Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

thực trạng công tác kế toán thuế tại công ty luật tnhh một thành viên tapha

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.46 KB, 43 trang )

LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH
MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
2.Mục đích nghiên cứu
3.Phạm vi nghiên cứu
4.Phương pháp nghiên cứu
5.Hạn chế của đề tài
6.Nội dung báo cáo gồm 3 chương
- Chương 1: Cơ sở lý luận về Thuế
- Chương 2: Thực trạng công tác kế toán thuế tại công ty luật TNHH một
thành viên TAPHA
- Chương 3: giải pháp nâng cao
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ
I. Tổng quan về các loại thuế:
1. Khái niệm chung về thuế:
Thuế là một khoản nộp bắt buộc mà các tổ chức hoặc cá nhân có nghĩa vụ
phải thực hiện đối với Nhà Nước, phát sinh trên cơ sở các văn bản pháp luật do
Nhà Nước ban hành, không mang tính chất đối giá và hoàn trả trực tiếp cho đối
tượng nộp thuế.
Thuế không phải là một hiện tuợng tự nhiên mà là một hiện tượng xã hội do
chính con người định ra và nó gắn liền với phạm trù Nhà Nước và pháp luật.
2. Nguyên tắc hạch toán:
Để đáp ứng cho nền sản xuất thì xã hội ngày nay càng phát triển. Kế toán cũng
phải thay đổi để phù hợp vói yêu cầu cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng
thông tin kế toán:


a. Hạch toán nghiệp vụ: Là sự quan sát, phản ánh và giám đốc trực tiếp
từng nghiệp vụ kinh tế - kỹ thuật cụ thể nhằm mục đích chỉ đạo kịp thời và thường
xuyên các nghiệp vụ đó.
b. Hạch toán thống kê: Là môn khoa học nghiên cứu mặt lượng trong mối
quan hệ với mặt chất của các hiện tượng kinh tế - xã hội số, lớn trong điều kiện thời
gian và địa điểm cụ thể nhằm rút ra bản chất và quy luật trong sự phát triển của các
hiện tượng đó.
c. Hạch toán kế toán: Là môn khoa học thu nhận, xử lí và cung cấp thông
tin về tài sản và sự vận động của tài sản trong đơn vị, nhằm theo dõi toàn bộ các quá
trình hoatj động kinh tế - tài chính ở đơn vị đó
3. Nghiệp vụ của kế toán thuế:
Trực tiếp làm việc cơ quan thuế khi có phát sinh .
Kiểm tra đối chiếu hóa đơn GTGT với bảng kê thuế đầu vào , đầu ra của từng cơ
sở
Kiểm tra đối chiếu bảng kê khai hồ sơ xuất khẩu
Hằng tháng lập báo cáo tổng hợp thuế GTGT đầu ra của toàn Cty ,phân loại theo
thuế suất .
- Hằng tháng lập báo cáo tổng hợp thuế GTGT đầu vào của toàn Cty theo tỉ lệ
phân bổ đầu ra được khấu trừ .
- Theo dõi báo cáo tình hình nộp ngân sách , tồn đọng ngân sách ,hoàn thuế của
Cty .
- Cùng phối hợp với kế toán tổng hợp đối chiếu số liệu báo cáo thuế của các cơ sở
giữa báo cáo với quyết toán .
- Lập hồ sơ ưu đãi đối với dự án đầu tư mới , đăng ký đơn vị phát sinh mới hoặc
điều
chỉnh giảm khi có phát sinh.
- Lập hồ sơ hoàn thuế khi có phát sinh .
- Lập báo cáo tổng hợp thuế theo định kỳ hoặc đột xuất (nhóm thuế suất ,đơn vị cơ
sở).
- Kiểm tra hóa đơn đầu vào (sử dụng đèn cực tím ) đánh số thứ tự để dễ truy tìm ,

phát hiện loại hóa đơn không hợp pháp thông báo đến cơ sở có liên quan .
- Hằng tháng đóng chứng từ báo cáo thuế của cơ sở ,toàn Cty .
- Kiểm tra báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn thuế để báo cáo cục thuế .
- Lập bảng kê danh sách lưu trữ, bảo quản hóa đơn thuế GTGT VCNB theo thời
gian, thư tự số quyển không để thất thoát, hư hỏng.
- Kiểm tra đối chiếu biên bản trả ,nhận hàng để điều chỉnh doanh thu báo cáo thuế
kịp thời khi có phát sinh .
- Cập nhật kịp thời các thông tin về Luật thuế ,soạn thông báo các nghiệp vụ qui
định của Luật thuế có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Cty để cơ sở
biết thực hiện.
- Lập kế hoạch thuế giá trị gia tăng ,thu nhập doanh nghiệp ,nộp ngân sách
- Yêu cầu chấp hành nguyên tắc bảo mật.
- Cập nhật thep dõi việc giao nhận hoá đơn (mở sổ giao và ký nhận).
- Theo dõi tình hình giao nhận hoá đơn các đơn vị cơ sở.
- Hằng tháng, quý, năm, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn trong kỳ.
- Cập nhật và lập giấy báo công nợ các đơn vị cơ sở.
II. Kế toán thuế giá trị gia tăng:
1. Khái niệm:
Thuế giá trị gia tưng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ
phát sinh trong quá trình từ sản xuất lưu thông đến tiêu dùng.
2.Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 133 “thuế GTGT được khấu trừ” dùng để phản ánh số thuế GTGT
đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn lại được khấu trừ.

- Tài khoản 133 “Thuế GTGT được khấu trừ” có hai tài khoản cấp 2:
+ Tài khoản 133.1 “Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá, dịch vụ”
Tổng số phát sinh có
Số thuế GTGT đầu vào đã
được khấu trừ, đac được hoàn
lại.

