Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
ĐÀM THỊ THANH THỦY
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG
HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT
BẰNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG,
TỈNH TUYÊN QUANG
L
L
U
U
Ậ
Ậ
N
N
V
V
Ă
Ă
N
N
T
T
H
H
Ạ
Ạ
C
C
S
S
Ĩ
Ĩ
K
K
H
H
O
O
A
A
H
H
Ọ
Ọ
C
C
N
N
Ô
Ô
N
N
G
G
N
N
G
G
H
H
I
I
Ệ
Ệ
P
P
THÁI NGUYÊN - 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
ĐÀM THỊ THANH THỦY
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG
HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT
BẰNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG,
TỈNH TUYÊN QUANG
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
MÃ SỐ: 60 62 16
L
L
U
U
Ậ
Ậ
N
N
V
V
Ă
Ă
N
N
T
T
H
H
Ạ
Ạ
C
C
S
S
Ĩ
Ĩ
K
K
H
H
O
O
A
A
H
H
Ọ
Ọ
C
C
N
N
Ô
Ô
N
N
G
G
N
N
G
G
H
H
I
I
Ệ
Ệ
P
P
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐỖ THỊ LAN
THÁI NGUYÊN - 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
hoàn toàn trung thực, chưa hề sử dụng cho bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ
cho hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn. Các thông tin, tài liệu trình bày
trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả
Đàm Thị Thanh Thuỷ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập và thực hiện đề tài này, tôi đã nhận đƣợc sự quan tâm,
giúp đỡ của Ban Giám hiệu, Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Sở Tài
nguyên và Môi trƣờng Tuyên Quang, Ban Bồi thƣờng giải phóng mặt bằng Thành phố
Tuyên Quang, Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng Thành phố Tuyên Quang và các phòng ban
khác thuộc UBND Thành phố Tuyên Quang, các thầy giáo, cô giáo, bạn bè, đồng
nghiệp và gia đình.
Nhân dịp này tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
1. PGS.TS. Đỗ Thị Lan - Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, cô đã tận tình giúp
đỡ tôi trong quá trình hoàn thành Luận văn này.
2. Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Tài nguyên và Môi trƣờng và các
thầy giáo, cô giáo giảng dạy chuyên ngành Trƣờng Đại học Nông Lâm, Đại học
Thái Nguyên đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập.
3. Sở Tài nguyên và Môi trƣờng Tuyên Quang, Ban Bồi thƣờng giải phóng mặt
bằng Thành phố Tuyên Quang, Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng Thành phố Tuyên Quang
và các phòng ban khác thuộc UBND Thành phố Tuyên Quang, Trƣờng Trung học Kinh
tế kỹ thuật Tuyên Quang, cấp uỷ, chính quyền và nhân dân phƣờng Ỷ La, phƣờng
Nông Tiến, phƣờng Minh Xuân - Thành phố Tuyên Quang, cùng bạn bè đồng
nghiệp và ngƣời thân đã quan tâm giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học
tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả
Đàm Thị Thanh Thuỷ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iii
MỤC LỤC
STT
Nội dung
Trang
(1)
(2)
(3)
Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1
1.1
Tính cấp thiết của đề tài
1
1.2
Mục đích
2
1.3
Yêu cầu:
3
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
4
2.1
Cơ sở lý luận về công tác bồi thƣờng thiệt hại, giải phóng
mặt bằng
4
2.2
Cơ sở thực tiễn về công tác bồi thƣờng thiệt hại, giải phóng
mặt bằng
15
2.2.1
Tình hình thực hiện chính sách bồi thường khi nhà nước thu
hồi đất ở Việt Nam
15
2.2.2
Tình hình thực hiện chính sách bồi thường thiệt hại khi nhà
nước thu hồi đất của tỉnh Tuyên Quang.
17
2.2.3
Thực trạng bồi thƣờng giải phóng mặt bằng ở nƣớc ta trong
giai đoạn hiện nay
19
2.2.4
Khái quát thực trạng công tác bồi thường, giải phóng mặt
bằng của tỉnh Tuyên Quang.
21
2.2.5
Giới thiệu khái quát về 03 dự án nghiên cứu trên địa bàn
thành phố Tuyên Quang.
23
Phần 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
29
3.1
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
29
3.3
Nội dung nghiên cứu
29
3.4
Phƣơng pháp nghiên cứu.
30
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iv
(1)
(2)
(3)
3.4.1
Chọn địa điểm nghiên cứu
30
3.4.2
Phƣơng pháp thu thập tài liệu thông tin
30
3.4.3
Phƣơng pháp thống kê, tổng hợp số liệu (sử dụng phần mềm
Microsoft Excel)
30
3.4.4
Phân tích, so sánh và xử lý số liệu.
30
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
31
4.1
Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Tuyên
Quang, tỉnh Tuyên Quang.
31
4.2
Thực trạng quản lý và sử dụng đất đai
38
4.3
Đánh giá việc thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt
bằng đối với 03 dự án
43
4.4
Đánh giá tác động về bồi thƣờng giải phóng mặt bằng đến
đời sống và việc làm của các hộ gia đinh sau khi bị thu hồi
đất và các chính sách sinh kế cho các hộ nông dân bị mất đất
nông nghiệp
69
4.5
Đánh giá chung việc thực hiện công tác bồi thường giải
phóng mặt bằng tại 03 dự án nghiên cứu trên địa bàn thành
phố Tuyên Quang
79
4.6
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác
giải phóng mặt bằng ở thành phố Tuyên Quang.
