Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Quản lý tài sản cố định và thẩm định dự án trung dài hạn của Công ty TNHH MTV Mai Linh Phú Thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.42 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN SAU ĐẠI HỌC
BÀI THUYẾT TRÌNH
Đề bài: Quản lý tài sản cố định và thẩm định dự án trung dài hạn của Công
ty TNHH MTV Mai Linh Phú Thọ
Nhóm 4:
1. Đào Thị Thanh Loan
2. Lê Thị Lương
3. Lưu Thị Phương Mai
4. Ngô Thị Bảo Ngân
5. Ngô Thị Thu Ngân
6. Hồ Bảo Ngọc
7. Đặng Thị Nhung
8. Nguyễn Hoàng Nhung
9. Hà Cẩm Ninh
Tháng 01 - 2014
I. Quản lý TSCĐ:
Quản lý tài sản cố định
1. Công tác quản lý TSCĐ
Tài sản cố định có vị trí quan trọng và cần thiết trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh,
nó phản ánh năng lực trình độ khoa học kỹ thuật và trang bị cơ sở vật chất hạ tầng của doanh
nghiệp. Với vị trí như vậy, công tác quản lý TSCĐ tại doanh nghiệp luôn được chú trọng
Công tác quản lý TSCĐ bao gồm
 Quản lý đầu tư TSCĐ
 Quản lý sử dụng, giữ gìn và sửa chữa TSCĐ
 Quản lý khấu hao TSCĐ
 Quản lý công tác kiểm kê, đánh giá lại TSCĐ
2. Các phương thức tài trợ
2.1 Tài trợ bằng vốn chủ sở hữu
 Hình thức huy động vốn: Phát hành cổ phiếu, dùng lợi nhuận để lại…
 Ưu điểm:


- Nắm quyền chủ động trong kế hoạch đầu tư
- Không chịu áp lực trả nợ
- Để huy động vốn không cần tài sảm đảm bảo
 Nhược điểm:
- Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu cao hơn so với sử dụng vốn vay
- Bằng việc phát hành cổ phiếu, quyền sử hữu doanh nghiệp bị chia nhỏ
- Để huy động được vốn chủ sở hữu cần nhiều thời gian và chi phí hơn so với vốn vay
2.2 Tài trợ bằng vốn vay
 Hình thức huy động vốn: Phát hành trái phiếu, vay ngân hàng…
 Ưu điểm:
- Chủ nợ không có quyền sở hữu đối với doanh nghiệp do đó không có quyền đối với quyết
định kinh doanh của doanh nghiệp
- Chi phí sử dụng vốn rẻ hơn so với sử dụng vốn chủ sở hữu và có thể dự đoán được
- Thời gian và chi phí để huy động vốn thấp hơn so với huy động vốn chủ sở hữu
- Lá chắn thuế
Nhóm 4 – Lớp 21D 2
Quản lý tài sản cố định
 Nhược điểm:
- Áp lực trả nợ. Không trả nợ được nợ có thể bị bắt buộc phá sản
- Để huy động vốn có thể cần tài sản đảm bảo
2.3 Tài trợ bằng đi thuê
 Ưu điểm:
- Thuê tài sản cho phép DN sử dụng linh hoạt đồng vốn của mình vào mục đích khác
- Không làm ảnh hưởng tới hạn mức tín dụng của doanh nghiệp khi doanh nghiệp đi vay vốn
ngân hàng
- Phương thức thanh toán tiền thuê linh hoạt, phù hợp với chu chuyển vốn của doanh nghiệp
- Giảm nghĩa vụ đối với Ngân sách nhà nước
- Có nhiều cơ hội lựa chọn nhà cung cấp, dễ dàng đổi mới công nghệ, thiết bị hiện đại nhất
 Nhược điểm:
- Không có quyền sở hữu tài sản

