Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

BÁO CÁO THỰC TẾ: TẠI Trung tâm Bảo trợ xã hội Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.6 MB, 15 trang )

Lôøi Caûm Ôn
Trong hai năm học vừa qua, chúng tôi đã được học rất nhiêu về
lý thuyết của ngành công tác xã hội. Tuy nhiên chưa có điều kiện để đi
thực tế vì thế những kiến thức về ngành còn mơ hồ và chưa sâu sắc. Tôi
xin gửi lời cảm ơn đến Ban chủ nhiệm khoa Lịch Sử, cũng như các thầy
cô đã tạo điều kiện sắp xếp cho sinh viên chúng tôi có một chuyến đi
thực tế bổ ích giúp chúng tôi ý thức được ý nghĩa của công việc trong
tương lai của mình.
Góp phần vào sự thành công của chuyến thực tế, tôi xin gửi lời
cảm ơn chân thành đến các giáo viên hướng dẫn đã tận tình giúp đỡ, chỉ
bảo chúng tôi trong suốt chuyến đi.
Đồng thời tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các cán bộ nhân
viên và các đối tượng trong trung tâm bảo trợ xã hội Đà Nẵng đã tạo
điều kiện tốt nhất để giúp chúng tôi đến tham quan thực tế và hoàn
thành tốt đợt thực tập thực tế này.
Do còn hạn chế về kiến thức và kỹ năng nên bài thực tế còn
nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô để bài báo
cáo sau được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!

1
CẤU TRÚC TRÌNH BÀY
1 Khái niệm, mục đích, yêu cầu, vai trò của công tác xã hội
1.1 Khái niệm
1.2 Mục đích
1.3 Yêu cầu
1.4 Vai trò
2 Khái quát cơ sở thực tế
2.1 Lịch sử hình thành
2.2 Chức năng
2.3 Cơ cấu tổ chức
2.4 Các hoạt động chăm sóc và trợ giúp của cơ sở


2.5 Các nguồn kinh phí và mạng lưới hỗ trợ
3 Tiến trình công tác xã hội nhóm
3.1 Chuẩn bị và thành lập nhóm
3.2 Nhóm bắt đầu hoạt động
3.3 Can thiệp/ thực hiện nhiệm vụ
3.4 Kết thúc
4 Ý kiến và đề nghị
2
1. Khái niệm, mục đích, yêu cầu, vai trò của công tác xã hội nhóm
1.1 Khái niệm
Công tác xã hội nhóm trước hết phải được coi là một phương pháp can thiệp
của công tác xã hội. Đây là một tiến trình trợ giúp mà trong đó các thành viên nhóm
được tạo cơ hội và môi trường có các hoạt động tuơng tác lẫn nhau, chia sẻ những mối
quan tâm hay những vấn đề chung, tham gia vào các hoạt động nhóm nhằm đạt tới
mục tiêu chung của nhóm và hướng đến giải quyết những mục đích của cá nhân thành
viên, giải tỏa những vấn đề khó khăn.Trong hoạt động công tác xã hội nhóm, một
nhóm thân chủ được thành lập, sinh hoạt thường kỳ dưới sự điều phối của người nhóm
trưởng ( có thể là nhân viên xã hội và có thể là thành viên của nhóm ) và đặc biệt là sự
trợ giúp, điều phối của nhân viên xã hội.
1.2 Mục đích
Công tác xã hội nhóm ra đời và phát triển với mục đích thông qua hoạt đông
của nhóm giúp các cá nhân giải quyết vấn đề và thỏa mãn các nhu cầu được an toàn,
chia sẻ, cảm thông, được công nhận, được yêu thương, gắn bó,được khẳng định mình
và nâng cao năng lực phát huy tiềm năng.
1.3 Yêu cầu
- Để thực hiện tốt công tác xã hội nhóm, nhân viên xã hội phải hết sức chú ý và
ghi tâm những giá trị đặc thù nhóm mang lại cho quá trình giải quyết vấn đề của thân
chủ.
- Quan trọng hơn, họ phải là người tuân thủ nghiêm ngặt quy điều đạo đức xuất
phát từ việc đáp ứng nguyên tắc đem lại lợi ích tốt nhất cho thân chủ.

