Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học của tập đoàn lúa chiêm phục vụ bảo tồn và sử dụng nguồn gen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.85 MB, 141 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
*



NGUYỄN THỊ QUYÊN




NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ðẶC ðIỂM
NÔNG SINH HỌC CỦA TẬP ðOÀN LÚA CHIÊM
PHỤC VỤ BẢO TỒN VÀ SỬ DỤNG NGUỒN GEN





LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP











HÀ NỘI - 2012

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
*



NGUYỄN THỊ QUYÊN



NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ðẶC ðIỂM
NÔNG SINH HỌC CỦA TẬP ðOÀN LÚA CHIÊM
PHỤC VỤ BẢO TỒN VÀ SỬ DỤNG NGUỒN GEN


Chuyên ngành: Di truyền và chọn giống cây trồng
Mã số: 60 62 01.11




LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP


Người hướng dẫn khoa học:
TS. Lã Tuấn Nghĩa






HÀ NỘI - 2012

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

ii

LỜI CẢM ƠN

Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn, Tiến sĩ
Lã Tuấn Nghĩa, Giám ñốc Trung tâm Tài nguyên thực vật, người ñã tận tình
giúp ñỡ và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện ñề tài và hoàn thành
luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám ñốc và tập thể cán bộ Bộ môn Dữ
liệu và Thông tin tài nguyên thực vật, Bộ môn Nhân giống và ðánh giá nguồn
gen, Bộ môn ða dạng sinh học Nông nghiệp, Trung tâm Tài nguyên thực vật,
ñã giúp ñỡ nhiệt tình, tạo mọi ñiều kiện thuận lợi trong quá trình học tập và
thực hiện ñề tài.
Tôi xin cảm ơn Ban ðào tạo sau ñại học, Viện Khoa học Nông nghiệp
Việt Nam ñã tạo mọi ñiều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập
và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các Thầy, Cô giáo ñã tận tình giảng dạy
và giúp ñỡ tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu.
Xin cảm ơn chương trình Quỹ gen Quốc gia ñã tài trợ kinh phí cho việc
thực hiện ñề tài.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia ñình, bạn bè và các ñồng nghiệp ñã luôn

ñộng viên, khuyến khích và giúp ñỡ hoàn thành luận văn.
Hà Nội, ngày tháng năm 2012
Tác giả luận văn



Nguyễn Thị Quyên


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iii


LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự
hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Lã Tuấn Nghĩa cùng với sự giúp ñỡ của tập
thể cán bộ nghiên cứu thuộc Trung tâm Tài nguyên thực vật. Các số liệu và
kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng ñược công bố trong bất kỳ
công trình khoa học nào.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những số liệu trong luận văn này.

Hà Nội, ngày tháng năm 2012
Tác giả luận văn



Nguyễn Thị Quyên












Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iv

MỤC LỤC

Nội dung Trang
Trang phụ bìa i

Lờì cảm ơn ii
Lời cam ñoan iii
Mục lục iv
Danh mục ký hiệu các chữ viết tắt vi
Danh mục các bảng vii
Danh mục các hình viii
MỞ ðẦU 1
1. Tính cấp thiết của ñề tài 1
2. Mục ñích và yêu cầu của ñề tài 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài 3
4. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu của ñề tài 3

CHƯƠNG I.TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ðỀ TÀI 5
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ðỀ TÀI
5
1.1.1. Nguồn gốc cây lúa 5
1.1.2. Tài nguyên lúa trồng ở Việt Nam 8
1.1.3. Tài nguyên lúa Chiêm 10
1.1.3.1. Nguồn gốc lúa Chiêm 10
1.1.3.2. Giống lúa Chiêm 11
1.1.3.3. ðặc ñiểm nông sinh học 14
1.1.3.4. Vụ lúa Chiêm 16
1.1.3.5. ðặc ñiểm sinh trưởng của lúa Chiêm. 17
1.2.
TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LÚA CHIÊM
24
1.2.1. Nghiên cứu lúa Chiêm 24

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

v

1.2.2. Thu thập bảo tồn nguồn gen lúa Chiêm 27
CHƯƠNG II. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
2.1. Vật liệu nghiên cứu 29
2.2. Nội dung nghiên cứu 29
2.2.1. Nghiên cứu ñặc ñiểm nông sinh học của lúa Chiêm 29
2.2.2. Giới thiệu nguồn vật liệu tốt cho công tác chọn tạo, phát triển giống lúa 29
2.3. Phương pháp nghiên cứu 29
2.3.1. Phương pháp thí nghiệm ñồng ruộng 29
2.3.2. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu liên quan ñến chất lượng gạo 30
2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu 33

CHƯƠNG III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
34

3.1. ðặc ñiểm nông sinh học của lúa Chiêm 34
3.1.1. ðặc ñiểm hình thái và sinh trưởng của các mẫu nguồn gen lúa Chiêm 34
3.1.1.1. ðặc ñiểm hình thái của lúa Chiêm 34
3.1.1.2. Sinh trưởng của lúa Chiêm 34
3.1.2. Các yếu tố cấu thành năng suất của lúa Chiêm 55
3.1.3. Chất lượng gạo của lúa Chiêm 59
3.1.4. Tương quan của một số tính trạng 66
3.2. Giới thiệu nguồn gen có các ñặc tính tốt cho nghiên cứu và khai thác sử dụng 72
KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 74
KẾT LUẬN
74
ðỀ NGHỊ
75
TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
PHỤ LỤC

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vi

DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT

D/R: Dài/rộng
IPGRI: International Plant Genetic Resources Institute (Viện tài nguyên
di truyền thực vật Quốc tế
IRRI: Interntional Rice Research Institute (Viện nghiên cứu lúa quốc tế)
NSLT: Năng suất lý thuyết