- Không được khấu trừ VAT một lần
- Giá cho thuê (bao gồm tiền trích khấu hao tài sản thuê, phí, bảo hiểm, …) hiện nay còn cao
- Hành lang pháp lý đối với hoạt động cho thuê tài sản chưa hoàn thiện, đồng bộ
2.4 Tài trợ kết hợp vốn (Vốn chủ sở hữu và Vốn vay)
 Ưu điểm:
- Sử dụng thêm vốn vay bên cạnh nguồn vốn tự có: vừa đảm bảo an toàn, tự chủ về tài
chính, vừa giúp doanh nghiệp có thêm nguồn lực sản xuất kinh doanh
- Ứng với mỗi dự án, tỷ lệ giữa vốn chủ và vốn vay hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp tranh thủ
nguồn vốn hợp lý, đem lại hiệu quả cao cho dự án
 Nhược điểm:
- Việc chứng minh năng lực tài chính phương án sản xuất kinh doanh để vay vốn phức tạp,
mất thời gian.
- Nếu nợ phải trả chiếm quá nhiều so với vốn chủ, doanh nghiệp đối diện với rủi ro không
trả được nợ khi gặp khủng hoảng
3. Chỉ tiêu thẩm định tài chính dự án
Nhóm 4 – Lớp 21D 3
Quản lý tài sản cố định
3.1. Giá trị hiện tại ròng (NPV)
NPV (Net present value) được dịch là Giá trị hiện tại ròng là chênh lệch giữa giá trị hiện tại
của luồng tiền dự án mang lại trong thời gian kinh tế của dự án và giá trị đầu tư ban đầu. Do vậy
chỉ tiêu này phản ánh giá trị tăng thêm (khi NPV dương) hoặc giảm đi (khi NPV âm) nếu dự án
được chấp nhận.
Một dãy các luồng tiền trong các năm của dự án như sau
Năm 0 1 2 3 t
Luồng tiền C
0
C
0
C
0

C
0
C
0
 Công thức tính giá trị hiện tại ròng:
NPV = C
0
+PV
Trong đó: NPV là giá trị hiện tại ròng
C
0
là vốn đầu tư ban đầu vào dự án, do là khoản đầu tư luồng tiền ra nên C
0
mang dấu âm
PV là giá trị hiện tại của các luồng tiền dự tính mà dự án mang lại trong thời
gian hữu ích của nó. PV được tính như sau:
Trong đó: C
1
, C
2
, C
3
,… C
t
là các luồng tiền dự tính dự tính mang lại các năm 1, 2, 3…, t; r là
tỷ lệ chiết khấu phù hợp của dự án.
 Ý nghĩa của chỉ tiêu: NPV phản ánh kết quả lỗ, lãi của dự án theo giá trị hiện tại (tại
thời điểm 0) sau khi đã tính đến yếu tố chi phí cơ hội của vốn đầu tư. NPV dương có nghĩa
là dự án có lãi. NPV=0 chứng tỏ dự án chỉ đạt mức trang trải đủ chi phí. Dự án có NPV âm
là dự án bị lỗ.

