Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần thương mại kỹ thuật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (355.24 KB, 49 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU ii
DANH M C B NG BI UỤ Ả Ể i
L I NÓI UỜ ĐẦ 1
Ph n 1: KHÁI QUÁT V CÔNG TY CP TMKT VI T NAMầ Ề Ệ 3
1.1 L ch s hình th nh v phát tri n c a công tyị ử à à ể ủ 3
1.2 C c u t ch c c a Công tyơ ấ ổ ứ ủ 4
1.3 K t qu ho t ng SXKD trong 4 n m g n âyế ả ạ độ ă ầ đ 6
2.1.2 Th c tr ng chi phí v n v c c u v n Công ty CP TM KT Vi t ự ạ ố à ơ ấ ố ệ
Nam 8
2.1.3 Th c tr ng qu n lý v s d ng v n kinh doanh t i Công ty CP TM ự ạ ả à ử ụ ố ạ
KT Vi t Nam.ệ 10
2.1.3.1 Tình hình s d ng v n c nh c a công tyử ụ ố ố đị ủ 10
2.1.3.2 Th c tr ng s d ng v n l u ng.ự ạ ử ụ ố ư độ 13
2.1.4 – Th c tr ng hi u qu s d ng v n kinh doanh t i Công ty CP TMự ạ ệ ả ử ụ ố ạ
KT Vi t Namệ 18
2.1.4.3 Hi u qu s d ng v n kinh doanh t i công ty CP TM KT Viêt ệ ả ử ụ ố ạ
Nam 25
2.2 ánh giá tình hình v n v s d ng kinh doanh c a công ty CP TM Đ ố à ử ụ ủ
KT Viêt Nam 26
T vi c phân tích hi u qu s d ng v n t i công ty CP TM KT Viêt ừ ệ ệ ả ử ụ ố ạ
Nam, ta rút ra m t s nh n xét sau: ộ ố ậ 26
2.2.1 - Nh ng k t qu t cữ ế ả đạ đượ 26
2.2.1.1 - V v n c nh. ề ố ố đị 26
2.2.1.2 - V v n l u ngề ố ư độ 26
2.2.2 - Nh ng m t t n t iữ ặ ồ ạ 28
2.2.3 Nh ng nguyên nhân gây ra h n ch trênữ ạ ế 29
3.2 – Các gi i pháp nâng cáo hi u qu s d ng v nả ệ ả ử ụ ố 32
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
DANH MỤC BẢNG BIỂU


DANH M C B NG BI UỤ Ả Ể i
L I NÓI UỜ ĐẦ 1
Ph n 1: KHÁI QUÁT V CÔNG TY CP TMKT VI T NAMầ Ề Ệ 3
1.1 L ch s hình th nh v phát tri n c a công tyị ử à à ể ủ 3
1.2 C c u t ch c c a Công tyơ ấ ổ ứ ủ 4
1.3 K t qu ho t ng SXKD trong 4 n m g n âyế ả ạ độ ă ầ đ 6
2.1.2 Th c tr ng chi phí v n v c c u v n Công ty CP TM KT Vi t ự ạ ố à ơ ấ ố ệ
Nam 8
Mai Thế Dũng - Lớp K14B - Khóa 14 - QTKD
i
Chuyên đề tốt nghiệp
2.1.3 Th c tr ng qu n lý v s d ng v n kinh doanh t i Công ty CP TM ự ạ ả à ử ụ ố ạ
KT Vi t Nam.ệ 10
2.1.3.1 Tình hình s d ng v n c nh c a công tyử ụ ố ố đị ủ 10
2.1.3.2 Th c tr ng s d ng v n l u ng.ự ạ ử ụ ố ư độ 13
2.1.4 – Th c tr ng hi u qu s d ng v n kinh doanh t i Công ty CP TMự ạ ệ ả ử ụ ố ạ
KT Vi t Namệ 18
2.1.4.3 Hi u qu s d ng v n kinh doanh t i công ty CP TM KT Viêt ệ ả ử ụ ố ạ
Nam 25
2.2 ánh giá tình hình v n v s d ng kinh doanh c a công ty CP TM Đ ố à ử ụ ủ
KT Viêt Nam 26
T vi c phân tích hi u qu s d ng v n t i công ty CP TM KT Viêt ừ ệ ệ ả ử ụ ố ạ
Nam, ta rút ra m t s nh n xét sau: ộ ố ậ 26
2.2.1 - Nh ng k t qu t cữ ế ả đạ đượ 26
2.2.1.1 - V v n c nh. ề ố ố đị 26
2.2.1.2 - V v n l u ngề ố ư độ 26
2.2.2 - Nh ng m t t n t iữ ặ ồ ạ 28
2.2.3 Nh ng nguyên nhân gây ra h n ch trênữ ạ ế 29
3.2 – Các gi i pháp nâng cáo hi u qu s d ng v nả ệ ả ử ụ ố 32
Mai Thế Dũng - Lớp K14B - Khóa 14 - QTKD

ii
Chuyên đề tốt nghiệp
LỜI NÓI ĐẦU
Một lý do mà mọi người dễ dàng thống nhất là để tiến hành sản xuất kinh
doanh (SXKD) thì một yếu tố không thể thiếu được là phải có vốn. Sử dụng vốn
hiệu quả sẽ làm cho doanh nghiệp ngày càng phát triển và mở rộng kinh doanh. Có
hai nguồn vốn: Vốn tự có và vốn đi vay, vậy quản trị và điều hành về tỷ lệ giữa hai
loại vốn này như thế nào là hợp lý và có hiệu quả? Ngoài ra, vấn đề làm thế nào để
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại các doanh nghiệp Việt Nam đang là vấn đề bức
xúc mà các nhà quản lý doanh nghiệp quan tâm. Trong nhiều diễn đàn và trong
công luận ở nước ta, người ta bàn rất nhiều về vấn đề vốn của doanh nghiệp, chủ
yếu là vốn vay Ngân hàng. Tình trạng khó khăn trong kinh doanh của doanh
nghiệp, lợi nhuận thấp, hàng hoá tiêu thụ chậm, không đổi mới dây chuyền sản
xuất Đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế thế giới toàn cầu hoá thì việc một quốc
gia có hội nhập vào nền kinh tế thế giới hay không và hội nhập ở mức độ nào sẽ cơ
bản phụ thuộc vào khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp sở tại. Khả năng
cạnh tranh là nguồn năng lực thiết yếu để doanh nghiệp tiếp tục vững bước trên
con đường hội nhập kinh tế. Mặt khác, những chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp như: Vốn kinh doanh của doanh nghiệp, vốn tự có trình
độ kỹ thuật, công nghệ, trình độ quản lý, kỹ năng cạnh tranh, bộ máy tổ chức sản
xuất, lợi nhuận. Để đạt được yêu cầu đó thì vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp
là làm thế nào để sử dụng có hiệu quả nhất nguồn vốn của mình.
Với mong muốn được đóng góp một phần nhỏ bộ kiến thức của mình vào
những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp, Công ty Cổ
phần Thương mại kỹ thuật Việt Nam là một Doanh nghiệp đang đứng trước
những thách thức như trên nên vấn đề đặt ra đối với Ban lãnh đạo Công ty là cần
phải làm gì để giải quyết được những vấn đề trên nhằm đưa doanh nghiệp thắng
trong cạnh tranh, đặc biệt là trong điều kiện hiện nay.
Đứng trước những thách thức đó, sau một quá trình thực tập tại Công ty
Cổ phần Thương mại kỹ thuật Việt Nam, cùng với sự hướng dẫn của cô giáo