- Sự tham gia của các thành viên phải xuất phát từ tinh thần tự nguyện dựa trên
sự cung cấp đầy đủ thông tin về công tác xã hội nhóm.
- Nhân viên xã hội phải là người được đào tạo, được trang bị đầy đủ kiến thức,
kỹ năng tác nghiệp.
- Ứng xử phù hợp trong các cuộc họp nhóm.
1.4 Vai trò
- Công tác xã hội nhóm tạo ra cảm giác được thuộc về nhóm cho các thân chủ.
Thông qua tương tác nhóm giúp cho thân chủ sẽ thấy mình cũng quan trọng và có giá
trị.
- Công tác xã hội nhóm tạo ra cơ hội để trải nghiêm thực tế. Trong nhóm, các
thành viên sẽ có cơ hội thưc hành,thay đổi hành vi trước khi thực hiện những hành vi
đó trong các tình huống thực tiễn.
- Công tác xã hội nhóm tạo ra sự hỗ trợ qua lại lẫn nhau. Trong quá trình sinh
hoạt nhóm, quá trình tương tác qua lại giữa các cá nhân thành viên, các thành viên tạo
ra sự gắn bó với nhau và với nhóm.
3
- Công tác xã hội nhóm tạo ra sức mạnh và nghị lực cho thân chủ.
- Giải quyết các vấn đề liên quan đến nhu cầu tương đối giống nhau của nhiều
người.
- Xử lý những vấn đề nảy sinh giữa hai hay nhiều người.
- Đáp ứng nhu cầu chung nào đó của một thân chủ.
- Xuất hiện yêu cầu công việc hỗ trợ một cách gián tiếp cho thân chủ.
2. Khái quát về cơ sở thực tế ( Trung tâm Bảo trợ xã hội Đà Nẵng )
2.1 Lịch sử hình thành
Trung tâm bảo trợ xã hội Đà Nẵng được thành lập ngày 31-08-1996 do ông
Nguyễn Đức Liên làm giám đốc ( tính đến ngày 20-05-2014 ) số người được đưa vào
trung tâm là 4545 người, trong đó có 130 người đã mất ( chủ yếu là người già yếu ).
Hiện nay tại trung tâm còn 140 người đang được nuôi dưỡng chăm sóc. Mỗi người
một hoàn cảnh dù thiếu thốn tình thân nhưng hơi ấm tình người vẫn được nhen nhóm,
thắp sáng lên bằng chính sự thông cảm, chia sẻ của những người đồng cảnh ngộ và

của cả đội ngũ cán bộ nhân viên trong trung tâm.
2.2 Chức năng
Trung tâm có 3 chức năng chính:
- Tiếp nhận những đối tượng lang thang xin ăn, những người có những hình thức
chèo kéo khách du lịch để kiếm tiền, cướp giật, trẻ em bị bỏ rơi
- Tiếp nhận những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, khuyết tật, người già neo
đơn Nhằm giúp họ có cuộc sống ổn định hơn.
- Chăm sóc khẩn cấp, chức năng này mới được hình thành sau khi ngiên cứu các
nước về công tác xã hội.
2.3 Cơ cấu tổ chức
Từ những chức năng như trên trung tâm mới định ra cơ cấu tổ chức. khi mới
thành lập trung tâm có 9 cán bộ viên chức qua quá trình phát triển sau Nghị định 68
của chính phủ đến nay có 30 người được chia làm 3 bộ phận:
- Phòng tổng hợp hành chính kế toán : có nhiệm vụ đảm bảo chế độ, quản lý hồ
sơ, giấy tờ, phối hợp với các cơ quan chức năng
- Phòng quản lý-tư vấn: tiếp nhận và xử lý các đói tượng lang thang xin ăn
không hạn chế số lượng.
- Phòng Y tế chức năng với công việc là chăm sóc sức khỏe cho tất cả các đối
tượng trong trung tâm.
Những người trong trung tâm dược phân ở theo nhóm tuổi, theo tình trạng sức
khỏe.
4
Hầu hết những nhân viên làm việc trong trung tâm đêu làm việc theo kinh
nghiệm, với tình yêu thương, sự đồng cảm với những số phận không may mắn cùng
với lòng yêu nghề đã giúp họ hoàn thành tốt công việc của mình. Không ngừng học
hỏi và nâng cao kinh nghiệm, trình độ bản thân, đáp ứng những nhu cầu mà đặc thù
nghề nghiệp yêu cầu.
2.4. Các hoạt động chăm sóc và trợ giúp của cơ sở.
Khi vào trung tâm các đối tượng trên đều được mua bảo hiểm y tế, được chăm
sóc sức khỏe Trung tâm có từng hoạt động riêng cho từng loại đối tượng:

