Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

SKKN: Hướng dẫn học sinh THCS lập phương trình hóa học hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (303.26 KB, 46 trang )

PHềNG GIO DC V O TO VN GIANG
TRNG TRUNG HC C S LIấN NGHA
Kinh nghiệm
HƯớng dẫn học sinh
lập phơng trình hóa học hiệu
quả
Lĩnh vực : Nâng cao chất lợng dạy học môn Hóa học
Môn: Hóa học
Tác giả: Đào Thị Trà
Giáo viên: Sinh - Hóa
Năm học 2013 - 2014
PHN L LCH
- H tờn: o Th Tr
- Chc v: Giỏo viờn
- T: Khoa hc t nhiờn
- Trng THCS Liờn Ngha Huyn Vn Giang Tnh Hng Yờn
- Kinh nghim: Hng dn hc sinh lp phng trỡnh húa hc hiu qu

1
NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
1 PTHH: Phương trình hóa học
2. THCS: Trung học cơ sở
3. THPT: Trung học phổ thông
4. HS: Học sinh
5. BCNN: Bội chung nhỏ nhất

2
A. MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. Thực trạng của vấn đề:
Phương trình hóa học là một nội dung kiến thức rất quan trọng trong dạy học


Hóa học, do đó việc lập đúng phương trình hóa học lại càng quan trọng hơn. Vì lập
đúng phương trình hóa học thì các em mới giải đúng các bài toán hoá học ( đặc biệt
các bài toán tính theo phương trình hóa học).
Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy rằng việc lập phương trình hóa học
là vấn đề hết sức nan giải đối với nhiều học sinh và nhiều giáo viên: Học sinh
mất nhiều thời gian để lập phương trình hóa học, vì các em chưa nắm được qui
luật nên chọn nguyên tố hóa học nào trong sơ đồ phản ứng để cân bằng trước
(trừ một số ít học sinh khá - giỏi, các em nhạy bén và có khả năng lựa chọn
nhanh các hệ số để lập thành phương trình hóa học, mặt dù vậy các em này
cũng mất thời gian lựa chọn nhiều lần.). Một số giáo viên còn lúng túng khi
hướng dẫn học sinh cách chọn hệ số để cân bằng, đưa ra nhiều phương pháp
lựa chọn các hệ số, gây nhiễu cho học sinh.
Với những lý do trên, tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “ Hướng dẫn
học sinh lập phương trình hóa học hiệu quả ” để học sinh tham khảo và tự rèn
luyện cho mình những kinh nghiệm bổ ích trong quá trình cân bằng số nguyên tử các
nguyên tố khi lập phương trình hoá học một cách tự tin và hứng thú.
2. Ý nghĩa của giải pháp mới:
Đề tài “ Hướng dẫn học sinh lập phương trình hóa học hiệu quả ” giúp
học sinh:
- Củng cố các kiến thức liên quan đến phản ứng hóa học
- Cung cấp cho HS một số phương pháp thường dùng khi lập PTHH, cách
lựa chọn phương pháp lập phương trình phù hợp với từng phản ứng cụ thể.

3
- Tiết kiệm thời gian trong quá trình thực hiện các dạng bài tập định tính,
định lượng của chương trình hóa học THCS.
- Hình thành được ở HS phương pháp học tập khoa học đặc trưng của bộ
môn.
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
+ Môn Hóa học Trung học cấp cơ sở

+ Các phương pháp lập phương trình hóa học
+ Cách lựa chọn phương pháp lập phương trình phù hợp vào bài học.
+ Đặc biệt: Xoáy sâu phần cách chọn hệ số để cân bằng số nguyên tử
các nguyên tố (hay nhóm nguyên tử )hiệu quả.
Do tính chất của công việc và hạn chế về mặt thời gian, không gian nên đề tài
của tôi chỉ được tiến hành tại trường THCS Liên Nghĩa - Văn Giang – Hưng Yên
4. Đối tượng nghiên cứu:
HS khối lớp 8, 9 trường THCS Liên Nghĩa
5. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng cho HS một số kĩ năng cơ bản về lập PTHH
II. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
1. Cơ sở lí luận:
Tầm quan trọng của lập phương trình hóa học trong chương trình hóa học
THCS:
- Lập phương trình hóa học là một trong những khâu rất quan trọng trong
quá trình dạy và học môn Hóa học, giúp học sinh củng cố kiến thức đã học,
đồng thời là cơ sở quan trọng để thực hiện tiếp và hoàn chỉnh các dạng bài tập
định tính, định lượng trong chương trình hóa THCS và THPT sau này.
- Khi thực hiện lập phương trình hóa học tư duy của học sinh có khả năng
phát triển cao, vì khi đó học sinh phải có cái nhìn tổng quát về sơ đồ phản ứng

4
đã đúng hay chưa để tiến hành chọn hệ số đặt trước các công thức hóa học
trong sơ đồ phản ứng và lập thành phương trình hóa học.
- Ngoài ra, khi thực hiện lập phương trình hóa học giúp học sinh có thao
tác nhanh nhẹn để giải quyết tốt lượng bài tập trong thời gian ngắn nhất.
Vì mới bắt đầu làm quen với môn Hoá học nên những kiến thức về phản ứng
hóa học, bản chất của phản ứng còn rất trừu tượng với HS. Thời gian dành cho phần
này không nhiều (5 tiết của chương 2 - Hóa 8) nên nhiều học sinh chưa nắm được
đặc biệt là cách lập PTHH.