Số thuế GTGT chưa được
khấu trừ, chưa được hoàn lại
cuối kỳ
Tổng số phát sinh nợ
Số thuế GTGT đầu vào được
khấu trừ, được hoàn lại.
khấu trừ, chưa được hoàn lại
đầu kỳ. Số thuê GTGT chưa
được
TK 133 “ Thuế GTGT được khấu trừ”
+ Tài khoản 133.2 “Thuế GTGT được khấu trừ của tài sản cố định”
3. Phương pháp hạch toán:
a. Kế toán thuế GTGT đầu ra (TK 33311)
- Xác định thuế GTGT đầu ra phải nộp khi bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ:
+ Khi bán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ và doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu
trừ phải lập Hoá đơn GTGT, trên Hoá đơn (GTGT) phải ghi rõ giá bán chưa có thuế
GTGT, phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có), thuế GTGT phải nộp và tổng
giá thanh toán, kế toán phản ánh doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ
(Theo giá bán chưa có thuế GTGT) và thuế GTGT, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131,. . . (Tổng giá thanh toán)
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311)
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (giá bán chưa có thuế)
Có TK 512 - Doanh thu nội bộ (giá bán chưa có thuế GTGT).
- Trường hợp cho hoạt động TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình hoặc bất động sản đầu tư
(gọi chung là cho thuê hoạt động tài sản) thu tiền trước cho thuê nhiều kỳ, doanh thu
của kỳ kế toán được xác định bằng tổng số tiền cho thuê hoạt động tài sản đã thu chia
cho số kỳ thu tiền trước cho thuê hoạt động tài sản. Trong đó doanh thu cho thuê hoạt
động TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình phản ánh vào bên Có TK 5113 “Doanh thu cung
cấp dịch vụ”; doanh thu cho thuê hoạt động bất động sản đầu tư phản ánh vào bên Có

TK 5117 “Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư”.
-Trường hợp doanh nghiệp tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế:
+ Khi nhận tiền của khách hàng trả trước về hoạt động cho thuê tài sản cho nhiều
kỳ, ghi:
Nợ các TK 111, 112 (Tổng số tiền nhận được)
Có TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện (Theo giá chưa có thuế GTGT)
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3331).
+ Cuối kỳ kế toán, tính và kết chuyển doanh thu kinh doanh cho thuê hoạt động tài
sản trong kỳ hiện tại, ghi:
Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5113 - Đối với doanh
thu cho thuê hoạt động TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình; 5117 - Đối với doanh thu cho
thuê hoạt động bất động sản đầu tư).
+ Sang kỳ kế toán tiếp sau, tính và kết chuyển doanh thu kinh doanh cho thuê hoạt
động tài sản của kỳ kế toán sau, ghi:
Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5113, 5117).
+Số tiền phải trả lại cho khách hàng vì hợp đồng cung cấp dịch vụ về cho thuê
hoạt động TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình hoặc bất động sản đầu tư không thực hiện
(nếu có), ghi:
Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện (Giá chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (Số tiền thuế GTGT của hoạt động cho thuê
tài sản không thực hiện)
Có các TK 111, 112,. . . (Tổng số tiền trả lại).
- Trường hợp doanh nghiệp tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp:
+ Khi nhận tiền của khách hàng trả trước về hoạt động cho thuê tài sản cho nhiều
kỳ, ghi:
Nợ các TK 111, 112,. . . (Tổng số tiền nhận được)
Có TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện (Tổng số tiền nhận được).
+Cuối kỳ kế toán, tính và kết chuyển doanh thu của kỳ kế toán thực hiện, ghi:

Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5113 - Đối với doanh
thu cho thuê hoạt động TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình; 5117 - Đối với doanh thu cho
thuê hoạt động bất động sản đầu tư).
+ Cuối mỗi kỳ kế toán, tính và phản ánh số thuế GTGT phải nộp theo phương
pháp trực tiếp, ghi:
Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5113, 5117)
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp.
+ Sang kỳ kế toán tiếp sau, tính và kết chuyển doanh thu kinh doanh cho thuê hoạt
động tài sản của kỳ kế toán sau, ghi:
Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5113, 5117).
+Số tiền phải trả lại cho khách hàng vì hợp đồng cung cấp dịch vụ về cho thuê
hoạt động TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình hoặc bất động sản đầu tư không thực hiện
(nếu có), ghi:
Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện (Giá chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (Số tiền thuế GTGT của hoạt động cho thuê
tài sản không thực hiện)
Có các TK 111, 112,. . . (Tổng số tiền trả lại).
- Trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp (hàng hoá thuộc đối tượng
chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ và doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính
theo phương pháp khấu trừ), kế toán xác định doanh thu bán hàng là giá bán trả tiền
ngay chưa có thuế GTGT và phản ánh thuế GTGT, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131,. . . (Tổng số tiền phải thanh toán)
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311)
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Giá bán trả một lần
chưa có thuế GTGT)
Có TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện (Lãi trả chậm).
- Trường hợp bán hàng theo phương thức hàng đổi hàng thì hàng đổi hàng phải được
hạch toán như hoạt động kinh doanh mua, bán (trong đó hàng hoá, dịch vụ xuất đưa đi

trao đổi phải hạch toán như bán; hàng hoá, dịch vụ nhận được do trao đổi phải hạch
toán như mua). Các bên phải xuất hoá đơn khi xuất hàng hoá, dịch vụ đưa đi trao đổi
và làm các thủ tục kê khai, nộp thuế theo quy định.
+ Khi xuất sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ đổi lấy vật tư, hàng hoá khác để sử dụng cho hoạt động sản
xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương
pháp khấu trừ:
Căn cứ Hoá đơn GTGT khi đưa hàng hoá, dịch vụ đi đổi, kế toán phản ánh doanh
thu bán hàng, cung cấp dịch vụ và thuế GTGT, ghi:
Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Giá bán chưa có thuế
GTGT)
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311) (Thuế GTGT của hàng hoá, dịch
vụ đưa đi trao đổi).
Căn cứ Hoá đơn GTGT khi nhận vật tư, hàng hoá đổi về, kế toán phản ánh giá trị
vật tư, hàng hoá nhập kho và thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:
Nợ TK 152, 153, 156,. . . (Giá mua chưa có thuế)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Thuế GTGT của vật tư, hàng hoá nhận
được do trao đổi)
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng.
- Trường hợp vật tư, hàng hoá nhận được do trao đổi đưa về để sử dụng cho hoạt động
sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc
thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp thì thuế GTGT đầu
vào của hàng hoá nhận được do trao đổi sẽ không được tính khấu trừ và phải tính vào
giá trị vật tư, hàng hoá nhận về do trao đổi, ghi:
Nợ các TK 152, 153, 156,. . . (Tổng giá thanh toán)
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng (Tổng giá thanh toán).
- Kế toán bán, thanh lý bất động sản đầu tư:
+ Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131 (Tổng giá thanh toán)

