BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
-----------------
CÔNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
“NHÀ KINH TẾ TRẺ – NĂM 2010”
TÊN CÔNG TRÌNH:
XÂY DỰNG THỊ TRƯỜNG UPCoM LÊN
THÀNH OTC THỰC SỰ Ở VIỆT NAM
THUỘC NHÓM NGÀNH: KHOA HỌC KINH TẾ
1
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
o Lý do chọn đề tài
Với số lượng chứng khoán đăng ký giao dịch lớn, doanh số giao dịch cao, phương
thức thanh toán linh hoạt, thị trường giao dịch qua quầy (Over the Counter Market -
OTC) là một thể chế bậc cao của thị trường chứng khoán. Ở Việt Nam, sự ra đời của
thị trường UPCoM là một khởi đầu cho sự phát triển thị trường OTC. Bài nghiên cứu
phân tích và đưa ra các giải pháp để phát triển UPCoM, tạo tiề
n đề xây dựng OTC ở
Việt Nam hiện nay.
o Mục tiêu nghiên cứu
Phát triển thị trường UPCoM, tạo tiền đề xây dựng OTC ở Việt Nam.
o Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý luận: nghiên cứu sách báo, tài liệu tham khảo, Internet.
Sử dụng số liệu thống kê đã có sẵn trên Internet.
o Nội dung nghiên cứu
Thị trường UPCoM ở Việt Nam, khó khăn, thuận lợi.
Giả
i pháp phát triển UPCoM, xây dựng thị trường OTC ở Việt Nam.
o Đóng góp của đề tài
Tạo nền tảng về cơ sở lý luận. Có cái nhìn bao quát về thực trạng thị trường UPCoM.
Từ đó có giải pháp khắc phục nhược điểm, tạo tiền đề cho việc xây dựng thị trường
OTC sau này.
o Hướng phát triển của đề tài
Hoàn thiện thêm về mặt cơ sở lý luậ
n, để đề tài trở thành nguồn tài liệu tham khảo quý
giá cho việc áp dụng sau này.
2
MỤC LỤC
1. Lý luận chung về thị trường OTC và thị trường UPCoM: ..........................................5
1.1. Khái quát thị trường OTC các nước trên thế giới:...............................................7
1.1.1. Thị trường OTC của Mỹ:................................................................................7
1.1.2. Thị trường OTC của Nhật Bản: ...................................................................10
1.1.3. Thị trường OTC Hàn Quốc: .........................................................................10
1.2. Khái quát về thị trường UPCoM tại Việt Nam:..................................................11
2. Thực trạng thị trường chứng khoán ở Việt Nam qua các năm..................................14
2.1. Khái quát tình hình hoạt động của Thị trường chứng khoán Việt Nam..........14
2.1.1. Sự ra đời các sở giao dịch chứng khoán.......................................................14
2.1.2. Quy mô niêm yết tại các sở giao dịch...........................................................15
2.1.3. Quy mô hoạt động: ........................................................................................16
2.2. Tình hình hoạt động thị trường phi tập trung ở Việt Nam................................20
2.2.1. Quy mô thị trường .........................................................................................20
2.2.2. Đặc điểm: ........................................................................................................21
2.3. Thực trạng hoạt động của thị trường UPCoM: ..................................................22
2.3.1. Tình hình hoạt động ......................................................................................22
2.3.2. Những đóng góp của thị trường UPCoM ....................................................35
2.3.2.1. Thị trường UPCoM tạo sự an toàn hơn trong giao dịch ........................35
2.3.2.2. Quy định minh bạch giá trên thị trường UPCoM bảo vệ lợi ích cho nhà
đầu tư 36
2.3.2.3. UPCoM tạo bước đệm để doanh nghiệp tiếp cận thị trường vốn..........37
2.3.3. Những hạn chế và thiếu sót của thị trường UPCoM:.................................38
2.3.3.1. Hàng hóa trên thị trường UPCoM chưa đa dạng, thanh khoản thấp...38
2.3.3.2. Những quy định đối với UPCoM chưa tạo được cơ chế linh hoạt trong
giao dịch - vốn là một đặc trưng hấp dẫn nhất của thị trường tự do.....................40
2.3.3.3. Hạn chế khác ..............................................................................................42
3. Giải pháp phát triển Thị trường UpCoM thành OTC thực sự ở Việt Nam..............43
3
3.1. Biện pháp xây dựng cải thiện thị trường UpCoM ..............................................43
3.1.1. Thu hút thêm các doanh nghiệp tham gia UpCoM ....................................43
3.1.1.1. Mở rộng thị trường giao dịch xuống các công ty chứng khoán.............43
3.1.1.2. Nâng cấp kĩ thuật công nghệ.....................................................................43
3.1.2. Thu hút thêm nhà đầu tư tham gia UpCoM................................................44
3.1.2.1. Tăng biên độ giao động giá:......................................................................44
3.1.2.2. Tăng tính thanh khoản bằng cách thực hiện thanh toán T+1 hoặc T+2
45
3.1.2.3. Các thông tin trên thị trường UpCoM phải được minh bạch hóa ........46
3.1.2.4. Cần có cơ chế nghiêm ngặt hơn................................................................46
3.1.3. Cần có các nhà tổ chức và tạo lập thị trường..............................................46
3.1.4. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về Thị trường chứng khoán Việt Nam ....47
3.2. Các biện pháp xây dựng thị trường UPCoM lên thành thị trường OTC chính
thức tại Việt Nam:..............................................................................................................48
3.2.1. Các nhà tổ chức và tạo lập thị trường..........................................................48
3.2.2. Hệ thống kế toán và những yêu cầu kiểm toán thể hiện đúng sức khoẻ của
doanh nghiệp...................................................................................................................48
3.2.3. Tổ chức đánh giá và xếp loại mức độ tín nhiệm của doanh nghiệp ..........49
3.2.4. Văn hoá công khai và minh bạch trong hoạt động của các doanh nghiệp51
3.2. Các biện pháp xây dựng thị trường OTC tại Việt Nam:....................................51
3.2.1. Các nhà tổ chức và tạo lập thị trường..........................................................51
3.2.2. Hệ thống kế toán và những yêu cầu kiểm toán thể hiện đúng sức khoẻ của
doanh nghiệp...................................................................................................................53
3.2.3. Tổ chức đánh giá và xếp loại mức độ tín nhiệm của doanh nghiệp ..........53
3.2.4. Văn hoá công khai và minh bạch trong hoạt động của các doanh nghiệp55
3.2.5. Cơ chế giao dịch hấp dẫn:.............................................................................56
KẾT LUẬN.............................................................................................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................................60
4
LỜI MỞ ĐẦU
Với tư cách là phương thức khơi thông dòng vốn đầu tư vào sản xuất kinh
doanh, thị trường chứng khoán đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế.