- Đối với người già và người khuyết tật họ được chăm sóc đầy đủ, ăn uống và
được chia sẻ, tâm sự với những người đồng cảnh ngộ, xóa đi phần nào những nỗi khổ
khi không có con cháu, người thân bên cạnh để chăm sóc.
- Đối với những ngươi mắc bệnh tâm thần, qua các hoạt động sinh hoạt hằng
ngày trung tâm phân biệt mức độ nặng nhẹ, từ đó có biện pháp trị liệu. Những người
bị tâm thần mức độ nhẹ trung tâm sử dụng lao động trị liệu để điều trị và tạo điều kiện
cho họ tiếp xúc với những người bình thường để họ có khả năng học tập và thích ứng
với sinh hoạt bình thường và dần dần hồi phục. Những người mắc tâm thần nặng thì
được trung tâm chuyển giao đến các trại tâm thần để được chữa bệnh.
- Đối với trẻ em thi cũng được trung tâm chăm sóc, giáo dục, những em bình
thường thì được cho học tập để các em có thể hòa nhập cộng đồng, tự nuôi sống bản
thân.
- Đối với những người tàn tật, khuyết tật thì trước đây có khu vực luyện tập và
có một nhân viên phục hồi chức năng nhưng đã chuyển đi. Một tuần 3 lần nhân viên
phục hồi chức năng đến tập.
Hiện nay trung tâm đang được xây dựng, nâng cấp hoàn thiện hệ thống cơ sở
vật chất của trung tâm để dáp ứng nhu cầu sinh hoạt và chăm sóc sức khỏe cho các đối
tượng.
2.5. Các nguồn kinh phí và mạng lưới hỗ trợ.
Trung tâm bảo trợ xã hội Đà Nẵng thuộc sở lao động thương binh xã hội, chủ
yếu sử dụng ngân sách nhà nước, với nguồn kinh phí này, trung tâm giải quyết các
vấn để của các đối tượng cho đến lúc qua đời (lo ma chay, chôn cất ).
Ngoài ra còn có các nguồn kinh phí khác (chủ yếu là lương thực, thực phẩm, đô
dùng ) từ cộng đồng, các đơn vị, các nhà hảo tâm, đặc biệt là các chùa trên địa bàn
thành phố.
Trung tâm chỉ có nhiệm vụ tiếp nhận, chăm sóc, tìm hiểu, tư vấn chứ khôg bỏ
ra kinh phí
3. Tiến trình công tác xã hội nhóm
3.1 Chuẩn bị và thành lập nhóm
3.1.1 Xác định mục đích hỗ trợ nhóm

5
- Mục đích: Giúp các em cảm thấy vui vẻ hơn, bớt căng thẳng và buồn chán do
bệnh tật. Hết mặc cảm, tự ti về bản thân, hòa nhập và cởi mở hơn với mọi người
- Mô hình trợ giúp: nhóm giải trí, do xuất phát từ những thông tin mà trung tâm
đã cung cấp về các em là các em là các em không được bình thường, mặc cảm về bản
thân và rất thích được vui chơi, các em rất hay bị căng thẳng và rất cần sự quan tâm
của mọi người nên chúng tôi đã chọn mô hình nhóm giải trí đê hỗ trợ các em
3.1.2 Đánh giá khả năng thành lập nhóm
- Các thành viên trong nhóm còn có một khoảng cách khi tiếp xúc với các sinh
viên CTXH nhưng sau khi được khuyến khích tham gia trò chơi và giới thiệu về bản
thân thì các em rất hào hứng.
- Trung tâm tạo mọi điều kiện tốt để các em tham gia hoạt động nhóm
- Cô bảo mẫu cũng hỗ trợ rất nhiều trong khi chúng tôi yêu cầu thành lập nhóm
- Các thành viên nhóm rất tích cực hỗ trợ và liên kết với nhau để hoạt động
nhóm hiệu quả hơn
- Có nơi sinh hoạt nhóm thoải mái, rộng rãi
3.1.3 Thành lập nhóm
- Thông qua những thông tin mà trung tâm đã cung cấp và tiếp xúc trực tiếp với
các đối tượng chúng tôi đã cơ bản hiểu được tình trạng của các em. Đây là nhóm đối
tượng trẻ em bị bệnh về tâm thần kinh
- Các em có những nét tương đồng về hoàn cảnh, tình trạng bệnh, độ tuổi
- Mỗi em có một đặc điểm riêng về tính cách, về trình độ, kiến thức và kỹ năng
- Nhóm thuộc loại hình nhóm đóng bao gồm 7 thành viên
3.1.4 Định hướng cho các thành viên trong nhóm
- Phải làm cho các thành viên nhóm nắm và hiểu được mục đích thành lập nhóm
- Giải đáp mọi thắc mắc của các em trong quá trình hoạt động nhóm
- Qua quan sát các em và theo sự góp ý của cô bảo mẫu chúng tôi đã chọn ra
nhóm trưởng (em Nguyễn Thị Bé Hương) và nói rõ vai trò, trách nhiệm của nhóm
trưởng đối với các thành viên nhóm. Đồng thời cũng cho các thành viên biết rằng họ
phải luôn nằm trong sự quản lý của nhóm trưởng