82
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
88
5.1
Kết luận
88
5.2
Đề nghị
89
TÀI LIỆU THAM KHẢO
91
PHỤ LỤC
95
MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA 03 DỰ ÁN NGHIÊN CỨU
119
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
ĐVT
: Đơn vị tính
GCNQSDĐ
: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
GDP
: Tổng sản phẩm nội địa
STT
: Số thứ tự
THPT
: Trung học phổ thông
UBND
: Ủy ban nhân dân
WTO
: Tổ chức Thƣơng mại Thế giới
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng
Nội dung
Trang
(1)
(2)
(3)
4.1
Thực trạng phát triển kinh tế của thành phố Tuyên Quang giai
đoạn 2007 – 2009
34
4.2
Hiện trạng dân số thành phố Tuyên Quang năm 2009
37
4.3
Hiện trạng sử dụng đất của thành phố Tuyên Quang năm 2009
39
4.4
Xác định đối tƣợng đƣợc bồi thƣờng và không đƣợc bồi thƣờng
54
4.5
Ý kiến của ngƣời có đất bị thu hồi trong việc xác định đối tƣợng
và điều kiện đƣợc bồi thƣờng
55
4.6
Tổng hợp đơn giá bồi thƣờng về đất tại 3 dự án
59
4.7
Tổng hợp đơn giá bồi thƣờng về tài sản tại 3 dự án
63
4.8
Ý kiến của ngƣời có đất bị thu hồi trong việc xác định giá bồi
thƣờng đất và tài sản trên đất tại 3 dự án
64
4.9
Tổng hợp các khoản hỗ trợ tại 3 dự án nghiên cứu
67
4.10
Ý kiến của ngƣời có đất bị thu hồi trong việc thực hiện các chính
sách hỗ trợ
68
4.11
Thu nhập bình quân của ngƣời dân tại 03 dự án nghiên cứu
69
4.12
Tình hình thu nhập của các hộ sau khi bị thu hồi đất dự án xây
dựng công trình Trƣờng Trung cấp nghề Tuyên Quang
70
4.13
Thu nhập bình quân nhân khẩu/năm phân theo nguồn thu Dự án
xây dựng công trình Trƣờng Trung cấp nghề Tuyên Quang
71
4.14
Tình hình thu nhập của các hộ sau khi bị thu hồi đất Dự án xây
dựng công trình Trƣờng THPT Dân tộc nội trú tỉnh Tuyên Quang
72
4.15
Thu nhập bình quân nhân khẩu/ năm phân theo nguồn thu
Dự án xây dựng công trình Trƣờng THPT Dân tộc nội trú tỉnh Tuyên Quang
73
4.16
Tình hình thu nhập của các hộ sau khi bị thu hồi đất Dự án xây
dựng công trình Đƣờng Rạp tháng 8 đi đƣờng Tân Trào
73
4.17
Thu nhập bình quân nhân khẩu/ năm phân theo nguồn thu
Dự án xây dựng công trình Đƣờng Rạp tháng 8 đi đƣờng Tân Trào
74
4.18
Tình hình an ninh trật tự xã hội của ngƣời dân sau khi thu hồi đất
75
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
vii
(1)
(2)
(3)
4.19
Quan hệ nội bộ gia đình của các hộ dân sau khi thu hồi đất
76
4.20
Tình hình sử dụng tiền đền bù của ngƣời dân bị thu hồi đất
thuộc dự án Trƣờng Trung cấp nghề Tuyên Quang
77
4.21
Tình hình sử dụng tiền đền bù của ngƣời dân bị thu hồi đất
thuộc dự án Trƣờng THPT Dân tộc nội trú tỉnh Tuyên Quang
77
4.22
Tình hình sử dụng tiền đền bù của ngƣời dân bị thu hồi đất
thuộc dự án Đƣờng rạp tháng 8 đi đƣờng Tân Trào
78
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình
Nội dung
Trang
4.1
Bản đồ thành phố Tuyên Quang
32
4.1
Cơ cấu diện tích đất đai thành phố Tuyên Quang
40
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
Phần 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1- Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên, tài sản quốc gia quý báu, địa bàn để phân
bố dân cƣ, các và các hoạt động kinh tế, xã hội quốc phòng, an ninh; là nguồn nội
lực để xây dựng và phát triển bền vững quốc gia.
Theo quy luật chung của phát triển nền kinh tế từ nông nghiệp lạc hậu lên
công nghiệp tiên tiến và hiện đại, Việt Nam đang tiến hành quá trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá các ngành kinh tế, gia nhập WTO và đô thị hoá một bộ phận nông
thôn để trở thành một nƣớc công nghiệp vào năm 2020.
Việc thu hồi đất, bồi thƣờng giải phóng mặt bằng để thực hiện các công trình
quốc phòng an ninh, lợi ích quốc gia công cộng, phát triển kinh tế là một khâu quan
trọng, then chốt tạo điều kiện cho sự phát triển lâu dài và bền vững.
Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc các dự án đƣợc triển
khai chậm là do công tác bồi thƣờng giải phóng mặt bằng gặp rất nhiều khó khăn
vƣớng mắc. Các chính sách đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng, các văn bản
hƣớng dẫn thực hiện của Nhà nƣớc còn chƣa đầy đủ, cụ thể, chƣa đồng bộ, hay thay
đổi do đó gây nhiều khó khăn cho việc xác định và phân loại mức bồi thƣờng, giá
bồi thƣờng. Việc tuyên truyền phổ biến các chính sách có liên quan đến công việc
này chƣa thực hiện tốt. Chƣa có biện pháp hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, tạo công
ăn việc làm mới cho ngƣời dân vùng di dời một cách cụ thể. Do đó đòi hỏi phải có
các phƣơng án bồi thƣờng thật hợp lý, công bằng đảm bảo mọi ngƣời dân đều thấy
thỏa đáng và phấn khởi thực hiện.
Từ khi có Luật Đất đai 1993 việc bồi thƣờng thiệt hại khi Nhà nƣớc thu hồi
đất đƣợc thực hiện theo các quy định của Chính phủ tại Nghị định 90/NĐ-CP ngày
17/8/1994, Nghị định số 22/1998/NĐ-CP. Sau khi Luật Đất đai 2003 có hiệu lực,
Chính phủ đã ban hành Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 quy định về
bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất; Nghị định 84/2007/NĐ-
CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về cấp giấy chứng nhận
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu
hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai; Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13
tháng 8 năm 2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá
đất, thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ.
