Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

đánh giá thực trạng nguồn thức ăn cho gia súc của xã tân hương, huyện phổ yên, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 102 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
––––––––––––––––––




NGUYỄN THỊ NHƢ QUỲNH




ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NGUỒN THỨC ĂN
CHO GIA SÚC CỦA XÃ TÂN HƢƠNG,
HUYỆN PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 60-42-60




LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. HOÀNG CHUNG








Thái Nguyên, năm 2012

i
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i
LỜI CẢM ƠN
Bằng tấm lòng thành kính, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc và sự kính trọng tới:
- Thầy giáo PGS.TS Hoàng Chung đã quan tâm, tận tình hướng dẫn và giúp
đỡ tôi trong quá trình triển khai nghiên cứu đề tài và hoàn thành luận văn này.
- Ban chủ nhiệm Khoa Sinh - KTNN, thầy giáo Lê Ngọc Công cùng toàn thể
các thầy cô giáo, các cán bộ, nhân viên khoa Sinh - KTNN trường Đại học Sư phạm
Thái Nguyên; cán bộ nhân viên phòng Phân tích kiểm tra chất lượng nông sản và
vật tư nông nghiệp - Viện khoa học sự sống - Đại học Thái Nguyên đã giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu khoa học.
- Lãnh đạo Ủy ban nhân dân xã Tân Hương, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái
Nguyên và gia đình bác Nguyễn Văn Xiêm xóm Thành Lập, xã Tân Hương, huyện
Phổ Yên đã giúp đỡ tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Thái Nguyên ngày 25 tháng 4 năm 2012
Tác giả



Nguyễn Thị Nhƣ Quỳnh





ii
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa có ai công bố trong bất kỳ một
công trình nào khác
Tác giả


Nguyễn Thị Nhƣ Quỳnh


iii
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DS : Dạng sống
ĐVTA : Đơn vị thức ăn
Nxb : Nhà xuất bản
NC : Nghiên cứu
UBND : Ủy ban nhân dân
VCK : Vật chất khô
GTCT : Giá trị chăn thả
T
o
: Giá trị chăn thả tốt

TB : Giá trị chăn thả trung bình
Ke : Giá trị chăn thả kém
H
o
: Không có giá trị chăn thả

iv
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iv
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
LỜI CAM ĐOAN ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC HÌNH viii
MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Điểm mới của đề tài 2
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Khái niệm về phân vùng, các dạng phân vùng 3
1.1.1. Khái niệm vùng (Region) 3
1.1.2 Khái niệm phân vùng (Regionalisation) 3
1.2. Phân vùng thổ nhưỡng 4
1.2.1. Những nghiên cứu về phân vùng thổ nhưỡng trên thế giới 5
1.2.2. Những nghiên cứu về phân vùng thổ nhưỡng ở Việt Nam 5
1.3. Phân vùng sinh thái thảm thực vật 6
1.3.1. Những nghiên cứu về phân vùng sinh thái thảm thực vật trên

thế giới 6
1.3.2. Những nghiên cứu về phân vùng sinh thái thảm thực vật ở
Việt Nam 8
1.4. Phân vùng kinh tế nông nghiệp 9
1.4.1. Vấn đề phân vùng kinh tế nông nghiệp trên thế giới 10
1.4.2. Vấn đề phân vùng kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam 11
1.5. Những nghiên cứu về thành phần loài, dạng sống và năng suất của
đồng cỏ 14
1.5.1. Những nghiên cứu về thành phần loài 14
v
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

v
1.5.2. Những nghiên cứu về dạng sống 15
1.5.3. Những nghiên cứu về năng suất đồng cỏ 17
1.6. Những nghiên cứu về thoái hoá đồng cỏ do chăn thả và vấn đề sử
dụng hợp lý đồng cỏ miền Bắc Việt Nam 18
1.6.1. Những nghiên cứu về thoái hoá đồng cỏ do chăn thả 18
1.6.2. Vấn đề sử dụng hợp lý đồng cỏ vùng núi Bắc Việt Nam 19
1.7. Những nghiên cứu về đồng cỏ trồng và cây thức ăn gia súc 20
1.7.1. Tình hình nghiên cứu cây thức ăn chăn nuôi trên thế giới 20
1.7.2. Tình hình nghiên cứu cây thức ăn cho gia súc ở Việt Nam 22
CHƢƠNG II: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU 25
2.1 Điều kiện tự nhiên 25
2.1.1 Vị trí địa lý huyện Phổ Yên 25
2.1.2 Vị trí địa lý xã Tân Hương 25
2.1.3 Địa hình địa mạo 27
2.1.4 Khí hậu 27
2.1.5 Thuỷ văn 28
2.1.6. Các nguồn tài nguyên 29

2.2. Điều kiện kinh tế xã hội xã Tân Hương 31
2.2.1. Tình hình kinh tế 31
2.2.2 Dân số, lao động, việc làm 31
CHƢƠNG III: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 32
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 32
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 32
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu 32
3.2 Nội dung nghiên cứu 32
3.3 Phương pháp nghiên cứu 33
3.3.1. Điều tra cơ bản vùng nghiên cứu qua số liệu thứ cấp tại địa phương 33
3.3.2. Phương pháp điều tra trong dân 33
vi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vi
3.3.3. Các phương pháp nghiên cứu ngoài thiên nhiên 33
3.3.4 Các phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm 34
CHƢƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 36
4.1. Xây dựng bảng phân loại các tiểu vùng sinh thái 36
4.1.1. Nguyên tắc và căn cứ để phân chia các tiểu vùng sinh thái 36
4.1.2. Kết quả phân loại các tiểu vùng sinh thái 37
4.2 Thực trạng chăn nuôi của người dân xã Tân Hương 37
4.3. Tổ hợp thành phần loài, dạng sống 41
4.3.1. Tiểu vùng sinh thái trên các gò đồi tự nhiên 41
4.3.2. Tiểu vùng sinh thái trên các bờ đê 48
4.3.3. Tiểu vùng sinh thái trong các bãi bằng ven đê 55
4.3.4. Tiểu vùng sinh thái dưới các ruộng lầy bỏ hoang và đất ướt 66
4.4 Sinh khối thực vật trong các tiểu vùng sinh thái 76
4.4.1 Sinh khối thực vật trong các gò đồi tự nhiên 76