- Đưa ra những khó khăn mà nhóm có thể gặp phải như: mâu thuẫn nhóm, bị gò
bó bởi những nguyên tắc và chuẩn mực nhóm, và hỏi lại các thành viên với những
khó khăn như vậy thì họ có còn thực sự muốn tham gia vào nhóm nữa không.
3.1.5 Thỏa thuận nhóm
- Bầu ra nhóm trưởng là em Nguyễn Thị Bé Hương do em nhanh nhẹn, nói rõ
ràng thông minh và có sức khỏe tốt hơn những em còn lại
6
- Nhóm sinh hoạt vào 3 buổi chiều ngày thứ 2, thứ 4, thứ 6 trong tuần từ 14h-16h
tại phòng của các em
- Các thành viên nhóm phải có mặt đầy đủ trong các buổi sinh hoạt,không được
kiếm những lý do vô lý để khỏi tham gia vào các hoạt động mà nhóm đề ra
- Nhóm trưởng phải thực sự có trách nhiêm với nhóm, phải thông báo với các
sinh viên công tác xã hội và giải quyết kịp thời những sự cố, những xung đột trong
nhóm
- Các thành viên trong nhóm phải nghe theo sự chỉ đạo của nhóm trưởng
- Các thành viên nhóm phải luôn luôn đoàn kêt và giúp đỡ nhau
- Các hoạt động cũng như công việc của nhóm thì phải có sự thỏa thuận giữa
nhóm trưởng và các nhóm viên dưới sự hướng dẫn của các sinh viên công tác xã hội
- Phải nhiệt tình trong các hoạt động mà nhóm tổ chức
- Trong quá trình sinh hoạt nhóm thì có thể bổ sung thêm các nội dung khác cho
phù hợp
- Hồ sơ xã hội của nhóm
Thành viên 1:
• Họ và tên : Đặng Quý Minh
• Giới tính: Nữ
• Hoàn cảnh: Mẹ bị bệnh, gia đình rất khó khăn, không có điều kiện để chăm
sóc và điều trị cho em nên anh trai phải đưa Minh vào trung tâm.
• Tình trạng sức khỏe và tâm lý: Minh bị bệnh động kinh rất nặng, còn rất
nhỏ tuổi, thường xuyên dùng chân đánh vào đâu mình nên các cô bảo mẫu phải trói
tay chân của em vào ghế. Những lúc em bị lên cơn nặng thì phải đưa vào bệnh viện.