Thị trường chứng khoán tạo điều kiện để sử dụng vốn có hiệu quả hơn đối với cả
người có tiền đầu tư và người vay tiền để đầu tư. Bên cạnh đó, Th
ị trường chứng
khoán tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chính sách mở cửa, cải cách kinh tế
thông qua việc phát hành chứng khoán ra nước ngoài. Thị trường chứng khoán rất
nhạy cảm đối với các hoạt động kinh tế, là thước đo hiệu quả các hoạt động kinh tế và
được ví như phong vũ biểu của nền kinh tế, cung cấp thông tin để Chính phủ điều
chỉnh và định hướng phát triển kinh tế kịp thời.
Từ thực tiễn hoạt động của thị trường chứng khoán ở Việt Nam và tầm quan
trọng của thị trường chứng khoán đối với hoạt động nền kinh tế, vấn đề đặt ra là cần
phải có giải pháp để hoàn thiện và phát triển Thị trường chứng khoán ở Việt Nam phù
hợp các tiêu chuẩn và thông lệ quốc t
ế, từng bước hội nhập với thị trường tài chính
khu vực và thế giới. Hiện nay, một trong những giải pháp trước mắt để hoàn thiện thị
trường chứng khoán ở Việt Nam là cần phải từng bước đưa thị trường UPCoM lên
thành OTC thực sự. Đó cũng là nội dung mà nhóm nghiên cứu tìm hiểu và trình bày
trong đề tài này.
5
1. Lý luận chung về thị trường OTC và thị trường UPCoM:
Thị trường OTC hay còn gọi là thị trường phi tập trung, là thị trường được tổ
chức không dựa vào một mặt bằng giao dịch cố định như thị trường sàn giao dịch (thị
trường giao dịch tập trung), mà dựa vào một hệ thống vận hành theo cơ chế chào giá
cạnh tranh và thương lượng thông qua sự trợ giúp của các phương tiện thông tin. Th
ị
trường OTC không có một không gian giao dịch tập trung. Thị trường này thường
được các công ty chứng khoán cùng nhau duy trì, việc giao dịch và thông tin được dựa
vào hệ thống điện thoại và Internet với sự trợ giúp của các thiết bị đầu cuối.
Tính thanh khoản của các loại chứng khoán trên thị trường OTC thường thấp
hơn thị trường giao dịch tập trung, chứa đựng nhiều rủi ro hơn, song cũng có thể đem
l
ại nhiều lợi nhuận hơn.
Một số đặc trưng cơ bản:
- Nhà đầu tư và tổ chức của các nhà đầu tư: việc tham gia thị trường OTC rất
đơn giản. Tuy nhiên, hoạt động của các nhà đầu tư trên thị trường không phải là độc
lập, mà thường lập thành các nhóm, hội, diễn đàn để trao đổi thông tin với nhau.
- Hàng hoá của thị trường: là các loại cổ phiếu củ
a các doanh nghiệp cổ phần, có
triển vọng phát triển, chuẩn bị niêm yết trên thị trường giao dịch tập trung hoặc có
những lợi thế thương mại riêng biệt.
- Việc mua bán cổ phiếu trên thị trường OTC được thực hiện theo phương thức
“thuận mua, vừa bán” mà không bị bất cứ một lực bên ngoài nào (giới hạn giá, lượng
cổ phiếu…) tác động. Nói chung, cơ chế mua - bán các loại chứng khoán trên thị
trường OTC theo cơ chế thị trường.
- Phương thức mua bán, giao dịch:
+ Bên mua và bên bán trực tiếp gặp nhau để thương lượng, quyết định việc mua
- bán chứng khoán. Đây là phương thức phổ biến hiện nay tại Việt Nam .
+ Bên mua và bên bán có thể giao dịch thông qua các nhà môi giới chứng khoán.
Hiện nay, phương thức này ít phổ biến hơn, nhưng xu hướng phát triển của thị trường
6
thì trong tương lai, phương thức này sẽ chiếm ưu thế hơn so với phương thức trực tiếp
mua - bán.
- Thu thập thông tin của các loại cổ phiếu: để mua chứng khoán trên thị trường
OTC, NĐT thường tìm kiếm thông tin từ các nguồn như:
+ Thông tin từ các báo cáo tài chính : nhìn chung, các công ty cổ phần chưa
niêm yết không có báo cáo tài chính được kiểm toán. Do những mục đích khác nhau
mà doanh nghiệp có nhiều hệ thống sổ sách kế toán, báo cáo tài chính. Mặt khác, việc
có
được một bản báo cáo tài chính của doanh nghiệp đối với một người bình thường là
điều không hề đơn giản, nhất là trong điều kiện mà ngay bản thân doanh nghiệp không
biết thông tin nào nên công bố, thông tin nào không nên. Do đó, việc thu thập thông
tin từ doanh nghiệp qua con đường chính thức khá khó khăn, nếu nhà đầu tư không có
những mối liên hệ nhất định với công ty đó.
+ Thu thập thông tin qua các cơ quan chức năng: Theo quy định, doanh nghiệp
phải báo cáo tình hình ho
ạt động cho cơ quan đăng ký kinh doanh (Sở Kế hoạch và
Đầu tư). Tuy nhiên, việc tuân thủ quy định này của các doanh nghiệp không thực sự
nghiêm túc hoặc các thông tin cũng rất chung chung. Và các cơ quan chức năng cũng
không có tránh nhiệm và nghĩa vụ công bố các thông tin của doanh nghiệp. Vì vậy,
việc có được thông tin từ các cơ quan này gần như là bất khả thi đối với nhà đầu tư.
Ngoài ra, còn có một tổ chức lưu trữ thông tin về các doanh nghiệ
p, đó là Trung tâm
Thông tin tín dụng (CIC) thuộc Ngân hàng Nhà nước. Trung tâm này lưu trữ thông tin
cơ bản của các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên,
tính cập nhật của các thông tin này không cao.
+ Thu thập thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng: khi không thể thu
thập thông tin về doanh nghiệp từ các đầu mối thông tin nêu trên, nhà đầu tư có thể
thu thập thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên, nhược điểm của
nguồn dữ liệu này là rờ
i rạc, độ tin cậy không cao.
+ Thu thập thông tin từ các nguồn khác: thông tin từ những hội, nhóm kinh
doanh chứng khoán, thông tin không chính thức từ bên trong doanh nghiệp… Nhìn
chung, các nguồn thông tin nêu trên không đủ căn cứ vững chắc và không chính xác
7
để nhà đầu tư ra quyết định. Nhưng trong thực tế, các chứng khoán vẫn được mua bán,
chuyển nhượng, thậm chí, tại những thời điểm cao trào, nhiều loại chứng khoán được
mua bán, chuyển nhượng rất sôi động.