Sau nhiều năm thực hiện theo các quy định của Chính phủ, việc bồi thƣờng
thiệt hại khi Nhà nƣớc thu hồi đất có tiến bộ hơn, đáp ứng đƣợc yêu cầu của Nhà
nƣớc và phù hợp với nguyện vọng của đại đa số nhân dân, khắc phục đƣợc nhiều
tồn tại, vƣớng mắc trƣớc đây. Tuy nhiên, việc triển khai cũng còn không ít khó
khăn, vƣớng mắc do rất nhiều nguyên nhân khác nhau.
Vì vậy việc điều tra, khảo sát thực tế, phân tích, đánh giá có cơ sở khoa học,
trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp tăng cƣờng hiệu quả của công tác giải phóng mặt
bằng khi Nhà nƣớc thu hồi đất, nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp của tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân có đất bị thu hồi, góp phần thiết lập trật tự, kỷ cƣơng pháp luật, hạn
chế tranh chấp, khiếu kiện về đất đai trong việc bồi thƣờng giải phóng mặt bằng khi
Nhà nƣớc thu hồi đất là cần thiết.
Với ý nghĩa đó chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá thực trạng và giải
pháp tăng cường hiệu quả của công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa
bàn thành phố Tuyên Quang – Tỉnh Tuyên Quang”.
1.2- Mục đích
- Nghiên cứu thực trạng công tác bồi thƣờng thiệt hại giải phóng khi Nhà
nƣớc thu hồi đất ở một số dự án trên địa bàn thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên
Quang.
- Đánh giá tác động kinh tế- xã hội của các hộ gia đình sau khi bị thu hồi đất
và các chính sách sinh kế cho các hộ nông dân bị mất đất nông nghiệp
- Đánh giá chung việc thực hiện công tác bồi thƣờng giải phóng mặt bằng tại
03 dự án nghiên cứu trên địa bàn thành phố Tuyên Quang
- Những đề xuất và giải pháp chủ yếu nhằm tăng cƣờng hiệu quả công tác
bồi thƣờng giải phóng mặt bằng khi Nhà nƣớc thu hồi đất trên địa bàn thành phố
Tuyên Quang – Tỉnh Tuyên Quang.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
1.3- Yêu cầu:
- Nắm vững chính sách, pháp luật đất đai, chính sách bồi thƣờng giải phóng
mặt bằng và các văn bản có liên quan đã đƣợc ban hành.
- Nguồn số liệu, tài liệu điều tra phản ánh đúng quá trình thực hiện các chính
sách bồi thƣờng giải phóng mặt bằng qua một số dự án đã đƣợc thực hiện trên địa
bàn nghiên cứu có độ tin cậy và chính xác. Các số liệu điều tra thu thập phải đƣợc
phân tích, đánh giá một cách khách quan khoa học.
- Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ và thực hiện tốt chính sách bồi
thƣờng thiệt hại khi Nhà nƣớc thu hồi đất, áp dụng với địa bàn nghiên cứu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận về công tác bồi thƣờng thiệt hại, giải phóng mặt bằng
2.1.1. Khái niệm
Bồi thƣờng thiệt hại là phạm trù kinh tế, phản ánh sự bồi hoàn, trả lại tƣơng
xứng giá trị hoặc công lao động cho một chủ thể nào đó bị thiệt hại vì một hành vi
của chủ thể khác [34].
Nhƣ vậy, bồi thƣờng là trả lại tƣơng xứng với giá trị hoặc công lao cho một
chủ thể nào đó bị thiệt hại vì hình vi của chủ thể khác mang lại.
Bồi thƣờng khi Nhà nƣớc thu hồi đất là việc Nhà nƣớc trả lại giá trị quyền sử
dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho ngƣời bị thu hồi đất. Trong đó, giá trị
quyền sử dụng đất là giá trị bằng tiền của quyền sử dụng đất đối với một diện tích
đất xác định trong thời hạn sử dụng đất xác định.
Hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất: Là việc Nhà nƣớc giúp đỡ ngƣời bị thu hồi
đất thông qua đào tạo nghề mới, cấp kinh phí để di dời đến địa điểm mới.
Giải phóng mặt bằng là quá trình tổ chức thực hiện các công việc liên quan
đến di dời nhà cửa, cây cối và các công trình xây dựng trên phần đất nhất định đƣợc
quy định cho việc cải tạo, mở rộng hoặc xây dựng một công trình mới trên đó [34].
Công tác bồi thƣờng giải phóng mặt bằng từ khi thành lập Hội đồng giải
phóng mặt bằng cho tới khi bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tƣ [34].
2.1.2. Đặc điểm của quá trình bồi thƣờng
Bồi thƣờng khi Nhà nƣớc thu hồi đất để xây dựng các công trình mang tính
đa dạng và phức tạp.
Tính đa dạng thể hiện: mỗi dự án đƣợc tiến hành trên một vùng đất khác
nhau với điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội dân cƣ khác nhau. Khu vực nội thành,
mật độ dân cƣ cao, ngành nghề đa dạng, giá trị đất và tài sản trên đất lớn; khu vực
ven đô, mức độ tập trung dân cƣ khá cao, ngành nghề dân cƣ phức tạp, hoạt động
sản xuất đa dạng: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thƣơng mại, buôn bán nhỏ;
khu vực ngoại thành, hoạt động sản xuất chủ yếu của dân cƣ là sản xuất nông
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
nghiệp. Do đó mỗi khu vực bồi thƣờng giải phóng mặt bằng có những đặc trƣng
riêng và đƣợc tiến hành với những giải pháp riêng phù hợp với những đặc điểm
riêng của mỗi khu vực và từng dự án cụ thể.