Có TK 5117 - Doanh thu bất động sản đầu tư (Giá bán chưa có thuế GTGT)
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311).
+ Trường hợp bán bất động sản đầu tư theo phương thức trả chậm, trả góp:
Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ:
- Khi bán bất động sản đầu tư trả chậm, trả góp thì ghi nhận doanh nghiệp kinh doanh
bất động sản đầu tư của kỳ kế toán theo giá bán trả tiền ngay, phần chênh lệch giữa giá
bán trả chậm, trả góp với giá bán trả tiền ngay và thuế GTGT được phản ánh vào TK
3387 “Doanh thu chưa thực hiện”, ghi:
Nợ TK 131 - Phải thu khách hàng
Có TK 5117 - Doanh thu bất động sản đầu tư (Giá bán trả tiền ngay không có
thuế GTGT)
Có TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện (Số chênh lệch giữa giá bán trả chậm,
trả góp và giá bán trả tiền ngay không có thuế GTGT)
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (Thuế GTGT đầu ra).
Đối với bất động sản đầu tư trả chậm, trả góp không thuộc đối tượng chịu thuế
GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp:
- Khi bán bất động sản đầu tư trả chậm, trả góp thì ghi nhận doanh nghiệp kinh doanh
bất động sản đầu tư của kỳ kế toán theo giá bán trả tiền ngay, phần chênh lệch giữa giá
bán trả chậm, trả góp với giá bán trả tiền ngay (có cả thuế GTGT) được ghi nhận là
doanh thu chưa thực hiện, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131
Có TK 5117 - Doanh thu bất động sản đầu tư (Giá bán trả tiền ngay có cả thuế
GTGT)
Có TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện (Số chênh lệch giữa giá bán trả chậm,
trả góp và giá bán trả tiền ngay có thuế GTGT).
- Cuối kỳ, căn cứ vào số thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp, ghi:
Nợ TK 5117 - Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3331).
- Kế toán ở đơn vị đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng:
+ Khi bán được hàng nhận đại lý, phản ánh số tiền bán hàng, ghi:

Nợ các TK 111, 112 , 131 (Tổng giá thanh toán)
Có TK 331 - Phải trả cho người bán (Tổng giá thanh toán).
- Hoa hồng bán hàng đại lý được hưởng, ghi:
Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán (Số hoa hồng được hưởng)
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Doanh thu hoa hồng
được hưởng theo giá chưa có thuế GTGT)
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
- Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, khi xuất bán
hàng hoá cho các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc.
+ Trường hợp, khi xuất hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương
pháp khấu trừ đến các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc sử dụng “Phiếu xuất kho
kiêm vận chuyển nội bộ”:
Khi xuất hàng hoá cho các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc để bán, ghi:
Nợ TK 157 - Hàng gửi đi bán (Giá vốn)
Có TK 155 - Thành phẩm
Có TK 156 - Hàng hoá.
-Khi đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc đã bán được hàng, công ty, đơn vị cấp trên
căn cứ vào Bảng kê hoá đơn hàng hoá bán ra do đơn vị trực thuộc lập chuyển về, phải
lập Hoá đơn GTGT hàng hoá bán ra và phản ánh doanh thu bán hàng, thuế GTGT phải
nộp, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 136 (Giá bán nội bộ đã có thuế GTGT)
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311)
Có TK 512 - Doanh thu nội bộ (Giá bán nội bộ chưa có thuế GTGT).
+ Trường hợp khi xuất hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo
phương pháp khấu trừ đến các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc để bán, công ty,
đơn vị cấp trên sử dụng ngay Hoá đơn GTGT. Căn cứ vào Hoá đơn GTGT, kế toán
phản ánh doanh thu bán hàng và thuế GTGT phải nộp, ghi:
Nợ các TK 111, 136 (Giá bán nội bộ đã có thuế GTGT)
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (3331)
Có TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ (Giá bán nội bộ chưa có thuế GTGT)

- Khi xuất kho sản phẩm, hàng hoá để tiêu dùng nội bộ, hoặc khuyến mại, quảng cáo,
ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn bán hàng
Có TK 155 - Thành phẩm
Có TK 156 - Hàng hoá.
- Đồng thời doanh thu bán hàng nội bộ:
Nợ các TK 621, 623, 627, 641, 642,. . .
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nếu sản phẩm sản xuất xong được chuyển thành
TSCĐ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh)
Có TK 512 - Doanh thu nội bộ (Theo chi phí sản xuất sản phẩm hoặc giá vốn
hàng hoá).
- Khi xuất kho sản phẩm, hàng hoá để tiêu dùng nội bộ, ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 155 - Thành phẩm
Có TK 156 - Hàng hoá.
- Đồng thời ghi nhận doanh thu bán hàng nội bộ, ghi:
Nợ các TK 623, 627, 641, 642,. . . (Theo chi phí sản xuất sản phẩm hoặc giá vốn
hàng hoá cộng (+) với thuế GTGT của hàng tiêu dùng nội bộ phải nộp NSNN); hoặc
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nếu sản phẩm sảan xuất xong được chuyển thành
TSCĐ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh) (theo chi phí sản xuất sản phẩm cộng (+) với
thuế GTGT của hàng tiêu dùng nội bộ phải nộp NSNN)
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước (33311)
Có TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ (Chi phí sản xuất sản phẩm hoặc giá
vốn hàng bán).
- Khi xuất kho sản phẩm, hàng hoá để biếu, tặng, ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 155 - Thành phẩm
Có TK 156 - Hàng hoá.
- Đồng thời ghi nhận doanh thu bán hàng nội bộ, ghi:
Nợ TK 431 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi (Tổng giá thanh toán)

Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nội (33311) (Thuế GTGT đầu ra)
Có TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ (Giá bán chưa có thuế GTGT).
- Khi xuất kho sản phẩm, hàng hoá để thưởng hoặc trả thay lương cho công nhân viên
và người lao động khác, ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 155 - Thành phẩm
Có TK 156 - Hàng hoá.
- Đồng thời ghi nhận doanh thu bán hàng nội bộ, ghi:
Nợ TK 334 - Phải trả cho người lao động
Có TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước (33311).
Trường hợp hàng bán bị trả lại:
- Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ và sản phẩm,
hàng hoá đã bán bị trả lại thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo Phương pháp khấu trừ
thuế, kế toán phản ánh số tiền phải trả cho người mua, doanh t hu và thuế GTGT của
hàng bán bị trả lại, ghi:
Nợ TK 531 - Hàng bán bị trả lại (Giá bán chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 333 - Thuế GTGT phải nộp (33311) (Thuế GTGT của hàng bán bị trả lại)
Có các TK 111, 112, 131 (Tổng giá thanh toán).
- Đồng thời phản ánh giá vốn của hàng bán bị trả lại nhập kho, ghi:
Nợ TK 155 - Thành phẩm
Nợ TK 156 - Hàng hoá
Có TK 632 - Giá vốn hàng bán.
- Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ khi phát sinh
các khoản doanh thu của hoạt động tài chính và thu nhập khác (Thu về thanh lý,
nhượng bán TSCĐ. . .) thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu
trừ, kế toán phản ánh doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác theo giá chưa có
thuế GTGT, ghi:
Nợ các TK 111 , 112, 138,. . . (Tổng giá thanh toán)
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311)