1.1. Khái quát thị trường OTC các nước trên thế giới:
1.1.1. Thị trường OTC của Mỹ:
Thị trường giao dịch qua quầy (OTC - Over the Counter): ở thị trường OTC bạn
có thể thấ
y hàng nghìn cổ phiếu được bán chủ yếu là cổ phiếu của các công ty mới và
nhỏ. Thị trường OTC lớn nhất là NASDAQ (National Association of Securities
Dealers Automated Quotation). Những hoạt động kinh doanh trên OTC không phải
thông qua những địa điểm trung tâm mà thông qua điện thoại và hệ thống định giá
bằng máy tính.
Điểm khác biệt rõ ràng giữa thị trường giao dịch tập trung và thị trường OTC là
giá cổ phiếu tăng giảm. Thị trường giao dịch tập trung là th
ị trường bán đấu giá. Cung
và cầu tạo nên giá của chứng khoán. Cổ phiếu được bán cho người trả cao nhất và
được mua với giá thấp nhất. OTC là thị trường thương lượng: Giá cả được thương
lượng giữa người mua và người bán. Giá chứng khoán của OTC có thể thay đổi từ nhà
tạo thị trường này đến nhà tạo thị trường khác ( Nhà tạo thị trường là một hãng sở hữu
một số lượ
ng cổ phiếu đáng kể được bán trên thị trường).
Tên thị trường này được sinh ra bởi những người mua, bán cổ phiếu qua mạng.
Ngày nay, giao dịch trên OTC thông qua một mạng máy tính được gọi là NMS.
Cổ phiếu niêm yết trên NASDAQ phân chia thành hai loại:
♣ Thị trường NASDAQ quốc gia, bao gồm hơn 3,500 công ty lớn hơn và giao dịch
năng động hơn.
♣ Thị trường Smallcap NASDAQ, bao gồm hơn 1,300 công ty với sự phát triển thấp
hơn.
OTC và NASDAQ: Đôi khi những thuật ngữ này có thể hoán đổi cho nhau.
NASDAQ, nguyên văn là National Association of Securities Dealers Automated
Quotation System là một sàn giao dịch chứng khoán Hoa Kỳ. Đây là sàn giao dịch
8
điện tử lớn nhất tại Hoa Kỳ hiện nay. Với khoảng 3.200 giao dịch hàng ngày tại sàn,
NASDAQ hiện là sàn giao dịch lớn nhất thế giới.
Sàn này được lập năm 1971 bởi (tạm dịch) Hiệp hội Quốc gia các Nhà buôn
Chứng khoán.
Điều kiện để được niêm yết trên NASDAQ:
•
Niêm Yết trên Thị Trường NASDAQ
•
Tài sản hữu hình thuần tối thiểu: $US 6 Triệu
•
Lợi tức sau thuế: $US 1 Triệu, hoặc
•
Tài sản hữu hình thuần: $US 75 Triệu
•
Thu nhập: $US 75 Triệu
•
Giá trị thị trường: $US 75 Triệu
•
Giá bán cổ phần tối thiểu: $US 5
•
Số cổ đông: 400
•
Vốn cổ đông: $US 15 Triệu
•
Giá thị trường công cộng: $US 8 Triệu
•
Market Makers: 3
•
Quá trình hoạt động: không bắt buộc
Khi được mở ra vào năm 1971, Thị trường cổ phiếu Nasdaq là thị trường cổ
phiếu điện tử đầu tiên trên thế giới. Ngày nay, hàng chục thị trường trên khắp thế giới
đều hoạt động thông qua các màn hình, bao gồm các thị trường ở London, Paris,
Tokyo và Hồng Kông. Các giao dịch trên thị trường Nasdaq được thực hiện thông qua
một thị trường mở, qua một hệ thống các nhà kinh doanh
đa chức năng và qua rất
nhiều nhà tạo lập thị trường (market maker) cạnh tranh với nhau nhằm giành được các
giao dịch của từng loại cổ phiếu. Đó là một điểm tương phản với hệ thống được áp
9
dụng trong các thị trường truyền thống, nơi mà các lệnh đặt mua và đặt bán đối với
một loại cổ phiếu nào đó phải được thực hiện thông qua một chuyên gia duy nhất. Và
bởi vì có rất nhiều nhà tạo lập thị trường nên cùng một lúc có thể thực hiện được
nhiều giao dịch hơn.
Thị trường Nasdaq đang cố gắng xây dựng một mạng giao dịch toàn cầu, tập
trung vào việc báo cáo các giao dịch theo thời gian thực.
- Kể từ năm 1992, các chứng khoán chuyển sang được giao dịch vào buổi sáng
sớm, đó là lúc thị trường London mở cửa.
- Đến năm 1997, ECN tên đầy đủ là mạng giao tiếp điện tử (electronic
communication network) được áp dụng, cho phép các nhà tạo lập thị trường và các tổ
chức trên khắp thế giới có thể đấu giá kín với nhau (ẩn danh) Mạng này sẽ kiểm tra
các cặp lệnh kh
ớp nhau -- việc khớp lệnh này có thể thực hiện một cách nhanh chóng.
Nếu không thấy cặp lệnh nào khớp nhau, giá chào bán và giá chào mua sẽ được công
bố trên thị trường. Đọc bảng Thông tin Thị trường của Nasdaq Các cổ phiếu Nasdaq
được giao dịch nhiều nhất và khối lượng lớn nhất sẽ được liệt kê trong Bảng Kết quả
Thị trường Quốc gia Nasdaq và được phát hành trong mỗi ngày giao dịch. Bảng này
có định dạng t
ương tự như danh sách các cổ phiếu sở giao dịch chứng khoán New
York (NYSE) và sàn giao dịch chứng khoán Mỹ (AMEX). Nhưng các ký hiệu giao
dịch trong danh sách của NASDAQ có 4 hoặc 5 chữ cái, khác với danh sách của Thị
trường NYSE và AMEX, chỉ có 1 đến 3 chữ cái. Đây là do rất nhiều công ty niêm yết
trên Nasdaq là các công ty nhỏ, hoặc công ty mới xuất hiện, những công ty này
thường muốn đầu tư lại tiền lãi thu được vào hoạt động kinh doanh, ngày càng ít công
ty trả cổ tức cho cổ đ
ông.
Ký hiệu giao dịch Tất cả các chứng khoán đều được thể hiện bằng các ký hiệu
giao dịch - đó là những chữ viết tắt từ 1 đến 5 chữ cái, (ví dụ: cổ phiếu Lycos (LCOS)
) được dùng để nhận dạng một loại cổ phiếu nào đó trên thị trường mà cổ phiếu đó
được giao dịch, và trên các bảng biểu và báo giá cổ phiếu. Được phát triển ngay từ lúc
đầu vào thế kỷ
19, những ký hiệu chỉ có một chữ cái là đặc biệt có danh tiếng bởi vì
đó là ký hiệu được đặt ra cho những cổ phiếu được giao dịch nhiều nhất. Ngày nay,
10
các ký hiệu giao dịch được chỉ định theo tính sẵn có của cổ phiếu. Không có ký hiệu
nào là giống nhau -- thậm chí kể cả ở những thị trường khác nhau.
