Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

thực trạng của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc tại xa hồng thái - huyện na hang - tỉnh tuyên quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (301.9 KB, 43 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập và rèn luyện tại Học viện Thanh thiếu niên Việt
Nam, em luôn được các thầy, cô giáo, các cô chú trong Học viện luôn quan tâm
và tạo mọi điều kiện, trang bị cho em những kiến thức về lý luận cũng như
những kỹ năng nghiệp vụ về công tác Đoàn - Hội - Đội. Những kiến thức đó là
hành trang giúp cho mỗi học viên bước vào quá trình lập thân, lập nghiệp.
Hoàn thành thời gian học tập được về thực tập khảo sát tình hình thực tế ở điạ
phương, viết chuyên đề tốt nghiệp. Để hoàn thành chương trình học tập em bày
tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy, cô giáo, các cô chú trong Học viện, các
đồng chí đang công tác tại xã Hồng Thái - huyện Na Hang, Đảng uỷ, UBND xã
Hồng Thái - huyện Na Hang - tỉnh Tuyên Quang cùng các ban nghành Đoàn
thể, đã giúp đỡ em trong thời gian qua, đặc biệt là thầy giáo Hoàng Vân đã tận
tình hướng dẫn giúp đỡ em hoàn thành Chuyên đề tốt nghiệp.
Em xin hứa nguyện sẽ đem hết kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ được học ở
Học viện góp phần xây dùng cho công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu niên
tỉnh Tuyên Quang nói chung và xã Hồng Thái - huyện Na Hang nói riêng ngày
một vững mạnh và phát triển.
Cuối cùng em xin kính chúc các thầy, cô giáo, các đồng chí lãnh đạo
trong xã Hồng Thái - huyện Na Hang - tỉnh Tuyên Quang luôn luôn mạnh khoẻ
gia đình hạnh phúc.
Em xin chân thành cảm ơn!
Tuyên Quang, tháng 10 năm 2009.
Học viên
Bàn Thị Vui
1
mục lục
L I C M NỜ Ả Ơ 1
PH N M UẦ Ở ĐẦ 5
1. Lý do ch n chuyên ọ đề 6
1.1. Lý do v m t lý lu nề ặ ậ 6
1.2. Lý do v m t th c ti nề ặ ự ễ 7


2. M c ích nghiên c u:ụ đ ứ 9
3. Nhi m v c a chuyên :ệ ụ ủ đề 9
4. i t ng nghiên c u:Đố ượ ứ 10
5. Khách th nghiên c u:ể ứ 10
6. Ph m vi nghiên c u:ạ ứ 10
7. Ph ng pháp nghiên c u:ươ ứ 10
8. D ki n c u trúc c a chuyên :ự ế ấ ủ đề 10
CH NG 1ƯƠ 11
LÝ LU N V O N THANH NIÊN C NG S N H CHẬ Ề Đ À Ộ Ả Ồ Í
MINH V I VI C GI GÌN V PH T HUY B N S C V NỚ Ệ Ữ À Á Ả Ắ Ă
HO D N T CÁ Â Ộ 11
1.1. Khái ni m v thanh niên, o n thanh niên c ng s n ệ ề đ à ộ ả
h chí minh.ồ 11
1.1.1. Khái ni m v thanh niên.ệ ề 11
1.1.2. Khái ni m v o n Thanh niên C ng s n H ệ ề Đ à ộ ả ồ
Chí Minh 12
1.2. Khái ni m v v n hoá, b n s c v n hoá dân t c.ệ ề ă ả ắ ă ộ 13
1.2.1. Khái ni m v v n hoá.ệ ề ă 13
1.2.2. B n s c v n hoá dân t c.ả ắ ă ộ 14
1.3. Gi gìn v phát huy b n s c v n hoá dân t c trong ữ à ả ắ ă ộ
giai o n công nghi p hoá, hi n i hoá t n c.đ ạ ệ ệ đạ đấ ướ 16
1.4. o n Thanh niên C ng s n H Chí Minh v i vi c Đ à ộ ả ồ ớ ệ
gi gìn v phát huy b n s c v n hoá c a dân t c.ữ à ả ắ ă ủ ộ 17
CH NG 2ƯƠ 19
TH C TR NG C A VI C GI GÌN V PH T HUY B NỰ Ạ Ủ Ệ Ữ À Á Ả
S C V N HO D N T C T I X H NG TH I - HUY N NAẮ Ă Á Â Ộ Ạ Ã Ồ Á Ệ
HANG - T NH TUYÊN QUANG.Ỉ 19
2
2.1. Các i u ki n a lý, kinh t , chính tr , v n hoá, xã đ ề ệ đị ế ị ă
h i t i xã H ng Thái huy n Na Hang t nh Tuyên Quang.ộ ạ ồ ệ ỉ