4.4.2. Sinh khối thực vật trên các bờ đê 77
4.4.3. Sinh khối thực vật trong bãi bằng ven đê 78
4.4.4. Sinh khối thực vật dưới các ruộng lầy và đất ướt bỏ hoang 79
4.5. Phương hướng sử dụng đất 81
4.6. Đề xuất mô hình chăn nuôi quy mô gia đình 84
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 85
1. Kết luận 85
2. Đề nghị 85
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO 87


vii
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Những dạng sống chính của thực vật đồng cỏ vùng núi Bắc Việt Nam 16
Bảng 1.2. Sản lượng VCK và chất lượng những loại cỏ trên vùng đất thấp
vào 45 ngày cắt 21
Bảng 2.1 Cơ cấu đất đai của xã Tân Hương 29
Bảng 4.1 Thành phần loài ở các điểm nghiên cứu mà gia súc ăn 38
Bảng 4.2 Tình hình sản xuất ngành trồng trọt xã Tân Hương năm 2010 40
Bảng 4.3. Thành phần loài ở các điểm nghiên cứu trên các gò đồi tự nhiên 42
Bảng 4.4 Những dạng sống chính của thực vật trong các gò đồi tự nhiên 47
Bảng 4.5. Thành phần loài trong các thảm cỏ trên bờ đê 49
Bảng 4.6 Những dạng sống chính của thực vật trên bờ đê 53
Bảng 4.7. Thành phần loài ở các điểm nghiên cứu trong bãi bằng ven đê 55
Bảng 4.8 Những dạng sống chính của thực vật trong bãi bằng ven đê 63

Bảng 4.9 Thành phần loài ở các điểm nghiên cứu dưới ruộng lầy bỏ hoang và
đất ướt 66
Bảng 4.10 Những dạng sống chính của thực vật dưới các ruộng lầy bỏ hoang
và đất ướt 71
Bảng 4.11. Sinh khối thực vật trong các gò đồi tự nhiên 76
Bảng 4.12 Sinh khối thực vật trên các bờ đê 77
Bảng 4.13 Sinh khối thực vật trong bãi bằng ven đê 78
Bảng 4.14 Sinh khối thảm cỏ dưới các ruộng lầy và đất ướt bỏ hoang 79
Bảng 4.15 Giá trị chăn thả tại các điểm nghiên cứu 80
Bảng 4.16. Thống kê hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp xã Tân Hương 81


viii
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

viii
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên 26
Hình 2.2. Bản đồ hành chính huyện Phổ Yên 26
Hình 2.3. Bản đồ xã Tân Hương 27
1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Chúng ta biết rằng đồng cỏ là kho dự trữ năng lượng tiềm tàng. Gia súc sẽ
chuyển hoá năng lượng chứa trong đồng cỏ thành thức ăn cho con người. Sự phát
triển của đồng cỏ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khí hậu, đất đai, các hình thức tác

động của con người… Các thảm cỏ cũng có sự biến động theo mùa rõ rệt. Ở các
vùng sinh thái khác nhau thì thảm cỏ có sự phát triển khác nhau tạo nên các loại
thảm cỏ với năng suất khác nhau.
Hiện nay chăn nuôi gia súc ở các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc đang
chuyển dịch dần từ hình thức quảng canh sang nuôi nhốt thu cắt thức ăn xanh và
cho ăn tại chuồng. Tuy nhiên diện tích cỏ trồng vẫn còn rất nhỏ dẫn đến thiếu thức
ăn cho gia súc. Theo Cục chăn nuôi, hiện nay, diện tích trồng cỏ của cả nước đáp
ứng được 7,6% nhu cầu thức ăn thô xanh của gia súc ăn cỏ. Trước nhu cầu thực tiễn
đó đã có rất nhiều chương trình, dự án nhập nội một số giống cỏ có năng suất cao để
có thể trồng trong điều kiện của Việt Nam và đã được trồng thử nghiệm ở nhiều nơi
trong đó có các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc.
Tại Thái Nguyên ngày 22/9/2011, UBND tỉnh đã tổ chức Hội thảo về phát
triển chăn nuôi và thủy sản. Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn cho thấy sản xuất chăn nuôi, thủy sản của tỉnh Thái Nguyên trong những năm
gần đây đã có bước phát triển khá mạnh. Giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi tăng
qua các năm, theo hướng tập trung, hiện đại, đầu tư lớn sản xuất hàng hóa có giá trị,
hiệu quả kinh tế cao, góp phần tăng giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Toàn tỉnh
đang triển khai thực hiện quy hoạch chăn nuôi gắn với quy hoạch xây dựng nông
thôn mới. Năm 2010, tỉnh có 588 trang trại, tăng 23% so với năm 2009. Hầu hết các
trang trại được đầu tư đồng bộ từ con giống, chuồng trại, thức ăn, thú y và xử lý
chất thải chăn nuôi với trang thiết bị tiên tiến. Tiềm năng phát triển chăn nuôi ở tỉnh
Thái Nguyên là rất lớn. Tuy nhiên tỷ lệ chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn chiếm đến 70%, dịch
bệnh xảy ra nhiều, vốn đầu tư cho chăn nuôi còn hạn chế, khó khăn…Tại các địa
phương cũng đã tổ chức hội nghị, hội thảo về phát triển chăn nuôi, vận động những
2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
người nông dân có năng lực tổ chức chăn nuôi theo mô hình trang trại, gia trại, xây
dựng thương hiệu hàng hóa của vùng, địa phương mình.

Phổ Yên là một huyện nông nghiệp trọng điểm của vùng thấp tỉnh Thái
Nguyên, hiện nay đang rất cần sự đầu tư cho việc phát triển nguồn thức ăn xanh để
cung cấp cho chăn nuôi đại gia súc. Cũng đã có một số dự án đưa một vài giống cỏ
vào trồng và cũng đã thu được nhiều kết quả. Tuy nhiên vẫn còn có những hạn chế
do diện tích trồng cỏ còn ít, do thói quen hay do ý thức chưa thật đúng của dân địa
phương, đồng thời cũng thiếu mô hình có sức thuyết phục cao để người dân học tập
nên thực trạng khai thác thức ăn vẫn còn nhiều yếu điểm. Xuất phát từ nhu cầu thực
tiễn đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng nguồn thức ăn cho
gia súc của xã Tân Hương, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở điều tra các yếu tố khí hậu, thuỷ văn, đất đai, thực trạng các thảm
cỏ tự nhiên trong xã Tân Hương, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên tiến hành đánh
giá các thảm cỏ và mức độ có thể khai thác trong xã (thành phần loài, dạng sống,
năng suất, diện tích thảm cỏ, hiện trạng đang khai thác).
Điều tra đánh giá các nguồn thức ăn bổ xung khác (cỏ tự nhiên và cây trồng).
Điều tra tình hình chăn nuôi gia súc, thức ăn và quy mô chăn thả, hiệu quả
đem lại.
Đề xuất các mô hình khai thác thức ăn cho địa phương.
3. Điểm mới của đề tài
Cung cấp tài liệu phục vụ cho việc hiểu biết sinh thái môi trường tại tiểu
vùng và đánh giá thực trạng việc sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên tại xã
Tân Hương.
Đề xuất phương hướng sử dụng tiểu vùng sinh thái phục vụ chăn nuôi và xây
dựng mô hình chăn nuôi hộ gia đình tại xã Tân Hương.

