Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

giáo án ngữ văn lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (392.98 KB, 55 trang )

Giáo án Ngữ Văn 10
Tiết:
TỎ LÒNG
Phạm Ngũ Lão
Ngày soạn:………………….
Ngày dạy:…………………
Lớp dạy:…………………….
A. Mục tiêu bài học: Giúp HS:
1. Về kiến thức:
- Cảm nhận được vẻ đẹp của con người thời Trần qua hình tượng trang nam nhi với lí
tưởng, nhân cách cao cả; cảm nhận được vẻ đẹp thời đại qua hình tượng “ba quân” với sức
mạnh khí thế hào hùng. Vẻ đẹp con người và vẻ đẹp thời đại quyện hòa vào nhau.
2. Về kĩ năng:
- Vận dụng những kiến thức đã học về thơ Đường luật để cảm nhận và phân tích được
thành công nghệ thuật của bài thơ: thiên về gợi, bao quát gây ấn tượng, dồn nén cảm xúc, hình
ảnh hoành tráng, đạt tới độ súc tích cao, có sức biểu cảm mạnh mẽ.
3. Về thái độ:
- Tự hào về thế hệ đi trước của dân tộc.
- Bồi dưỡng nhân cách, sống có lí tưởng, quyết tâm thực hiện lí tưởng.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, máy chiếu…
- Học sinh: Sách giáo khoa, Vở soạn bài.
C. Cách thức tiến hành:
- Giáo viên sử dụng một số phương pháp như: đọc sáng tạo, gợi mở, phát vấn…
D. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định tổ chức lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài mới: (2’)
Âm vang của thời đại Đông A với những chiến công lẫy lừng trong lịch sử chống ngoại
xâm, ba lần đánh bại quân Nguyên - Mông đã in dấu trên nhiều trang viết của các nhà thơ


Người soạn: Lê Tú Phương Năm học: 2013-2014
1
Giáo án Ngữ Văn 10
đương thời. Phạm Ngũ Lão – danh tướng nhà Trần đánh đâu thắng đó cũng ghi lại những xúc
cảm của mình qua “Thuật hoài”. Bài thơ thể hiện hình ảnh và khí thế con người thời Trần cũng
như nhân cách cao đẹp của tác giả như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu.
b. Dạy – học bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HỌC
SINH
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Yêu cầu học sinh đọc Tiểu dẫn
SGK
? Nêu những hiểu biết của em về
Phạm Ngũ Lão?
- HS đọc và trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và chốt kiến thức.
? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài
thơ “Thuật hoài”?
- HS suy nghĩ trả lời
- GV nhận xét
I. Tìm hiểu chung: (7’)
1. Tác giả:
- Phạm Ngũ Lão (1255-1320)
- Quê: làng Phù Ủng – huyện Đường Hào – tỉnh Hưng
Yên.
- Nổi tiếng là người văn võ song toàn.
- Là vị tướng có công lớn trong hai cuộc kháng chiến
chống quân Nguyên – Mông (lần 1 và lần 2).
- Sự nghiệp: Thuật hoài, Viếng Thượng tướng Quốc
công Hưng Đạo Đại Vương.

2. Tác phẩm:
a. Hoàn cảnh sáng tác:
- Bài thơ ra đời trong không khí nhà Trần quyết chiến
quyết thắng chống quân
Nguyên – Mông lần thứ 2 (1285).
Người soạn: Lê Tú Phương Năm học: 2013-2014
2
Giáo án Ngữ Văn 10
? Em hiểu nhan đề “thuật hoài”
có nghĩa là gì?
- HS lý giải
- GV chốt kiến thức
? Bài thơ được sáng tác theo thể
loại gì?
- HS trả lời
- GV nhận xét và mở rộng.
b. Nhan đề:
Thuật: kể, bày tỏ Bày tỏ nỗi lòng, tỏ lòng.
Hoài: nỗi lòng
c. Thể loại:
- Thể loại: thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
- Yêu cầu 1 HS đọc bài thơ
- GV nhận xét giọng đọc và đọc
mẫu.
? Bài thơ được chia làm mấy
phần? Nêu nội dung từng phần?
- HS chia bố cục
- GV chốt kiến thức.
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Đọc và xác định bố cục: (3’)

- Đọc:
- Bố cục:

Bố cục: 2phần
2 câu đầu: Vẻ đẹp của con người thời Trần.
2 câu cuối: Nỗi lòng của tác giả.
2. Phân tích văn bản:
a. Vẻ đẹp con người thời Trần: (15’)
Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu
Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu.
(Múa giáo non sông trải mấy thu
Người soạn: Lê Tú Phương Năm học: 2013-2014
3
Giáo án Ngữ Văn 10
Hai câu thơ đầu, Phạm Ngũ Lão
muốn bày tỏ niềm tự hào về tư thế
của người tráng sĩ, về khí thế của
ba quân trong cuộc chiến tranh vệ
quốc. Ở đó nổi bật lên hình ảnh
người tráng sĩ.
? Câu thơ đầu tiên gợi ra hình
ảnh kì vĩ, đó là hình ảnh nào?
Nó thể hiện tư thế gì?
- HS suy nghĩ trả lời
- GV nhấn mạnh
? So sánh và chỉ ra điểm khác
nhau giữa bản nguyên tác và
dịch thơ?
- HS so sánh và chỉ ra điểm khác
nhau.

- GV chốt ý
? Em có nhận xét gì về thời gian
và không gian trong câu thơ
đầu?
Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu)
- Hình ảnh người tráng sĩ:
+ Hành động: hoành sóc (cắp ngang ngọn giáo) → Tư
thế ung dung, đĩnh đạc, chủ động, hiên ngang, sẵn sáng
chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
+ Bản dịch không sát với nguyên tác: dịch “hoành sóc”
→ “múa giáo” làm mất đi tư thế mạnh mẽ, sẵn sàng bảo
vệ Tổ quốc của người tráng sĩ thời Trần.
+ Thời gian: mấy thu thời gian dài, không gian rộng lớn
Không gian: non sông
▬► Độ dài dằng dặc của thời gian và độ rộng lớn của
Người soạn: Lê Tú Phương Năm học: 2013-2014
4
Giáo án Ngữ Văn 10
- HS trả lời
- GV nhận xét
Hình ảnh tráng sĩ càng trở nên lớn
lao hơn, mạnh mẽ,vững chãi hơn
khi phía sau người tráng sĩ có sự
hậu thuẫn của ba quân.
? Hình ảnh “ba quân” có ý nghĩa
gì?
- HS trả lời
- GV chốt ý nghĩa hình ảnh “ba
quân”.
? Câu thơ thứ hai tác giả sử