Tính phức tạp: Đất đai là tài sản có giá trị cao, có vai trò quan trọng trong
đời sống kinh tế - xã hội đối với mọi ngƣời dân. Đối với khu vực nông thôn, dân cƣ
chủ yếu sống nhờ vào hoạt động sản xuất nông nghiệp mà đất đai lại là tƣ liệu sản
xuất quan trọng trong khi trình độ sản xuất của nông dân thấp, khả năng chuyển đổi
nghề nghiệp khó khăn do đó tâm lý dân cƣ vùng này là giữ đƣợc đất để sản xuất,
thậm chí họ cho thuê đất còn đƣợc lợi nhuận cao hơn là sản xuất nhƣng họ vẫn
không cho thuê. Mặt khác, cây trồng, vật nuôi trên vùng đó cũng đa dạng dẫn đến
công tác tuyên truyền, vận động dân cƣ tham gia di chuyển, định giá bồi thƣờng rất
khó khăn và việc hỗ trợ chuyển nghề nghiệp là điều cần thiết để đảm bảo đời sống
dân cƣ sau này.
- Đối với đất ở lại càng phức tạp hơn do những nguyên nhân sau:
+ Đất ở là tài sản có giá trị lớn, gắn bó trực tiếp với đời sống và sinh hoạt của
ngƣời dân mà tâm lý, tập quán là ngại di chuyển chỗ ở.
+ Nguồn gốc sử dụng đất khác nhau qua nhiều thời kỳ với chế độ quản lý
khác nhau, cơ chế chính sách không đồng bộ dẫn đến tình trạng lấn chiếm đất đai
xây nhà trái phép diễn ra thƣờng xuyên.
+ Thiếu quỹ đất do xây dựng khu tái định cƣ cũng nhƣ chất lƣợng khu tái
định cƣ thấp chƣa đảm bảo đƣợc yêu cầu.
+ Dân cƣ một số vùng sống chủ yếu bằng nghề buôn bán nhỏ và sống bám
vào các trục đƣờng giao thông của khu dân cƣ làm kế sinh nhai nay chuyển đến ở
khu vực mới thì điều kiện kiếm sống bị thay đổi nên họ không muốn di chuyển.
Từ các điểm trên cho thấy mỗi dự án khác nhau thì công tác giải phóng mặt
bằng đƣợc thực hiện khác nhau.
2.1.3. Chính sách bồi thƣờng ở một số nƣớc trên thế giới
Phát triển công nghiệp và đô thị là một tiến trình tất yếu trên toàn thế giới.
Và thu hồi đất là cách thức thƣờng đƣợc thực hiện để xây khu công nghiệp và đô
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
thị. Quá trình thu hồi đất đặt ra rất nhiều vấn đề kinh tế - xã hội cần đƣợc giải quyết
kịp thời và thỏa đáng. Để có thể hài hòa đƣợc lợi ích của xã hội, tập thể và cá nhân,
mỗi quốc gia có cách làm riêng của mình.
2.1.3.1. Trung Quốc
Ở Trung Quốc, có thể nói, mục tiêu bao trùm lên chính sách bồi thƣờng, hỗ
trợ, tái định cƣ là hạn chế đến mức tối đa việc thu hồi đất, giải tỏa mặt bằng, cũng
nhƣ số lƣợng ngƣời bị ảnh hƣởng bởi việc thu hồi đất để thực hiện dự án đầu tƣ.
Nếu nhƣ việc thu hồi đất là không thể tránh khỏi thì có sự chuẩn bị cẩn thận phƣơng
án đền bù, trên cơ sở tính toán đầy đủ lợi ích của nhà nƣớc, tập thể và cá nhân, đảm
bảo cho những ngƣời bị thu hồi đất có thể khôi phục lại hoặc cải thiện mức sống so
với trƣớc khi bị thu hồi đất.
Theo quy định của pháp luật Trung Quốc, khi Nhà nƣớc thu hồi đất thì ngƣời
nào sử dụng đất sau đó sẽ có trách nhiệm bồi thƣờng. Ngƣời bị thu hồi đất đƣợc
thanh toán ba loại tiền: tiền bồi thƣờng đất đai, tiền trợ cấp về tái định cƣ, tiền trợ
cấp bồi thƣờng hoa màu trên đất. Cách tính tiền bồi thƣờng đất đai và tiền trợ cấp
tái định cƣ căn cứ theo tổng giá trị tổng sản lƣợng của đất đai những năm trƣớc đây
rồi nhân với hệ số. Tiền bồi thƣờng cho hoa màu, cho các loại tài sản trên đất đƣợc
tính theo giá cả hiện tại.
Mức bồi thƣờng cho giải tỏa mặt bằng đƣợc thực hiện theo nguyên tắc đảm
bảo cho ngƣời dân có cuộc sống bằng hoặc cao hơn nơi ở cũ. Việc quản lý giải
phóng mặt bằng đƣợc giao cho các cục quản lý tài nguyên đất đai ở địa phƣơng đảm
nhiệm. Tổ chức, cá nhân đƣợc quyền sử dụng thửa đất nào sẽ trả tiền thuê một đơn
vị xây dựng giải tỏa mặt bằng.
Việc bồi thƣờng nhà ở cho dân ở thành phố khác với việc bồi thƣờng cho dân
ở nông thôn, bởi có sự khác nhau về hình thức sở hữu đất đai ở thành thị và nông
thôn. Đối với nhà ở của ngƣời dân thành phố, nhà nƣớc bồi thƣờng bằng tiền là
chính, với mức giá do thị trƣờng bất động sản quyết định qua các tổ chức trung gian
để đánh giá, xác định giá. Với ngƣời dân nông thôn, nhà nƣớc thực hiện theo những
cách thức rất linh hoạt, theo đó, mỗi đối tƣợng khác nhau sẽ có cách bồi thƣờng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
khác nhau: tiền bồi thƣờng về sử dụng đất đai; tiền bồi thƣờng về hoa màu; bồi
thƣờng tài sản tập thể.