3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Khái niệm về phân vùng, các dạng phân vùng
1.1.1. Khái niệm vùng (Region)
Trong cuộc sống hàng ngày, khái niệm “vùng” được dùng một cách rất phổ
biến và cách tiếp cận khái niệm này cũng rất khác nhau. “Vùng” thường được dùng
để chỉ một lãnh thổ có phổ biến một hiện tượng nào đó về mặt không gian, được đặc
trưng bởi sự thống nhất về các đặc điểm khác nhau. Lãnh thổ đất nước được chia
thành những vùng khí hậu, thổ nhưỡng, các vùng kinh tế, các vùng hoang
mạc…[25, tr.5].
Theo Lê Bá Thảo: “Vùng là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia có một sắc
thái đặc thù nhất định, hoạt động như một hệ thống do có những mối quan hệ tương
đối chặt chẽ giữa các thành phần cấu tạo nên nó cũng như mối quan hệ có chọn lọc
với không gian các cấp bên ngoài” [50, tr.281].
Ví dụ: Vùng sinh thái được hiểu là một bộ phận lãnh thổ cụ thể có chung nguồn
gốc phát sinh và phát triển, đặc trưng bởi sự đồng nhất tương đối về các điều kiện tự
nhiên như địa chất, địa hình, khí hậu, thuỷ văn… và trên đó phát triển một phức hợp
sinh quần lạc điển hình. Mỗi vùng sinh thái có những chức năng xã hội (chức năng
kinh tế) nhất định, trước hết chúng phải phù hợp với điều kiện và tài nguyên thiên
nhiên của chính vùng đó. Tại đây có những hình thức khai thác, sử dụng và cải tạo
thiên nhiên tương đối giống nhau của cộng đồng con người [56, tr.9].
Như vậy có thể nói, vùng là một hệ thống bao gồm các mối liên hệ của các
bộ phận cấu thành với các dạng liên hệ địa lý, kỹ thuật, kinh tế, xã hội bên trong hệ
thống cũng như bên ngoài hệ thống. Vùng có quy mô rất khác nhau. Song dù có quy
mô như thế nào, lớn hay nhỏ thì chúng đều có điểm chung, đó là một lãnh thổ có
ranh giới nhất định, trong đó có sự tác động tương hỗ giữa các yếu tố tự nhiên, môi
trường và con người.
1.1.2 Khái niệm phân vùng (Regionalisation)
* Sự phân vùng: Là phân chia lãnh thổ, vùng biển ra thành các vùng hay các
phần, được phân biệt bởi mức độ đồng nhất bên trong của nó.
4
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


4
Thời kỳ đầu nghiên cứu lãnh thổ thường phải phân vùng, từ đó cho phép sử
dụng hợp lý tài nguyên và lao động.
* Nguyên tắc phân vùng:
Theo Lê Bá Thảo phân vùng dựa trên 3 nguyên tắc:
- Về tính đồng nhất tương đối, thường được áp dụng để phân định các vùng-
cảnh quan, vùng tự nhiên hay vùng văn hoá lịch sử.
- Sự khai lợi và trình độ phát triển kinh tế - xã hội, trong đó sự gắn kết của vùng
được thể hiện thông qua vai trò của hệ thống các đô thị các cấp, quan trọng nhất là của
thành phố có sức hút và của vùng ảnh hưởng lớn nhất, coi như cực tạo vùng.
- Tính hữu hiệu của các điều kiện đảm bảo sự quản lý lãnh thổ [49, tr.282].
Có nhiều bảng phân vùng như: phân vùng địa lý, phân vùng khí hậu, phân vùng
thổ nhưỡng, phân vùng sinh thái thảm thực vật, phân vùng kinh tế nông nghiệp. Trong
phần tổng quan chúng tôi chỉ đề cập đến một số dạng phân vùng như: Phân vùng thổ
nhưỡng, phân vùng sinh thái thảm thực vật, phân vùng kinh tế nông nghiệp.
1.2. Phân vùng thổ nhƣỡng
Phân vùng thổ nhưỡng được coi như là cơ sở khoa học để phân vùng quy
hoạch nông nghiệp đồng thời tạo tiền đề để phân vùng sinh thái nông nghiệp. Phân
vùng thổ nhưỡng cũng là một căn cứ quan trọng để đánh giá các đặc điểm và sự
phân hoá về mặt lãnh thổ của thổ nhưỡng trong các mối quan hệ chặt chẽ với các
thành phần khác của tự nhiên phục vụ cho nghiên cứu sự phân hoá của tự nhiên và
phân vùng địa lý tự nhiên [39, tr.119].
Vùng được coi là đơn vị phân vùng cơ sở thấp nhất trong hệ thống phân vị
trong phân vùng địa lý thổ nhưỡng. Vùng được chia ra trong phạm vi của khu địa lý
thổ nhưỡng. Vùng được đặc trưng bởi sự đồng nhất tương đối về tất cả các yếu tố:
độ cao, địa hình, địa chất, khí hậu, thuỷ văn, thổ nhưỡng.
Một vùng địa lý thổ nhưỡng là một thành phần cấu tạo lãnh thổ toàn vẹn,
tương đối đồng nhất về cấu trúc lớp phủ thổ nhưỡng bao gồm 2 đến 3 loại đất, trong
đó có một loại đất chính có diện tích lớn nhất trong vùng và quyết định phương

hướng sản xuất của vùng [29, tr.389].
5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
1.2.1. Những nghiên cứu về phân vùng thổ nhưỡng trên thế giới
Để phân loại đất, người ta dựa vào các kiểu đá mẹ, đặc điểm và phẫu diện
của các kiểu đất, độ phì của đất, cấu trúc và chế độ nước, chế độ nhiệt. Nó được thể
hiện trên bản đồ đất.
Kết quả sự phân bố thổ nhưỡng trên thế giới gồm: Nhóm đất thuộc đới Bắc
cực và đài nguyên (chia thành 5 đới phụ), nhóm đất thuộc đới rừng Taiga, nhóm đất
thuộc đới rừng cây lá rộng ôn đới, nhóm đất thuộc đới thảo nguyên ôn đới, nhóm
đất rừng và rừng cây bụi cận nhiệt đới, nhóm đất thuộc vành đai nhiệt đới [50].
1.2.2. Những nghiên cứu về phân vùng thổ nhưỡng ở Việt Nam
Vấn đề phân vùng thổ nhưỡng ở nước ta từ lâu đã được các nhà khoa học
quan tâm.
Năm 1930, Jve Henry đã nghiên cứu về đất đỏ và đất đen phát triển trên
đá mẹ bazan ở Đông Dương ông đã nêu đầy đủ điều kiện phát sinh, phát triển
tính chất các nhóm đất trên đá mẹ bazan và các tiểu vùng phân bố của chúng ở
Việt Nam [69].
Năm 1958, dựa trên sơ đồ thổ nhưỡng miền Bắc Việt Nam tỷ lệ 1/1.000.000
(xây dựng năm 1957), V.M.Fridland và Lê Duy Thước đã xây dựng bản dự thảo
Phân vùng địa lý thổ nhưỡng miền Bắc Việt Nam phân chia miền Bắc Việt Nam
thành 40 vùng địa lý thổ nhưỡng, quy lại thành 17 liên vùng. Năm 1975, dựa trên
bản đồ thổ nhưỡng miền Bắc Việt Nam tỷ lệ 1/500.000, Ban biên tập bản đồ đất
Việt Nam chủ trì cho xây dựng bản dự thảo Phân vùng địa lý thổ nhưỡng miền Bắc
Việt Nam thành 63 vùng địa lý tự nhiên. Sau khi nhà nước thống nhất (1975), dựa
trên bản đồ đất Việt Nam tỷ lệ 1/1.000.000, Ban biên tập bản đồ đất Việt Nam đã
xây bản dự thảo Phân vùng địa lý thổ nhưỡng Việt Nam phân chia lãnh thổ cả nước
thành 154 vùng địa lý tự nhiên (kể cả các đảo) [29].

