Tải bản đầy đủ (.docx) (102 trang)

phụ nữ đơn thân nuôi con ở xã hồng thành, huyện yên thành, tỉnh nghệ an giai đoạn 2010 - 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1010.43 KB, 102 trang )

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
HLHPN
ATLC – SSCĐ
PNĐTNC
CTXH
NVCTXH
MTĐH
MT
BTV
XKLĐ
QTDND
- Hội liên hiệp phụ nữ
- An toàn làm chủ - sẵn sàng chiến đấu
- phụ nữ đơn thân nuôi con
- Công tác xã hội
- Nhân viên công tác xã hội
- Mục tiêu đại hội
- Mục tiêu
- Ban thường vụ
- xuất khẩu lao động
- Quỹ tín dụng nhân dân
1
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Thứ
tự
Bảng Nội dung Trang
1 2.1 sự gia tăng số lượng phụ nữ đơn thân xã Hồng Thành
(2010 - 2013)
2 2.2 thu nhập/tháng của PNĐTNC ở xã Hồng Thành năm
2010
3 2.3 Thu nhập/tháng của PNĐTNC ở xã Hồng Thành năm


2013
2
MỤC LỤC
3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Gia đình là một tế bào của xã hội , đặc biệt đối với xã hội Việt thì gia đình thật
sự là một điều rất thiêng liêng và đáng quý, đó là nơi tiềm ẩn nhiều giá trị văn hóa
nhất. Con người ta có rất nhiều nơi để đi, nhưng lại chỉ có một chốn để quay về, đó
chính là gia đình, nơi mà bạn được yêu thương vô điều kiện, nơi mà khi bạn vấp ngã,
bạn khó khăn bạn sẽ tìm thấy cảm giác bình yên khi bạn trở về, nơi bạn được sống
thật nhất với con người của mình mà không cần tạo ra một vỏ bọc nào cả.
Vì thế, gia đình thật sự là điều tuyệt vời nhất, mà ai cũng muốn có.
Trước đây, gia đình Việt thường đi theo mô hình gia đình truyền thống với nhiều
thế hệ chung sống dưới một mái nhà. Tuy nhiên, cũng có những hiện tượng khá đặc
biệt mà hiện nay người ta gọi nó là một dạng của gia đình khuyết thiếu đó là bà mẹ
đơn thân nuôi con.
“Tròng trành như nón không quai
Như thuyền không lái, như ai không chồng.”
Bà mẹ đơn thân nuôi con là một hình thái gia đình, xuất hiện khá sớm trong xã
hội xưa. Họ mang thai, sinh nở và nuôi dưỡng con cái trong đơn độc, không có người
đàn ông bên cạnh và họ phải đối diện với rất nhiếu khó khăn. Trong xã hội Việt Nam
truyền thống, với hệ tư tưởng Nho giáo đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi con người,
và người đàn bà lại càng phải chịu nhiều sự khắt khe của lễ giáo phong kiến thì việc
“không chồng mà chửa” là một hành vi bị lên án gay gắn, không được chấp nhận bởi
nó đi ngược lại với thuần phong mỹ tục, với những lễ giáo, với những giá trị đạo đức
mà mỗi người phụ nữ ở xã hội xưa phải có đó là “tam tòng tứ đức”. Và họ sẽ phải đối
mặt với những hình thức xử phạt nghiêm khắc của chế độ xã hội xưa đề ra.
Ngày nay, khi đất nước đang đi vào thời kỳ phát triển, thời kỳ hội nhập. Con
người sống thoáng hơn, cách nhìn nhận tiến bộ và đổi mới hơn thì hình thái gia đình

“bà mẹ đơn thân nuôi con” đang trở thành một trào lưu và có xu hướng ngày càng
tăng.
Phần lớn những trường hợp bà mẹ đơn thân hiện nay là những trường hợp ly
hôn hoặc không kết hôn. Họ là những người phụ nữ không muốn lập gia đình, không
muốn làm vợ nhưng vẫn muốn có con, muốn trở thành mẹ. Họ còn có thể là những
người phụ nữ chủ động bỏ chồng để trở thành bà mẹ đơn thân – những trường hợp
hiếm gặp trong xã hội Việt trước đây.
4
Mô hình “bà mẹ đơn thân nuôi con” thuộc trường hợp ly hôn và không kết hôn
ngày càng nhiều, nó không chỉ xuất hiện ở các vùng đô thị hiện đại mà còn có ở cả
những vùng nông thôn yên bình. Cũng giống như thế, tại địa bàn xã Hồng Thành, nơi
tôi sinh sống, là một xã đang trong gia đoạn xây dựng mô hình nông thôn mới, không
quá khó khăn nhưng cũng còn rất nhiều vấn đề xã hội bất cập. Trong đó số lượng bà
mẹ đơn thân nuôi con chiếm tỷ lệ tương đối cao. Mỗi người một lý do, một hoàn cảnh
khác nhau nhưng có đều có những khó khăn và đặc điểm chung. Hơn thế nữa, dù họ
có cố gắng làm tròn vai trò của cả người cha lẫn người mẹ thì vẫn khó đảm bảo cho
sự phát triển trọn vẹn về cả thể chất lẫn tinh thần của những đứa con của họ.
Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã chọn đề tài “phụ nữ đơn thân nuôi con ở xã
Hồng Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010 - 2013” để làm đề tài
khóa luận tốt nghiệp của mình. “Phụ nữ đơn thân nuôi con” không phải là một đề tài
mới, tuy nhiên, việc nghiên cứu ở phạm vi không quá lớn sẽ cho tôi thấy được cụ thể
hơn những khó khăn, nhu cầu và nguyện vọng mà đối tượng đang gặp phải. Hơn nữa,
đây sẽ là cơ hội để tôi có thể vận dụng những kiến thức, kỹ năng mà mình học được ở
giảng đường, áp dụng và thực tiễn cuộc sống. Từ đó, tự trau dồi thêm kiến thức, tích
lũy thêm kinh nghiệm, tự hoàn thiện những thiếu sót của bản thân, làm hành trang để
sau này có thể vững vàng hơn khi ra trường.
2. Lịch sử nghiên cứu
Gia đình là một mảng đề tài quen thuộc trong nghiên cứu khoa học ở nước ta, thu
hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu với nhiều đề tài nghiên cứu công phu, giá trị
cao. Những nghiên cứu ấy đã dựng lên một tấm phông khá cơ bản để nhìn nhận nghiên

cứu về vấn đề những biến đổi của gia đình người Việt, trong đó có xu hướng bà mẹ đơn
thân nuôi con.
Hiện nay bà mẹ đơn thân nuôi con là một hiện tượng không mới trong xã hội
nhưng phát triển mạnh mẽ và thu hút sự quan tâm của những nhà nghiên cứu thì thì chỉ
mới khoảng gần chục năm gần đây. Những nghiên cứu đầu tiên về hiện tượng này chủ
yếu là những nhà nghiên cứu xã hội học chuyên về nghiên cứu về phụ nữ.Nhà nghiên
cứu có nhiều quan tâm đến vấn đề bà mẹ đơn thân nuôi con đó là GS.Lê Thi.Trong hai
nghiên cứu của mình là “cuộc sống của phụ nữ đơn thân Việt Nam” và “Gia đình phụ
nữ thiếu vắng chồng”, Lê Thi đã miêu tả khá chi tiết về cuộc sống của những bà mẹ
đơn thân.Tuy nhiên, hai cuốn sách này chủ yếu thiên về nghiên cứu xã hội học, chỉ
5
miêu tả về cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở một khu vực nhất định. Không
những thế, đối tượng nghiên cứu của Lê Thi hướng đến khá đa dạng, cả những trường
hợp góa phụ, ly hôn và không kết hôn, địa bàn khảo sát là ở một vùng nông thôn với
những phụ nữ là công nhân.Tuy nhiên,cuộc sống của bà mẹ đơn thân dù ở đâu thì vẫn
có những điểm tương đồng, những nghiên cứu của Lê Thi vừa mở ra những khía cạnh
trong cuộc sống của bà mẹ đơn thân,vừa là cơ sở để nhìn nhận, so sánh với mô hình bà
mẹ đơn thân ở vùng khác.
Gia đình người Việt hiện nay có nhiều biến đổi và nhiều vấn đề phức tạp. Chính
vì thế những nghiên cứu về gia đình người Việt tương đối nhiều và phong
phú.Tiêu biểu cho những nghiên cứu này có cuốn “gia đình người Việt ngày nay”
của Trương Mỹ Hoa và Lê Thi, “Nghiên cứu gia đình và giới thời kỳ đổi” mới của
Nguyễn Hữu Minh chủ biên, “Nhân diện gia đình Việt Nam hiện nay”của Lê Thị
Hân.v.v Những cuốn sách này có đề cập những vấn đề của gia đình Việt Nam
hiện nay trong đó có hiện tượng bà mẹ đơn thân.Tuy nhiên những nghiên cứu này
chỉ nói khái quát về sự ra đời của hiện tượng này và một vài đánh giá về hiện
tượng này đối với gia đình người Việt. Những vấn đề thuộc về bản chất hiện tượng
này vẫn chưa được khai thác và giải mã.
Nằm trong dự án nâng cao chất lượng đời sống của những hộ bà mẹ đơn thân của
trung ương hội phụ nữ Việt Nam, một số bài báo viết về mô hình này đã bắt đầu gợi