1.1.2. Thị trường OTC của Nhật Bản:
Bên cạnh các Sở giao dịch chứng khoán, tại Nhật Bản còn có các thị trường
chứng khoán phi tập trung, tiêu biểu đó là Nhật Bản có hai thị trường OTC cùng hoạt
động đồng thời, đó là thị trường Jasdaq và th
ị trường J-net.
Thị trường Jasdaq, hoạt động từ năm 1991 trên cơ sở phát triển thị trường OTC
truyền thống hoạt động từ tháng 2/1963 do Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán
Nhật Bản (JSDA) quản lý. Luật chứng khoán sửa đổi năm 1983 đã đưa thị trường
OTC này vào quỹ đạo quản lý của Nhà nước, cơ chế thương lượng giá tay đôi giữa
các công ty chứng khoán và giữa công ty chứng khoán với khách hàng
được đổi sang
cơ chế đấu giá tập trung qua hệ thống các nhà tạo lập thị trường. Hiện nay trên thị
trường Jasdaq, có 449 công ty làm vai trò tạo lập thị trường.
Thị trường J-net mới được đưa vào hoạt động từ tháng 5 năm 2000, chịu sự quản
lý trực tiếp của Sở giao dịch chứng khoán Osaka (OSE), được tổ chức dành cho các
chứng khoán không được niêm yết trên sở giao dịch nhằm đáp ứ
ng yêu cầu thời gian
và chi phí cho các đối tượng tham gia thị trường, hoạt động theo phương thức thương
lượng giá. Thành viên của OSE, người đầu tư và trung tâm quản lý được trực tiếp nối
mạng với nhau thông qua một mạng điện tử đa tầng, tạo điều kiện cho các đối tượng
này có thể chia sẻ thông tin thị trường.
1.1.3. Thị trường OTC Hàn Quốc:
Thị truờng OTC truyền th
ống của Hàn Quốc được thành lập tháng 04/1987 nhằm
tạo môi trường hạot động cho các chứng khoán không đựoc niêm yết trên Sở giao dịch
chứng khoán Hàn Quốc (KSE), thị trường chịu sự kiểm soát của Hiệp hội các nhà
kinh doanh chứng khoán Hàn Quốc (KSDA) thành lập năm 1953.
Tháng 04/1997, Chính phủ Hàn Quốc quyết định tổ chức lại và thúc đẩy phát
triển thị trường này bằng việc thành lập thị trường mạng máy tính điện t
ử (Kosdaq –
Korean Securities Dealers Automated Quotation) nhằm tạo điều kiện cho các công ty
11
mạo hiểm, công ty công nghệ cao, quỹ tương hỗ và các công ty vừa và nhỏ không đủ
tiêu chuẩn niêm yết trên thị trường tập trung có thể huy động vốn trực tiếp. Thị trường
được xây dựng theo mô hình thị trường Nasdaq, tiến hành giao dịch qua mạng điện tử
có sự kiểm soát của trung tâm. Các tổ chức niêm yết trên thị trường Kosdaq phải đáp
ứng một số tiêu chuẩn cơ bản như mức v
ốn điều lệ tối thiểu, tỷ lệ phát hành ra công
chúng... Tuy nhiên, việc đấu giá được thực hiện theo phương thức đấu lệnh tập trung
tương tự như Sở giao dịch.
1.2. Khái quát về thị trường UPCoM tại Việt Nam:
•
Hàng hoá
Là tất cả các chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết hoặc huỷ bỏ
niêm yết tại Sở giao dịch Chứng khoán đăng ký giao dịch tại UPCoM.
•
Phương thức giao dịch
- Thoả thuận điện tử: là hình thức giao dịch trong đó đại diện giao dịch nhập
lệnh với các điều kiện giao dịch đã được xác định và lựa chọn lệnh đối ứng phù hợp
để thực hiện giao dịch
- Thoả thuận thông thường: là hình thức giao dịch trong đó bên mua, bên bán
tự thoả thuận với nhau về các điều kiện giao d
ịch và được đại diện giao dịch nhập
thông tin vào hệ thống đăng ký giao dịch để xác nhận giao dịch này.
•
Tỷ lệ ký quỹ
- Đối với lệnh mua: Phải có đủ số dư tiền trong tài khoản chứng khoán tại thời
điểm đặt lệnh mua (bao gồm tiền mua chứng khoán, phí).
- Đối với lệnh bán: Phải có đủ số dư chứng khoán trong tài khoản chứng khoán
tại thời điểm đặt lệnh bán.
• Thời gian giao dịch
Giao dịch thoả thuận:
- Đợt 1 từ 10h00’ đến 11h30’
12
- Đợt 2 từ 13h30’ đến 15h00’
Vào tất cả các ngày trong tuần từ Thứ 2 đến Thứ 6 trong tuần trừ các ngày nghỉ theo
Qui định của Luật Lao động.
• Đơn vị yết giá
- Đối với cổ phiếu:100 đồng.
- Đối với trái phiếu: không quy định.
• Đơn vị giao dịch
Khối lượng giao dịch tối thiểu là mười (10) cổ phiếu hoặc mười (10) trái phiếu.
• Mệnh giá ch
ứng khoán
- Mệnh giá cổ phiếu: 10.000 đồng (mười nghìn đồng)/cổ phiếu.
- Mệnh giá trái phiếu: 100.000 đồng (một trăm nghìn đồng)/trái phiếu
• Biên độ dao động
- Đối với giao dịch cổ phiếu là ± 10%. Biên độ dao động giá trong ngày giao dịch đối
với cổ phiếu được thực hiện theo quy định của trung tâm giao dịch chứng khoán Hà
Nội theo từng thời kỳ, được Uỷ ban Chứng khoán thay đổi theo tình hình thị trườ
ng.
- Không áp dụng biên độ dao động giá đối với các giao dịch trái phiếu.
• Hiệu lực của lệnh
Lệnh chào mua, chào bán thỏa thuận điện tử có hiệu lực kể từ khi lệnh được nhập
vào hệ thống đăng ký giao dịch cho đến khi kết thúc thời gian giao dịch trên hệ thống
đăng ký giao dịch hoặc cho đến khi lệnh bị sửa hoặc huỷ bỏ.
• Các loại l
ệnh áp dụng
- Lệnh mua/bán theo phương thức Thoả thuận điện tử;
- Lệnh mua/bán theo phương thức Thoả thuận thông thường.
