Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

hình thức đấu tranh chính trị trong cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng mười nga (từ tháng 4 đến tháng 7 năm 1917)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (653.62 KB, 56 trang )

Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS.Lê Văn Anh
MỤC LỤC
SVTH: Võ Thị Hạnh - Sử 4A 1
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS.Lê Văn Anh
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong các thế kỷ XVI, XVII, XVIII lịch sử xã hội loài người đã từng chứng
kiến hàng loạt những trận cuồng phong của các cuộc cách mạng tư sản trước chế độ
phong kiến và lần đầu tiên trong giai đoạn lịch sử ấy con người được hít thở một
bầu không khí tự do sau hàng trăm năm ngột ngạt dưới đêm trường trung cổ. Bước
sang thế kỷ XX, thế giới một lần nữa chứng kiến một cơn bão táp cách mạng ở một
mức độ cao hơn, hoàn mỹ hơn. Cuộc cách mạng ấy không những đưa nhân loại
bước vào một thời kỳ mới với một tư tưởng mới, tiến bộ hơn mà còn xác lập một
mô hình nhà nước trong tương lai mà nhân loại đang hướng tới.
Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga năm 1917 là một sự kiện vĩ đại
trong tiến trình lịch sử nhân loại báo hiệu sự cáo chung của kỷ nguyên xã hội áp
bức giai cấp từng tồn tại mấy nghìn năm trên trái đất; nó tỏa ánh bình minh của một
ngày mới đang đến với loài người, mở ra một thời đại mới - thời đại quá độ từ chủ
nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. “Như ánh nắng mặt
trời rạng đông xua tan bóng tối, cuộc cách mạng tháng Mười đã chiếu rọi ánh sáng
mới vào lịch sử loài người” và “làm thức tỉnh hàng triệu hàng triệu người bị áp bức
bóc lột trên trái đất” [34, tr.3,57].
Nối tiếp Cách mạng tháng Mười Nga, hàng loạt các phong trào cách mạng trên
thế giới liên tiếp bùng nổ như một phản ứng dây chuyền đập tan mọi xiềng xích bóc
lột của chủ nghĩa đế quốc. Thắng lợi của của cách mạng Trung Quốc, cách mạng
Việt Nam cùng với sự ra đời của hàng loạt các nước xã hội chủ nghĩa trong thế kỷ
XX đã chứng minh sự đúng đắn, tính tất yếu của hình thái kinh tế xã hội mới mà
nhân loại đang hướng tới.
Cách mạng tháng Mười Nga không những soi đường, chỉ lối cho các dân tộc bị


áp bức, bóc lột mà còn chỉ ra những bài học kinh nghiệm quý báu trong việc chớp
thời cơ, giành chính quyền, quản lý chính quyền, liên minh công nông… Điều đặc
biệt nhất chính là các hình thức đấu tranh cách mạng.
Để giành chính quyền, trong một số trường hợp cụ thể khi kiện khách quan và
chủ quan cho phép có thể dùng phương pháp đấu tranh hòa bình. Mỗi cuộc cách
SVTH: Võ Thị Hạnh - Sử 4A 2
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS.Lê Văn Anh
mạng nổ ra dù thành công hay thất bại, nếu tổng kết kinh nghiệm tốt, đều góp phần
làm cho học thuyết đó thêm phong phú. Nhưng đối với bạo lực cách mạng, không
phải mọi người đều có quan niệm giống nhau. Có người đồng nhất bạo lực với các
hoạt động vũ trang, lực lượng quân sự. Do vậy, việc nhận thức về vấn đề bạo lực
cách mạng là rất cần thiết trong tình hình hiện nay. Hiểu như thế nào là đúng về bạo
lực cách mạng, bạo lực cách mạng được thể hiện như thế nào trong cuộc Cách mạng
xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga? Nghiên cứu vấn đề bạo lực cách mạng trong tiến
trình phát triển của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 sẽ góp phần trả lời một
số những vấn đề nêu trên.
Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề bạo lực cách mạng, đặc biệt là hình thức đấu
tranh chính trị trong Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga (từ tháng 4 đến
tháng 7 năm 1917), tôi đã chọn đề tài: “Hình thức đấu tranh chính trị trong Cách
mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga (từ tháng 4 đến tháng 7 năm 1917)” làm đề
tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Có rất nhiều công trình nghiên cứu về Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng
Mười Nga ở Liên Xô (nay là Liên Bang Nga) và nhiều nước trên thế giới, trong đó
có Việt Nam bởi quy mô và tác động vĩ đại của cuộc cách mạng đối với tiến trình
lịch sử nhân loại trong thế kỷ XX. Nghiên cứu về hình thức đấu tranh chính trị của
Cách mạng Nga do đó cũng không là ngoại lệ. Do hạn chế về trình độ ngoại ngữ,
đặc biệt là tiếng Nga, cho nên hầu hết tài liệu chúng tôi tiếp cận được là các tài liệu
tiếng Việt.

Cho đến nay ở Việt Nam số lượng các công trình nghiên cứu về cách mạng xã
hội chủ nghĩa tháng Mười tương đối nhiều so với các vấn đề lịch sử thế giới khác.
Đặc biệt có nhiều bài viết, bài phát biểu của các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt
Nam về cuộc cách mạng này như: Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm
Văn Đồng…Các nhà hoạch định cách mạng, đồng thời là nhà nghiên cứu lịch sử
như: Trần Văn Giàu, Trần Huy Liệu…Bên cạnh đó, nhiều công trình chuyên khảo
đã được xuất bản: Bùi Công Trừng (1957), Cách mạng tháng Mười và sự thành lập
Đảng Cộng sản Đông Dương; Nguyễn Khánh Toàn (1968), Cách mạng tháng Mười
và vấn đề chính quyền; Nguyễn Xuân Trúc, Vũ Ngọc Oanh…(1987), Cách mạng
SVTH: Võ Thị Hạnh - Sử 4A 3
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS.Lê Văn Anh
tháng Mười Nga; Nguyễn Huy Qúy (1982), Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng
Mười Nga vĩ đại; Nguyễn Quốc Hùng (2007),Cách mạng tháng Mười Nga 1917
lịch sử và hiện tại…
Tuy nhiên, vấn đề bạo lực Cách mạng trong cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng
Mười Nga chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống, mặc dù đã được đề cập
trong các công trình chung về cuộc cách mạng này. Những kết quả đạt được trong
nghiên cứu của các tác giả đi trước sẽ là tài liệu quý giá cho chúng tôi tham khảo
trong công trình của mình. Hy vọng, trong một chừng mực rất nhỏ bé kết quả
nghiên cứu của khóa luận tốt nghiệp góp phần khẳng định các bài học kinh nghiệm
cũng như tầm vóc vĩ đại của Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga năm
1917 trong tiến trình phát triển của nhân loại.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hình thức đấu tranh chính trị trong Cách
mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga (từ tháng 4 đến tháng 7 năm 1917).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung đề tài nghiên cứu hình thức đấu tranh chính trị trong Cách mạng xã
hội chủ nghĩa tháng Mười Nga (từ tháng 4 đến tháng 7 năm 1917).

4. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của những người đi trước, tác giả khóa
luận hệ thống hóa các nguồn tư liệu để từ đó phân tích và giải thích rõ hơn hình
thức đấu tranh chính trị trong Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga (từ
tháng 4 đến tháng 7 năm 1917).
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nêu trên, nội dung khóa luận tập trung giải quyết các
nhiệm vụ cụ thể sau đây:
- Trình bày và phân tích quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và Đảng Cộng
sản Việt Nam về vấn đề bạo lực cách mạng, trên cơ sở đó nhấn mạnh hình thức đấu
tranh chính trị trong vấn đề bạo lực cách mạng.
- Trình bày và phân tích đường lối bạo lực cách mạng của Đảng Bônsêvích,
các hình thức đấu tranh chính trị cụ thể trong Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng
SVTH: Võ Thị Hạnh - Sử 4A 4
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS.Lê Văn Anh
Mười Nga (từ tháng 4 đến tháng 7 năm 1917). Trên cơ sở thực tiễn của Cách mạng
xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 7 năm 1917, tác
giả khóa luận nêu lên một số nhận xét và rút ra những bài học kinh nghiệm về việc
sử dụng hình thức đấu tranh chính trị của Đảng Bônsêvích trong cuộc đấu tranh
giành chính quyền.
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu sử dụng trong đề tài
Để hoàn thành khóa luận, tác giả đã sử dụng các nguồn tư liệu chính sau:
- Các bài phát biểu, bài viết của các nhà lãnh đạo Bônsêvích (V.I.Lênin;
I.V.Xtalin), các nhà lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Các sách chuyên khảo về lịch sử Thế giới hiện đại, lịch sử Việt Nam, Lịch
sử Quan hệ quốc tế, các bài nghiên cứu công bố trên các tạp chí chuyên ngành như:
Tạp chí nghiên cứu lịch sử quân sự, Tạp chí nghiên cứu châu Âu…có nội dung liên