2. Cơ sở thực tiễn.
Qua quan sát, trao đổi với đồng nghiệp và điều tra tình hình thực tế về việc
vận dụng kiến thức để lập đúng phương trình hoá học của học sinh ở trường trung
học cơ sở Liên Nghĩa nói riêng và các trường trung học cơ sở khác ở huyện Văn
Giang nói chung tôi thấy:
a. Về phía học sinh:
- Có rất nhiều học sinh hiểu cách lập phương trình hoá học một cách mơ hồ.
- Kỹ năng lập phương trình hoá học của nhiều học sinh còn yếu. Đa số còn
lúng túng không biết phải bắt đầu cân bằng từ nguyên tố nào trước, việc đặt hệ số
thường theo cảm tính.
- HS mất nhiều thời gian để lập PTHH do vậy thường mất nhiều thời gian cho
việc giải các bài toán định tính và định lượng. Nhiều HS làm sai bài tập định lượng
do cân bằng PTHH sai.
- Đa số các em học sinh có lực học yếu, trung bình và nhiều học sinh khá thấy
việc cân bằng phương trình hoá học quá khó, khi lập phương trình lại không chính
xác, điều này vẫn thường xuyên xảy ra làm cho các em chán nản, mất tự tin cho rằng
mình không có năng lực học bộ môn Hoá .
- Kết quả học tập bộ môn còn thấp.

5
b. Về phía giáo viên:
Một số giáo viên kinh nghiệm hướng dẫn HS cách lập phương trình còn hạn
chế:
- Cách lập PTHH chỉ giới hạn trong phạm vi kiến thức SGK nên không hướng
dẫn được cho học sinh cách lựa chọn phương pháp lập PTHH tiêu biểu phù hợp với
từng loại phản ứng cụ thể.
- Không chỉ ra cho HS quy luật lựa chọn nguyên tố khi bắt đầu đặt hệ số để
lập PTHH.
3. Các biện pháp tiến hành:
- Khảo sát thực tế: Trực tiếp dự giờ giáo viên, trao đổi cùng đồng nghiệp

về cách hướng dẫn HS lập PTHH trong các phản ứng cụ thể, xem đồng nghiệp cảm
thấy khi dạy vấn đề này thì phần nào đồng nghiệp cảm thấy khó dạy nhất để rút
kinh nghiệm. Trao đổi với HS xem khi lập PTHH em cảm thấy khó nhất ở bước
nào. Tại sao? Trực tiếp chấm, chữa bài kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kì,
kết quả thi học sinh giỏi các cấp qua các năm học của học sinh trường THCS
Liên Nghĩa nhằm tìm hiểu việc rèn luyện kĩ năng lập phương trình hóa học của
học sinh.
- Nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu kĩ SGK, tìm đọc các tài liệu có liên quan
đến nội dung “các phương pháp lập PTHH” nhằm xây dựng cơ sở lí luận cho
đề tài.
- Phân tích và tổng hợp kinh nghiệm giáo dục.
- Vận dụng các phương pháp lập PTHH phù hợp vào thực tiễn giảng dạy của
mình, học tập của học sinh, cũng như thu thập ý kiến phản hồi từ học sinh và đồng
nghiệp, rút kinh nghiệm sữa chữa, bổ sung, hoàn thiện đề tài.
4. Thời gian tạo ra giải pháp:
- Định hướng khái quát để nghiên cứu đề tài từ tháng 12 năm 2010.

6
- Tiến hành nghiên cứu, điều tra vạch ra phương pháp để giải quyết vấn đề
từ ngày 1/2010.
- Áp dụng các tiết học khác có thực hiện lập phương trình hóa học và dạy
thực nghiệm vào các tiết phụ đạo và bồi dưỡng học sinh giỏi trong: học kì 2
năm học 2010 - 2011, các năm học 2011- 2012, 2013 – 2014.
- Đánh giá và rút kinh nghiệm kết quả học tập của học sinh qua việc kiểm
tra thường xuyên, kiểm tra định kì, kiểm tra học kì I, II và thi học sinh giỏi các
cấp thấy có hiệu quả.
- Viết và hoàn thiện vào tháng 3/2014
B. NỘI DUNG
I. Mục đích nghiên cứu:
- Cung cấp cho HS một số phương pháp cơ bản và nâng cao về các phương pháp

lập PTHH, giúp HS hiểu rõ bản chất của từng phương pháp từ đó biết cách lựa chọn
phương pháp lập PTHH hợp lí cho các phản ứng cụ thể
- Tạo cho HS niềm tin, sự yên tâm, say mê học tập và tìm tòi thêm về môn
Hóa học. phát huy được quá trình học sinh tự nhận thức, tự khám phá tìm tòi
các tri thức Hóa học một cách chủ động, tích cực là quá trình tự phát hiện và
giải quyết các vấn đề. Góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả dạy
học môn Hóa học của trường THCS Liên Nghĩa
- Ngoài ra tôi còn tìm tòi, mở rộng, nâng cao để giúp học sinh giỏi lập
nhanh các phương trình hóa học oxi hóa – khử khó bằng nhiều cách khác nhau
nhằm phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện trí thông minh. Từ đó các em có khả
năng giải quyết các bài tập hóa học còn lại một cách tự tin, chủ động
II. Phương pháp tiến hành:
1. Mô tả các giải pháp của đề tài:
Tôi cho rằng, lập phương trình hoá học không phải là vấn đề mới đối với
học sinh trung học cơ sở, nhưng để lập đúng phương trình hoá học là việc làm không
dễ đối với nhiều học sinh lớp 8-9. Vì khi dạy bài “lập phương trình hóa học” lớp 8