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (Giá chưa có thuế GTGT)
Có TK 711 - Thu nhập khác (Giá chưa có thuế GTGT).
-Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, cuối kỳ số
thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp:
- Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, ghi:
Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp.
- Đối với hoạt động tài chính và hoạt động khác, ghi:
Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Nợ TK 711 - Thu nhập khác
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp.
- Khi nộp thuế GTGT vào Ngân sách Nhà nước, ghi:
Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
Có các TK 111, 112,. . .
b.Kế toán thuế GTGT của hàng nhập khẩu (33312)
- Khi nhập khẩu vật tư, hàng hoá, TSCĐ kế toán phản ánh số thuế nhập khẩu phải nộp,
tổng số tiền phải thanh toán và giá trị vật tư, hàng hoá, TSCĐ nhập khẩu (chưa bao
gồm thuế GTGT hàng nhập khẩu), ghi:
Nợ các TK 151, 152, 156, 211, 611,. . .
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3333)
Có các TK 111, 112, 331,. . .
Đồng thời phản ánh số thuế GTGT phải nộp của hàng nhập khẩu:
+ Trường hợp vật tư, hàng hoá, TSCĐ nhập khẩu dùng vào hoạt động sản xuất,
kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp
khấu trừ thuế, số thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp được khấu trừ, ghi:
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33312).
+Trường hợp vật tư, hàng hoá, TSCĐ nhập khẩu dùng vào hoạt động sản xuất,
kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối
tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, hoặc dùng vào hoạt động sự

nghiệp, dự án, hoặc hoạt động phúc lợi thì số thuế GTGT hàng nhập khẩu không được
khấu trừ phải tính vào giá trị vật tư, hàng hoá, TSCĐ nhập khẩu, ghi:
Nợ các TK 152, 153, 156, 211, 611,. . .
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33312).
-Khi thực nộp thuế GTGT của hàng nhập khẩu vào Ngân sách Nhà nước, ghi:
Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33312)
Có các TK 111, 112,. . .
c.Kế toán thuế GTGT được khấu trừ
Cuối kỳ, kế toán tính, xác định số thuế GTGT được khấu trừ với số thuế GTGT
đầu ra và số thuế GTGT phải nộp trong kỳ:
- Số thuế GTGT được khấu trừ trong kỳ được chuyển trừ vào số thuế GTGT đầu ra ,
ghi:
Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311)
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ.
- Số thuế GTGT thực nộp vào NSNN, khi nộp ghi:
Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311)
Có các TK 111, 112,. . .
d Kế toán thuế GTGT được giảm,trừ
- Nếu số thuế GTGT được giảm, được trừ vào số thuế GTGT phải nộp trong kỳ, ghi:
Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311)
Có TK 711 - Thu nhập khác.
- Nếu số thuế GTGT được giảm, được NSNN trả lại bằng tiền, ghi:
Nợ các TK 111, 112,. . .
Có TK 711 - Thu nhập khác.
III. Kế toán thuế tiêu thụ đặc biệt:
1. Khái niệm:
Thuế tiêu thụ đặc biệt là một loại thuế gián thu tính trên giá bán chưa có thuế
tiêu tặu đặc biệt đối với một số mặt hàng nhất định mà doanh nghiệp sản xuất,
hoặc thu trên giá nhập khẩu và thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng mà
doanh nghiệp nhập khẩu.

2. Tài khoản sử dụng:
Khi nộp thuế tiêu thụ đặc biệt vào ngân sách Nhà Nước:
Nợ 3332 Thuế tiêu thụ đặc biệt
Có 111 Nộp thuế bằng tiền mặt
Có 112 Nộp thuế bằng tiền gửi ngân hàng
3. Phương pháp hạch toán:
- Khi bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
và đồng thời chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánh doanh
thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt tính trong giá bán
nhưng không có thuế GTGT, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131 (Tổng giá thanh toán)
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Giá bán có thuế tiêu
thụ đặc biệt và không có thuế GTGT)
Có TK 512 - Doanh thu nội bộ (Giá bán có thuế tiêu thụ đặc biệt và không có
thuế GTGT)
Có TK 3331- Thuế GTGT phải nộp (33311).
- Khi bán hàng, cung cấp dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và đồng thời chịu thuế
GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế GTGT (Tổng giá thanh toán),
ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131, . . .
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ.
- Khi xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp của hàng hoá và dịch vụ đã tiêu
thụ trong kỳ, ghi:
Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Nợ TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ
Có TK 3332 - Thuế tiêu thụ đặc biệt.
- Khi nhập khẩu hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, kế toán căn
cứ vào hoá đơn mua hàng nhập khẩu và thông báo nộp thuế về số thuế tiêu thụ đặc biệt

phải nộp, xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp của hàng hoá nhập khẩu, ghi:
Nợ các TK 152, 156, 211, 611,. . .
Có TK 3332 - Thuế tiêu thụ đặc biệt.
- Khi nộp tiền thuế tiêu thụ đặc biệt vào Ngân sách Nhà nước, ghi:
Nợ TK 3332 - Thuế tiêu thụ đặc biệt
Có các TK 111, 112,. . .
IV. Kế toán thuế xuất- nhập khẩu:
1. Khaí niệm:
Thuế xuất-nhập khẩu là loại thuế trực thu, tính trực tiếp trên trị giá các mặt
hàng xuất khẩu và nhập khẩu.
2. Tài khoản sử dụng:
Sử dụng tài khoản 3333
3. Phương pháp hạch toán:
a. Thuế xuất khẩu (3333)
- Khi bán hàng hoá, dịch vụ chịu thuế xuất khẩu, kế toán phản ánh doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch vụ bao gồm cả thuế xuất khẩu tính trong giá bán (tổng giá thanh
toán), ghi:
Nợ các TK 111 , 112, 131. . .
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
- Khi xác định số thuế xuất khẩu phải nộp, ghi:
Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu (Chi tiết thuế xuất khẩu).
- Khi nộp tiền thuế xuất khẩu vào NSNN, ghi:
Nợ TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu (Chi tiết thuế xuất khẩu)
Có các TK 111, 112,. . .
b. Thuế nhập khẩu (3333)
- Khi nhập khẩu vật tư, hàng hoá, TSCĐ, kế toán phản ánh số thuế nhập khẩu phải
nộp, tổng số tiền phải trả, hoặc đã thanh toán cho người bán và giá trị vật tư, hàng hoá,
TSCĐ nhập khẩu (giá có thuế nhập khẩu), ghi:
Nợ các TK 152, 156, 211, 611,. . . (Giá có thuế nhập khẩu)

