Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM, VAI TRÒ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (609.28 KB, 45 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

SEMIMAR TỐT NGHIỆP CAO HỌC
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT
NAM, VAI TRÒ THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ
SVTH: TRẦN THỊ HẢI YẾN
Lớp: Cao học TCNH - K12
MSSV: K12.12.070
TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2014
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
























NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN























MỤC LỤC

Trang
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
1.1. Tổng quan TTCK` 3
1.1.1. Khái niệm TTCK 3
1.1.2. Phân loại TTCK 3
1.1.3. Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán 4
1.1.4. Nguyên tắc cơ bản về hoạt động của thị trường chứng khoán 7
1.1.5. Chức năng cơ bản của thị trường chứng khoán 8
1.2. Vai trò của TTCK 9
1.2.1. Đối với chính phủ 9
1.2.2. Đối với các doanh nghiệp 9
1.2.3. Đối với các nhà đầu tư 10
1.3. Đánh giá mức độ phát triển TTCK 10
1.3.1. Các chỉ tiêu về quy mô thị trường 10
1.3.2. Chỉ tiêu về tính thanh khoản 11
1.3.3. Mức độ hội nhập với thị trường vốn thế giới 13
1.3.4. Khung pháp lý trên TTCK 13
Chương 2: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA TTCK VIỆT NAM, VAI
TRÒ CỦA TTCK VỚI NỀN KINH TẾ 14
2.1. Thị trường chứng khoán Việt Nam 14
2.1.1. Tổng quan về TTCK Việt Nam 15
2.2. Đánh giá sự phát triển của TTCK Việt Nam 20
2.2.1. Chỉ tiêu về quy mô 20
2.2.2. Chỉ tiêu về thanh khoản 23
2.2.3. Về cơ sở hạ tầng của TTCK 25
2.3. Kết luận 30
2.3.1. Những mặt tích cực của TTCK Việt Nam 30
2.3.2. Những hạn chế của TTCKViệt Nam 31
Chương 3: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VỀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN TTCK
VIỆT NAM 32

Định hướng phát triển TTCK Việt Nam 32
3.1. Một số khuyến nghị về vấn đề phát triển TTCK Việt Nam 32
KẾT LUẬN 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 2.1:Thống kê các chỉ tiêu cơ bản của TTCK Việt Nam 14
Bảng 2.2:Giá trị vốn hóa của Việt Nam và một số nước trên thế giới 21
Bảng 2.3:Tỷ lệ vốn hóa thị trường/GDP Việt Nam và một số nước trên thế giới22
Bảng 2.4:So sánh tỷ lệ giá trị giao dịch so với GDP của VN và các nước 24
Bảng 2.5:Tỷ suất quay vòng chứng khoán của Việt Nam và các nước 26
DANH MỤC HÌNH VẼ
Trang
Hình 2.1:Chỉ số VN-Index và giao dịch của khối ngoại 17
Hình 2.2:Chỉ số HNX-Index và giao dịch của khối ngoại 18
Hình 2.3:Số lượng cổ phiếu niêm yết tại Việt Nam so với các nước 18
Hình 2.4:Khối lượng chứng khoán và giá trị niêm yết trên HSX 19
Hình 2.5:Giá trị niêm yết và giá trị vốn hóa thị trường qua các năm 19
Hình 2.6:Khối lượng cổ phiếu giao dịch trong năm trên HSX 20
Hình 2.7:Tỷ lệ vốn hóa của TTCK Việt Nam so với GDP – 21
Hình 2.8:Tỷ lệ giá trị giao dịch so với GDP của Việt Nam 23
Hình 2.9:Tỷ lệ giá trị giao dịch/GDP của VN so với Thái Lan và Mỹ 25
Hình 2.10:Tỷsuất quay vòng chứng khoán của Việt Nam 26
Hình 2.11:Kết quả đánh giá cơ sở hạ tầng TTCK Việt Nam 28
Hình 2.12:Kết quả đánh giá cơ sở hạ tầng TTCK Việt Nam của những người có
kinh nghiệm trên TTCK khác Việt Nam 29
Hình 2.13:Tỷ lệ các câu trả lời về vấn đề Hệ thống pháp luật và Minh bạch thông
tin trên TTCK 30
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CTCK Công Ty Chứng Khoán

CTCP Công Ty Cổ Phần
NHTM Ngân Hàng Thương Mại
SGD Sở Giao Dịch
SGDCK Sở Giao Dịch Chứng Khoán
TTCK Thị Trường Chứng Khoán
WB World Bank
Seminar tốt nghiệp 9 Lớp cao học TCNH K12
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nền kinh tế Việt Nam đang từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới.Đất nước
thời hội nhập đứng trước nhiều triển vọng mới đồng thời cũng xuất hiện những thách
thức không thể không quan tâm, đặc biệt đối với lĩnh vực tài chính – ngân hàng, một
trong những lĩnh vực quan trọng của bất cứ nền kinh tế nào.
Phát triển tài chính là yếu tố không thể thiếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Sự phát
triển của các thị trường tài chính như thị trường vốn, thị trường tiền tệ và các định chế
tài chính như ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm … là cần
thiết giúp tăng khả năng luân chuyển của dòng vốn trong nền kinh tế, thúc đẩy nền tăng
trưởng kinh tế.
Thị trường chứng khoán (TTCK) là một bộ phận quan trọng của thị trường tài
chính, đặc biệt là một trong những yếu tố cơ bản của nền kinh tế thị trường hiện đại.Hiện
nay TTCK thế giới đang phát triển mạnh mẽ ở hầu hết các quốc gia phát triển như Mỹ,
Nhật, Anh, Đức, Pháp … và cả ở những nước đang phát triển như Thái Lan, Philipine,
Brazil, Indoesia …. Việt Nam cũng đã có TTCK đầu tiên từ 7/2000. TTCK Việt Nam
nhìn chung vẫn còn khá non trẻ với hơn 13 năm hình thành và phát triển nhưng cũng đã
trải qua nhiều bước thăng trầm và dần dần khẳng định vị trí quan trọng trong hệ thống tài
chính và nền kinh tế Việt Nam.
Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về thực trạng TTCK Việt Nam, tái cấu trúc TTCK
Việt Nam, mối quan hệ giữa tăng trường kinh tế và TTCK …. Cũng đã có nhiều nghiên
cứu chứng minh sự phát triển của TTCK có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh
tế như nghiên cứu của Demirguc-Kunt và Levine (1996), Levine và Zervos (1998). Vấn