13
• Hủy và sửa lệnh
- Sửa và huỷ lệnh về giá, khối lượng chỉ có hiệu lực đối với lệnh giao dịch gốc chưa
được thực hiện.
- Giao dịch thoả thuận đã thực hiện không được phép huỷ
• Giá tham chiếu
- Giá tham chiếu của cổ phiếu đang giao dịch là bình quân gia quyền của các giá giao
dịch thoả thuận điện tử của ngày có giao dị
ch gần nhất.
- Đối với các cổ phiếu mới đăng ký giao dịch, trong ngày giao dịch đầu tiên, trung tâm
giao dịch chứng khoán chỉ nhận lệnh giao dịch thỏa thuận điện tử và không áp dụng
biên độ dao động giá. Nếu trong ngày giao dịch đầu tiên không có giá thực hiện thì giá
tham chiếu sẽ được xác định trong ngày giao dịch kế tiếp cho đến khi giá giao dịch
được xác lập trên hệ thống.
- Trường hợp giao dịch cổ phiế
u không hưởng cổ tức và các quyền kèm theo, giá tham
chiếu tại ngày không hưởng quyền được xác định theo nguyên tắc lấy giá bình quân
gia quyền của các giá giao dịch thoả thuận điện tử của ngày có giao dịch gần nhất điều
chỉnh theo giá trị cổ tức được nhận hoặc giá trị các quyền kèm theo.
- Trường hợp tách, gộp cổ phiếu, giá tham chiếu tại ngày giao dịch trở lại được xác
định theo nguyên tắc l
ấy giá bình quân gia quyền của các giá giao dịch thoả thuận
điện tử của ngày có giao dịch trước ngày tách, gộp điều chỉnh theo tỷ lệ tách, gộp cổ
phiếu.
• Thời hạn thanh toán bù trừ: T + 3
• Xử lý lệnh sai trong giờ giao dịch
- Nếu phát hiện ra sai sót lệnh so với lệnh gốc chưa khớp trong giờ giao dịch, Đại diện
giao dịch từ xa và Cán bộ Kiểm soát Môi giới sẽ ph
ối hợp với trung tâm đấu giá
chứng khoán Hà Nội tiến hành huỷ lệnh sai và đặt lại lệnh theo lệnh gốc của nhà đầu
tư
14
- Nếu phát hiện ra sai sót lệnh so với lệnh gốc đã khớp trong giờ giao dịch, công ty
chứng khoán sẽ tiến hành thoả thuận với các đối tác và thực hiện việc sửa lệnh theo
đúng qui trình sửa lệnh của Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội.
• Xử lý lệnh sau giờ giao dịch
- Trường hợp phát hiện lệnh sai sau giờ giao dịch hoặc không thoải thuận thành công
với đối tác, Bên gây ra sai sót sẽ phải bồi th
ường thiệt hại cho thành viên đối ứng.
• Bồi thường thiệt hại phát sinh do lỗi giao dịch
Hai bên tự thoả thuận nhưng không vượt quá 10% (mười) giá trị của giao dịch lỗi.
2. Thực trạng thị trường chứng khoán ở Việt Nam qua các năm.
2.1. Khái quát tình hình hoạt động của Thị trường chứng khoán Việt Nam.
2.1.1. Sự ra đời các sở giao dịch chứng khoán
Tính đến nay, thị trườ
ng chứng khoán Việt Nam đã chính thức đi vào hoạt động
được gần mười năm. Qua gần một thập kỷ, thị trường chứng khoán Việt Nam đã ghi
những dấu ấn tích cực trong chặng đường phát triển kinh tế sau 35 năm đất nước
thống nhất đất nước, góp phần quan trọng vào sự phát triển thị trường vốn Việt Nam.
Sau hơn 3 năm chuẩn bị về khuôn khổ
pháp lý, hàng hóa, tổ chức trung gian, cơ
sở vật chất, ngày 20/7/2000, Trung tâm Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí
Minh (HOSTC) đã được thành lập và đi vào hoạt động, đánh dấu sự ra đời của thị
trường chứng khoán Việt Nam. Đây là bước đi rất quan trọng trong đời sống kinh tế -
xã hội của đất nước, thể hiện sự hội nhập tất yếu của nền kinh tế Việt Nam v
ới thế
giới. Với sự ra đời của Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, đã
tạo ra một kênh huy động và luân chuyển vốn mới phục vụ công cuộc công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, là sản phẩm góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế vận hành
theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ngày 11/5/2007, Trung tâm Giao
dịch chứng khoán Thành phố Hồ
Chí Minh đổi tên thành Sở Giao dịch Chứng khoán
Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE).
15
Ngày 8/3/2005, Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội (HASTC) được
thành lập và đi vào hoạt động. Đây là bước đi quan trọng trong việc xây dựng thành
công thị trường sơ cấp, phục vụ có hiệu quả hoạt động phát hành cổ phiếu và trái
phiếu; tổ chức thành công các thị trường giao dịch thứ cấp hiện đại, công bằng và
minh bạch. Đến ngày 24/6/2009, Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội đổi tên
thành Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).
Ngày 24/6/2009, th
ị trường UPCoM - sàn giao dịch cổ phiếu của các công ty
đại chúng chưa niêm yết đã được đi vào hoạt động.
2.1.2. Quy mô niêm yết tại các sở giao dịch.
Bảng 1: Quy mô niêm yết thị trường tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội
(HNX) ngày 01/06/2010.
Toàn thị trường Cổ phiếu Trái phiếu UPCoM
Số chứng khoán
niêm yết
881 298 509 74
Tổng khối lượng
niêm yết
6.685.613.070 4.240.501.775 1.676.760.000 768.351.295
Tổng giá trị
niêm yết
217.764.530.700
.000
42.405.017.750
.000
167.676.000.000
.000
7.683.512.950.
000
www.hnx.vn
16
Bảng 2: Quy mô niêm yết thị trường tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố
Hồ Chí Minh (HOSE) ngày 01/06/2010.
Toàn thị trường Cổ phiếu Trái phiếu Chứng chỉ
Số chứng khoán
niêm yết
298 236 58 4
Tổng khối lượng
niêm yết
11.366.480,06 11.000.943,44 252.055,53 113.481,09
Tổng giá trị
niêm yết
123.878.090,67 110.009.434,37 2.520.555,30 11.348.109,00
www.hsx.vn
2.1.3. Quy mô hoạt động:
Từ quy mô nhỏ bé ban đầu với hai công ty niêm yết (REE và SAM) có vốn điều
lệ tổng cộng khoảng 270 tỷ đồng thì đến ngày 02/06/2010, Thị trường chứng khoán
Việt Nam đã có 531 mã chứng khoán được niêm yết. Đảo qua hai Sở Giao dịch chứng
khoán, có thể thấy, số lượng Doanh nghiệp nộp hồ sơ xin niêm yết vẫn không ngừng
gia tăng.