dụng biện pháp nghệ thuật nào?
- HS trả lời
không gian làm nổi bật tầm vóc lớn lao, sánh ngang vũ
trụ của người tráng sĩ.
- Hình ảnh ba quân:
+ Tam quân: vừa là hình ảnh quân đội nhưng
cũng là hình ảnh cả dân tộc có khí thế như hổ báo.
+ Câu thơ có thể hiểu theo 2 nghĩa:
● Ba quân sức mạnh như hổ báo có thể
nuốt trôi trâu.
● Ba quân sức mạnh như hổ báo khí thế át
cả sao Ngưu.
→ Làm nổi bật sức mạnh sánh ngang vũ trụ của
cả dân tộc.
+ Nghệ thuật: Phóng đại, so sánh.
Người soạn: Lê Tú Phương Năm học: 2013-2014
5
Giáo án Ngữ Văn 10
- GV chốt kiến thức
Hình tượng thơ làm ta nhớ tới các
câu thơ:
Thuyền bè muôn đội
Tinh kì phấp phới
Tì hổ ba quân
Giáo gươm sáng chói.
(Bạch Đằng giang
phú)
Hay
Đánh một trận sạch không kình
ngạc

Đánh hai trận tan tác chim muông.
(Bình Ngô đại cáo)
? Qua việc phân tích, hãy cho
biết 2 câu thơ đầu đã khắc họa vẻ
đẹp con người thời Trần như thế
nào?
- HS suy nghĩ trả lời
- GV nhận xét, chốt ý.
Tiếp nối mạch cảm xúc của 2 câu
đầu, 2 câu sau thể hiện khát vọng
lập được nhiều chiến công to lớn
vì đất nước, vì dân tộc.
▬► Bằng hình ảnh thơ mang tính sử thi, giọng điệu
hào hùng, 2 câu thơ đã khắc họa được vẻ đẹp của
con người thời Trần với ý chí và lòng yêu nước nồng
nàn.
b. Nỗi lòng của tác giả: (10’)
Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu
(Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu)
- Công danh: sự nghiệp, nghĩa vụ được biểu hiện bằng
hành động.
Người soạn: Lê Tú Phương Năm học: 2013-2014
6
Giáo án Ngữ Văn 10
? Em hiểu thế nào về chữ “công
danh”, “công danh trái”?
- HS suy nghĩ, trả lời
- GV giảng giải, mở rộng.

Theo quan niệm phong kiến, là
trai phải lập được công danh, phải
“Lên Đông Đông tĩnh, sang Đoài
Đoài yên” tức là phải lập công để
lại sự nghiệp trên bia đá, bảng
vàng. Có nhiều nhà thơ đã từng
nhắc đến trí làm trai: Nguyễn
Công Trứ, Phan Bội Châu. Chính
vì vậy, mỗi thời đại lại có những
bậc anh hùng với các câu nói nổi
tiếng (Trần Quốc Toản, Trần Thủ
Độ, Trần Quốc Tuấn).
? Chữ “công danh” mà tác giả
nói đến trong bài thơ có ý nghĩa
gì?
- HS suy nghĩ trả lời
- Công danh trái: món nợ công danh
→ “Công danh” mà Phạm Ngũ Lão nói đến là nghĩa vụ
đối với đất nước, là thứ công danh làm nên từ tài thao
lược, không phải thứ công danh tầm thường mang đậm
màu sắc cá nhân.
- Người anh hùng thẹn khi nghe người đời kể chuyện
Vũ hầu.
Người soạn: Lê Tú Phương Năm học: 2013-2014
7
Giáo án Ngữ Văn 10
- GV chốt ý
Nợ công danh như một gánh nặng
mà kẻ làm trai nguyện trả, nguyện
đền bằng cả xương máu, tính

mạng. Và cũng chính vì món nợ
đó mà trong lòng tác giả nảy sinh
một nỗi thẹn.
? Em hiểu “thẹn” là gì? Vũ hầu
là ai?
- HS trả lời
- GV nhận xét, mở rộng
? Nỗi thẹn của nhà thơ có ý
nghĩa như thế nào?
- HS suy nghĩ trả lời
- GV chốt kiến thức
? Qua nỗi thẹn này, em hiểu gì về
nhà thơ?

+ Vũ hầu Khổng Minh Gia cát Lượng là bậc kì tài,
quân sư nổi tiếng tài, đức giúp Lưu Bị lập nên sự
nghiệp lớn, thống nhất nhà Hán.
+ Phạm Ngũ Lão thẹn vì chưa có tài mưu lược như
Khổng Minh để khôi phục giang sơn, giải phóng đất
nước.
→ Sự khiêm tốn và nỗ lực không ngừng của nhà thơ →
Nhân cách cao đẹp của ông.
Người soạn: Lê Tú Phương Năm học: 2013-2014
8
Giáo án Ngữ Văn 10
- HS nhận xét
- GV chốt ý.
? Nêu nội dung, nghệ thuật của
bài thơ?
- HS nêu nội dung, nghệ thuật

- GV chốt kiến thức.
III. Tổng kết: (4’)


1. Nội dung:
- Bài thơ thể hiện được cảm hứng yêu nước với lí
tưởng và nhân cách cao cả mang hào khí thời đại nhà
Trần (hào khí Đông A).
2. Nghệ thuật:
- Bài thơ ngắn gọn, súc tích, cô đọng, biện pháp nghệ
thuật hoành tráng có tính sử thi, hình ảnh giàu sức biểu
cảm.
GV củng cố lại bài học
HS chú ý lắng nghe
IV. Củng cố: (2’)
- Nắm được vẻ đẹp con người thời Trần, vẻ đẹp nhân
cách của nhà thơ.
- Thấy được hào khí Đông A anh hùng của thời đại.
GV dặn dò
HS thực hiện
V. Dặn dò: (1’)
- Học bài cũ
- Chuẩn bị bài tiếp theo: Cảnh ngày hè
***********************************
Tiết:
CẢNH NGÀY HÈ
( Bảo kính cảnh giới-số 43)
Nguyễn Trãi
Người soạn: Lê Tú Phương Năm học: 2013-2014
9