P 1.000: Khối lượng 1.000 hạt
SðK: Số ñăng ký tại Ngân hàng gen cây trồng Quốc gia
TGST: Thời gian sinh trưởng


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Số Bảng Nội dung Bảng Trang
1.1
Diễn biến của thời tiết và những yếu tố bất thuận trong vụ
lúa Chiêm
23

2.1 Các chỉ tiêu theo dõi 30

3.1 ðặc ñiểm thân của các mẫu nguồn gen lúa 35

3.2
Kích thước lá và thìa lìa của các mẫu nguồn gen lúa
Chiêm
39

3.3 ðặc ñiểm hình thái lá của các mẫu nguồn gen lúa Chiêm 41

3.4 ðặc ñiểm hình thái hoa và bông của các mẫu nguồn gen
lúa Chiêm
47


3.5 ðặc ñiểm hình thái hạt thóc của các mẫu nguồn gen lúa
Chiêm
49

3.6 Thời gian sinh trưởng của các mẫu nguồn gen lúa Chiêm 55

3.7 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các
nguồn gen lúa Chiêm
57

3.8 Phân loại các mẫu nguồn gen lúa theo lúa nếp, tẻ 60

3.9 Kết quả phân tích một số chỉ tiêu liên quan ñến chất lượng
gạo của các mẫu nguồn gen lúa Chiêm
62

3.10 Phân loại các nguồn gen lúa theo loài phụ 65

3.11 Tương quan của một số tính trạng nông sinh học 68



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Số hình Nội dung hình Trang

1.1 Sơ ñồ tượng trưng về sự tiến hoá của 2 loài lúa trồng 6

3.1 Một số ñặc ñiểm hình thái thân của các mẫu nguồn gen
lúa Chiêm
38

3.2 ðặc ñiểm hình thái lá của các mẫu nguồn gen lúa Chiêm 43

3.3 Góc lá và góc lá ñòng của các mẫu nguồn gen lúa Chiêm

44

3.4 Cổ lá, tai lá, thái thìa lìa của các mẫu nguồn gen lúa
Chiêm
45

3.5 ðặc ñiểm hình thái bông của các mẫu nguồn gen lúa
Chiêm
48

3.6 ðặc ñiểm hình thái hạt thóc của các mẫu nguồn gen lúa
Chiêm
52

3.7 Chất lượng gạo của các mẫu nguồn gen lúa Chiêm 65

3.8 Sơ ñồ hình cây thể hiện mối quan hệ giữa các mẫu
nguồn gen lúa Chiêm
71




Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

1

MỞ ðẦU
1. Tính cấp thiết của ñề tài
Lúa gạo là loại lương thực ñược tiêu dùng lâu ñời trên thế giới, ñặc biệt
ở các nước châu Á. ðây là nguồn cung cấp năng lượng lớn nhất cho con
người, bình quân 180 - 200 kg gạo/ người/ năm tại các nước châu Á, khoảng
10 kg/ người/ năm tại các nước châu Mỹ [46].
ðối với các nước Châu Á, lúa gạo còn giữ một vị trí vô cùng quan trọng
trong việc phát triển ñất nước, nó không những góp phần ổn ñịnh và phát triển
kinh tế mà còn mang một ý nghĩa chính trị, xã hội khá sâu sắc, góp phần gìn
giữ an ninh lương thực toàn cầu [9].
Ở Việt Nam, 100% người dân sử dụng lúa gạo làm lương thực chính.
Nếu tính mức calo cung cấp cho khẩu phần ăn của người Việt Nam là 2.215
kilô calo mỗi ngày, thì 68% nguồn năng lượng ñó là từ lúa gạo (Trần Văn
ðạt, 2005) [10].
Là một nước nằm ở ðông Nam châu Á, Việt Nam có truyền thống lâu
ñời về sản xuất lúa gạo. Nước ta là một trong số các nước có tài nguyên di
truyền lúa vào loại phong phú trên thế giới, trong ñó các tỉnh miền Bắc Việt
Nam nằm trong khu vực xuất xứ và ña dạng tối ña của loài lúa trồng châu Á
(Oryza sativa L.) (Chang T.T., 1976) [28].
Những ñiều tra, ñánh giá sơ bộ ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta
cho thấy các giống lúa ñịa phương phong phú cả về số lượng và chất lượng,
nhiều giống có khả năng chống chịu tốt với sâu bệnh, cũng như các ñiều kiện
bất thuận của môi trường như chịu hạn, chịu úng, chịu mặn, chịu lạnh. Trong
ñó các giống lúa Chiêm vùng ðồng bằng sông Hồng rất phong phú (Nguyễn

Thị Quỳnh, 2004) [19].