 Nguyên tắc sử dụng chỉ tiêu: Chấp nhận dự án có NPV dương và lớn nhất
Tuy nhiên, việc sử dụng chỉ tiêu này cũng có những rủi ro nhất định Thông thường NPV
không chỉ được coi là chỉ số mà còn được xem là phương pháp tốt nhất để đánh giá khả năng sinh
lời của phương án hay dự án vì ý nghĩa nôm na của nó cho biết mức lãi ròng của dự án sau khi đã
thu hồi vốn đầu tư ban đầu và trang trải tất cả chi phí (bao gồm cả lạm phát).
Tuy nhiên phương pháp NPV này có nhược điểm là đòi hỏi tính toán chính xác chi phí mà
điều này thường khó thực hiện đối với các dự án có đời sống dài.
3.2. Phương pháp tỷ suất nội hoàn (IRR)
Nhóm 4 – Lớp 21D 4
Quản lý tài sản cố định
Phương pháp IRR hay là tỷ lệ hoàn vốn nội bộ là tỷ lệ chiết khấu mà tại đó giá trị hiện tại ròng
của dự án bằng 0.
Chỉ tiêu này cho phép có thể so sánh trực tiếp với chi phí của vốn đầu tư vào dự án.
 Công thức:
 Ý nghĩa của chỉ tiêu: IRR phản ánh khả năng sinh lời của dự án, chưa tính đến chi phí
cơ hội của vốn đầu tư. Tức là, nếu như chiết khấu các luồng tiền theo IRR, PV sẽ bằng
đầu tư ban đầu C
0
. Hay nói cách khác, nếu chi phí vốn bằng IRR, dự án sẽ không tạo
thêm được giá trị hay không có lãi.
 Nguyên tắc sử dụng chỉ tiêu và ra quyết định: Nếu IRR> chi phí vốn (tỷ lệ chiết khấu
của dự án) thì thực hiện dự án. Trong trường hợp này có thể nói, dự án có lãi, tương
đương với giá trị hiện tại ròng dương.
Tuy nhiên cũng giống NPV sự chính xác của chỉ tiêu phụ thuộc vào sự chính xác của các dự
tính về luồng tiền. IRR là chỉ tiêu mang tính tương đối, tức là nó phản ánh tỷ lệ hoàn vốn nội bộ
của dự án là bao nhiêu không cung cấp quy mô của số lãi (hay lỗ) của dự án bằng tiền.
3.3. Thời gian hoàn vốn (PP)
Thời gian hoàn vốn đầu tư là khoảng thời gian cần thiết mà dự án tạo ra dòng tiền thu nhập
bằng chính số vốn đầu tư bỏ ra để thực hiện dự án.
 Đối với dự án có thu nhập đều đặn hàng năm:

Trong đó:
- Vốn đầu tư là số tiền mà nhà đầu tư bỏ ra để thực hiện một dự án hay một hoạt động kinh
doanh nào đó.
- Thu nhập hàng năm là số tiền nhà đầu tư thu về cuối mỗi năm. Trong dự án đầu tư, thu nhập
hàng năm này chủ yếu từ nguồn lợi nhuận của dự án và khấu hao tài sản cố định của dự án đó.
 Đối với dự án có thu nhập không đều đặn, bất ổn ở các năm:
Trong đó n: năm trước năm thu hồi đủ vốn đầu tư
Người ta cũng thường đánh giá dự án có nên thực hiện hay không bằng cách so sánh thời gian
thu hồi vốn vừa tính toán với thời gian thu hồi vốn đã định trước.
Nhóm 4 – Lớp 21D 5
Quản lý tài sản cố định
Phương pháp này khá đơn giản, dễ tính, cho phép nhìn nhận dự án một cách trực quan hơn so
với phương pháp giá trị hiện tại ròng (NPV) hay phương pháp tỷ suất hoàn vốn nội bộ của dự án
(IRR). Tuy nhiên thì phương pháp này chỉ phù hợp với các dự án có thời gian ngắn, không tính
đến giá trị thời gian của dòng tiền như ở phương pháp NPV. Số năm định trước trong đầu dùng để
đối chiếu so sánh cũng là một con số chủ quan. Loại phương pháp này chỉ giúp chúng ta có cái
nhìn tổng quan về khả năng lời lỗ của dự án.
3.4. Chỉ số doanh lợi (PI)
Chỉ số doanh lợi (PI) phản ánh khả năng sinh lời của dự án, được tính bằng tổng giá trị hiện tại
của các dòng tiền trong tương lai chia cho vốn đầu tư ban đầu.
 Ý nghĩa: cho biết một đồng vốn đầu tư tạo ra bao nhiêu dồng thu nhập
 Tiêu chuẩn lựa chọn dự án: PI càng cao thì dự án càng dễ được chấp nhận, nhưng tối thiểu
phải bằng lãi suất chiết khấu
- Nếu PI < 1: Loại bỏ dự án
- Nếu PI = 1: Tùy thuộc vào dự án có thể chấp nhận hoặc loại bỏ dự án
- Nếu PI > 1: Nếu đây là dự án độc lạp thì lựa chọn tất cả. Nếu đây là dự án xung khắc
thì thông thường dự án có PI cao nhất sẽ được lựa chọn
3.5 Điểm hòa vốn BP
Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó doanh thu bán ra vừa đủ để bù đắp tất cả các chi phí, bao
gồm chi phí cố định (định phí) và chi phí khả biến (biến phí). Điều này có nghĩa là tại điểm hòa