Giỏo ỏn Ng Vn 10
Ngy son:.
Ngy dy:
Lp dy:.
A.Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh:
-Cảm nhận đợc vẻ đẹp độc đáo của bức tranh ngày hè, qua đó thấy đợc vẻ đẹp tâm hồn của
Nguyễn Trãi: tinh tế, lãng mạn, gắn bó giao hoà với thiên nhiên, yêu đời, nặng lòng với dân,
với nớc.
-Thấy đợc những sáng tạo của Nguyễn Trãi trong thể thơ Nôm.
-Rèn luyện năng lực phân tích và cảm thụ tác phẩm trữ tình.
B.Ph ơng tiện thực hiện:
-Sách giáo khoa.
-Sách giáo viên.
-Thiết kế giáo án.
-Thiết bị hỗ trợ: máy chiếu hình.
C. Cách thức tiến hành:
Giáo viên tổ chức giờ học kết hợp các phơng pháp: đọc hiểu, đọc sáng tạo, gợi mở, so
sánh, bình giảng.
D. Tiến trình dạy học:
-Kiểm tra bài cũ.
-Giới thiệu bài mới.
Lời dẫn: Nguyễn Trãi-một tác gia lớn của văn học Việt Nam. Thơ Nguyễn Trãi là tâm hồn
Nguyễn Trãi: giản dị, trong sáng, rất tinh tế và lãng mạn, tràn đầy tình yêu đối với thiên nhiên
tạo vật. Đặc biệt, ông luôn thể hiện tấm lòng tha thiết với dân, với nớc. Để hiểu rõ hơn về con
ngời cũng nh thơ văn Nguyễn Trãi, chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ "Cảnh ngày hè".
Hot ng ca GV & HS Ni dung cn t
Hoạt động 1
( Tìm hiểu khái quát )
- Hs làm việc với sgk

- Gv định hớng hs tóm tắt các ý cơ bản về
I- Tiểu dẫn
- Nguyễn Trãi ( 1380-1442):
Ngi son: Lờ Tỳ Phng Nm hc: 2013-2014
10
Giỏo ỏn Ng Vn 10
tác giả, tác phẩm
(?) những hiểu biết của Anh/chị về tập thơ
Quốc âm thi tập
- Hs trả lời cá nhân
- Gv : Tập thơ phản ánh vẻ đẹp tâm hồn, t t-
ởng tình cảm của Nguyễn Trãi, Đó là t tởng
nhân gnhĩa, yêu nớc, thơng dân, giữ gìn
nhân cách, cảm hòa với thiên nhiên
Hoạt động 2
( Hớng dẫn đọc hiểu văn bản )
- Hs đọc văn bản ( giọng vui tơi, thanh thản
)
- (?) Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì ?
- Dự kiến hs trả lời :
+ Vẻ đẹp thiên nhiên
+ Vẻ đẹp cuộc sống và tâm hồn ức trai
(?) Bài thơ là bức tranh về cảnh ngày hè,
anh/chị hãy nêu cảm nhận về bức tranh
đó ?
- Hs làm việc cá nhân
(?) Câu thơ 6 tiếng mở đàu giúp em hình
dung gì về tâm thế của tác giả khi ngắm
cảnh?
- Hs độc lập trả lời

- Gv diễn giảng: Bài thơ có thể ra đời khi
Nguyễn Trãi về ở ẩn tại Côn Sơn ( 1438-
1440) Nguyễn trãi là con ngời của công
việc, thân không nhàn mà tâm cũng không
nhàn , một phút thảnh thơi với ông thật
hiếm hoi
+ Nhà quân sự, ngoại giao
+ Nhà văn hóa t tởng
+ Nhà thơ nhà văn lớn
- Quốc âm thi tập: Tập thơ Nôm gồm 254 bài-
bông hoa đầu mùa của thơ văn Nôm
+ Tập thơ gồm 4 phần :
* Môn thì lệnh( thời tiết):21 bài
* Môn hoa mộc( cỏ cây) : 34 bài
* Môn cầm thú ( thú vật) : 7 bài
* Vô đề 192 bài ( Ngôn chí, mạn thuật, tự thán,
trần tình, Bảo kính cảnh giới- 61 bài)
II- Đọc hiểu văn bản
1- Vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên- cuộc sống
* Bức tranh sinh động đầy sức sống
- Câu 1: -> Th thái , ung dung, thảnh thơi
-> Từ rồi ngắt nhịp độc đáo, tách hẳn
ra thành một nhịp bất thờng
Ngi son: Lờ Tỳ Phng Nm hc: 2013-2014
11
Giỏo ỏn Ng Vn 10
(?) Qua con mắt của thi nhân, bức tranh
thiên nhiên đã hiện lên nh thế nào?
- Hs thảo luận , tìm những chi tiết miêu tả
sức sống mãnh liệt của thien nhiên

(?) Nhận xét về nhịp ngắt của những câu
thơ tả cảnh?
- Gv nêu vấn đề:
(?) Qua bức tranh thiên nhiên, cảm nhận đ-
ợc điều gì trong tâm hồn thi nhân?
- Hs trao đổi thảo luận, địa diện nhóm trình
bày
- Gv nhận xét tổg hợp
+ Bức tranh thiên nhiên sinh động
-> Đờng nét
-> Âm thanh
-> Màu sắc
-> Con ngời và cảnh vật
+ Bức tranh đầy sức sống đối lập với thời gian
tuy vào lúc chiều tà nhng dờng nh sự sống vẫn
vận động không ngừng
Các động từ gợi tả: đùn, giơng. phun sức
sống nh đang từ bên trong không thể kìm nén đ-
ợc cứ phải phun ra, trơng lên
+ Bức tranh gợi tả sự chuyển dịch của thời
gian( Hòe- Lựu- Sen). Nhịp 3/4 phá cách tập
trung sự chú ý của ngời đọc làm nổi bật cảnh
ngày hè
+ Một tâm hồn tinh tế nhạy cảm với thiên nhiên,
yêu cuộc sống nồng nàn
* Bức tranh đợc cảm nhận bằng mọi giác quan và
tất cả sự liên tởng ( cầm ve)
* Sự phối hợp hài hòa của những gam màu trong
hội họa, thanh âm trong âm nhạc
* Cảm nhận đợc vẻ đẹp và cả cái hồn của thiên

nhiên( sức sống tiềm ẩn )
=> Sống trong cảnh an nhàn song ức Trai không
xa rời cuộc sống. Đôi tai vẫn hớng về những âm
thanh bình dị, mở rộng cõi lòng, hòa nhập với
cuộc sống của nhân dân
2- Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi
a- Tâm hồn yêu thiên nhiên,yêu đời, yêu cuộc
sống
Ngi son: Lờ Tỳ Phng Nm hc: 2013-2014
12
Giỏo ỏn Ng Vn 10
- Gv lấy thêm ví dụ:
Non nớc cùng ta đã có duyên(Tự thán 4)
Túi thơ chứa hết mọi giang san(Tự thán
2)
(?) Trong 2 câu kết tác giả bày tỏ điều gì?
Anh/chị có nhận xét gì về số tiếng ở câu
kết? Diễn tả cảm xúc gì của tác giả ?
(?) Qua 2 câu kết anh/chị hiểu gì về con
ngời Nguyễn Trãi ?
- Hs làm việc theo nhóm
- Gv gợi mở định hớng
- Đại diện nhóm trình bày
- Gv tổng hợp
* ức trai là nhà thơ yêu thiên nhiên, luôn rộng
mở tâm hồn với thiên nhiên trong mọi hoàn cảnh
* Bài thơ ghi lại những phút giây th thái hiếm hoi
trong cuộc đời Nguyễn Trãi, thi sĩ nâng niu, say
mê cảnh vật
* Thiên nhiên qua thơ Ưc Trai trở nên sinh động