Bên cạnh những thành công nhƣ vậy, chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định
cƣ của Trung Quốc cũng bộc lộ những tồn tại nhất định mà chủ yếu là vấn đề việc
làm; tốc độ tái định cƣ chậm, thiếu đồng bộ, thực hiện giải phóng mặt bằng trƣớc
khi xây xong nhà tái định cƣ [35].
2.1.3.2. Singapore
Singapore có chế độ sở hữu đất đai đa dạng, trong đó chấp nhận sở hữu tƣ
nhân. Đất đai do Nhà nƣớc sở hữu chiếm tỷ trọng lớn nhất (gần 90%), số còn lại
thuộc sở hữƣ tƣ nhân, nhƣng việc sở hữu này phải tuân thủ Quy hoạch sử dụng đất
mà nhà nƣớc đó phê duyệt. Nhà nƣớc đúng vai trò trung tâm trong quy hoạch đô thị,
có toàn quyền quyết định mọi vấn đề trong quy hoạch đô thị. Sau khi có quy hoạch,
nhà nƣớc thu hồi đất và giao đất (bán hoặc cho thuê) cho các công ty (Nhà nƣớc
hoặc tƣ nhân) thực hiện đúng quy hoạch chi tiết. Quy hoạch đƣợc công bố trƣớc khi
thu hồi đất 2 - 3 năm. Nhà nƣớc không cho phép chủ đầu tƣ mua đi bán lại trên
mảnh đất đó đƣợc giao, trừ một số trƣờng hợp đặc biệt. Phát triển nhất ở quốc gia
này là nhà ở, nhà ở tái định cƣ khi nhà nƣớc thu hồi đất sử dụng cho các mục đích của
quốc gia, ngƣời bị thu hồi đất hoàn toàn yên tâm bởi ngoài các khoản hỗ trợ theo quy
định, ngƣời bị thu hồi đất sẽ đƣợc bố trí ngay các căn hộ mới hơn, đẹp hơn, thậm chí có
cả trƣờng hợp diện tích tái định cƣ rộng hơn [36].
2.1.3.3. Thái Lan
Ở Thái Lan, cũng giống nhƣ ở nhiều nƣớc khác trong khu vực châu Á, quá
trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng, mọi giao dịch về đất đai đều do cơ chế thị
trƣờng điều tiết. Tuy nhiên, với những dự án do Chính phủ quản lý, việc đền bù
đƣợc tiến hành theo trình tự: tổ chức nghe ý kiến ngƣời dân; định giá đền bù.
Giá đền bù phụ thuộc vào từng khu vực, từng dự án. Nếu một dự án mang
tính chiến lƣợc quốc gia thì nhà nƣớc đền bù với giá rất cao so với giá thị trƣờng.
Nhìn chung, khi tiến hành lấy đất của dân, nhà nƣớc hoặc cá nhân đầu tƣ đều đền bù
với mức cao hơn giá thị trƣờng [35].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
2.1.3.4. Hàn Quốc
Ở Hàn Quốc, vào những năm 70 của thế kỷ trƣớc, trƣớc tình trạng di dân ồ ạt
từ các vùng nông thôn vào đô thị, thủ đô Xơ-un đã phải đối mặt với tình trạng thiếu
đất định cƣ trầm trọng trong thành phố. Để giải quyết nhà ở cho dân nhập cƣ, chính
quyền thành phố phải tiến hành thu hồi đất của nông dân vùng phụ cận. Việc đền bù
đƣợc thực hiện thông qua các công cụ chính sách nhƣ hỗ trợ tài chính, cho quyền
mua căn hộ do thành phố quản lý và chính sách tái định cƣ.
Các hộ bị thu hồi đất có quyền mua hoặc nhận căn hộ do thành phố quản lý,
đƣợc xây tại khu đất đƣợc thu hồi có bán kính cách Xơ-un khoảng 5 km. Vào những
năm 70 của thế kỷ trƣớc, khi thị trƣờng bất động sản bùng nổ, hầu hết các hộ có
quyền mua căn hộ có thể bán lại quyền mua căn hộ của mình với giá cao hơn nhiều
lần so với giá gốc [35].
2.1.4. Chính sách bồi thƣờng giải phóng mặt bằng khi nhà nƣớc thu hồi đất ở
Việt Nam qua các thời kỳ
2.1.4.1. Thời kỳ trƣớc 1987
* Hiến pháp 1946:
Sau cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, lần đầu tiên nƣớc
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành Hiến pháp vào năm 1946. Đến năm 1953,
Nhà nƣớc ta thực hiện cuộc cải cách ruộng đất và Luật cải cách ruộng đất đƣợc ban
hành. Một trong những mục tiêu đầu tiên của cuộc cải cách là: Thủ tiêu quyền
chiếm hữu ruộng đất của thực dân Pháp và đế quốc xâm lƣợc ở Việt Nam, xóa bỏ
chế độ phong kiến, chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ, thực hiện chế độ sở
hữu ruộng đất của nông dân [3], [7]. Sau đó, Đảng và Nhà nƣớc ta đã vận động
nông dân vào làm ăn tập thể, đồng thời Nhà nƣớc thành lập các nông trƣờng quốc
doanh, các trạm trại nông nghiệp - hình thức sở hữu tập thể.
* Nghị định số 151-TTg:
Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Nghị định số 151-TTg Ngày 14/4/1959, quy
định về thể lệ tạm thời trƣng dụng ruộng đất, là văn bản pháp quy đầu tiên liên quan
đến việc bồi thƣờng và tái định cƣ ở Việt Nam, sau đó Ủy ban kế hoạch Nhà nƣớc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
và Bộ Nội vụ ban hành thông tƣ liên bộ số 1424/TTg của Chính phủ quy định thể lệ
tạm thời về trƣng dụng ruộng đất để làm địa điểm xây dựng các công trình kiến thiết
cơ bản với nguyên tắc phải đảm bảo kịp thời và diện tích đủ cần thiết cho công trình
xây dựng kiến thiết cơ bản, đồng thời chiếu cố đúng mức quyền lợi và đời sống của
ngƣời có ruộng đất. Đất thuộc sở hữu tƣ nhân hoặc tập thể khi bị trƣng dụng thì
thuộc sở hữu của Nhà nƣớc.