đề thiết yếu đặt ra là xác định mức độ phát triển của thị trường chứng khoán như thế
nào?Với mục đích nghiên cứu vai trò của TTCK đối với nền kinh tế Việt Nam, tổng kết
các chỉ số đo lường mức độ phát triển của TTCK nhằm xác định mức độ phát triển của
TTCK Việt Nam so với TTCK toàn cầu, tôi chọn đề tài “Vai trò Thị trường chứng khoán
đối với nền kinh tế, đo lường sự phát triển của Thị trường chứng khoán Việt Nam”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
• Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về thị trường chứng khoán.
• Xác định mức độ phát triển của TTCK Việt Nam, làm rõ vai trò của TTCK đối
với nền kinh tế Việt Nam hiện nay.
HVTH: Trần Thị Hải Yến MSHV: 12.12.070
Seminar tốt nghiệp 10 Lớp cao học TCNH K12
• Trên cơ sở lý luận cũng như thực tiễn nghiên cứu đưa ra một vài khuyến nghị đối
với vấn đề phát triển TTCK tại Việt Nam.
3. Phương pháp nghiên cứu
• Phương pháp nghiên cứu: sử dụng phương pháp tổng hợp, so sánh đối chiếu, phân
tích để đánh giá thực trạng phát triển TTCK tại Việt Nam, vai trò TTCK đối với nền
kinh tế.
• Nguồn số liệu:thu thập thông tin liên quan đến TTCK Việt Nam và thế giới từ nguồn
chính là World Bank, Bloomberg và khảo sát các đối tượng tham gia TTCK Việt
Nam. Ngoài ra đề tài còn thu thập thông tin từ internet, báo chí,… và các công trình
nghiên cứu trước đây.
4. Đối tượng vàphạm vi nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu: Tập trung vào nghiên cứu thị trường cổ phiếu Việt Nam số liệu
được cung cấp bởi Ngân hàng thế giới (WB).
• Phạm vi nghiên cứu: đề tài chỉ tập trung đi sâu vào phân tíchvà đánh giá mức độ phát
triển của TTCK Việt Nam, so sánh với TTCK thế giới.
5. Bố cục
Khóa luận gồm 3 chương chính:
 Chương 1: Cơ sở lý luận về thị trường chứng khoán
 Chương 2: Đánh giá mức độ phát triển của TTCK Việt Nam, vai trò của TTCK đối

với nền kinh tế Việt Nam.
 Chương 3: Một số khuyến nghị về vấn đề phát triển TTCK Việt Nam.
HVTH: Trần Thị Hải Yến MSHV: 12.12.070
Seminar tốt nghiệp 11 Lớp cao học TCNH K12
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
1.1. Tổng quan về thị trường chứng khoán
1.1.1. Khái niệm thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán (Bursa – tiếng la tinh nghĩa là cái ví tiền) là nơi phát
hành, mua bán, trao đổi các loại chứng khoán.TTCK là một bộ phận của thị trường vốn
dài hạn, thực hiện cơ chế luân chuyển vốn trực tiếp qua đó thực hiện chức năng của thị
trường tài chính là cung ứng nguồn vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế.
1.1.2. Phân loại thị trường chứng khoán
 Căn cứ vào tính pháp lý TTCK gồm có:
Thị trường tập trung (thị trường chính thức): là nơi các nhà môi giới kinh doanh chứng
khoán gặp gỡ để đấu giá, thương lượng mua bán chứng khoán cho khách hàng hay cho
chính mình theo những nguyên tắc và quy chế giao dịch theo luật định.
Thị trường tập trung có địa điểm và thời gian giao dịch rõ ràng, và giá cả được
xác định theo phương thức đấu giá công khai. TTCK tập trung thường là các Sở giao
dịch chứng khoán (SGD).
Thị trường phi tập trung (thị trường không chính thức): Là hoạt động giao dịch chứng
khoán không thông qua SGD, không có địa điểm tập trung, không có thời gian giao dịch
hay thủ tục nhất định mà do sự thỏa thuận giữa người mua và người bán với nhau.
 Căn cứ vào quá trình luân chuyển vốn TTCK gồm có:
TTCK sơ cấp: còn gọi là thị trường cấp một hay thị trường phát hành. Đây là nơi mua
bán các chứng khoán được phát hành lần đầu. Trên thị trường này vốn từ các nhà đầu tư
sẽ được chuyển trực tiếp sang nhà phát hành thông qua việc các nhà đầu tư mua chứng
khoán mới phát hành.
TTCK thứ cấp: còn gọi là thị trường cấp hai, là nơi giao dịch các chứng khoán đã được
phát hành trên thị trường sơ cấp. Đây là thị trường chuyển nhượng lại quyền sở hữu
chứng khoán, đảm bảo tính thanh khoản cho các chứng khoán đã phát hành.