mở những khía cạnh trong cuộc sống của bà mẹ đơn thân. Những nghiên cứu này chú
trọng đến mảng xã hội học và hướng đến xây dựng những chính sách giúp đỡ cho
những bà mẹ đơn thân.
Những nghiên cứu cụ thể và sâu sắc nhất với cuộc sống của những bà mẹ đơn
thân có lẽ là những bài viết phản ánh xu hướng này trên báo chí. Những bài viết có
nhân chứng cụ thể, có những sự kiện có thật đã phần nào mô tả những đánh giá đúng
đắn về xu hướng này. Tuy chỉ dựa vào một vài trường hợp cụ thể và những đánh giá
còn sơ sài, không phải là những nghiên cứu thực sự nhưng những bài viết ấy vẫn còn
cung cấp nhiều dẫn chứng, tư liệu quý giá.
Như vậy, có thể thấy, đề tài phụ nữ đơn thân nuôi con vẫn là một đề tài mới, có
nhiều mảng trống trong nghiên cứu, nhất là nghiên cứu dưới góc độ CTXH với phụ nữ
đơn thân nuôi con.
6
3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là “phụ nữ đơn thân nuôi con” trên địa bàn xã
Hồng Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Đề tài “phụ nữ đơn thân nuôi con ở xã Hồng Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ
An giai đoạn 2010 - 2013” hướng đến đối tượng chính là những bà mẹ đơn thân nuôi
con, đó là những người phụ nữ nuôi con một mình mà không có sự xuất hiện của người
đàn ông với tư cách pháp lý là chồng, là cha.
Gia đình phụ nữ đơn thân nuôi con trên địa bàn xã. Bao gồm các thành viên trong
gia đình có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của phụ nữ đơn thân nuôi con.
Ngoài ra, người nghiên cứu còn chú ý đến một số cán bộ xã, thôn như: Cán bộ
phụ nữ xã, cán bộ phụ nữ thôn, cán bộ hội nông dân.v.v
3.3. Phạm vi nghiên cứu
• Phạm vi không gian: xã Hồng Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.
• Phạm vi thời gian: Từ ngày 20/03/2014 đến ngày 20/04/2014. Đây là phạm vi thời gian
chúng tôi tiến hành nghiên cứu vấn đề tại địa bàn.

• Phạm vi thời gian của vấn đề: phụ nữ đơn thân nuôi con là một hiện tượng không còn
mới mẻ mà nó xuất hiện cũng khá lâu và trong thời gian gần đây hiện tượng này bắt
đầu có sự gia tăng mạnh. Tuy nhiên, hiện nay cũng chưa có nhiều đề tài nghiên cứu về
vấn đề này trên phạm vi cả nước và trên địa bàn tôi đang tiến hành nghiên cứu lại càng
không có những nghiên cứu khoa học về vấn đề này có chăng chỉ là những báo cáo,
đánh giá đời sống của phụ nữ đơn thân nuôi con ở xã. Vì vậy, trong khuôn khổ của
khóa luận chúng tôi tiến hành nghiên cứu vấn đề này trong phạm vi thời gian từ năm
2010 đến năm 2013.
4. Mục tiêu nghiên cứu
4.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu về hiện tượng “phụ nữ đơn thân nuôi con” hay “bà mẹ đơn thân” sẽ
chỉ rõ nguyên nhân ra đời, hiện trạng và tác động của xu hướng này đối với văn hóa –
kinh tế - xã hội của đất nước cũng như địa bàn nghiên cứu là xã Hồng Thành, huyện
Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Từ đó, đưa ra những nhận định, đánh giá đúng về hiện
tượng này.
Tìm hiểu về cuộc sống của phụ nữ đơn thân nuôi con trên địa bàn xã Hồng Thành,
huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.
7
Tìm hiểu hoạt động công tác xã hội với phụ nữ đơn thân nuôi con đang thực hiện
tại địa bàn xã cũng như nhận thức và mức độ tiếp cận các chương trình chính sách của
phụ nữ đơn thân nuôi con.
4.2. Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu rõ hơn thực trạng đời sống vật chất cũng như tinh thần của phụ nữ đơn
thân nuôi con trên địa bàn xã Hồng Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.
Tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn và nguyên nhân dẫn đến hiện trạng “bà mẹ
đơn thân” trên địa bàn xã, từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp để giải quyết vấn đề
một cách hợp lý.
Xác định nhu cầu của phụ nữ đơn thân nuôi con và việc đáp ứng các nhu cầu đó.
5. Câu hỏi nghiên cứu
• Cuộc sống của phụ nữ đơn thân nuôi con ở xã Hồng Thành, huyện Yên Thành, tỉnh

Nghệ An như thế nào?
• Nhu cầu của phụ nữ đơn thân nuôi con và việc đáp ứng các nhu cầu của họ như thế
nào?
• Mức độ tiếp cận các dịch vụ xã hội của phụ nữ đơn thân nuôi con trên địa bàn xã như
thế nào?
• Vai trò của nhân viên CTXH trong việc hỗ trợ phụ nữ đơn thân nuôi con trên địa bàn
xã?
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp luận
• Chủ nghĩa duy vật biện chứng
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì khi xem xét, đánh giá mỗi
hiện tượng – sự kiện xã hội phải đặt nó trong mối liên hệ phổ biến với các hiện tượng –
sự kiện khác. Ngoài ra phải có quan điểm toàn diện khi đánh giá về một vấn đề để
tránh cách nhìn phiến diện.
Là thế giới quan của chủ nghĩa Mác – Lênin, chủ nghĩa duy vật biện chứng giải
thích các hiện tượng và quá trình xã hội trong mối quan hệ qua lại, trong sự vận động
và biến đổi không ngừng. Chủ nghĩa duy vật biện chứng được vận dụng vào việc
nghiên cứu cuộc sống xã hội cũng như nghiên cứu các hình thức sinh hoạt xã hội. Vì
vậy, khi nghiên cứu cần phải sử dụng các lý thuyết trong công tác xã hội như thuyết vai
trò, thuyết hành động xã hội, thuyết hệ thống, thuyết năng động nhóm, để làm rõ
nhận thức, thái độ, hành vi của đối tượng và khách thể nghiên cứu. Đồng thời góp phần
làm thay đổi tích cực thực trạng.
• Chủ nghĩa duy vật lịch sử
8
Chủ nghĩa duy vật lịch sử có quan điểm khi nhìn nhận một vấn đề cần phải xác
định được hoàn cảnh lịch sử cụ thể, nơi vấn đề đang tồn tại và chịu ảnh hưởng. Bởi
cùng một sự vật hiện tượng nhưng trong những bối cảnh lịch sử xã hội khác nhau thì
cách nhìn nhận, đánh giá về hiện tượng, sự vật đó là không giống nhau.
6.2. Phương pháp nghiên cứu
6.2.1. Phương pháp thu thập, phân tích tài liệu thành văn