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

2

Lúa Chiêm ở miền Bắc Việt Nam mang những gen quý nổi tiếng thế
giới như gen kháng ñạo ôn, chịu chua phèn, chịu nghèo lân, chịu rét giai
ñoạn mạ và giai ñoạn trỗ bông. Gen kháng ñạo ôn của giống lúa Chiêm Tẻ
tép ñược Viện Nghiên cứu lúa quốc tế và nhiều quốc gia trồng lúa khác sử
dụng rộng rãi từ ñầu thập kỷ 60 ñể lai tạo ra nhiều giống lúa cao sản có khả
năng kháng ñạo ôn tốt ñang phổ biến rộng trong sản xuất. Lúa Chiêm chỉ
còn tồn tại ít trong sản xuất, nhưng giá trị nguồn gen của lúa Chiêm là rất
lớn. Trong tình hình hiện nay, ñây là nguồn tài nguyên quý phục vụ khai
thác các tính trạng tốt cho công tác chọn tạo giống lúa thích ứng với biến ñổi
khí hậu. Do ñó việc ñánh giá làm rõ ñặc ñiểm nông sinh học của chúng là rất
cần thiết và cấp bách.
Hiện nay, tại Ngân hàng gen cây trồng thuộc Trung tâm Tài nguyên thực
vật ñang lưu giữ trên 600 mẫu nguồn gen lúa Chiêm. ðể phục vụ cho công tác
bảo tồn và khai thác sử dụng nguồn gen, việc mô tả, ñánh giá, tư liệu hóa
chính xác và ñầy ñủ những nguồn gen này cần phải ñược tiến hành một cách
ñầy ñủ và có hệ thống.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế nói trên, chúng tôi triển khai thực hiện ñề tài:
"Nghiên cứu một số ñặc ñiểm nông sinh học của tập ñoàn lúa Chiêm
phục vụ bảo tồn và sử dụng nguồn gen ".
Kết quả của ñề tài sẽ cung cấp thông tin và cơ sở khoa học cho công tác
bảo tồn và sử dụng có hiệu quả nguồn gen lúa ñịa phương.
2. Mục ñích và yêu cầu của ñề tài
* Mục ñích:
Nghiên cứu và xác ñịnh ñược một số ñặc ñiểm nông sinh học: hình

thái, sinh trưởng; các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất và chất lượng
của tập ñoàn lúa Chiêm (123 mẫu nguồn gen); giới thiệu các nguồn gen có

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

3

ñặc tính quý làm vật liệu nghiên cứu phát triển giống, ñồng thời góp phần
phục vụ cho công tác bảo tồn hiệu quả, lâu dài tài nguyên lúa Chiêm của
Việt Nam.
* Yêu cầu
Thông qua thí nghiệm ñánh giá, chỉ ra ñược số liệu về các ñặc tính
nông sinh học: hình thái, sinh trưởng, năng suất và chất lượng của tập ñoàn
lúa Chiêm (123 mẫu nguồn gen) thu thập từ các vùng sinh thái ðông Bắc, Tây
Bắc, ðồng bằng sông Hồng, Bắc Trung bộ.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
*Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của ñề tài cung cấp thêm thông tin cho các nhà
khoa học trong lĩnh vực nghiên cứu về cây lúa.
- Tạo cơ sở khoa học ñể xây dựng ñịnh hướng trong bảo tồn và khai
thác sử dụng hiệu quả quỹ gen cây lúa.
* Ý nghĩa thực tiễn
Những kết quả nghiên cứu của ñề tài làm cơ sở khoa học ñể giới thiệu các
nguồn gen lúa có ñặc tính tốt phục vụ cho công tác chọn tạo giống.
Kết quả nghiên cứu góp phần hoàn thiện cơ sở dữ liệu cho công tác
bảo tồn nguồn gen lúa tại Ngân hàng gen cây trồng ở Trung tâm Tài nguyên
thực vật.
4. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu của ñề tài
*ðối tượng nghiên cứu:
123 mẫu nguồn gen lúa Chiêm (Phụ lục1) ñang ñược bảo quản trong

Ngân hàng gen Cây trồng Quốc gia tại Trung tâm Tài nguyên thực vật, An
Khánh, Hoài ðức, Hà Nội.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

4

*Phạm vi nghiên cứu:
Tại phòng thí nghiệm, khu thí nghiệm ñồng ruộng của Trung tâm Tài
nguyên thực vật.
Thời gian: 2011-2012
Nghiên cứu một số ñặc ñiểm về hình thái nông học, năng suất, chất
lượng của 123 mẫu giống lúa Chiêm thu thập từ các vùng sinh thái ðông Bắc,
Tây Bắc, ðồng bằng sông Hồng, Bắc Trung bộ.






















Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

5

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ðỀ TÀI

1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ðỀ TÀI
1.1.1. Nguồn gốc cây lúa
Trong những năm qua ñã có nhiều nghiên cứu về quá trình tiến hoá và
nguồn gốc của cây lúa, song những vấn ñề nghiên cứu này vẫn chưa ñi ñến
một kết quả cuối cùng. Tuy nhiên quan ñiểm cho rằng cây lúa trồng ngày nay
là kết quả của sự tiến hoá liên tục từ loài lúa dại dưới sự tác ñộng của con
người và thiên nhiên qua nhiều thiên niên kỷ là quan ñiểm thống nhất
(Nguyễn Hữu Nghĩa, Lê Vĩnh Thảo, 2007) [18].
Theo Bùi Huy ðáp, (1980) [5] chi lúa Oryza xuất hiện vào cuối kỷ
phấn trắng. Cho tới nay người ta ñã phát hiện ra chi lúa Oryza có 21 loài lúa
dại và hai loài lúa trồng. Trong ñó O.sativa L. là loài lúa trồng phổ biến ở
châu Á và O.glaberrima Steud là loài lúa trồng phổ biến ở châu Phi. Lúa
trồng châu Á có nguồn gốc ở Nam và ðông Nam Á, nhưng ngày nay ñược
trồng rộng rãi trên khắp các châu lục (Loresto G.C. và ctv., 1996) [37].
Theo Chang T.T. (1976) [28] hai loại lúa trồng hiện nay ñã trải qua quá
trình tiến hoá từ một loài tổ tiên chung trên quả ñất nguyên thuỷ
Gondwanaland. Sau khi trái ñất tách rời thành 5 lục ñịa (châu Á, châu Úc,
châu Phi, châu Mỹ và châu Âu gồm cả Bắc cực), thuỷ tổ của loài lúa có lẽ tập

trung ở chân dãy Hymalaya và sau ñó phân bố rải rác ở Tây Phi, châu Úc,
Nam Mỹ và Tân Ghinê.
Barner (1986) cho rằng cả 2 loài lúa trồng (lúa trồng châu Á và lúa
trồng châu Phi) ñều có một tổ tiên chung là O. perennis. Lúa trồng châu Á từ
O. perennis qua các loài hình trung gian vẫn là O. rufipogon rồi O. nivara,
tiến hóa thành loài O. sativa. Lúa trồng châu Phi cũng từ O. perennis qua các

