Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Quản trị rủi ro quá trình sản xuất sữa của công ty Lothamilk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.45 KB, 6 trang )

I.Giới thiệu công ty
Công ty liên doanh Bò Sữa Đồng Nai thành lập theo giấy phép số 01/GP-ĐN do UBND
tỉnh Đồng Nai cấp ngày 12 tháng 8 năm 1997. Kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2008, Công ty liên
doanh bò sữa Đồng Nai TNHH được chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Lothamilk và hoạt
động theo giấy chứng nhận đầu tư số 471033000125 do UBND tỉnh Đồng Nai cấp ngày
30/6/2008 .
Ngành nghề kinh doanh
Đầu tư phát triển chăn nuôi bò sữa; chế biến thức ăn gia súc, sản xuất các sản phẩm từ
bò sữa, xây dựng khu trưng bày , giới thiệu sản phẩm của Công ty; hỗ trợ nhân dân và các tổ
chức kinh tế Việt Nam phát triển bò sữa; xây dựng khu hồ bơi trượt nước ; và hoạt động kinh
doanh theo các mục tiêu trên.
Tên doanh nghiệp : CÔNG TY CỔ PHẦN LOTHAMILK
Tên giao dịch : LOTHAMILK JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt : LOTHAMILK
Loại hình doanh nghiệp : Công ty cổ phần
Địa chỉ : Xã Tam Phước – TP Biên Hòa – Đồng Nai
Điện thoại : 0613.512667
Fax : 0613.512201
Thời gian hoạt động 35 năm kể từ ngày được cấp giấy Chứng nhận đầu tư
E-mail :
Website : www.bosualongthanh.com.vn
Tên các cổ đông sáng lập :
CÔNG TY CỔ PHẦN BÒ SỮA ĐỒNG NAI
TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM ĐỒNG NAI
CÔNG TY GREAT WATER INTERNATIONAL CORPORATION LIMITED
II. Rủi ro đã gặp của công ty.
Rủi ro là yếu tố không thể tránh khỏi trong kinh doanh. Bất kể là doanh nghiệp quy mô
lớn nhỏ, hoạt động trong lĩnh vực nào và ở đâu trên địa cầu rủi ro luôn luôn tìm đến, từ những
điều đơn giản nhất, dù là vô tình hay cố ý. Lothamilk đã gặp phải rủi ro như vậy.
Ngày 27-11, Văn phòng Khiếu nại người tiêu dùng phía Nam (KNNTDPN) đã nhận
được công văn trả lời của Tổng Giám đốc Công ty Liên doanh Bò sữa Đồng Nai TNHH


(Lothamilk), ông Wang Tai Shan, liên quan đến khiếu nại của người tiêu dùng về sản phẩm sữa
của đơn vị này không đủ trọng lượng như ghi trên bao bì.
Ông Wang Tai Shan cho biết Lothamilk đã thu hồi toàn bộ số sữa ly giấy trên nhãn mác
ghi là 200 ml nhưng dung tích thật chỉ có 160 ml trên thị trường.
Vụ việc bắt đầu vào trung tuần tháng 11, chị Nguyễn Thị Trà, ngụ Điện Biên Phủ,
phường Đa Kao, quận 1-TPHCM, mua sữa hộp giấy Lothamilk loại ly 200 ml nhưng khi đổ ra
bình cho con chị uống thì phát hiện hộp sữa chỉ có 160 ml. Chị khiếu nại đến Văn phòng
KNNTDPN. Ngay sau đó, Lothamilk đã có văn bản trả lời lần thứ nhất rằng: “Trước đây chúng
tôi có sản xuất loại sữa 200 ml nhưng do giá thành cao dẫn đến tiêu thụ chậm, do đó công ty
ngưng sản xuất loại sữa có dung tích này mà chỉ sản xuất loại ly 155 ml và ly 180 ml. Tuy
nhiên, do vẫn còn một số vỏ ly in sẵn 200 ml cũ nên công ty tận dụng chứa sữa với dung tích
180 ml (chứ không phải sữa 160 ml như khách hàng khiếu nại) Thiếu sót của công ty là đã
không thông báo rộng rãi tới người tiêu dùng, làm cho người tiêu dùng nhầm lẫn”.
Tuy nhiên, theo Văn phòng KNNTDPN trong văn bản này, Lothamilk chỉ nhận thiếu sót
mà không đưa ra hướng giải quyết cụ thể để bảo đảm quyền lợi cho người tiêu dùng nên văn
phòng đã có văn bản “đề nghị công ty thu hồi toàn bộ sản phẩm ghi sai dung tích đang lưu
thông trên thị trường, đồng thời thông báo rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng để
người tiêu dùng không bị nhầm lẫn”
Trong văn bản trả lời lần thứ 2, Lothamilk mới khẳng định đã thu hồi toàn bộ sản phẩm
in sai nhãn mác trên thị trường về hủy bỏ. Đồng thời, cho thông báo và công khai xin lỗi khách
hàng trên Báo Đồng Nai (nơi đặt trụ sở của Lothamilk).
Chiều 28-11, đại diện Lothamilk cho biết, loại sữa ly thường được công ty bán kèm theo
suất ăn công nghiệp nên số lượng bán ra không nhiều, khoảng 2.000 ly/ngày. Vì vậy số lượng
thu hồi khoảng 1.000 ly sữa ghi sai nhãn mác.
III. Một số rủi ro mà công ty có thể gặp phải trong quá trình sản xuất sữa:
1.Nuôi bò:
- Chọn mua giống bò:
Giống bò quyết định 60 % sự thành bại của việc chăn nuôi bò sữa. Để có được bò tốt,
người chăn nuôi cần nắm rõ về giống bò sữa, kỹ thuật chọn lựa một bò giống tốt.
Rủi ro có thể đó là chọn giống bò sữa cho nâng suất kém, ít sữa, sữa đạt chất lượng