Nguyễn Thị Thu Hương, các anh, chị trong công ty nên em đã chọn đề tài:
“Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tai Công ty Cổ phần Thương mại kỹ thuật
Việt Nam”.
Mai Thế Dũng - Lớp K14B - Khóa 14 - QTKD
1
Chuyên đề tốt nghiệp
Chuyên đề gồm 44 trang, ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề còn
được chia thành ba Phần :
Phần 1 : KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI KỸ
THUẬT VIỆT NAM
Phần 2 : HIÊU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG
MẠI KỸ THUẬT VIỆT NAM
Phần 3 : GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIÊU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI KỸ THUẬT VIỆT NAM
Trong điều kiện nghiên cứu còn nhiều hạn chế về sự hiểu biết xong với sự
quyết tâm của bản thân em đã và đang hoàn thiện Báo cáo chuyên đề này
nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến
và được sự quan tâm chỉ bảo giúp đỡ tận tình của cô giáo hướng dẫn Nguyễn
Thị Thu Hương và các anh chị trong Phòng Tài chính Kế toán Công ty Cổ
phần Thương mại kỹ thuật Việt Nam để giúp Em thực hiện đề tài thành công.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Mai Thế Dũng - Lớp K14B - Khóa 14 - QTKD
2
Chuyên đề tốt nghiệp
Phần 1: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CP TMKT VIỆT NAM
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công Ty Cổ Phần Thương Mại,Kỹ thuật Việt Nam (tên tiếng anh:VIET
NAM TECHNOLOGY – TRADING JOIT STOCK COMPANY) được thành lập
theo giấy phép kinh doanh số 0101652040 do sở kế hoạch đầu tư thành phố hà
nội cấp ngày 21/09/2009.

Trụ sở chính của công ty: Thôn hải Bối- Hải Bối-Đông Anh-Hà Nội
Chủ tịch HĐQT: Ông Nguyễn Văn Thành
Điện Thoại:0435658501
Fax: 0435658507
Công ty Cổ phần Thương mại kỹ thuật Việt Nam (Vinatech.,JSC) hoạt
động trên thị trường thiết bị y tế Việt Nam đã có nhiều năm kinh nghiệm trong
lĩnh vực Y tế, đặc biệt là việc tư vấn, cung ứng và lắp đặt Hệ thống khí y tế, hệ
thống khí sạch cho các bệnh viện ở tất cả các tuyến. Hiện nay, công ty chúng tôi
là nhà phân phối độc quyền các thiết bị hệ thống khí y tế của Hãng C&U (Nhật
bản), và là nhà phân phối hợp pháp của các hãng ERMA (Nhật bản), Beacon
Medaes (Anh-Mỹ), & REETECH (hệ thống khí sạch áp lực dương),
Terumo/Nhật Bản, Drager/ Đức, Kingbell - Trung Quốc.
Hiện tại công ty đang tăng cường khả năng hoạt động và đã thành lập chi
nhánh ở Thành phố Hồ Chí Minh (Số 24 Phạm Viết chánh, Phường 9, quận Bình
Thạch, Tp Hồ chí Minh) theo giấy chứng nhận Đăng ký hoạt động và đăng ký
thuế chi nhánh số 0101652040-002, đăng ký lần đầu ngày 08 tháng 06 năm 2010.
Công ty đã và đang nhanh chóng khẳng định được vị trí và uy tín của
mình trên thị trường thiết bị y tế Việt Nam. Hiện nay, các trang thiết bị tế mà
Công ty Kinh doanh đã được cung cấp rộng tại nhiều Bệnh viện, trung tâm y tế
trên toàn quốc. Một số công trình, dự án mà chúng tôi đã thực hiện: Bệnh viện
Đa khoa Lâm Đồng, Bệnh viện E Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Phúc, Bệnh
viện Chuyên khoa Lao tỉnh Bình Thuận, Bệnh viện Phụ sản Phương Châu, Bệnh
viện Huyết học
Mai Thế Dũng - Lớp K14B - Khóa 14 - QTKD
3
Chuyên đề tốt nghiệp
1.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty
Cơ cấu tổ chức chặt chẽ với các bộ phận có chức năng chuyên biệt nhưng luôn vận động hỗ trợ nhau trong một guồng
máy thống nhất tạo nên hiệu quả cao:





Mai Thế Dũng - Lớp K14B - Khóa 14 - QTKD
CHỦ TỊCH
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC
P.TỔNG GĐ ĐIỀU
HÀNH NHÂN SỰ
PHÒNG
QUẢN

NHÂN
SỰ
PHÒNG
XUẤT
NHẬP
KHẨU
PHÒNG
VẬT

4
Thực tập chuyên đề
1.2.1 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy quản lý
- Hội đồng quản trị : Là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả
các quyền nhân danh thuộc về công ty trừ những thẩm quyền thuộc về Đại hội
đồng cổ đông ,có trách nhiệm giám sát giám đốc điều hành và những người quản
lý khác. Quyết định kế hoạch sản xuất kinh doanh và ngân sách hàng năm, xác
định mục tiêu chiến lược, đề xuất số lượng và định giá cổ phiếu trái phiếu phát
hành. Bổ nhiệm hay cắt chức giám đốc điều hành cũng như các cán bộ công nhân

viên nếu có hành vi trái với lợi ích tối cao của công ty và tổ chức chi trả cổ tức
và tái cơ cấu .
- Tổng Giám đốc công ty: là người có quyền lực cao sau HĐQT, là người
tổ chức sản xuất kinh doanh theo phương châm chỉ đạo từ HĐQT đưa xuống. GĐ
là người điều hành cao nhất, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về kết quả
hoạt động kinh doanh của công ty. Tổng Giám đốc là người ra các quyết định
quan trọng cuối cùng, giám sát việc thực thi các quyết định và là người chịu trách
nhiệm cao nhất của công ty.
- Các phó tổng giám đốc: Chịu trách nhiệm quản lý nhân sự, tài chính toàn
tập đoàn, là người lập kế hoạch tuyển dụng, phân bổ nguồn lực tài chính cụ thể.
Các phó tổng giám đốc do chính tổng giám đốc công ty bổ nhiệm, mỗi chức danh
của các phó tổng giám đốc đều chịu trách nhiệm chỉ đạo công việc theo sự uỷ
quyền của tổng giám đốc .
- Giám đốc điều hành : Thực hiện các nghị quyết của cấp trên, quyết định
tất cả các vấn đề không cần phải có quyết nghị của hội đồng quản trị như việc
thay mặt công ty để ký hợp đồng tài chính ,thương mại tổ chức điều hành hoạt
động sản xuất kinh doanh tại công ty. Đề xuất các biện pháp nêu cao hiệu quả
quản lý, kiến nghị về số lượng cán bộ quản lý mà công ty cần thuê để hội đồng
quản trị bổ nhiệm khi cần thiết. Bên cạnh đó phải luôn có sự chuẩn bị các bản dự
toán dài hạn phục vụ cho công tác quản lý theo kế hoạch kinh doanh.
- Phòng xuất nhập khẩu : Tổ chức quan hệ, xúc tiến mua bán với các đối
tác trong và ngoài nước. Kết hợp với phòng vật tư để tiến hành xuất nhập các vật
liệu cần thiết.
- Phòng tài chính kế toán : Thực hiện và quản lý công tác tài chính kế toán
thống kê hướng dẫn kiểm tra tài chính của công ty. Đảm bảo công tác hạch toán
Mai Thế Dũng - Lớp K14B - Khóa 14 - QTKD
5
Thực tập chuyên đề
độc lập toàn diện và nguồn tài chính phục vụ kịp thơì đáp ứng tiến độ công việc
tránh ăn tắt, thừa thiếu…