7
giáo viên không đủ thời gian để liệt kê các phương pháp lập PTHH mà chỉ giới thiệu
cách lập chung (theo sách giáo khoa) nên nhiều học sinh chưa nắm được.
Nội dung của đề tài là trình bày :
- Một số phương pháp lập PTHH cụ thể, hệ thống mà trong sách giáo khoa
và các sách tham khảo khác chưa đề cập đến hoặc chưa tổng hợp thành hệ thống
(Các giải pháp này chỉ đề cập đến bước thực hiện thứ 2 trong 3 bước lập
phương trình hóa học mà sách giáo khoa đã đề cập, đó là: Chọn hệ số thích hợp
đặt trước các công thức hóa học trong sơ đồ phản ứng để cân bằng số nguyên
tử của mỗi nguyên tố.).
- Cách lựa chọn phương pháp lập PTHH phù hợp với từng phản ứng.
- Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lập PTHH hiệu quả của bản thân
Đây là tính mới của đề tài, có thể áp dụng ở trường trung học cơ sở và giáo

viên có thể thực hiện đề tài này qua các buổi phụ đạo học sinh yếu kém, các tiết học
tự chọn, qua các giờ ôn tập, luyện tập chính khóa.
1.1. Cách làm cũ:
Thời gian của 1 tiết học chỉ gói gọn trong 45 phút, để học sinh biết cách lập
một phương trình không phải là việc dễ dàng. Sự hướng dẫn trong SGK chỉ là cơ
bản quá sơ sài. Thời gian dành cho các tiết học về cách lập PTHH còn rất ít:
+ 2 tiết với 3 nội dung trong bài 16: Phương trình hóa học (Hóa học 8)
+ 1 tiết ôn tập toàn bộ kiến thức trọng tâm chương II: Phản ứng hóa
học trong bài 17: Bài luyện tập 3 (Hóa học 8)
Ví dụ 1: (Trích ví dụ mục 2: Các bước lập PTHH – Hóa học 8/ 55; 56):
Hãy lập phuơng trình của phản ứng: Nhôm tác dụng với khí oxi tạo ra nhôm
oxit ( Al
2
O
3
)
Bước 1: Viết sơ đồ phản ứng Al + O
2
> Al
2
O
3
Bước 2:Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố

8
Số nguyên tử Al và O đều không bằng nhau, nhưng nguyên tố oxi có số nguyên
tử nhiều hơn. Ta bắt đầu từ nguyên tố này.
Trước hết ta làm chẵn số nguyên tử O bên phải tức là đặt hệ số 2 trước Al
2
O

3

Al + O
2
> 2Al
2
O
3
Bên trái cần có 4 Al và 6O tức 3O
2
, tức là các hệ số 4 và 3 là thích hợp
Bước 3: Viết phương trình hoá học
4Al + 3 O
2
 2Al
2
O
3
Ví dụ 2: (Trích ví dụ mục 2: phương trình hóa học bài 17: Luyện tập chương 3 –
Hóa học 8/ 59; 60):
Lập PTHH của phản ứng có sơ đồ sau:
Al + HCl > AlCl
3
+ H
2
- Trước hết ta làm chẵn số nguyên tử H ở vế trái:
Al +2HCl > AlCl
3
+ H
2

- Bắt đầu cân bằng số nguyên tử Cl: BCNN của 2 và 3 là 6 do đó:
Al + 6HCl > 2AlCl
3
+ H
2
- Tiếp đến cân bằng số nguyên tử Al và H. Hãy tìm hệ số thích hợp cho PTHH
trên: ?Al +6HCl > 2AlCl
3
+ H
2
- PTHH là: 2Al + 6HCl  2AlCl
3
+ 3H
2
Như vậy, theo sự hướng dẫn của SGK cùng với khả năng nhận thức của học
sinh và thời gian ít ỏi chỉ một số ít học sinh biết cân bằng, số còn lại các em chưa
hiểu được bản chất của vấn đề.
+ Kết quả
Tôi đã tiến hành khảo sát kết quả học tập của lớp 8D năm học 2011 – 2012 vào
bài 17: Bài luyện tập 3 ( Hóa học 8) do tôi đứng lớp giảng dạy, kết quả như sau:
Lớp Tổng
số
G K TB Yếu Kém TB trở
lên
Dưới TB
8D 40 SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL %

9
2 5 11 27,5 10 25 17 42,5 13 32,5 27 67,5
Từ những kết quả khảo sát trên,tôi nhận thấy giờ dạy của tôi chưa thành công,

bởi vì mấy lý do sau:
+ Học sinh thấy khó hiểu khó vận dụng, không hiểu rõ bản chất tiếp nhận kiến
thức một cách thụ động, thiếu sáng tạo nên không hứng thú học tập,
+ Giáo viên không sử dụng được hợp lý quỹ thời gian cung cấp kiến thức và
luyện tập (một công đoạn quan trọng của cân bằng phương trình hoá học).
+ Tìm hiểu các đối tượng học sinh tôi thấy hầu hết các em chỉ mới nắm được
cách cân bằng các phương trình đơn giản thường là tự “mò” ra hệ số.
+ Nguyên nhân
Về phía giáo viên: bản thân tôi cũng như các đồng nghiệp khác vẫn đang
còn thụ động, lệ thuộc quá nhiều vào sách giáo khoa và sách giáo viên để thiết kế bài
dạy. Chưa thực sự dám sáng tạo và tự điều chỉnh những phần kiến thức mà mình
thấy là chưa hợp lý. Chưa rút ra được qui luật chung để chọn hệ số cân bằng
số nguyên tử các nguyên tố. Do đó làm học sinh lúng túng khi chọn hệ số để
cân bằng, mất nhiều thời gian trong quá trình lập phương trình hóa học. Chính
vì vậy mà giờ dạy trở nên nhàm chán, khô khan, công thức thiếu hiệu quả.
Về phía học sinh: khó khăn lớn nhất là các em bị hổng kiến thức về toán học
rất lớn, tư duy hạn chế bên cạnh đó bộ môn Hoá học mới bắt đầu học ở lớp 8 nhưng
lượng kiến thức rất lớn. Vì vậy khi gặp khó khăn các em thường hay chán nản,
không cố gắng tìm tòi, dẫn đến các em không yêu thích môn học, kết quả học tập
không đạt yêu cầu.
1.2. Biện pháp tiến hành
Xuất phát từ những nguyên nhân nêu trên, để góp phần nâng cao chất lượng
dạy và học bộ môn hoá, trước hết phải có những biện pháp tích cực giúp cho học