Có TK 3331 - Thuế xuất, nhập khẩu (Chi tiết thuế nhập khẩu)
Có TK 111, 112, 331,. . .
- Khi nộp thuế nhập khẩu vào Ngân sách Nhà nước, ghi:
Nợ TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu (Chi tiết thuế nhập khẩu)
Có TK 111, 112, 331,. . .
V. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp:
1. Khái niêm:
Thuế thu nhập doanh nhiệp là một loại thuế trực thu, thu vào thu nhập phát
sinh trong quá trình tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ,
của các tổ chức cá nhân.
2. Tài khoản sử dụng:

Số thuế thu nhập doanh nghiệp còn
lại cần phải nộp đầu kỳ.
Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải
nộp.
Thuế thu nhập doanh nghiệp của các
năm trước phải nộp bổ sung do phát
hiện sai sót trọng yếu của các năm
trước được ghi tăng chi phí thuế.
Thuế thu nhập doanh nghiệp của năm
hiện tại.
Số thuế thu nhập doanh nghiệp nộp
thừa đầu kỳ.
Số thuế thu nhập doanh nghiệp đã
nộp.
Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải
nộp của các năm trước đã ghi nhận
lớn hơn số phải nộp của các năm đó,
do phát hiện sai sót không trọng yếu

của các năm trước được giảm chi phí.
Thuế thu nhập hiện hành trong năm
hiện tại.
Số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm
phải nộp trong năm lớn hơn số thuế
thu nhập doanh nghiệp phải nộp được
xác định khi kết thúc năm tài chính.
Tài khoản 3334 “ Thuế thu nhập doanh nghiệp”
Số thuế thu nhập doanh nghiệp
còn lại phải nộp cuối kỳ
Tổng số phát sinh nợ
Tổng số phát sinh có
Số thuế thu nhập doanh
nghiệp nộp cuối kỳ
Số thuế thu nhập doanh nghiệp còn
lại cần phải nộp đầu kỳ.
Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải
nộp.
Thuế thu nhập doanh nghiệp của các
năm trước phải nộp bổ sung do phát
hiện sai sót trọng yếu của các năm
trước được ghi tăng chi phí thuế.
Thuế thu nhập doanh nghiệp của năm
hiện tại.
Số thuế thu nhập doanh nghiệp nộp
thừa đầu kỳ.
Số thuế thu nhập doanh nghiệp đã
nộp.
Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải
nộp của các năm trước đã ghi nhận

lớn hơn số phải nộp của các năm đó,
do phát hiện sai sót không trọng yếu
của các năm trước được giảm chi phí.
Thuế thu nhập hiện hành trong năm
hiện tại.
Số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm
phải nộp trong năm lớn hơn số thuế
thu nhập doanh nghiệp phải nộp được
xác định khi kết thúc năm tài chính.
Tài khoản 3334 “ Thuế thu nhập doanh nghiệp”
Số thuế thu nhập doanh nghiệp
còn lại phải nộp cuối kỳ
Tổng số phát sinh nợ
Tổng số phát sinh có
Số thuế thu nhập doanh
nghiệp nộp cuối kỳ
3. Phương pháp hạch toán:
a. Căn cứ số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp vào Ngân sách Nhà nước hàng quý
theo quy định, ghi:
Nợ TK 821 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Có TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp.
b. Khi nộp tiền thuế thu nhập doanh nghiệp vào NSNN, ghi:
Nợ TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp
Có TK 111, 112,. . .
c. Cuối năm, khi xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm tài chính:
- Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp nhỏ hơn số thuế thu nhập
doanh nghiệp tạm nộp hàng quý trong năm, thì số chênh lệch ghi:
Nợ TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp
Có TK 821 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (8211).
- Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp lớn hơn số thuế thu nhập

doanh nghiệp tạm nộp hàng quý trong năm, thì số chênh lệch phải nộp thiếu, ghi:
Nợ TK 821 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (8211)
Có TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Khi thực nộp số chênh lệch thiếu về thuế thu nhập doanh nghiệp vào Ngân sách
Nhà nước, ghi:
Nợ TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp
Có các TK 111, 112,. . .
VI . Kế toán thuế thu nhập cá nhân:
1.Khái niệm:
Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế trực thu, thu được bằng tiền hoặc tài sản
của một người tạo ra trong một đơn vị thời gian.
2. Tài khoản sủ dụng:
Sử dụng tài khoản 333.5
3.Phương pháp hạch toán:
a. Hàng tháng, khi xác định số thuế thu nhập cá nhân phải nộp tính trên thu nhập chịu
thuế của công nhân viên và người lao động khác, ghi:
Nợ TK 334 - Phải trả cho người lao động
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3335).
b. Khi trả thu nhập cho các cá nhân bên ngoài, doanh nghiệp phải xác định số thuế thu
nhập cá nhân phải nộp tính trên thu nhập không thường xuyên chịu thuế theo từng lần
phát sinh thu nhập, ghi:
- Trường hợp chi trả tiền thù lao, dịch vụ bên ngoài. . . ngay cho các cá nhân bên
ngoài, ghi:
Nợ các TK 623, 627, 641, 642, 635 (Tổng số phải thanh toán); hoặc
Nợ TK 161 - Chi sự nghiệp (Tổng số tiền phải thanh toán); hoặc
Nợ TK 431 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi (Tổng tiền phải thanh toán) (4311)
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3335) (Số thuế thu
nhập cá nhân phải khấu trừ)
Có các TK 111, 112 (Số tiền thực trả).
Khi chi trả các khoản nợ phải trả cho các cá nhân bên ngoài có thu nhập cao, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán (Tổng số tiền phải trả)
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (Số thuế thu nhập cá
nhân phải khấu trừ).
c. Cơ quan chi trả thu nhập thực hiện khấu trừ tiền thuế thu nhập cá nhân được hưởng
khoản tiền thù lao tính theo tỷ lệ (%) trên số tiền thuế đối với thu nhập thường xuyên
và trên số tiền thuế đối với thu nhập không thường xuyên trước khi nộp vào Ngân sách
Nhà nước. Khi xác định số tiền thù lao được hưởng từ việc kê khai, khấu trừ và nộp
thuế thu nhập cá nhân theo quy định, ghi:
Nợ TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3335)
Có TK 711 - Thu nhập khác.
d. Khi nộp thuế thu nhập cá nhân vào Ngân sách Nhà nước thay cho người có thu nhập cao, ghi:
Nợ TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3335)
Có các TK 111, 112,. . .
VII . Kế toán thuế tài nguyên:
1. khái niệm:
Thuế tài nguyên là loại thuế trực thu tính trên việc sử dụng tài nguyên thiên
nhiên thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà Nước thống nhất quản lí.
2. Tài khoản sử dụng:
Sử dụng tài khoản 3336
3. Phương pháp hach toán:
a. Xác định số thuế tài nguyên phải nộp tính vào chi phí sản xuất chung, ghi:
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (6278)
Có TK 3336 - Thuế tài nguyên.
b. Khi thực nộp thuế tài nguyên vào Ngân sách Nhà nước, ghi:
Nợ TK 3336 - Thuế tài nguyên
Có TK 111, 112,. . .
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ
TẠI CÔNG TY LUẬT TNHH MỘT THÀNH VIÊN TAPHA
PHẦN 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY LUẬT
TNHH MỘT THÀNH VIÊN TAPHA

I. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty luật TNHH một thành
viên TAPHA
1. Giới thiệu chung về công ty luật TNHH một thành viên TAPHA:
Tên công ty: Công ty luật TNHH một thành viên TAPHA
Địa chỉ: 43 Ngô Quyền, Phường 6, Quận 10, Tp. HCM
Giấy phép đăng ký kinh doanh: số 4113020671/SKHĐT
Ngày cấp: 01/06/2005
Mã số thuế: 0303 834 597
Điện thoại: (08) 3957 3868
Fax: (08) 3957 3635
Số tài khoản:
Trung Tâm: 1803 8899
Công Ty: 1317 6429
Tại ngân hàng: ACB Sở giao dịch TP. HCM
Công ty là một doanh nghiệp tư nhân có vốn 100% là do cổ đông đóng góp Các
ngành nghề kinh doanh của công ty: Đại lý mua bán, ký gởi hàng hóa. Mua bán
hàng kim khí điện máy. Tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp (không
hoạt động tại trụ sở). Dịch vụ tổ chức hội nghị, hội thảo, hội chợ, triễn lãm. Kinh
doanh du lịch lữ hành nội địa. Đại lý bán vé máy bay. Cho thuê xe du lịch. Mua
bán, cho thuê dụng cụ du lịch (lều, bạt, dây đai, áo phao, áo bảo hộ), thiết bị âm
thanh – ánh sáng và nhạc cụ. Dịch vụ quảng cáo thương mại. Dịch vụ tiếp thị.
Đại lý phát hành sách, báo, văn hóa phẩm có nội dung được phép lưu hành. In
bao bì (không hoạt động tại trụ sở). Thiết kế tạo mẫu. Thiết kế trang Web. Bổ
sung: Dịch vụ đại diện sỡ hữu công nghiệp. Tư vấn sở hữu trí tuệ. Dịch vụ cung
cấp thông tin chuyên ngành. Bổ sung: Xử lý dữ liệu, cho thuê và các hoạt động
liên quan. Hoạt động công nghệ thông tin và dịch vụ khác liên quan đến máy vi
tính…
2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty:
Do công ty với số vốn điều lệ là 5.000.000.000 VNĐ nên công ty được xếp
vào loại công ty TNHH có quy mô vừa và nhỏ

Danh sách góp vốn
Thành viên Địa chỉ Trợ giúp vốn
góp
% vốn góp
Nguyễn Văn Hùng
7/135/2 Thành Thái,
Phường 14, Quận 10
3.500.000.00
0
70,00
Trần Vũ Vân Trang
9F Xô Viết Nghệ Tĩnh, P.
17, Q. Bình Thạnh
1.300.000.00
0
26,00
Nguyễn Văn Hiệp
24C Nguyễn Tri Phương,
Phường 14, Quận 10
100.000.000 2,00
Nguyễn Văn Kính
24C Nguyễn Tri Phương,
Phường 14, Quận 10
100.000.000 2,00
3.Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty:
a. Chức năng
Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký với Sở kế hoạch và đầu tư, đảm
bảo quyền và lợi ích của người lao động .
Kinh doanh tạo ra lợi nhuận.
b .Nhiệm vụ:

Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động kinh doanh của Công ty.
Quản lý khai thác vả sử dụng nguồn vốn có hiệu quả nhất.
Tuân thủ các chính sách, chế độ quản lý kinh tế của nhà nước.
Nghiên cứu các biện pháp nâng cao chất lượng, số lượng hàng hóa, mở rộng
thị trường.
Thực hiện tốt các chính sách, chế độ quản lý tài chính, bồi dưỡng nâng cao
trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên công ty.
c. Quyền hạn:
Được vay vốn VNĐ tại các ngân hàng Việt Nam nhằm phục vụ cho hoạt
động kinh doanh
Trực tiếp ký kết các hợp đồng kinh tế với các đơn vị kinh doanh thuộc các
thành phần kinh tế, trên cơ sở tự nguyện bình đẳng và hai bên cùng có lợi.
II. Tổ chức bộ máy quản lí của công ty luật TNHH một thành viên TAPHA
1. Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty:
Bộ máy điều hành của công ty được thiết kế nhỏ gọn phù hợp với đặc điểm
của công ty đồng thời nhằm mục đích giảm chi phí nhưng vẫn đảm bảo đúng về
quản lý cũng như chuyên môn. Hệ thống tổ của công ty được tóm tắt qua sơ đồ
sau:
2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:
Giám đốc : là người đứng đầu của công ty, là người đại diện pháp luật và chiu
trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của công ty như : tuyển dụng lao động, quyết
định mức lương, quyền điều động, ký kết các hợp đồng kinh tế, lao động…
Phó giám đốc : là người được ủy quyền của Giám đốc, hổ trợ giám đốc để cùng
đưa công ty phát triển. Có quyền ký các văn bản, giấy tờ thuộc lĩnh vực được giao phó.
Có nhiệm vụ đôn đốc công việc thực thi quy định của công ty trong khi giám đốc vắng
mặt.
Phòng kế toán : Có nhiệm vụ hạch toán, ghi sổ sách, theo dõi tình hình biến động
về tài sản, nguồn vốn từ đó cung cấp thông tin cho nhà quản lý giúp cho nhà quản lý
đi đến những quyết định có tính chất kinh tế.
Phòng kỹ thuật : Là nơi tiếp nhận và xử lý các vấn đề kĩ thuật của toàn bộ hệ