Hàng ngày phải uống thuốc điều trị.
Thành viên 2:
• Họ và tên: Mai Thị Minh Phương
• Giới tính: Nữ
• Hoàn cảnh: Hoàn cảnh gia đình rất khó khăn bố mẹ phải đưa em tới trung
tâm
• Tinh trạng sức khỏe và tâm lý: Bị bệnh động nhẹ, hoạt động tương đối bình
thường nhưng hơi chậm chạp, có thể tự vệ sinh thân thể và biết nghe lời phải uống
thuốc điều trị hằng ngày.
Thành viên 3:
• Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Phương
• Giới tính: Nữ
7
• Hoàn cảnh: Gia đình khó khăn nên được đưa và trung tâm
• Tình trạng sức khỏe và tâm lý: Bị chậm phát triển, không nói được, có thái
độ thân thiện, rất hay cười, có thể tự tắm rửa, vệ sinh thân thể. Nhìn có vẻ hiền nhưng
lại rất hay gây gỗ với các bạn trong nhóm, tính tình thay đổi thất thường. Không cần
phải uống thuốc.
Thành viên 4:
• Họ và tên: Nguyễn Thị Oanh
• Giới tính: Nữ
• Hoàn cảnh: Không có người thân, bị bỏ rơi từ nhỏ, được thu gom và thu về
trung tâm
• Tình trạng sức khỏe và tâm lý: Bị bệnh động kinh, cơn động kinh thường
xảy ra bất chợt không thể biết trước được.em thường nói rất nhiều mỗi khi có người
đến thăm, nói theo nhiều cảm xúc khác nhau rất khó hiểu. Phải uống thuốc điều trị
hằng ngày.
Thành viên 5:
• Họ và tên: Nguyễn Thị Bé Hương
• Giới tính: Nữ

• Hoàn cảnh: Không có người thân, bị bỏ rơi, được thu gom và đưa về trung
tâm
• Tình trạng sức khỏe và tâm lý: Bị bệnh động kinh nhẹ, rất nhanh nhẹn là
thành viên nổi bật nhất trong nhóm, rất vui vẻ, hòa đồng với mọi người.Em rất bướng,
khó bảo, chỉ làm theo những gì mình muốn chứ không chịu nghe theo lời người khác.
Có thể tự vệ sinh thân thể cho mình. Đã đi chơi thì tự về chứ không ai dẫn về được.
Không phải uống thuốc điều trị
Thành viên 6:
• Họ và tên: Nguyễn Nữ
• Giới tính: Nữ
• Hoàn cảnh: Gia đình khó khăn nên phải đưa vào trung tâm
• Tình trạng sức khỏe và tâm lý: Bị bệnh động kinh nặng, phải trói vào ghế,
nếu như không trói lại thì em sẽ phá hết những thứ xung quanh mình và rất khó để
ngăn cản em dừng lại. Hằng ngày phải uống thuốc điều trị
Thành viên 7:
• Họ và tên: Nguyễn Thị Hạnh
• Giới tính: Nữ
• Hoàn cảnh: Bị bỏ rơi, đi lang thang, được thu gom và đưa về trung tâm
8
• Tình trạng sức khỏe và tâm lý: Bị bệnh động kinh nặng, cơn động kinh xảy
ra cực kỳ bất chợt không thể biết trước được, co giật, tiểu không tự chủ, hay chảy
nước miếng không kiểm soát. Hạnh chỉ làm theo những gì mình muốn, hay nổi cáu và
mỗi khi nổi cáu thì rất khó kiểm soát. Rất hay đi lung tung, dẫn về không về đôi lúc
ngồi ì xuống đất. Em rất cần sự quan tâm của người khác, luôn tỏ ra đáng thương. Em
bị bệnh nặng nhất và khó để tiếp cận nhất trong xóm. Hằng ngày phải uống thuốc điều
trị
Đa số các em ngủ ngon, yên giấc, lâu lâu có trường hợp trường hợp thức dậy
lên cơn lúc nửa đêm
Các em đều ở trong độ tuổi dậy thì, tính tình thay đổi thất thường
Mỗi em có một khuyết điểm nên có những cách trị liệu khác nhau