quan đến vấn đề hình thức đấu tranh chính trị trong Cách mạng xã hội chủ nghĩa
tháng Mười Nga xuất bản tại Việt Nam.
- Ngoài ra tác giả khóa luận còn sử dụng một số tư liệu được công bố trong các
khóa luận tốt nghiệp, các bài viết trên mạng Internet.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Quán triệt quan điểm, lập trường của chủ nghĩa
Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các chủ trương, đường lối, chính sách
của Đảng và nhà nước ta trong quá trình nghiên cứu bạo lực cách mạng nói
chung và hình thức đấu tranh chính trị trong cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Kết hợp phương pháp nghiên cứu lịch
sử với phương pháp logic, tận dụng ưu thế của phương pháp lịch sử để khôi
phục và tái hiện lại các sự kiện, tư liệu và nội dung có liên quan đến hình thức
đấu tranh chính trị trong Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga (từ tháng 4
đến tháng 7 năm 1917), đồng thời qua đó áp dụng phương pháp logic để đánh giá,
nhìn nhận vấn đề.
Bên cạnh đó để hoàn thành đề tài nghiên cứu, tác giả còn sử dụng các phương
pháp nghiên cứu chuyên ngành và liên ngành như: phân tích, so sánh, tổng hợp, lập
SVTH: Võ Thị Hạnh - Sử 4A 5
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS.Lê Văn Anh
bảng thống kê để đối chiếu làm rõ vấn đề, xử lý các nguồn tư liệu trước khi sử dụng
trong công trình nghiên cứu.
6. Đóng góp của khóa luận
- Về lí luận: Trên cơ sở những tư liệu lịch sử có được, tác giả khóa luận
sắp xếp, hệ thống hóa và xác lập một bức tranh tổng thể về tiến trình phát
triển của Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga từ tháng Tư đến tháng
7 năm 1917 thông qua hình thức đấu tranh chính trị dưới sự lãnh đạo của
Đảng Bônsêvích để giành chính quyền.
Nội dung khóa luận trong mức độ nhất định góp phần làm rõ hơn bản chất của
vấn đề bạo lực cách mạng trong cách mạng xã hội nói chung và cách mạng xã hội

chủ nghĩa nói riêng theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin.
- Về thực tiễn: Thông qua việc nghiên cứu đề tài “Hình thức đấu tranh
chính trị trong Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga (từ tháng 4 đến tháng
7 năm 1917)”, tác giả khóa luận hi vọng sẽ cung cấp thêm một số tư liệu cho những
ai quan tâm đến đề tài này. Kết quả đạt được của khóa luận còn là tài liệu tham khảo
bổ ích cho các bạn sinh viên khi học về lịch sử nước Nga nói riêng và học chương
trình lịch sử thế giới hiện đại nói chung.
7. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung khóa
luận gồm hai chương:
Chương 1: Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và Đảng Cộng sản Việt
Nam về vấn đề bạo lực cách mạng
Chương 2: Hình thức đấu tranh chính trị trong Cách mạng xã hội chủ nghĩa
tháng Mười Nga ( từ tháng 4 đến tháng 7 năm 1917)
B. NỘI DUNG
SVTH: Võ Thị Hạnh - Sử 4A 6
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS.Lê Văn Anh
CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN
VÀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ VẤN ĐỀ BẠO LỰC
CÁCH MẠNG
1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề bạo lực cách mạng
Sau chế độ cộng sản nguyên thủy, lịch sử của tất cả các xã hội cho đến nay là
lịch sử của những cuộc đấu tranh giai cấp. Trong các cuộc đấu tranh giai cấp đó “bạo
lực” đóng một vai trò hết sức quan trọng. Mác viết: “Bạo lực là bà đỡ cho mọi xã
hội cũ đang thai nghén một xã hội mới, bạo lực là công cụ mà sự vận động xã hội
dùng để mở đườngcho mình và đập tan những hình thức chính trị đã hóa đá và chết
cứng” [24,tr.259]. Chính vì thấy được tầm quan trọng của bạo lực cách mạng mà
Mác, Ăngghen, Lênin…rất quan tâm đến vấn đề vai trò của bạo lực trong cách mạng
vô sản. Ngay từ khi chủ nghĩa xã hội khoa học mới ra đời, trong Tuyên ngôn Đảng

Cộng sản; C.Mác và Ph.Ăngghen đã nhấn mạnh vai trò của bạo lực cách mạng. Sang
thời đại đế quốc chủ nghĩa, Lênin – người kế tục vĩ đại nhất sự nghiệp Mác –
Ăngghen đã nói: Tư tưởng cách mạng bạo lực ấy là nền móng của toàn bộ học thuyết
Mác và Ăngghen. Người khẳng định: “Nhà nước tư sản không thể nhường chỗ cho
nhà nước vô sản (chuyên chính vô sản) bằng con đường tự tiêu vong được, mà chỉ có
thể, theo quy luật chung, bằng cuộc cách mạng bạo lực thôi” [13,tr.27].
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin thì bạo lực là hành động dùng sức
mạnh có tổ chức của một giai cấp, một tập đoàn xã hội chống lại các giai cấp và các
tập đoàn xã hội khác để giành và giữ chính quyền, để bảo vệ mọi quyền lợi chính trị
và kinh tế đạt được.
Trong quá trình phát triển của lịch sử có hai loại bạo lực: bạo lực phản cách
mạng và bạo lực cách mạng. Bạo lực phản cách mạng là do bản chất phản động của
giai cấp bốc lột, chúng thường dùng bạo lực để đàn áp nhân dân lao động và khi đã
bị lật đổ, chúng tìm mọi cách tổ chức lực lượng để cố giành lại địa vị đã mất. Bạo
lực cách mạng là sức mạnh có tổ chức của giai cấp cách mạng để lật đổ những thế
lực phản động thống trị nhằm mục đích giành và giữ chính quyền, tước đoạt tư liệu
sản xuất từ tay giai cấp bóc lột và các nhóm phản động về tay nhân dân lao động,
SVTH: Võ Thị Hạnh - Sử 4A 7
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS.Lê Văn Anh
bảo vệ những thành quả cách mạng, chống lại những âm mưu và hành động phá
hoại của thù trong giặc ngoài.
Bạo lực cách mạng dựa trên hai lực lượng chính: Lực lượng chính trị là lực
lượng quần chúng lao động đã được tổ chức lại; và lực lượng vũ trang tức là quân
đội và những tổ chức nhân dân cách mạng được vũ trang. Bạo lực cách mạng được
thể hiện qua hai hình thức: đấu tranh chính trị, đấu tranh vũ trang và sự kết hợp giữa
hai hình thức đó.
Chủ nghĩa Mác – Lênin đã khẳng định rằng: vấn đề cơ bản của một cuộc cách
mạng là vấn đề chính quyền. Trong cách mạng vô sản, giai cấp vô sản muốn giành
chính quyền về tay mình thì phải sử dụng con đường cách mạng bạo lực, chỉ có

dùng bạo lực cách mạng của quần chúng mới đập tan bạo lực phản cách mạng của
giai cấp thống trị để xây dựng một xã hội mới. Giai cấp thống trị phản động không
bao giờ tự rút khỏi vũ đại chính trị, và khi đã bị đánh bại chúng tìm mọi cách ngóc
đầu dậy điên cuồng chống phá cách mạng. V.I. Lênin đã chỉ rõ: “Bước quá độ từ
chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản là cả một thời đại lịch sử. Chừng nào mà
giai đoạn lịch sử đó chưa chấm dứt thì bọn bóc lột vẫn nuôi hy vọng phục hồi, hy
vọng ắt hẳn trở thành mưu toan để phục hồi. Sau thất bại nặng nề lần đầu, bọn bóc
lột vẫn không hề ngờ là sẽ như thế và không thừa nhận sẽ là như thế, nên chúng lao
vào trận đấu với một nghị lực gấp mười, với một nhiệt tình cuồng dại, với lòng căm
thù tăng gấp trăm lần để chiếm lại cái “thiên đường đã mất” [18,tr.57]. Điều đó
chứng tỏ rằng, giai cấp thống trị nói chung và chủ nghĩa đế quốc nói riêng luôn luôn
dùng bạo lực đối với quần chúng nhân dân để đàn áp phong trào cách mạng, để duy
trì địa vị thống trị của chúng. Chủ nghĩa đế quốc càng đến ngày giãy chết càng điên
cuồng chống phá cách mạng. Bạo lực phản cách mạng trở thành chỗ dựa vững chắc,
chỗ dựa cuối cùng và quyết liệt để kéo dài hơi thở của chúng trước khi rời bỏ vũ đài
chính trị của chúng. Bởi vậy, phương pháp giành chính quyền bằng bạo lực cách
mạng là duy nhất đúng đảm bảo mọi thắng lợi của một cuộc cách mạng.
Một tiêu chuẩn cơ bản để phân biệt những người macxít chân chính với bọn cơ
hội chủ nghĩa dưới mọi màu sắc là vấn đề có dùng bạo lực cách mạng của quần
chúng để đập tan bộ máy nhà nước của giai cấp bócc lột và thành lập nhà nước
chuyên chính vô sản hay không. Những người macxít chủ trương “giai cấp vô sản
SVTH: Võ Thị Hạnh - Sử 4A 8
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS.Lê Văn Anh
phải tiến hành cuộc cách mạng bạo lực để chống lại giai cấp thống trị” [4,tr.100].
Đây là con đường duy nhất để giai cấp vô sản giành được thắng lợi trong cuộc cách
mạng vô sản. Do đó, những người cộng sản “công khai tuyên bố rằng mục đích của
họ chỉ có thể đạt được bằng cách dùng bạo lực lật đổ toàn bộ trật tự xã hội hiện
có” [26,tr.100] và Lênin đã khẳng định: “không có cách mạng bạo lực thì không
thể thay thế nhà nước tư sản bằng nhà nước vô sản được” [12,tr.323]. Như vậy, vấn