• Giai đoạn 2000-2005: Giai đo
ạn chập chững biết đi của thị trường chứng
khoán.
Trong 5 năm đầu tiên, dường như thị trường không thực sự thu hút được sự quan
tâm của đông đảo công chúng và các diễn biến tăng giảm của thị trường chưa tạo ra
tác động xã hội mở rộng để có thể ảnh hưởng tới sự vận hành của nền kinh tế cũng
như tớ
i cuộc sống của mỗi người dân. Theo thống kê của Uỷ ban Chứng khoán Nhà
nước, tính đến hết năm 2005, tổng giá trị thị trường chứng khoán việt Nam đạt gần
40.000 tỷ đồng, chiếm 0,69% tổng thu nhập quốc nội (GDP). Thị trường chứng khoán
Việt Nam hiện có 4.500 tỷ đồng cổ phiếu, 300 tỷ đồng chứng chỉ quỹ đầu tư và gần
35.000 tỷ đồng trái phiếu chính ph
ủ, trái phiếu chính quyền địa phương, thu hút
17
28.300 tài khoản giao dịch .Trong năm 2005, tốc độ tăng trưởng của thị trường chứng
khoán gấp đôi so với năm 2004, huy động được 44,600 tỷ đồng, hiện giờ giá trị cổ
phiếu so với GDP của cả nước đạt gần 1%.
• Giai đoạn 2006: Sự phát triển đột phá của Thị trường chứng khoán.
Mốc thời gian kể từ đầu năm 2006 được coi là mang tính chấ
t phát triển “đột
phá”, tạo cho thị trường chứng khoán Việt Nam một diện mạo hoàn toàn mới với hoạt
động giao dịch sôi động. Với mức tăng trưởng đạt tới 60% từ đầu đến giữa năm 2006
thị trường chứng khoán Việt Nam trở thành "điểm" có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ 2
thế giới, chỉ sau Dim-ba-buê.
Sự bừng dậy của thị trường non tr
ẻ này đang ngày càng "hút hồn"các nhà đầu tư
trong và ngoài nước. Không thể phủ nhận năm 2006 vừa qua thị trường chứng khoán
Việt Nam non trẻ này đã có “màn trình diễn” tuyệt vời và có thể sẽ không bao giờ có
lại được với khối lượng vốn hoá tăng gấp 15 lần trong vòng 1 năm. Năm 2006, Thị
trường chứng khoán Việt Nam có sự phát triển vượt bậc, chỉ số VN-Index tại sàn giao
dịch Thành phố Hồ Chí Minh (HOSTC) t
ăng 144% năm 2006, tại sàn giao dịch Hà
Nội (HASTC) tăng 152,4%
Thị trường chứng khoán Việt Nam 2006: VN-Index cuối năm tăng 2,5 lần so đầu
năm. Tổng giá trị vốn hóa đạt 13,8 tỉ USD cuối năm 2006 (chiếm 22,7% GDP)
giá trị cổ phiếu do các nhà đầu tư nước ngoài đang nắm giữ đạt khoảng 4 tỉ USD,
chiếm 16,4% mức vốn hóa của toàn thị trường.
• Giai đoạn 2007: Giai đoạn th
ị trường chứng khoán bùng nổ.
Luật Chứng khoán có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 đã góp phần thúc đẩy thị
trường phát triển và tăng cường khả năng hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế.
Tính công khai, minh bạch của các tổ chức niêm yết được tăng cường.VN-Index đạt
đỉnh 1.170,67 điểm HASTC-Index chạm mốc 459,36 điểm. Nhìn chung diễn biến của
thị trường và giá cả chứng khoán trong các phiên giao dị
ch có nhiều biến động, Index
của cả 2 sàn giao dịch đều có biên độ giao động mạnh. Kết thúc phiên giao dịch cuối
năm, VNIndex đạt 927,02 điểm, HASTC-Index dừng ở mức 323,55 điểm, như vậy sau
18
1 năm hoạt động VN-Index đạt được mức tăng trưởng là 23,3%; HASTC-Index tăng
33,2% so với mức điểm thiết lập vào cuối năm 2006.
Thị trường chứng khoán qua một năm hoạt động cũng ghi lại dấu ấn cho những
giai đoạn thăng trầm nhất định khi thị trường trải qua những biến động trồi sụt thất
thường: giai đoạn thị tr
ường bùng nổ trong 3 tháng đầu năm, thị trường bắt đầu hạ
nhiệt và điều chỉnh mạnh vào 5 tháng giữa năm, tiếp đến là một đợt phục hồi trước khi
đi vào thoái trào trong 4 tháng cuối năm.
• Giai đoạn 2008: Cùng trong xu thế chung của nền kinh tế, Thị trường Việt
Nam khép lại năm 2008 với sự sụt giảm mạnh.
Lần đầu tiên chỉ số giá chứng khoán gi
ảm gần 70% trong một năm. Năm 2008,
diễn biến thị trường chứng khoán Việt Nam xấu nhất trong suốt hơn tám năm hoạt
động. Chỉ số giá chứng khoán của cả hai sàn giảm mạnh, đặc biệt HASTC-Index ở
dưới mức 100 điểm vào ngày 27/11. So với thời điểm đầu năm 2008, HASTC-Index
và VN-Index giảm tương ứng 67,2% và 66,9%.
• Giai đoạn 2009: Năm tăng trưởng b
ất ngờ và ấn tượng.
Tính từ ngày 01/01/2009 đến 31/12/2009 thì VN-Index đã tăng thêm 171,96
điểm từ 312,49 điểm lên đến 494,77 điểm tương đương với mức tăng là 58% so với
năm 2008.
Theo Bộ tài chính, mức vốn hóa của Thị trường chứng khoán Việt Nam đầu
tháng 12 vào khoảng 669 nghìn tỷ đồng, tương đươgn 55% GDP cả năm 2008. So với
cuối năm 2008 (225 nghìn tỷ đồng), mức vốn hóa đã tăng g
ấp 3 lần.
Tính trong cả năm 2009, giá trị giao dịch toàn thị trường trên HOSE là 423.299
tỷ đồng và trên HNX là 197.524 tỷ đồng.