Để có số liệu cụ thể và chính xác liên quan đến vấn đề nghiên cứu, phục vụ cho
quá trình làm đề tài khóa luận, chúng tôi đã tìm hiểu và tham khảo các tài liệu trong và
ngoài nước để xây dựng cơ sở lý luận cho việc triển khai nghiên cứu thực tiễn, căn cứ
vào các tài liệu tâm lý học, các tài liệu của các ngành xã hội có liên quan như xã hội
học, tôn giáo học, các báo cáo về tình hình đời sống của phụ nữ cũng như các bảo cáo
tổng kết hoạt động hàng tháng, cuối năm của hội liên hiệp phụ nữ, ban chính sách
xã và các tài liệu liên quan khác.
6.2.2. Phương pháp vãng gia
Vãng gia hay còn gọi là thăm hộ gia đình là một phương pháp khá hiệu quả trong
việc nắm bắt thông tin cũng như tạo mối quan hệ gần gũi trong CTXH với phụ nữ đơn
thân nuôi con. Khi người nghiên cứu sử dụng phương pháp này đã thu lại được nhiều
thành công ngoài dự kiến. Họ không những giúp phụ nữ đơn thân hết ngại tiếp xúc mà
còn giúp họ thổ lộ hết những nỗi niềm của mình.
Trong quá trình nghiên cứu, người nghiên cứu tiến hành vãng gia khoảng (tiến
hành vãng gia khoảng 5 hộ gia đình thuộc diện phụ nữ đơn thân nuôi con. Trong quá
trình nghiên cứu cần đến thăm gia đình họ 3 và mỗi lần khoảng 20 đến 30 phút).
6.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Phương Phỏng vấn dựa trên bảng hỏi gồm các câu hỏi đóng và câu hỏi mở. Sau
đó tập hợp kết quả lại, lấy thông tin và dữ liệu từ đó. Để xem xét tình hình thực tế.
Đồng thời qua đó, cho người nghiên cứu hiểu được vấn đề nghiên cứu trong từng
trường hợp cụ thể.
6.2.4. Phương pháp đánh giá nhanh
Đây là một phương pháp chủ đạo để thu thập thông tin của đề tài dựa trên nguyên
lý của phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của người dân. Chúng tôi đã sử
dụng phiếu đánh giá nhanh dành cho 30 phụ nữ đơn thân nuôi con trên địa bàn. Các
câu hỏi trong phiếu đánh giá nhanh tập trung vào các chủ đề liên quan đến đặc điểm,
hoàn cảnh, mong muốn của các chị em.
6.2.5. Phương pháp quan sát
9
Phương pháp quan sát là một phương pháp thông dụng va rất dễ thực hiện, đống

thời nó mang lại cho chúng ta cái nhìn thực tế, giúp người nghiên cứu hiểu rõ bản chất
vấn đề hơn. sử dụng kĩ năng quan sát trong trường hợp này, để thấy được hoàn cảnh
sống, thái độ của đối tượng trước vấn đề mà họ gặp phải. Đặc biệt là có thể quan sát
đối tượng trong các hoạt động công tác xã hội cá nhân.
6.2.5. Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc
Trong thời gian thực tập tại địa bàn, tôi đã tiến hành 6 cuộc phỏng vấn bán cấu
trúc. Với 4 phụ nữ đơn thân nuôi con và 2 cán bộ phụ nữ.
Phỏng vấn bán cấu trúc đối với phụ nữ đơn thân nuôi con nhằm thu thập các
thông tin về đời sống, thái độ và tâm lý của họ trước hoàn cảnh của bản thân.
Phỏng vấn bán cấu trúc đối với cán bộ phụ nữ xã và xóm nhằm biết thêm thông
tin về sự hỗ trợ từ chính quyền xã, xem xét mức độ quan tâm của họ đối với vấn đề phụ
nữ đơn thân nuôi con.
7. Ý nghĩa đề tài nghiên cứu
7.1. Ý nghĩa lý luận
Khi lựa chọn đề tài “phụ nữ đơn thân nuôi con ở xã Hồng Thành, huyện Yên
Thành, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010 - 2013” tôi mong muốn làm sáng tỏ hơn các
khái niệm và lý thuyết như: lý thuyết vai trò, thuyết hành động xã hội, lý thuyết nhu
cầu của Abraham Maslow, lý thuyết hệ thống, lý thuyết nữ quyền, lý thuyết cấu trúc –
chức năng… Áp dụng những kiến thức đã được học từ sách vở đi vào thực tiễn cuộc
sống, lý luận được kiểm nghiệm, đánh giá. Hiệu quả được chứng minh. Qua đó bổ
sung, loại bỏ những thiếu sót không phù hợp để kiến thức được trang bị cho những
khóa sau tốt hơn. Sự bổ sung và hoàn thiện cho nhau giữa một bên là kiến thức sách vở
và một bên là thực tiễn cuộc sống thông qua những bài báo cáo có sự kết hợp nhuần
nhuyễn giữa lý luận và thực tiễn của cuộc sống.
7.2. Ý nghĩa thực tiến
Thực hiện đề tài “phụ nữ đơn thân nuôi con ở xã Hồng Thành, huyện Yên
Thành, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010 – 2013” bởi tính cấp thiết, nóng bỏng của thực
trạng phụ nữ đơn thân nuôi con. Nó đã để lại nhiều ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.
* Đối với bản thân người nghiên cứu
Hiểu rõ hơn các vấn đề liên quan đến phụ nữ đơn thân nuôi con như vấn đề ly

hôn, vấn đề bạo lực gia đình, vấn đề ngoại tình, giáo dục con trẻ trong gia đình
khuyết thiếu, những tác động từ thực trạng xã hội đến tư tưởng, ý thức của con người
trong gia đình hiện nay.
10
Tạo cho mình một cái nhìn bao quát, khách quan về thực trạng phụ nữ đơn thân
nuôi con trong xã hội nói chung cũng như tại địa bàn thực tập nói riêng.
Thực tế, sẽ giúp con người ta mở mang trí óc, từ quá trình làm việc ngoài cộng
đồng, bản thân sẽ có được những kinh nghiệm, kỷ năng cũng như kiến thức bổ ích
làm hành trang để sau khi ra trường đủ tự tin và đủ khả năng để làm việc.
Với tư cách của một nhân viên công tác xã hội tương lai, thấy rõ được trách
nhiệm của bản thân trong công việc.
* Đối với đối tượng nghiên cứu
Việc tiếp cận của nhân viên công tác xã hội thể hiện sự quan tâm của xã hội đối
với họ, làm cho họ cảm thấy được cảm thông, quan tâm và sẻ chia.
Góp phần thay đổi tích cực cái nhìn của xã hội đối với những đối tượng phụ nữ
đơn thân nuôi con, làm họ giảm bớt những cảm giác tự ti, tủi thân và giúp họ có động
lực vượt lên trên số phận.
Nếu thực hiện đề tài thành công sẽ cải thiện tích cực đời sống của những phụ nữ
đơn thân, nhất là về mặt tinh thần, giúp những chính sách hỗ trợ của Nhà nước đến
với gia đình họ. Đồng thời cũng góp phần nâng cao các chính sách hỗ trợ của Đảng
và Nhà nước đến với gia đình phụ nữ đơn thân nuôi con.
Thông qua việc kết nối họ với các chương trình chính sách, sẽ giúp cho đối
tượng cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống.
* Đối với địa bàn nghiên cứu
Giúp địa phương tìm ra những khó khăn, hạn chế trong việc hỗ trợ những đối
tượng phụ nữ đơn thân nuôi con, từ đó có những giải pháp phù hợp để khắc phục
những khó khăn đó.
Thông qua đề tài nghiên cứu giúp cho chính quyền địa phương có một cái nhìn
khách quan toàn diện hơn về vấn đề để có những giải pháp phù hợp ngăn chặn và hạn
chế sự gia tăng phụ nữ đơn thân nuôi con trên địa bàn.