Lê Văn Khoa (1993), căn cứ vào địa hình có thể chia ra 3 vùng đất: Vùng núi
hay vùng thượng du, vùng đồi gò hay trung du, vùng đồng bằng [35].
Dựa vào đặc điểm chủ yếu của đất đai, khí hậu, tổ nghiên cứu sinh thái và
môi trường-Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam đã chia ra 5 vùng đất: Vùng đất
6
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
cát và cồn cát ven biển, vùng đất phèn, vùng ngập mặn ven biển, vùng đồng bằng
châu thổ và vùng đồi núi [20].
Tổng hợp những kết quả nghiên cứu phân vùng thổ nhưỡng năm 1996 đã xác
định hệ thống phân vị trong phân vùng thổ nhưỡng Việt Nam có 4 cấp là: Miền thổ
nhưỡng, á miền thổ nhưỡng, khu thổ nhưỡng và vùng thổ nhưỡng. Theo kết quả
nghiên cứu này, nước ta được phân thành 2 miền thổ nhưỡng, 6 á miền thổ nhưỡng,
16 khu thổ nhưỡng và 142 vùng thổ nhưỡng. Hai miền thổ nhưỡng là miền thổ
nhưỡng phía Bắc và miền thổ nhưỡng phía Nam. Miền thổ nhưỡng phía Bắc được
chia thành 3 miền á thổ nhưỡng (á miền thổ nhưỡng Bắc và Đông Bắc Bộ; á miền
thổ nhưỡng Tây Bắc; á miền thổ nhưỡng Trường Sơn Bắc) và 8 khu thổ nhưỡng.
Miền thổ nhưỡng phía Nam cũng được chia thành 3 miền thổ nhưỡng (Á miền thổ
nhưỡng Đông Trường Sơn Nam, Á miền thổ nhưỡng Tây Trường Sơn Nam, Á
miền thổ nhưỡng Nam và Đông Nam Bộ) và 8 khu thổ nhưỡng. Các khu thổ
nhưỡng trên lại được phân chia ra 142 vùng thổ nhưỡng, trong đó miền thổ nhưỡng
phía Bắc có 77 vùng thổ nhưỡng và miền thổ nhưỡng phía Nam có 65 vùng thổ
nhưỡng [28].
1.3. Phân vùng sinh thái thảm thực vật
1.3.1. Những nghiên cứu về phân vùng sinh thái thảm thực vật trên thế giới
Sinh thái học là khoa học nghiên cứu về các mối quan hệ giữa sinh vật và
môi trường và giữa các sinh vật với nhau. Các yếu tố sinh thái bao gồm ánh sáng,
nhiệt độ, gió, mưa, đất Trên trái đất khí hậu thay đổi từ lạnh sang nóng, từ khô
sang ẩm. Mỗi loại hình lớn của nó có thành phần thực vật, động vật đặc trưng -

người ta gọi nó là các biomes. Biomes theo trường phái Anh Mỹ đó là hệ sinh thái
xâm chiếm vùng rộng lớn có sự giống nhau về khí hậu và sinh vật. Cũng có thể coi
biomes đó là hệ sinh thái mà ở đó có một số nơi sống cùng tồn tại.
Xét ở một góc độ nào đó thì phân vùng sinh thái là xác định vùng phân bố
của các biomes trên trái đất. Phân chia và xác định vùng phân bố của các biomes là
dựa trên cơ sở phân định vùng phân bố của thảm thực vật. Những nghiên cứu đầu
tiên về phân vùng sinh thái thảm thực vật mang nặng tính địa lý thực vật.
7
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
Năm 1865, cuốn sách giáo khoa tiếng Nga đầu tiên về địa lý thực vật do
A.N.Beketov viết được xuất bản. Sách bao gồm những đặc điểm chung của lớp phủ
thực vật trên trái đất viết theo từng miền, phân tích những nguyên nhân lịch sử của
sự phân bố thực vật [66].
Năm 1903, G.I.Tanfilev công bố công trình nghiên cứu về thảm thực vật ở
Nga kèm theo bản đồ tỷ lệ 1/25.000.000. Đây là tấm bản đồ địa lý thực vật đầu tiên
của Nga [66].
A.Hensen (1920) dựa trên khu hệ thực vật đã phân chia hệ thực vật thế
giới theo các vành đai vĩ độ và độ cao (8 vành đai). Các vành đai đó đặc trưng
cho các vùng nhiệt độ khác nhau, với các thảm thực vật khác nhau gọi là vành
đai khí hậu [18].
Dựa vào vĩ độ địa lý, độ cao so với mặt nước biển và độ lục địa, Meusel
(1943) đã có những nghiên cứu phân chia hệ thực vật thành các vành đai khác nhau
(4 vành đai).
Poronov (1955), khi nghiên cứu mối quan hệ giữa thực vật và động vật của
các vành đai tự nhiên đã phân chia ra thành 3 vùng: Vùng rừng, vùng Tunđra (đài
nguyên cực Bắc) và vùng thảo nguyên [53].
Josef Schmithusen (1959) đã phân biệt các vùng thực vật theo quần xã ưu
thế, chủ đạo và ổn định. Ông đã phân biệt được các đơn vị không gian tự nhiên nhỏ