đề sử dụng bạo lực cách mạng là một phương tiện cơ bản để đảm bảo sự thắng lợi
của cuộc cách mạng vô sản. Song chủ nghĩa Mác – Lênin cũng chỉ ra rằng cách
mạng vô sản phải biết tạo cho được những điều kiện cần thiết để tiến hành cuộc
cách mạng bạo lực đảm bảo giành được thắng lợi triệt để.
Mấy chục năm qua, trong điều kiện có sự cùng tồn tại và đấu tranh giữa hai hệ
thống xã hội thế giới, sự phát triển của nền dân chủ trong các nước tư bản chủ nghĩa
phát triển cao đã tạo ra cho phong trào cách mạng những khả năng lớn hơn trong
việc sử dụng phương pháp đấu tranh hòa bình để đi lên chủ nghĩa xã hội. Theo quan
điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, bạo lực chỉ là phương tiện, là công cụ chứ không
phải là mục đích của cách mạng, là điều kiện chứ không phải nguyên nhân sản sinh
ra xã hội mới. Do đó, người macxít không phủ nhận khả năng tiến lên chủ nghĩa xã
hội bằng phương pháp hòa bình, kể cả việc sử dụng “con đường dân chủ” mà coi
đó là khả năng hiếm hoi nhưng rất quý báu.
Phương pháp hòa bình được hiểu là những hình thức đấu tranh không diễn ra
sự xung đột vũ trang đổ máu. Vì vậy, phương pháp hòa bình, theo quan điểm
macxít, không phải là sự loại trừ bạo lực cách mạng. Trái lại, khả năng tiến lên chủ
nghĩa xã hội bằng phương pháp hòa bình chỉ được thực hiện khi có bạo lực cách
mạng làm điều kiện.
Đối với những người mácxít, đấu tranh vũ trang không phải là một cứu cánh.
Những người cộng sản hoàn toàn không phải chủ trương sử dụng vũ khí trong bất
cứ lúc nào và bất cứ trường hợp nào. Mác đã dùng hình ảnh gọi bạo lực là bà đỡ đẻ
của mỗi chế độ xã hội mới. Nhưng bạo lực giữ vai trò đó không phải vì các giai cấp
cách mạng mong muốn nhất thiết phải dùng nó mà vì những giai cấp lỗi thời đã lợi
dụng bạo lực để bảo vệ của cải và đặc quyền của chúng. Trong bản sơ thảo về cuốn
Tuyên ngôn Đảng Cộng sản, Ph. Ăngghen đã đặt câu hỏi: có thể thủ tiêu chế độ tư
SVTH: Võ Thị Hạnh - Sử 4A 9
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS.Lê Văn Anh
hữu bằng phương pháp hòa bình được không? “Rất mong muốn là có thể làm được
như thế, và tất cả những người cộng sản sẽ tán thành điều đó hơn cả… Nhưng đồng

thời, những người cộng sản cũng thấy rằng sự phát triển của giai cấp ở trong hầu
hết các nước đều bị trấn áp bằng bạo lực và do đó kẻ chống lại những người cộng
sản chính là ra sức làm việc cho cách mạng. Nếu như rốt cuộc tất cả những việc đó
sẽ đẩy giai cấp vô sản bị áp bức phải làm cách mạng thì những người cộng sản
chúng tôi khi đó sẽ bảo vệ sự nghiệp của giai cấp vô sản bằng hành động không
kém gì việc bảo vệ bằng lời nói hôm nay”[25,tr.331].
Các nhà lý luận kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin đã nhiều lần nhấn mạnh
rằng, giai cấp công nhân muốn giành chính quyền bằng phương pháp hòa bình để
cải tạo xã hội tư bản thành xã hội cộng sản. Sỡ dĩ giai cấp công nhân muốn hòa bình
thực hiện cách mạng là vì con đường đó sẽ giảm bớt những hy sinh và làm cho sức
sản xuất khỏi bị tàn phá, vì nếu có nội chiến thì nhất định sức sản xuất bị phá hoại.
Phải hiểu việc hòa bình chuyển chính quyền vào tay giai cấp công nhân như
thế nào và trong những điều kiện nào thì con đường hoà bình của cách mạng có thể
thực hiện được? Mới nhìn qua thì có thể tưởng rằng việc hòa bình chuyển chính
quyền vào tay giai cấp công nhân là việc chuyển mà không có cách mạng. Nhưng
quan niệm đó là sai lầm. Việc giai cấp công nhân giành lấy chính quyền bao giờ
cũng là một cuộc cách mạng, không kể là thực hiện bằng phương pháp hòa bình hay
bằng khởi nghĩa vũ trang. Tính tất yếu của cách mạng xã hội chủ nghĩa là quy luật
phổ biến của bước quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.
Cũng là một sai lầm nếu quan niệm rằng việc hòa bình chuyển chính quyền
vào tay giai cấp công nhân gạt bỏ đấu tranh giai cấp. Không phải như thế, nếu
không có đấu tranh giai cấp, và do đó nếu không đè bẹp sự phản kháng của mọi kẻ
thù giai cấp của giai cấp vô sản, thì không thể thực hiện được cải tạo xã hội chủ
nghĩa. Hòa bình chuyển chính quyền vào tay giai cấp công nhân chỉ có nghĩa là
không sử dụng hình thức đấu tranh giai cấp và hình thức bạo lực có tổ chức như
khởi nghĩa vũ trang, nội chiến. Đó là một bước chuyển biến không dùng vũ trang để
lật đổ chính quyền đương thời. Khả năng phát triển hòa bình của cách mạng xã hội
chủ nghĩa có thể bị thu hẹp, hay ngược lại có thể mở rộng tùy ở những điều kiện
lịch sử thay đổi và tùy ở lực lượng so sánh giữa các giai cấp thay đổi.
SVTH: Võ Thị Hạnh - Sử 4A 10

Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS.Lê Văn Anh
C.Mác, Ph. Ăngghen và V.I.Lênin đã từng phải đấu tranh chống các trào lưu
cải lương chủ nghĩa đem quan điểm điều hòa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản
để đối lập với học thuyết về đấu tranh giai cấp. Những người “không tưởng tiểu tư
sản” ấy hình dung ngay cả việc cải tạo xã hội chủ nghĩa cũng theo cách mộng
tưởng, không phải là dưới hình thức lật đổ nền thống trị của giai cấp bóc lột, mà
dưới hình thức số ít êm ái phục tùng số đông đã có ý thức về nhiệm vụ của mình.
Đối với họ, phương pháp đấu tranh chủ yếu chỉ là đấu tranh nghị trường, sử dụng
chế độ bầu cử dân chủ tư sản thành công cụ xây dựng chủ nghĩa xã hội. Họ không
kết hợp cuộc đấu tranh nghị trường với việc xây dựng những cơ sở bạo lực cách
mạng, và chuyên chính vô sản.
Thực tiễn lịch sử chính trị trong nhiều thập kỷ đã chứng minh rằng, thắng lợi
của “con đường dân chủ” chỉ có thể được đảm bảo khi có sức mạnh của phong trào
quần chúng làm hậu thuẫn. Xu thế “hòa hoãn” trong đời sống chính trị thế giới
hiện nay không bác bỏ quan điểm mácxít về bạo lực cách mạng. Xu thế đó không
có nghĩa là mọi xung đột vũ trang đều có thể giải quyết bằng giải pháp chính trị
theo ý muốn mà không có điều kiện nào. Cũng như nền hòa bình thế giới được duy
trì trong hơn bốn chục năm qua, xu thế chuyển từ đối đầu sang đối thoại hiện nay
không phải được tạo ra bởi chủ nghĩa đế quốc đã trở nên “biết điều” hơn trước. Nó
được tạo ra chính bởi sự lớn mạnh của các phong trào cách mạng và hòa bình, bởi
sự cân bằng sức mạnh giữa cách mạng và phản cách mạng, và nói riêng “sự cân
bằng chiến lược về quân sự” giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa đế quốc. Chiến
lược “diễn biến hòa bình” của chủ nghĩa đế quốc không loại trừ bạo lực mà là
“dựa trên sức mạnh”.
Như đã nói ở trên, bạo lực, theo quan điểm mácxít, chỉ là phương tiện của cách
mạng. Vì vậy, tùy theo hoàn cảnh lịch sử - cụ thể, nhất là tùy theo sự so sánh lực
lượng giữa cách mạng và phản cách mạng, nó có thể biểu hiện dưới nhiều hình thức
khác nhau. Bạo lực cách mạng là sức mạnh của phong trào quần chúng được đường
lối chính trị tiên tiến hướng dẫn vùng dậy chống giai cấp thống trị phản động. Đó