Nâng cao nhận thức của người dân về những vấn đề liên quan đến gia đình phụ
nữ đơn thân nuôi con, để người dân có cái nhìn cảm thông đối với họ. Những thông
tin, kết luận, những giải pháp và phát hiện mới của kết quả nghiên cứu là cơ sở cần
thiết, quan trọng để nâng cao những chính sách hỗ trợ đối với phụ nữ đơn thân nuôi
con tại địa bàn nhằm cải thiện cuộc sống của gia đình họ.
* Đối với xã hội
11
Góp phần bảo vệ và chăm sóc một cách tốt nhất có thể cho thế hệ trẻ em hôm
nay, thế giới ngày mai. Việc hỗ trợ, cải thiện đời sống các gia đình phụ nữ đơn thân
nuôi con đồng nghĩa với việc tạo điều kiện phát triển tốt hơn cho những đứa trẻ
không có sự chăm sóc của người cha. Ngoài ra, hạn chế hơn nữa sự gia tăng hình thái
gia đình “phụ nữ đơn thân nuôi con” để có được những thế hệ tương lai phát triển
toàn diện cả về thể chất, trí lực và tinh thần.
8. Bố cục đề tài
Đề tài ngoài lời nói đầu, kết luận, khuyến nghị, mục lục, tài liệu tham khảo,
phần phụ lục (biên bản phỏng vấn sâu, hình ảnh minh họa ) thì nội dung chính được
chia làm 3 chương:
Chương 1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu và các khái niệm, lý thuyết liên
quan đến vấn đề nghiên cứu
Chương 2. Thực trạng về đời sống phụ nữ đơn thân nuôi con ở xã Hồng Thành,
huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An và những ảnh hưởng của thực trạng đó
Chương 3. Công tác xã hội với phụ nữ đơn thân nuôi con ở xã Hồng Thành,
huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An
12
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KHÁI
NIỆM, LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý

Hình 1.1. bản đồ xã Hồng Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An (Nguồn:
/>p7079-q431-t26/ )
Hồng Thành là xã được tách ra từ xã Phú Thành theo nghị định ngày 28/06/1994
của Chính phủ.
Xã Hồng Thành là một xã nằm phía Bắc của huyện Yên Thành, cách thành phố
vinh khoảng 60km về phía Nam.
Với diện tích tự nhiên là 703 ha, có vị trí địa lý như sau:
Phía Đông giáp xã Diễn Liên, huyện Diễn Châu
Phía Tây giáp xã Mã Thành
Phía Nam giáp xã Phú Thành
Phía bắc giáp xã Thọ Thành
Tổng diện tích đất tự nhiên của xã Hồng Thành là 703 ha. Theo ranh giới địa
chính xã Hồng Thành được chia làm 14 thôn (Nam Xuân, Đông Xuân, Thiện Tiến,
Thiện Lợi, Phú Đa, Đa Cảnh, Triều Cảnh, Tây Xuân, Bắc Xuân, Tân Xuân, Xuân
Yên, Đông Ngô, Xuân An và xóm thị tứ).
1.1.1.2. Đặc điểm địa hình
Hồng Thành là một xã vùng sâu. Địa hình mang đặc điểm của vùng đồng bằng có
phần chiêm trũng. Với đặc điểm địa hình như vậy nên xã thường bị ngập úng vào mùa
mưa lụt.
13
1.1.1.3. Khí hậu
Hồng Thành có khí hậu và thời tiết khá phức tạp, có những mặt ưu đãi nhưng
cũng có những mặt khắc nghiệt. Nằm trong vùng khí hậu ẩm nhiệt đới gió màu, quanh
năm nhận được bức xạ lớn của mặt trời. Tổng nhiệt lượng cả năm hơn 8500 độ C, đạt
75kalo/ cm2. Nhiệt độ trung bình hằng năm là 23 độ C. Lượng mưa trung bình hằng
năm là 1600- 1800 mm. Mưa tập trung vào các tháng cuối của mùa hạ, cũng có năm
ngay giữa tháng năm,( khoảng 20/4 âm lịch), xuất hiện lũ tiểu mạn đủ nước cho sản
xuất và hoạt động nhưng cũng gây lũ lụt, mất mùa.
Nắng nóng cũng không rãi đều quanh năm, mà tập trung vào tháng 6, tháng 7,
mùa hè có nồm biển thổi vào và gió Tây Nam từ dãy Trường Sơn thổi sang. Gió Tây

Nam rất khô nóng, làm cho sự bốc hơi diễn ra nhanh, đồng ruộng khô hạn. Nhiệt độ
trung bình mùa hè là 35 độ C, có ngày lên đến 39 độ C; khi chưa có hệ thống nam
giang, hồ đập, những đợt Nam Lào kéo dài gây ra tác hại nghiêm trọng đến mùa màng
và sức khỏe con người. Mùa đông, gió mùa Đông Bắc xâm nhập vào, nhiệt độ giảm,
tạo nên sự khô hanh, cũng có khi mưa dầm kéo dài.
1.1.1.4. Thủy văn
Địa bàn xã Hồng Thành có dòng sông Đào chảy qua, là hệ thống cung cấp nước
cho sản xuất và tưới tiêu của xã. Ngoài ra, trên địa bàn xã cũng có nhiều kênh mương.
Nên nguồn nước khá dồi dào. Hơn nữa, xã lại tiếp giáp với các xã vùng núi cao như
Mã Thành, Lăng thành nên ở đây cũng có hiện tượng nước chảy ngầm.
1.1.2. Điều kiện kinh tế
Theo báo cáo tóm tắt kết quả 3 năm thực hiện nghị quyết đại hội Đảng các cấp
nhiệm kỳ 2010 – 2015 (trình hội nghị BTV huyện ủy về làm việc tại xã Hồng Thành)
thì đến cuối năm 2013, giá trị sản xuất đạt 149.476 triệu đồng, đạt 80,62% so mục tiêu
ĐH, tốc độ tăng trưởng bình quân 13.5%/năm. Thu nhập bình quân đầu người
22.477.000 đồng/năm (1.873.000 đồng/tháng/người) đạt 81,47% so với chỉ tiêu Đại hội
đến 2015 là 27.588.000 đồng/năm/người.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng: So với đầu nhiệm kỳ đến cuối năm 2013
là:
* Nông ngư nghiệp: Từ 48% xuống còn 31,24% (MT ĐH: 31,2%). Công nghiệp -
Xây dựng từ 15,5% lên 29,11% (MT 24,3%); Thương mại - Dịch vụ đạt từ 32,5% lên
39,65% (MT 44,5%).
14
* Về sản xuất nông nghiệp: Sau chuyển đổi ruộng đất đến nay còn 1,46 thửa/hộ
giảm 1,6 thửa. Có 20 mô hình chuyển đổi cây con mới, xây dựng thành công cánh
đồng mẫu 40 ha lúa. Nhiều hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng công nghiệp. Do
làm tốt tiêm phòng nên chưa có dịch bệnh xảy ra.
* Công nghiệp - xây dựng: Đã quy hoạch khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,
thu hút nguồn vốn đầu tư xây dựng 13 công trình, có giá trị 38,168 tỷ đồng; Trong đó
ngân sách Nhà nước cấp trên 13,350 tỷ đồng, ngân sách xã 7,2 tỷ đồng, nhân dân đóng