vốn người sản xuất không thu được lãi, nhưng cũng không bị lỗ.
Để xác định được điểm hoà vốn các doanh nghiệp phải sử dụng một số chỉ tiêu sau đây:
 Sản lượng hoà vốn
Sản lượng hoà vốn là sản lượng mà doanh nghiệp sản xuất ra để khi bán trên thị trường với giá
cả dự kiến có thể bù đắp được chi phí kinh doanh.
Nếu gọi Q
HV
: Là sản lượng hoà vốn
Gi : Là giá bán đơn vị sản phẩm
Bi : Là biến phí đơn vị sản phẩm
Fc : Là tổng định phí
Tại điểm hoà vốn, lãi ròng = 0, khi đó tổng lãi gộp bằng tổng định phí và lãi gộp đơn vị sản
phẩm cũng bằng định phí đơn vị sản phẩm mà lãi gộp đơn vị sản phẩm được xác định như sau:
Nhóm 4 – Lớp 21D 6
Quản lý tài sản cố định
Lãi gộp đơn vị sản phẩm = Gi - Bi
Từ đó suy ra: Q
HV
=
Fc
Gi - Bi
Công thức trên được áp dụng cho những doanh nghiệp chỉ sản xuất và tiêu thụ một loại sản
phẩm trên thị trường.
 Doanh thu hoà vốn
Doanh thu hoà vốn là doanh số mà doanh nghiệp thu được chỉ đủ bù đắp chi phí sản xuất kinh
doanh.
- Trường hợp doanh nghiệp chỉ sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm thì doanh thu hoà vốn
được xác định như sau:
Doanh thu hoà vốn = Q
HV

x Gi
- Trường hợp doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ nhiều loại sản phẩm thì doanh thu hoà vốn
được xác định bằng cách
Doanh thu hoà vốn =
Fc
1-
Tổng biến phí
Tổng doanh thu bán hàng
 Thời gian hoà vốn
Thời gian hoà vốn là thời gian cần thiết để doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ một khối lượng
sản phẩm trên thị trường có tổng doanh thu bằng tổng chi phí, doanh nghiệp không có lãi và cũng
không bị lỗ.
Thời gian hoà vốn =
Doanh thu hoà vốn x 12 tháng
Doanh thu bán hàng cả năm
Như vậy việc phân tích điểm hoà vốn không những giúp cho doanh nghiệp xác định được khối
lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ cho phù hợp mà còn là cơ sở để doanh nghiệp xác định chính
xác số lãi thực của doanh nghiệp, từ đó mà xác định đúng nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà
nước về khoản đóng thuế thu nhập doanh nghiệp.
3.6 Lợi nhuận kế toán bình quân
Nhóm 4 – Lớp 21D 7
Quản lý tài sản cố định
Tổng lợi nhuận của dự án
Lợi nhuận bình quân =
Số năm bỏ vốn đầu tư
Tổng vốn đầu tư của dự án
Vốn đầu tư bình quân =
Số năm bỏ vốn đầu tư
lợi nhuận bình quân
Tỷ suất Lợi nhuận bình quân =