 Căn cứ vào loại hàng hóa giao dịch trên thị trường:
Thị trường trái phiếu là nơi mua bán các trái phiếu
Thị trường cổ phiếu là nơi mua bán các cổ phiếu.
Thị trường phái sinh là nơi mua bán các sản phẩm phái sinh có nguồn gốc chứng khoán
ví dụ như các hợp đồng kỳ hạn (forward), hợp đồng tương lai (Future), quyền chọn
mua/bán (Options), hợp đồng hoán đổi (Swaps) nhằm nhiều mục tiêu khác nhau như
phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo lợi nhuận.
HVTH: Trần Thị Hải Yến MSHV: 12.12.070
Seminar tốt nghiệp 12 Lớp cao học TCNH K12
1.1.3. Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán.
 Nhà phát hành:
Nhà phát hành là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua thị trường chứng
khoán. Nhà phát hành có thể là Chính phủ, chính quyền địa phương, Công ty:
- Chính phủ phát hành các loại trái phiếu chính phủ nhằm huy động tiền bù đắp
thâm hụt ngân sách hoặc thực hiện nhưng công trình quốc gia lớn.
- Chính quyền địa phương phát hành trái phiếu địa phương để huy động tiền đầu tư
cho các công trình hay chương trình kinh tế, xã hội của địa phương.
- Các công ty muốn huy động vốn đầu tư phát triển sản xuất thương phát hành trái
phiếu công ty hoặc cổ phiếu.
 Nhà đầu tư:
Là những người thực sự mua và bán chứng khoán trên thị trường.Nhà đầu tư có
thể chia thành hai loại là nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư có tổ chức.Nhà đầu tư các
nhân là những người tham gia mua bán trên thị trường chứng khoán với mục đích tìm
kiếm lợi nhuận. Nhà đầu tư tổ chức cũng tham gia thị trường với mục đích lợi nhuận tuy
nhiên những tổ chức này có các bộ phận chức năng bao gồm nhiều chuyên gia có kinh
nghiệm để nghiên cứu thị trường và đưa ra các quyết định đầu tư. Đầu tư thông qua các
tổ chức này có ưu điểm là đa dạng hoá danh mục đầu tư và các quyết định đầu tư được
thực hiện bởi các chuyên gia có kinh nghiệm.
Một bộ phận quan trọng của các tổ chức đầu tư là các công ty tài chính.Bên cạnh
đó, các CTCK, các ngân hàng thương mại cũng có thể trở thành những nhà đầu tư

chuyên nghiệp khi họ mua chứng khoán cho mình.
 Các tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán:
- Công ty chứng khoán: Các công ty này hoạt động với nghiệp vụ chính là bảo lãnh phát
hành, tự doanh, môi giới, quản lý danh mục đầu tư và tư vấn đầu tư chứng khoán.
- Các quỹ đầu tư chứng khoán:Là hình thức chung vốn đầu tư nhằm tăng tính chuyên
nghiệp của hoạt động đầu tư.
HVTH: Trần Thị Hải Yến MSHV: 12.12.070
Seminar tốt nghiệp 13 Lớp cao học TCNH K12
- Các trung gian tài chính:Các NHTM, các công ty bảo hiểm có thể sử dụng vốn để đầu tư
chứng khoán nhưng chỉ được trong giới hạn rất định để bảo vệ ngân hàng và công ty bảo
hiểm trước những biến động của giá chứng khoán.
 Các tổ chức liên quan trên thị trường chứng khoán:
- Sở giao dịch chứng khoán:
Trên thế giới có ba hình thức tổ chức SGD chứng khoán:
- SGD chứng khoán được tổ chức theo hình thức “câu lạc bộ tự nguyện” của các
thành viên. Đây là hình thức tổ chức SGDCK có tính chất tự phát. Các thành viên
của SGD tự tổ chức và quản lý SGD theo pháp luật mà không có sự can thiệp của
nhà nước. Các hội viên của SGD bầu ra Hội đồng quản trị và Hội đồng quản trị
bầu ra Ban điều hành.
- SGD được tổ chức theo hình thức một công ty cổ phần (CTCP) có các cổ đông là
các thành viên. Đây là hình thức phổ biến nhất hiện nay. SGD hoạt động theo
hình thức này phải hoạt động theo luật CTCP, phải nộp thuế cho nhà nước và chịu
giám sát của một cơ quan chuyên môn do chính phủ lập ra. Cơ quan chuyên môn
này là cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và TTCK.
- SGD được tổ theo hình thức CTCP nhưng có sự tham gia quản lý điều hành của
nhà nước. Đây là hình thức phổ biến ở các TTCK châu Á.
Thành viên SGD có thể là cá nhân hoặc CTCK. Để trở thành thành viên của SGD
cần phải được cơ quan có thẩm quyền của nhà nước cấp phép hoạt động, phải có số vốn
tối thiểu theo quy định, phải có chuyên gia kinh tế, pháp lý đã được đào tạo về phân tích
và kinh doanh chứng khoán. Ngoài ra công ty cần thỏa mãn các điều kiện của từng SGD