góp 13,4 tỷ đồng; nguồn khác 4,218 tỷ đồng, đạt 96,27% so mục tiêu kế hoạch đề ra.
Bao gồm: Nhà máy nước sạch; thêm 2 trạm điện; cơ sở hạ tầng khu dân cư; mở rộng
khuôn viên xây bờ bao trạm xá, cải tạo trường mầm non, xây bờ bao cổng trường; 2
cầu dân sinh; 3 nhà văn hóa, giải toả mới 5 km và 2 km đường bê tông, giao thông
nông thôn, hoàn thiện giao thông thủy lợi nội đồng. Đối với nhân dân xây mới 120 nhà
cao tầng, hàng trăm công trình kiên cố, trị giá hàng trăm tỷ đồng. Bộ mặt nông thôn có
nhiều khởi sắc.
* Dịch vụ thương mại: Tăng 162% so với năm 2010. Gồm: Mở rộng trung tâm thị
tứ, thu hút các loại hình dịch vụ, tạo điều kiện tốt nhất cho nhân dân vay vốn XKLĐ.
Có 665 người đi lao động ở nước ngoài. Quỹ TDND có nguồn vốn 66 tỷ đồng, lợi
nhuận trên 700 triệu/năm. Thực hiện thu chi ngân sách đảm bảo nguyên tắc chế độ và
tiết kiệm.
* Thực hiện mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới: Theo khảo sát đầu
nhiệm kỳ mới đạt 6 tiêu chí, đến nay đã đạt được 14/19 tiêu chí. Hiện nay, đang phấn
đấu thực hiện các tiêu chí: giao thông, thủy lợi, cơ sở vật chất văn hóa, tỷ lệ xóm đạt
văn hóa, chợ nông thôn.
1.1.3. Văn hóa – xã hội
* Giáo dục đào tạo: có nhiều chuyển biến tích cực, sát nhập THCS ổn định, chất
lượng ở các cấp học được nâng cao; trường Tiểu học và trường Mầm non đang xây
dựng chuẩn quốc gia mức độ II.
* Y tế, dân số; gia đình và trẻ em: từng bước đi vào hoạt động có chất lượng, các
chỉ tiêu cơ bản đạt theo kế hoạch đề ra. Vệ sinh môi trường thu gom rác thải được duy
trì nề nếp.
15
* Các phong trào văn hóa văn nghệ - thể dục thể thao: phát triển sâu rộng. Trong
4 năm tăng thêm 2 làng văn hóa, đón nhận 2 di tích lịch sử cấp tỉnh, 1 làng nghề mây
tre đan.
1.1.4. An ninh – quốc phòng
* Quốc phòng: Hàng năm xây dựng và triển khai kế hoạch ATLC- SSCĐ. Các chỉ
tiêu đề ra đều đạt và vượt kế hoạch, nhất là công tác huấn luyện diễn tập, giáo dục

chính trị đều đạt khá giỏi, giao quân tuyển quân vượt chỉ tiêu trên giao.
* Công tác an ninh: Làm tốt công tác phối hợp với các ban ngành, tổ chức tuyên
truyền phổ biến pháp luật trong nhân dân, duy trì hoạt động tổ an ninh tự quản. Thường
xuyên phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc. Kịp thời phát hiện xử lư
nghiêm các vi phạm theo đúng pháp luật, không để xảy ra trọng án phức tạp nhất là ở
các vùng đặc thù.
1.1.5. Điều kiện dân cư và nguồn lao động
* Dân cư
Theo báo cáo dân số năm 2013 của ban dân số kế hoạch hóa gia đình xã Hồng
Thành, toàn xã có 6.583 nhân khẩu với 1626 hộ. Trong đó, nữ chiếm gần một nửa với
3.130 người.
Toàn xã có 14 thôn, có 3 họ giáo sống ở 4 xóm với gần ¼ dân số (341 hộ với
1475 nhân khẩu).
Dân cư chủ yếu là người dân tộc kinh, sống theo cụm dân cư đông đúc. Quy mô
bình quân mỗi hộ 4 đến 5 người.
Công tác kế hoạch hóa gia đình trong những năm qua luôn được coi trọng nhờ
việc tuyên tuyền, vận động nhân dân thực hiện tốt các chính sách dân số và đạt được
những kết quả khả quan.
Dân cư trong vùng chung sống hòa thuận và đoàn kết. Cũng như bao vùng quê
khác tình làng nghĩa xóm luôn được mọi người đề cao và coi trọng. Vì thế, những đối
tượng là “bà mẹ đơn thân” nhờ đó cũng được bà con lối xóm giúp đỡ rất nhiều, làm
giảm bớt đi những khó khăn và gánh nặng cuộc sống. Làm cuộc sống của họ có ý
nghĩa hơn. Tuy nhiên, cũng chính bởi đặc điểm là vùng nông thôn nên tư tưởng của
con người cũng chưa tiến bộ nhiều, vẫn còn một số bộ phận mang nặng tư tưởng phong
16
kiến và lạc hậu nên việc bà mẹ đơn thân “không chồng mà chửa” ở đây thường phải
gánh chịu dư luận xã hội, những bàn tán của làng xóm rất nặng nề.
* Lao động
Lao động là yếu tố quyết định sự phát triển của loài người. Không một quá trình
sản xuất nào diễn ra mà không có sự tham gia của người lao động. Vì vậy, việc phân

phối và sử dụng hợp lý nguồn lao động là một vấn đề rất quan trọng.
Cũng theo thống kê trên, đến nay toàn xã có 3.035 người trong độ tuổi lao động
với 1.719 người là nữ.
Qua đó, chúng ta có thể thấy, xã có nguồn lao động rất dồi dào, có thể khai thác
để phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế trên địa bàn.
Dân cư sinh sống tập trung đông đúc ở vùng trung tâm, các trục đường lớn tạo
điều kiện cho việc giao lưu buôn bán hàng hóa một cách thuận lợi.
Công tác đào tạo nghề ngày càng được chú trọng, đặc biệt là việc triển khai xây
dựng làng nghề mây tre đan xuất khẩu đang dần thu lại được kết quả tốt. Tạo việc làm
cho người dân vào thời gian nông nhàn, vì người dân ở đây chủ yếu làm nghề nông.
Các thông tin về giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động cũng được chính quyền
xã quan tâm, cung cấp cho bà con. Nhờ đó mà chất lượng cuộc sống của người dân
đang từng bước được cải thiện và nâng cao.
1.2. Các khái niệm liên quan
1.2.1. Khái niệm công tác xã hội
Hiện nay, có nhiều định nghĩa và cách hiểu khác nhau về công tác xã hội.
Theo định nghĩa của hiệp hội quốc gia nhân viên xã hội Mỹ (NASW - 1970):
“công tác xã hội là một chuyên ngành xã hội để giúp đỡ các cá nhân, nhóm hay cộng
đồng nhằm tăng cường, khôi phục thực hiện các chức năng xã hội của họ tạo những
điều kiện thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đó.”
Định nghĩa của hiệp hội nhân viên công tác xã hội quốc tế thông qua tháng 07
năm 2000 tại Montréal, Canada (IFSW): “công tác xã hội thúc đẩy sự thay đổi xã hội,
giải quyết vấn đề trong mối quan hệ của con người, tăng năng lực và giải phóng cho
người dân nhằm giúp cho con người họ ngày càng thoải mái, dễ chịu. Vận dụng các lý
thuyết về hành vi con người và hệ thống xã hội, công tác xã hội tương tác vào những
đặc điểm giữa con người với môi trường của họ. Nhân quyền và công bằng xã hội là
các nguyên tắc cơ bản của nghề.”
17
Trong hoạt động công tác xã hội thì có 3 phương pháp đặc thù đó là công tác xã
hội với ca nhân, công tác xã hội với nhóm và công tác xã hội với cộng đồng.