đầy sức sống, Tiếng lao xaocủa làng chài vọng
lại hay chính tác giả đang rộn rã niềm vui trớc
cảnh no ấm của dân. Tiếng ve dắng dỏi hay khúc
nhạc lòng của tác giả đang tấu lên khúc ca thanh
bình
b- Tấm lòng u ái đối với dân với n ớc
* Nguyễn Trãi yêu thiên nhiên, nhng trớc hết vẫn
là tấm lòng tha thiết của ông đối với dân với n-
ớc ; lui về ở ẩn côn Sơn song trong thâm tâm ông
vẫn ôm ấp một hoài bão lớn : Giúp dân xây dựng
một đời sống ấm no
* Vui với cảnh , ức Trai ớc có cây đàn của vua
Thuấn gảy nên khúc Nam Phong
* Câu thơ 6 tiếng dồn nến cảm xúc điểm kết tụ
không phải ở thiên nhiên mà ở cuộc sống con ng-
ời : Nguyễn Trãi mơ ớc nhân dân no trong cảnh
thanh bình thịnh trị và hạnh phúc ấy đến với tất
cả mọi ngời
* Hai câu thơ lắng đọng bao cảm xúc suy t của
nhà thơ, Nguỹen Trãi vui với thiên nhiên, vui với
con ngời nhng cao hơn thế nữa , ông khao khát
đợc hành động giúp đời
=> Con ngời vĩ đại, có tấm lòng bao la, thân dân,
luôn canh cánh bên ông dù trong bất cứ hoàn
cảnh nào
Ngi son: Lờ Tỳ Phng Nm hc: 2013-2014
13
Giỏo ỏn Ng Vn 10
Hoạt động 3
( Củng cố, hớng dẫn, dặn dò)

- Hs khái quát giá trị nội dung và nghệ
thuật của bầi
- hs đọc ghi nhớ sgk
- Gv hớng dẫn hs chuẩn bị Tóm tắt văn
bản tự sự
- Gv rút kinh nghiệm bài dạy
III- Tổng kết
1- Nội dung: Nằm trong mục Bảo kính cảnh
giới nhng không có tính chất giáo huấn khô
khan, chỉ có hồn thơ tha thiét với cuộc đời và con
ngời, chỉ có những ớc mơ giàu nhân ái
2- Nghệ thuật
- Dân tộc hóa thể thơ Đờng luật
- Nhịp thơ linh hoạt
-Từ ngữ giản dị, những động từ , tính từ giàu chất
tạo hình
******************************
Tit:
NHN
Nguyn Bnh Khiờm
Ngy son:.
Ngy dy:
Lp dy:.
A. Mục tiêu bài học :
Giúp HS
1. Cảm nhận đợc vẻ đẹp cuộc sống, nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ:
Cuộc sống đạm bạc, nhân cách thanh cao, trí tuệ sáng suốt, uyên thâm.
2. Biết cách đọc - hiểu một bài thơ có những câu thơ ẩn ý, thâm trầm và sâu sắc, có
sự kết hợp giữa trữ tình và triết lý, thấy đợc vẻ đẹp của ngôn ngữ tiếng Việt: mộc mạc, tự
nhiên mà ý vị.

Ngi son: Lờ Tỳ Phng Nm hc: 2013-2014
14
Giỏo ỏn Ng Vn 10
3. Hiểu đúng quan niệm sống nhàn của tác giả, từ đó càng thêm yêu mến, kính trọng
Nguyễn Bỉnh Khiêm
B. Ph ơng tiện thực hiện:
- SGK, SGV, thiết kế bài học
C. Cách thức tiến hành
- Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phơng pháp: đọc sáng tạo, gợi
tìm, tái hiện, thuyết trình, kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D. Tiến trình dạy học
1 Kiểm tra bài cũ:
2. Giới thiệu bài mới: Xa kia, với quan niệm "thi dĩ ngôn chí" các thi nhân thờng làm
thơ phú để tả cảnh, qua đó ngụ ý, ngụ tình. Khi đó, nhà thơ không chỉ hớng ngời đọc vào
một mẫu lí tởng, hoài bão trong tâm trí mà còn hớng ngời đọc vào vị thế, địa vị, cảnh ngộ
của chính mình trong thế giới.
Hoạt động của GV & HS Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
( Hớng dãn HS tìm hiểu khái quát)
- Hs làm việc với Sgk
- GV: Hãy nêu ý chính về con ngời và
sự nghiệp thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Hs trả lời cá nhân
- GV nhận xét, nói rõ thêm một số ý.
Hoạt động 2
I. Tiểu dẫn.
- Hiệu Bạch Vân c sĩ, quê Hải Phòng
- Từng làm quan dới triều Mạc
- Là thầy dạy của nhiều danh sĩ nổi tiếng: Nguyễn
Dữ, Phùng Khắc Khoan. Đợc đời ca tụng là Tuyết

Giang Phu Tử
- Con ngời cố uy tín, ảnh hởng lớn tới các triếu đại
Mạc, Trịnh Nguyễn
- Học vấn uyên thâm có tài đoán định tơng lai
- Nhà thơ lớn của dân tộc
* Nội dung: Mang tính giáo huấn, ngợi ca chí của
kẻ sĩ, thú thanh nhàn, phê phán những điều xấu xa
trong xã hội.
* Nghệ thuật:
Ngi son: Lờ Tỳ Phng Nm hc: 2013-2014
15
Giỏo ỏn Ng Vn 10
( Đọc hiểu văn bản )
- GV: Hãy đọc văn bản thơ và xác định
đại ý của văn bản thơ.
- GV: Là bài thơ thất ngôn bát cú luật
Đờng, vần thơ "giản dị mà linh hoạt",
"không màu mè mà ý vị" tìm hiểu bài
thơ theo 2 cách: theo kết cấu và theo
những vấn đề toát lên từ tác phẩm.
GV: Là bài thơ thất ngôn bát cú luật Đ-
ờng, những vần thơ "giản dị mà linh
hoạt", "không màu mè mà ý vị" tìm
hiểu bài thơ theo 2 cách: theo kết cấu
và theo những vấn đề toát lên từ tác
phẩm.
(Chúng ta lựa chọn cách 2)
GV: Hãy theo dõi C1,2 và C5,6 của tác
phẩm. Theo em hai cặp câu đó biểu lộ
điều gì ?

