Tải bản đầy đủ (.ppt) (68 trang)

Tài liệu tập huấn đổi mới kiểm tra đánh giá môn Địa lý 2014 Sở GDĐT Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 68 trang )


PHẦN 1
NĂNG LỰC CHUNG VÀ
NĂNG LỰC CHUYÊN BIỆT
CẤP THCS

KHÁI NIỆM NĂNG LỰC

Năng lực là khả năng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, kĩ
năng, thái độ và hứng thú để hành động một cách phù hợp và có
hiệu quả trong các tình huống đa dạng của cuộc sống

ĐẶC ĐIỂM CỦA NĂNG LỰC
1. Có sự tác động của một cá nhân cụ thể tới một đối
tượng cụ thể (kiến thức, quan hệ xã hội, …) để có
một sản phẩm nhất định; do đó có thể phân biệt
người này với người khác.
2. Năng lực là một yếu tố cấu thành trong một hoạt
động cụ thể. Năng lực chỉ tồn tại trong quá trình vận
động, phát triển của một hoạt động cụ thể. Vì vậy,
năng lực vừa là mục tiêu, vừa là kết quả hoạt động.
3. Đề cập tới xu thế đạt được một kết quả nào đó của
một công việc cụ thể, do một con người cụ thể thực
hiện (năng lực học tập, năng lực tư duy, năng lực tự
quản lý bản thân, … Vậy không tồn tại năng lực
chung chung.

NĂNG LỰC CHUNG

Năng lực chung là những năng lực cơ bản, thiết yếu hoặc cốt
lõi… làm nền tảng cho mọi hoạt động của con người trong cuộc


sống và lao động nghề nghiệp.

MỘT SỐ NĂNG LỰC CHUNG
1. Năng lực tự học
2. Năng lực giải quyết vấn đề
3. Năng lực sáng tạo
4. Năng lực tự quản lý
5. Năng lực giao tiếp
6. Năng lực hợp tác
7. Năng lực sử dụng CNTT và TT
8. Năng lực sử dụng ngôn ngữ
9. Năng lực tính toán

NĂNG LỰC CHUYÊN BIỆT

Là những năng lực được hình thành và
phát triển trên cơ sở các năng lực chung
theo định hướng chuyên sâu, riêng biệt
trong các loại hình hoạt động, công việc
hoặc tình huống, môi trường đặc thù, cần
thiết cho những hoạt động chuyên biệt, đáp
ứng yêu cầu hạn hẹp hơn của một hoạt
động như Toán học, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể
thao, Địa lí,…


CÁC NĂNG LỰC CHUYÊN BIỆT
MÔN ĐỊA LÍ
1. Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ
2. Năng lực học tập tại thực địa

3. Năng lực sử dụng bản đồ
4. Năng lực sử dụng số liệu thống kê
5. Năng lực sử dụng ảnh, hình vẽ, video clip, mô hình

THANG ĐO CÁC MỨC ĐỘ CỦA
NĂNG LỰC
ĐƠN GIẢN PHỨC TẠP

CHUẨN GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

Chuẩn giáo dục phổ thông là sự cụ thể hóa
mục tiêu giáo dục phổ thông; là kết quả đầu
ra ở mức tối thiểu cần đạt về phẩm chất và
năng lực của học sinh sau khi kết thúc mỗi
cấp học.


Thầy, Cô giáo hãy nghiên cứu bảng các năng lực
chuyên biệt và cho ý kiến góp ý, có thể theo gợi ý
sau:

Gợi ý:
-
Các năng lực chuyên biệt của môn Địa lí được liệt kê
như trên đã đầy đủ chưa? Đề nghị Thầy cô bổ sung.
-
Ở địa phương thầy cô giảng dạy HS thường đạt được
năng lực ở mức nào?
-
Thầy cô làm thế nào để tổ chức dạy học cho HS để

đạt được năng lực mong muốn?
-
Thảo luận:

Ví dụ minh họa: Năng lực sử dụng bản đồ

PHẦN 2: QUY TRÌNH
BIÊN SOẠN CÂU HỎI/BÀI TẬP KIỂM TRA
ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC

QUY TRÌNH
14
1
1
Lựa chọn chủ đề trong chương trình GDPT để xác
định KT, KN, TĐ và định hướng hình thành năng lực
2
2
Xác định chuẩn KT, KN của chủ đề lựa chọn để xếp vào
ô của ma trận sao cho tương ứng với mức độ nhận
thức; xác định các năng lực được hình thành.
3
3
4
4
Mô tả các mức độ yêu cầu của các chuẩn bằng các
động từ hành động.
Biên soạn câu hỏi/bài tập theo các mức độ nhận thức
của KT, KN và định hướng hình thành năng lực.
5

5
Tổ chức các hoạt động học tập cho HS theo chủ đề
đã lựa chọn

1. Quy trình biên soạn
- Bước 1: Lựa chọn chủ đề trong chương
trình để xác định KT, KN, TĐ và định hướng
hình thành năng lực.
Lưu ý:
+ KT, KN phải đa dạng
+ Phải góp phần hình thành năng lực chuyên
biệt cụ thể nào đó của bộ môn.