thấp, bò có sức đề kháng yếu dễ bị bệnh.
Bò sữa hầu hết là được nhập từ những nước ôn đới trong khi Việt Nam đặc biệt là ở
Đồng Nai là khu vực có khí hậu nhiệt đới, khó thích nghi với môi trường sống như nhiệt độ,
độ ẩm, cường độ nắng, thức ăn và cho nâng suất sữa không cao dẫn đến chăn nuôi không
hiệu quả.
Mua phải giống bò khó lai tạo khó khăn trong việc nhân giống mở rộng quy mô đàn
bò.
Mua phải giống bò đòi hỏi kĩ thuật chăm sóc cao về môi trường sống, thức ăn
sạch khó chăn nuôi trong điểu kiện trang trại còn ở mức thô sơ, chủ yếu là mô hình chăn
nuôi gia đình
- Chăm sóc và nuôi dưỡng bò sữa:
Thức ăn cho bò không sạch, thối, chua, mốc, lẫn các tạp chất như đinh, dây kẽm sẽ ảnh
hưởng đến sức khỏe của bò. Nước uống cho bò không sạch sẽ. Đã có nhiều trường hợp bò
chết do uống nước từ nguồn nước nhiễm độc các loại thuốc trừ sâu.
Chế độ dinh dưỡng cho bò không hợp lý, không có đủ nguồn thức ăn dự trữ để cho bò
ăn khi thiếu cỏ.
Chuồng trại không sạch sẽ, bò không được tắm rửa thường xuyên, tiêm vắc-xin định
kì, theo dõi không sát sao dẫn đến bò dễ mắc bệnh và lây lan ra cả đàn.
Không tạo được cảm giác thoải mái cho bò để khích thích bò tiết ra nhiều sữa.
2. Vắt sữa
Nơi vắt sữa không sạch sẽ (có mùi hố phân, gần kho thức ăn ) làm cho sữa khi vắt
xong bắt mùi.
Người vắt sữa và giờ vắt sữa không ổn định không tạo phản xạ xuống sữa. Người vắt
sữa không được khám sức khỏe định kỳ, mắc bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng tới sức khỏe
đàn bò.
Người vắt sữa không có kinh nghiệm vắt sữa có thể làm bẩn sữa, làm giảm lượng sữa
vắt được.
Các dụng cụ chứa sữa không chuyên biệt, không vệ sinh sạch sẽ, tẩy trùng làm cho
bệnh viêm vú lây lan.
3. Bảo quản.

Sữa sau khi vắt không được lọc bằng vải mùng sạch. Chứa vào các thùng không chuyên
dùng làm cho sữa bị biến đổi chất lượng . Không làm lạnh theo nhiệt độ quy định. Sau đó lại
chuyển đến nhà máy không đúng thời gian quy định hoặc chuyển đến chậm .
4.Vận chuyển
Chi phí vận chuyển tăng dẫn tới giảm doanh thu.
Quá trình vận chuyển từ các trang trại, hộ nông dân tới nhà máy chế biến mất nhiều thời
gian dẫn tới chất lượng sữa giảm.
Phương tiện vận chuyển không đạt yêu cầu về bảo quản sữa trong quá trình vận chuyển.