19
2.1.1. i u ki n kinh t :Đ ề ệ ế 20
2.1.2. V v n hoá:ề ă 21
2.1.3. V xã h i :ề ộ 21
2.2 . Th c trang v n hoá t i xã H ng Thái huy n Na Hangự ă ạ ồ ệ
t nh Tuyên Quang ỉ 22
2.3. Th c tr ng ho t ng gi gìn v phát huy b n s c ự ạ ạ độ ữ à ả ắ
v n hoá dân t c t i xã H ng Thái huy n Na Hang t nh ă ộ ạ ồ ệ ỉ
Tuyên Quang 24
2.4. Nh n xét chung.ậ 28
CH NG 3ƯƠ 32
C C GI I PH P KI N NGH NH M GI P O N VIÊNÁ Ả Á Ế Ị Ằ Ú Đ À
THANH NIÊN C NG S N H CH MINH T I X H NGỘ Ả Ồ Í Ạ Ã Ồ
TH I HUY N NA HANG T NH TUYÊN QUANG THAM GIAÁ Ệ Ỉ
GI GÌN V PH T HUY B N S C VAN HO D N T C.Ữ À Á Ả Ắ Á Â Ộ . .32
3.1. Gi i pháp xây d ng nh ng n i dung, nh ng vi c l m ả ự ữ ộ ữ ệ à
phát huy truy n th ng v n hoá c a a ph ng, dân để ề ố ă ủ đị ươ
t c.ộ 32
3.2. T ch c các ho t ng nh m tri n khai nh ng n i ổ ứ ạ độ ằ ể ữ ộ
dung ã ra i v i thanh niên.đ đề đố ớ 34
3.3. Gi i pháp v m t cán b , t ch c, kinh phí.ả ề ặ ộ ổ ứ 35
3.4. Gi i pháp v c ch ph i h p ho t ng v i các c ả ề ơ ế ố ợ ạ độ ớ ơ
quan, ban ng nh t i a ph ng.à ạ đị ươ 36
3.5. Gi i pháp v xây d ng mô hình i m, nhân i n ả ề ự đ ể đ ể
hình, ki m tra, ánh giá.ể đ 37
3.6. Khuy n ngh .ế ị 38
3.6.1. i v i ng v Nh n c:Đố ớ Đả à à ướ 38
3.6.2. i v i c p u ng, chính quy n a ph ng.Đố ớ ấ ỷ Đả ề đị ươ
39
3.6.3. i v i c p b o n Trung ng.Đố ớ ấ ộ Đ à Ươ 39