Vốn đầu tư bình quân
Ưu điểm: Thế hiện mục tiêu cơ bản của chủ đầu tư là chọn dự án mà mỗi đồng vốn bỏ ra thu
được lợi nhuận cao nhất
Hạn chế: Phương pháp này không tính đến giá trị thời gian của tiền
4. Khó khăn trong quá trình thẩm định tài chính dự án
 Những nhân tố khách quan :
- Hành lang pháp lý, cơ chế chính sách nhà nước: Đây là những nhân tố thuộc về môi trường
kinh tế, pháp luật, xã hội, tự nhiên… Những nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến công tác thẩm
định tài chính dự án và các tổ chức tín dụng chỉ có thể khắc phục được một phần.
Hành lang pháp lý, cơ chế chính sách của Nhà nước, nhân tố này đóng vai trò là khuôn khổ
định hướng hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế, trong đó có các các tổ chức tín dụng
phục vụ mục tiêu chung của xã hội. Những khuyết điểm trong tính hợp lý, tính đồng bộ hay tính
tiêu cực của các văn bản pháp lý, chính sách quản lý của Nhà nước đều có thể gây khó khăn, tăng
rủi ro đối với kết quả hoạt động của dự án cũng như với hoạt động thẩm định của các tổ chức tín
dụng. Một số bất cập chính do hệ thống pháp luật và cơ chế quản lý của Nhà nước thường gặp là:
Với các dự án đầu tư trong và ngoài nước liên quan đến nhiều chính sách mà các chính sách
này chưa được hoàn thiện đầy đủ, ổn định, thường thay đổi liên tục dẫn đến tâm lý không an tâm,
tin tưởng của các nhà đầu tư.
Hệ thống văn bản pháp luật chưa đầy đủ còn khá nhiều kẽ hở và bất cập làm phát sinh những
rủi ro và hạn chế nguồn thông tin chính xác đến các tổ chức tín dụng.
- Tác động của lạm phát:
Nhóm 4 – Lớp 21D 8
Quản lý tài sản cố định
Lạm phát là yếu tố bất định có ảnh hưởng tới việc thẩm định tài chính dự án. Lạm phát gây
nên sự thay đổi về giá cả theo thời gian. Do vậy, nó làm biến đổi dòng tiền kỳ vọng và tỷ lệ chiết
khấu khi đánh giá tài chính dự án đầu tư. Mức lạm phát không thể dự đoán một cách chính xác vì
nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như quy luật cung cầu, thu nhập và tâm lý người tiêu dùng, tốc
độ tăng trưởng của nền kinh tế. Các biến số tài chính trong dự án, các yếu tố đầu vào của các chỉ
tiêu như NPV, IRR… đều chịu tác động của lạm phát. Do vậy, đánh giá tính hiệu quả của một dự
án nào đó, cần phải xác định chính xác, hợp lý giá cả của các yếu tố cấu thành chi phí hay doanh

thu của dự án. Việc tính đến yếu tố lạm phát sẽ làm cho quá trình thực hiện dự án được dễ dàng
hơn, hiệu quả thẩm định dự án cao hơn.
 Những nhân tố chủ quan:
- Nhận thức của lãnh đạo các tổ chức tín dụng về công tác thẩm định tài chính dự án
Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng. Vì nếu lãnh đạo các tổ chức tín dụng cho rằng công
tác thẩm định tài chính dự án là không cần thiết đối với các tổ chức tín dụng thì sẽ không có việc
thẩm định tài chính dự án trước khi ra quyết định đầu tư. Công tác thẩm định tài chính dự án đầu
tư chỉ thực sự được quan tâm và nâng cao khi các nhà lãnh đạo các tổ chức tín dụng nhận thức
được ý nghĩa của công tác này đối với hoạt động đầu tư.
- Trình độ cán bộ thẩm định dự án
Năng lực của người tham gia thẩm định dự án có vai trò rất quan trọng vì kết quả thẩm định
tài chính được dựa trên các kết quả nghiên cứu, phân tích về kỹ thuật, thị trường, tổ chức sản xuất,
… Năng lực của cán bộ thẩm định dự án ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả mà họ đảm trách. Do
vậy, trong mọi trường hợp, muốn hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án thì trước hết bản
thân chất lượng của cán bộ thẩm định phải không ngừng được nâng cao. Họ phải đáp ứng được
những đòi hỏi về chuyên môn nghiệp vụ, nắm vững các văn bản pháp luật, chế độ chính sách của
Nhà nước. Ngoài ra, tư cách phẩm chất đạo đức của cán bộ thẩm định cũng là điều kiện không thể
thiếu.
- Quy trình nội dung và phương pháp thẩm định tài chính dự án có ảnh hưởng rất lớn tới công
tác thẩm định tài chính dự án.
Một quy trình, nội dung và phương pháp phù hợp,. khách quan khoa học và đầy đủ là cơ sở
đảm bảo thực hiện tốt công tác thẩm định tài chính dự án. Ngược lại, một quy trình, nội dung và
phương pháp thẩm định bất hợp lý, sơ sài chắc chắn sẽ dẫn tới kết quả thẩm định tài chính dự án
không cao và các tổ chức tín dụng khó có thể dựa vào đó để ra quyết định đầu tư chính xác.
- Thông tin là cơ sở cho những phân tích, đánh giá, là "nguyên liệu" cho quá trình tác nghiệp
của cán bộ thẩm định.
Nhóm 4 – Lớp 21D 9
Quản lý tài sản cố định
Nguồn thông tin quan trọng nhất trước hết là từ hồ sở dự án. Nếu thông tin trong hồ sơ dự án
thiếu hoặc không rõ ràng, cán bộ thẩm định có quyền yêu cầu những người lập dự án cung cấp