không chỉ là sức mạnh của lực lượng vũ trang mà bao gồm lực lượng chính trị của
quần chúng, tạo thành sức mạnh tổng hợp của cuộc đấu tranh cách mạng. Hơn nữa,
chính lực lượng chính trị của quần chúng là nguồn gốc sức mạnh của lực lượng vũ
SVTH: Võ Thị Hạnh - Sử 4A 11
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS.Lê Văn Anh
trang quân sự, là cơ sở của bạo lực cách mạng. Nếu quan niệm bạo lực cách mạng
chỉ là sức mạnh quân sự, chỉ là đấu tranh vũ trang là một quan niệm phiến diện.
Lênin nhấn mạnh ý nghĩa của đấu tranh vũ trang trong khởi nghĩa cách mạng, đồng
thời cũng đánh giá rất cao tầm quan trọng của các cuộc đấu tranh chính trị, đặc biệt
là thời kỳ bão táp cách mạng. Tổng kết kinh nghiệm cuộc cách mạng Nga 1905,
Người viết: “Lần đầu tiên trong lịch sử toàn thế giới, cuộc đấu tranh cách mạng đã
phát triển đến một trình độ và đã có được một sức mạnh khiến cho khởi nghĩa vũ
trang kết hợp với bãi công có tính chất quần chúng, cái vũ khí riêng đó của giai cấp
vô sản. Rõ ràng là kinh nghiệm ấy có một ý nghĩa quốc tế đối với hết thảy mọi cuộc
cách mạng vô sản” [16,tr.438]. Và Lênin coi sự kết hợp đó là đặc điểm của toàn bộ
thời kỳ giông tố cách mạng.
Đương nhiên, không phải bất cứ hình thức đấu tranh chính trị nào cũng là bạo
lực cách mạng. Hoạt động đấu tranh chính trị mang ý nghĩa bạo lực cách mạng khi
nó chủ trương chống lại sự đàn áp của cảnh sát và quân đội nhằm mục đích lật đổ
chính quyền phản động. Nó tạo nên một sức mạnh cần thiết có khả năng chiến
thắng sự đàn áp bằng vũ lực, buộc giai cấp thống trị phải tuân theo ý chí của giai
cấp cách mạng. Mức độ cần thiết của sức mạnh đó tùy thuộc vào hoàn cảnh lịch sử -
cụ thể. Đấu tranh chính trị có nhiều hình thức: từ việc tham gia bầu cử vào cơ quan
nhà nước cho đến những cuộc biểu tình quần chúng, từ việc sử dụng diễn đàn nghị
viện một cách hòa bình đến đấu tranh cách mạng giành chính quyền. Nhiệm vụ chủ
yếu của đấu tranh chính trị của giai cấp vô sản là lật đổ chính quyền của giai cấp tư
sản, thiết lập chính quyền của mình, thiết lập chuyên chính của giai cấp công nhân,
và sau khi chính quyền đã giành được thì củng cố nó, dùng nó làm công cụ xây
dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa. Vì vậy, các đảng cộng sản phải biết tổ chức và

lãnh đạo mọi hình thức đấu tranh, sử dụng chúng trong một thể thống nhất để tạo
nên sức mạnh tổng hợp, tùy theo sự phát triển của cách mạng mà chuyển một cách
linh hoạt từ hình thức này sang hình thức khác; biết sử dụng bạo lực cần thiết vào
những giờ phút và chỗ quyết định để giành thắng lợi cho cách mạng.
1.2. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về bạo lực cách mạng
SVTH: Võ Thị Hạnh - Sử 4A 12
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS.Lê Văn Anh
Đảng Cộng sản Việt Nam đội quân tiên phong của giai cấp công nhân Việt
Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và lãnh đạo, ngay từ khi mới ra đời, dưới
ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin đã có cách nhìn nhận đúng đắn về bạo lực
cách mạng. Hồ Chủ tịch nói: “Muốn cứu nước giải phóng dân tộc không còn con
đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản”[28,tr.114]. Đảng ta cũng chỉ
rõ: “Việc dùng bạo lực cách mạng để đập tan bộ máy nhà nước của giai cấp tư sản,
thiết lập ra ra nhà nước chuyên chính vô sản vẫn là quy luật phổ biến đối với cuộc
chiến tranh cách mạng của giai cấp công nhân ở các nước tư bản chủ nghĩa trong
điều kiện hiện nay”[32,tr.39], còn ở các nước thuộc địa và phụ thuộc “vấn đề đấu
tranh vũ trang và khởi nghĩa vũ trang ở các nước đó là một quy luật thực sự phổ
biến” [32,tr.39].
Bạo lực mà Đảng ta chủ trương là bạo lực của quần chúng. Hồ Chủ tịch nói:
Muốn cách mạng thành công thì phải lấy dân chúng (công nông) làm gốc và Người
chỉ ra rằng: “Trong cuộc đấu tranh gian khổ chống kẻ thù giai cấp và của dân tộc
cần dùng bạo lực cách mạng để chống bạo lực phản cách mạng”[28,tr.466] giành
lấy chính quyền và bảo vệ chính quyền. Vì vậy, Đảng ta rất chú ý quan tâm vấn đề
bạo lực cách mạng.
Do nhận thức được vai trò to lớn của các tầng lớp nhân dân trong tiến trình
cách mạng, nên Đảng ta đã tuyên truyền, giác ngộ quần chúng và tập hợp họ trong
một mặt trận dân tộc thống nhất, cùng đoàn kết nhất trí với nhau dưới sự lãnh đạo
của Đảng nhằm tạo nên sức mạnh của toàn dân đánh giặc, phát huy sức mạnh tổng
hợp. Hồ Chủ tịch đã chỉ ra hình thức của cuộc chiến tranh giải phóng đất nước là

khởi nghĩa tòan dân và kháng chiến toàn dân.
Đảng ta đã có một đường lối cách mạng đúng đắn, phù hợp với lập trường,
quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, quy tụ được xung quanh mình tất cả các giai
cấp và tầng lớp yêu nước, xây dựng một đội quân vững vàng, rộng lớn đấu tranh vì
sự nghiệp giải phóng dân tộc. Trong đó liên minh công nông làm nòng cốt và giai
cấp công nhân là người lãnh đạo cách mạng. Đảng Cộng sản Việt Nam xem việc
“xây dựng khối liên minh công nông là điều kiện đảm bảo cho thắng lợi của sự
nghiệp cách mạng” [5,tr.57] và việc xác định vai trò lãnh đạo của giai cấp công
nhân là vấn đề cốt tử đầu tiên của cách mạng.
SVTH: Võ Thị Hạnh - Sử 4A 13
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS.Lê Văn Anh
Phương pháp cách mạng mà Đảng ta đề ra là phải sử dụng bạo lực cách mạng
của quần chúng để đánh đổ giai cấp thống trị và chủ nghĩa đế quốc. Để thực hiện
thắng lợi đường lối chiến lược đã đề ra, Đảng vạch ra những phương pháp, điều
kiện cụ thể để tiến hành cách mạng trong từng giai đoạn và tùy từng nơi, từng lúc.
Điều kiện để cách mạng đi đến thắng lợi là phải biết thắng địch từng bước, phải có
tình thế cách mạng, tạo thời cơ và chớp lấy thời cơ.
Xuất phát từ quan điểm về cách mạng bạo lực của chủ nghĩa Mác – Lênin và
căn cứ vào điều kiện cụ thể của nước ta, cách mạng bạo lực mà Đảng ta đề ra là sự
kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị, khởi nghĩa vũ trang
với chiến tranh cách mạng, cho nên phải đặc biệt chú trọng việc xây dựng, phát
triển cả hai lực lượng chính trị và vũ trang. Kháng chiến toàn dân phải kết hợp với
các mặt trận và hình thức đấu tranh, trong đó đấu tranh quân sự là chủ yếu và có ý
nghĩa quyết định, vì đây là hình thức cơ bản có tác dụng quyết định trực tiếp tiêu
diệt lực lượng quân sự của địch. Trong đấu tranh vũ trang cần phát triển lối đánh du
kích để toàn dân có thể đánh giặc ở mọi nơi, mọi lúc và sử dụng được cả các loại vũ
khí thô sơ. Coi du kích là cách đánh của mọi dân tộc bị áp bức chống đế quốc. Đấu
tranh quân sự phải gắn liền với đấu tranh chính trị, tạo điều kiện cho đấu tranh
chính trị phát triển, “thắng lợi quân sự đem lại thắng lợi chính trị, nhưng thắng lợi