- Phòng quản lý nhân sự : Có trách nhiệm đảm bảo công tác quản lý cán
bộ, hậu cần và công việc hành chính văn phòng .Thực hiện công tác tuyển dụng
và đào tạo cán bộ nhân viên.
- Phòng kỹ thuật : Chịu trách nhiệm theo dõi, học tập các kiến thức mới
nhất về quy trình công nghệ nhằm ứng dụng có hiệu quả và sử dụng đạt mức cao
nhất công năng thiết kế của thiết bị.
- Phòng vật tư : Nghiên cứu và lựa chọn nguồn cung ứng nguyên vật liệu
và thiết bị sản xuất tiên tiến với giá rẻ. Lập dự toán công trình với chủ đầu tư, thu
mua theo dõi tình hình giá cả vật tư và thực hiện nhập xuất tồn vật tư ở các công
ty trực thuộc
1.3 Kết quả hoạt động SXKD trong 4 năm gần đây
A. Tóm tắt các số liệu về tài chính trong 04 năm tài chính gần đây
(2009- 2012).
Đơn vị tính: VNĐ
TT NỘI DUNG Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1 Tổng tài sản 10.891.360.267 44.870.250.963 82.509.671.753 102.306.825.479
2 Tổng nợ phải
trả
1.637.629.325 12.200.287.169 48.536.354.088 65.730.541.251
3 Tài sản ngắn
hạn
9.759.418.977 43.076.025.478 81.128.544.694 101.278.374.119
4 Nợ ngắn hạn 1.147.629.325 11.482.453.835 48.052.354.090 65.730.541.251
5 Doanh thu 35.465.347.895 119.382.747.726 252.099.321.000 268.779.870.045
6 Lợi nhuận trước
thuế
2.006.948.010 4.669.963.794 1.579.357.161 3.505.678.873
7 Lợi nhuận sau
thuế
1.655.732.108 3.502.472.486 1.184.517.871 57.843.70.141

8 Các nội dung
khác
8.1 Hệ số khả năng
thanh toán ngắn
hạn
8.5% 3.75% 1.69% 1,54%
8.2 Giá trị ròng 9.253.730.942 32.669.963.794 33.973.317.665 36.576.284.228
Mai Thế Dũng - Lớp K14B - Khóa 14 - QTKD
6
Thực tập chuyên đề
Phần 2 : HIÊU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
THƯƠNG MẠI KỸ THUẬT VIỆT NAM
2.1 Tình hình vốn tại Công Ty CP TM KT Việt Nam
Cũng như những DN khác, công ty CP Thương mại KT Việt Nam đã chủ
động và tự tìm kiếm cho mình nguồn vốn thị trường để tồn tại. Nhờ sự năng
động, sáng tạo, công ty đã nhanh chóng thích ứng với kiều kiện, cơ chế thị
trường nên kết quả hoạt động SXKD của công ty trong những năm qua rất đáng
khích lệ. Tuy nhiên, do sự cạnh tranh gay gắt trong cơ chế mới nên doanh nghiệp
đã có phần nào chịu ảnh hưởng theo cơ chế chung. Để hiểu rõ hơn về kết quả
kinh doanh của công ty ta phải hiểu, biết xem công ty đã sử dụng các nguồn lực,
tiềm năng sẵn có của mình như thế nào? Trong đó, việc đi sâu phân tích về cơ
cấu, hiệu quả sử dụng vốn tại công ty là rất cần thiết.
2.1.1 – Tình hình vốn của Công Ty CP TM KT Việt Nam qua các năm
Nhìn chung, Doanh nghiệp có cơ cấu nguồn vốn tương đối khả quan và
vững chắc, vốn CSH được bổ sung quan kết quả hoạt động kinh doanh và huy
động vốn đóng góp từ cổ đông. Vốn vay nợ của DN là các khoản nợ dành đầu tư
cho các dự án, hầu hết các khoản vốn vay nợ này là vay tiền Ngân Hàng có thời
hạn dưới 1 năm.
Bảng 1: Cơ cấu nguồn vốn của công ty CP Thương mại KT Việt Nam
Đơn vị: Triệu đồng.

Qua bảng ta có thể thấy trong 2 năm 2009 và 2010 tỉ lệ tăng vốn CSH đến
Mai Thế Dũng - Lớp K14B - Khóa 14 - QTKD
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Vốn chủ sở hữu 7,000 28,000 28,000 28,000
Tổng Vốn vay nợ
1,733 12,199 48,535 65.730
Tổng nguồn vốn
8,733 40,199 76,535 93.730
Tỷ lệ vốn chủ sở
hữu
80% 70% 37% 29,87%
Tỷ lệ vốn vay
20% 30% 63% 70,12%
7
Thực tập chuyên đề
400%, điều này được lý giải là do trong năm 2010 công ty có đợt thay đổi về số
lượng cổ đông và góp vốn theo xu hướng tăng. Cũng trong 2 năm tài khóa 2009
và 2010 ta thấy cơ cấu nguồn vốn của công ty rất an toàn khi mà Vốn CSH đến
chiếm lần lượt tới 80% và 70%. Điều này đảm bảo ít rủi ro trong việc thực hiện
nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp khi đến hạn. Tuy nhiên, sang
năm 2011 và 2012 ta thấy tỉ lệ đột ngột giảm xuống còn 37% và 29,87%, điều
này diễn ra do tỉ trọng nguồn vốn vay của công ty có sự biến động đột ngột theo
hướng tăng. So với năm 2010 thì nguồn vốn vay tăng tới 398% trong khi Vốn
CSH không đổi. Điều này được lý giải là do ảnh hưởng của tình hình suy thoái
kinh tế, khách hàng của công ty gặp khó khăn trong việc thanh toán làm khoản
phải thu trong năm 2010 tăng ( tăng 600% so với năm 2009- Bảng 9) và điều này
tiếp tục tiếp diễn đến năm 2012. Ngoài ra, đây là thời điểm mà rất nhiều bệnh
viện áp dụng xã hội hóa các trang thiết bị y tế, chính vì thế mà nhu cầu mua sắm
trang thiết bị y tế rất cao. Và với chiến lược tấn công, công ty đã áp dụng chiến
lược tiến công và sử dụng lợi thế đòn bẩy tài chính. Do đó mà tỉ trọng vốn vay

tăng dần qua các năm và đặc biệt là trong năm 2012.
2.1.2 Thực trạng chi phí vốn và cơ cấu vốn Công ty CP TM KT Việt Nam
Bảng 3: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty CP TM KT Việt Nam
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Lượng % Lượng % Lượng %
I- Nợ phải trả
12089 26,94 48534 58,82 65730 64
1. Nợ ngắn hạn
11372 25,34 48051 58,24 65730 64
Vay ngắn hạn
1000 2,23 15630 18,94 14514 14
Phải trả người bán
5728 12,77 27786 33,68 27447 27
Người mua trả
trước 4479 9,98 4497 5,45 22541 22
Phải nộp NSNN
151 0,34 127 0,15 578989 566
Phải trả khác
14 0,03 11 0,01 132712 130
2. Nợ dài hạn
717 1,60 483 0,59 0 0
3. Nợ khác
0 - 0 - 0 -
II- Vốn CSH
28000 62,40 28000 33,94 28000 27
1 Nguồn vốn và
quỹ - - -
Nguồn VKD
28000 62,40 28000 33,94 28000 27

