuổi thọ trung bình đạt 73,4 tuổi.
* Hoạt động thể dục thể thao
Hoạt động thể dục thể thao phát triển ổn định và đạt những tiến bộ mới
phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội thành phố. Tiếp tục thực hiện cuộc vận
động toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại. Công tác giáo
dục thể chất trong trường học được quan tâm hơn.
Thể thao thành tích cao tiếp tục được đầu tư, giữ vững vai trò là một
trong những trung tâm thể thao mạnh của cả nước. Thành phố đã đóng góp
nhiều vận động viên vào các đội tuyển quốc gia. Công tác xã hội hóa thể thao
được quan tâm đạt kết quả tích cực.
* Các chính sách xã hội, những vấn đề xã hội đáng quan tâm
Trong thời gian qua đã giải quyết được 18,83 vạn lao động, tỷ lệ thất
nghiệp khu vực thành thị giảm dần, còn 6% vào năm 2005; tỷ lệ sử dụng thời
gian lao động ở nông thôn được tăng lên đáng kể, đạt 78,7% vào năm 2005.
Cơ cấu lao động từng bước có sự chuyển biến phù hợp với chuyển dịch cơ
cấu kinh tế. Tỷ trọng lao động trong nông nghiệp giảm xuống còn 43,5%, tỷ
trọng lao động trong công nghiệp - xây dựng tăng lên 26,6%.
Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm, ước còn 3% vào năm 2005, vượt xa so với kế
hoạch đề ra. Hoàn thành chương trình hỗ trợ nghèo xóa nhà tranh vách đất
với hơn 6.500 ngôi nhà. Thực hiện tốt các chính sách xã hội, nhất là đối với
những người có công với nước, phong trào đền ơn, đáp nghĩa phát triển sâu
rộng, tạo được sự đồng thuận, tham gia tích cực của nhân dân. Bảo hiểm xã
hội tiếp tục phát triển, số người tham gia bảo hiểm xã hội hàng năm tăng gần
10%; thực hiện tốt công tác bảo hiểm y tế, quan tâm mua bảo hiểm y tế cho
người nghèo, phát triển các loại hình bảo hiểm y tế tự nguyện. Công tác
23
Sinh viên: Phạm Đức Minh - Lớp: K43-01.03
phòng chống các tệ nạn xã hội được thực hiện tích cực, tạo được chuyển biến
mới, nhất là ở những địa bàn trọng điểm. Mô hình xây dựng cụm dân cư,
phường, xã không có ma túy và tệ nạn xã hội được nhiều cơ sở hướng ứng

tích cực.
2.2 - Thực trạng về tình hình giáo dục THPT tại thành phố Hải Phòng
Trong những năm qua giáo dục THPT Hải Phòng vẫn tiếp tục nằm
trong tốp dẫn đầu toàn quốc được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng cờ đơn vị thi
đua xuất sắc và rất nhiều phần thưởng cao quí của Đảng và nhà nước, Chính
phủ trao tặng cho các đơn vị, cá nhân xuất sắc. Mặc dù còn khó khăn về nhiều
mặt, song nhờ sự cố gắng, nỗ lực phấn đấu, vượt qua khó khăn của toàn Đảng
bộ, quân và dân thành phố, đặc biệt là với sự giúp đỡ của Đảng, nhà nước và
các bộ ngành Trung ương, sự nghiệp giáo dục THPT ở thành phố Hải Phòng
đã hoàn thành được nhiều chương trình, mục tiêu sát hợp với thực tiễn, góp
phần phát triển mạnh cả về quy mô lẫn chất lượng của giáo dục THPT của
thành phố. Kết quả là hệ thống các trường thuộc khối THPT trên địa bàn
thành phố được mở rộng; các loại hình đào tạo được đổi mới, đa dạng hoá,
phù hợp và đáp ứng được nhu cầu của mọi người dân. Điều này được thể hiện
một phần ở bảng tổng hợp dưới đây:
Bảng 1: thống kê số trường, lớp, học sinh THPT trên địa bàn thành phố Hải
Phòng
(nguồn: Sở Giáo dục và đào tạo Hải Phòng)
24
Sinh viên: Phạm Đức Minh - Lớp: K43-01.03
Trong năm học 2005-2006 toàn thành phố có 58 trường THPT với tổng
số học sinh là 73.957 học sinh. Trong đó có 33 trường công lập, số trường
dân lập và tư thực là 20 trường, và có 5 trường là các trường bán công. Tương
ứng theo đó thì có 42.380 học sinh học tại các trường công lập, tại các trường
dân lập và tư thục là 26.003 học sinh, số học sinh ở các trường bán công là
5.574 học sinh. Bước sang năm học 2006-2007, việc các trường THPT đầu tư
mở rộng trường lớp đã làm số học sinh THPT tăng lên đáng kể, tổng số học
sinh THPT là 77.922 học sinh, tăng 3.965 học sinh tương đương với mức tăng
5.36% so với năm học 2005-2006, trong đó tăng nhiều nhất là khối các
trường công lập với mức tăng 2.004 học sinh, số học sinh các trường bán

công tăng ít nhất 73 học sinh. Thành phố có thêm 1 trường THPT công lập
nâng tổng số trường THPT lên 59 trường. Năm học 2007-2008, số trường
THPT công lập tăng lên 38 trường do việc chuyển đổi 4 trường THPT bán
công sang THPT công lập cụ thể là các trường THPT Nguyễn Khuyến, THPT
Nhữ Văn Lan, THPT Thủy Sơn và THPT Lê Chân, tuy nhiên tổng số trường
THPT trên toàn thành phố vẫn không đổi giữ nguyên là 59 trường. Tổng số
học sinh THPT của năm học này là 77.522 học sinh, giảm 400 học sinh so
với năm học 2006-2007 tương ứng với tỷ lệ giảm là 5.1%. Mức giảm này là
do các trường THPT bán công khi chuyển đổi sang thành THPT công lập còn
25
Năm học 2005-2006 2006-2007 2007 -2008
Tổng số trường công lập 33 34 38
Tổng số lớp công lập 870 905 1026
Tổng số học sinh công lập 42380 44384 48318
Tổng số trường dân lập, tư
thục
20 20 20
Tổng số lớp dân lập, tư thục 524 544 547
Tổng số học dân lập, tư thục 26003 27891 28144
Tổng số trường bán công 5 5 1
Tổng số lớp bán công 126 136 27
Tổng số học sinh bán công 5574 5647 1060

×