nhất của thảm thực vật, đó là “các tiểu khu thực vật” (Wuchsdistrikte), các tiểu khu
này họp thành các đơn vị lớn hơn: Khu, vùng, miền, khu hệ [47].
A.G.Voronov (1976), trên cơ sở tổng hợp những kết quả nghiên cứu trước đó
đã phân chia thành 6 miền thực vật trên lục địa: Cổ nhiệt đới (Palaeotropic), Toàn
Bắc (Holarctic), Tân nhiệt đới (Neotropic), Capsk, châu úc (Australia), châu Nam
Cực (Antarctic). Trong đó miền Toàn Bắc chia thành 9 phân miền (Âu châu-Xibia,
Actic, Trung Hoa-Nhật Bản, Pông tích-Trung Á-Địa Trung Hải, Bắc Phi-Ấn Độ,
chuyển tiếp Makarônêzi, Bắc Mỹ-Prêri, Bắc Mỹ-Đại Tây Dương, Bắc Mỹ -Thái
Bình Dương), miền cổ nhiệt đới được chia thành 3 phân miền (Châu Phi-Ấn Độ,
Mã Lai, Tân Tây Lan), miền Tân nhiệt Đới được chia thành 3 phân miền (Trung
Mỹ, nhiệt đới, Angđơ) [66].
8
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
Olson (1983), trong bảng phân vùng sinh thái được nhiều người công nhận
ông dùng khái niệm biomes; theo ông biomes là một vùng sống rộng lớn trên trái
đất, nó được phân biệt với nhau bởi khí hậu và sinh vật. Trong bảng phân loại các
biomes ông chia ra 4 dạng: Các biomes trên đất liền gồm 10 kiểu lớn, các biomes
nước ngọt gồm 8 kiểu, các biomes nước mặn gồm 8 kiểu, các biomes nhân tạo gồm
3 kiểu [71]. Phần biomes trên đất liền (Terrestial biomes) ông chia ra các kiểu sau:
Tundra (lãnh nguyên), Temperate deciduous forest (rừng rụng lá ôn đới), Boreal
coniferous forest (rừng lá kim phương Bắc hoặc rừng Taiga), Tropical grassland
and savanna (thảm cỏ nhiệt đới và savan), Temperate rainforest (rừng mưa ôn đới),
Temperate grassland (thảm cỏ ôn đới), Chaparal (dạng thảo nguyên), Semi-
evergreen tropical forest (rừng mưa mùa nhiệt đới), Desert (hoang mạc), Evergreen
tropical rainforest (rừng mưa nhiệt đới).
Về sự phân bố cây trồng, theo Nguyễn Phi Hạnh, Đặng Ngọc Lân (1980),
cây trồng được phân bố ở 10 trung tâm trên thế giới, trong đó có 6 trung tâm nằm
hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới (Trung Mỹ, Nam Mỹ, Êtiopi, Tây Xu Đăng, Ấn

Độ, Đông Nam Á); hai trung tâm nằm trong vành đai cận nhiệt đới (Địa Trung Hải,
Tiền Á) và hai trung tâm nằm chủ yếu ở vành đai cận nhiệt, có một phần lan sang cả
vùng ôn đới (Trung Quốc và Trung Á) [26].
1.3.2. Những nghiên cứu về phân vùng sinh thái thảm thực vật ở Việt Nam
Các công trình nghiên cứu về phân vùng sinh thái thảm thực vật ở Việt Nam
còn rất ít. Maurand P (1943), khi nghiên cứu thảm thực vật ở Đông Dương đã chia
thảm thực vật này thành 3 vùng: Vùng Nam Đông Dương, vùng Bắc Đông Dương
và vùng trung gian [68].
Trần Ngũ Phương (1970), khi nghiên cứu phân loại rừng miền Bắc Việt Nam
đã chia rừng miền Bắc thành 3 đai lớn theo độ cao phân bố: Đai rừng nhiệt đới mưa
mùa, rừng Á nhiệt đới mưa mùa và rừng Á nhiệt đới mưa mùa núi cao [44].
Theo phân hoá độ cao so với mặt biển, Thái Văn Trừng (1978) đã phân chia
thảm thực vật thành 2 nhóm kiểu chính: Nhóm các kiểu thảm thực vật nhiệt đới ở
vùng thấp và vùng có độ cao trung bình nhỏ hơn 700m (ở miền Bắc), nhỏ hơn
9
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
1000m (ở miền Nam); nhóm các kiểu thảm thực vật vùng núi có độ cao lớn hơn
700m (ở miền Bắc) và lớn hơn 1000m (ở miền Nam) [60].
Dương Hữu Thời (1981) khi nghiên cứu về thảm cỏ Bắc Việt Nam, ông chia
Bắc Việt Nam thành 5 vùng tự nhiên với sự phân bố các loài: vùng Bắc Trung Bộ,
vùng Trung Bộ, vùng Đông Bắc, vùng Việt Bắc, vùng Tây Bắc [52].
Lê Trần Chấn, Nguyễn Hữu Trí, Huỳnh Nhung (1994) trên cơ sở những hiểu
biết về điều kiện tự nhiên và sự phân hoá về thành phần loài của hệ thực vật, phân
chia ra các vùng sinh thái thực vật sau: Vùng núi Đông Bắc, vùng núi Việt Bắc -
Hoàng Liên Sơn, vùng núi Tây Bắc, vùng Đông Bắc Bộ, vùng Bắc Trung Bộ, vùng
Bình Trị Thiên, vùng Trung Trung Bộ, vùng Nam Trung Bộ, vùng Tây Nguyên,
vùng đồng bằng Nam Bộ [8].
Lê Vũ Khôi và Nguyễn Nghĩa Thìn (1999), nghiên cứu các kiểu khu phân

bố địa lý thực vật của các chi thực vật có hoa ở Việt Nam, ông cho rằng điều
kiện địa hình, địa chất và khí hậu quyết định cấu trúc hệ thực vật đó và ở mỗi
vùng địa lý của Việt Nam được đặc trưng bởi một số yếu tố địa lý nhất định. Đó
là kết quả của lịch sử biến đổi về địa chất, địa lý, khí hậu và đã tạo ra 4 vùng hệ
thực vật chính: Khu Đông Bắc Bộ và Đông Bắc Trường Sơn; khu Tây Bắc và
dãy Trường Sơn; khu Đông Nam Trường Sơn được chia thành 2 phân khu (phân
khu 1 và phân khu 2); khu Tây Nguyên và Nam Bộ được chia thành 2 phân khu
(Tây Nguyên và Nam Bộ) [37].
Hoàng Chung (2004), khi nghiên cứu về đồng cỏ vùng núi phía Bắc Việt
Nam đã chia đồng cỏ Bắc Việt Nam thành 2 vùng: Vùng Đông Bắc và vùng Tây
Bắc, mỗi vùng có một tổ hợp các quần hệ, quần hợp khác nhau [11].
1.4. Phân vùng kinh tế nông nghiệp
Phân vùng sinh thái - kinh tế là một phần việc rất quan trọng của nghiên cứu
sinh thái xã hội trên từng lãnh thổ. Phân vùng sinh thái - kinh tế bao gồm 3 kiểu
phân vùng sau: Phân vùng tự nhiên - kinh tế, phân vùng sinh thái - kinh tế, phân
vùng sinh thái.
10
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
Trong công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế, phân vùng và quy hoạch
vùng sản xuất nông nghiệp là một khâu quan trọng. Các vùng nông nghiệp là những
lãnh thổ khác biệt nhau về tự nhiên kinh tế, có phương hướng sản xuất nông nghiệp
khác nhau, được hình thành trong quá trình phát triển của lực lượng sản xuất xã hội,
của sự phân công lao động xã hội, của chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp [32].
1.4.1. Vấn đề phân vùng kinh tế nông nghiệp trên thế giới
Theo I.F.Mukomel phân vùng kinh tế nông nghiệp như là vấn đề tổ chức
nông nghiệp theo lãnh thổ. Sự phát triển của nông nghiệp và sự hình thành của tổ
chức nông nghiệp theo lãnh thổ được diễn ra dưới tác động của các quy luật chung
(đặc trưng cho một phương thức sản xuất nhất định) cũng như dưới ảnh hưởng của