Trong khuôn khổ thực hiện khóa luận này thì tôi sử dụng phương pháp công tác
xã hội với cá nhân là chủ yếu.
“Công tác xã hội cá nhân nhằm phục hồi, củng cố và phát triển sự thực thi bình
thường của chức năng xã hội của cá nhân và gia đình trong bối cảnh xã hội mà vấn
đề của họ đang diễn ra mà bị tác động.” [3;6]
Theo Grace Mathew thì : “công tác xã hội với cá nhân là một phương pháp
giúp đỡ cá nhân, con người thông qua mói quan hệ một – một. Nó được nhân viên
công tác xã hội ở các cơ sở xã hội sử dụng để giúp đỡ những người có vấn đề về
chức năng xã hội và thực hiện các chức năng xã hội.”
1.2.2. Khái niệm phụ nữ
Nữ giới là một khái niệm chung để chỉ một người, một nhóm người hay toàn bộ
những người trong xã hội mà một cách tự nhiên, mang những đặc điểm giới tính được
xã hội thừa nhận về khả năng mang thai và sinh nở khi cơ thể họ hoàn thiện và chức
năng giới tính hoạt động bình thường.
Phụ nữ chỉ một, một nhóm hay tất cả nữ giới đã trưởng thành, hoặc đã được cho
là trưởng thành về mặt xã hội.
1.2.3. Khái niệm phụ nữ đơn thân nuôi con
Khái niệm phụ nữ đơn thân nuôi con là một khái niệm mới xuất hiện trong những
năm 1990, hiện tượng này vẫn còn nhiều quan điểm và cách hiểu khác nhau về khái
niệm.
Theo một số nhà khoa học. “Phụ nữ đơn thân nuôi con là những người mẹ một
mình nuôi con mà không có người chồng và người thân bên cạnh.” [3.tr3]
1.2.4. Khái niệm bạo lực gia đình
Bạo hành gia đình hay Bạo lực gia đình là thuật ngữ dùng để chỉ các hành vi bạo
lực giữa các thành viên trong cùng một gia đình. Hành vi bạo lực thường thấy nhất là
giữa vợ và chồng nhưng bạo lực giữa cha mẹ với con cái hay ông bà, anh em ruột với
nhau hoặc giữa mẹ chồng và con dâu cũng có xảy ra và được xếp vào nhóm các hành
vi này. Nạn nhân của bạo lực thân thể thường là phụ nữ - vợ hoặc mẹ của đối tượng,
với nam giới họ là nạn nhân của bạo lực tinh thần nhiều hơn. Bạo lực gia đình xảy ra ở
18

mọi quốc gia, nền văn hóa, tôn giáo không ngoại lệ giàu nghèo và trình độ học vấn cao
hay thấp.
Bạo lực gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến việc hạnh phúc gia đình tan vỡ, đến
việc ly hôn. Ngày nay, với nhiều quan điểm của giới nữ trẻ tuổi đó là không muốn lấy
chồng mà sẽ một mình sinh con, nuôi con để tránh cảnh bị hành hạ của chồng và gia
đình chồng
1.3. Các lý thuyết liên quan
1.3.1. Lý thuyết hệ thống
Thuyết hệ thống là một trong những lý thuyết quan trọng được vận dụng trong
nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau. Từ góc độ CTXH: “Hệ thống là một tập hợp các
thành tố được sắp xếp có trật tự và liên hệ với nhau để hoạt động thống nhất. Con
người phụ thuộc vào hệ thống trong môi trường xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu trực tiếp
của mình trong cuộc sống”. Người có công đưa lí thuyết hệ thống vào thực tiễn CTXH
phải kể đến công lao của Pincus và Minahan cùng các đồng sự khác. Từ việc vận dụng
thuyết hệ thống, nhân viên CTXH sẽ làm rõ hơn dịch vụ xã hội cơ bản trong CTXH
với phụ nữ đơn thân.
Dịch vụ xã hội là một hệ thống bao gồm các tiểu hệ thống có mối liên hệ chặt chẽ
với nhau và cùng tham gia đáp ứng nhu cầu cho phụ nữ đơn thân. Họ phụ thuộc vào
các hệ thống xã hội và nhân viên CTXH cần nắm vững các hệ thống, cũng như cách
thức hoạt động của các hệ thống để cung ứng dịch vụ xã hội cho thân chủ của mình
1.3.2. Lý thuyết nữ quyền
Theo quan điểm của Mác - xít về nghiên cứu phụ nữ cho rằng nghiên cứu về phụ
nữ nhằm làm sáng tỏ thêm lý luận cơ bản về quyền và trách nhiệm của phụ nữ.
Nghiên cứu phụ nữ phải gắn liền với phong trào phụ nữ và phong trào phụ nữ
phải hoạt động có tổ chức và đấu tranh vì quyền lợi của giới mình. Phong trào phụ nữ
có thể diễn ra trên một hoặc nhiều lĩnh vực hoạt động xã hội, song thường tập trung
vào các vấn đề bức xúc và nóng bỏng nhất của đời sống phụ nữ. Vì vậy phong trào phụ
nữ phải hướng vào việc tìm lời giải đáp thực tiễn cho các vấn đề cụ thể và thiết thực
nhất của số đông phụ nữ. Như Lênin đã nói: "Nguồn gốc của sự áp bức phụ nữ là chế
độ bóc lột của thực dân, tư bản, các quan hệ phong kiến và địa vị nô lệ trong gia đình".

Xuất phát từ nhận thức sâu sắc đó, Đảng cộng sản đã đưa ra nhiều khẩu hiệu đòi quyền
lợi cho phụ nữ và sau khi giành ðộc lập dân tộc, chủ trýõng lôi cuốn phụ nữ vào các
hoạt ðộng xã hội tạo điều kiện cho phụ nữ phát huy năng lực và vai trò của mình trong
công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đáp lại niềm tin của Đảng và dân tộc,
19
các thế hệ phụ nữ Việt Nam đã phát huy cao độ truyền thống tích cực trong lịch sử dân
tộc, sát cánh cùng nam giới trên mọi lĩnh vực công tác và đã có nhiều cống hiến to lớn
cho sự nghiệp giành độc lập dân tộc và xây dựng xã hội mới. Hồ Chí Minh và đường
lối của Đảng trong cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa là giải
phóng phụ nữ gắn liền với giải phóngdân tộc và giải phóng giai cấp. Dân tộc có tự do,
ðộc lập thì phụ nữ mới có tự do, độc lập. Xã hội không còn áp bức bóc lột giai cấp thì
phụ nữ mới được giải phóng khỏi sự bóc lột và áp bức. Như vậy giải phóng phụ nữ xét
cho cùng là tạo điều kiện phát triển tự do năng lực cá nhân của giới phụ nữ. Giải
phóng phụ nữ gắn liền với giải phóng nam giới, giải phóng xã hội.
Qua đây ta đánh giá được quyền và trách nhiệm cũng như vai trò của phụ nữ
trong xã hội, đặc biệt là phụ nữ đơn thân nuôi con từ đó tìm hiểu sâu hơn về quyền lợi,
trách nhiệm của phụ nữ đơn thân tại địa bàn nghiên cứu.
1.3.3. Lý thuyết nhu cầu của Abraham Maslow
Theo Maslow, về căn bản, nhu cầu của con người được chia làm hai nhóm chính:
nhu cầu cơ bản (basic needs) và nhu cầu bậc cao (meta needs).
Nhu cầu cơ bản liên quan đến các yếu tố thể lý của con người như mong muốn có
đủ thức ăn, nước uống, được ngủ nghỉ.v.v Những nhu cầu cơ bản này đều là các nhu
cầu không thể thiếu hụt vì nếu con người không được đáp ứng đủ những nhu cầu này,
họ sẽ không tồn tại được nên họ sẽ đấu tranh để có được và tồn tại trong cuộc sống
hàng ngày.
Các nhu cầu cao hơn nhu cầu cơ bản trên được gọi là nhu cầu bậc cao. Những nhu
cầu này bao gồm nhiều nhân tố tinh thần như sự đòi hỏi công bằng, an tâm, vui vẻ, địa
vị xã hội sự tôn trọng, vinh danh với một cá nhân v.v
Các nhu cầu cơ bản thường được ưu tiên chú ý trước so với những nhu cầu bậc
cao này. Với một người bất kỳ, nếu thiếu ăn, thiếu uống.v.v họ sẽ không quan tâm đến