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

6

loài hình lúa dại trung gian O. longistaminata rồi O. breviligulata, tiến hóa
thành loài O. glaberrima (Bùi Huy ðáp, 2008) [8].
Quan ñiểm cho rằng lúa glaberrima và lúa sativa có cùng chung thủy tổ
vào thời kỳ lục ñịa nguyên thủy Gondwanaland, nhưng sau khi lục ñịa tách
rời nhau, lúa sativa và lúa glaberrima tự tiến hóa từ các loài lúa dại bản ñịa ở
hai châu lục là châu Á và châu Phi (hình 1.1) ñược nhiều chuyên gia về cây
lúa ñồng ý (Khush G.S., 1997) [36].
Lục ñịa Gondwanaland
(tổ tiên chung)

Nam và ðông Nam Á Tây Châu Phi


Lúa dại ña niên O.rufipogon O.longistaminata


Lúa dại hàng niên O.nivara O.breviligulata



Lúa trồng O.sativa O.sativa O.glaberrima
(indica) (japonica)


Ôn ñới Nhiệt ñới
Hình 1.1: Sơ ñồ tượng trưng về sự tiến hoá của 2 loài lúa trồng
(Khush, 1997) [36]

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

7

Theo Chang T.T. (1985) [30], lúa trồng O. sativa ñược tiến hóa từ loài
lúa dại hàng năm O.nivara. Do thích ứng với ñiều kiện khí hậu, ñặc biệt là
nhiệt ñộ, lúa O.sativa lại tiếp tục tiến hoá thành ba nhóm: indica thích hợp khí
hậu nhiệt ñới, japonica thích ứng với khí hậu lạnh, cho năng suất cao và
javanica có ñặc tính trung gian. Lúa japonica của vùng ôn ñới có thể do sự
tiến hoá, phát triển từ dòng lúa indica nhiệt ñới ñầu tiên hoặc có thể phát triển
ñộc lập từ tổ tiên chung sau khi các lục ñịa tách rời nhau, từ chân núi phía bắc
của dãy Hymalaya.
Oka lại cho rằng Oryza sativa có nguồn gốc từ cây lúa dại lâu năm Oryza
rufipogon (Oka, 1988) [39].
Theo tác giả Cheng và cộng tác viên, lúa trồng Oryza sativa chia thành hai
nhóm tương ứng với hai loài phụ là Indica và Japonica. Trong khi ñó Oryza
rufipogon chia thành bốn nhóm, một nhóm là Oryza rufipogon hàng niên và ba
nhóm Oryza rufipogon ña niên. Kết quả cho thấy các giống lúa Japonica có quan
hệ gần gũi với một nhóm Oryza rufipogon ña niên, còn các giống lúa Indica có
quan hệ gần với nhóm lúa Oryza rufipogon hàng niên (Cheng và ctv., 2003) [31].
Theo những kết quả nghiên cứu ở Trung Quốc và Ấn ðộ cho thấy cây
lúa ñược gieo trồng ngay từ thuở ban ñầu như loại cây trồng ở vùng ñất thấp

(Takane Matsuo, 1997) [44]. Việc thuần hóa cây lúa diễn ra ở bán ñảo Trung
Ấn và ñược bắt ñầu khoảng 10.000-15.000 năm trước, còn cây lúa trồng ñã
xuất hiện ở châu Á cách ñây khoảng 8.000 năm (Chang T.T., 1985) [29].
Theo Bùi Huy ðáp (2008) [8], nếu Việt Nam không phải là trung tâm
duy nhất xuất hiện cây trồng thì Việt Nam cũng là một trong những trung tâm
sớm nhất của ðông Nam Á ñược nhiều nhà khoa học gọi là quê hương của
cây lúa trồng.
Nhìn chung, nhiều chuyên gia lúa gạo thống nhất, lúa trồng châu Á có
nguồn gốc ở Nam và ðông Nam Á, ñược thuần hóa ở nam Himalaya, vùng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

8

núi ðông Nam Á và ðông Nam Trung Quốc nhưng ngày nay ñã ñược trồng
rộng rãi trên khắp các châu lục (Chang T.T., 1985; Loresto G.C và cộng sự,
1996; Bùi Huy ðáp, 2008) [29], [37], [8].
Hiện nay cây lúa ñược trồng trong những ñiều kiện sinh thái và khí hậu
rất khác nhau. Lúa ñược trồng ở Tây Bắc Trung Quốc (50
o
vĩ Bắc), ở miền
Trung Xumatra trên ñường xích ñạo và ở cả New South Wales, châu Úc (35
o