5.Chế biến
Sữa thanh trùng hoặc tiệt trùng không đủ thời gian, không đúng quy trình làm cho chất
lượng sữa giảm xuống.
Sữa chế biến không hợp vệ sinh gây bệnh về tiêu hóa .
IV. Một số giải pháp ngăn ngừa rủi ro
Nhu cầu của thị trường ngày càng cao về số lượng, chất lượng và chủng loại sản phẩm chăn
nuôi. Do đó phải có giống tốt mới có thể đáp ứng được nhu cầu
Chăn nuôi theo phương thức sản xuất hàng hóa với quy mô lớn đòi hỏi phải có đủ giống
cho sản xuất thì mới có thể phát triển. đồng thời giống phải có chất lượng, năng suất cao thì sản
xuất mới đem lại hiệu quả kinh tế.
Quy hoạch sắp xếp lại các đơn vị nuôi giữ giống gốc, đồng thời tiếp tục đầu tư cơ sở hạ
tầng kỹ thuật để xây dựng đàn giống hạt nhân làm cơ sở xây dựng chương trình tạo giống cung
cấp cho người chăn nuôi những giống đã được cải tạo, cải tiến, có năng suất, chất lượng cao.
• Khâu vắt sữa
Sữa tươi khi mới vắt ra thường có độ chua khoảng 16-170T(độ tencne). Nhưng nếu không
được bảo quản thì với nhiệt độ không khí 30-350C nó rất nhanh chóng bị chua và hư hỏng. độ
chua của sữa sau thời gian bảo quản khác nhau, các loại vi sinh vật( vi trung, men, mốc) có thể
xâm nhập vào sữa thông qua: dụng cụ, thiết bị, thức ăn, tay chân quần áo của người vắt sữa và
vú của bò sữa.vì thế trong quá trình vắt sữa bò bắt buộc phải đảm bảo các khâu về sinh cá nhân
người vắt sữa, chuồng bò, vú bò trước khi vắt sữa và các dụng cụ chứa sữa, thiết bị chế biến
sữa.

Có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho nông dân phát triển nguyên liệu cung cấp
cho các cơ sở chế biến như hỗ trợ các yếu tố đầu vào (giống, phân bón…)
Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, xây dựng chuồng trại phù hợp với sinh lý và chức năng
sản xuất của bò sữa, đảm bảo mùa đông ấm, mùa hè mát, mùa mưa khô ráo.
Mỗi chuồng trại phải có hệ thống thoát nước, nền chuồng phải khô ráo, có hố chứa phân và
đảm bảo thông thoáng
Thực hiện dọn phân khô trước khi dùng nước để xối, cọ rửa tắm cho bò


• Nuôi bò
• Sản xuất đầy đủ thức ăn cho bò sữa
Sữa bò dùng cho người nên dinh dưỡng cho bò cũng tương tự như người. Bò ăn gì thì cho
ra sữa đó. Không thể có dòng sữa tốt, đủ thành phần dinh dưỡng nếu chỉ cho bò ăn cỏ, bắp, đọt
mía, mật mía, thân cây bắp, thân và bã cọ dầu…Do vậy, trong chăn nuôi bò sữa, ngoài thành
phần thức ăn cần thiết, còn phải bổ sung thêm các chất đạm, chất khoáng, vitamin… mới có thể
sản xuất ra nguồn sữa tốt nhất
Chăn nuôi theo hướng chăn thả tận dụng đồng cỏ tự nhiên là rất có hiệu quả vì người chăn
nuôi hầu như không cần phải chi phí về thức ăn
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng màu để tận dụng thức ăn cho bò sữa với giá thành thấp, Tận
dụng triệt để nguồn thức ăn hiện có
Chuyển giao rộng rãi kỹ thuật ủ rơm và tận dụng các phụ phẩm khác làm thức ăn thô xanh
cho bò sữa
Quy hoạch đất trồng cỏ gần chuồng trai chăn nuôi để tiện quản lý, chăm sóc, thâm canh
tăng năng suất và tiện sử dụng.
Mỗi sự thay đổi về thời tiết khí hậu, dịch bệnh và sự chăm sóc của con người đều tác động
trực tiếp đến quá trình phát triển của bò sữa
Đẩy mạnh việc quản lý kiểm tra vệ sinh sản phẩm, kiểm dịch vận chuyển bò sữa.
Nhà nước phải không ngừng đầu tư mạng lưới thú y từ Trung ương đến địa phương với các
thiết bị cơ sở vật chất hiện đại đảm bảo chữa trị, phòng trừ dịch bệnh cho đàn bò sữa
Nhà nước hỗ trợ kinh phí để tiêm phòng định kỳ vacxin lở mồm long móng, kiểm tra định