- + đánh giá lại TS
0 - 0 - -
Mai Thế Dũng - Lớp K14B - Khóa 14 - QTKD
8
Thực tập chuyên đề
LN chưa phân phối
4669 10,41 5854 7,09 8168 8
Nguồn vốn
ĐTXDCB 0 - 0 - -
4. Nguồn kinh phí
110 0,25 118 0,14 118 0
* Tổng nguồn
44870 100 82509 100 102306 100
(Nguồn: bảng CĐKT của công ty ngày 31/12/2011).
Từ bảng biểu trên ta thấy tài sản của DN được hình thành từ hai nguồn là:
- Nguồn vốn vay và chiếm dụng.
- Nguồn vốn chủ sở hữu.
Trong đó:
Vốn vay và vốn chiếm dụng chiếm 26,94% vào năm 2010, đến năm 2011
tăng về lượng là 36.445 triệu đồng làm cho tỷ trọng lại tăng lên là 58,82 % và
đến năm 2012 thì tăng thành 64%. Vốn chủ sở hữu chiếm một lượng 33,94 %
vào năm 2011 và chỉ còn 27% năm 2012. Như vậy, năm 2011 để DN có một
đồng vốn thì phải vay hoặc chiếm dụng gần 1,73 đồng (58,82/33,94= 1.73 lần) và
2012 là gần 2,37 đồng cho kinh doanh của mình.

Về nguồn vốn CSH: Tổng nguồn vốn chủ sở hữu các năm là 28000 triệu
đồng. Nguồn vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu đánh giá khả năng tự chủ về tài chính của
DN. Một DN có mức vốn CSH cao sẽ chủ động về năng lực hoạt động của mình,
không bị phụ thuộc vào các đối tác bên ngoài. Như vậy, nguồn vốn CSH của DN
giảm dần từ 62,40 % năm 2010 còn 33,94 % năm 2011 và chỉ còn 27% năm

2012, chứng tỏ khả năng tự chủ về tài chính của DN đang dần thấp đi và công ty
đang lệ thuộc nhiều hơn vào vốn vay.

Về nợ phải trả: Tổng số nợ phải trả là 12.089 triệu đồng vào năm 2010,
năm 2011 con số này tăng lên là 48.534 triệu đồng bằng 4.01 lần và tăng 1,04
(48.534 /12089) lần nợ phải thu và năm 2012 lần lượt là1,34 lần và tăng 1,08 so
với 2011. Khoản nợ phải trả này DN phải mất chi phí cho việc sử dụng nó là lãi
suất trong khi đó các khoản phải thu thì DN lại không được hưởng lãi. Đây là
điều không hợp lý trong sử dụng vốn của công ty. Các khoản phải trả tăng lên
phần lớn là do sự tăng lên của các khoản phải thu, hàng tồn kho của DN. Cũng từ
biểu 3 ta thấy, nếu xét về tỷ trọng thì tất cả các khoản phải trả bao gồm: nợ ngắn
hạn, nợ dài hạn, nợ khác đều, có xu hướng tăng lên, riêng nợ dài hạn có xu
hướng giảm đi. Điều này chứng tỏ công ty chưa chú ý đến đầu tư vào TSCĐ
Mai Thế Dũng - Lớp K14B - Khóa 14 - QTKD
9
Thực tập chuyên đề
nhằm đổi mới thiết bị công nghệ, sử dụng chưa hợp lý hơn nguồn vốn vay của
mình.
Như vậy, qua phân tích về cơ cấu tài sản, nguồn vốn của Công ty CP TM
KT Việt Nam năm 2012, ta thấy:
- Tổng tài sản của công ty tăng 19,797 triệu đồng.
- Các loại tài sản khác đều có xu hướng tăng lên riêng vốn bằng tiền và
TSLĐ khác có xu hướng giảm.
- Nợ phải trả cũng tăng là 17,176 triệu đồng
Bên cạnh đó, hiệu quả sử dụng vốn của công ty còn nhiều hạn chế do nhiều
nguyên nhân khác nhau. Để hiểu chính xác hơn ta đi sâu vào nghiên cứu vốn cố
định và vốn lưu động của DN, từ đó giúp ta có được cái nhìn đầy đủ hơn về tình
trạng sử dụng vốn tại Công ty CP TM KT Việt Nam.
2.1.3 Thực trạng quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty CP TM KT
Việt Nam.

Vốn cố định là một phần của vốn kinh doanh để tạo nên nguồn vốn của
DN. Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định có vai trò quan trọng trong việc
nâng cao hiệu quả kinh doanh, nó cho phép giảm tỷ suất chi phí lưu thông và
tăng doanh lợi kinh doanh của DN. Qua phân tích ở trên ta thấy vốn cố định của
công ty chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn, nhưng để đánh giá chính
xác được hiểu quả sử dụng vốn cố định của công ty tốt hay xấu, ta phải đi sâu
phân tích các chỉ tiêu sau:
2.1.3.1 Tình hình sử dụng vốn cố định của công ty
Để đánh giá được tình hình sử dụng vốn cố định của công ty ta nghiên cứu
bảng biểu sau:
Mai Thế Dũng - Lớp K14B - Khóa 14 - QTKD
10
Thực tập chuyên đề
Bảng 4: Cơ cấu vốn cố định của Công ty CP TM KT Việt Nam.
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Năm 2012
1.TSCĐ
HH(GTCL)
1131 1795 1381 1028
- Hao mòn luỹ kế 957 1066 1480 1.901
- Nguyên giá 2088 2861 2861 2.930
2.TSCĐ
(ĐTCKDH)
0 0 0 0
3. CF XDCBDD 0 0 0
4. Tổng 1131 1795 1381 1028
( Nguồn : BCTC của công ty từ năm 2009 - 2012)
Qua bảng biểu 4 ta thấy:

TSCĐHH của công ty chiếm phần lớn trong tổng TSCĐ và ĐTDH của
DN. TSCĐHH này bao gồm: máy móc, thiết bị, máy thi công công trình, máy vi
tính, và nhiều máy móc phục vụ cho quá trình kinh doanh của công ty. Với
hoạt động chủ yếu là xây dựng các hệ thống khí cho công trình y tế, mà tỷ trọng
TSCĐHH lại không tăng trong tổng số tài sản cố định của công ty. Như vậy, tỷ
trọng tài sản cố định hữu hình của công ty tại thời điểm năm 2012 và có xu
hướng giảm qua các năm. Điều này chứng tỏ công ty đã không đầu tư mới trang
thiết bị hiện đại phục vụ cho quá trình thi công công trình.
Hơn thế nữa để hồ nhập vào xu thế toàn cầu hoá, quốc tế hoá thương mại
điện tử hiện nay thì công ty không đổi mới trang thiết bị này là chưa phù hợp.
Mặc dù vậy, khoản tài sản cố định dựng để đầu tư dài hạn vào chứng khoán
không thay đổi qua các năm, điều này chứng tỏ kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp chưa được tốt, khoản lợi nhuận giữ lại không cao. Nhưng qua các năm
công ty đã từng bước sử dụng hợp lý hơn nguồn vốn của mình. Nhưng nguồn
vốn của doanh nghiệp có được đảm bảo cho hoạt động kinh doanh hay không?
Ta cần tính toán và so sánh giữa nguồn vốn và tài sản của doanh nghiệp. Ta có
thể sử dụng bảng số liệu sau:
Bảng 5: Tỷ suất tài trợ vốn cố định của Công ty CP TM KT Việt Nam
Đơn vị: Triệu đồng
Mai Thế Dũng - Lớp K14B - Khóa 14 - QTKD
11
Thực tập chuyên đề
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1. Tài sản cố định. 1131 1795 1381 1028
2. Nợ dài hạn. 490 717 483 0
3. Vốn chủ sở hữu 7000 28000 28000 28000
4. VLĐ thường xuyên 6359 26922 27102 26972
(Nguồn BCTC của công ty từ năm 2009 - 2012)
Qua bảng biều ta thấy từ năm 2009 đến 2012:
Nguồn vốn dài hạn > Tài sản cố định.