các nhu cầu về vẻ đẹp, sự tôn trọng
Con người cá nhân hay con người trong tổ chức chủ yếu hành động theo nhu cầu.
Chính sự thỏa mãn nhu cầu làm họ hài lòng và khuyến khích họ hành động. Đồng thời
việc nhu cầu được thỏa mãn và thỏa mãn tối đa là mục đích hành động của con người.
Theo cách xem xét đó, nhu cầu trở thành động lực quan trọng và việc tác động vào nhu
cầu cá nhân sẽ thay đổi được hành vi của con người. Nói cách khác, người lãnh đạo
hoặc quản lý có thể điều khiển được hành vi của nhân viên bằng cách dùng các công cụ
hoặc biện pháp để tác động vào nhu cầu hoặc kỳ vọng của họ làm cho họ hăng hái và
20
chăm chỉ hơn với công việc được giao, phấn chấn hơn khi thực hiện nhiệm vụ và tận
tụy hơn với nhiệm vụ đảm nhận. Trong trường hợp ngược lại việc không giao việc cho
nhân viên là cách thức giảm dần nhiệt huyết của họ và cũng là cách thức để nhân viên
tự hiểu là mình cần tìm việc ở một nơi khác khi làm việc là một nhu cầu của người đó.
Thông quan lý thuyết nhu cầu nhân viên CTXH nắm rõ và thực hiện hoạt động
CTXH với phụ nữ đơn thân nuôi con. Nắm rõ nhu cầu cơ bản của con người để từ đó nhìn
nhận nhu cầu của phụ nữ đơn thân, đồng thời đánh giá việc thoả mãn nhu cầu của họ.
Hình 1.2. Tháp nhu cầu của Maslow (Nguồn: google)
1.3.4. Lý thuyết cấu trúc – chức năng
Là một trong những lý thuyết cơ bản về gia đình – hôn nhân – ly hôn và trẻ em.
Các nhà công tác xã hội sử dụng lý thuyết cấu trúc – chức năng nhiều hơn các lý huyết
khác khi nghiên cứu về gia đình và hôn nhân. Ở đây chỉ sử dụng lý thuyết này để phân
tích khả năng của gia đình trong việc thực hiện chức năng giáo dục – xã hội hóa của gia
đình. Đặc biệt qua đó phản ánh những bất cập trong hình thái gia đình “phụ nữ đơn
thân nuôi con” trong việc thực hiện chức năng giáo dục- xã hội hóa. Phân tích mối
quan hệ các thành viên trong gia đình và quan hệ giữa gia đình và xã hội, cũng trong
trường hợp gia đình “phụ nữ đơn thân nuôi con”.
Vậy, lý thuyết cấu trúc – chức năng là gì?
Niklas Luhman đã gọi lý thuyết này là một biến thể của lý thuyết hệ thống xã hội
học. Vì vậy, nghiên cứu lý thuyết chức năng không nên tách rời với lý thuyết hệ thống.
T.Parsons đã khẳng định mối quan hệ biện chứng giữa cấu trúc và chức năng,

trong đó cấu trúc giữ vai trò quyết định. Sự thay đổi về mặt chức năng sẽ làm hoàn
thiện cấu trúc của nó. Cấu trúc xã hội đảm bảo tính cân bằng cho xã hội về mặt chức
năng.
21
Còn R.Merton lại cho rằng: các chức năng xã hội có tính thống nhất thể hiện ở
cấp độ xã hội và cá nhân. Trong lý thuyết cấu trúc – chức năng, xã hội được nhìn nhận
như một hệ thống hoàn chỉnh của các quan hệ qua lại của các bộ phận, mỗi bộ phận lại
liên quan với các bộ phận khác.
Thuyết cấu trúc – chức năng cho thấy những hành vi cá nhân luôn luôn nằm trong
cấu trúc nhất định, mặc dù cá nhân luôn có sự lựa chọn những ứng xử trong một tình
huống cụ thể. Ví dụ: trong khi xem xét mối quan hệ kinh tế và gia đình, ở khía cạnh
nuôi dạy và giáo dục con cái của phụ nữ đơn thân nuôi con. Thì chúng ta có thể dễ
dàng thấy được, những phụ nữ có điều kiện kinh tế và việc làm ổn định sẽ nuôi dạy và
giáo dục con cái tốt hơn so với những phụ nữ không có việc làm và kinh tế.
Lý thuyết cấu trúc chức năng như là một lý thuyết chủ đạo, xem xét các chức
năng của gia đình, trong đó chức năng giáo dục - xã hội hóa của gia đình. Tất nhiên,
các chức năng của gia đình không thể tách rời nhau mà nằm trong một cấu trúc thống
nhất.
Gia đình có vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách của đứa trẻ. Đây là
môi trường cơ bản, chính thức đầu tiên của xã hội hóa cá nhân. Với chức năng của
mình, gia đình là công cụ truyền lại cho con cháu các giá trị văn hóa truyền thống và
văn hóa hiện đại, đặc biệt là các giá trị xã hội, đạo đức Đối với những người chưa
trưởng thành và chưa đến tuổi đi học thì đạo đức lối sống, nhân cách đã chịu sự chi
phối nhiều nhất của quá trình xã hội hóa của gia đình. Vì thế mà, trong mô hình gia
đình “phụ nữ đơn thân”, việc giáo dục và xã hội hóa càng trở nên phức tạp và có nhiều
khó khăn hơn so với những gia đình bình thường.
Theo A.G.Chavezew: “gia đình không chỉ ủy nhiệm mà còn tạo ra những giá trị
tinh thần như tình yêu vợ chồng, tình yêu bố mẹ, sự kính trọng của con cái đối với bố
mẹ, tình đoàn kết gia đình, những giá trị được tạo ra này cũng tham gia vào quá trình
xã hội hóa và những nội dung được hậu thế tiếp thu”.

Điều đó, càng nhấn mạnh vai trò của người chồng người cha trong gia đình, nghĩa
là với gia đình khuyết thiếu đi vai trò chủ đạo của người chồng như gia đình phụ nữ
đơn thân nuôi con, thì đó thật sự là những khó khăn và thách thức. Đòi hỏi người phụ
nữ phải có đủ bản lĩnh và tri thức để tạo ra một quá trình xã hội hóa tốt nhất cho con
mình, nhằm giúp con trẻ hoàn thiện nhân cách giống như những đứa trẻ trong các gia
đình bình thường.
1.3.5. Lý thuyết vai trò
22
Mỗi người chúng ta đều có những vai trò khác nhau mà chúng ta đảm nhận trong
cuộc sống. Mỗi cá nhân khi đảm nhiệm vai trò đều mong đợi về vai trò của mình. Đó là
cách xã hội quy định, quy ước về vai trò, về điều mong đợi mà vai trò đó thực hiện.
Trong cùng một môi trường văn hóa thì mọi người có cùng một số mong đợi, nhưng
đều quy ước dành cho một số vai trò. Khi đảm nhận vai trò thì con người sẽ thể hiện
vai trò của mình. Người nghiên cứu đã vận dụng thuyết vai trò trong CTXH với phụ nữ
để phân tích những vai trò mà phụ nữ đơn thân đang đảm nhận, từ đó phân tích vai trò
để can thiệp, hỗ trợ họ vượt qua những khó khăn, khủng hoảng trong cuộc sống, can
thiệp để giúp mỗi người giải quyết vấn đề tốt hơn. Đồng thời, với thuyết vai trò, người
nghiên cứu cũng có thể biết được ai là người có uy tín trong gia đình cũng như trong
cộng đồng. Tác động vào những thành viên uy tín để xây dựng hoạt động CTXH cho
phụ nữ đơn thân nuôi con.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ ĐỜI SỐNG PHỤ NỮ ĐƠN THÂN NUÔI CON
Ở XÃ HỒNG THÀNH, HUYỆN YÊN THÀNH, TỈNH NGHỆ AN VÀ NHỮNG
ẢNH HƯỞNG CỦA THỰC TRẠNG ĐÓ
2.1. Thực trạng phụ nữ đơn thân nuôi con
Cho đến nay, hiện tượng “bà mẹ đơn thân” không còn là một hiện tượng mới lạ
trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng nữa. Nó đang dần trở thành một trào
lưu và để lại nhiều hệ lụy. Với tính chất diễn ra ngày càng phức tạp và những khó khăn
có thể lường trước được đối với các gia đình khuyết thiếu, chúng ta có thể tìm hiểu kĩ
hơn vấn đề này thông qua việc tìm hiểu thực trạng phụ nữ đơn thân trên thế giới và ờ
Việt Nam.