Nam). Lúa cũng ñược trồng từ những vùng thấp hơn mực nước biển, ở Kerala
(Ấn ðộ) ñến những vùng có ñộ cao 2.000 mét ở Kasmia (Ấn ðộ) và có thể
trồng trên cạn hoặc trong ñiều kiện nước sâu tới 1,5 - 5 mét (Trần Văn Minh,
2004) [16].
1.1.2. Tài nguyên lúa trồng ở Việt Nam
Nghề trồng lúa của Việt Nam có lịch sử từ rất lâu ñời. Cây lúa ñược

trồng trên khắp lãnh thổ Việt Nam với các ñiều kiện khác nhau về ñịa hình,
khí hậu, thời tiết, tập quán canh tác, do ñó nguồn tài nguyên di truyền cây lúa
là rất phong phú. Theo tác giả ðào Thế Tuấn trên lãnh thổ Việt Nam có sự
hiện diện của ba nhóm giống lúa cổ truyền có các ñặc tính di truyền và phân
bố ở các vùng sinh thái khác nhau (ðào Thế Tuấn, 1961) [25].
- Nhóm lúa Việt - Thái phân bố ở vùng núi phía Bắc, chủ yếu là lúa
nương bao gồm có nhóm hạt tròn (Japonica) và nhóm hạt dài (Javanica). ðây là
nguồn lương thực chính nuôi sống các dân tộc ít người ở vùng núi Tây bắc, ðông
bắc ñến các miền Tây Thanh Hoá và Tây Nghệ An. ðặc ñiểm của nhóm lúa này
là có thời gian sinh trưởng (TGST) từ 120 ngày - 150 ngày, chịu hạn và có tính
cảm quang. Phần lớn các giống lúa ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam là lúa
nếp. Nhóm lúa này chịu ảnh hưởng của nguồn di truyền lúa từ vùng bắc Lào và
bắc Thái Lan. Do ñặc ñiểm sinh thái miền núi có sự ña dạng cùng với tập quán
canh tác và sở thích cơm, gạo khác nhau của các dân tộc ít người nên ñây là một
trong những nhóm lúa có sự ña dạng di truyền cao nhất trên thế giới.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

9

- Nhóm giống lúa Việt mang ñặc tính thâm canh ở vùng ñồng bằng sông
Hồng. ðây là nhóm lúa có những nguồn gen ñặc trưng cho tài nguyên di
truyền lúa Việt Nam như:
+ Lúa Chiêm: ñược gieo trồng từ hàng nghìn năm nay ở miền Bắc và ñã
ñược Lê Quý ðôn mô tả từ thế kỷ18 trong "Vân ñài loại ngữ", ñây là loại lúa
chỉ có ở Việt Nam. Các nước trồng lúa ở phía bắc biên giới Việt Nam do khí
hậu cận nhiệt ñới và ôn ñới nên chỉ trồng lúa vụ Xuân. Các nước nhiệt ñới ở
ðông Nam Á và Nam Á, tương tự như miền Nam nước ta, trồng lúa quanh
năm. Gen kháng ñạo ôn, gen chịu ñất chua phèn, chịu ñất nghèo lân, gen chịu
rét thời kỳ mạ và thời kỳ lúa trỗ của lúa Chiêm ñã ñược thế giới biết ñến.

Trong ñó, gen kháng ñạo ôn của bộ giống lúa Chiêm Tẻ tép ñược Viện
Nghiên cứu lúa quốc tế và nhiều quốc gia trồng lúa khác sử dụng rộng rãi từ
ñầu thập kỷ 60 ñể lai tạo ra nhiều giống lúa cao sản ñang phổ biến rộng trong
sản xuất. Lúa Chiêm chỉ còn tồn tại ít trong sản xuất, nhưng giá trị nguồn gen
của lúa Chiêm là vô cùng lớn.
+ Lúa thơm ở châu thổ sông Hồng ñược xếp vào một trong số ba loại
lúa thơm nổi tiếng trên thế giới. Lúa thơm ñặc sản ở ñồng bằng sông Cửu
Long có ñặc ñiểm của nhóm giống Kh’mer - Việt thơm, ngon và dạng hạt
giống như Khao dak mali của Thái Lan. Nguồn gen lúa thơm luôn là thế
mạnh trong sản xuất lúa gạo của mỗi quốc gia.
+ Lúa nếp ñã ñược trồng từ lâu ñời ở Việt Nam, người dân Việt Nam sử
dụng lúa nếp trong những dịp sinh hoạt xã hội ñặc biệt, vào các mục ñích như
tôn giáo, tâm linh, lễ hội ở các vùng nông thôn Việt Nam, không có lễ hội
nào là không có những sản phẩm làm từ gạo nếp vì vậy có thể nói lúa nếp ñã
ñóng góp một phần to lớn cho sự giàu có của nền văn hoá ẩm thực Việt Nam.
- Nhóm lúa Việt Kh’mer mang ñặc tính quảng canh, khuynh hướng
mở rộng lúa nước, phân bố ở ñồng bằng sông Cửu Long. ðặc ñiểm của nhóm

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

10

lúa này là hạt thon, thời gian sinh trưởng dài (250 ngày), chiều cao cây có thể
ñến một vài mét và là nhóm lúa cảm quang. Nguồn gen ñặc trưng của nhóm
lúa này là lúa nổi, chịu nước sâu, chịu ñất chua phèn và chịu mặn. Khi người
Việt Nam di chuyển ñể khai khẩn châu thổ sông Cửu Long nơi có người
Kh’mer sống, họ ñã trồng những giống lúa của người Kh’mer và ngày càng
phát triển chúng hơn nữa. Với ưu thế có ñặc ñiểm dạng hạt thon dài nhóm lúa
này rất thích hợp cho việc xuất khẩu sang các thị trường Âu, Mỹ.
1.1.3. Tài nguyên lúa Chiêm