10
sinh lập đúng các phương trình hoá học. Muốn vậy, trong quá trình giảng dạy giáo
viên cần phải:
+ Giải thích cho HS hiểu: “ Vì sao phải lập PTHH của phản ứng”
+ Hướng dẫn cho học sinh nắm vững ba bước chung để lập phương trình hoá
học:

- Bước 1: Viết sơ đồ của phản ứng, gồm công thức hóa học của các chất phản
ứng và sản phẩm. Mũi tên trong sơ đồ phản ứng có dạng “ ”
- Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố: tìm hệ số thích hợp đặt
trước các công thức hóa học các chất sao cho số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở hai
vế đều bằng nhau. Đây là bước quan trọng nhất khi lập phương trình hóa học.
- Bước 3: Viết phương trình hoá học: thay mũi tên bằng mũi tên .
Khi hướng dẫn học sinh lập PTHH của phản ứng giáo viên cần đưa ra một số
lưu ý sau và giải thích để HS hiểu rõ bản chất mỗi lưu ý:
+ Lưu ý 1: Viết sơ đồ phản ứng: Phải xác định đúng CTHH chất tham gia và
sản phẩm, không được viết thiếu công thức các chất, không được viết sai công thức
hoá học. Để viết đúng công thức hoá học, phải nhớ hoá trị nguyên tố (hoặc nhóm
nguyên tử) và áp dụng quy tắc hóa trị để lập.
+ Lưu ý 2: Trong quá trình cân bằng không được thay đổi (không thêm, không
bớt) các chỉ số nguyên tử trong các công thức hoá học.
+ Lưu ý 3: Nếu trong phản ứng có nhóm nguyên tử thì coi mỗi nhóm như một
đơn vị khi cân bằng.
+ Lưu ý 4: Hệ số phải đặt trước CTHH của chất. Nếu trong phản ứng có đơn
chất thì nguyên tố có trong đơn chất cân bằng sau. Cuối cùng mới điền hệ số vào
CTHH của đơn chất.

11
Qua thực tế giảng dạy tôi thấy học sinh rất lúng túng ở bước 2 khi đi tìm hệ
số thích hợp đặt trước các công thức, do đó việc cân bằng số nguyên tử mỗi nguyên
tố là một nội dung khó đối với học sinh.
Nhằm giúp cho các em học sinh nắm vững những thao tác và phương pháp lập
đúng, nhanh các phương trình hoá học ( phương pháp lựa chọn hệ số đặt trước
các công thức hóa học trong sơ đồ phản ứng để số nguyên tử của mỗi
nguyên tố ở hai vế bằng nhau ) phù hợp với trình độ trung học cơ sở để các em
học tốt hơn môn Hoá học, qua kinh nghiệm thực tế giảng dạy tôi đã tìm hiểu và lựa
chọn một số phương pháp cơ bản, cụ thể như sau:

* Phương pháp 1: Lập phương trình hoá học bằng phương pháp Bội
chung nhỏ nhất:
Nguyên tắc chung: Để lập phương trình hoá học theo phương pháp này ta cần
thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Chọn nguyên tố: Nên bắt đầu từ những nguyên tố mà số nguyên tử
có nhiều và không bằng nhau ở hai vế.
- Bước 2: Tìm BCNN: Tìm BCNN cho số nguyên tử nguyên tố vừa chọn
- Bước 3: Đặt hệ số: Lấy BCNN chia cho số nguyên tử nguyên tố trong mỗi
chất kết quả điền vào hệ số của chất .
- Bước 4: Cân bằng các nguyên tử nguyên tố còn lại theo hệ số vừa đặt
Ví dụ 1: Lập phương trình hoá học của phản ứng có sơ đồ sau:
Al + O
2
Al
2
O
3
- Bước 1: Chọn O
- Bước 2: Tìm BCNN của 2 và 3 là 6
- Bước 3: Lấy 6 : 2 = 3. Đặt 3 trước O
2
Lấy 6 : 3 = 2. Đặt 2 trước Al
2
O
3

12
t
o
t

o
Al + 3O
2
2 Al
2
O
3
- Bước 4: Cân bằng nguyên tử Al. Thêm 4 trước Al
Al + 3O
2
2 Al
2
O
3
Ví dụ 2: Lập phương trình của phản ứng hoá học có sơ đồ sau:
Fe + Cl
2
AlCl
3

Bước 1: Chọn Cl: Cl có số nguyên tử nhiều và không bằng nhau ở 2 vế.
Bước 2: Tìm BCNN: Bội số chung nhỏ nhất của hai chỉ số 2 và 3 là 6.
Bước 3: Thêm hệ số thích hợp
- Ta lấy 6 : 3 = 2 => đặt hệ số 2 trước công thức FeCl
3
.
- Ta lấy 6 : 2 = 3 => đặt hệ số 3 trước công thức Cl
2
ta được:
Fe + 3Cl