2.1.4.2. Thời kỳ 1987 đến 1993
Hiến pháp 1980 quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, chính vì vậy việc
thực hiện bồi thƣờng về đất không đƣợc thực hiện mà chỉ thực hiện bồi thƣờng
những tài sản có trên đất hoặc những thiệt hại do việc thu hồi đất gây nên [5].
Luật Đất đai năm 1988 ban hành quy định về việc bồi thƣờng cũng cơ bản
dựa trên những điều quy định tại Hiến pháp 1980.
Ngày 31/5/1990 Hội đồng Bộ trƣởng ban hành quyết định số 186/HĐBT về
việc đền bù thiệt hại đất nông nghiệp, đất có rừng khi bị chuyển mục đích sử dụng
vào mục đích khác thì phải bồi thƣờng. Căn cứ để tính bồi thƣờng thiệt hại về đất
nông nghiệp và đất có rừng theo quyết định này là diện tích, chất lƣợng và vị trí đất.
Mỗi hạng đất tại mỗi vị trí đều quy định giá tối đa, tối thiểu. UBND các tỉnh, thành
phố quy định cụ thể mức bồi thƣờng thiệt hại của địa phƣơng mình sát với giá đất
thực tế ở địa phƣơng nhƣng không thấp hơn hoặc cao hơn khung giá định mức. Tổ
chức, cá nhân đƣợc Nhà nƣớc giao đất nông nghiệp, đất có rừng để sử dụng vào
mục đích khác thì phải bồi thƣờng về đất nông nghiệp, đất có rừng cho Nhà nƣớc.
Khoản tiền này đƣợc nộp vào ngân sách Nhà nƣớc và sử dụng vào việc khai hoang,
phục hóa, trồng rừng, cải tạo đất nông nghiệp, ổn định cuộc sống, định canh, định
cƣ cho vùng bị lấy đất.
Tại quyết định này, mức bồi thƣờng còn đƣợc phân biệt theo thời hạn sử
dụng đất lâu dài hay tạm thời quy định việc miễn giảm tiền bồi thƣờng đối với việc
sử dụng đất để xây dựng hệ thống đƣờng giao thông, thủy lợi…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
2.1.4.3. Thời kỳ 1993 đến 2003
* Hiến pháp 1992:
Hiến pháp 1992 (thay thế Hiến pháp 1980) đã quy định:
“ Nhà nước phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN” .
- Điều 18 quy định: “Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy
hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Nhà nước
giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài. Tổ chức và cá nhân
có trách nhiệm bảo vệ, bồi bổ, khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm đất, được chuyển
quyền sử dụng đất Nhà nước giao theo quy định của pháp luật”.
- Điều 23 quy định: “Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức không bị quốc
hữu hoá. Trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc
gia, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của cá nhân hoặc
tổ chức theo thời giá thị trường. Thể thức trưng mua, trưng dụng do luật định” [6].
Những quy định trên đã tạo điều kiện củng cố quyền hạn riêng của Nhà nƣớc
trong việc thu hồi đất đai cho mục đích an ninh, quốc phòng và các lợi ích quốc gia.
* Luật Đất đai 1993:
Luật Đất đai 1993 có hiệu lực từ ngày 15/10/1993 thay thế cho Luật đất đai
1988.
Đây là văn bản pháp luật quan trọng nhất đối với việc thu hồi đất và bồi
thƣờng thiệt hại khi Nhà nƣớc thu hồi đất. Luật đất đai quy định các loại đất sử
dụng, các nguyên tắc sử dụng từng loại đất, quyền và nghĩa vụ của ngƣời sử dụng
đất. Một thủ tục rất quan trọng và là cơ sở pháp lý cho ngƣời sử dụng đất là họ đƣợc
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà. Chính điều này làm
căn cứ cho quyền đƣợc bồi thƣờng khi Nhà nƣớc thu hồi đất .
- Điều 12 đã quy định: “Nhà nước xác định giá các loại đất để tính thuế
chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền khi giao đất hoặc cho thuê đất. Tính giá trị tài
sản khi giao đất, bồi thường thiệt hại về đất. Chính phủ quy định khung giá các loại
đất đối với từng vùng theo thời gian”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
- Điều 27 quy định: “Trong trường hợp thật cần thiết, Nhà nước thu hồi đất
sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng thì
người thu hồi đất được đền bù thiệt hại” [8].
Sau khi Luật đất đai 1993 đƣợc ban hành, Nhà nƣớc đã ban hành rất nhiều
các văn bản dƣới luật nhƣ Nghị định, Thông tƣ và các văn bản pháp quy khác về
quản lý đất đai nhằm cụ thể hoá các điều luật để thực hiện các văn bản đó, bao gồm:
- Nghị định 90/CP ngày 17/9/1994 quy định cụ thể các chính sách và phân
biệt chủ thể sử dụng đất, cơ sở pháp lý để xem xét tính hợp pháp của thửa đất để lập
kế hoạch bồi thƣờng giải phóng mặt bằng theo quy định khi Nhà nƣớc thu hồi đất
để sử dụng và mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.
Xét về tính chất, nội dung, Nghị định 90/CP đã đáp ứng đƣợc một số yêu cầu nhất
định, so với các văn bản trƣớc, Nghị định này là văn bản pháp lý mang tính toàn
diện cao và cụ thể hoá việc thực hiện chính sách bồi thƣờng khi Nhà nƣớc thu hồi
đất, việc bồi thƣờng bằng đất cùng mục đích sử dụng, cùng hạng đất…
- Nghị định 87/CP ngày 17/8/1994 ban hành khung giá các loại đất.
- Thông tƣ Liên bộ số 94/TTLB ngày 14/11/1994 của Liên bộ Tài chính -
Xây dựng - Tổng cục Địa chính - Ban vật giá Chính phủ hƣớng dẫn thi hành Nghị
định 87/CP.