1.1.3.1. Nguồn gốc lúa Chiêm
Lúa Chiêm có nguồn gốc từ nước Chiêm Thành (hay Champa) ở miền
Trung Việt Nam ngày nay. Vì vậy, giống lúa này mang tên của nước Chiêm
Thành.
Theo Bùi Huy ðáp (1980), giống lúa Chiêm ñược ñược trồng ở miền
Bắc Việt cách ñây khoảng 2.000 năm. Trước ñó, ở ñồng bằng sông Hồng, các
giống lúa truyền thống có tính cảm quang chỉ ñược trồng một vụ, ñó là lúa
Mùa từ tháng 6 ñến tháng 11. Nhờ có lúa Chiêm, vụ lúa thứ hai, ñược gọi “vụ
Chiêm” ñược trồng tiếp theo từ tháng 11 ñến tháng 5 (vụ ñông-xuân) [4].
Lê Quý ðôn ñã mô tả tỉ mỉ và có nhận xét về tính cứng cây, chống ñổ
và chiều cao cây, nhất là ñối với những giống lúa Chiêm “Lúa Sài ðường,
chiêm Di cây nhỏ mà yếu, dễ ñổ; lúa Tám trâu, lúa Bồ lộ, lúa Thạch, lúa
Màng hai, lúa Bột cây cứng thẳng; ñặc biệt lúa Chiêm vàng và lúa ðăng sơn,
cây cứng cao, bị mưa gió không ñổ” [6].
Qua nghiên cứu, lúa Chiêm có phản ứng với ánh sáng khác hẳn với các
giống lúa Mùa trước ñó. Nhờ ñặc tính không cảm quang, nghĩa là không có
phản ứng với ngày dài hay ngắn, nên có thể trồng bất cứ thời vụ nào trong
năm, giúp cho nông dân làm lúa hai vụ, giải quyết nạn nhân mãn vào ñầu

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

11

Công Nguyên. Tục ngữ có câu: “Lúa Chiêm là lúa vô nghì, cấy trước trổ
trước chẳng thì ñợi ai” hoặc “chiêm cấp cới, mùa ñợi nhau”.
Theo Bùi Huy ðáp (2002) [7], lúa Chiêm có bản chất ngắn ngày và
thường có thể trỗ nhiều lần trong năm. Nếu lúa trồng trong mùa lạnh, thời
gian sinh trưởng dài thêm.
Lúa Chiêm ñược thế giới biết ñến với những nguồn gen quý như gen
kháng ñạo ôn, gen chịu ñất chua phèn, chịu ñất nghèo lân, gen chịu rét thời kỳ

mạ và thời kỳ lúa trỗ. Từ ñầu thập kỷ 60, Viện Nghiên cứu lúa quốc tế và
nhiều quốc gia trồng lúa khác sử dụng nguồn gen kháng ñạo ôn của bộ giống
lúa Chiêm Tẻ tép ñể lai tạo ra nhiều giống lúa cao sản ñang phổ biến rộng
trong sản xuất.
1.1.3.2. Giống lúa Chiêm
Nói chung, các giống lúa Chiêm ở miền Bắc không phân chia một cách
rõ rệt thành những giống lúa sớm, lúa chính vụ hay lúa muộn như các giống
lúa mùa. ðiều kiện ngoại cảnh của vụ chiêm (rét và lạnh trong ñầu vụ, nóng
ẩm về cuối vụ ) ñã ñiều tiết sự sinh trưởng và phát triển của lúa Chiêm. Tuy
nhiên, cùng một giống lúa, thì lúa Chiêm gieo sớm và cấy sớm thường trỗ
tương ñối sớm hơn là lúa Chiêm gieo muộn và cấy muộn. Tùy theo chân
ruộng, mực nước trong ruộng mà có những giống lúa thường ñược cấy sớm,
có những giống lúa thường ñược cấy muộn hơn. Có những giống thích hợp
với ruộng chiêm sâu, có những giống thích hợp với ruộng chiêm vàn. Ở miền
Trung-Trung bộ, ruộng chiêm cao thường cấy lúa chùm, ruộng sâu vừa
thường cấy lúa ven, ruộng trũng cấy lúa Su gạo ñỏ. Ở Bắc bộ, chiêm Chanh
cấy ở ruộng cao, chiêm Bầu cấy ở ruộng giữa, Sài ðường và Cút cấy ở ruộng
sâu, chiêm Cườm cấy ở ruộng mặn ven biển.
Số lượng các giống lúa Chiêm ở miền Bắc không nhiều, có nhiều giống
ñược phổ biển trên một ñịa bàn tương ñối rộng.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

12

- Chiêm Tép, chiêm Câu, chiêm Gié. Các giống nhóm này ñược cấy phổ
biến ở các vùng cấy lúa Chiêm ở miền Bắc. Nhìn chung ñây là những giống
lúa tương ñối dễ tính, dễ trồng, thích nghi ñược với những hoàn cảnh khác
nhau. Các giống lúa này thường chịu ñược rét, chịu ñược hạn và có những
giống có thể cấy ở những chân ruộng tương ñối sâu. Các giống lúa nhóm này

cũng không kén ñất, thường trồng ở ruộng ít dinh dưỡng nhưng chúng cũng
có khả năng thích nghi ñược với ruộng tốt.
Tuy nhiên, phần lớn các giống lúa chiêm thuộc vào loại yếu cây, nên
không chịu ñược lượng phân bón cao (không chịu thâm canh), thường bị lốp,
ñổ ở những ruộng bón nhiều.
Trong ñiều kiện kỹ thuật canh tác còn thấp và phân bón ít trước ñây,các
giống lúa thuộc nhóm này thường ñược nông dân ưa trồng. Phẩm chất gạo
khá, cơm tương ñối dẻo, ngon.
Nhóm này gồm những giống có hạt tương ñối dài, chiều dài hạt từ 7,9 -
8,8 mm, trung bình 8,5mm, chiều rộng hạt khoảng 2,4-2,9 mm. Tỷ lệ dài/rộng
hạt khoảng 3. Thóc thường có màu vàng nhạt hay vàng rơm.
- Sài ñường. Có nơi gọi giống lúa này bằng các tên ñịa phương khác
như: chiêm Dự, Tám chiêm Chiêm Sài ñường trước ñây ñược cấy ở vùng
chính chiêm (thường bỏ hóa vụ mùa) thuộc Hà Nam, Nam ðịnh, Ninh Bình
và những vùng có ruộng chiêm trũng ở các tỉnh khác, hay các chân ruộng hẩu.
Ở một số vùng, Sài ñường cũng ñược cấy ở chân ruộng vàn (Sơn Tây, Hải
Dương ).
Chiêm Sài ñường cũng thuộc vào loại các giống lúa hạt dài (dài 8,2 -
8,9 mm, trung bình 8,7mm, rộng 2,4-2,9 mm. Tỷ lệ dài/rộng trung bình là 3),
năng suất cao, chất lượng khá: hạt ñẹp, ngon cơm [5].
Thóc Sài ñường có màu vàng sẫm. Nhiều giống có màu tím ở nhuỵ cái,
tai lá, bẹ lá và mỏ hạt; có những giống không có màu sắc ở các bộ phận ấy.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