2
2AlCl
3

- Tiếp theo, ta cân bằng Al: Đặt hệ số 2 trước Al, ta được:
2Fe + 3Cl
2
2AlCl
3

Bước 3: Viết phương trình hoá học:
2Al + 3Cl
2
2AlCl
3

Ví dụ 3: NaOH + FeCl
3
> Fe(OH)
3
+ NaCl
Bước 1: Chọn Cl :
Bước 2: Tìm BCNN: Bội số chung nhỏ nhất của hai chỉ số 3 và 1 là 3.
Bước 3: Thêm hệ số thích hợp
- Lấy 3 : 3 = 1. Không cần thêm hệ số vào FeCl
3
- Lấy 3: 1 = 3. Đặt 3 trước NaCl
NaOH + FeCl
3
> Fe(OH)

3
+ 3NaCl
Bước 3: Cân bằng các nguyên tử nguyên tố còn lại:

13
t
o
t
o
t
o
t
o
t
o
- Na: Thêm 3 vào NaOH:
3NaOH + FeCl
3
> Fe(OH)
3
+ 3NaCl
- Kiểm tra nhóm OH ở 2 vế, được PTHH:
3NaOH + FeCl
3
Fe(OH)
3
+ 3NaCl
Nhận xét:
+ Ưu điểm: Phương pháp đơn giản, dễ hiểu, HS dễ áp dụng
+ Hạn chế: Phương pháp này chỉ áp dụng được cho các phản ứng hóa học đơn

giản:
+ Áp dụng vào bài dạy : Phương pháp này phù hợp cho phản ứng đơn giản
mà nguyên tố ( nhóm nguyên tử ) lựa chọn để “ bắt đầu ” chỉ có trong 1 chất tham
gia và 1 chất sản phẩm. Ví dụ trong một số phản ứng sau:
1. P + O
2
> P
2
O
5
2. Al + Cl
2
> AlCl
3
3. Mg + O
2
> MgO
4. Al + CuCl
2
> AlCl
3
+ Cu
5. Al + H
2
SO
4
> Al
2
(SO
4

)
3
+ H
2

6. KClO
3
> KCl + O
2

7. KOH + H
2
SO
4
> K
2
SO
4
+ H
2
O
8. ……………
Sau khi dạy xong bài: Phương trình hóa học (Hóa 8) giáo viên có thể đưa
ngay phương pháp này vào phần luyện tập cho HS vận dụng.
* Phương pháp 2: Lập phương trình hoá học bằng phương pháp chẵn - lẻ.

14
t
o
Nguyên tắc chung: Để lập phương trình hoá học theo phương pháp này ta

cần thực hiện theo các bước sau:
-Bước 1: Chọn nguyên tố: Nên bắt đầu từ những nguyên tố mà số nguyên tử
có nhiều và không bằng nhau ở hai vế.
- Bước 2: Làm chẵn: Trường hợp số nguyên tử của một nguyên tố ở vế này là
số chẵn và ở vế kia là số lẻ thì trước hết phải đặt hệ số 2 vào trước CTHH của chất
mà số nguyên tử là số lẻ
- Bước 3: Đặt hệ số: Cân bằng nguyên tố khác theo hệ số 2 vùa đặt bằng cách
thêm hệ số thích hợp và hoàn thành PTHH
Khi cân bằng cần lưu ý HS:
+ Đặt hệ số đến đâu thì chọn ngay nguyên tố có trong chất đó để cân bằng
tiếp.
Ví dụ 1: Lập phương trình hoá học của phản ứng có sơ đồ sau:
P + O
2
P
2
O
5
Bước 1: Chọn nguyên tố: Bắt đầu từ nguyên tố O có nhiều nguyên tử hơn.
Bước 2: Làm chẵn: Trước hết phải làm chẵn số nguyên tử O ở vế phải tức là
đặt hệ số 2 trước công thức P
2
O
5
.
P + O
2
2P
2
O

5
- Bước 3: Đặt hệ số và hoàn thành phương trình: Tiếp đó đặt hệ số 5 trước O
2
và 4 trước P. Như vậy cả hai bên đều có 10 O và 4 P.
Viết phương trình hoá học:
4P + 5O
2
2P
2
O
5
Ví dụ 2: Cân bằng phương trình hoá học sau.
Al + CuCl
2
> AlCl
3
+ Cu
Ta thấy số nguyên tử Cl trong công thức CuCl
2
là chẵn còn trong AlCl
3
lẻ.

15
t
o
t
o
t
o

Cách làm: Thêm 2 trước công thức AlCl
3
,
Al + CuCl
2
> 2AlCl
3
+ Cu
Tiếp theo thêm 3 vào trước CuCl
2
2Al + 3CuCl
2
> 2AlCl
3
+ Cu
Cuối cùng ta cân bằng Cu và Al, ta được phương trình hoá học:
2Al + 3CuCl
2


2AlCl
3
+ 3Cu
Ví dụ 3: Lập phương trình hoá học của phản ứng có sơ đồ sau:
KMnO
4
+ HCl

KCl + MnCl
2

+ Cl
2
+ H
2
O
Nếu nhìn vào phản ứng trên đa số HS đều thấy để lập PTHH cho phản ứng
là việc làm rất khó, không biết làm chẵn vào Cl vế trái hay vế phải. Vì vậy giáo viên
cần đưa ra tình huống và cho HS kết luận kinh nghiệm sau:
+ Trong phản ứng nguyên tố vừa chọn có trong nhiều chất khác nhau thì nên
làm chẵn số nguyên tử nguyên tố đó ở vế phức tạp trước.
+ Trong phản ứng nếu có đơn chất tham gia thì nguyên tố đó cân bằng sau
cùng. Hệ số của đơn chất thêm sau.
Bước 1: Chọn Cl
Bước 2: Thêm 2 vào trước KCl làm chẵn Cl
KMnO
4
+ HCl