19
Bảng 3: Quy mô giao dịch của thị trường chứng khoán 4 năm gần đây
(Trích Báo cáo tổng kết thị trường chứng khoán 2009 và dự báo năm 2010 – Công ty
cổ phần chứng khoán Âu Việt ngày 04/01/2010)
• Kỳ vọng thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2010:
Diễn biến thị trường chứng khoán quí 1/2010 phản ánh tình hình tương tự như
những năm trước, đó là thời kỳ nghỉ ngơi kéo dài, các doanh nghiệp đ
ang quyết toán
năm 2009 và xây dựng kế hoạch cho năm 2010. Ngoài ra, Thị trường chứng khoán quí
1 năm nay còn chịu tác động của những yếu tố khác. Cụ thể là, ngoại trừ GDP quí 1
tăng 5,83% so cùng kỳ năm 2009, hầu hết các chỉ số kinh tế vĩ mô khác đạt thấp, tổng
thu ngân sách nhà nước chỉ đạt 20% dự toán năm. Vì thế, Thị trường chứng khoán
2006 2007 2008 2009
Khối lượng
CP (triệu)
538,5 1.817 2.978 10.432
Giá trị tỷ
VNĐ
35.742 217.835 124.576 423.299
HOSE
Giá TB 1
CP (VNĐ)
66.370 119.900 41.832 40.577
Khối lượng
CP (triệu)
95,6 612 1.531 5.765
Giá trị tỷ
VNĐ
3.917 63.442 57.122 197.524
HNX
Giá TB 1
CP (VNĐ)
40.970 103.630 37.310 34.263
Khối lượng
CP (triệu)
634.1 2.426 4.509 16.197
Giá trị tỷ
VNĐ
39.389 281.258 181.698 620.823
TOÀN THỊ
TRƯỜNG
Giá TB 1
CP (VNĐ)
62.118 115.935 40.296 38.329
20
Việt Nam nhìn chung là đứng yên nếu không nói là giảm so với cuối năm 2009, điều
này trái ngược với xu thế vận động trên Thị trường chứng khoán toàn cầu.
Trong thời gian tới, Thị trường chứng khoán thế giới tiếp tục tăng do triển vọng
phục hồi kinh tế toàn cầu, nhất là nền kinh tế Mỹ làm tăng thêm sự lạc quan về tốc độ
phục hồi kinh tế. Do đó, Th
ị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục nhận được sự
hỗ trợ tích cực của đà phục hồi này. Mặc dù sẽ còn có nhiều thách thức trước mắt
nhưng năm 2010 được dự đoán sẽ là năm hứa hẹn nhiều triển vọng cho thị trường
chứng khoán Việt Nam.
2.2. Tình hình hoạt động thị trường phi tập trung ở Việt Nam
Ở Việ
t nam, Luật công ty ra đời vào năm 1990. Kể từ thời điểm này, các công
ty cổ phần bắt đầu được thành lập và hoạt động. Nhưng sau đó 10 năm, trung tâm giao
dịch chứng khoán đầu tiên ở Việt nam mới đi vào hoạt động. Sau 5 năm khai trương,
tính đến thời điểm tháng 6 năm 2005, mới có 26 công ty chính thức niêm yết tại trung
tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Hay nói cách khác, thị trường
chứng khoán Việt Nam ở
thời điểm này chỉ phục vụ cho 26 công ty. Nhưng ngoài, 26
công ty nêu trên, còn hàng nghìn cổ phiếu của các công ty khác được giao dịch trên thị
trường phi tập trung.
2.2.1. Quy mô thị trường
Theo kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê về thực trạng doanh nghiệp năm
2001-2003, tính đến cuối năm 2002, cả nước có 2.829 công ty cổ phần. Trong đó 557
công ty nhà nước được cổ phần hoá, 2.272 công ty cổ phần không có vốn nhà nước.
Tổng vốn tự có của các doanh nghiệp này là 20.937 tỷ đồng, gấp 20 lần tổng vốn điều
lệ và 10 lần vốn hoá của các công ty niên yết tại thời điểm đó. Tính đến thời điểm
tháng 6 năm 2005, cả nước có gần 2000 doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá và trên
3000 công ty cổ phần.
Theo kế hoạch, giai đoạn 2008 - 2010 sẽ thực hiện cổ phần hóa 948 doanh
nghiệp. Tuy nhiên, theo Bộ
Tài chính, mới chỉ có khoảng 80 doanh nghiệp được cổ
phần hóa trong năm 2008, còn lại 868 doanh nghiệp sẽ phải cổ phần hóa trong 2 năm
2009 và 2010. Như vậy, kế hoạch sắp xếp cổ phần hóa doanh nghiệp mà Chính phủ
21
đưa ra các năm gần đây đều không hoàn thành. Nếu như năm 2007 chỉ có 116 doanh
nghiệp được cổ phần trong khi kế hoạch là 600 (đạt 19.3%) thì 2008 là 80 trong khi kế
hoạch là 262 (30.1%). Liên tiếp 2 năm không hoàn thành kế hoạch thì việc phải cổ
phần hóa 868 doanh nghiệp trong 2 năm 2009 và 2010 là điều được cho là không khả
thi, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay. . Tổng vốn điều lệ của các công ty này hơn hơn
rất nhiều lần kh
ối lượng vốn hoá trên thị trường chính thức. Đây chính là nguồn cung
của thị trường phi tập trung.
2.2.2. Đặc điểm:
- Không có thị trường OTC, cổ phiếu của các công ty đại chúng chưa niêm yết
được giao dịch trên thị trường tự do
+ Theo quy định, chỉ có HNX hay HOSE mới có chức năng tổ chức giao dịch
chứng khoán song từ trước đến nay thị trường tự do vẫn giao dịch chứng khoán tự
phát theo ki
ểu trao tay qua điện thoại, không được lưu kí,không được thanh toán tập
trung, không theo một khung pháp lí nào. Điều đó gây ra nhiều bất cập, rủi ro cho nhà
đầu tư.
+ Không có thông tin rõ ràng về hoạt động kinh doanh của công ty phát hành
cổ phiếu
+ Các công ty cổ phần phát hành cổ phiếu vô tội vạ ra công chúng, phát hành
cổ phiếu giả,..
+ Không có biên độ giá
+Thổi phồng lớn hơn giá trị thực của cổ phiếu nhiều lần
+ Không có các cơ quan ch
ức năng theo dõi, kiểm tra, chế tài. Nhà đầu tư sẽ
gặp rủi ro mất tiền, mất hàng, bị lừa đảo…mà không hề được pháp luật bảo vệ.
- Số công ty đại chúng chưa niêm yết là rất lớn
+ Không phải cổ phiếu của tất cả các công ty cổ phần đều được mua bán, trao
đổi thường xuyên mà chỉ có một ít trong số đó được giao dịch. Có những loại cổ
22
phiếu gần như không bao giờ được giao dịch, nhưng có những loại cổ phiếu tuy chưa
được niêm yết trên thị trường chính thức trên sàn, nhưng chúng được giao dịch rất sôi
động.