(?) Có ý kiến cho rằng đó là một cuộc
sống rất quê mùa, khổ cực. ý kiến của
em ?
- HS thảo luận
- GV tổng kết các luồng ý kiến, chốt
vấn đề. Gợi ý:
(?) Anh chị có nhận xét gì về cuộc sống
khi cáo quan về ở ẩn của Nguyễn bỉnh
- Giản dị mà linh hoạt, không màu mè mà ý vị.
- Có sự kết hợp giữa trữ tình và triết lý.
II-Đọc hiểu văn bản
- Xuất xứ: Nhàn là bài thơ nôm số 73 trong sách
"Bạch Vân quốc ngữ thi" viết về thiên nhiên và
vịnh nhàn.
- Nhan đề bài thơ: Do ngời đời sau đặt.
- Đại ý: bài thơ ngợi ca chữ Nhàn trong cuộc sống
ẩn dật, khắc họa vẻ đẹp chân dung của Nguyễn
Bỉnh Khiêm( Từ 2 góc độ cuộc sống và nhân cách)
1. Vẻ đẹp cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm
Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
* Câu 1: Gợi cuộc sống thuần hậu, NBK sống, lao
Ngi son: Lờ Tỳ Phng Nm hc: 2013-2014
16
Giỏo ỏn Ng Vn 10
Khiêm? Hãy so sánh với cuộc sống của
nguyễn Trãi ở Côn Sơn?
(?) Điệp từ một ở câu thơ đầu gợi lên

điều gì?
(?) ở câu thơ thứ 2, từ láy thơ thẩn
gợi ra ý gì?
- hs suy nghĩ, trả lờicá nhân
(?) Trong lời thơ, tác giả có nhắc đến
yếu tố thời gian 4 mùa nhng là ở phơng
diện thời điểm. Em có nhận xét gì về
hình ảnh con ngời, tâm thế con ngời
trong thời gian đó ?
(Câu hỏi này cho HS khá giỏi, GV
nhận xét, chốt).
- Hs đọc câu 3,4 và 7,8
động nh một lão nông thực thụ
- Điệp khúc một: T thế sẵn sàng, nhu cầu giản
dị, khiêm tốn không cao sang
- Nhịp 2/2/3 chậm rãi gợi trạng thái ung dung nhàn
tản
Một mai một cuốc thú nhà quê
áng cúc lan chen, vãi đậu kê
- Nguyễn Trãi-
* Câu 2:
- Thơ thẩn: Trạng thái thảnh thơi,một con ngời
vô sự, không bận chút cơ mu, tự dục
- Khẳng định lối sống an nhiên tự tại Dù ai vui
thú nh thế nào cũng mặc, còn ta, ta cứ thơ thẩn giữa
cuộc đời này
- Đó là thái độ sống có phần cứng cỏi có phần
ngông ngạo của Nguyễn bỉnh Khiêm
Bàn cờ, cuộc rợu vầy hoa trúc
Bó củi, cần câu, trốn nớc non

* Câu 5-6: Tô đậm thêm lối sống thanh tao gần
thiên nhiên của Trạng Trình
- Đạm bạc, thanh cao: món ăn quê mùa, sinh hoạt
dân dã
- Hòa hợp giữa lòng thiên nhiên, mùa nào thức
nấy . Hấp thụ tinh khí từ thiên nhiên, đất trời để
gột rửa những lo toan, vớng bận
- Các biểu tợng Măng, trúc, giá, hoa sen gắn với
những phẩm chất ngời quân tử
=> Nguyễn Bỉnh Khiêm sống không hổ thẹn với
lòng mình
Ngi son: Lờ Tỳ Phng Nm hc: 2013-2014
17
Giỏo ỏn Ng Vn 10
(?) Vẻ đẹp nhân cách của nhà thơ thể
hiện nh thế nào qua hai cặp câu 3-4 và
7-8
- Hs trao đổi thảo luận, đại diện trình
bày
- Gv gợi ý :
? Tác giả đã quan niệm nh thế nào về lẽ
sống và đã chọn cách sống nào ?
? Anh chị hiểu thế nào là chốn vắng
vẻ, chốn lao xao là chốn nào?
Trong câu thơ, nghệ thuật nào là nổi
bật ? Nghệ thuật đó có tác dụng nh thế
nào trong việc bộc lộ nội dung ?
- Hs suy nghĩ, trả lời
* GV diễn giảng
Tuyết Giang Phu Tử về với thiên nhiên,

sống hoà theo tự nhiên còn là 1 cách để
thoát ra ngoài vòng ganh đua của thói
tục, để không bị cuốn hút bởi tiền tài,
địa vị, để tâm hồn an nhàn, khoáng đạt.
Nhân cách NBK đối lập với danh lợi
nh nớc với lửa
2. Vẻ đẹp nhân cách Nguyễn Bỉnh Khiêm
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Ngời khôn, ngời đến chốn lao xao.
- ở đây NBK tự nhận mình là dại, nhờng phần khôn
cho ngời. Hai câu trong phần thực đối nhau: "Ta"
>< "ngời", "Ta dại" >< "ngời khôn"
Dại tìm nơi vắng vẻ >< Khôn đến chốn lao xao
Nghệ thuật đối ấy đã tơng phản và đối lập hai quan
niệm sống, hai cách sống, hai nhân cách trong cuộc
đời.
- Chốn lao xao: Đó là chốn cửa quyền, là đờng
hoạn lộ, là chốn bon chen danh lợi, là nơi bọn cơ
hội vênh vang tự đắc lên mặt đạo đức dạy đời, là
nơi phải luồn lọt, đua tranh, can qua, nơi lòng ngời
thâm hiểm không lờng hết, là nơi đồng tiền hôi
tanh đã trở thành sức mạnh của cán cân công lý:
Đạo nọ nghĩa này trăm tiếng bớm
Nghe thôi thinh thỉnh lại đồng tiền
(Thơ nôm - Bài số 5)
- Nơi vắng vẻ: Là nơi tự làm mà ăn tuỳ thuộc vào
sự u đãi của thiên nhiên, do đó mà không đua
tranh, không thủ đoạn Là nơi không ngời cầu
cạnh ta và ta cũng không cầu cạnh ngời, không đố
kị, bon chen. Nơi vắng vẻ là nơi tĩnh tại của thiên