thêm hoặc giải trình những thông tin đó. Bên cạnh các thông tin về dự án, để việc thẩm định được
tiến hành một cách chủ đông, có những đánh giá khách quan, chính xác hơn thì khả năng tiếp cận,
thu thập các nguồn thông tin khác và khả năng xử lý thông tin của cán bộ thẩm định đóng vai trò
quyết định.
- Tổ chức điều hành:
Thẩm định tài chính dự án đầu tư là tập hợp nhiều hoạt động có liên quan chặt chẽ với nhau
và với các hoạt động khác. Kết quả thẩm định sẽ phụ thuộc nhiều vào công tác tổ chức quản lý
điều hành, sự phối hợp nhịp nhàng của cán bộ trong quá trình thẩm định. Khác với các nhân tố
khác, việc tổ chức điệu hành tác động một cách gián tiếp tới công tác thẩm định. Công tác tổ chức
điều hành được thực hiện một cách chặt chẽ, khoa học và sẽ khai thác tối đa mọi nguốn lực phục
vụ hoạt động thẩm định dự án.
II. Ứng dụng: Thẩm định hiệu quả tài chính Dự án mua ô tô của Công ty TNHH MTV
Mai Linh Phú Thọ
1. Thông tin chung
Tháng 8/2013, Công ty TNHH MTV Mai Linh Phú Thọ dự định cần thêm 33 xe ô tô trong
đó 20 xe ô tô 5 chỗ nhãn hiệu KIA MORNING, 10 xe ô tô 5 chỗ nhãn hiệu NISSAN và 3 xe ô tô
8 chỗ nhãn hiệu TOYOTA. Công ty thực hiện đánh giá hai phương án đầu tư dự kiến như sau:
 Phương án 01: Tài trợ kết hợp vốn chủ sở hữu và vốn vay để mua mới 33 xe ô tô.
Tổng nhu cầu vốn cho phương án kinh doanh là 16,077 triệu đồng. Trong đó, vốn
chủ sở hữu tham gia phương án: 4,877 triệu đồng, đề nghị vay Ngân hàng
Vietinbank : 11,200 triệu đồng.
 Phương án 02: Đi thuê 33 xe ô tô với giá bình quân 300,000 đồng/ xe/ ngày
2. Thẩm định hiệu quả tài chính theo phương án 01
Chi tiết xem Bảng 01 trong phần phụ lục
Kết quả thẩm định hiệu quả tài chính theo phương án 01:
STT Các chỉ tiêu Giá trị
1 Suất chiết khấu (WACC) 12%
2 NPV1 5,337 triệu đồng
3 IRR1 (5 năm) 23.07%
4 PP 48 tháng