3.1.5 Chuẩn bị môi trường
Địa điểm: Tại phòng ở của các thành viên nhóm
Chuẩn bị đồ chơi, các phần quà để thưởng cho các em trong quá trình hoạt
động. Các thành viên nhóm chuẩn bị tinh thần sẵng sàng tham gia vào các hoạt động
Nguồn kinh phí lúc đầu là do các sinh viên công tác xã hội K36 tự đóng góp,
sau đó thì tìm kiếm sự hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân từ thiện và những chính sách của
nhà nước có liên quan.
3.2 Nhóm bắt đầu hoạt động
3.2.1 Giới thiệu các thành viên nhóm
- Các thành viên trong nhóm sẽ ngồi thành một hình tròn trong mỗi lần sinh hoạt
để tạo cảm giác gần gũi, tránh áp lực cho các thành viên trong các hoạt đông
- Trưởng nhóm là người đầu tiên giới thiệu về bản thân mình như: tên thường
gọi và tên đầy đủ, sở thích, ước mơ người trưởng nhóm giới thiệu theo cách riêng
của mình nhưng phải luôn tạo không khí thoải mái cho nhóm
- Tiếp theo trưởng nhóm sẽ giới thiệu các thành viên khác giới thiệu tương tự,
sau khi giới thiệu xong thì sẽ được sự nhóm trưởng tông kết lại
3.2.2 Xây dựng mục đích của nhóm
- Mục đích: Giúp các em cảm thấy vui vẻ hơn, bớt căng thẳng do bệnh tật. Hết
mặc cảm, tự ti về bản thân, hòa nhập và cởi mở hơn với mọi người
3.2.3 Xây dựng mục tiêu của nhóm
- 100% thành viên hiểu được mục đích của nhóm
- 80% thành viên biết được tình trạng sức khỏe của mình
- 80% cởi mở hơn, thể hiện mình thông qua trò chơi
- 70% thành viên tích cực đóng góp ý kiến trong các buổi sinh hoạt
9
(Do có một số em không nói được, bị trói nên một số mục tiêu không thể đạt
100% )
3.2.4 Thảo luận đưa ra nguyên tắc bảo mật thông tin của nhóm
- Dưới sự hướng dẫn của các sinh viên CTXH k36 thì các thành viên nhóm thảo
luận, thống nhất về những vấn đề mà nhóm cần phải giữ bí mật

- Cần giải thích cho các em biết được lý do và tầm quan trọng của việc giữ bí
mật các thông tin của nhóm
- Sau khi thảo luận thì nhóm đã đưa ra được những thông tin cần phải giữ kín:
• Hoàn cảnh của mỗi em ( để tránh sự mặc cảm, xấu hổ )
• Tình trạng bệnh và sức khỏe của các thành viên
3.2.5 Giúp các thành viên cảm nhận họ là một phần của nhóm
- Các sinh viên CTXH k36 tạo lòng tin cho các thành viên nhóm để họ có thể
yên tâm, tự tin thể hiện mình
- Cần nhắc nhở các thành viên có trách nhiệm hơn với nhau, quan tâm nhau để
họ cảm thấy được yêu thương, không có cảm giác cô độc
- Nhắc nhở các thành viên tôn trọng những thành viên còn lại, không coi thường
hay chế nhạo những khuyết điểm của các bạn trong nhóm để tạo sự đoàn kết trong
nhóm
- Qua phần giới thiệu của các thành viên thì thấy được những điểm khác nhau về
tính cách, hoàn cảnh bên cạnh đó thì cũng có những điểm tương đồng và từ đó thì
các thành viên hiểu nhau hơn để có thể sống hòa hợp với nhau.
3.2.6 Định hướng phát triển nhóm
Nhóm hoạt động, tương tác giữa các thành viên nhóm với nhau dưới sự chỉ đạo
của nhóm trưởng và sự hướng dẫn của các sinh viên CTXH k36
3.2.7 Cân bằng giữa nhiệm vụ, yếu tố tình cảm, xã hội của tiến trình nhóm
Nhóm hoạt động chủ yếu là để tạo được sự thoải mái, vui vẻ chứ không nặng
nề, căng thẳng về các nhiệm vụ
3.2.8 Thỏa thuận các công việc của nhóm
Thỏa thuận giữa các thành viên nhóm và sinh viên CTXH k36:
- Sinh viên CTXH k36 đối xử công bằng với các thành viên nhóm. Lắng nghe
những ý kiến đóng góp của các em
- Các thành viên nhóm phải nghe theo sự chỉ dẫn của các sinh viên CTXH k36
trong quá trình sinh hoạt nhóm
Thỏa thuận giữa các thành viên nhóm với nhau:
10