Như vậy, vốn lưu động thường xuyên của công ty > 0. Nguồn vốn dài hạn
đủ đầu tư cho tài sản cố định. Doanh nghiệp phải đầu tư vào tài sản cố định một
phần nguồn vốn ngắn hạn. Tài sản lưu động đủ đáp ứng đủ nhu cầu thanh toán nợ
ngắn hạn làm cho cán cân thanh toán của doanh nghiệp được thăng bằng. Do
vậy, doanh nghiệp phải huy động vốn ngắn hạn hợp pháp hoặc giảm quy mô đầu
tư dài hạn hoặc tiến hành cả hai biện pháp trên nhằm đảm bảo nguồn vốn cho
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tình hình tài chính của doanh nghiệp là
không tốt.
Cũng từ biểu 5 ta thấy doanh nghiệp đã chưa chú trọng đầu tư vào tài sản
cố định, nhưng tài sản cố định của doanh nghiệp được tài trợ một cách vững chắc
bằng nguồn vốn dài hạn của công ty.
Để nắm rõ hơn ta xem tình hình tăng giảm nguồn vốn chủ sở hữu của
doanh nghiệp qua bảng biểu sau:
Mai Thế Dũng - Lớp K14B - Khóa 14 - QTKD
12
Thực tập chuyên đề
Bảng 6: Tình hình tăng giảm nguồn vốn chủ sở hữu của công ty
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
I.Nguồn vốn kinh doanh. 7000 28000 28000 28000
1. Nguồn vốn NSNN cấp. 0 0 0 0
- Vốn cố định. 1460 1460 1460 1460
- Vốn lưu động. 765 765 765 765
2. Nguồn vốn tự bổ sung. 2840 2840 2934 2934
- Nguồn vốn cố định. 2697 2697 2791 2791
- Nguồn vốn lưu động. 143 143 143 143
II.Các quỹ. - - - -
- Quỹ khen thưởng phúc
lợi.
- - - -

III. Nguồn vốn ĐTXDCB. - - - -
1. Nguồn vốn ngân sách. - - - -
2. Nguồn vốn khác. - - - -
(Nguồn BCTC của công ty từ năm 2009 đến năm 2012
Từ biểu trên ta thấy, nguồn vốn kinh doanh của công ty (nguồn vốn cố
định) tăng lên là do kết chuyển từ nguồn vốn tự bổ sung. Còn lại các nguồn khác
không thay đổi do không có sự kết chuyển hoặc không được Ngân sách nhà nước
cấp.
2.1.3.2 Thực trạng sử dụng vốn lưu động.
Phần lớn nguồn tài trợ cho hoạt động SXKD của Công ty là nguồn vốn
ngắn hạn mà chủ yếu là vay nợ ngắn hạn. Đó không phải là nguồn vốn cho
không, không phải trả lãi mà đều phải trả, nếu DN không đủ khả năng trả nợ thì
số lãi sẽ càng lớn hơn do số nợ của Công ty chuyển sang nợ quá hạn. Vấn đề đặt
ra ở đây là công ty phải quản lý và sử dụng số vốn đó như thế nào cho có hiệu
quả nhất. Để dạt được mục tiêu về hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty,
ta cần nghiên cứu các vấn đề sau:
- Cơ cấu vốn lưu động
Nghiên cứu cơ cấu vốn lưu động để thấy được tình hình phân bổ vốn lưu
động và tình trạng của từng khoản trong các giai đoạn luân chuyển, từ đó phát
hiện những tồn tại hay trọng điểm cần quản lý và tìm giải pháp nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn lưu động tại công ty. Để đánh giá cơ cấu vốn này ta nghiên cứu
bảng biểu sau: (trang sau)
Từ biểu 9 ta thấy :
Mai Thế Dũng - Lớp K14B - Khóa 14 - QTKD
13
Thực tập chuyên đề

Vốn bằng tiền:
Năm 2009 là 1561 triệu đồng chiếm 14,33% trong tổng vốn lưu động tại
công ty.

Năm 2010, số vốn này tăng lên là 7838 triệu đồng và tỷ trọng cũng tăng so
với năm 2009.
Năm 2011, số vốn này tăng lên là 2326 triệu đồng nhưng về tỷ trọng lại có
xu hướng giảm đi so với năm 2010. Năm 2012, số vốn này tăng lên là 2686 triệu
đồng
Như vậy, vốn bằng tiền năm 2010 tăng về số tuyệt đối so với năm 2009 là
7838 triệu đồng và số tương đối tăng 6,61 do các nguyên nhân sau:
Tiền mặt tại quỹ của công ty tăng 7838 triệu đồng, mà tiền mặt tại quỹ của
công ty dựng để thanh toán lương cho cán bộ công nhân viên của công ty và
thanh toán đột xuất, tạm ứng mua hàng điều này chứng tỏ công ty đã dựng
khoản tiền này cho các khoản mục trên trong năm 2010 nhiều hơn năm 2009.
Lượng tiền mặt này tại quỹ của công ty tăng lên có thể không tốt vì đó cũng là số
tiền mà công ty phải đi vay, phải trả lãi ngân hàng với lãi suất, nếu công ty để
tiền mặt tại quỹ nhiều sẽ lãng phí. Sang đến năm 2011 và 2012 thì lượng tiền mặt
tại quỹ này thay đổi không đáng kể so với năm 2010.
Qua chỉ tiêu về vốn bằng tiền của công ty ta thấy vốn bằng tiền về số tuyệt
đối thì nó biến động theo chiều hướng tăng - giảm còn về tỷ trọng thì nó biến
động theo chiều hướng giảm dần. Đây là một điểm tốt đối với công ty, công ty
không nên giữ nhiều tiền mặt vì sẽ lãng phí, tránh được tình trạng vay về để đấy
mà phải trả lãi cho ngân hàng, trả lãi cho đối tượng cho vay ảnh hưởng đến kết
quả kinh doanh của công ty do phải trả lãi nhiều hơn.