Nhóm 4 – Lớp 21D 10
Quản lý tài sản cố định
3. Thẩm định hiệu quả tài chính theo phương án 02
Chi tiết xem Bảng 02 trong phần phụ lục
Kết quả thẩm định hiệu quả tài chính theo phương án 02:
STT Các chỉ tiêu Giá trị
1 Suất chiết khấu (WACC) 9.5%
2 NPV2 3,458 triệu đồng
3 IRR2 (5 năm) 32.39%
4 PP 36 tháng
4. So sánh hiệu quả tài chính của 02 phương thức tài trợ
- Mỗi phương thức tài trợ mua mới hay tài trợ đi thuê có những ưu nhược điểm riêng
+ Đối với phương thức tài trợ kết hợp với mua mới: Khi công ty có tiềm lực tài chính tài trợ
vào dự án, thì dự án mang lại hiệu quả đầu tư cao (NPV = 5,337 trđ); và Công ty có thêm TSCĐ
thực hiện tốt mục đích kinh doanh lâu dài.
+ Đối với phương thức tài trợ đi thuê: Công ty không mất vốn đầu tư ban đầu và phương án
kinh doanh vẫn đem lại hiệu quả (NPV = 3,458 trđ); nhưng nó không làm tăng thêm TSCĐ
STT Chỉ tiêu tài chính Phương án 01 Phương án 02
1 Lãi suất chiết khấu 12% 9.5%
2 NPV 5,337 trđ 3,458 trđ
3 IRR (5 năm) 23.07% 32.39%
- Quyết định đầu tư: Công ty Mai Linh Phú Thọ lựa chọn phương án đầu tư 1 – tài trợ kết hợp
mua mới. Do có NPV1> NPV2
Kết luận
Đầu tư TSCĐ luôn chiếm một khối lượng vốn đầu tư không nhỏ. Chính vì thế việc lựa chọn
phương thức đầu tư luôn là một bài toán khó của doanh nghiệp. Việc lựa chọn phương án đầu tư
hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp đạt được mục đích với chi phí thấp nhất.
Nhóm 4 – Lớp 21D 11
Quản lý tài sản cố định
Bảng 1: BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA DỰ ÁN THEO PHƯƠNG ÁN 01

Đơn vị tính: đồng
ST
T
Chỉ tiêu Năm 0 Năm1 Năm2 Năm3 Năm4 Năm5
I Doanh thu
13.935.240.00
0
13.935.240.00
0
13.935.240.00
0
13.935.240.00
0
13.935.240.00
0
II Chi phí
12.576.659.50
0
12.396.475.88
9
12.068.276.44
4
11.606.162.55
6
11.365.482.00
0
* Biến phí 7.664.382.000 7.664.382.000 7.664.382.000 7.664.382.000 7.664.382.000
1 Lương lái xe 5.852.800.800 5.852.800.800 5.852.800.800 5.852.800.800 5.852.800.800
2
Chi phí bán hàng (3%

doanh thu)
418.057.200 418.057.200 418.057.200 418.057.200 418.057.200
3
Chi phí quản lý chung
(10% doanh thu)
1.393.524.000 1.393.524.000 1.393.524.000 1.393.524.000 1.393.524.000
* Định phí 4.912.277.500 4.732.093.889 4.403.894.444 3.941.780.556 3.701.100.000
1
Bảo dưỡng, sửa chữa
thường xuyên+sửa chữa
lớn
128.520.000 128.520.000 257.040.000 257.040.000 257.040.000
2 Khấu hao TSCĐ 3.215.460.000 3.215.460.000 3.215.460.000 3.215.460.000 3.215.460.000
Khấu hao lũy kế 3.215.460.000 6.430.920.000 9.646.380.000
12.861.840.00
0
16.077.300.00
0
3 Lãi vay trung hạn -
1.146.697.500 1.031.513.889 637.794.444 240.680.556 0
4 Chi phí Bảo hiểm 328.000.000 263.000.000 200.000.000 135.000.000 135.000.000
5 Phí đường bộ 72.600.000 72.600.000 72.600.000 72.600.000 72.600.000
6 Chi khác 21.000.000 21.000.000 21.000.000 21.000.000 21.000.000
III Lợi nhuận
Nhóm 4 – Lớp 21D 12
Quản lý tài sản cố định
ST
T
Chỉ tiêu Năm 0 Năm1 Năm2 Năm3 Năm4 Năm5
1 LN trước thuế 1.358.580.500 1.538.764.111 1.866.963.556 2.329.077.444 2.569.758.000