nhiên và thảnh thơi, thanh thản, nhàn hạn của tâm
hồn
Khôn mà hoá dại, dại mà lại khôn. Nhà thơ đã
Ngi son: Lờ Tỳ Phng Nm hc: 2013-2014
18
Giỏo ỏn Ng Vn 10
- GV mở rộng nâng cao vấn đề trên cơ
sở hoàn cảnh lịch sử để giúp học sinh
hiểu rõ, hiểu sâu hơn).
tuyên bố sự lựa chọn của mình một cách kiêu hãnh
và tự tin (qua cách xng hô "ta" - "ngời" và ít nhiều
chế giễu mỉa mai bọn ngời đợc gọi là "khôn" kia
(qua cách nói ngợc nghĩa).
Nh vậy, tìm đến "nơi vắng vẻ", tìm đến sự thanh
cao, tìm thấy sự th thái của tâm hồn, Bạch Vân c sĩ
có niềm vui: "Thơ thẩn, dầu ai vui thú nào". Niềm
vui nh hiện lên trong bớc đi ung dung "thơ thẩn".
Niềm vui chi phối cả âm điệu bài thơ, cứ nhẹ
nhàng, lâng lâng, cứ thanh thản, thoải mái một cách
kỳ lạ.
Qua quan niệm dại và khôn, NBK đã trình bày
với ngời đọc cả 1 triết lí nhàn. Triết lí sâu sắc mà
đùa vui hóm hỉnh trong cách nói ngợc nghĩa. Triết
lí nhàn của Trạng Trình là trở về với tự nhiên, sống
hoà hợp với tự nhiên, phủ nhận danh lợi.
Về điều này, thế kỷ XV, Nguyễn Trãi cũng đã
từng tổng kết: Dới công danh đeo khổ nhục
Trong dại dột có phong lu
Trong câu thơ, chúng ta thấy xuất hiện hai không
gian (không gian siêu thoát và không gian thế tục) ở

trong lựa chọn. Không gian siêu thoát đầy thiên
nhiên nhng lại vắng bóng ngời và sự bận rộn của
con ngời, vắng khách tục; là không gian đợc suy
tôn. Đối lập với không gian thanh nhàn thoát tục ấy
là không gian thế tục với những tính chất đông đúc,
gập ghềnh, đắng cay theo kiểu "cửa quyền nhiều
hiểm hóc", "đờng lợi cực quanh co". Đây cũng
chính là kiểu xây dựng không gian đặc trng của thơ
trung đại (kiểu không gian nhàn tản thoát tục - đặc
Ngi son: Lờ Tỳ Phng Nm hc: 2013-2014
19
Giỏo ỏn Ng Vn 10
(?) Cách sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm
còn chứng tỏ ông là ngời nh thế nào?
Bạch Vân C sĩ tỉnh táo ở chỗ naò ?
- Hs suy nghĩ trả lời cá nhân
- GV chuyển dẫn: Sự lựa chọn ấy của
NBK là rất tỉnh.2 câu thơ 3, 4 không chỉ
bộc lộ vẻ đẹp nhân cách mà còn bộc lộ
vẻ đẹp trí tuệ của ông.
Nhãn quan tỏ tờng ấy thể hiện ở 2
câu kết. Câu kết trong thơ trung đại th-
ờng là câu nghị luận bày tỏ quan điểm
và chính câu kết cho thấy xu hớng của
thơ. Nó mang tính chất tuyên ngôn,
công bố lập trờng, thái độ có tính chất
lí tính. Dạng câu tuyên ngôn này làm
cho thơ gần với cách ngôn, với giáo
huấn, tự giới, đậm màu sắc ngôn chí, tỏ
lòng.

Vậy trong hai câu kết của bài thơ NBK
bày tỏ điều gì ?
Để bày tỏ quan niệm ấy NBK đã mợn
tích gì ? (Hãy đọc chú thích 3, 4
SGK/129)
(?) Qua đó, em cảm nhận nh thế nào về
nhân cách NBK ?
- Hs trả lời
- GV mở rộng:
biệt nhiều trong thơ Nôm Nguyễn Trãi, Nguyễn
Bỉnh Khiêm). Đối lập không gian để tạo thành sự
đối lập giữa thanh cao và phàm tục, ngoài đời và
trong đời.
- Đợc đào tạo theo lí tởng Nho gia đơng nhiên NBK
có "Ước một tôi lành chúa thánh minh" để phụng
thờ.Trung với đạo thánh hiền, mà không thể trung
với hôn quân bạo chúa. Vậy là xuất để hành đạo,
nhng không gặp thời đành phải xử để cầu nhàn.
3. Vẻ đẹp trí tuệ Nguyễn Bỉnh Khiêm
* Thông tuệ, sáng suốt tỉnh táo trong cách xuất
xử- hành tàng, lựa chọn
* Tỉnh táo trong cách nói đùa vui, ngợc nghĩa (dại
mà thực chất là khôn, còn khôn mà hoá dại), ở một
bài thơ khác NBK viết:
Khôn mà hiểm độc là khôn dại
Dại vốn hiền lành ấy dại khôn
(Thơ Nôm, bài 94)
Nh vậy thì dại, khôn ở NBK có phần xuất phát từ
trí tuệ, triết lí dân gian "ở hiền gặp lành, ở ác gặp
ác". Dựa vào đạo, ông có nét ngông ngạo của riêng

mình "Ta ít đua chen cùng trợng phụ" ("Thơ văn
Nguyễn Bỉnh Khiêm" Tr87)
NBK đã đem đến một con ngời lí trí, nghị luận
trong thơ, (vì thế có ngời gọi ông là nhà thơ triết lí).
Với NBK, cái khôn của ngời thanh cao là quay lng
lại với danh lợi, tìm sự th thái cho tâm hồn, sống
ung dung hoà hợp với tự nhiên, sống nhàn, giữ cốt
Ngi son: Lờ Tỳ Phng Nm hc: 2013-2014
20
Giỏo ỏn Ng Vn 10
Lấy tích trong truyện đời Đờng, kể
chuyện Thuần Vu Phần vốn là một viên
tớng tài, tính tình phóng khoáng, do
xúc phạm thống soái, bị quở mắng, bèn
từ chức, thích uống rợu làm vui. Một
hôm rợu say ngủ bên gốc hoè mơ thấy
đợc mời làm phò mã cho vua nớc Hoè,
phú quý rất mực, tỉnh dậy thì ra làm
quan ở nớc kiến, ở tổ kiến bên gốc cây
hoè.
Nhà thơ tự ví mình với Thuần Vu
Phần , cũng từ quan, đến gốc cây uống
rợu say, dù có mơ đợc sống phú quý thì
cũng chỉ là giấc mơ mà thôi.
Nhà thơ trớc sau xem chốn lao xao,
phú quý kia chỉ là chiêm bao, không
đích thực. Vậy là bằng cách coi thờng
phú quý, nhà thơ khẳng định sựa lựa
chọn của mình, thể hiện cái chí từ bỏ
công danh, sống ẩn dật, sống da muối