cụ thể.Một công ty chứng khoán (CTCK) có thể là thành viên của nhiều SGD chứng
khoán khác nhau.
- Cơ quan quản lý nhà nước:
Cơ quan này được thành lập để thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với
TTCK.Cơ quan này có những tên gọi khác nhau tuỳ từng nước. Tại Anh là Uỷ ban đầu
tư chứng khoán (SIB- Securities Investment Board), tại Mỹ là Uỷ ban chứng khoán và
Giao dịch chứng khoán (SEC - Securities And Exchange Comission), tại Việt Nam có
Uỷ ban chứng khoán nhà nước (SSC – State Securities Commission of Vietnam).
- Tổ chức ký gửi và thanh toán chứng khoán:
Tổ chức ký gửi và thanh toán chứng khoán là các tổ chức nhận lưu giữ các chứng
khoán và tiến hành nghiệp vụ thanh toán bù trừ.
HVTH: Trần Thị Hải Yến MSHV: 12.12.070
Seminar tốt nghiệp 14 Lớp cao học TCNH K12
- Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán:
Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán hoạt động với mục đích bảo vệ lợi ích
cho các công ty thành viên nói riêng và cho toàn ngành chứng khoán nói chung. Hiệp hội
này có một số các chức năng chính sau:
- Khuyến khích hoạt động đầu tư và kinh doanh chứng khoán.
- Ban hành và thực hiện các quy tắc tự điều hành trên cơ sở các quy định pháp luật
về chứng khoán.
- Điều tra và giải quyết tranh chấp giữa các thành viên.
- Tiêu chuẩn hoá các nguyên tắc và thông lệ trong ngành chứng khoán.
Tại Việt Nam có Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) thành lập
theo quyết định số 74/2003/QĐ-BNV ngày 5/11/2003 của Bộ Nội Vụ.
- Các tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm:
Các tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm là các công ty chuyên đưa ra các đánh giá về
tình hình và triển vọng của các công ty khác dưới dạng các hệ số tín nhiệm.Các công ty
này chuyên xếp hạng tín nhiệm đối với các nhà phát hành nợ/chứng khoán, hoặc đối với
bản thân các loại nợ/chứng khoán.Trong một số trường hợp, các nhà cung cấp dịch vụ
dưới nợ cũng được xếp hạng.

1.1.4. Nguyên tắc cơ bản về hoạt động của thị trường chứng khoán.
 Nguyên tắc trung gian:
Đây là nguyên tắc cơ bản cho tổ chức và hoạt động trên TTCK. Hoạt động mua
bán chứng khoán không phải trực tiếp diễn ra giữa những người muốn mua và muốn bán
chứng khoán thực hiện mà do các nhà môi giới trung gian thực hiện.Trên thị trường sơ
cấp, các nhà đầu tư thường không mua trực tiếp từ nhà phát hành mà mua từ các nhà bảo
lãnh phát hành.Trên thị trường thứ cấp, thông qua nghiệp vụ môi giới kinh doanh các
HVTH: Trần Thị Hải Yến MSHV: 12.12.070
Seminar tốt nghiệp 15 Lớp cao học TCNH K12
CTCK mua chứng khoán giúp các nhà đầu tư, hoặc mua chứng khoán của nhà đầu tư này
để mua và bán cho các nhà đầu tư khác.
Nguyên tắc trung gian nhằm đảm bảo cho các loại chứng khoán là chứng khoán
thực và thị trường hoạt động lành mạnh, hợp pháp và phát triển, bảo vệ lợi ích của người
đầu tư.
 Nguyên tắc định giá:
Mọi mua bán trên TTCK đều được thực hiện theo nguyên tắc đấu giá. Nguyên tắc
đấu giá dựa trên mối quan hệ cung cầu trên thị trường quyết định. Căn cứ vào hình thức
đấu giá, có hai loại đấu giá:
- Đấu giá trực tiếp:là hình thức đấu giá mà các nhà môi giới chứng khoán trực tiếp
gặp nhau thông qua người trung gian tại quầy giao dịch để thương lượng giá.
- Đấu giá tự động: là hình thức đấu giá thống qua hệ thống mạng máy tính giữa
máy chủ của SGD với hệ thống giao dịch của các CTCK thành viên.
Tất cả các thành viên có liên quan trên thị trường không ai có thể can thiệp vào sự
tác động qua lại của số cung cầu chứng khoán trên thị trường và cũng không ai có quyền
định giá chứng khoán một cách độc đoán. Vì thế TTCK được coi là thị trường tự do nhất
trong các thị trường.
 Nguyên tắc công khai trên TTCK:
Tất cả các hoạt động trên TTCK đều được công khai hoá về các loại chứng khoán
được đưa ra mua bán trên thị trường, cũng như tình hình tài chính về kết quả kinh doanh
của công ty phát hành và số lượng chứng khoán và giá cả từng loại đều được công khai

trên thị trường và trong các báo cáo. Khi kết thúc một cuộc giao dịch số lượng chứng
khoán được mua bán, giá cả từng loại đều được lập tức thông bán ngay. Nguyên tắc này
nhằm đảm bảo quyền lợi cho người mua và người bán chứng khoán không bị hớ trong
mua bán chứng khoán và người mua chứng khoán dễ dàng chọn loại chứng khoán theo
sở thích của mình.
1.1.5. Chức năng cơ bản của thị trường chứng khoán.
 Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế:
TTCK có chức năng thu hút mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, điều tiết nguồn
vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô
doanh nghiệp góp phần giải quyết việc làm, giảm thất nghiệp cho nền kinh tế.
 Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng:
HVTH: Trần Thị Hải Yến MSHV: 12.12.070
Seminar tốt nghiệp 16 Lớp cao học TCNH K12
TTCK cung cấp cho công chúng một môi trường đầu tư lành mạnh với các cơ hội
lựa chọn phong phú.Các loại chứng khoán trên thị trường rất khác nhau về tính chất, thời
hạn và độ rủi ro, cho phép các nhà đầu tư có thể lựa chọn loại hàng hoá phù hợp với khả
năng, mục tiêu và sở thích của mình.
 Tạo tính thanh khoản cho chứng khoán:
Nhờ có TTCK các nhà đầu tư có thể chuyển đổi các chứng khoán họ sở hữu thành
tiền mặt hoặc các loại chứng khoán khác khi họ muốn. Khả năng thanh khoản là một
trong những đặc tính hấp dẫn của chứng khoán đối với người đầu tư. Đây là yếu tố cho
thấy tính linh hoạt, an toàn của vốn đầu tư. TTCK hoạt động càng năng động và có hiệu
quả thì tính thanh khoản của các chứng khoán giao dịch trên thị trường càng cao.
 Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp:
Thông qua TTCK, hoạt động của các doanh nghiệp được phản ánh một cách tổng
hợp và chính xác, giúp cho việc đánh giá và so sánh hoạt động của doanh nghiệp được
nhanh chóng và thuận tiện, từ đó cũng tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, kích thích áp dụng công nghệ mới, cải tiến sản phẩm.
 Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô:
Các chỉ báo của TTCK phản ánh động thái của nền kinh tế một cách nhạy bén và