> 2KCl + MnCl
2
+ Cl
2
+ H
2
O
Bước 3: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố khác:
- K: Thêm 2 vào KMnO
4
:
2KMnO

4
+ HCl

2KCl + MnCl
2
+ Cl
2
+ H
2
O
- Mn: Thêm 2 vào MnCl
2
2KMnO
4
+ HCl

> 2KCl + 2MnCl
2
+ Cl
2
+ H
2
O
- O : Thêm 8 trước H
2
O
2KMnO
4
+ HCl


> 2KCl + 2MnCl
2
+ Cl
2
+ 8H
2
O

16
- H: Thêm 16 trước HCl:
2KMnO
4
+ 16HCl

> 2KCl + 2MnCl
2
+ Cl
2
+ 8H
2
O
- Cuối cùng cân bằng Cl: Thêm 5 trước Cl
2
2KMnO
4
+ 16HCl


2KCl + 2MnCl
2

+ 5Cl
2
+ 8H
2
O
Nhận xét:
+ Ưu điểm:
- Vận dụng phương pháp này học sinh dễ dàng lập nhanh và đúng với đa số
các phương trình hoá học. Do đó có thể áp dụng cho nhiều đối tượng học sinh.
- Phương pháp này áp dụng được cho tất cả các phản ứng hóa học có thể cân
bằng theo phương pháp BCNN.
- Vận dụng phương pháp này HS có thể cân bằng được hầu hết các phản ứng
cơ bản từ đơn giản đến phức tạp có trong chương trình SGK hóa 8, 9. Ví dụ một số
phản ứng sau
1. SO
2
+ O
2
> SO
3
2. FeCl
2
+ Cl
2
> FeCl
3
3. FeS
2
+ O
2

> Fe
2
O
3
+ SO
2
4. Na + H
2
O > NaOH + H
2
5. KClO
3
+ HCl > KCl + Cl
2
+ H
2
O
6. Fe
3
O
4
+ H
2
SO
4
> Fe
2
(SO
4
)

3
+ FeSO
4
+ H
2
O
7. Al + NaOH + H
2
O > NaAlO
2
+ H
2
8. Cu(NO
3
)
2
> CuO + NO
2
+ O
2
9. NaCl + H
2
O > NaOH + Cl
2
+ H
2

10. Cu + H
2
SO

4
> CuSO
4
+ SO
2
+ H
2
O
+ Hạn chế:

17
- Tuy nhiên, phương pháp này rất khó áp dụng đối với một số phản ứng đặc
biệt, những phương trình phức tạp. Như:
Fe
3
O
4
+ CO > Fe + CO
2
Al + HNO
3
> Al(NO
3
)
3
+ NO
2
+ H
2
O

Fe
x
O
y
+ H
2
SO
4
> Fe
2
(SO
4
)
3
+ SO
2
+ H
2
O
……
+ Kinh nghiệm áp dụng : Phương pháp này nên hướng dẫn HS vào tiết luyện
tập chương 2 (hóa 8), các tiết tự chọn hoặc thông qua các buổi học chuyên đề.
* Phương pháp 3: Lập phương trình hoá học bằng phương pháp phân số.
Nguyên tắc chung: Để lập phương trình hoá học theo phương pháp này ta cần
thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Chọn các hệ số là số nguyên hay phân số đặt trước các công thức hoá
học sao cho số nguyên tử của các nguyên tố ở hai vế bằng nhau.
Bước 2: Quy đồng mẫu số rồi khử mẫu.
Bước 3: Viết phương trình hoá học.
Kinh nghiệm: + Nên bắt đầu từ nguyên tố có số nguyên tử nhiều nhất và không

bằng nhau ở 2 vế.
+ Hệ số là phân số thường đặt trước CTHH của dơn chất.
Ví dụ 1: Lập phương trình của phản ứng hoá học có sơ đồ sau:
P + O
2
P
2
O
5

Bước 1: - Ta thấy ở vế phải có 2 nguyên tử P và 5 nguyên tử O, còn ở vế trái
có 1 nguyên tử P và 2 nguyên tử O .

18
t
o
- Chọn hệ số 2 đặt vào trước P hệ số
2
5
vào trước O
2
để cân bằng số nguyên tử
của các nguyên tố.
2P +
2
5
O
2
P
2

O
5
Bước 2: Quy đồng mẫu số chung là 2 sau đó khử mẫu, ta được (nhân tất cả
các hệ số cho 2):
4P + 5O
2
2P
2
O
5
Bước 3: Viết phương trình hoá học.
4P + 5O
2
2P
2
O
5
Ví dụ 2: Lập phương trình của phản ứng hoá học có sơ đồ sau:
Al
2
O
3
Al + O
2
Bước 1:
- Ở phương trình này ta thấy ở vế phải có 1 nguyên tử Al và 2 nguyên tử O,
còn ở vế trái có 2 nguyên tử Al và 3 nguyên tử O.
- Chọn hệ số 2 đặt vào trước Al và
3
2

vào trước O
2
để cân bằng số nguyên tử
của các nguyên tố.
Al
2
O
3
2Al +
3
2
O
2
Bước 2: Quy đồng mẫu số chung là 2 sau đó khử mẫu, ta được (nhân tất cả
các hệ số cho 2):
2Al
2
O
3
4Al + 3O
2
Bước 3: Viết phương trình hoá học.
2Al
2
O
3
4Al + 3O
2
Nhận xét:


19
t
o
t
o
t
o
đpnc
đpnc
đpnc
đpnc
+ Ưu điểm:
- Phương pháp này tương tự như phương pháp chẵn - lẻ, học sinh sẽ áp dụng
hiệu quả với các phương trình hoá học đơn giản.
- Đặc biệt HS có thể kết hợp phương pháp này với phương pháp chẵn – lẻ
hoặc BCNN ở nhiều phản ứng khác nhau
Ví dụ: Al + HCl > AlCl
3
+ H
2
Bước 1: Chọn Cl
Bước 2: Tìm BCNN của 1 và 3 là 3
Bước 3: Thêm 3 trước HCl
: Al + 3HCl > AlCl
3
+ H
2
Lúc này Al và Cl ở 2 vế đã bằng nhau. Nên thêm hệ số 3/2 trước H
2
Al + 3HCl > AlCl

3
+ 3/2 H
2
Nhân hệ số 2 vế với 2 ta được PTHH:

2Al + 6HCl  2AlCl
3
+ 3 H
2
Trong giảng dạy, khi vận dụng phương pháp này kết hợp với phương pháp
BCNN tôi nhận thấy HS của tôi có hứng thú với cách này hơn so với cách mà SGK
trình bày trong ví dụ bài 17: Bài luyện tập 3 – Hóa học 8.
Giáo viên đưa thêm một số VD khác để HS vận dụng:
1. C
2
H
2
+ O
2
> CO
2
+ H
2
O
2. C
4
H
10
+ O
2

> CH
3
COOH + H
2
O
………
+ Hạn chế: Phương pháp này rất khó áp dụng đối với những phương trình phức
tạp, đặc trưng như: Fe
3
O
4
+ CO > Fe + CO
2
Al + HNO
3
> Al(NO
3
)
3
+ NO
2
+ H
2
O

20
Fe
x
O
y

+ H
2
SO
4
> Fe
2
(SO
4
)
3
+ SO
2
+ H
2
O
+ Kinh nghiệm áp dụng: Phương pháp này nên hướng dẫn HS vào tiết luyện
tập chương 2 (hóa 8), các tiết tự chọn hoặc thông qua các buổi học chuyên đề ( tiến
hành trước hoặc sau phương pháp chẵn – lẻ).
* Phương pháp 4: Lập phương trình hoá học bằng phương pháp đại số
Nguyên tắc chung: Để lập phương trình hoá học theo phương pháp này ta cần
thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Đặt hệ số cân bằng là các chữ a, b, c,… trước các chất trong phản ứng
(a, b, c là những số nguyên).
Bước 2: - Lập phương trình đại số (thực chất là hệ phương trình) theo nguyên
tắc bảo toàn số nguyên tử mỗi nguyên tố ở 2 vế theo a, b, c.
- Giải tìm a, b, c: Chọn ẩn số bất kì bằng một giá trị nào đó (thường
bằng 1), rồi giải tìm nghiệm các ẩn số còn lại.
- Nhân nghiệm tìm được với một số thích hợp để các hệ số là số
nguyên (nếu nghiệm không nguyên).
Bước 3: Viết phương trình hoá học.

Ví dụ 1: Lập phương trình hoá học của phản ứng theo sơ đồ sau:
Fe
2
O
3
+ CO Fe + CO
2
Bước 1: Đặt hệ số a, b, c, d đứng trước các chất trong phản ứng:
aFe
2
O
3
+ bCO cFe + dCO
2
Bước 2: Từng nguyên tố 2 vế bằng nhau:
Fe: 2a = c (1)
O: 3a + b = 2d (2)
C: b = d (3)

21
Chọn a = 1. Từ (1) => c = 2
Thế (3) vào (2) => b = 3 = d
Bước 3: Viết phương trình hoá học:
Fe
2
O
3
+ 3CO

2Fe + 3CO

2
Ví dụ 2: Lập phương trình hoá học của phản ứng (phản ứng phức tạp):
KMnO
4
+ HCl > MnCl
2
+ KCl + Cl
2
+ H
2
O
Bước 1: Đặt hệ số a, b, c, d, e, f trước các chất trong phản ứng:
aKMnO
4
+ bHCl > cMnCl
2
+ dKCl + eCl
2
+ fH
2
O
Bước 2: Từng nguyên tố 2 vế bằng nhau:
K: a = d (1)
Mn: a = c (2)
O: 4a = f (3)
H: b = 2f (4)
Cl: b = 2c + d + 2e (5)
Chọn d = 1. Từ (1) => a = 1
Từ (2) => c = 1 Từ (3) => f = 4
Từ (4) => b = 8 Từ (5) => e =

2
5
Nhân tất cả các nghiệm với 2 (khử mẫu), ta được: a = 2; b = 16; c = 2; d = 2;
e = 5; f = 8
Bước 3: Viết phương trình hoá học:
2KMnO
4
+ 16HCl

2MnCl
2
+ 2KCl + 5Cl
2
+ 8H
2
O
Nhận xét:

22
+ Ưu điểm: Phương pháp này là với bất kì phương trình hoá học nào, đặc
biệt là với các phương trình khó, nếu áp dụng đúng ta luôn tìm được các hệ số thích
hợp.
+ Nhược điểm: Phương pháp này là dài, giải có thể ra nghiệm là phân số,
việc tính toán dễ nhầm lẫn đặc biệt ở bước 2 với học sinh học lực trung bình, trung
binh khá để lựa chọn nhanh nhất giá trị của một hệ số là việc vô cùng khó do đó mất
thời gian.
+ Kinh nghiệm áp dụng:
- Nên áp dụng phương pháp này với những phương trình phức tạp và
không giới hạn về thời gian, do đó phương pháp này thích hợp cho những học sinh
khá, giỏi.