đạm bạc
Hoạt động 3
( Củng cố, hớng dẫn, dặn dò)
(?) Qua việc tìm hiểu tác phẩm em hãy
khái quát lại giá trị tác phẩm ?
- Một vài cá nhân HS trả lời
* Củng cố:
Tập đọc lại bài thơ cho đúng âm điệu
thơ: Toàn bài đọc nhẹ nhàng thong thả.
Hóm hỉnh khi đọc hai câu 3, 4. Thanh
cách thanh cao của nhà hiền sĩ.
Nhà thơ bày tỏ quan niệm công danh, của cải,
quyền quý chỉ là một giấc chiêm bao.
Nguyễn là một bậc đại trí uyên thâm, nắm vững
quy luật: họa- phúc; bĩ thái; thịnh- suy. Cái khôn
của Nguyễn là caí khôn của ngời thanh cao biết
quay lng lại với danh lợi, tìm sự th thái cho tâm hồn
trong sự hòa hợp với thiên nhiên. Vậy là với cái
nhìn thông tuệ, nhà thơ tìm đến cái say" chỉ là để
"tỉnh" .
Rợu, đến cội cây, ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao
* Hai câu thơ càng khẳng định mạnh mẽ nhân
cách của NBK. Trí tuệ nâng cao nhân cách để
nhà thơ từ bỏ chốn lao xao quyền quý đến nơi
vắng vẻ, đạm bạc mà thanh cao.
III - Tổng kết
Bài thơ có ngôn ngữ bình dị, giọng điệu khoan
thai, thể hiện một tâm thế thanh cao, coi thờng
danh lợi, phú quý, bon chen trong cuộc đời. Hình

ảnh Tuyết Giang Phu Tử hiện lên thấp thoáng sau
vần thơ đã làm cho ta kính phục và ngỡng mộ kẻ sĩ
Ngi son: Lờ Tỳ Phng Nm hc: 2013-2014
21
Giỏo ỏn Ng Vn 10
thản thoải mái khi đọc 4 câu thơ cuối.
Chú ý cách ngắn nhịp đúng: Nhịp 4/3.
Riêng câu 1: 2/2/3. Câu 3, 4: 2/5. Nhịp
thơ rất biến hoá gợi lên một tâm thế
đủng đỉnh khoan thai
* Dặn dò: Soạn bài: Độc Tiểu Thanh
kí của Nguyễn Du.
quân sử thời loạn.
Học bài thơ, chúng ta còn hiểu rõ hơn về cảm
hứng thế sự trong thơ NBK và trong thơ văn trung
đại.
***************************************
Tit:
C TIU THANH K
( Độc Tiểu Thanh kí )
Nguyn Du
Ngy son:.
Ngy dy:
Lp dy:.
A. Mục tiêu bài học
Giúp học sinh :
- Vấn đề đợc các nhà thơ VN Tk XVIII quan tâm : Số phận của những ngời phụ nữ tài sắc .
- Nguyễn Du quan tâm đến những ngời dân khốn khổ,thân phận kẻ tài hoa sáng tạo những giá
trị văn hoá tinh thần.
- Trân trọng con ngời và những giá trị mà con ngời đã sáng tạo ra.

- Thấy đợc thành công nghệ thuật của bài thơ về từ ngữ, kết cấu
B. Phơng tiện thực hiện
Ngi son: Lờ Tỳ Phng Nm hc: 2013-2014
22
Giỏo ỏn Ng Vn 10
- SGK, SGV, thiết kế bài học
C. Phơng pháp thực hiện.
GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phơng pháp đọc sáng tạo, gợi tìm kết hợp với
các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D. Tiến trình bài học .
1.Kiểm tra bài cũ: Hãy đọc bài thơ Nhàn của NBK. Quan niệm và triết lí nào đợc thể
hiện qua bài thơ?
2. Giới thiệu bài mới: Chúng ta đã học những đoạn trích Truyện Kiều của Nguyễn Du
trong chơng trình lớp 9, từng thấm thía xót thơng cho số phận ngời phụ nữ tài hoa bạc mệnh
cùng với Nguyễn Du : Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung
Nhng không chỉ xót thơng cho mọi kiếp ngời, Nguyễn Du từng ngậm ngùi trớc sự cô đơn buốt
giá và mang trong lòng sự khát thèm tri kỉ tri âm :
Lúc sống không uống cạn hồ rợu
Chết rồi ai tới rợu lên mộ cho
Và, có lẽ tất cả những tâm sự, những nỗi đau đời đã đợc Nguyễn Du kết hợp một cách tài tình
trong bài thơ Độc Tiểu Thanh kí . Bài học hôm nay sẽ cho chúng ta thấy rõ vấn đề này.
Hoạt động của GV & HS Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
( Hớng dẫn hs tìm hiểu khái quát)
+ Qua phần tiểu dẫn em hãy cho
biết bài thơ này gắn với câu chuyện
về ai?
- Hs trả lời, Gv củng cố những ý
chính

Bài thơ thể hiện niềm xót thơng da
diết đối với nàng Tiểu Thanh, với
kiếp ngời tài hoa bạc mệnh, trân
I. Tiểu dẫn
- Bài thơ gắn với giai thoại về nàng Tiểu Thanh tài sắc
vẹn toàn sống vào đầu đời Minh Trung Quốc, nàng
làm vợ lẽ một thơng gia họ Phùng, nhng vợ cả ghen
bắt nàng lên ở một ngôi nhà trên núi Cô Sơn (cạnh
Tây Hồ một thắng cảnh đẹp ở TQ). Buồn khổ nàng
chết lúc mới 18 tuổi.
- Tiểu Thanh để lại một tập thơ ghi lại tâm sự u uất
của mình, vợ cả cha hả cơn ghen, đem đốt tập thơ của
nàng, may còn sót lại một số bài, ngời sau chép lại ;
gọi là phần d cảo.
- Đọc phần d cảo, Nguyễn Du trào lên nỗi xót thơng,
Ngi son: Lờ Tỳ Phng Nm hc: 2013-2014
23
Giỏo ỏn Ng Vn 10
trọng những giá trị tinh thần và xót
thong cho cả bản thân mình
Hoạt động 2
( Hớng dẫn Hs đọc hiểu văn bản)
- Bài thơ có 8 câu, kết cấu Đờng luật
: đề, thực, luận, kết; chia 2 phần rõ
rệt. Hãy cho biết nội dung của từng
phần?( Gợi ý : 4 câu đầu nói về ai,
khóc cho ai? 4 câu sau?
(?) Bài thơ mở ra bằng hình ảnh gì?
Đọc câu thơ dịch và so sánh với
nguyên tác qua phần dịch nghĩa?