kỳ các bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng cho bò sữa
Công ty cần đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ các cán bộ làm công tác thú y để đảm bảo
công tác phòng và trị bệnh kịp thời cho đàn bò sữa
Công ty cần phải tập huấn cho công nhân chăn nuôi bò sữa biết được các triệu chứng của
một số bệnh thông thường mà bò sữa thường gặp như bệnh viêm vú, bệnh sản khóa, sán lá
gan…nhằm giúp cho người công nhân chăm sóc đàn bò tốt hơn.
Xây dựng bể chứa nước thải tập trung nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường gây hại đến sức
khỏe của người dân.
• Khâu bảo quản sữa
Trước mỗi lần vắt sữa phải làm vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ, gọn gàng; dụng cụ để vắt sữa
(thùng, xô, cốc ) phải được rửa sạch, nhúng qua nước sôi trước khi sử dụng; khăn, vải xô để
lau, lọc lắng sữa phải luộc qua nước sôi và phơi thật khô; khăn để lâu bầu vú bò phải nhúng
qua nước sôi và vắt kiệt trước khi lau; người vắt sữa cũng phải sạch sẽ
Sau khi vắt xong, tất cả các dụng cụ, khăn, vải xô dùng để vắt sữa xong phải cọ, giặt thật
sạch, phơi khô ngoài nắng.

Sữa tươi sau khi vắt phải được lọc sạch qua 2-3 lớp vải xô. Nếu hợp đồng bán sữa thường
xuyên cho trạm thu mua, nhà máy chế biến cần phải đổ sữa ngay vào bình chuyên dùng để
tránh sữa tiếp xúc với không khí bị oxy hoá làm sữa chóng bị chua. Nếu phải vận chuyển sữa đi
xa, phải tiến hành thanh trùng ngay bằng phương pháp cách thuỷ, rồi để nguội và bảo quản
trong tủ lạnh ở nhiệt độ 4-6oC.

• Vận chuyển sữa
Giao thông là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển
sữa, vì vậy muốn đảm bảo vận chuyển nhanh chống phải có phương tiện vận tải chuyên dùng
giao thông tốt từ nơi sản xuất đến nơi chế biến không quá xa,và phải kể đến các khâu thức ăn
tinh, thuốc thú y…giao thông thuận lợi thì người chăn nuôi có thể mua thức ăn một cách dễ
dàng nhanh chóng và là một yếu tố hạ giá thành sản phẩm.
Việc vận chuyển sữa rất quan trọng nếu từ nơi chăn bò đến các cơ sở chế biến quá xa hoặc
phương tiện điều kiện giao thông không thuận lợi thì việc chăn nuôi bò sữa sẽ không có hiệu

quả hoặc sẽ không thể phát triển được. trong điều kiện khí hậu, đất đai, đồng cổ thuận lợi
nhưng xa nơi tiêu thụ cần có thị trường tiêu thụ sữa rộng lớn sát với khu vực sản xuất điều kiện
phương tiện giao thông cho việc thu mua vận chuyển bảo quản sữa, cung cấp thức ăn và
chuyển giao kĩ thuật.
Sữa bò tươi là loại sản phẩm dễ bị hư hỏng nên đòi hỏi khá nghiêm ngặt về thời gian tiêu
thụ, sơ chế, bảo quản. vì vậy việc tiêu thụ sữa là một trong những khâu quan trọng của quá
trình chăn nuôi bò sữa. phải lựa chọn kênh tiêu thụ phù hợp để năng cao hiệu quả sản xuất của
ngành, phải kết hợp với những phương tiện chuyên chở, bảo quản thích ứng
Tổ chức bảo quản lạnh với những nhóm xa trung tâm thu gom
Cần có hợp đồng cung ứng nguyên liệu giữa bên thu gom với nhà máy sữa và công ty sao
cho vừa tiêu thụ được sản phẩm vừa tránh bị động cho nhà máy .
Nhà nước cần phải có các chính sách bảo hộ hàng hóa sản xuất trong nước nhất là phải có
chính sách thuế thích hợp, linh hoạt trong từng thời kì và có biện pháp chống buôn lậu có hiệu
quả.
Hỗ trợ kinh phí vận chuyển và phí bảo quản sữa về nhà máy cho các hộ nông dân
Tham gia các hiệp hội ngành hàng và chủ hàng nhằm tạo điều kiện thuận lợi thuận giao
thương giữa các doanh nghiệp


×