chính xác. Vì thế, TTCK được gọi là phong vũ biểu của nền kinh tế và là một công cụ
quan trọng giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô. Thông qua TTCK,
Chính phủ có thể mua và bán trái phiếu Chính phủ để tạo ra nguồn thu bù đắp thâm hụt
ngân sách và quản lý lạm phát. Ngoài ra, Chính phủ cũng có thể sử dụng một số chính
sách, biện pháp tác động vào TTCK nhằm định hướng đầu tư đảm bảo cho sự phát triển
cân đối của nền kinh tế.
1.2. Vai trò của thị trường chứng khoán.
TTCK đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế các nước trên thế
giới.Khi nền kinh tế hàng hóa phát triển đến một mức độ nhất định sẽ cần tới TTCK để
hỗ trợ cho quá trình phát triển.Sự phát triển của TTCK có tác động tích cực tới sự phát
triển của các quốc gia.Thực tế cho thấy TTCK đã thúc đẩy phát triển kinh tế ở nhiều
nước một cách hiệu quả thông qua việc góp phân tạo ra vốn khả dụng cho nền kinh tế.
Vai trò của TTCK đối với các chủ thể khác nhau như sau:
1.2.1. Đối với chính phủ.
HVTH: Trần Thị Hải Yến MSHV: 12.12.070
Seminar tốt nghiệp 17 Lớp cao học TCNH K12
 TTCK cung cấp các phương tiện để huy động vốn và sử dụng các nguồn vốn một cách
có hiệu quả cho nền kinh tế quốc dân. Chính phủ có thể huy động vốn cho các kế hoạch
đầu tư phát triển bằng việc bán trái phiếu ra thị trường.
 TTCK góp phần thực hiện quá trình cổ phần hóa, khuyến khích cổ phần hóa các doanh
nghiệp quốc doanh.
 TTCK là nơi để thực hiện các chính sách tiền tệ thông qua việc mua bán chứng khoán
của chỉnh phủ/ngân hàng trung ương.
1.2.2. Đối với các doanh nghiệp.
 TTCK giúp công ty đa dạng hóa hình thức huy động vốn và đầu tư, tránh việc sử dụng
vốn vay lãi suất cao từ ngân hàng.
 TTCK là nơi đánh giá giá trị doanh nghiệp và của cả nền kinh tế một cách tổng hợp và
chính xác thông qua giá cổ phiếu trên thị trường.
 TTCK giúp công ty quảng bá thương hiệu, giới thiệu bản thân với nhà đầu tư, đối tác,
nhà cung cấp và khách hàng tiềm năng.

 TTCK thúc đẩy doanh nghiệp sử dụng vốn cho sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả,
hợp lý dưới sự giám sát của thị trường.
 TTCK có tác dụng hỗ trợ và thúc đẩy các công ty cổ phần ra đời và phát triển.
1.2.3. Đối với các nhà đầu tư.
 TTCK là nơi mà các nhà đầu tư có thể dễ dàng tìm kiếm cơ hội đầu tư để đa dạng hóa
danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro.
 TTCK đảm bảo thanh khoản cho chứng khoán.
1.3. Đánh giá mức độ phát triển TTCK
Mức độ phát triển của TTCK là một khái niệm đa chiều, thường được đo lường
bởi các yếu tố như quy mô thị trường (market size), tính thanh khoản (liquidity), mức độ
biến động (volatility), mức độ tập trung (concentration), mức độ hội nhập với thị trường
vốn thế giới (intergration with the world capital market) và khung pháp lý (legal rule
gồm quy định pháp luật và hệ thống giám sát đối với thị trường chứng khoán).
Nghiên cứu của Demirguc-Kunt và Levina (1996a) sử dụng số liệu của 44 quốc
gia phát triển và đang phát triển từ 1986 đến 1993 cho thấy những thị trường chứng
khoán lớn có tính thanh khoản tốt hơn, ít biến động hơn, và có mức độ hội nhập với thị
trường vốn thế giới hơn các TTCK nhỏ.
Trong các nghiên cứu về mối liên hệ giữa sự phát triển của TTCK và tăng trưởng
kinh tế thực hiện bởiLevina và Zervos (1998), Demirguc-Kunt và Levina (1996a),
Robert A.Korajczyk (1995), Singh (1997), các chỉ về quy mô thị trường, tính thanh
HVTH: Trần Thị Hải Yến MSHV: 12.12.070
Seminar tốt nghiệp 18 Lớp cao học TCNH K12
khoản và mức độ hội nhập của TTCK với thị trường vốn thế giới có ảnh hưởng đáng kể
lên tăng trưởng kinh tế.
Với phạm vi đề tài này chỉ tập trung vào các chỉ tiêu thường được sử dụng trong
các mô hình xác định mối quan hệ giữa phát triển TTCK với tăng trưởng kinh tế như quy
mô thị trường, tính thanh khoản và nghiên cứu về cơ sở hạ tầng của TTCK Việt Nam.
1.3.1. Các chỉ tiêu về quy mô thị trường
 Quy mô vốn hóa thị trường (Market capitalization):
Giá trị vốn hoá thị trường của một công ty là thước đo quy mô của một doanh