3.6.4. i v i t nh o n.Đố ớ ỉ Đ à 40
3.6.5. i v i huy n o n v o n c s .Đố ớ ệ Đ à à Đ à ơ ở 40
3.6.6. i v i o n viên thanh niên.Đố ớ Đ à 41
DANH M C T I LI U THAM KH OỤ À Ệ Ả 44
3
M C L CỤ Ụ 45
4
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
01. TNCS Thanh niên cộng sản
02. CNH Công nhiệp hoá
03. HĐH Hiện đại hoá
04. CNXH Chủ nghĩa xã hội
05. QĐND Quân đội nhân dân
06. ĐVTN Đoàn viên thanh niên
PHẦN MỞ ĐẦU
5
1. Lý do chọn chuyên đề
1.1. Lý do về mặt lý luận
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị xã hội của
Thanh niên Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh
sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. Đoàn bao gồm những Thanh niên tiến tiến, phấn
đấu vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã
hội, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
- Theo quan nệm của xã hội học: Thanh niên là nhóm xã hội nhân khẩu
đặc thù với độ tuổi nằm trong giới hạn từ 15- 35 tuổi được gắn với mọi giai cấp,
mọi tầng lớp, tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội và đặc điểm từng quốc gia
dân tộc. Là lứa tuổi phát triển mãnh mẽ về thể chất, tinh thần, trí tuệ nhân cách
của một công dân.
- Theo luật thanh niên: Thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi
đến 30 tuổi.

Như vậy đây là độ tuổi đẹp nhất của một đời người, là biểu tượng của sự
trẻ chung, mạnh khoẻ, năng động sáng tạo, thanh niên là một lực lượng to lớn, là
nguồn động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển của xã hội và là người chủ
tương lai của đất nước. Đảng Cộng sản Việt Nam luôn đánh giá đúng vai trò của
thanh niên trong sự nghiệp của Đảng, của dân tộc ta, Đảng đặt niềm tin sâu sắc
vào thế hệ trẻ Việt Nam, nhanh chóng phát triển trưởng thành, phát huy kho tàng
to lớn của tuổi trẻ trong sự nghiệp xây dựng và vảo vệ Tổ quốc. Từ xưa tới nay
các thế hệ người Việt Nam ngay từ buổi đầu dựng nước đã biết tôn trọng và phát
huy động lực sức mạnh văn hoá vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc đang được các quốc
gia rất quan tâm, đặc biệt là trong thời kỳ toàn cầu hoá nh hiện nay. Sự bùng nổ
thông tin và xu thế ngoại lai và sự toàn cầu hoá nền kinh tế đang làm cho nền
văn hoá bị đồng hoá, ngoại lai.
Nền văn hoá Việt Nam được ra đời từ rất sớm cùng với lịch sử mấy nghìn
năm của lịch sử dân tộc Việt Nam, nền văn hoá lúa nước với nhiều nét rất độc
đáo, được truyền từ đời này sang đời khác. Đó là nền văn hoá quần chúng lao
6
động, hình thành từ lao động sản xuất, từ sinh hoạt cộng đồng, từ xây dựng
chiến đấu và bảo vệ Tổ Quốc. Đó là cội nguồn dân tộc vì vậy nó mang tính dân
tộc hết sức đậm đà, thuần khiết và trong sáng. Trong bối cảnh công nghiệp hoá,
hiện đại hoá và đô thị hoá, hai mặt mâu thuẫn thống nhất trong bài toán quy
hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đô thị, của từng địa phương và
trên phạm vi cả nước, không thể không coi trọng vấn đề văn hoá, nảy sinh và đặt
ra nhiệm vụ quan trọng là: “Kế thừa và phát huy các giá trị tinh thần, đạo đức
và thẩm mỹ, các di sản văn hoá và nghệ thuật của dân tộc bảo tồn và tôn tạo
các di tích lịch sử, văn hoá, các danh lam thắng cảnh của đất nước”.
Dự thảo báo cáo chính trị của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII đã đặt
xây dựng văn hoá ngang hàng với vấn đề quan trọng khác, mặt khác cùng với
thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế thị trường đã tạo tâm lý tiêu
dùng, lối sống theo vật chất tầm thường trong một bộ phận không nhỏ dân cư