thống máy móc mà công ty cung cấp
Phòng quản trị Web: Chuyên quản lý các trang Web của Công ty. Cập nhật
thông tin và úp lên trang Web.
Phòng thương mại Web: Chuyên tìm những đối tác, những công ty để thiết kế
trang Web.
Phòng đăng ký bảo hộ: giúp khách hàng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của mình.
Chống hàng giả hàng nhái. Đăng ký mã số, mã vạch.
Phòng niên giám: Công bố nhãn hiệu hàng hóa, logo thương hiệu đã được Cục sỡ
hữu trí tuệ cấp văn bằng.
P.KẾ TOÁN
P.KỸ THUẬT
GIÁM ĐỐC
P.GIÁM ĐỐC
P. QUẢN TRỊ
WEB
P.THƯƠNG
MẠI WEB
P.ĐĂNG KÝ
BẢO HỘ
P.NIÊN GIÁM
III. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty Luật TNHH một thành viên
TAPHA :
1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty :
2. Chức năng, nhiệm vụ của từng phần hành kế toán :
a. Kế toán trưởng:
- Tổ chức công tác kế toán tài chính, bộ máy kế toán phù hợp với hoạt động kinh
doanh của công ty.
- Ghi chép, tính toán, phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời, đầy đủ toàn bộ tài
sản và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
- Tính toán và trích nộp đúng, đủ, kịp thời các khoản phải nộp (Ngân sách nhà

nước, các khỏa khác, các quỹ) thanh toán đúng hạn các khoản tiền vay, các khoản nợ
phải trả. Kiểm tra việc chấp hành bảo vệ tài sản, vật tư, tiền vốn của công ty.
- Tham mưu cho giám đốc trong việc tổ chức, phân tích hoạt động kinh doanh
công ty nhằm đảm bảo lợi nhuận và sự phát triển của công ty.
b. Kế toán tổng hợp:
- Phụ trách tổng hợp các số liệu từ các chứng từ, tài liệu ghi chép, các biểu thống
kê, các báo cáo tài chính và kết luận các vấn đề phản ánh từ các dữ liệu tổng hợp được
để tham mưu, đề xuất cho kế toán trưởng.
c. Kế toán thanh toán:
- Lập sổ tiền mặt.
- Theo dõi tài khoản tiền gửi tại ngân hàng.
- Chịu trách nhiệm về việc theo dõi thanh toán công nợ, tiền hàng giữa công ty và
khách hàng, đối tác.
d. Thủ quỹ:
- Có trách nhiệm quản lý sổ tiền mặt hiện có tại công ty, theo dõi và ghi sổ các
khoản thu, chi hằng ngày.
e. Kế toán thuế:
Nắm vững các chính sách thuế, các dịch vụ xuc tiến thương mại để tổ chức thực
hiện công tác quyết toán thuế với Nhà Nước. Kiểm tra việc lập hoá đơn GTGT, lập
báo cáo quyết toán thuế VAT theo quy định của cục thuế.
Kế toán tổng
hợp
Thủ quỹ Kế toán thuế
Kế toán
tiền lương
Kế toán
thanh toán
Kế toán trưởng
Đồng thời lập hồ sơ xin hoàn thuế VAT và theo dõi việc hoàn thuế của cơ quan
thuế để thu hồi vốn cho đơn vị.

Tổ chức lưu trữ hồ sơ hoá đơn, chứng từ, sổ sách theo nguyên tắc bảo mật, an
toàn, đúng quy định.
f. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương:
Tổng hợp chi phí nhân công, tính lương cho cán bộ - công nhân viên và quyết toán
BHXH, BHYT, KPCĐ với Nhà Nước.
3. Chế độ kế toán của công ty:
Hệ thống tài khoản được áp dụng: Công ty Luật TNHH một thành viên TAPHA sử dụng
các TK cần thiết và mở chi tiết cho từng TK để phù hợp trong việc theo dõi.
Công ty Luật TNHH một thành viên TAPHA sử dụng phương pháp kê khai thường
xuyên.
IV. Thuận lợi, khó khăn, phương hướng phát triển của công ty:
1. Thuận lơi:
Trải qua một quá trình hình thành và phát triển (2005-2009) thì đến nay công ty đã
chiếm được những thị phần nhất định trên thị trường.
Công ty đã tạo được uy tín với khách hàng trong nước đó là một trong những
thuận lợi to lớn giúp công ty ký kết được những hợp đồng kinh tế lớn với nhiều doanh
nghiệp ở nhiều tỉnh thành trong cả nước và tạo điều kiện mở rộng quy mô hoạt động
kinh doanh.
Công ty có đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn cao nhiệt
tình trong công việc, có khả năng đáp ứng với công việc ngày càng cao của công ty.
2. Khó khăn:
Tuy xu hướng kinh doanh ngày càng phát triển nhưng do vốn tự có còn hạn hẹp,
do đó công ty gặp khó khăn trong việc mở rộng quy mô.
Nguồn vốn kinh doanh còn hạn chế và nền kinh tế thị trường ngày nay cạnh tranh
ngày càng gay gắt.
3. Phương hướng phát triển:
Mở rộng quy mô của công ty.
Giữ vững mối quan hệ hợp tác để tạo điều kiện cho công ty phát triển.
Tuyển chọn những nhân viên có trình độ và yêu thích công việc để công ty ngày
càng phát triển hơn.

PHẦN 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN THUẾ TẠI CÔNG TU
LUẬT TNHH MỘT THÀNH VIÊN TAPHA:
I. Tổng quan về các loại thuế tại công ty:
1. Khái niệm về thuế:
Thuế là một khoản nộp bắt buộc mà các tổ chức hoặc cá nhân có nghĩa vụ phải
thực hiện đối với Nhà Nước, phát sinh trên cơ sở các văn bản pháp luật do Nhà Nước
ban hành, không mang tính chất đối giá và hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp thuế.
2. Nguyên tắc hạch toán thuế tại công ty:
3. Nhiệm vụ của kế toán thuế tại công ty:
Cập nhập các chứng từ đầu ra đầu vào hàng ngày, phát sinh hàng ngày, đúng đủ
chính xác, đối chiếu bảng kê khai thuế hàng tháng với số thuế phát sinh trong sổ kế
toán công ty hạch toán.
Kế toán thuế phải lập bảng kê khai thuế hàng tháng, số liệu phải chính xác với
chứng từ đầu ra, đầu vào.
Lập thành 3 bộ kê khai thuế tháng gồm có bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá,
dịch vụ bán ra, dịch vụ mua vào, tờ khai thuế GTGT, bảng kê tình hình sử dụng hoá
đơn các mẫu trên đều phải theo quy định ban hành của Nhà Nước. Nộp kê khai thuế
phải đúng thời gian quy định của chi cục thuế.
Đầu năm làm việc mới công ty phái nộp thuế môn bài.
Hàng quí kế toán phải lập tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính nộp ở chi cục thuế.
Cuối niên độ làm việc kế toán phải làm đầy đủ hồ sơ quyết toán thuế nộp cho chi
cục thuế, và các hồ sơ liên quan đến thuế.
II. Kế toán thuế GTGT khấu trừ và Thuế GTGT phải nộp cho Nhà
Nước tại công ty:
1. Khái niệm về thuế tại công ty:
Thuế GTGT là săc thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ
phát sinh ở từng khâu trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
2. Tài khoản sử dụng:
- Tài khoản sử dụng thuế GTGT khấu trừ:
Nợ 152, 153