nghiệp, là tổng giá trị thị trường của doanh nghiệp, được xác định bằng số tiền bỏ ra để
mua lại toàn bộ doanh nghiệp này trong điều kiện hiện tại. Giá trị vốn hoá thị trường
tương đương với giá thị trường của cổ phiếu nhân với số cổ phiếu phổ thông đang lưu
hành.
Giá trị vốn hóa của toàn thị trường là tổng giá trị vốn hóa của tất cả các công ty
niêm yết trên thị trường đó.
 Tỷ lệ vốn hóa thị trường so với GDP (Market capitalization ratio):
Vốn hóa tổng của các thị trường chứng khoán hoặc các khu vực kinh tế có thể
được so sánh với các chỉ số kinh tế khác, thường so sánh với GDP.Đây là một tỉ lệ được
sử dụng để xác định xem liệu toàn bộ thị trường có đang bị định giá cao hơn hoặc thấp
hơn giá trị thực hay không. Tỉ lệ này thường được tính toán cho từng thị trường cụ thể, ví
dụ như thị trường Mỹhoặc có thể tính cho toàn bộ thị trường thế giới, tuỳ thuộc vào các
giá trị được sử dụng trong công thức để tính toán.
Công thức tính như sau:
Thông thường, nếu tỉ lệ này lớn hơn 100% thì có nghĩa là thị trường đang bị định
giá quá cao, ngược lại, nếu tỉ lệ này khoảng 50%_tỉ lệ chưa từng có tại Mỹ_thì có nghĩa
là thị trường bị định giá quá thấp.
Cơ sở cho việc tính toán chỉ số này là mối liện hệ tích cực giữa quy mô tổng thể
thị trường với khả năng huy động vốn và đa dạng hóa rủi ro trong nền kinh tế.
1.3.2. Chỉ tiêu về tính thanh khoản
Tính thanh khoản là một khái niệm chỉ mức độ mà một tài sản bất kì có thể được
mua hoặc bán trên thị trường mà không làm ảnh hưởng đến giá thị trường của tài sản
đó.Một tài sản có tính thanh khoản cao nếu nó có thể được bán nhanh chóng mà giá bán
không giảm đáng kể.
HVTH: Trần Thị Hải Yến MSHV: 12.12.070
Seminar tốt nghiệp 19 Lớp cao học TCNH K12
Chứng khoán có tính thanh khoản là những chứng khoán có sẵn thị trường cho
việc bán lại dễ dàng, giá cả tương đối ổn định theo thời gian và khả năng cao để phục hồi
nguồn vốn đã đầu tư nguyên thủy. Nhờ có thị trường chứng khoán các nhà đầu tư có thể
chuyển đổi chứng khoán họ sở hữu thành tiền mặt khi họ muốn và khả năng thanh khoản

chính là một trong những đặc tính hấp dẫn của chứng khoán với các nhà đầu tư. Tính
lỏng cho thấy sự linh hoạt và an toàn của vốn đầu tư, thị trường hoạt động càng năng
động và có hiệu quả thì tính lỏng của chứng khoán giao dịch càng cao.
Tính thanh khoản của TTCK thường được đo lường bởi hai chỉ tiêu là Tỷ suất
quay vòng chứng khoán và Tỷ lệ giá trị giao dịch của TTCK so với GDP. Hai chỉ tiêu
này cho thấy mức độ giao dịch, mức độ sôi động của TTCK so với quy mô nền kinh tế
và quy mô của thị trường. Ví dụ TTCK Indonesia có Tỷ lệ giá trị giao dịch so với GDP
là 1,8%, Tỷ suất quay vòng chứng khoán là 219%, cho thấy TTCK Indonesia là một thị
trường nhỏ nhưng rất sôi động.
 Tỷ lệ giá trị giao dịch so với GDP (Value of Share Traded Ratio - STR)
Tỷ lệ giá trị giao dịch so với GDP cho thấy tương quan giữa quy mô giao dịch của
TTCK so với quy mô của nền kinh tế. Chỉ tiêu này không trực tiếp chỉ ra chi phí giao
dịch đối với một cổ phiếu trong một thị trường cụ thể, tuy nhiên nghiên cứu về tính
thanh khoản của thị trường và tăng trưởng kinh tế của Levine (1991), Bencivenga (1995)
đã chỉ ra mối quan hệ giữa tính thanh khoản và giá trị giao dịch trên thị trường.
Công thức tính như sau:
Chỉ tiêu này bổ sung cho chỉ tiêu Tỷ lệ vốn hóa /GDP bởi quy mô thị trường có
thể lớn tuy nhiên quy mô hoạt động thực tế của TTCK có thể không tương xứng.
 Tỷ suất quay vòng chứng khoán (Turnover ratio)
Chỉ số này đo lường tính thanh khoản của thị trường khi so sánh giá trị giao dịch
của tất cả các cổ phiếu trên thị trường với quy mô vốn hóa của thị trường.
Công thức tính như sau:
Tỷ suất quay vòng chứng khoan cao cho thấy mức độ thanh khoản tốt, cổ phiếu
thực sự được giao dịch mua bán trên thị trường.Nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ số này cao
ám chỉ chi phí giao dịch trên thị trường thấp.Một thị trường có quy mô lớn không đồng
HVTH: Trần Thị Hải Yến MSHV: 12.12.070
Seminar tốt nghiệp 20 Lớp cao học TCNH K12
nghĩa tính thanh khoản tốt khi có nhiều cổ phiếu không hoạt động (inactive), tức là có
quy mô vốn hóa lớn, tuy nhiên giá trị cổ phiếu được giao dịch thấp.
1.3.3. Mức độ hội nhập với thị trường vốn thế giới