- Các thành viên nhóm xưng hô với nhau theo thứ tự độ tuổi, nói năng phải lịch
sự, có văn hóa
- Các thành viên nhóm giúp đỡ lẫn nhau khi một thành viên gặp khó khăn
3.2.9 Dự đoán về những khó khăn, cản trở
Sau khi các thành viên thảo luận cùng với sự quan sát của chúng tôi thì nhóm
đã dự đoán được những khó khăn mà nhóm có thể gặp phải:
- Khi tham gia nhóm thì phải tuân theo những nguyên tắc và chuẩn mực nhóm
do đó các nhóm viên có thể sẽ có cảm giác bị gò bó
- Trong quá trình sinh hoạt nhóm thì có thể gặp phải những bất đồng về quan
điểm, về cách thức hoạt động của các thành viên
- Do các em đều có bệnh nên việc tham gia hoạt động sẽ rất chậm chạp, và rất
khó để thích nghi
3.3 Can thiệp/ Thực hiện nhiệm vụ
- Chuẩn bị các cuộc họp nhóm
• Sau các buổi họp nhóm sẽ tổng kết lại những gì đã đạt được và chuẩn bị kế
hoạch cho buổi tiếp theo
• Chuẩn bị các công cụ cần thiết cho các hoạt động như đồ chơi, bút và giấy
để cho các em thi vẽ tranh
• Chuẩn bị những hình thức hoạt động cho hợp lý để triển khai các hoạt động
như văn nghệ, vẽ tranh
- Tổ chức các hoạt động can thiệp nhóm có kế hoạch
• Trên cơ sở những kế hoạch đã vạch ra thì sinh viên CTXH k36 triển khai
các hoạt động cho các em.
• Hướng dẫn và làm mẫu cho các em cách tham gia các trò chơi. Sau khi được
hướng dẫn thì các em sẽ lần lượt tham gia vào các trò chơi và thể hiện tai năng của
mình
• Tham gia vào các hoạt động cùng với các em để các em khỏi e ngại, tạo
không khí thoải mái hơn
- Làm việc với các thành viên đối kháng
Người trưởng nhóm sẽ vận động các thành viên tham gia trò chơi nhiệt tình và

hỗ trợ kịp thời nếu như các bạn còn rụt rè, bỡ ngỡ hoặc là cố ý không tham gia các
hoạt động của nhóm
- Đánh giá tiến bộ của nhóm
• Qua quá trình quan sát nhóm hoạt động và những gì ghi chép được thì sinh
viên CTXH k36 nhận xét về những gì đã đạt được như: Hương và Oanh thì đã biết
nge lời hơn có khuôn khổ hơn, Phương thì cởi mở hơn
11
• Các thành viên nhóm đã biết đoàn kết, giúp đỡ nhau nhũng lúc cần thiết
• Trưởng nhóm thì ngày càng có trách nhiệm hơn với nhóm
3.4 Kết thúc
3.4.1 Lượng giá
- Về mặt công tác:
• Sau nhiều buổi hoạt động nhóm đã bước đầu thu được những kết quả tốt.
Kết quả thu được thể hiện ở việc đạt được các mục tiêu vui chơi, giải trí
• Tuy nhiên chỉ trong một thời gian ngắn nên mục tiêu đạt được chưa cao và
chưa rõ rệt ở tát cả các mặt và tất cả các thành viên.
- Về mặt tiến trình
Việc sinh hoạt nhóm đã giúp các em thay đổi một cách rõ rệt thông qua các
hoạt động nhóm, các em đã bộc lộ những suy nghĩ, cảm xúc và tự tin thể hiện mình
hơn trước đám đông.
- Đánh giá những rủi ro
• Các thành viên của nhóm có thể sẽ phụ thuộc vào việc sử dụng nhóm mà
không chú ý tới các hoạt động khác bên ngoài.
• Sau khi nhóm tự hoạt động mà không có sự chỉ dẫn của nhân viên CTXH
thì có thể bị mất phương hướng, đi lệch với các mục tiêu hoạt động ban đầu
3.4.2 Kết thúc
- Thông báo cho nhóm về việc kết thúc nhóm một cách nhẹ nhàng để các thành
viên không bị hụt hẫng
- Những buổi cuối cùng nên để các thành viên hoạt động độc lập, giảm sự phụ
thuộc vào các sinh viên CTXH