chính trị đó sẽ làm cho thắng lợi quân sự to lớn hơn”[29,tr.148] và không có lực
lượng chính trị và đấu tranh chính trị của quần chúng thì đấu tranh quân sự và lực
lượng vũ trang không thể giành được thắng lợi. Nhưng trong đó quân sự là trực tiếp
quyết định.
Đảng ta đề xuất đánh địch toàn diện trên cả ba vùng chiến lược: rừng núi, đồng
bằng và thành thị với lực lượng vũ trang ba thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa
phương và dân quân du kích. Ngoài ra Đảng còn chú trọng đến vấn đề xây dựng căn
cứ địa và hậu phương vững chắc, kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của
thời đại để tạo ra sức mạnh tổng hợp giành thắng lợi cuối cùng cho đất nước, cho
nhân dân trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Tóm lại, thấm nhuần quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề cách mạng
bạo lực. Đảng ta đã vận dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh, tình hình cụ thể của
nước ta. Với đường lối cách mạng đúng đắn, Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí
SVTH: Võ Thị Hạnh - Sử 4A 14
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS.Lê Văn Anh
Minh đã vững tay lái, khéo chống chèo đưa con thuyền cách mạng Việt Nam đến bờ
bến vinh quang.
Từ kinh nghiệm cách mạng tháng Tám và kháng chiến chống Pháp, cố Tổng bí
thư Lê Duẩn khẳng định rằng, con đường có tính quy luật đưa sự nghiệp giải phóng
của nhân dân ta đến thắng lợi về cơ bản là con đường bạo lực. Song, trong chiến
tranh cách mạng, chiến tranh giải phóng của dân tộc ta, bạo lực cách mạng không
đồng nghĩa với đấu tranh vũ trang và chỉ dựa vào đấu tranh vũ trang, mà còn đòi hỏi
phải có lực lượng chính trị và đấu tranh chính trị. Coi trọng xây dựng lực lượng vũ
trang và không ngừng tăng cường hiệu lực của đấu tranh quân sự là tuyệt đối cần
thiết, bởi vì có thắng địch về quân sự thì cuối cùng mới giành được thắng lợi cho
cách mạng, cho kháng chiến. Song xây dựng lực lượng chính trị, và phát huy vai trò
của đấu tranh chính trị cũng cần thiết như thế. Bởi vì, chính trị là chỗ mạnh tuyệt
đối tạo nên ưu thế của lực lượng cách mạng so với lực lượng phản cách mạng.
Chính trị ở đây là lòng dân và sức dân, là truyền thống yêu nước và cách mạng,

khoa học quân sự và phải tính đầy đủ đến sức mạnh và tính năng động của con
người thể hiện ở trình độ giác ngộ cách mạng ý chí quyết đánh quyết thắng, không
ngại gian khổ hy sinh.
Trong những năm đen tối dưới ách thống trị tàn bạo của Mỹ - Diệm, cố Tổng
bí thư Lê Duẩn đã nhìn thấy sự bức xúc vùng lên của quần chúng bị đàn áp, khủng
bố và khả năng giành thắng lợi của nhân dân miền Nam qua phong trào Đồng khởi.
Theo đồng chí, tinh thần yêu nước của người dân quyết tâm nổi dậy giành quyền
làm chủ, trình độ giác ngộ của người lính cầm súng chiến đấu vì độc lập tự do là
nhân tố quyết định sức mạnh tất thắng của chiến tranh cách mạng.
Cố Tổng bí thư Lê Duẩn nhấn mạnh rằng, trong cách mạng miền Nam, chính
trị là cái gốc, là chỗ dựa cực kỳ quan trọng của chiến tranh giải phóng; song chính
trị không phải là cơ sở của quân sự mà phải coi nó là một lưỡi gươm sắc như lưỡi
gươm quân sự. Chính trị trên thực tế đã trở thành lực lượng, thành đội quân có tổ
chức của quần chúng cách mạng được sử dụng như một hình thức đấu tranh cơ bản,
như một mũi tiến công dũng mãnh được tung vào trận khi tiến hành khởi nghĩa, một
mũi tiến công lợi hại thường xuyên uy hiếp, làm rối loạn hậu phương của địch, kể
cả các đô thị, trung tâm đầu não của đối phương.
SVTH: Võ Thị Hạnh - Sử 4A 15
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS.Lê Văn Anh
Đảng ta đã góp phần vào việc phát triển học thuyết cách mạng bạo lực của chủ
nghĩa Mác – Lênin. Để giành chính quyền, trong một số ít trường hợp nào đó có thể
dùng phương pháp hòa bình. Nhưng bạo lực cách mạng vẫn là quy luật phổ biến.
Mỗi cuộc cách mạng nổ ra dù thành công hay thất bại, nếu tổng kết kinh nghiệm tốt,
đều góp phần làm cho học thuyết đó thêm phong phú. Đối với bạo lực cách mạng,
không phải mọi người đều có quan niệm giống nhau. Có người đồng nhất bạo lực
với các hoạt động vũ trang, lực lượng quân sự. Qua thực tiễn cách mạng Việt Nam,
Đảng ta đã đưa ra một quan niệm bạo lực khác với các quan niệm trên: “Bạo lực
cách mạng không phải chỉ là đấu tranh vũ trang. Bạo lực có thể là sự vùng dậy của
quần chúng, là đấu tranh chính trị hoặc đấu tranh chính trị và vũ trang kết hợp

nhằm lật đổ ách thống trị của địch, thiết lập chính quyền của nhân dân. Phải đứng
trên quan điểm cách mạng để hiểu bạo lực quần chúng, và có hiểu bạo lực với nội
dung là sự vùng dậy của quần chúng bằng phương pháp vừa đấu tranh vừa chính
trị vừa quân sự thì mới thấy rõ thế tiến công của cách mạng” [7, tr.160].
SVTH: Võ Thị Hạnh - Sử 4A 16
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS.Lê Văn Anh
CHƯƠNG 2: HÌNH THỨC ĐẤU TRANH CHÍNH TRỊ TRONG CÁCH
MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA THÁNG MƯỜI NGA
(TỪ THÁNG 4 ĐẾN THÁNG 7 NĂM 1917)
2.1. Đường lối bạo lực cách mạng của Đảng Bônsêvich trong Cách mạng
xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga
Chiến tranh thế giới thứ nhất đã đẩy nước Nga vào cuộc khủng hoảng trầm
trọng, phơi bày sự lạc hậu về kinh tế, quân sự của đất nước. Nền công nghiệp không
đáp ứng được yêu cầu của cuộc chiến, kinh tế kiệt quệ, sản xuất đình đốn, nạn đói
trầm trọng ở nông thôn, chiến tranh và sự yếu kém của nền kinh tế làm hàng triệu
người chết và bị thương. Nội bộ giai cấp thống trị mâu thuẫn với nhau, những kẻ
cầm đầu bộ máy chiến tranh mang nặng tâm lý chiến bại. Duma quốc gia bị giải tán,
chính quyền chuyển sang tay bọn độc tài quân sự. Chính phủ Nga hoàng muốn ký
hoà ước riêng với Đức để rảnh tay đối phó với phong trào cách mạng. Tuy nhiên,
giai cấp tư sản không muốn điều đó, bởi họ có lợi từ chiến tranh và nhờ đó mà có
thể thực hiện tham vọng đế quốc. Giai cấp tư sản muốn tiến hành một cuộc đảo
chính lật đổ Nga hoàng, đưa một phần tử tư sản lên nắm quyền.
Trong điều kiện lịch sử mới, Lênin cho rằng, nội dung xã hội của cuộc cách
mạng sắp nổ ra ở nước Nga chỉ có thể là nền chuyên chính dân chủ cách mạng của
giai cấp vô sản và giai cấp nông dân; cuộc cách mạng dân chủ tư sản sắp tới có
nhiều khả năng thuận lợi và “hết sức gần” để chuyển sang cuộc cách mạng xã hội
chủ nghĩa. Trong tháng 1 năm 1917, hàng trăm ngàn công nhân tham gia bãi công,
sang tháng 2, con số này lên tới 400 ngàn người. Ngày 23-2, (tức ngày 8-3 công
lịch), đáp lời kêu gọi của Đảng bộ Bôsêvích Pêtrôgrat, chị em công nhân xuống