- Hs làm việc theo nhóm
- G/v bình : Cảm xúc trớc biến đổi
của XH thòng ám ảnh thơ văn thời
kì Nguyễn Du. Nguyễn Gia Thiều
từng than thở trớc cảnh bãi bể nơng
dâu .(Cung oán ngâm). BHTQ
cũng từng ngậm ngùi trớc nền cũ
lâu đài bóng tịch dong. Chính
Nguyễn Du cũng giật mình khi
trải qua một cuộc bể dâu(T.K) .
Câu thơ ND đâu chỉ khóc cho 1
cảnh Tây Hồ cụ thể mà còn khóc
cho cuộc đời chung luôn biến đổi lụi
tàn. Đến câu 2 tác giả có nói về T.H
hay không?
hai câu thơ có liên hệ gì với nhau ?
GV: H/ ảnh mảnh giấy tàn cũng
chính là cơ sở khơi tiếp nguồn cảm
đồng cảm với thân phận của ngời phụ nữ nhan sắc vẹn
toàn nên viết bài thơ này.
II.Đọc- hiểu văn bản.
1. Khóc cho nàng Tiểu Thanh tài hoa - bạc mệnh
Tây Hồ hoa uyển tẫn thành kh
Độc điếu song tiền nhất chỉ th.
+ Bài thơ mở ra cảnh hoang phế đến đau lòng , chảy
qua một nghịch cảnh chua xót : Cảnh đẹp và sự tàn
lụi.
+ Câu thơ nguyên tác điển hình hơn vờn hoa Tây
Hồ chỗ đẹp nhất của cảnh đẹp mà biến thành gò
hoang mới thật chua xót đau đớn.

Đột ngột nhỏ nớc mắt xuống một thân phận qua
hình ảnh ẩn dụ : trang giấy hình ảnh mỏng manh
yếu đuối gợi ra dòng nớc mắt cảm thông của ND
trớc số phận hẩm hiu của ngời đã chết, vừa hút lấy nỗi
đau của Nguyễn Du đối với Tiểu Thanh
Son phấn hữu thần liên tử hậu
Văn chơng vô mệnh luỵ phần d .
Son phấn : ẩn dụ về h/ả Tiểu Thanh ngời phụ nữ
đẹp .
Văn chơng : ẩn dụ về tài năng của nàng
+ H/ảnh Tiểu Thanh : vừa tuyệt sắc ( son phấn ) vừa
tuyệt tài ( văn chơng ) nhng số phận thật cay nghiệt :
cái sắc bị chôn, cái tài bị đốt.
+ Hai câu thơ đối nhau rất chỉnh, vừa bao quát 2 đặc
điểm tiêu biểu nhất ở con ngời và số phận Tiểu Thanh,
vừa bộc lộ 1 cách nhìn cách cảm đặc biệt của Nguyễn
Ngi son: Lờ Tỳ Phng Nm hc: 2013-2014
24
Giỏo ỏn Ng Vn 10
hứng của Nguyễn Du qua 2 câu thực
Qua những từ son phấn, văn ch-
ơng trong 2 câu thơ nàyND muốn
nói đến điều gì ? Ông sử dụng biện
pháp nghệ thuật gì khi đặt 2 đặc
điểm nổi bật của TT trong 2 câu
thơ ?
Theo em, thái độ của Nguyễn Du ở
đây là gì?
Tuy vậy hai câu thơ này còn có ý
nghĩa gì khác? Lu ý vế sau của mỗi

câu .
Em có biết những câu thơ khác của
Nguyễn Du thể hiện sự thơng cảm
đối với thân phận tài hoa bạc
mệnh ?
- GV : Câu thơ nh gợi ra dòng nớc
mắt của ND chảy từ nàng TT sang
thân phận nàng Kiều, Đạm Tiên, nối
tới những đắng cay của ngời ca nữ
đất La Thành, ngời gảy đàn đất
Long Thành, hội tụ thành bể đau
nhức nhối trong trái tim ngời nhân
đạo của ngời nghệ sĩ lớn. Chính cảm
hứng nhan văn rộng lớn đã mở ra
sức khái quát cho những câu thơ
Du .
+ Nguyễn Du ngợi ca vẻ đẹp, tài năng của Tiểu Thanh
nh ngợi ca vẻ đẹp hoàn thiện, hoàn mĩ . đặt trong hoàn
cảnh xã hội cũ, ngời phụ nữ bị khinh miệt mà ông vẫn
ca ngợi,
đây chính là bản lĩnh và cái nhìn tiến bộ của ông. Số
phận của Tiểu Thanh cùng tập thơ của nàng còn ẩn
chứa nỗi đau tận cùng của ND về số phận hồng
nhan về cái đẹp bị giày xéo.
2/ Khóc cho đời và cho mình
Từ cuộc đời Tiểu Thanh nửa sau bài thơ đợc đẩy tới
những liên tởng khái quát .
Cổ kim hận sự thiên nan vấn
Phong vận kì oan ngã tự c.
Câu chuyện 300 năm trớc đã toả ra cuộc đời chung .

Nỗi hờn kim cổ nỗi hờn xa nay nỗi hờn muôn
đời, chuyện của Tiểu Thanh đã thành chuyện muôn
đời chuyện muôn đời dồn lại trong câu chuyện của
Tiểu Thanh, nên cái hận thành ghê gớm, cái thơng
cảm thành lớn lao, lớn đến mức không sao giải thoát
đợc, khiến cho câu thơ nh một dồn nén : chuyện xa-
chuyện nay.
Nguyễn Du tự coi mình cũng giống nh nàng Tiểu
Thanh kia, cũng tài hoa mà bạc mệnh.đặt trong hoàn
cảnh xã hội thời bấy giờ, cách nói của ông mang tính
nhân văn sâu sắc : Ông coi TT ngang tầm với mình
cùng bạc mệnh, cùng số phận đau thơng.
+ Cả hai câu thơ đều là 2 câu hỏi không lời đáp, là bi
kịch không thể giải thoát, là nỗi day dứt triền miên tr-
Ngi son: Lờ Tỳ Phng Nm hc: 2013-2014
25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×