Về các khoản phải thu
Năm 2009, các khoản phải thu của công ty là 6692 triệu đồng chiếm 61,45
% trong tổng số vốn lưu động.
Năm 2010, con số này là 27141 triệu đồng chiếm 60,49% trong tổng số
vốn lưu động của công ty.
Năm 2011, các khoản phải thu của công ty là 46737 trtiệu đồng tương ứng
với 56,64% trong tổng vốn lưu động.
Năm 2012, các khoản phải thu của công ty là 58000 trtiệu đồng tương ứng

Mai Thế Dũng - Lớp K14B - Khóa 14 - QTKD
14
Thực tập chuyên đề
với 56,69% trong tổng vốn lưu động
Như vậy, năm 2010 các khoản phải thu của công ty tăng về số tuyệt đối là
20449 giảm tương đối (0,96%) so với năm 2009. Năm 2011 lại tăng so với năm
2010 số tuyệt đối là 19.596 triệu giảm tương đối (3,84%). Điều này là do nguyên
nhân sau:
+ Các khoản phải thu của khách hàng tăng lên qua các năm cả về số tuyệt
đối và giảm số tương đối. Đây là một điều bất lợi cho công ty, nó chứng tỏ công
ty đã và đang ngày càng bị chiếm dụng vốn nhiều hơn. Hơn thế nữa, điều này sẽ
làm cho công ty tạm thời thiếu vốn lưu động để tiến hành hoạt động kinh doanh,
muốn đảm bảo cho quá trình SXKD của mình được liên tục, đòi hỏi công ty phải
đi vay vốn, phải trả lãi trong khi đó số tiền khách hàng chịu thì công ty lại không
thu được lãi. Đây là một trong những vấn đề đòi hỏi công ty cần quan tâm và
quản lý chặt hơn tránh tình trạng không tốt như: Nợ khó đòi, nợ không có khả
năng trả, rủi ro trong kinh doanh, rủi ro về tài chính của công ty.
+ Khoản trả trước cho người bán: Có xu hướng giảm dần, nếu năm 2009
là 16,71% thì năm 2011 là 2,38% và năm 2012 là 4,66%. Điều này là tín hiệu tốt
cho công ty, chứng tỏ công ty đang ngày càng có uy tín hơn trong kinh doanh
cũng như mối quan hệ tốt hơn với bạn hàng.

Các khoản phải thu nội bộ
Các khoản phải thu nội bộ: Năm 2009 là 0 triệu đồng chiếm 0% trong
tổng vốn lưu động của công ty, nhưng sang năm 201, 2012 thì con số này là 48
triệu chiếm lần lượt là 0.06% và 0,05%. Sở dĩ có điều này là do công ty trong
năm 2011 đã tiến hành nâng cấp công ty thành tập đoàn với các đơn vị thành
viên. Chính vì thế mà phát sinh thêm khoản phải chi cho đơn vị thành viên này.
Đối với các khoản phải thu khác: Cũng có chiều hướng tăng đáng kể năm
2010, 2011 tăng so với năm 2009 (3692 triệu, 889 triệu đồng so với 517 triệu

đồng).
Khoản mục phải thu của công ty chiếm phần lớn, ảnh hưởng trực tiếp tới
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đòi hỏi công ty phải đưa ra giải pháp
nhằm làm giảm các khoản phải thu.

Đối với hàng tồn kho
Cũng từ bảng biểu 9 ta thấy hàng tồn kho của công ty có xu hướng ngày
Mai Thế Dũng - Lớp K14B - Khóa 14 - QTKD
15
Thực tập chuyên đề
càng tăng với tốc độ tăng cao. Cụ thể:
- Năm 2009 hàng tồn kho của công ty là 1.506 triệu đồng (chiếm 13,83%).
- Năm 2010 hàng tồn kho của công ty là 6.136 triệu đồng (chiếm 13,68%).
- Năm 2011 hàng tồn kho của công ty là 22.645 triệu đồng (chiếm
27,45%).
- Năm 2011 hàng tồn kho của công ty là 27.571 triệu đồng (chiếm
26,95%).
Hàng tồn kho tăng cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối. Nguyên nhân làm
cho hàng tồn kho của công ty tăng lên là:
+ Đối với hàng tồn kho dự trữ tài sản lưu động là nhu cầu thường xuyên
đối với các đơn vị kinh doanh nhưng dự trữ ở mức nào là hợp lý đó mới là quan
trọng . Nguồn dự trữ lớn sẽ làm cho vốn tăng lên, hàng hoá ứ đọng, dư thừa
gây khó khăn trong kinh doanh. Nếu dự trữ thấp sẽ gây thiếu hụt, tắc ngẽn trong
khâu sản xuất mà đặc điểm của công ty lại là chuyên về xây dựng các công trình
nên nó phụ thuộc theo mùa vụ xây dựng. Vì vậy, dự trữ tài sản lưu động phải
điều hồ sao cho vừa đảm bảo yêu cầu kinh doanh được tiến hành liên tục, vừa
đảm bảo tính tiết kiệm vốn, tránh tình trạng dư thừa, ứ đọng lãng phí.
Mai Thế Dũng - Lớp K14B - Khóa 14 - QTKD
16
Thực tập chuyên đề

Bảng 9: Cơ cấu vốn lưu động của công ty Cổ phần Thương mại kỹ thuật Việt Nam
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2010 so
với 2009
Năm 2011 so với
2010
Năm 2012 so với
2011
Lượng % Lượng % Lượng % Lượng % Lượng % Lượng % Lượng %
I. Tiền 1561 14,33 9399 20,95 11725 14,21 14411 14,09 7838 6,61 2326 -6,74 2686 -0,12
II. Các khoản phải
thu
6692 61,45 27141 60,49 46737 56,64 58000 56,69 20449 -0,96 19596 -3,84 11263
0,05
1. Phải thu của khách
hàng
4355 39,99 24729 55,11 41030 49,73 53020 51,82 20374 15,13 16301 -5,38 11990
2,10
2. Trả trước cho
người bán
1820 16,71 1523 3,39 1967 2,38 4772 4,66 -297 -13,32 444 -1,01 2805
2,28
3. VAT được khấu
trừ
0,00 0,00 0,00 0,00 0 0,00 0 0,00 0

0,00
4. Phải thu nội bộ 0,00 0,00 48 0,06 48 0,05 0 0,00 48 0,06 0 -0,01
5. Phải thu khác 517 4,75 889 1,98 3692 4,47 158705 155,13 372 -2,77 2803 2,49 155013 150,65
III. Hàng tồn kho 1506 13,83 6136 13,68 22645 27,45 27571 26,95 4630 -0,15 16509 13,77 4926 -0,50
1. NVL tồn kho 1506 13,83 6136 13,68 22645 27,45 27571 26,95 4630 -0,15 16509 13,77 4926 -0,50
2. Công cụ, dụng cụ
tồn kho
0,00
-
0,00 - 0,00 - 0,00 0,00 0,00 0
0,00
3. Chi phí SXKDD 0,00 - 0,00 - 0,00 - 0,00 0,00 0,00 0 0,00
IV. TSLĐ khác 0,00 - 0,00 - 0,00 - 0,00 0,00 0,00 0 0,00
1. Tạm ứng 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0 0,00
2. Chi phí trả trước 0,00 - 0,00 - 0,00 - 0,00 0,00 0,00 0 0,00
3. Chi phí chờ kết
chuyển
0,00
-
0,00 - 0,00 - 0,00 0,00 0,00 0
0,00
4. Thế chấp, ký quỹ
ký cược ngắn hạn
0,00
-
0,00 - 0,00 - 0,00 0,00 0,00 0
0,00
Tổng 10891 100 44870 100 82509 100 102306 100 100
( Nguồn BCTC của công ty năm 2009 - 2012)
Mai Thế Dũng - Lớp K14B - Khóa 14 - QTKD