- Thuế suất thuế TNDN 25,0% 25,0% 25,0% 25,0% 25,0%
2 Thuế TNDN 339.645.125 384.691.028 466.740.889 582.269.361 642.439.500
3 LN sau thuế 1.018.935.375 1.154.073.083 1.400.222.667 1.746.808.083 1.927.318.500
Giá trị thu hồi 5.500.000.000
IV Các chỉ tiêu tài chính 0
1 Dòng tiền dự án
(16.077.000.000
)
5.381.092.875 5.401.046.972 5.253.477.111 5.202.948.639 9.267.778.500
2 NPV (r=12%) 5.337.904.363 0
3 IRR (05 năm) 23,70% 0
4 PI 1,332 0
5 PP 48 tháng
6 Điểm hòa vốn 78,3% 75,5% 70,2% 62,9% 59,0%
Nhóm 4 – Lớp 21D 13
Quản lý tài sản cố định
Bảng 2: BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA DỰ ÁN THEO PHƯƠNG PHƯƠNG ÁN 02
Đơn vị tính: đồng
ST
T
Chỉ tiêu Năm 0 Năm1 Năm2 Năm3 Năm4 Năm5
I Doanh thu 13.935.240.000 13.935.240.000 13.935.240.000 13.935.240.000 13.935.240.000
II Chi phí 11.321.982.000 11.321.982.000 11.321.982.000 11.321.982.000 11.321.982.000
* Biến phí
11.228.382.00
0
11.228.382.00
0
11.228.382.00
0

11.228.382.00
0
11.228.382.00
0
1 Lương lái xe 5.852.800.800 5.852.800.800 5.852.800.800 5.852.800.800 5.852.800.800
2 Tiền thuê xe 3.564.000.000 3.564.000.000 3.564.000.000 3.564.000.000 3.564.000.000
3
Chi phí bán hàng (3%
doanh thu)
418.057.200 418.057.200 418.057.200 418.057.200 418.057.200
4
Chi phí quản lý chung
(10% doanh thu)
1.393.524.000 1.393.524.000 1.393.524.000 1.393.524.000 1.393.524.000
* Định phí 93.600.000 93.600.000 93.600.000 93.600.000 93.600.000
1 Phí đường bộ 72.600.000 72.600.000 72.600.000 72.600.000 72.600.000
2 Chi khác 21.000.000 21.000.000 21.000.000 21.000.000 21.000.000
III Lợi nhuận
1 LN trước thuế 2.613.258.000 2.613.258.000 2.613.258.000 2.613.258.000 2.613.258.000
- Thuế suất thuế TNDN 25,0% 25,0% 25,0% 25,0% 25,0%
2 Thuế TNDN 653.314.500 653.314.500 653.314.500 653.314.500 653.314.500
3 LN sau thuế 1.959.943.500 1.959.943.500 1.959.943.500 1.959.943.500 1.959.943.500
Giá trị thu hồi 1.700.000.000
Nhóm 4 – Lớp 21D 14
Quản lý tài sản cố định
ST
T
Chỉ tiêu Năm 0 Năm1 Năm2 Năm3 Năm4 Năm5
IV Các chỉ tiêu tài chính 0
1 Dòng tiền dự án

(4.877.000.000
)
1.959.943.500 1.959.943.500 1.959.943.500 1.959.943.500 3.234.943.500
2 NPV (r=9,5%) 3.458.527.551 0
3 IRR (05 năm) 32,39% 0
4 PI 1,709 0
5 PP 36 tháng
6 Điểm hòa vốn 3,5% 3,5% 3,5% 3,5% 3,5%
Nhóm 4 – Lớp 21D 15

×