Nợ 133
Có 111,112
- Tài khoản sử dụng nộp ngân sách Nhà Nước:
Nợ 3331 Thuế GTGT phải nộp
Có 1111 Số tiền nộp thuế
3. phương pháp hạch toán:
Căn cứ Hoá đơn GTGT khi nhận vật tư, hàng hoá đổi về, kế toán phản ánh giá trị
vật tư, hàng hoá nhập kho và thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:
Nợ TK 152, 153, 156,. . . (Giá mua chưa có thuế)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Thuế GTGT của vật tư, hàng hoá
nhận được do trao đổi)
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng.
4. Ví dụ minh họa và phản ánh lên sơ đồ sổ sách:
4.1.Ví dụ minh họa:
- Mua vật tư về nhập kho: Hóa đơn số 0074242 , Ngày 21/06/2011 Công ty TNHH
DV-XNK Tây An bán cừ sắt lassen mỗi cây 6m, mỗi mét 60 kg = 360kg x 60 cây =
21.600kg đơn giá 17.500 đ, thuế suất 5% thanh toán bằng tiền mặt.
- Hóa đơn số 0074245 ngày 23/06/2011 Công ty TNHH DV-XNK Tây An bán Cừ
tràmloại 0.10 x 0.12 tài 4,5 m số lượng 1.700 cây đơn giá 18.000 đồng thanh toán bằng
tiền mặt.
- Hóa đơn số 0157894 ngày 01/07/2011 Công ty TNHH TM XD THIÊN HÀ
PHÁT bán chất tẩy sơn 190 lít đơn giá 170.000 thuế suất 10% thanh toán bằng chuyển
khoản.
- Hóa đơn số 0015752 ngày 10/07/2011Công ty TNHH THƯƠNG MẠI KIM TÍN
bán que hàn KT21 3.2mm – 2.060 kg đơn giá 13.273 đồng thanh toán bằng chuyển
khoản.
a. Hóa đơn số 0074203 ngày 30/07/2011 Công ty TNHH Bảo Phượng Trang bàn
giao Hạng mục Lan can bảo vệ hành lang, Lan can tay vịn cầu thang, Cửa sổ máy lạnh
thu bằng tiền mặt.


HOÁ ĐƠN
GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Liên2:Giao khách hàng
Ngày 21 tháng 06 năm 2011
Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH TM DV XNK TÂY AN
Địa chỉ: 31/2 Hoàng Việt P.4 Q. TB
Điện thoại: MS
STT Tên hàng hoá,
dịch vụ
Đơn vị
tính
Số lượng Đơn giá Thành tiền
A B C 1 2 3 = 1 x 2
1
Cộng thành tiền:
Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT:
Tổng số tiền thanh toán:
Số tiền viết bằng chữ:.
Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
Bán hàng qua điện thoại Đã ký Đã ký tên đóng dấu
( Cần kiểm tra, đối chiếu khi lập, giao, nhận hóa đơn)
HOÁ ĐƠN
GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Liên2:Giao khách hàng
Ngày 23 tháng 06 năm 2011
Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH TM DV XNK TÂY AN
Địa chỉ: 31/2 Hoàng Việt P.4 Q. TB
Điện thoại: MS
Họ tên người mua hàng: Công ty Luật TNHH một thành viên TAPHA

Địa chỉ: 43 Ngô Quyền, Phường 6, Quận 10, Tp. HCM
Số tài khoản:
Hình thức thanh toán: C/K
STT Tên hàng hoá, dịch vụ Đơn
vị tính
Số
lượng
Đơn giá Thành tiền
A B C 1 2 3 = 1 x 2
1 Cừ tràm loại 0,10 x 0,12 tài
4,5
Cây 1.700 18.000 30.600.000
Cộng thành tiền: 30.600.000
Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 3.060.000
Tổng số tiền thanh toán: 33.660.000
Số tiền viết bằng chữ: Ba mươi ba triệu sáu trắm sáu mươi ngàn đồng chẵn.
Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
Bán hàng qua điện thoại Đã ký Đã ký tên đóng dấu
(Cần kiểm tra, đối chiếu khi lập, giao, nhận hóa đơn)
HOÁ ĐƠN
GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Liên2:Giao khách hàng
Ngày 01 tháng 07 năm 2011
Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH TM XD THIÊN HÀ PHÁT
Địa chỉ: 69 Nguyễn Thi, Phường 13 Q.5
Điện thoại: MS
Họ tên người mua hàng: Công ty Luật TNHH một thành viên TAPHA
Địa chỉ: 43 Ngô Quyền, Phường 6, Quận 10, Tp. HCM
Số tài khoản:

Hình thức thanh toán: C/K MS
STT Tên hàng hoá, dịch vụ Đơn
vị tính
Số
lượng
Đơn giá Thành tiền
A B C 1 2 3 = 1 x 2
1 Que hàn KT421 3.2mm Kg 2.060 13.273 27.342.380
Cộng thành tiền: 27.342.380
Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 2.734.238
Tổng số tiền thanh toán: 30.076.618
Số tiền viết bằng chữ: Ba mươi triệu không trăm bảy mươi sáu ngàn sáu trăm mười
tám đồng chẵn.
Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
Bán hàng qua điện thoại Đã ký Đã ký tên đóng dấu
( Cần kiểm tra, đối chiếu khi lập, giao, nhận hóa đơn)
Mẫu số: 01 GTKT-3LL
CL/2008N
0074242
Mẫu số: 01 GTKT-3LL
CL/2008N
0074245
Mẫu số: 01 GTKT-3LL
DU/2008N
0157894
0 3 0 5 0 0 2 8 5 1
Họ tên người mua hàng: Công ty Luật TNHH một thành viênTAPHA
Địa chỉ:43 Ngô Quyền, Phường 6, Quận 10, Tp. HCM
Số tài khoản:

Hình thức thanh toán: C/K MS:
0 3 0 3 8 3 4 5 9 7
0 3 0 5 0 0 2 8 5 1
0 3 0 3 8 3 4 5 9 7
0 3 0 1 9 1 1 9 8 3
0 3 0 3 8 3 4 5 9 7

×