đường biểu tình, công nhân các nhà máy khác cũng bãi công hưởng ứng. Trong
những ngày tiếp theo, làn sóng đấu tranh tiếp tục dâng cao. Ngày 27-2, khởi nghĩa
SVTH: Võ Thị Hạnh - Sử 4A 17
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS.Lê Văn Anh
bao trùm khắp thủ đô, công nhân chiếm các kho vũ khí và trang bị cho mình, binh
lính ngả về phía nhân dân. Ngày 28-2, chính quyền không còn kiểm soát được tình
hình, hạ lệnh cho các đơn vị quân đội thủ đô hạ vũ khí. Cuộc khởi nghĩa thắng lợi ở
thủ đô.
Ngay chiều ngày 27-2, Xô viết đại biểu công nhân và binh lính Pêtrôgrat đã ra
mắt. Tin thắng lợi lan nhanh khắp các địa phương trong nước. Công nhân và nhân
dân khắp nơi nhanh chóng nổi dậy lật đổ chế độ cũ, thành lập các Xô viết, hình
thành cơ quan chính quyền cách mạng. Như vậy, cách mạng dân chủ tư sản tháng
Hai năm 1917 đã thắng lợi. Chỉ trong một tuẫn lễ, chế độ Nga hoàng chuyên chế
thống trị nhân dân từ bao đời nay đã bị sụp đổ. Nước Nga trở thành nhà nước cộng
hoà dân chủ.
Nhưng sau Cách mạng tháng Hai, một tình hình chính trị phức tạp chưa từng
có diễn ra ở Nga. Các Xô viết hoàn toàn có khả năng nắm chính quyền, nhưng các
thủ lĩnh Mensêvích đã bí mật tiến hành thương lượng và thoả hiệp với các đảng tư
sản. Ngày 2-3, Ban chấp hành Xôviết Pêtrôgrat đã thông qua nghị quyết chuyển
giao chính quyền cho giai cấp tư sản. Cùng ngày, được sự ủng hộ của các thủ lĩnh
Mensêvích, Uỷ ban lâm thời của viện Đuma quốc gia Nga đã thành lập Chính phủ
lâm thời của giai cấp tư sản. Như vậy, ở Nga lúc này đã hình thành một tình hình
độc đáo là có hai chính quyền song song tồn tại: Chính phủ tư sản lâm thời và Xô
viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính. Hai chính quyền đại diện cho lợi ích
của các giai cấp khác nhau nên không thể cùng tồn tại và xung đột là không thể
tránh khỏi. Thực tế này cũng chỉ ra rằng, lực lượng cách mạng và phản cách mạng
chưa bên nào đủ sức mạnh để đánh đổ được bên nào.
Sau khi lên nắm chính quyền, giai cấp tư sản mà đại diện cho nó là Chính phủ
tư sản lâm thời không thực hiện bất cứ một chính sách nào dù là nhỏ nhất để cải

thiện tình hình đất nước. Nhân dân Nga tham gia cuộc đấu tranh cách mạng, không
tiếc xương máu, mạng sống của mình với mong muốn được hòa bình, tự do, bánh
mì và ruộng đất, nhưng Chính phủ tư sản không nghĩ đến việc chấm dứt chiến
tranh, mà lại tìm mọi cách để thúc đẩy cuộc chiến tranh xâm lược của mình với
khẩu hiệu “chiến tranh đến toàn thắng”. Họ nuôi hy vọng với sự tiếp diễn của chiến
tranh không chỉ đưa lại lợi nhuận cho giai cấp tư sản, mà quan trọng hơn là nhờ
SVTH: Võ Thị Hạnh - Sử 4A 18
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS.Lê Văn Anh
chiến tranh để tiêu diệt lực lượng cách mạng và chấm dứt tình trạng hai chính quyền
song song tồn tại trong nước.
Trong cuộc đấu tranh giành chính quyền và củng cố sức mạnh chính quyền của
giai cấp tư sản được sự ủng hộ ngấm ngầm (trong thời gian đầu), nhưng rất quyết
liệt của các đảng thỏa hiệp Xã hội Cách mạng và Mensêvích. Các đảng thỏa hiệp đã
tuyên truyền, lừa bịp rằng chế độ Nga hoàng đã bị lật đổ, tức là cách mạng đã kết
thúc, mục tiêu đặt ra cho cách mạng đã đạt được, do đó không cần thiết phải chuyển
sang cách mạng xã hội chủ nghĩa. Và vì, cách mạng đã giành được thắng lợi tính
chất của cuộc chiến tranh cũng thay đổi, nó không còn mang tính chất đế quốc chủ
nghĩa nữa. Các đảng thỏa hiệp kêu gọi nhân dân hãy “bảo vệ tổ quốc”. Để che giấu
sự phản bội của mình, Đảng Mensêvích (MSV) và Xã hội cách mạng hứa sẽ tổ chức
việc kiểm soát các hoạt động của chính phủ tư sản và đưa công thức “vì – cho nên”:
“vì” Chính phủ sẽ giải quyết những nhiệm vụ cách mạng “cho nên” cần ủng hộ
Chính phủ; nếu Chính phủ quay lại chế độ cũ thì phê bình Chính phủ nhưng bất cứ
trong trường hợp nào cũng không được lật đổ Chính phủ.
Có thể nói, sau Cách mạng tháng Hai, Đảng Bônsêvích đứng trước một thực tế
chưa từng có trong lịch sử, đó là sự tồn tại hai chính quyền song song. “Không phải
mỗi một lúc mà tất cả mọi người đều hiểu rõ ngay ý nghĩa giai cấp và vai trò của
các Xô viết. Cần phải tổ chức hành triệu quần chúng lại, cần phải vạch trần chính
sách của Chính phủ tư sản lâm thời và vai trò phản bội của bọn thỏa hiệp. Không
phải ngay một lúc mà toàn Đảng đều hiểu rõ những nhiệm vụ vô cùng lớn lao đó”

[22,tr.294]. Ngay một số tổ chức Đảng và đảng viên nổi tiếng đã có nhận thức chưa
đúng đối với tình hình lúc bấy giờ, thậm chí kêu gọi tổ chức “sự kiểm soát của
quần chúng” đối với các hoạt động của của Chính phủ tư sản lâm thời…Bản thân
I.V.Xtalin viết: “…Đó là lập trường sai lầm nghiêm trọng vì nó đẻ ra ảo tưởng hòa
bình, tạo điều kiện tốt cho “chủ nghĩa vệ quốc” và gây khó khăn cho việc giáo dục
tinh thần cách mạng của quần chúng. Lúc bấy giờ, tôi cùng những đồng chí khác
trong Đảng có lập trường sai lầm đó và chỉ vào giữa tháng tư, khi đã thống nhất
với bản luận cương của Lênin thì tôi hoàn toàn từ bỏ lập trường đó”[22,tr.294].
Giai cấp công nhân và nhân dân lao động Nga đứng trước sự phản bội trắng
trợn của Chính phủ lâm thời, buộc phải lựa chọn: hoặc là tiếp tục cam chịu bị phản
SVTH: Võ Thị Hạnh - Sử 4A 19
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS.Lê Văn Anh
bội, tiếp tục sống dưới ách áp bức, bóc lột của giai cấp tư sản và địa chủ quý tộc,
hoặc đứng lên làm cách mạng, lật đổ chính phủ tư sản lâm thời, giành chính quyền
về tay Xôviết đại biểu nhân dân, thực hiện mục tiêu cách mạng của mình.
Thực tiễn nước Nga sau Cách mạng tháng Hai phải có một đường lối, chính
sách, khẩu hiệu cách mạng phù hợp để lãnh đạo quần chúng lao động tiếp tục cuộc
đấu tranh cách mạng phát triển trong một bối cảnh mới. Sự trở về của lãnh tụ
V.I.Lênin đã đáp ứng sự đòi hỏi này.
Lãnh tụ của Đảng Bônsêvích V.I.Lênin từ Thụy Sĩ trở về nhà ga Phần
Lan ngày 3 tháng 4 năm 1917 đã nhận được sự ủng hộ rất lớn của nhân
dân Pêtrôgrat. Ngày 4 tháng 4 năm 1917, Lênin đọc một bài phát biểu quan trọng có
nhan đề "Những nhiệm vụ của giai cấp vô sản trong cuộc cách mạng hiện nay". Bản
báo cáo này đã đi vào lịch sử với tên gọi "Luận cương Tháng Tư" chỉ ra con đường
chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.
“Chiến tranh và thái độ của Đảng Bôn sê vích” là vấn đề đầu tiên được đề cập
trong Luận cương, V.I.Lênin cho rằng, sau Cách mạng tháng Hai, tính chất cuộc
chiến tranh không thay đổi, Người đề nghị: “…Thái độ của chúng ta đối với cuộc
chiến tranh này là không cho phép một sự nhân nhượng nào,dù là hết sức nhỏ, đối