các điều kiện tự nhiên và kinh tế của địa phương (cụ thể hoá sự thể hiện của những
tính quy luật chung), cho nên chúng có tính muôn màu muôn vẻ đặc trưng cho mỗi
địa phương [31].
Viện thống kê và nghiên cứu kinh tế quốc gia của Bộ nông nghiệp Pháp
(1959) đã phân chia nước Pháp ra thành khoảng 600 “vùng nông nghiệp”. “Vùng
nông nghiệp” phải là một lãnh thổ đồng nhất về điều kiện tự nhiên (thổ nhưỡng và
khí hậu) và điều kiện xã hội (phân bố dân cư, cơ cấu kinh tế và hệ thống sản xuất
nông nghiệp). “Vùng nông nghiệp” này gần giống vùng mà I.I.Nikisin (1972) đã gọi
là “vùng tự nhiên - kinh tế”.
Uỷ ban nghiên cứu lực lượng sản xuất và viện thổ nhưỡng, V.V.Đôkutsaev
(1962) đã có những nghiên cứu về phân vùng địa lý thổ nhưỡng của Liên Xô nhằm
mục đích sử dụng đất đai phục vụ nông nghiệp [67].
G.A.Kuznetxov (1972), đã đề xuất khái niệm vùng hành chính nông nghiệp,
quy hoạch vùng nông nghiệp và phương pháp quy hoạch vùng nông nghiệp [24].
I.I.Nikisin (1972), đã có những nghiên cứu về phân vùng tự nhiên - kinh tế
phục vụ kế hoạch hoá nông nghiệp ở Liên Xô và ông xác định có 546 tiểu vùng tự
nhiên -kinh tế sơ cấp [32].
K.V.Paxkan (1972) cùng các cộng sự khi tiến hành nghiên cứu kinh tế cảnh
quan của một vùng kinh tế - hành chính thuộc tỉnh Caluga (Liên Xô cũ) để áp dụng
11
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
vào nông nghiệp, đã kết luận rằng: Trong việc phân bố hợp lý và chuyên môn hoá
nông nghiệp ở các tỉnh hành chính, trong việc xây dựng sơ đồ quy hoạch vùng sản
xuất nông nghiệp ở các vùng hành chính, cũng như trong việc sử dụng đất đai ở
từng cơ sở sản xuất nông nghiệp, đều phải tính đến các điều kiện tự nhiên [33].
E.P.Jukovxki và cộng sự (1972) đã xác định các vùng nông nghiệp phân bố
và chuyên môn hoá ngành chăn nuôi [23].
N.V.Vaxilev (1972) khi nghiên cứu về phân vùng nông nghiệp đã xác định

được hiệu quả kinh tế phân bố nông nghiệp ở các vùng kinh tế của Liên Xô [40].
A.N.Rakitnikov (1972) đã đề xuất phương pháp phân vùng nông nghiệp [3].
A.E.Kaminxki và các cộng sự (1972) nghiên cứu về vấn đề phân vùng khí
hậu - nông nghiệp cho các loại cây trồng và đưa ra bản đồ phân vùng khí hậu
nông nghiệp [2].
Ở các nước phát triển đã và đang hình thành các hệ thống lãnh thổ nông
nghiệp, trong đó có hình thức vùng nông nghiệp. Vùng nông nghiệp được coi như là
một lãnh thổ có sự lặp lại của các kiểu sản xuất tương đối giống nhau, hoặc của các
kiểu sản xuất khác nhau, nhưng lại có quan hệ mật thiết với nhau. Phổ biến rộng rãi
nhất là các hệ thống lãnh thổ sản xuất và chế biến các sản phẩm chăn nuôi. Có thể
kể đến các hệ thống lãnh thổ sản xuất thịt sữa và các hệ thống lãnh thổ sản xuất và
chế biến sữa ở các nước Tây Âu, Bắc Mỹ [54].
1.4.2. Vấn đề phân vùng kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam
Phân vùng nông nghiệp thực chất là phân vùng kinh tế và tổ chức lãnh thổ,
trong điều kiện của một quốc gia mà có một nền sản xuất chiếm ưu thế, việc phân
vùng kinh tế cơ bản thường dựa vào các yếu tố kinh tế nông nghiệp làm yếu tố tạo
vùng kinh tế cơ bản. Phân vùng nông nghiệp là phân vùng ngành, là một cấu thành
trong phân vùng kinh tế cơ bản. Phân vùng nông nghiệp có nhiệm vụ tham gia vào
tổ chức lãnh thổ và kế thừa kết quả của phân vùng địa lý thổ nhưỡng với điều kiện
tự nhiên tương đối đồng nhất, có hướng chuyên môn hoá trong nông nghiệp [29].
Ở nước ta, công tác phân vùng nông nghiệp được đề cập đến từ những năm
1960. Trong thời gian này trên một số tạp chí nghiên cứu kinh tế đã có một số tác
12
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
giả đề cập đến một số nét về lý luận của phân vùng kinh tế nông nghiệp như
Nguyễn Trần Trọng (1963) có bài: “Về phương pháp luận và phương pháp phân
vùng nông nghiệp ở miền Bắc nước ta”, Nguyễn Huy (1969): “Phương pháp phân
vùng nông nghiệp ở miền Bắc nước ta”. Cũng trong thời gian này, ở khoa Địa lý