Mức độ mở của của thị trường tài chính của một quốc gia có môi quan hệ với tăng
trưởng kinh tế, mặc dù tác động là khác nhau đối với nền kinh tế có mức độ phát triển
khác nhau. Lý thuyết của Devereux và Smith (1994) và Obstfeld (1994) chỉ ra rằng có
thể giảm thiểu rủi ro thông qua đa dạng hóa danh mục chứng khoán toàn cầu.Các rào cản
với dòng vốn quốc tế ở các nước có thể làm giảm khả năng đa dạng hóa đầu tư toàn cầu
và giảm mức độ hội nhập với thị trường vốn thế giới.
Để đo lường Mức độ hội nhập với thị trường vốn thế giới, có thể ứng dụng Lý
thuyết định giá chênh lệch quốc tế (International Arbitrage Pricing Model - APT) của
Korajczyk (1996) hoặc Mô hình định giá tài sản vốn quốc tế (Internaional Capital Asset
Pricing Model – CAPM) của Solnik(1974). Do giới hạn về thời gian và số liệu nghiên
cứu đề tài không đưa nội dung này vào phân tích.
1.3.4. Khung pháp lý trên TTCK
Kinh nghiệm thế giới cho thấy, để thị trường chứng khoán (TTCK) ra đời phát
triển lành mạnh và ổn định mọi quốc gia đều phải phấn đấu đạt tới các điều kiện: ổn định
kinh tế, chính trị và có đầy đủ điều kiện pháp lý
Khung pháp lý là yếu tố cơ bản được xét đến đầu tiên trong hệ thống những
nguyên tắc cơ bản của Cơ sở hạn tầng tài chính ban hành bởi Ngân hàng thanh toán quốc
tế (BIS). Theo đó cơ sở hạ tầng tài chính tốt cần có một khung pháp lý đầy đủ, rõ ràng,
minh bạch, và có khả năng thực thi.
HVTH: Trần Thị Hải Yến MSHV: 12.12.070
Seminar tốt nghiệp 21 Lớp cao học TCNH K12
Chương 2: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA TTCK VIỆT NAM, VAI
TRÒ CỦA TTCK VỚI NỀN KINH TẾ
2.1. Thị trường chứng khoán Việt Nam
2.1.1. Tổng quan về TTCK Việt Nam
Ngày 28/07/2000, Thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức mở cửa với 2 mã
cổ phiếu, 3 công ty chứng khoán thành viên, giá trị giao dịch bình quân chỉ ở mức 70
triệu đồng/phiên. Sau 13 năm hình thành và phát triển, TTCK Việt Nam đã phát triển
vượt bậc và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế.
TTCK Việt Nam đã trả qua thời kỳ “bùng nổ” ấn tượng vào 2006 và sau đó rơi

vào giai đoạn suy thoái từ 2009.TTCK hiện nay đã phục hồi mạnh mẽ so với giai đoạn
suy thoái trước đây và trở thành một trong những thị trường hấp dẫn nhất khu vực Đông
Nam Á.
Bảng 2.1: Thống kê các chỉ tiêu cơ bản của TTCK Việt Nam
Năm 2000 2005 2010 2011 2012 6T2013
2010/
2000
(Lần)
Vốn hóa thị
trường
(tỷ đồng)
1.247 9.356 723.200 538.791 764.946 924.338 580
Vốn
hóa/GDP
0.3% 1% 39% 23% 26% 31%
Giá trị
niêm yết
(tỷ đồng)
1.504 40.190 464.681 540.866 718.770 896.668 309
Số lượng
chứng
khoán niêm
yết
5 41 1.239 - 1.232 1.168
+ Cổ phiếu 5 41 644 694 698 689 129
+ Chứng
chỉ quỹ
- - 5 5 6 5
+Trái phiếu - - 670 512 528 474
Giá trị giao

dịch bình
quân/phiên
(tỷ đồng)
1 109 2.852 1.491 2.158 2.962 2.037
Huy động
vốn (tỷ
đồng)
- 5.387 98.721 99.115 188.516 159.000 -
HVTH: Trần Thị Hải Yến MSHV: 12.12.070
Seminar tốt nghiệp 22 Lớp cao học TCNH K12
Giá trị
danh mục
đầu tư gián
tiếp nước
ngoài (tỷ
USD)
- 3 7 7 8 11 -
Số lượng
công ty
chứng
khoán
1 15 105 105 105 105 15
Vốn điều lệ
các CTCK
(tỷ đồng)
257 724 31.906 35.500 36.901 36.547 124
Số lượng
công ty
quản lý quỹ
- 5 47 47 47 47