với chủ nghĩa vệ quốc cách mạng”. Người chỉ rõ: “Giai cấp vô sản giác ngộ chỉ có
thể tán thành một cuộc chiến tranh cách mạng nào thực sự biện hộ cho chủ nghĩa
vệ quốc cách mạng với điều kiện là: a) Chuyển chính quyền vào tay giai cấp vô sản
và những bộ phận nông dân nghèo đi theo giai cấp vô sản; b) Từ bỏ thật sự, chứ
không phải trên lời nói, tất cả các cuộc thôn tính; c) Hoàn toàn đoạn tuyệt thật sự
với tất cả các lợi ích của tư bản”[14,tr.137]. Lênin cho rằng, hiện tại ở nước Nga có
một bộ phận quần chúng khá rộng rãi đang ủng hộ chủ nghĩa vệ quốc cách mạng và
thừa nhận chiến tranh, vì họ thấy cần thiết chứ không phải vì mục đích xâm lược, và
quan trọng hơn là họ đang bị giai cấp tư sản lừa gạt. Cho nên nhiệm vụ của Đảng
Bôn sê vích và giai cấp vô sản cách mạng “cần phải giải thích một cách đặc biệt tỉ
mỉ, kiên trì, nhẫn nại để họ thấy được sai lầm của họ, phải giải thích cho họ hiểu
mối quan hệ khăng khít giữa tư bản và chiến tranh đế quốc chủ nghĩa, phải chứng
minh cho họ thấy rằng nếu không đánh đổ được tư bản, thì không thể chấm dứt
được chiến tranh bằng một hòa ước thật sự dân chủ, không có tính chất cưỡng bức.
SVTH: Võ Thị Hạnh - Sử 4A 20
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS.Lê Văn Anh
Tổ chức tuyên truyền hết sức rộng rải quan điểm ấy trong quân đội đang chiến đấu.
Bắt tay thân thiện giữa các binh sĩ đang giao chiến” [14,tr.137].
Vấn đề cơ bản của cách mạng xã hội là vấn đề giành chính quyền. Tình hình
nước Nga sau Cách mạng tháng Hai là sự tồn tại hai chính quyền song song. Theo
Lênin, “Tình trạng hai chính quyền song song tồn tại chỉ phản ánh một thời kỳ quá
độ trong sự phát triển của cách mạng, khi cuộc cách mạng này đã vượt quá khuôn
khổ của một cuộc cách mạng dân chủ tư sản thông thường, nhưng vẫn chưa đạt
được chuyên chính “thuần túy” của giai cấp vô sản và nông dân”[14,tr.188]. Trên
cơ sở thực tiễn của nước Nga, đặc biệt với nhãn quan chính trị thông thái, Lênin đã
giải thích nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng hai chính quyền song song tồn tại
sau cách mạng tháng Hai. Trước cách mạng, nước Nga bị “mê muội” về chính trị,
bị đè bẹp “dưới cái ách kinh khủng” của chế độ Nga hoàng, đến khi cách mạng
bùng nổ thì “hàng triệu và hàng chục triệu người đã thức tỉnh và hướng về chính

trị”. Nhưng trong số những người đó chủ yếu là “những người tiểu chủ, những
người tiểu tư sản, những người đứng giữa bọn tư bản và các công nhân làm thuê.
Nước Nga là nước tiểu tư sản lớn nhất trong tất cả các nước châu Âu”[14,tr.189].
Người nhấn mạnh: “Một làn sóng tiểu tư sản khổng lồ đã tràn ngập tất cả, đã đè
bẹp giai cấp vô sản giác ngộ không những bằng số lượng của nó, mà còn bằng hệ
tư tưởng, nghĩa là nó đã dùng những quan điểm tiểu tư sản về chính trị để đầu độc
và mê hoặc những giới công nhân rộng rải”[14,tr.190]. Nhưng thực tế lịch sử cũng
đã chỉ rõ, trong một quốc gia không thể tồn tại hai nền chuyên chính đối địch nhau
về mặt giai cấp để quyết định chấm dứt sự tồn tại của một trong hai nền chuyên
chính. Lênin chủ trương hoàn toàn không tín nhiệm Chính phủ lâm thời và cự tuyệt
không giúp đỡ bất cứ điều gì cho Chính phủ lâm thời, phải vạch trần sự dối trá của
những điều mà chính phủ tư sản đã hứa hẹn trước nhân dân. Người chỉ rõ: “Tuyệt
đối không ủng hộ Chính phủ lâm thời; vạch rõ tính chất hoàn toàn dối trá của tất
cả những lời hứa hẹn của chính phủ ấy, nhất là những lời hứa hẹn từ bỏ các cuộc
thôn tính. Vạch trần, chứ không “đòi hỏi” rằng chính phủ đó, chính phủ của bọn tư
bản, thôi không còn là một chính phủ đế quốc chủ nghĩa nữa; sự đòi hỏi đó là một
điều không thể dung nhận được và nó sẽ gây ra ảo tưởng”[14,tr.138]. Lênin kêu gọi
Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh của quần chúng và biến cuộc đấu tranh đó thành cách
SVTH: Võ Thị Hạnh - Sử 4A 21
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS.Lê Văn Anh
mạng xã hội chủ nghĩa. Trong Luận cương, Người viết: “Đặc điểm tình hình hiện
nay ở nước Nga là bước quá độ từ giai đoạn thứ nhất của cách mạng, là giai đoạn
đã đem lại chính quyền cho giai cấp tư sản do chỗ trình độ giác ngộ và tổ chức của
giai cấp vô sản còn thấp, tiến lên giai đoạn thứ hai của cách mạng, là giai đoạn
phải đem lại chính quyền cho giai cấp vô sản và những tầng lớp nghèo trong nông
dân”[14,tr.137].
Từ thực tế nước Nga sau cách mạng tháng Hai, Lênin đã chỉ ra cho những
người Bônsêvích và quần chúng cách mạng thấy rõ trong các Xô viết đại biểu công
nhân và binh lính, Đảng Bônsêvích đang chiếm tỉ lệ thiểu số so với các đảng tiểu tư

sản cơ hội chủ nghĩa. Người đề nghị Đảng Bônsêvích phải “giải thích cho quần
chúng hiểu rõ rằng chỉ có Xô viết đại biểu công nhân mới là hình thức chính phủ
cách mạng duy nhất có thể thừa nhận được, và do đó, chừng nào mà chính phủ đó
còn chịu ảnh hưởng của giai cấp tư sản, thì nhiệm vụ của chúng ta chỉ có thể là
giải thích một cách nhẫn nại, có hệ thống, kiên trì, đặc biệt thích hợp với nhu cầu
thực tiễn của quần chúng, thấy rõ những sai lầm trong sách lược của họ”
[14,tr.138].
Sau khi vạch ra phương châm đưa cách mạng tư sản dân chủ phát triển lên
cách mạng XHCN và chỉ rõ động lực của cuộc cách mạng mới, Lênin đã xác định
hình thức tổ chức chính quyền về mặt chính trị. Mầm móng của Nhà nước mới đó là
Công xã Pari và các Xô viết. Lênin khẳng định đó là Nhà nước của công nhân, cố
nông và nông dân, chứ không phải là nhà nước tư sản. Trong nhà nước này phải
thực hiện việc thay thế quân đội thường trực bằng vũ trang toàn dân, tức là “bãi bỏ
cảnh sát, quân đội và quan lại”[14,tr.138]. Người chứng minh rằng, các Xô viết là
tổ chức quần chúng cách mạng của đa số nhân dân, dân chủ hơn bất kỳ một nghị
viện nào, các Xô viết đảm bảo cho quần chúng nhân dân có thể tham gia trực tiếp và
tích cực vào việc xây dựng toàn bộ sinh hoạt nhà nước từ dưới lên trên. Đó là một
phát kiến khoa học vĩ đại, nó làm phong phú thêm học thuyết mác xít về chuyên
chính vô sản.
Từ sự xác định phương hướng phát triển, sự sắp xếp lực lượng đồng minh của
giai cấp vô sản và kẻ thù của cách mạng, Lênin đã đề ra khẩu hiệu có ý nghĩa chiến
lược quan trọng nhất: “Toàn bộ chính quyền về tay các Xô viết”. Đúng như nhận
SVTH: Võ Thị Hạnh - Sử 4A 22
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS.Lê Văn Anh
xét của I.V.Xtalin: “…theo khẩu hiệu “Toàn bộ chính quyền về tay các Xô viết”,
bằng cách đấu tranh để biến các Xô viết, từ các cơ quan động viên quần chúng
thành những cơ quan khởi nghĩa, thành những cơ quan chính quyền, thành bộ máy
của một nhà nước vô sản mới” [38,tr.117]. Khẩu hiệu “Toàn bộ chính quyền về tay
các Xô viết” không có nghĩa là loại các bộ trưởng tư sản ra khỏi chính phủ và đưa