- Nhắc nhở các thành viên duy trì những kết quả đạt được
- Khuyên bảo nhẹ nhàng đối với những em không muốn kết thúc và xa các sinh
viên CTXH
4. Ý kiến và đề nghị.
Nhóm sinh viên chúng tôi đã hoàn thành đợt thực tập theo kế hoạch đã đề ra và
thu được nhiều thành quả cũng như kinh nghiệm thưc tiễn trọng thực hành công tác xã
hội.
Bên cạnh đó sự cố gắng của các thành viên trong quá trình thực hành công tác
xã hội thì sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô hướng đẫn đợt thực tập đã giúp chúng tôi
hoàn thành những mục tiêu đã đặt ra một cách nhanh chóng, tuy nhiên vẫn còn một số
thiếu sót và những hạn chế gặp phải.
Căn cứ vào tình hình thực tế và những vấn đề nảy sinh trong quá trình hình tiến
hành thực tập nhóm chúng tôi xin đưa ra một số ý kiến và kiến nghị của bản thân đối
12
với giáo viên hướng dẫn và Ban chủ nhiệm khoa về đợt thực tập vừa qua để những lần
thực tế tiếp theo được tiến hành nhanh chóng và đạt được kết quả tốt hơn tránh vấp
phải những sai lầm trước đó.
4.1 Những ý kiến đóng góp
- Chuyến đi này thật hữu ích. Qua chuyến đi này, tôi được tiếp xúc với rất nhiều
hoàn cảnh khác nhau, những con người thiệt thòi, bất hạnh. Tôi cũng như các bạn
trong lớp được tham quan, tìm hiểu về một số trung tâm, cơ sở bảo trợ xã hội, đó có
thể là nơi hoạt động nghề nghiệp của chúng tôi trong tương lai.tóm lại, chuyến đi đã
cho tôi mở rộng hiểu biết về ngành mà mình đang theo học.
- Nhờ sự hướng dẫn, chỉ bảo của các thầy cô trong khoa, chúng tôi đã được đi
tham quan nhiều nơi và hiểu thêm nhiều điều. Đối với ngành công tác xã hội, tôi thấy
rằng việc thực hành, thực tế là rất quan trọng, đó là cơ hội để sinh viên kiểm chứng,
đối chiếu những kiến thức và lý thuyết đã được học trên ghế nhà trường. Có thể nói,
chuyến đi lần này đã thành công tốt đẹp. Tuy nhiên, tôi thấy rằng thời gian của chuyến
đi quá ngắn, cho nên chưa có nhiều thơi gian để tiếp xúc cũng như tìm hiểu sâu về các
đối tượng.

- Thực hành công tác xã hội nhom không những giúp cho chúng tôi mở mang
hiểu biết mà còn cho chúng tôi – những sinh viên lớp CTXH K36 có cơ hội được tiếp
xúc với nhau nhiều hơn, cùng tham quan, sinh hoạt tập thể để chúng tôi có cơ hội hiểu
hơn về những thành viên trong lớp, tạo sự gắn bó, đoàn kết trong lớp. Đồng thời, đây
cũng là cơ hội để củng cố, gắn kết mối quan hệ giữa sinh viên và thầy cô trong khoa.
4.2 Đề nghị
- Đối với giáo viên hướng dẫn:
Vì đây là lần đầu tiên sinh viên được đi tham quan, thực hành thực tế nên chưa
có nhiều kinh nghiệm. Vì vậy, mong muốn thầy cô hướng dẫn cụ thể hơn nữa, định
hướng rõ hơn cho sinh viên trước khi đi thực tế để chuyến đi đạt hiệu quả cao hơn.
- Đối với Ban Chủ nhiệm khoa:
Thựa hành, thực tế là một hoạt động rất quan trọng với sinh viên nói chung và
sinh viên ngành công tác xã hội nói riêng. Đây là cơ hội để sinh viên tiếp xúc thực tế
với các vấn đề, các đối tượng có liên quan đến ngành đang học, được vận dụng những
gì đã được học vào thực tế. Vì vậy kính đề nghị Ban Chủ nhiệm khoa tạo điều kiện
sắp xếp cho sinh viên có đợt thực tập dài hơn để sinh viên có thể tiếp xúc vấn đề sâu
hơn, vận dụng những kiến thức đã học một cách có hiệu quả, là bước đầu để sinh viên
làm quen với các vấn đề có liên quan đến nghề nghiệp trong tương lai
13
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI ĐÀ NẴNG
VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG VỚI TRUNG TÂM
14
15

×