+ Năm 2008, trong 963 tập đoàn công ty và ngân hàng đăng kí là công ty đại
chúng với Ủy ban chứng khoán Nhà nước, mới chỉ có 361 công ty chính thức niêm yết
và giao dịch trên thị trường chứng khoán, hơn 3600 doanh nghiệp còn lại đang giao
dịch cổ phiếu trên thị trường t
ự do.
Rõ ràng với một thị trường tự do với quy mô quá lơn như vậy thì nhà nước đã
tìm nhiều cách khác nhau để thu hẹp thị trường tự do và một trong số đó là thành lập
Thị trường UpCoM là thị trường cho các công ty đại chúng chưa niêm yết.
Thị trường phi tập trung ở Việt Nam đang tồn tại là một thực thể khách quan. Chỉ
có thể nói rằng hoạt động của thị trường này còn manh mún, r
ời rạc, tổ chức của thị
trường này chưa được chặt chẽ, chưa có người tạo lập và dẫn dắt thị trường chứ không
thể nói là Việt nam chưa có thị trường OTC và Việt nam đang đặt mục tiêu xây dựng
đến năm 2010 sẽ có thị trường này như một số người thường nói.
2.3. Thực trạng hoạt động của thị trường UPCoM:
2.3.1.
Tình hình hoạt động
Ngày 24.6.2009, sàn giao dịch dành cho công ty đại chúng chưa niêm yết chính
thức hoạt động với mục tiêu từng bước đưa vào kiểm soát thị trường chứng khoán tự
do.
Ra đời từ tháng 6-2009, với 10 doanh nghiệp niêm yết, đến nay thị trường
UPCoM đã thu hút được 76 doanh nghiệp. Mặc dù chưa sôi động, nhưng sàn UPCoM
được đánh giá là "sân chơi an toàn" giúp nhà đầu tư tránh được rủi ro trên thị trường
giao dịch tự do…
Bên cạnh thị
trường tập trung do Nhà nước quản lý được tổ chức tại Sở giao dịch
chứng khoán Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, giao dịch trên thị trường OTC hiện
vẫn diễn ra khá phổ biến với quy mô lớn. Nguồn hàng hóa trên thị trường này là cổ
phiếu của các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa, công ty cổ phần do các tổ chức
23
kinh doanh và đầu tư tư nhân thành lập. Thị trường OTC thực tế là thị trường "chợ
đen".
Trên thị trường này, giao dịch tự phát, không được thanh toán tập trung, cổ phiếu
không được lưu ký, việc mua bán thông qua các nhà môi giới tự do, không được cấp
phép... nên có nhiều yếu tố rủi ro mà tổ chức phát hành, công ty chứng khoán tổ chức
hoạt động giao dịch trên không chịu trách nhiệm với nhà đầu tư. Do vậy, khi thị
trường UPCoM hoạ
t động, nhiều nhà đầu tư khá hồ hởi, bởi những giao dịch cổ phiếu
của các doanh nghiệp chưa niêm yết được quản lý chặt chẽ. Trên thị trường này, nhà
đầu tư có thể mua, bán các loại cổ phiếu của các công ty đại chúng chưa niêm yết
hoặc hủy niêm yết trên HOSE và HNX. Sàn UPCoM là môi trường giao dịch công
bằng, minh bạch, an toàn giảm rủi ro cho nhà đầu tư, tăng khả năng huy động vốn cho
doanh nghiệ
p. Với thị trường UPCoM, nhà đầu tư giao dịch tại công ty chứng khoán
theo phương thức thỏa thuận. Kết quả giao dịch được chuyển qua hệ thống UPCoM để
chuyển đến trung tâm lưu ký chứng khoán thực hiện thanh toán.
Theo lãnh đạo HNX, thị trường UPCoM đã góp phần đạt mục tiêu thu hẹp thị
trường tự do, mở rộng thị trường giao dịch chứng khoán có tổ chức và quản lý của
Nhà nướ
c.
- Sau 6 tháng chính thức đi vào hoạt động, thị trường UPCoM đã đón nhận 30
thành viên tham gia niêm yết với tổng giá trị đăng ký giao dịch 2.950 tỷ đồng và mức
vốn hóa đạt 3.800 tỷ đồng.
Trong bối cảnh kinh tế đang dần phục hồi, thị trường này được đánh giá sẽ có
những bước phát triển mạnh.
Trong thời gian tới, các công ty đã đăng ký lưu ký tập trung sẽ có kế hoạch
đăng
ký niêm yết trên HNX hoặc đăng ký giao dịch trên thị trường UPCoM. Tuy nhiên,
mới chỉ có khoảng 40% công ty trong tổng số hơn 1.000 công ty đại chúng có kế
hoạch niêm yết. Khi số lượng công ty đại chúng tham gia thị trường này tăng lên, chắc
chắn đây là một thị trường giàu tiềm năng.
- Tính đến hết tháng 2-2010, sàn UPCoM đã có 43 doanh nghiệp niêm yết, với
tổng khối lượng đăng ký hơn 634 triệu cổ phiếu; tổng khối lượ
ng giao dịch toàn thị
24
trường đạt hơn 50 triệu cổ phiếu, giá trị hơn 691 tỷ đồng. Sự ra đời của thị trường
UPCoM cùng với việc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước công bố lộ trình đưa cổ phiếu
của công ty đại chúng chưa niêm yết vào đăng ký tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán
cũng là động lực khiến nhiều doanh nghiệp quyết định lựa chọn phương án niêm yết,
đưa số lượng công ty niêm yế
t tại hai sở giao dịch chứng khoán tăng lên 461 công ty.
- Sau gần một năm giao dịch, tính đến 19-6-2010 số lượng cổ phiếu niêm yết trên
sàn UPCoM là 76 cổ phiếu.
DANH SÁCH VÀ THÔNG TIN CỔ PHIẾU ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH (UPCoM)
TẠI SỞ GDCK HÀ NỘI
Mã CK Ngành Tên viết tắt Tên doanh nghiệp
Ngày niêm
yết
Vốn điều lệ
ABI
Bảo hiểm
phi nhân thọ
CTCP Bảo hiểm
Ngân hàng Nông
nghiệp
16/07/2009 160,000,000,000
ACC
Xây dựng &
Vật liệu xây
dựng
BECAMEX
ACC
CTCP Bê Tông
BECAMEX
22/12/2009 60,000,000,000
ACE
Xây dựng &
Vật liệu xây
dựng
ACECO
Công ty Cổ phần Bê
tông Ly tâm An
Giang
10/11/2009 23,000,000,000
ADP
Xây dựng &
Vật liệu xây
dựng
Công ty Cổ phần
Sơn Á Đông
02/02/2010
API
Dịch vụ tài
chính
APEC
INVESTME
NT
Công ty Cổ phần
Đầu tư Châu Á -
Thái Bình Dương
26/10/2009 500,000,000,000