1. Quy trình biên soạn
-
Bước 2:
+ Xác định chuẩn KT, KN của chủ đề lựa chọn, xếp vào
ô của ma trận/bảng mô tả sao cho tương ứng với
mức độ nhận thức;
+ Xác định các NL được hình thành.
Lưu ý:
+ Xếp đúng các chuẩn vào các mức độ nhận thức tương
ứng. Có nhiều dấu hiệu để xác định mức độ nhận thức:
động từ, nội hàm của chuẩn.
+ Một chuẩn có thể được biểu hiện ở nhiều mức độ nhận
thức, đối với các chuẩn phức tạp này cần phải biết bóc
tách các mức độ nhận thức để đưa vào ô ma trận cho
chính xác.
+ Xác định mức độ cụ thể của năng lực sao cho phù hợp
với trình độ HS tại địa phương.


1. Quy trình biên soạn
- Bước 3: Mô tả các mức độ yêu cầu của các chuẩn bằng
các động từ hành động.
Lưu ý: các động từ hành động được mô tả theo NIKO.
- Bước 4: Biên soạn câu hỏi/bài tập theo các mức độ nhận
thức và định hướng hình thành năng lực.
Lưu ý:
+ Biên soạn các câu hỏi và bài tập theo các mức độ khác
nhau và xếp vào file khác nhau (CHBT biết; CHBT thông
hiểu, CHBT vận dụng thấp, CHBT vận dụng cao)
+ Mỗi đơn vị chuẩn KT, KN ít nhất phải có 1 câu hỏi.
+ Câu hỏi tường minh, rõ ràng, đúng quy cách theo CV số
8773.
+ Xây dựng hướng dẫn chấm (có thể theo thang đo
rubric).

1. Quy trình biên soạn
- Bước 5: Tổ chức các hoạt động học tập cho chủ đề
lựa chọn
Lưu ý:
+ Vận dụng các PP, KT và hình thức tổ chức dạy học
tích cực để HS đạt được mục tiêu về những KT, KN và
định hướng năng lực cần hình thành.
+ HS được chủ động tìm tòi phát hiện kiến thức; được
thực hành và vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc
sống.
+ Tăng cường sử dụng các PPDH và kĩ thuật dạy học
đặc thù của bộ môn.


2. Ví dụ minh họa (lớp 8)
Nội
dung
(chủ đề)
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng
cao
Thủy
văn
- Trình bày được đặc điểm
chung của sông ngòi Việt
Nam.
-Nêu được sự khác nhau
về chế độ nước, về mùa lũ
của sông ngòi Bắc Bộ,
Trung Bộ và Nam Bộ.
- Giải thích được
đặc điểm chung
của sông ngòi Việt
Nam.
- Giải thích được
sự khác nhau về
chế độ nước, về
mùa lũ của sông
ngòi Bắc Bộ, Trung
Bộ.
Phân tích bảng số
liệu về sông ngòi.
Nêu được những
thuận lợi và khó
khăn của sông

ngòi đối với đời
sống, sản xuất.
Liên hệ thực tế
địa phương
Định hướng năng lực được hình thành
-
Năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề, hợp tác, sáng tạo…
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng số liệu thống kê…

Biên soạn câu hỏi cho từng mức độ nhận thức về
kiến thức kĩ năng và năng lực
1. Câu hỏi ở mức độ nhận biết
Câu 1. Hãy nêu đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam.
Câu 2. Hãy cho biết sự khác nhau về chế độ nước và về
mùa lũ của sông ngòi ở Bắc Bộ và Trung Bộ

1. Câu hỏi ở mức độ nhận biết
Hoặc
Câu 3. Dựa vào lược đồ
các hệ thống sông
lớn của Việt Nam và
kiến thức đã học,
hãy trình bày đặc
điểm chung của
sông ngòi Việt Nam
(NL sử dụng bản
đồ).

Biên soạn câu hỏi cho từng mức độ nhận thức
về kiến thức kĩ năng và năng lực

1. Câu hỏi ở mức độ nhận biết
Hoặc
Câu 4: Dựa vào bảng dưới đây, em hãy nêu nhận xét về chế
độ nước của các sông ở Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ.

2. Câu hỏi ở mức độ thông hiểu
Câu 1. Tại sao lại có sự khác nhau về chế độ nước và về
mùa lũ của sông ngòi ở Bắc Bộ và Trung Bộ? (NL tư
duy tổng hợp lãnh thổ)
Câu 2. Dựa vào lược đồ các hệ thống sông lớn của Việt
Nam và kiến thức đã học, hãy cho biết vì sao sông
ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là tây bắc –
đông nam và hướng vòng cung? (NL sử dụng bản đồ)
Hoặc chế độ nước sông ngòi nước ta hoạt động theo
mùa?

3. Câu hỏi ở mức độ vận dụng thấp
Câu 1. Cho bảng số liệu: Lượng mưa và lưu lượng theo các tháng trong năm tại lưu vực sông
Hồng (trạm Sơn Tây), hãy phân tích mối quan hệ giữa lượng mưa và lưu lượng nước ở
lưu vực sông Hồng. (NL
sử dụng số liệu thống kê)

; NL sử dụng số liệu thống kê)

4. Câu hỏi ở mức độ vận dụng cao
Câu 1. Sông ngòi vùng Bắc Bộ/hoặc Nam Bộ/hoặc
Trung Bộ có tác động như thế nào đối với đời
sống và sản xuất? (NL tư duy tổng hợp lãnh thổ)
Câu 2. Dựa vào sự hiểu biết của bản thân, hãy viết
một đoạn văn ngắn thể hiện sự thay đổi lưu

lượng nước ở một con sông mà em biết. (NL tư
duy tổng hợp lãnh thổ)

×