17
Thực tập chuyên đề
Nhìn vào bảng trên ta thấy kết cấu vốn lưu động của công ty năm 2010 có
sự thay đổi so với năm 2009, năm 2011 có khác với năm 2010 và 2012 với 2011
cụ thể là:
- Tổng vốn lưu động năm 2010 tăng 33979 triệu đồng so với năm 2009, đến
năm 2011 con số này đạt 82509 triệu đồng và năm 2012 là 102306. Qui mô vốn
lưu động ngày càng tăng, điều này chứng tỏ DN ngày càng mở rộng lĩnh vực
kinh doanh của mình bằng vốn lưu động. Đây là điều bất lợi đối với công ty.
Muốn hiểu rõ hơn, ta xem vốn lưu động của công ty có được tài trợ một
cách vững chắc không? Ta dựa vào bảng biểu sau:
Bảng 10: Nguồn tài trợ vốn lưu động
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1. Nợ ngắn hạn 1.243 11.482 48.052 65.730
2. Tồn kho 1.506 6.136 22.645 27.571
3. Phải thu 4.355 24.729 41.030 53.030
4. Tồn kho và các khoản
phải thu
5.861 30.865 63.675 80.601
5. Nhu cầu VLĐ thường
xuyên (4)-(1)
4.618 19.383 15.623 14.871
(Nguồn BCDDKT của công ty năm 2009 - 2012)
Từ biểu 10 ta thấy nhu cầu VLĐ thường xuyên > 0 có nghĩa là các nguồn
vốn ngắn hạn từ bên ngoài thiếu để tài trợ vốn ngắn hạn của doanh nghiệp. DN
cần nhận thêm vốn ngắn hạn từ bên ngoài để tài trợ cho chu kỳ kinh doanh của
mình.
2.1.4 – Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty CP TM KT
Việt Nam

2.1.4.1 Hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty CP TM KT Viêt Nam
Không ai nghi ngờ gì về vai trò to lớn của nguồn vốn đối với sự tồn tại và
phát triển của doanh nghiệp, đặc biệt là nguồn vốn vay. Song cần thấy những tác
động tiêu cực của nó cũng không nhỏ nếu công ty không biết quản lý và sử dụng
nó một cách có hiệu quả. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty
ta dựa vào một số chỉ tiêu cơ bản sau:
- Hiệu quả sử dụng vốn cố định.
- Hệ số đảm nhiệm vốn cố định.
- Hệ số sinh lời của vốn cố định.
Mai Thế Dũng - Lớp K14B - Khóa 14 - QTKD
18
Thực tập chuyên đề
Các chỉ tiêu này được thể hiện rõ qua bảng biểu dưới đây:
Bảng 7: Hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1.Doanh thu thuần. 35465 119382 252099 268779
2. Tài sản cố định bình quân 2088 2861 2861 2930
3. Hiệu quả sử dụng VCĐ (1/2) 16,98 41,72 88,11 91,73
4. Hệ số đảm nhiệm TSCĐ (2/1). 0,059 0,024 0,011 0,010
(Nguồn BCTC của công ty từ năm 2009 đến năm 2012)
Qua biểu 7, ta thấy:
Hiệu quả sử dụng vốn cố định cuả công ty có xu hướng tăng dần qua các
năm, cụ thể:
Năm 2009, một đồng vốn cố định của công ty tạo ra được 16,98 đồng
doanh thu.
Năm 2010, một đồng vốn cố định của công ty tạo ra được 41,72 đồng
doanh thu.
Năm 2011, một đồng vốn cố định của công ty làm ra được 88,11 đồng
doanh thu.

Năm 2012, một đồng vốn cố định của công ty tạo ra được 91,73 đồng
doanh thu
Như vậy, năm 2010 hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty tăng
(41,72/16,98) 2,46 lần so với năm 2009, trong khi đó doanh thu thuần tăng 3.36
lần còn tài sản cố định chỉ tăng 1.37 lần. Doanh thu thuần tăng nhiều hơn tốc độ
tăng tài sản cố định.
Năm 2011, hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty tăng 5,19 lần so với
năm 2009, doanh thu thuần tăng 7,11 lần, tài sản cố định tăng 1.37 lần. Cũng
trong năm này, hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty tăng lên so với năm
2009 và năm 2010.
Năm 2012, thì hiệu quả sử dụng vốn cố định tăng 1,04 lần so với năm
2011 và doanh thu thuần tăng 1,06 lần.
Nguyên nhân dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp ngày càng
có hiệu quả là do lượng doanh thu thuần tăng đều, lớn hơn tốc độ tăng của tài sản
cố định. Đây là một điều rất đáng khích lệ đối với công ty, tuy nhiên trong năm
2012 thì tốc độ tăng trưởng của chỉ sổ hiệu quả sử dụng vốn tăng chậm so với
Mai Thế Dũng - Lớp K14B - Khóa 14 - QTKD
19
Thực tập chuyên đề
năm 2011. Sở dĩ có điều này là do ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng kinh tế
trong năm 2012 khiến doanh thu công ty tăng trưởng rất ít so với năm 2011.
Bên cạnh đó, ta thấy chỉ tiêu hệ số đảm nhiệm vốn cố định của công ty có
xu hướng giảm dần qua các năm, cụ thể:
Năm 2009, để tạo ra được một đồng doanh thu, doanh nghiệp cần 0,059
đồng vốn cố định.
Năm 2010, để tạo ra được một đồng doanh thu, doanh nghiệp cần
0,024đồng vốn cố định, giảm 0.025 đồng so với năm 2009.
Năm 2011, để tạo ra một đồng doanh thu, doanh nghiệp cần sử dụng 0,011
đồng vốn cố định, giảm 0,048 đồng so với năm 2009 và giảm 0,014 đồng so với
năm 2010.

Năm 2012, để tạo ra một đồng doanh thu, doanh nghiệp cần sử dụng 0,010
đồng vốn cố định, giảm 0,001 đồng so với năm 2011.
Như vậy, hệ số đảm nhiệm tài sản cố định của công ty như thế là cao,
trong khi đó tài sản cố định lại chiếm một tỷ trọng quá thấp trong tổng tài sản.
Tuy nhiên, với sự tăng dần về hiệu quả sử dụng vốn cố định và sự giảm dần về
hệ số đảm nhiệm tài sản cố định của công ty qua các năm cũng cho thấy công ty
đã cố gắng hơn trong việc sử dụng nguồn vốn cố định của mình. Đây là một ưu
thế của công ty, công ty nên phát huy mạnh hơn mặt tích cực này.
Để có cái nhìn đầy đủ hơn về hiệu quả sử dụng vốn của công ty, ta xem
xét đến chỉ tiêu tiếp theo là hệ số sinh lời của tài sản cố định. Hệ số này được
phản ánh đầy đủ qua bảng biểu sau:
Bảng 8: Hệ số sinh lời của vốn cố định
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1.Lợi nhuận sau thuế. 351 1167 394 1226
2.TSCĐ bình quân. 2088 2861 2861 2930
3.Hệ số sinh lời củaTSCĐ (1/2) 0,17 0,41 0,14 0,41
(Nguồn BCTC của công ty từ năm 2009 đến năm 2011)
Từ biểu 8, ta thấy tỷ suất sinh lời của tài sản cố định của công ty qua các
năm như sau:
Mai Thế Dũng - Lớp K14B - Khóa 14 - QTKD
20
Thực tập chuyên đề
Năm 2009, cứ một đồng vốn cố định của công ty tạo ra 0,17 đồng lợi
nhuận.
Năm 2010, một đồng vốn cố định của công ty tạo ra 0,41 đồng lợi nhuận,
tăng 0,34 đồng so với năm 2009.
Năm 2011, chỉ tiêu này là 0,14 đồng lợi nhuận, giảm 0,27 đồng lợi nhuận
so với năm 2010.
Năm 2012 một đồng vốn cố định tạo ra 1,41 đồng lợi nhuận tăng 0,27