13

Lúa Sài ñường thường cứng cây, ít ñổ, chịu ñược lượng phân bón cao. Tỷ lệ
lép của Sài ñường cũng tương ñối cao, nhất là khi thiếu dinh dưỡng.
- Bầu. Chiêm Bầu thường ñược cấy ở những chân ruộng giữa, hơi sâu,

tương ñối tốt. Có những giống chiêm Bầu có sức chịu ñựng khá, cấy ñược ở
những loại ruộng chua, ruộng mặn hay ruộng phèn. Các giống chiêm Bầu ñỏ
hay chiêm ñỏ cấy ở những chân ruộng này thường có gạo màu ñỏ. Có nơi gọi
giống này bằng tên khác như Sọi hay Hom.
Nói chung, chiêm Bầu thường ñược cấy ở các ruộng sâu hơn so với
ruộng cấy Tép, Câu. Chiêm Bầu cũng chịu ñược ñất xấu. Chất lượng gạo của
chiêm Bầu kém hơn hẳn gạo Sài ñường, chiêm Câu, chiêm Tép; tỷ lệ bạc
bụng cao, bụng bạc thường to và sâu.
Thóc chiêm Bầu thường có màu vàng rơm, hạt bầu (dài 7,5-8,1 mm,
trung bình 7,8mm, rộng 2,7-3,1 mm. Tỷ lệ dài/rộng khoảng 2,5) [3].
Chiêm Bầu thường ñược cấy ở một số vùng ñất chua, mặn ở miền
duyên hải Bắc bộ, ngoài ra còn ñược trồng ở Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hải
Dương.
- Cút, Cườm là những giống lúa Chiêm của ruộng sâu, vì các giống này
cứng cây, ít ñổ.
Chiêm Cút thường phổ biến ở miền Duyên hải, Phú Thọ, Hải Dương
hay vùng chiêm trũng Hà Nam, Nam ðịnh, Ninh Bình. ðây cũng là một loại
lúa chịu ñược lượng phân bón cao, có khả năng cho năng suất khá; tuy nhiên
phẩm chất gạo kém, cứng cơm.
Chiêm Cút ñược xếp vào loại lúa hạt tròn (dài 6,5-7,5 mm, rộng 3,0-3,3
mm. Tỷ lệ dài/rộng khoảng 2-2,2). Hạt thóc có màu vàng rơm [5].
- Ba lá. Chiêm Ba lá ñược trồng nhiều ở Hà Tĩnh. Thời gian sinh
trưởng của chiêm Ba lá thường dài hơn thời gian sinh trưởng của các lúa
Chiêm ñại trà tớí 10-15 ngày.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

14

Chiêm Ba lá cao cây nên thích hợp với ruộng sâu và có khả năng cho

năng suất cao ở các ruộng tốt, bón ñủ phân. Giống lúa này có nhiều triển vọng
phát triển trong vụ chiêm.
Chiêm Ba lá thuộc loại lúa Chiêm hạt dài (dài 8,5 - 8,79 mm, rộng 2,7-
2,8 mm, tỷ lệ dài/rộng trung bình từ 3-3,2). Hạt thóc có màu vàng rơm [5].
Nếp chiêm ñược gieo cấy trong vụ chiêm, thường thuộc loại hạt bầu
hay tròn (dài 7,8 – 8,6 mm, rộng 3,2-4,1 mm, tỷ lệ dài/rộng khoảng 2,2-2,5).
Hạt thóc màu vàng sẫm, thường có sọc nâu [3].
Lúa nếp chiêm thường ñược trồng ở những chân ruộng tốt, lúa nếp
chiêm có chất lượng kém hơn lúa nếp mùa; xôi kém dẻo. Ở miền Núi cũng có
nhiều giống nếp chiêm.
1.1.3.3. ðặc ñiểm nông sinh học
a) Rễ
Rễ lúa thuộc loại rễ chùm, có hai loại: (1) Rễ mầm mọc từ phôi hạt, có
tác dụng hút nước và chất dinh dưỡng ñến lúc cây có 3 lá; (2) Rễ ñốt: mọc ra
từ các ñốt thân nằm dưới mặt ñất, có tác dụng hút chất dinh dưỡng nuôi cây,
trao ñổi không khí, giữ cho cây lúa ñứng vững.
Rễ non có màu trắng sữa, rễ trưởng thành có màu vàng nâu và nâu ñậm,
rễ già có màu ñen. Bộ rễ ñạt giá trị tối ña vào thời kỳ trỗ bông. Số lượng rễ có
thể ñạt tới 500 – 800 cái. Chiều dài rễ ñạt 2- 3 km/cây khi cây ñược trồng
riêng trong chậu.
b) Thân
Thân lúa thuộc loại thân thảo, gồm nhiều mắt và lóng. Thời kỳ mạ và
lúa non: thân lúa do các bẹ lá tạo thành. Sau khi làm ñốt, thân lúa do các lóng
và ñốt tạo thành, bên ngoài có bẹ lá bao bọc. Số lóng trên mỗi thân phụ thuộc
vào giống: giống dài ngày 7-8 lóng, giống trung ngày 6-7 lóng và giống ngắn
ngày có 4-5 lóng.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