Ở ví dụ 2, qua trao đổi tôi nhận thấy rất nhiều đồng nghiệp của tôi lúng túng
khi hướng dẫn HS lập PTHH của phản ứng đó:
- Có đồng chí lựa chọn phương pháp đại số
- Có đồng chí lựa chọn phương pháp thăng bằng electron
Nhưng theo kinh nghiệm bản thân tôi thì những phản ứng kiểu này ta nên
dùng phương pháp chẵn – lẻ ( Trình bày ví dụ 3: Phương pháp 2)
Vậy phương pháp đại số chỉ nên sử dụng khi cách lập PTHH trên không
giải quyết được.
Phương pháp đại số có ưu điểm đặc biệt vượt trội so với các phương pháp trên
mà theo cách làm truyền thống lại bộc lộ rất nhiều hạn chế. Điều đó làm tôi rất trăn
trở “Liệu có cách nào đơn giản hóa phương pháp đại số không ? “
Tôi đã nghiên cứu và tìm ra giải pháp ( Đây là điểm mới trong đề tài của
tôi).
+ Cơ sở khoa học: Trong phản ứng hóa học nguyên tử được bảo toàn
+ Cách làm:

23
- Bước 1: Cân bằng số nguyên tử nguyên tố đơn chất trước.
- Bước 2: + Chọn nguyên tố còn lại có số nguyên tử nhiều nhất và không bằng
nhau ở 2 vế
+ Đặt hệ số a trước một CTHH có chứa nguyên tố đó rồi cân bằng số
nguyên tử các nguyên tố khác theo hệ số a vừa đặt
- Bước 3: Cho số nguyên tử nguyên tố đã chọn ở 2 vế bằng nhau, ta được 1
phương trình đại số.
- Bước 4: Giải phương trình đại số tìm được giá trị của a. Thay vào phương
trình trên được PTHH.
Ví dụ 3: (Ví dụ 1 làm theo kinh nghiệm của tôi):
Fe
2
O

3
+ CO Fe + CO
2
Bước 1: Cân bằng Fe: Thêm 2 vào trước Fe
Fe
2
O
3
+ CO 2Fe + CO
2
Bước 2: Chọn O. Đặt a trước CO -> thêm a trước CO
2
Fe
2
O
3
+ aCO 2Fe + aCO
2
(*)
Bước 3: O
vế trái
= O
vế phải
:
3 + a = 2.a => a = 3 thay vào (*)
PTHH: Fe
2
O
3
+ 3CO 2Fe + 3CO

2
Lưu ý: HS có thể đặt a trước CO
2
rồi làm tương tự
Ví dụ 4: Fe + H
2
SO
4
> Fe
2
(SO
4
)
3
+ SO
2
+ H
2
O
Bước 1: Cân bằng Fe: 2Fe + H
2
SO
4
> Fe
2
(SO
4
)
3
+ SO

2
+ H
2
O
Bước 2: Chọn O. Đặt a trước H
2
SO
4
sau đó cân bằng số nguyên tử H, S ở 2 vế
2Fe + aH
2
SO
4
> Fe
2
(SO
4
)
3
+ (a – 3) SO
2
+ a H
2
O (1)
Bước 3: Cho O
vế trái
= O
vế phải



24
Được phương trình đại số: 4a = 12 + 2 (a - 3) + a
Giải phương trình tìm được a = 6. thay vào (1) được PTHH:
2Fe + 6H
2
SO
4
 Fe
2
(SO
4
)
3
+ 3 SO
2
+ 6H
2
O
Lưu ý: HS có thể đặt hệ số a trước SO
2
hoặc H
2
O đều được
Ví dụ 5: Al + HNO
3
> Al(NO
3
)
3
+ N

2
O + H
2
O
Bước 1: Nhận xét : Số nguyên tử Al ở 2 vế đã bằng nhau
Bước 2: Đặt a trước N
2
O
Al + HNO
3
> Al(NO
3
)
3
+ a N
2
O + H
2
O
Cân bằng các nguyên tử khác theo a:
+ N: Thêm ( 2a + 3 ) trước HNO
3

+ H: Thêm ( 2a + 3 )/2 trước H
2
O
Al + ( 2a + 3 ) HNO
3
> Al(NO
3

)
3
+ a N
2
O + ( 2a + 3 )/2 H
2
O
Bước 4: Cho O hai vế bằng nhau, được phương trình đại số:
3. (2a + 3 ) = 3.3 + a + (2a + 3) : 2 (*)
Bước 5: Giải (*) được a = 3/8 . Thay vào phương trình trên được:
Al + 30/8 HNO
3
 Al(NO
3
)
3
+ 3/8 N
2
O + 15/8 H
2
O
Nhân hệ số 2 vế với 8 được PTHH:
8Al + 30 HNO
3
 8Al(NO
3
)
3
+ 3 N
2

O + 15 H
2
O
Chú ý: Nếu a có giá trị là một phân số thì thay bình thường sau đó nhân hệ số
2 vế với mẫu chung được PTHH.
Với cách làm trên tôi thấy phương pháp đại số được đơn giản hóa rất nhiều
so với phương pháp truyền thống thể hiện:
+ Giảm bớt được số ẩn, số phương trình đại số.

25

×