đồng so với 2011.
Bên cạnh đó, ta có thể sử dụng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH để
xem xét khả năng sinh lợi của vốn CSH của công ty.
Từ những kết quả đạt được ở trên, ta thấy hiệu quả sử dụng vốn cố định
của công ty giai đoạn 2009 - 2012 là khá ổn định và có chiều hướng biến động
tốt cho hoạt động của doanh nghiệp. Đây là điều dễ thấy vì lĩnh vực hoạt động
của công ty ngày càng được mở rộng và tự chủ hơn về khả năng tài chính của
mình. Hơn nữa, trong những năm gần đây, khả năng thắng thầu của công ty cao
hơn so với trước, các chính sách của Đảng và Nhà nước đã chú trọng vào ngành,
lĩnh vực này
Qua trình bày ở trên ta thấy, tài sản cố định của công ty chiếm một tỷ
trọng rất nhỏ trong tổng tài sản, nó ảnh hưởng gián tiếp tạo ra doanh thu, lợi
nhuận cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, nên muốn có được cái
nhìn tổng quát, đầy đủ về hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty CP TM KT Việt Nam
ta phải đi sâu nghiên cứu, phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty.
2.1.4.2 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty CP TM KT Viêt Nam
Để đánh giá xem công ty đã sử dụng vốn lưu động của mình như thế nào,
hiệu quả ra sao? Ta nghiên cứu bảng biểu sau:
Mai Thế Dũng - Lớp K14B - Khóa 14 - QTKD
21
Thực tập chuyên đề
Bảng 11: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty CP TM KT Viêt Nam.
Đơn vị: Triệu đồng.
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1. Doanh thu thuần 35465 119382 252099 268779
2. VLĐ bình quân sử dụng trong kỳ 25887 34079 50339 35553
3. Lợi nhuận sau thuế 1655 3502 1184 2892
4. Hiệu suất sử dụng VLĐ (1/2) 1,37 3,50 5,01 7,56
5. Tỷ suất lợi nhuận VLĐ (3/2) 0,06 0,10 0,02 0,08
6. Số vòng quay VLĐộng (1/2) 1,37 3,50 5,01 7,56

7. Số ngày luân chuyển của một
vòng quay VLĐ
263 103 72 48
8. Hệ số đảm nhiệm VLĐ 0,73 0,29 0,20 0,13
(Nguồn BCTC của công ty năm 2009-2012)
Từ biểu 11 ta thấy:

Hiệu suất sử dụng vốn lưu động:
- Giai đoạn 2009 - 2012, hiệu suất sử dụng vốn lưu động tại công ty tăng
lên không đều
+ Năm 2009, hiệu suất đạt 1,37 (137%)
+ Năm 2010, hiệu suất này là 305% tăng 213% so với năm 2009
+ Năm 2011, hiệu suất đạt 501% tăng 150% so với năm 2010
+ Năm 2012, hiệu suất đạt 756% tăng 255% so với năm 2011
Như vậy, hiệu suất sử dụng vốn lưu động của công ty biến động đều qua
các năm, cụ thể:
+ Năm 2009, một đồng vốn lưu động của công ty tạo ra 1,37 đồng doanh thu
+ Năm 2010, một đồng vốn lưu động của công ty tạo ra được 3,05 đồng
doanh thu
+ Năm 2011, một đồng vốn lưu động của công ty tạo ra được 5,01 đồng
doanh thu.
+ Năm 2012 là 1 đồng vốn lưu động tạo ra 7,56 đồng doanh thu, tăng so với
năm 2011.
Nhìn chung, hiệu suất sử dụng vốn lưu động của công ty trong các năm qua
là tốt. Doanh nghiệp cần duy trì và phát huy lợi tốt để quản lý hiệu quả sử dụng
vốn của mình.

Tỷ suất lợi nhuận.
- Cùng với sự tăng lên của doanh thu qua các năm thì tỷ suất lợi nhuận của
công ty cũng tăng lên tương ứng, cụ thể:

Mai Thế Dũng - Lớp K14B - Khóa 14 - QTKD
22
Thực tập chuyên đề
- Năm 2009, một đồng vốn lưu động của công ty tham gia vào quá trình
sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra 0,06 đồng lợi nhuận.
- Năm 2010, một đồng vốn lưu động của công ty tham gia vào quá trình sản
xuất kinh doanh tạo ra được 0,01 đồng lợi nhuận, tăng 0,014 đồng so với năm
2009.
- Năm 2011, một đồng vốn lưu động của công ty tạo ra được 0,02 đồng lợi
nhuận, giảm 0,08 đồng so với năm 2010.
- Năm 2012, một đồng vốn lưu động của công ty tạo ra được 0,08 đồng lợi
nhuận, tăng 0,06 đồng so với năm 2011
Như vậy, sức sinh lời của vốn lưu động tăng lên qua các năm, đây là điều
đáng khích lệ cho công ty. Tuy nhiên, sự gia tăng này vẫn còn ở mức rất thấp,
chứng tỏ chi phí quản lý của doanh nghiệp còn cao. Trong thời gian tới, công ty
nên cố gắng phát huy hơn nữa khả năng của mình trong việc sử dụng vốn lưu
động vì đây là vốn chủ yếu được tài trợ bằng nguồn ngắn hạn mà doanh nghiệp
đi vay để sử dụng.

Tốc độ luân chuyển của vốn lưu động:
- Số vòng quay của vốn lưu động:
+ Năm 2009, số vòng quay của vốn lưu động là 1,37 vòng.
+ Năm 2010, số vòng quay của vốn lưu động là 3,50 vòng, tăng lên 2,13
vòng so với năm 2009. Năm 2011, con số này là 5,01 vòng, tăng so với năm
2010 là 1,50 vòng. Đến năm 2012 là 7,56 tăng 2,55 vòng so với 2011 con số rất
ấn tượng. Tương ứng với sự tăng lên của vòng quay vốn lưu động là sự giảm đi
của số ngày luân chuyển của một vòng quay vốn lưu động và ngược lại. Hiệu quả
này tương đối tốt công ty cần phải phát huy yêu thế này.
+ Năm 2009, số ngày luân chuyển của một vòng quay vốn lưu động là 263
ngày, điều này cho thấy tốc độ luân chuyển vốn lưu động của công ty trong năm

2009 là chưa thực sự tốt điều này ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả kinh doanh
của doanh nghiệp. Trong khi công ty phải đi vay ngân hàng với lãi suất trả theo
đúng hạn ghi trong hợp đồng mà tốc độ luân chuyển chậm như thế thì công ty sẽ
gặp khó khăn trong việc thu hồi số nợ để trả nợ vay. Nếu khoản vay của công ty
không được trả đúng hạn thì công ty sẽ phải chịu trả một khoản lãi là lãi suất quá
hạn bằng 150% mức lãi suất vay ngắn hạn.
Mai Thế Dũng - Lớp K14B - Khóa 14 - QTKD
23

×