15


Cây lúa có thể ñẻ nhánh khi có 4-5 lá thật. Ở ruộng lúa cấy, sau khi bén
rễ hồi xanh cây lúa bắt ñầu ñẻ nhánh. Lúa kết thúc ñẻ nhánh vào thời kỳ làm
ñốt, làm ñòng. Từ cây mẹ ñẻ ra nhánh con (cấp 1), nhánh cấp 1 ñẻ nhánh cấp
2, nhánh cấp 2 ñẻ nhánh cấp 3. Những nhánh hình thành vào giai ñoạn cuối
thường là nhánh vô hiệu.
Khả năng ñẻ nhánh của cây lúa phụ thuộc vào giống, nhất là ñiều kiện
chăm sóc, ngoại cảnh Thường thì các giống lúa mới khả năng ñẻ nhánh cao,
tỷ lệ nhánh hữu hiệu cũng cao hơn các giống lúa cũ, cổ truyền. Cây lúa có
nhiều nhánh, tỷ lệ nhánh hữu hiệu cao, năng suất sẽ cao.
c) Lá
Lá lúa có 2 loại: lá mầm và lá thật. Lá mầm mọc trong quá trình ngâm ủ
và thời gian ñầu sau khi gieo. Lá thật là lá mọc trong quá trình sinh trưởng
sinh dưỡng của cây lúa và tồn tại trong suốt quá trình sinh trưởng của cây lúa.
Số lá trên cây phụ thuộc vào giống: giống dài ngày ≥ 20 lá, giống trung ngày
16-18 lá, giống ngắn ngày 12-15 lá.
Lá lúa ñược hình thành từ các mầm lá ở mắt thân. Lá ñầu tiên khi hạt
nảy mầm hình thành là lá không hoàn toàn (không có phiến lá) còn gọi là bao
mầm, người ta không tính lá này. Lá mọc tiếp theo ñó ñược tính là lá thật ñầu
tiên.
Một lá của cây lúa bao gồm ñầy ñủ các bộ phận: bẹ lá, cổ lá, gốc bản lá,
thìa lìa, tai lá, phiến lá. Các lá cỏ dại cũng có cổ lá nhưng chỉ có thể có hoặc
thìa lìa hoặc tai lá, hoặc không có gì cả.
Các lá trên cây lúa phát triển liên tục từ dưới gốc lên trên, mỗi lá phát
triển cách nhau một bước. Lá cuối cùng mọc ra gọi là lá ñòng. Thông thường
trên cây lúa có khoảng 5-6 lá xanh cùng hoạt ñộng, sau giai ñoạn hoạt ñộng
thì các lá dưới gốc chuyển vàng rồi chết ñi, các lá mới lại tiếp tục hoạt ñộng.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


16

Các lá lúa trên thân chính phát triển kế tiếp nhau từ dưới lên và ñược sắp xếp
so le nhau (mọc cách). Mỗi một lá mới ñược tạo ra (theo các bước nói trên)
trung bình mất 7 ngày.
d) Hoa
Có nhiều hoa trên một bông lúa. Các hoa trên cùng một bông lúa trỗ
không ñồng thời hoa lúa nở theo quy luật từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong.
Thời gian nở hoa phụ thuộc vào ñiều kiện khí hậu, thời tiết: nếu thuận lợi, nhiệt
ñộ thích hợp, ñủ nắng, trời quang mây, gió nhẹ hoa nở rộ vào 8-9 giờ sáng; nếu
trời nắng nóng hoa lúa sẽ nở sớm vào lúc 7-8 giờ sáng; nếu trời âm u, thiếu ánh
sáng hoặc gặp rét hoa lúa sẽ trỗ muộn từ 12-14 giờ trưa. Thời gian phơi màu, thụ
tinh của hoa lúa từ khi nở vỏ trấu ñến lúc khép lại khoảng 50-60 phút.
ñ) Hạt
Hạt lúa thường gọi là hạt thóc, mỗi một hạt thóc ñược hình thành từ
một hoa lúa. Các hạt lúa xếp xít và gối lên nhau tạo thành bông lúa. Tuỳ vào
các giống lúa khác nhau mà ñộ dài bông, số lượng hạt cũng như mật ñộ xếp
hạt của bông lúa khác nhau.
1.1.3.4. Vụ lúa Chiêm
Lúa Chiêm là vụ lúa mùa khô có lịch sử lâu ñời nhất ở Việt Nam, có
trên 2000 năm lịch sử, ñược gieo trồng và phát triển ở miền Bắc Việt Nam, từ
châu thổ sông Hồng ñến bắc ðèo Ngang ở Bắc Trung Bộ.
Ở ðồng bằng Bắc bộ, vụ lúa Chiêm thường bắt ñầu gieo mạ từ khoảng
giữa tháng 10 ñến giữa tháng 11, cấy từ giữa tháng 12 ñến cuối tháng 1, thu
hoạch vào khoảng tháng 5-6 [5].
Vụ chiêm rét là vụ lúa Chiêm cấy ở miền Núi. Theo Bùi Huy ðáp, lúa
Chiêm rét ñược gieo từ tháng 10, cấy tháng 11; nó hầu như không lớn lên
trong các tháng rét mà chỉ chiếm chỗ sẵn ñể sang xuân bắt ñầu phát triển.
Trong vụ này, lúa ñược cấy khi trời còn ấm, phải trải qua mấy tháng rất rét ở

×