2.1.1. Thực trạng phụ nữ đơn thân nuôi con trên thế giới
Trong một vài thập kỷ gần đây, lối sống độc thân, kết hôn muộn, đã và đang diễn
ra ở các nước phát triển, đặc biệt là Mỹ và các nước phương Tây như Đức, Pháp, Anh
v.v Đặc biệt là phụ nữ.
Theo như tờ “La Vanguardia”, ngày càng có nhiều người ở độ tuổi thanh niên và
trung niên tại các nước phát triển đã chọn lựa cuộc sống ðộc thân. Kết quả thãm dò của
tờ báo này cho thấy tại Mỹ số hộ gia đình do vợ chồng tạo lập giảm từ 80% của những
năm 50 của thế kỷ 20 xuống còn 50% những năm đầu thế kỷ 21.
23
Số người Mỹ không kết hôn đã gia tăng từ năm 1960 khiến cho tỷ lệ sống độc
thân thì từ trước đến nay cao chưa từng có. Có 48% phụ nữ không kết hôn và nuôi con
một mình. Độ tuổi kết hôn trung bình của họ ở nước này cũng lùi lại. Có thể thấy rõ
ràng rằng người Mỹ ngày càng kết hôn muộn hơn trong gần bốn mươi năm qua (1960-
1998) thể hiện ở tuổi kết hôn trung bình của nữ tăng lên là 5 tuổi (từ 20 đến 25 tuổi).
Hệ quả là hiện nay, Mỹ là quốc gia có nhiều người sống độc thân nhất - chiếm
58.1% dân số. Ở Mỹ, có 43% người trưởng thành (tương đương với 87 triệu người) tự
cho mình là độc thân trong đó chỉ riêng thành phố New York, đã có đến 70% dân số
sống độc thân .
Sống độc thân hiện nay trên thế giới nhất là châu Âu đang trở thành trào lưu thời
thượng. Ỏ Tây Âu, theo Eurostar, số người sống độc thân là 158 triệu, chiếm 55% dân
số Irlandia, 50% dân số Phần Lan, 50% dân số Thuỵ Điển, 46% dân số Pháp. Tại Pháp,
số người sống độc thân đã tăng từ 5 triệu người (năm 1999) lên 14 triệu người (2004) .
Ở Tây Ban Nha có 6 triệu người độc thân, 18% nữ trong độ tuổi 35 – 39, ở tuổi 45-50
sống một mình. Tại một nước có tới 90% số dân theo đạo Thiên chúa như Ba Lan, vẫn
có 60% số dân vẫn chấp nhận việc phụ nữ không có chồng mà có con. Số những bà mẹ
“một mình” nuôi con đang trở thành lực lượng đông đảo trong xã hội, chiếm tới 15%
số gia đình của nước này. Sống độc thân đã trở thành một nhu cầu của con người ở các
nước tư bản phát triển .
Các nước Châu Á cũng không nằm ngoài xu hướng này. Trong hơn một thập niên
trở lại đây, ngày càng có nhiều thanh niên châu Á chọn cách sống độc thân. Nhật là

quốc gia có số thanh niên độc thân ở độ tuổi 20 - 40 tăng vọt trong hai thập kỷ qua.
Theo thống kê của một tờ báo ở Nhật thì có 16% nữ thanh niên ở độ tuổi 30 quyết định
sống độc thân và không sinh con. Ở Hàn Quốc, tình hình cũng không có gì khả quan
hơn. 50% thanh niên Hàn Quốc chọn cuộc sống độc thân. Xã hội Trung Quốc cũng
đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng không kết hôn lần thứ ba trong lịch sử khi hầu
hết giới trẻ ở nước này không muốn lập gia đình sớm. Theo thống kê, năm 1991, độ
tuổi trung bình của phụ nữ Trung Quốc khi kết hôn lần đầu tiên là 22.2; năm 1996 là
24.2 (riêng Thượng Hải là 25.3 và Bắc Kinh là 25.2).
2.1.2. Thực trạng phụ nữ đơn thân nuôi con ở Việt Nam
24
Trong giai đoạn hiện nay, gia đình người Việt Nam đang có nhiều thay đổi từ mô
hình, vai trò đến cách tổ chức cuộc sống. Trong số những thay đổi đó, sự xuất hiện của
mô hình bà mẹ đơn thân là một hiện tượng khá đặc biệt. Bà mẹ đơn thân là một hiện
tượng đã xuất hiện từ khá sớm trong xã hội Việt. Đó là những người phụ nữ có chồng
mất hoặc ly dị và trở thành bà mẹ đơn thân nuôi con một mình. Những trường hợp bà
mẹ đơn thân kể trên được người Việt chấp nhận là một gia đình khuyết thiếu và có cái
nhìn thông cảm với họ. Tuy nhiên, hiện nay đang có những trường hợp và mẹ đơn thân
mới xuất hiện. Phần lớn những trường hợp bà mẹ đơn thân hiện nay là trường hợp ly
hôn hoặc không kết hôn. Họ là những người phụ nữ không muốn lập gia đình, không
muốn làm vợ nhưng vẫn muốn có con, muốn trở thành bà mẹ đơn thân – những trường
hợp hiếm gặp trong xã hội Việt trước đây, một xã hội luôn coi gia đình là thước đo của
hạnh phúc. Những mô hình bà mẹ đơn thân thuộc những trường hợp li hôn và không
kết hôn đang xuất hiện ngày càng nhiều và dần dần lan ra thành xu hướng trong xã hội
Việt Nam, nhất là ở khu vực đô thị. Xu hướng này đang có nhiều ảnh hưởng đến kinh
tế, văn hóa, xã hội của đất nước và đặt ra nhiều vấn đề xã hội quan trọng.
Hiện tượng bà mẹ đơn thân xuất hiện từ lâu trong xã hội nhưng phát triển nhanh
chóng và trở thành xu hướng trong những năm gần đây. Thời điểm này, đất nước ta đã
biến đổi sâu sắc so với thời kì trước, những hệ quả từ việc đổi mới và hội nhập với thế
giới bắt đầu bén sâu vào mọi khía cạnh của đời sống xã hội. Hôn nhân – gia đình là
tầng sâu và khá ổn định của xã hội Việt, sự biến đổi trong xã hội cần một thời gian dài

mới tác động được đến tầng này và gây ra những biến đổi mạnh mẽ. Đầu thế kỉ XXI,
hơn mười năm sau khi đổi mới và hội nhập, những biến đổi này đã bộc lộ và trở nên
mạnh mẽ, dẫn đến sự ra đời và phát triển của xu hướng bà mẹ đơn thân.
Ở Việt Nam, theo kết quả điều tra năm 2007 của tổng cục thống kê, Viện gia đình
và giới tiến hành thì tỷ lệ độc thân chiếm khoảng 2,5 % dân số tức khoảng 2.100 người,
trong đó nữ giới chiếm 87,6 %. Hội Liên hiêp phụ nữ tỉnh Thanh Hóa năm 2008 cho
biết trên toàn tỉnh trong 100 % phụ nữ đơn thân thì có 46.5 % là chồng mất, 10 % là do
ly hôn, 19 % là độc thân và số còn lại là do các nguyên nhân khác như: không lấy
chồng mà xin con nuôi, quan hệ ngoài luồng sau đó tự nuôi con một mình,…
25

×