vào đó những đại biểu của các đảng chiếm đa số trong các Xô viết, tức là các đảng
Mensêvích và Xã hội cách mạng. Khẩu hiệu này có nghĩa là thủ tiêu chế độ hai
chính quyền song song tồn tại và thiết lập một chính quyền thống nhất và toàn
quyền của các Xô viết, có nghĩa là tổ chức một kiểu nhà nước mới, thủ tiêu bộ máy
nhà nước cũ và trên nền tảng các Xô viết từ trên xuống dưới để xây dựng một bộ
máy nhà nước mới,hoàn toàn đáp ứng lợi ích của nhân dân lao động. “Ý nghĩa của
khẩu hiệu này là nó đã điểm trúng huyệt kẻ thù chủ yếu của cách mạng là giai cấp
tư sản Nga với các đảng thỏa hiệp, đồng thời chỉ rõ mục đích cuối cùng, chủ yếu
của cách mạng là thiết lập chính quyền của giai cấp vô sản dưới hình thức các Xô
viết”[37,tr.135].
Trên cơ sở phân tích tình hình nước Nga sau Cách mạng tháng Hai, Lênin cho
rằng, trong điều kiện lịch sử cụ thể nước Nga, có khả năng “dưới hình thức ngoại
lệ” chuyển toàn bộ chính quyền về tay Xô viết một cách hòa bình. Giai cấp tư sản
Nga chưa dám sử dụng bạo lực đối với quần chúng. Khác với các cuộc cách mạng
trước đây, hiện nay trong tay nhân dân đã có sẵn bộ máy chính quyền là các Xô viết
đại biểu. Nếu như các Xô viết đại biểu tuyên bố nắm chính quyền thì không ai dám
chống lại họ. Lênin cũng nhấn mạnh, khả năng giành chính quyền bằng phương
pháp hòa bình là rất hiếm và rất quý, những người cách mạng phải biết tận dụng nó
để bớt hy sinh xương máu của nhân dân, nhưng cũng phải chuẩn bị lực lượng để khi
tình hình thay đổi thì nhanh chóng chuyển sang đấu tranh vũ trang giành chính
quyền. Lênin viết: "Vũ khí ở trong tay nhân dân, không có sự cưỡng bức nào từ bên
ngoài đối với nhân dân, đó là thực chất của sự vật. Điều đó cho phép và bảo đảm
sự phát triển và hòa bình của cách mạng" [15,tr.15]. Tuy nhiên, Lênin cũng chỉ rõ
phải sẵn sàng chuyển sang khởi nghĩa vũ trang một khi hoàn cảnh thay đổi.
Khẩu hiệu “toàn bộ chính quyền về tay các Xô viết” bao gồm hai giai đoạn:
Giai đoạn đầu tiên là chấm dứt sự cầm quyền của Chính phủ lâm thời và chuyển
SVTH: Võ Thị Hạnh - Sử 4A 23
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS.Lê Văn Anh
toàn bộ chính quyền vào tay các Xô viết, mặc dù lúc bấy giờ các đảng thỏa hiệp

chiếm đa số trong các Xô viết đại biểu công nhân và binh lính. Giai đoạn thứ hai,
cuộc đấu tranh sẽ diễn ra trong nội bộ các Xô viết đại biểu nhằm thay thế các đảng
thỏa hiệp bằng những người Bônsêvích. Do bản chất thỏa hiệp, dao dộng, các đảng
thỏa hiệp sẽ không đáp ứng các yêu cầu chính đáng của nhân dân về: hòa bình, tự
do, bánh mì, ruộng đất; thực hiện những chính sách có lợi cho giai cấp tư sản. Quần
chúng nhân dân sẽ không còn tín nhiệm đối với họ nữa. Bằng kinh nghiệm chính trị
của những người Bônsêvích, quần chúng sẽ không còn ảo tưởng đối với các đảng
thỏa hiệp, thấy rõ bản chất của chúng, cuối cùng sẽ thay thế chúng bằng những đại
biểu của Đảng Bônsêvích. “Như vậy là cách mạng sẽ diễn ra bằng phương pháp
hòa bình, nền chuyên chính dân chủ cách mạng của giai cấp công nông sẽ chuyển
thành nền chuyên chính xã hội chủ nghĩa của giai cấp vô sản”[35,tr.136].
Trong điều kiện nước Nga sau cách mạng tháng Hai, khi những người cách
mạng đang đứng trước ngã ba đường chưa tìm ra con đường thích hợp để tiếp tục
đẩy cách mạng tiến lên, thì Luận cương tháng Tư của Lênin có ý nghĩa cực kỳ quan
trọng. Luận cương tháng Tư trở thành cương lĩnh chiến đấu của toàn đảng BSV và
giai cấp công nhân cách mạng. Luận cương là bó đuốc soi đường cho Đảng BSV và
giai cấp công nhân Nga nhanh chóng chuyển sang con đường mới, triển khai mạnh
mẽ cuộc đấu tranh vì sự thắng lợi của cách mạng XHCN.
2.2. Hình thức đấu tranh chính trị trong Cách mạng xã hội chủ nghĩa
tháng Mười Nga (từ tháng 4 đến tháng 7 năm 1917)
Dưới ánh sáng của Luận cương tháng Tư, Đảng Bônsêvích đẩy mạnh phong
trào đấu tranh của quần chúng. Trong khi đó, chính phủ Lâm thời vẫn chủ trương
tiếp tục cuộc chiến tranh, làm cho dân chúng phẫn nộ. Các cuộc đấu tranh đình
công, bãi công biểu tình của quần chúng lại lan rộng.
Như đã trình bày ở trên, đường lối của Đảng sau Cách mạng tháng Hai là kiên
nhẫn giải thích chính sách Bônsêvích tố cáo hành động của các Đảng Mensêvích và
Xã hội cách mạng để cô lập những đảng này trong quần chúng và để chiếm đa số
trong các Xô viết.
Ngoài sự hoạt động trong các Xô viết, những người Bônsêvích còn hoạt động
trong các công đoàn, trong các ủy ban nhà máy, đặc biệt trong quân đội. Những tổ

SVTH: Võ Thị Hạnh - Sử 4A 24
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS.Lê Văn Anh
chức quân sự thành lập khắp nơi. Ngoài mặt trận và ở hậu phương, những người
Bônsêvích làm việc không biết mệt mỏi để xây dựng các tổ chức trong lực lượng
lục quân và hải quân. Tờ báo Bônsêvích ở ngoài mặt trận có tên là “Sự thực chiến
hào” đã góp phần giáo dục tuyên truyền đường lối của Đảng Bônsêvích trong lực
lượng quân đội.
Để bày tỏ sự ủng hộ đảng Bônsêvích, ngày Quốc tế Lao động 18 tháng 4 (1
tháng 5) năm 1917, công nhân và binh lính Nga biểu tình đòi hoà bình, dân chủ.
Trong khi đó bộ trưởng ngoại giao của Chính phủ lâm thời Miliucov gửi công
hàm cho các nước phe Hiệp ước cam kết theo đuổi chiến tranh đến cùng gây sự
phẫn nộ trong dân chúng. Ngày 20 và 21 tháng 4, hàng chục vạn binh lính và người
dân Nga xuống đường biểu tình hòa bình, giơ cao khẩu hiệu "Tất cả chính quyền về
tay Xô Viết", "Hòa bình, ruộng đất, bánh mì". Binh lính đã thông qua nghị quyết
dưới đây: “Sau khi tìm hiểu bản thông cáo của Miliucov về mục đích cuộc chiến
tranh, chúng tôi biểu thị lòng căm phẫn về cử chỉ vô liêm sỉ này, nó trái ngược rõ
rệt với bức thông điệp của Xô viết công nhân và binh lính gửi nhân dân toàn thế
giới, cũng như với lời tuyên bố của chính ngay Chính phủ lâm thời, và chúng tôi đòi
Miliucov từ chức ngay” [20,tr.57].
Ngày 21 tháng Tư, nghe theo lời kêu gọi của Đảng BSV công nhân thành phố
Pêtơrôgrat tiến hành đình công và biểu tình. Hơn 100.000 người đã xuống đường
biểu tình, tuần hành đòi hòa bình. Trong cuộc đấu tranh ngày 21 tháng Tư cũng đã
xuất hiện tư tưởng nóng vội, một nhóm Uỷ viên BCH Peterơxebua đưa ra khẩu hiệu
“Đả đảo chính phủ lâm thời” mà không được sự đồng ý của BCH Trung ương.
Ngày 22 tháng Tư, BCH Trung ương Đảng BSV thông qua nghị quyết chỉ trích
khẩu hiệu đó là không đúng, mạo hiểm và cho rằng khẩu hiệu này cũng có nghĩa là
kêu gọi khởi nghĩa vũ trang, mâu thuẫn với chủ trương của Đảng và Lênin là phát
triển cách mạng bằng đường lối hòa bình, nhằm tranh thủ một cách hòa bình đa số
trong các Xô viết đứng về phía giai cấp công nhân.

Cuộc biểu tình tháng Tư ở Pêtrôgrat đã đóng góp mạnh mẽ vào việc giác ngộ ý
thức giai cấp cho quần chúng ở những trung tâm công nghiệp khác trong nước. Giai
cấp vô sản ở Mátxcơva hưởng ứng những sự kiện ở Pêtrôgrat bằng một cuộc biểu
tình đoàn kết. Một nhân viên sở An ninh Mátxcơva đã miêu tả những ngày tháng Tư
SVTH: Võ Thị Hạnh - Sử 4A 25

×