Số lượng
quỹ
- 2 22 25 22 18
Số lượng
tài khoản
nhà đầu tư
2.997 31.316 1.056.027
1.156.24
3
1.239.83
3
1.257.505 352
(Nguồn: Báo cáo của Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước)
 Thị trường sơ cấp.
Tổng giá trị huy động vốn ước đạt 179 nghìn tỷ đồng trong 2013, tăng 13% so với
2012. Trong đó huy động từ cổ phiếu và cổ phần hóa là 17,5 nghìn tỷ đồng, tăng 5% so
với năm 2012. Quy mô huy động vốn qua phát hành riêng lẻ cũng tăng mạnh, đạt khoảng
trên 24 nghìn tỷ đồng (gấp 5 lần so với cả năm 2012).Vốn huy động qua Trái phiểu
chính phủ đạt 162 nghìn tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2012.
Việc bán đấu giá cổ phần của các doanh nghiệp nhà nước đã góp phần làm sôi
động thị trường sơ cấp giúp cho thị trường chứng khoán Việt Nam có thêm những bước
tiến mới trong lĩnh vực thị trường chứng khoán. Đặc biệt việc đẩy nhanh cổ phần hóa
của các tổng công ty nhà nước lớn như Việt Nam Airlines, Tổng công ty dệt may Việt
Nam (Vinatex), ba tổng công ty phát điện thuộc EVN (GENCO) trong thời gian tới sẽ
thúc đẩy sự phát triển của TTCK Việt Nam.
 Các nhà đầu tư tham gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam.
Số lượng tài khoản nhà đầu tư vào cuối 2013 đạt khoảng 1,27 triệu tài khoản,
trong đó số lượng tài khoản nhà đầu tư nước ngoài tăng mạnh. Việc tham gia của các nhà
HVTH: Trần Thị Hải Yến MSHV: 12.12.070
Seminar tốt nghiệp 23 Lớp cao học TCNH K12

đầu tư đã làm tăng khả năng luân chuyển vốn vốn trong nước, đồng thời thu hút một
lượng lớn đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế.
Trong 7 tháng đầu năm, dòng vốn nước ngoài vào thuần đạt 175 triệu USD, tăng
25% so với cùng kỳ năm ngoái và có hiện tượng rút ra khỏi thị trường trong tháng 8 và
tháng 9. Tính cho cả năm 20113, dòng vốn nước ngoài ra thuần (net outflow) là 15 triệu
USD.
Bước sang năm 2014, dòng tiền đầu tư từ các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng
trưởng mạnh. Tính trong 6 tháng đầu năm 2014, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng328
triệu cổ phiếu, tương đươnggiá trị mua ròng đạt hơn 7.084 tỷ đồng (hơn 337,35 triệu
USD), gấp 2,8 lần so với mức mua ròng 2.472 tỷ đồng của 6 tháng cuối năm 2013, và
tăng 62,6% so với mức 4.356 tỷ đồng của cùng kỳ năm 2013.
Hình 2.1: Chỉ số VN-Index và giao dịch của khối ngoại
(Nguồn: NDH, 2014 -
/>HVTH: Trần Thị Hải Yến MSHV: 12.12.070
Seminar tốt nghiệp 24 Lớp cao học TCNH K12
Hình 2.2: Chỉ số HNX-Index và giao dịch của khối ngoại
(Nguồn: NDH, 2014
- /> Thị trường thứ cấp.
Việt Nam có hai trung tâm giao dịch chứng khoán là SGD chứng khoán Hà Nội
và SGD chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh và hai chỉ số chính được sử dụng rộng rãi là VN-
Index và HNX-Index.
Năm 2013, chỉ số VN - Index đứng ở 505 điểm, tăng 23% và HN - Index đứng ở
mức 67 điểm, tăng 15% so với cuối năm 2012. Với mức tăng này, thị trường chứng
khoán (TTCK) Việt Nam được xếp trong top 10 TTCK có mức độ phục hồi mạnh nhất
trên thế giới.
Hình 2.3: Số lượng cổ phiếu niêm yết tại Việt Nam (HSX) so với các nước
(Nguồn: World Bank, 2-14)
Quy mô và phạm vi của thị trường đang lớn mạnh. Tính chung đến cuối năm
2013, trên 2 sàn có 683 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết với tổng giá trị niêm yết theo
mệnh giá là 361 nghìn tỷ đồng, tăng 6,8% so với năm 2012. Có tổng cộng 517 mã trái

phiếu niêm yết trên 2 sàn với giá trị niêm yết là 521 nghìn tỷ đồng, tăng 28% so với cuối
năm 2012.Mức vốn hóa của riêng hai sàn niêm yết đạt khoảng 52 tỉ USD, chiếm 32%
HVTH: Trần Thị Hải Yến MSHV: 12.12.070
Seminar tốt nghiệp 25 Lớp cao học TCNH K12
GDP và giá trị niêm yết trái phiếu chiếm gần 17% GDP. Trong đó giá trị vốn hóa của
các cổ phiếu niêm yết trên HSX chiếm gần 87% giá trị vốn hóa của toàn TTCK Việt
Nam.
Hình 2.4: Khối lượng chứng khoán niêm yết và giá trị niêm yết trên HSX
(Nguồn: HSX, Báo cáo thường niên 2013)
Hình 2.5: Giá trị niêm yết và giá trị vốn hóa thị trường qua các năm
(Nguồn: HSX, Báo cáo thường niên 2013)
Việc kéo dài thời gian giao dịch, áp dụng lệnh thị trường, nới biên độ giao dịch,
điều chỉnh tỷ lệ giao dịch ký quỹ từ 40/60 lên 50/50 cũng đã hỗ trợ giúp tăng thanh
khoản thị trường. Quy mô giao dịch bình quân mỗi phiên đạt 2.578 tỷ đồng, tăng 31% so
với năm 2012, chủ yếu là nhờ giao dịch trái phiếu chính phủ với bình quân mỗi phiên đạt
HVTH: Trần Thị Hải Yến MSHV: 12.12.070

×