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, nhà giáo Nguyễn Văn Quang đã đưa vào giảng
dạy giáo trình “Phân vùng nông nghiệp”, trong đó đề cập tới các nguyên tắc,
phương pháp và nội dung cụ thể. Ngoài ra còn có một vài nghiên cứu chủ yếu vào
hướng dẫn lập quy hoạch nông nghiệp [55].
Thời kỳ 1960 - 1970, công tác phân vùng chủ yếu tập trung vào các vấn đề
đơn lẻ quy mô nhỏ, quy hoạch từng vùng cụ thể, chủ yếu là nông lâm nghiệp. Việc
nghiên cứu và phân vùng diễn ra chủ yếu trên lãnh thổ miền Bắc. Những năm đầu
của thập niên 60, Vụ phân vùng kinh tế - Uỷ ban kế hoạch nhà nước phối hợp với
Bộ Nông nghiệp nghiên cứu phân vùng nông nghiệp ở miền Bắc và đến năm 1970
đã đưa ra phương án phân vùng nông nghiệp miền Bắc Việt Nam. Trong đó, chia
miền Bắc thành 4 vùng nông nghiệp lớn: Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng sông
Hồng, Khu Bốn cũ (từ Thanh Hoá đến Vĩnh Linh) [55].
Cuối năm 1970, giáo sư Trần Đình Gián phân chia lãnh thổ nước ta thành 2
vùng kinh tế cơ bản với 4 á vùng, ông phân miền Bắc thành 4 vùng kinh tế hành
chính, đồng thời đề ra một hệ thống phân vị 3 cấp: vùng kinh tế - xã hội lớn, vùng
kinh tế - hành chính tỉnh, vùng kinh tế cơ sở huyện.
Năm 1976, trên cơ sở những kết quả điều tra nghiên cứu về điều kiện tự
nhiên, địa hình, tính chất đất đai, kinh tế, kỹ thuật cũng như định hướng phát triển
kinh tế -xã hội nói chung và nông nghiệp nói riêng, nước ta được chia thành 7 vùng
kinh tế nông nghiệp. Đó là vùng trung du và miền núi phía Bắc, đồng bằng sông
Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và
đồng bằng sông Cửu Long [55].
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác phân vùng quy hoạch và tổ
chức không gian lãnh thổ, năm 1977, Uỷ ban phân vùng kinh tế Trung ương đã
được thành lập. Vụ phân vùng quy hoạch của Uỷ ban kế hoạch nhà nước được tách
13
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
ra và đổi tên thành Viện phân vùng quy hoạch Trung ương và là cơ quan thường

trực của Uỷ ban phân vùng kinh tế Trung ương, đã hình thành hệ thống tổ chức của
ngành từ Trung ương đến các địa phương. Uỷ ban phân vùng quy hoạch các tỉnh
được thành lập, các Viện quy hoạch ngành cũng được tăng cường và phát triển.
Toàn bộ quá trình phân vùng quy hoạch được tiến hành dưới sự chỉ đạo trực tiếp
của Chính phủ và của Uỷ ban nhân dân các cấp [55].
Năm 1982, nước ta tiến hành nghiên cứu xây dựng Tổng sơ đồ phân bố lực
lượng sản xuất giai đoạn 1986-2000. Lãnh thổ Việt Nam được chia thành 4 vùng
kinh tế cơ bản và 7 tiểu vùng (tương tự như 7 vùng nông lâm nghiệp). Vùng Bắc Bộ
gồm 2 tiểu vùng là Trung du - miền núi và Đồng bằng sông Hồng; vùng Bắc Trung
Bộ (không chia tiểu vùng); vùng Nam Trung Bộ chia làm 2 tiểu vùng Duyên hải
khu V và Tây Nguyên; vùng Nam Bộ được chia làm 2 tiểu vùng Đông Nam Bộ và
Tây Nam Bộ. Ở giai đoạn này bước đầu đã có những nghiên cứu lý thuyết phân
vùng, nguyên tắc, hệ thống chỉ tiêu, các thuật ngữ chuyên ngành [54].
Năm 1986, Uỷ ban kế hoạch nhà nước nghiên cứu quy hoạch vùng và xây
dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010. Viện chiến lược
phát triển đã xây dựng phương pháp quy hoạch vùng, kể cả vùng trọng điểm và
phương pháp quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội cấp tỉnh. Lãnh thổ Việt Nam được
chia thành 8 vùng (Đông Bắc, Tây Bắc, đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ,
Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long)
và 3 vùng kinh tế trọng điểm.
Kết quả nghiên cứu phân vùng sinh thái nông nghiệp (1995) của Nguyễn Viết
Phổ và các tác giả khác đưa ra 2 cấp phân chia là miền và vùng. Đó là 5 miền: Miền
sinh thái nông nghiệp phía Bắc, miền sinh thái nông nghiệp Đông Trường Sơn, miền
sinh thái nông nghiệp Tây Trường Sơn và Nam Bộ, miền sinh thái nông nghiệp Bắc
Biển Đông và vịnh Bắc Bộ, miền sinh thái nông nghiệp Nam Biển Đông và vịnh Thái
Lan. Trong đó, miền sinh thái nông nghiệp phía Bắc: Đông Bắc, Việt Bắc -Hoàng
Liên Sơn, Tây Bắc, đồng bằng Bắc Bộ. Miền sinh thái nông nghiệp Đông Trường
Sơn được chia thành 2 vùng: Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ. Miền sinh
14
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


14
thái nông nghiệp Tây Trường Sơn và Nam Bộ được chia thành 3 vùng: cao Tây
Nguyên Trường Sơn, Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long [43].
Từ năm 2001 đến nay, lãnh thổ Việt Nam được chia thành hệ thống 6 vùng
(Trung du và miền núi phía Bắc, đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, duyên hải
miền Trung, Tây nguyên, Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long) và 3 vùng
kinh tế trọng điểm [7].
1.5. Những nghiên cứu về thành phần loài, dạng sống và năng suất của đồng cỏ
1.5.1. Những nghiên cứu về thành phần loài
Những tài liệu nghiên cứu thành phần loài của các quần xã cỏ vùng Đông
Nam Á còn hạn chế. Các công trình tập trung nghiên cứu thành phần loài họ hoà
thảo Whyte R.O (1975); Nguyễn Minh Thuật (1958); Bor N.L (1960); Gibliland
N.B (1971) và một số tác giả khác [9].
Kết quả nghiên cứu thành phần loài thực vật đồng cỏ Bắc Việt Nam còn đơn
lẻ và chưa thật đầy đủ. Nguyễn Đình Ngỗi, Võ Văn Chi (1964) nghiên cứu kiểu
“savan” ở huyện Hữu Lũng - Lạng Sơn; Dương Hữu Thời, Nguyễn Đình Ngỗi
(1965) nghiên cứu thành phần loài của quần xã cỏ trong nông trường Hà Trung;
Dương Hữu Thời, Hoàng Chung, Doãn Ngọc Chất, Phạm Quang Anh (1969)
nghiên cứu thành phần loài của đồng cỏ ở Ngân Sơn - Bắc Kạn.
Trong công trình tổng kết các kết quả nghiên cứu đồng cỏ Bắc Việt Nam của
Dương Hữu Thời (1981) đã công bố 213 loài của 5 vùng thuộc Bắc Việt Nam, ông
đã phân tích các điều kiện tự nhiên của đồng cỏ Bắc Việt Nam, sự biến đổi của nó ở
một số vùng trong qua trình nghiên cứu, trong mỗi vùng ông mô tả khá nhiều các
quần xã đặc trưng [52].
Hoàng Chung (1980), đã công bố thành phần loài thu được là 233 loài thuộc
54 họ khi ông nghiên cứư đồng cỏ ở vùng núi Bắc Việt Nam [9].
Lê Ngọc Công, Hoàng Chung (1995) nghiên cứu thành phần loài và dạng
sống của cây bụi và vùng đồi trung du Bắc Thái (cũ) đã phát hiện được 123 loài
thuộc 47 họ khác nhau [19].