- Nghị định 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998, thay thế Nghị định 90/CP nói
trên và quy định rõ phạm vi áp dụng, đối tƣợng phải bồi thƣờng, đối tƣợng đƣợc bồi
thƣờng, phạm vi bồi thƣờng, đặc biệt ngƣời có đất bị thu hồi có quyền đƣợc lựa
chọn một trong ba phƣơng án bồi thƣờng bằng đất, bằng tiền hoặc bằng đất và bằng
tiền. Trong đó có nhiều nội dung mới: Về phạm vi áp dụng; nguyên tắc để đƣợc
đền bù thiệt hại về đất (quy định về giấy tờ: hợp pháp, hợp lệ và được coi là hợp
lệ là vấn đề cốt yếu khẳng định thể nhân, pháp nhân có được đền bù hay không
được đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất); giá đất để tính đền bù thiệt hại,
chính sách hỗ trợ và tái định, công tác tổ chức thực hiện. Nghị định 22/1998/NĐ-CP
có những đóng góp nhất định đối với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của nhiều
địa phƣơng, đặc biệt là khu vực đô thị [36].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
* Luật sửa đổi một số điều của Luật Đất đai năm 1998:
Luật sửa đổi một số điều của Luật Đất đai năm 1998 đƣợc Quốc hội thông
qua ngày 02/12/1998. Về cơ bản, Luật Đất đai sửa đổi năm 1998 vẫn dựa trên nền
tảng cơ bản của Luật cũ, chỉ một số điều đƣợc bổ sung thêm cho phù hợp thực tế.
Tháng 10/1999, Cục quản lý Công sản - Bộ Tài chính đã tiến hành dự thảo
lần thứ nhất về sửa đổi bổ sung Nghị định 22/1998/NĐ-CP về việc bồi thƣòng thiệt
hại khi Nhà nƣớc thu hồi đất. Trong đó, một số điều cơ bản đã đƣợc đề nghị sửa đổi
nhƣ xác định mức đất để tính bồi thƣờng, giá bồi thƣờng, lập khu tái định cƣ, quyền
và nghĩa vụ của ngƣời bị thu hồi đất phải chuyển đến nơi ở mới, các chính sách hỗ
trợ và các điều kiện bắt buộc phải có của khu tái định cƣ, Hội đồng bồi thƣờng giải
phóng mặt bằng và thẩm định phƣơng án bồi thƣờng giải phóng mặt bằng [1].
- Thông tƣ 145/1998/TT-BTC của Bộ Tài chính hƣớng dẫn thi hành Nghị
định 22/1998/NĐ-CP bao gồm các phƣơng pháp xác định hệ số K, nội dung và chế
độ quản lý, phƣơng án bồi thƣờng và một số nội dung khác.
- Văn bản số 4448/TC-QLCS ngày 04/9/1999 của Cục quản lý Công sản - Bộ
Tài chính hƣớng dẫn xử lý một số vƣớng mắc trong công tác bồi thƣờng giải phóng
mặt bằng.
* Luật sửa đổi một số điều của Luật Đất đai năm 2001:
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai ngày 29/6/2001 quy định
cụ thể hơn về việc bồi thƣờng thiệt hại và giải phóng mặt bằng, cụ thể:
a- Trong trƣờng hợp cần thiết, Nhà nƣớc thu hồi đất đang sử dụng của ngƣời
sử dụng đất vào mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng
thì ngƣời bị thu hồi đất đƣợc bồi thƣờng hoặc hỗ trợ. Việc bồi thƣờng hoặc hỗ trợ
theo quy định của Chính phủ.
b- Nhà nƣớc có chính sách để ổn định đời sống cho ngƣời có đất bị thu hồi.
Trong trƣờng hợp ngƣời bị thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở thì đƣợc mua nhà ở của
Nhà nƣớc hoặc đƣợc giao đất có thu tiền sử dụng đất để làm nhà ở. Trong trƣờng
hợp phƣơng án bồi thƣờng đƣợc cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền phê duyệt, đƣợc
công bố công khai và có hiệu lực thi hành theo quy định của pháp luật mà ngƣời bị
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
thu hồi đất không thực hiện quyết định thu hồi thì cơ quan quyết định thu hồi đất có
quyền ra quyết định cƣỡng chế. Trong trƣờng hợp Chính phủ ra quyết định thu hồi
đất thì UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng ra quyết định cƣỡng chế.
c- Trong trƣờng hợp cộng đồng dân cƣ xây dựng công trình phục vụ lợi ích
công cộng của cộng đồng theo quy hoạch bằng vốn do nhân dân đóng góp hoặc Nhà
nƣớc có hỗ trợ thì việc bồi thƣờng hoặc hỗ trợ cho ngƣời có đất đƣợc sử dụng để
xây dựng công trình do cộng đồng dân cƣ và ngƣời có đất đó thoả thuận [10].
2.1.4.4. Thời kỳ từ 2003 đến nay
Trên cơ sở tổng kết 10 năm thi hành Luật Đất đai và xuất phát từ yêu cầu của
giai đoạn mới, Hội nghị lần thứ bẩy Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khoá IX đã ra
Nghị quyết về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nƣớc.
Hiện nay, có rất nhiều các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, các khu công
nghiệp, khu thƣơng mại đang đƣợc thực hiện và trong tƣơng lai con số các dự án sẽ
tăng lên rất nhanh. Sau khi Luật đất đai 2003 đƣợc ban hành, Nhà nƣớc đã ban hành
nhiều các văn bản dƣới luật nhƣ Nghị định, Thông tƣ cụ thể hoá các điều luật về giá
đất, bồi thƣờng, hỗ trợ thu hồi đất, bao gồm:
- Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 về phƣơng
pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.
- Thông tƣ số 114/2004/TT-BTC ngày 26 tháng 11 năm 2004 của Bộ Tài
chính về hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm
2004 về phƣơng pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.
- Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2007 sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 về phƣơng
pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.
- Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 12/03/2004 của Chính phủ về bồi
thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
- Thông tƣ số 116/TT-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2004 của Bộ Tài chính về
hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính
phủ quy định về bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất.
- Nghị định 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 về sửa đổi, bổ sung một số
điều của các Nghị định hƣớng dẫn thi hành luật đất đai và Nghị định 187/2004/NĐ-
CP về việc chuyển công ty Nhà nƣớc thành công ty Cổ phần.
- Nghị định 198/2004/NĐ-CP ngày 12/03/2004 của Chính phủ về thu tiền sử
dụng đất.
- Thông tƣ 117/2004/TT-BTC ngày 12/07/2004 của Chính phủ về hƣớng dẫn
Nghị định 198/2004/NĐ-CP.
- Nghị định số 44/2008/NĐ-CP ngày 09/4/2008 Về sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định 198/2004/NĐ-CP ngày/12/2004 của Chính phủ về thu tiền sử
dụng đất.
- Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ quy định bổ
sung về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thƣờng, hỗ trợ,
tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.
- Thông tƣ liên tịch của Bộ tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng số
14/2008/ TTLT-BTC-BTNMT ngày 31 tháng 01 năm 2008 hƣớng dẫn thực hiện
một số điều của nghị định số 84/2007/ NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của chính
phủ quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất,
thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi nhà
nƣớc thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.
- Thông tƣ số 06/2007/TT-BTNMT ngày 15 tháng 6 năm 2007 của Bộ Tài
nguyên và Môi trƣờng hƣớng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số
84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định bổ sung về
việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng
đất, trình tự thủ tục bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất và giải
quyết khiếu nại về đất đai.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
- Thông tƣ 107/2007/TT-BTC ngày 07 tháng 9 năm 2007 Hƣớng dẫn về
quản lý thanh toán, quyết toán vốn đầu tƣ dự án giải phóng mặt bằng, tái định cƣ sử
dụng vốn ngân sách nhà nƣớc.
- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ
quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ
và tái định cƣ.
- Văn bản số 181 /ĐC-CP ngày 23/10/2009 của Chính phủ Đính chính Nghị
định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ Quy định bổ
sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định
cƣ
- Công văn số 3378/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 14/9/2009 của Bộ Tài nguyên
và Môi trƣờng về việc Tổ chức triển khai thực hiện Nghị định số 69/2009/NĐ-NĐ.
2.2. Cơ sở thực tiễn về công tác bồi thƣờng thiệt hại, giải phóng mặt bằng
2.2.1. Tình hình thực hiện chính sách bồi thƣờng khi nhà nƣớc thu hồi đất ở
Việt Nam
2.2.1.1. Thực trạng chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ theo quy định
của Luật Đất đai 1993
Luật Đất đai 1993 quy định: “Trong trƣờng hợp thật cần thiết, Nhà nƣớc thu hồi
đất đang sử dụng của ngƣời sử dụng đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh,
lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng thì ngƣời bị thu hồi đất đƣợc đền bù thiệt hại” (Điều
27). Nghị định số 90/NĐ-CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ quy định việc bồi
thƣờng thiệt hại khi Nhà nƣớc thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an
ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.
Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 1998 của Chính phủ thay
thế cho Nghị định số 90/CP. Chính sách bồi thƣờng thiệt hại về đất đƣợc thể chế tại
Nghị định số 22/1998/NĐ-CP đã điều chỉnh đầy đủ, cụ thể, chi tiết về chính sách
bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ theo nguyên tắc bồi thƣờng, hỗ trợ về đất, về tài
sản.v.v. phù hợp với mức thiệt hại thực tế, giải quyết hài hoà mối quan hệ về lợi ích
giữa ngƣời bị thu hồi đất với Nhà nƣớc và các bên có liên quan. Với việc ban hành
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
Nghị định số 22/1998/NĐ-CP, Nhà nƣớc đã thực hiện đổi mới một bƣớc chính sách
đền bù và tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất để sử dụng vào mục đích an ninh,
quốc phòng, lợi ích công cộng, lợi ích quốc gia.
2.2.1.2. Thực trạng chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ theo quy định
của Luật Đất đai 2003
Ở nƣớc ta, theo quy định của Luật đất đai 2003, các văn bản dƣới luật quy
định của pháp luật về bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ ngày càng phù hợp hơn với yêu
cầu của thực tế cũng nhƣ yêu cầu của các quy luật kinh tế. Quan tâm tới lợi ích của
những ngƣời bị thu hồi đất, Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 12/03/2004 của
Chính phủ về bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất sau một
thời gian thực hiện; Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ
quy định bổ sung về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi
thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất
đai và đặc biệt là sau sự ra đời của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8
năm 2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu
hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ đã thể hiện đƣợc tính khả thi và vai trò tích
cực của các văn bản pháp luật.
Đội ngũ cán bộ làm công tác bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ có năng lực và
có nhiều kinh nghiệm ngày càng đông đảo; sự chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn của
công tác bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ giữa các bộ, ban, ngành có các dự án đầu tƣ
ngày càng đƣợc mở rộng và có hiệu quả.
Nhờ những cải thiện về quy định pháp luật về phƣơng pháp tổ chức, về năng
lực cán bộ thực thi giải phóng mặt bằng, tiến độ giải phóng mặt bằng trong các dự
án đầu tƣ gần đây đã đƣợc rút ngắn hơn so với các dự án cũ, góp phần giảm bớt tác
động tiêu cực đối với ngƣời dân cũng nhƣ đối với dự án. Việc thực hiện chính sách
bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ đã giúp cho đất nƣớc ta xây dựng cơ sở vật chất, phát
triển kết cấu hạ tầng, xây dựng khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao,
các dự án trọng điểm của Nhà nƣớc, cũng nhƣ góp phần chuyển đổi cơ cấu nền kinh
tế, ổn định đời sống sản xuất cho ngƣời có đất bị thu hồi.