Nguyễn Thế Hưng, Hoàng Chung (1995) khi nghiên cứu về một số đặc điểm
sinh thái, sinh học của savan Quảng Ninh và các mô hình sử dụng đã phát hiện được
60 họ với 131 loài thực vật khác nhau [30].
15
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
Ma Thế Quyên (2000) nghiên cứu về động thái Đồng cỏ trong mối quan hệ
với hình thức sử dụng của người dân địa phương (Ngân Sơn - Bắc Kạn) sưu tầm
được 88 loài thuộc 35 họ [46].
Nông Thị Hương, Hoàng Chung (2002), nghiên cứu về Đồng cỏ Ngân Sơn
Bắc Kạn và vấn đề sử dụng đã điều tra được 111 loài thuộc 49 họ.
Lục Thị Nghi, Hoàng Chung (2003), nghiên cứu đồng cỏ vùng núi Chi Lăng-
Lạng Sơn điều tra được 83 loài, thuộc 33 họ.
Vũ Văn Thường, Hoàng Chung (2004), nghiên cứu đồng cỏ vùng núi Móng
Cái - Quảng Ninh đã điều tra được 98 loài, thuộc 44 họ.
Ngoài ra, còn nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả: Lê Sinh Tăng,
Nguyễn Chính (1959); Nguyễn Quang Ngọ, Lê Sinh Tăng (1964,1969); Trịnh Văn
Thịnh và các tác giả (1974); Điền Văn Hưng (1975); Nguyễn Đăng Khôi
(1978,1979,1981); Dương Thành Liên (1981); Bùi Xuân An; Ngô Văn Mậu (1981);
Võ Duy Giảng (1983). Các tác giả này có đề cập đến cải tạo đồng cỏ tự nhiên, sử
dụng hợp lý hơn hay tạo đồng cỏ trồng, nhập nội một số loài mới. Phân tích thành
phần dinh dưỡng một số loài cỏ ở Việt Nam có các tác giả như: Đoàn Âu, Võ Văn
Tự (1976), Hoàng Kim Nhuệ (1979)
1.5.2. Những nghiên cứu về dạng sống
Sự tác động các nhân tố sinh thái lên cơ thể sinh vật qua nhiều thế hệ đã hình
thành đặc điểm thích nghi với các môi trường sống khác nhau; việc nghiên cứu về dạng
sống của thực vật được các nhà thực vật học và sinh thái học nghiên cứu từ rất sớm.
Trên thế giới các tác giả như Schow (1823) đã nghiên cứu về sự phân bố của
thực vật và cho rằng: “Cách mọc được hiểu là đặc điểm phân bố của các loài trong

quần xã”.
Theo Warming (1884, 1908, 1990) khi nghiên cứu và phan chia dạng sống
của thực vật thuộc thảo vùng ôn đới đã sử dụng những đặc điểm sinh vật học như:
đặc điểm chồi, những phương thức sinh sản, sự kéo dài đời sống, sự phát triển…
I.K. Patsoxki (1915), chia thảm thực vật làm 5 nhóm: Thực vật thường xanh,
thực vật rụng lá vào thời kỳ bất lợi, thực vật có thời kỳ sinh trưởng phát triển ngắn,
thực vật có thời kỳ sinh trưởng và phát triển lâu năm.
16
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16
Braun Blanquet (1951) đánh giá cách mọc của thực vật dựa vào tính liên tục
hay đơn độc của loài chia thành 5 thang: Mọc lẻ, mọc thành vạt, mọc thành dải nhỏ,
mọc thành vạt lớn và mọc thành khóm lớn.
Raunkier (1905, 1934) khi phân chia dạng sống đã đưa ra nhiều bảng phân
loại dạng sống của thực vật.
Đối với cây thuộc thảo phân loại dạng sống đã được Canon thực hiện (1911),
ở Liên Xô (cũ) có G.N.Vưsoxki (1915), L.T. Kadakevich (1922), V.r. Villiams
(1922), E.M.Lapreko (1935). Nhưng hệ thống dạng sống hoàn mỹ hơn cả cho hoà
thảo có lẽ là của Gôlulbép (1962,1968)
Ở Việt Nam có Doãn Ngọc Chất (1969) có nghiên cứu dạng sống của một số
loài họ hoà thảo.
Hoàng Chung và các cộng sự (2002) thống kê thành phần dạng sống cho loại
hình đồng cỏ vùng núi Bắc Việt Nam đã đưa ra 18 kiểu dạng sống cơ bản và bảng
phân loại kiểu đồng cỏ, savan, thảo nguyên của miền Bắc Việt Nam. Bảng phân loại
dạng sống thực vật của đồng cỏ Bắc Việt Nam của ông dựa trên nguyên tắc phân
loại của Golulbép (1962,1968) [10] (Bảng 1.1)
Bảng 1.1 Những dạng sống chính của thực vật đồng cỏ vùng núi Bắc Việt Nam
(không tính các loài cây trồng)
TT

Kiểu dạng sống
% loài trong
tổng số
loài chung
của vùng
Đông Bắc
% loài trong
tổng số
loài chung
của vùng Tây
Bắc
1
Kiểu 1: Cây gỗ
8.8
6.2
2
Kiểu 2: Cây bụi
9.3
9.3
3
Kiểu 3: Cây bụi thân bò
2.3
3.1
4
Kiểu 4: Cây bụi nhỏ
10.6
9.3
5
Kiểu 5: Cây bụi nhỏ thân bò
0.9

2
6
Kiểu 6: Cây nửa bụi
4.6
4.2
7
Kiểu 7: Cây thảo lâu năm có hệ rễ cái
4.2
4.2
8
Kiểu 8: Cây có chồi mọc từ rễ
0.9
1
9
Kiểu 9: Cây thảo sống lâu năm có hệ rễ cái, có thân rễ ngắn
0.9
0
10
Kiểu 10: Cây thảo có hệ rễ chùm, sống lâu năm
14.4
14.7

×