nhiều hủ tục trong xã hội cũ vẫn còn, ảnh hưởng xấu tới xã hội.
Chỉ thị 14/CT-CP của Thủ tướng chính phủ về nếp sống văn minh, Thông
tư 04/TT-BVH-TT của Bộ văn hoá thông tin hướng dẫn thực hiện nếp sống văn
minh, bài phát biểu khai mạc hội nghị lần thứ V Ban chấp hành TW Đảng
( khoáVIII ) của đồng chí Lê Khả Phiêu đã chỉ rõ: “Những tiêu cực đang có
chiều hướng gia tăng trên nhiều lĩnh vực của đời sống văn hoá tinh thần, nhất
là sự xuống dốc về tư tưởng, đạo đức và lối sống của một bộ phận nhỏ cán bộ
Đảng viên và nhân dân, dẫn tới nguy cơ đối với vận mệnh, kiên định, trình độ
trí tuệ và tính tự giác cao vai trò gương mẫu”.
Vì vậy, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trước sau vẫn là
vấn đề sống còn, là trách nhiệm nặng nề, là việc làm hết sức ý nghĩa đối với việc
phát triển của đất nước. Đây là trách nhiệm của các cấp Uỷ Đảng, chính quyền,
các ban ngành đoàn thể, quần chúng nhân dân, trong đó lực lượng Đoàn thanh
niên cộng sản Hồ Chí Minh phải thực sự là nòng cốt.
1.2. Lý do về mặt thực tiễn
Trước tình hình xã hội hiện nay, với cơ chế mở cửa thông thường, Việt
Nam muốn mở rộng quan hệ của mình với thế giới, với chủ trương của Đảng và
7
nhà nước ta là: làm bạn với tất cả các nước trên cơ sở tôn trọng chủ quyền dân
tộc của nhau, không can thiệp nội bộ của nhau. Đã mở ra cho Việt Nam một
luồng sinh khí mới, nhưng cũng từ đây, một nguồn văn hoá ngoại lai cũng ồ ạt
xâm nhập vào từng ngôi nhà, từng góc phố, từng con người Việt Nam. Vì vậy
việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc là vấn đề bức xúc và cần thiết.
Nghị quyết Trung Ương V khoá VIII của Đảng cộng sản Việt Nam đã đặt mục
tiêu: “Xây dùng một nền văn hoá tiên tiến đạm đà bản sắc văn hoá dân tộc”.
Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng nói: “Số phận của dân tộc ta ở
trong tay dân ta, văn hoá phải soi đường cho quốc dân đi”.
Ngày nay trước những biến đổi to lớn của xã hội, nền văn hoá dân tộc
đang bị coi nhẹ, đặc biệt là trong giới trẻ, xu hướng ngoại lai từ: ăn, nói, mặc, đi
đứng đều bắt chiếc văn hoá Phương Tây, bên cạnh đó là sự quan tâm chưa thoả

đáng của cấp Uỷ Đảng, chính quyền các cấp, các tổ chức Đoàn cơ sở chưa thực
sự quan trọng đến văn hoá dân tộc trong đời sống xã hội, đặc biệt là đời sống
của lớp trẻ. Vì vậy, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc là việc làm
cần thiết, đòi hỏi các ban ngành đoàn thể và tổ chức Đoàn phải có trách nhiệm
tìm tòi, phát huy giữ gìn những nét đặc sắc của nền văn hoá dân tộc Việt Nam.
Phù hợp với xu thế của Thế giới ngày nay, để hội nhập, hoà chung vào dòng
chảy của xã hội, chúng ta phải đáp ứng đòi hỏi là phải có một trình độ tương
ứng để tiếp thu các thành tựu nhân loại, đồng thời chống lại được những ảnh
hưởng tiêu cực của xu hướng “toàn cầu hóa”, mặt trái của quá trình “hiện đại
hoá” đang diễn ra hiện nay. Ở nước ta nói chung và xã Hồng Thái - huyện Na
Hang - tỉnh Tuyên Quang nói riêng là một dòng chảy nhỏ trong những dòng
thay đổi có tính “Quy luật”, “Bất biến” vấn đề đè nặng lên vai các cấp uỷ
Đảng, chính quyền địa phương trước nguy cơ có một nền văn hoá “giống như kẻ
khác” trong đời sống nhân dân trở nên nhức nhối hơn bao giờ hết. Đặc biệt là sự
lo ngại về sự tha hoá trong đời sống văn hoá của tầng lớp thanh niên thế hệ trẻ
những người chủ vận mệnh nước nhà. Hay nói một cách khác việc giữ gìn và
phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong thanh niên cả nước nói chung và thanh
niên trên địa bàn xã xã Hồng Thái - huyện Na Hang - tỉnh Tuyên Quang nói
8
riêng là một vấn đề cấp bách, phù hợp với yêu cầu thực tiễn và góp phần vào
giáo dục thế hệ trẻ, hình thành nên con người mới xã hội chủ nghĩa, sẵn sàng và
phát huy tối đa vai trò người chủ vận mệnh nước nhà, có thể khẳng định việc giữ
gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong thanh niên không phải là vấn đề
mới lạ.
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều hội thảo, nhiều bài viết thậm
chí đã được triển khai thành các phong trào sâu rộng trong cả nước tuy nhiên
những công trình nghiên cứu, những cuộc thi, những cuộc hội thảo đó còn mang
tính vĩ mô chưa thực sự đi sâu vào nghiên cứu, chưa đến ngõ ngách các vấn đề
đáng lưu ý của địa phương.
Vì vậy em đã lựa chọn chuyên đề: “Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí

Minh xã Hồng Thái - huyện Na Hang - tỉnh Tuyên Quang với sự nghiệp giữ
gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc” làm chuyên đề tốt nghiệp cho
chương trình Trung cấp lý luận chính trị và nghiệp vụ Đoàn - Hội - Đội tại Học
Viện Thanh Thiếu Niên Việt Nam.
2. Mục đích nghiên cứu:
Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm giúp Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xã
Hồng Thái - huyện Na Hang tỉnh Tuyên Quang tham gia giữ gìn bản sắc văn hoá
dân tộc.
3. Nhiệm vụ của chuyên đề:
Chuyên đề có 3 nhiệm vụ cơ bản sau đây:
- Nghiên cứu lý luận về Đoàn TNCS Hồ Chí Minh với việc giữ gìn và
phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
- Nghiên cứu thực trạng việc giữ gìn phát huy bản sắc văn hoá dân tộc tại
xã Hồng Thái - huyện Na Hang - tỉnh Tuyên Quang.
- Đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm giúp Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xã
Hồng Thái - huyện Na Hang - tỉnh Tuyên Quang trong việc giữ gìn và phát huy
bản sắc văn hoá dân tộc.
9
4. Đối tượng nghiên cứu:
Các giải pháp, kiến nghị nhằm giúp Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xã Hồng
Thái - huyện Na Hang - tỉnh Tuyên Quang tham gia giữ gìn và phát huy bản sắc
văn hoá dân tộc.
5. Khách thể nghiên cứu:
Các điều kiện: Địa lý, kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội tại xã Hồng Thái -
huyện Na Hang - tỉnh Tuyên Quang.
6. Phạm vi nghiên cứu:
Về thời gian: Từ năm 2007 đến nay.
Về không gian: Địa bàn xã Hồng Thái - huyện Na Hang - tỉnh Tuyên
Quang.
7. Phương pháp nghiên cứu:

- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu tài liệu, sách báo,
tranh ảnh, Nghị quyết, Chỉ thị…
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: các phương pháp điều tra,
khảo sát, thâm nhập thực tế, dự các hoạt động tại địa phương.
- Nhóm phương pháp toán học: Xử lý các số liệu thu được.
8. Dự kiến cấu trúc của chuyên đề:
Chuyên đề ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung được kết cấu
thành ba chương nh sau:
- Chương 1. Lý luận về Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh với
việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
- Chương 2. Thực trạng của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân
tộc tại xẫ Hồng Thái - Huyện Na Hang - Tỉnh Tuyên Quang.
- Chương 3. Các giải pháp kiến nghị nhằm giúp Đoàn viên thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh tại xẫ Hồng Thái - Huyện Na Hang - Tỉnh Tuyên Quang
tham gia giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
10
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN VỀ ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ
MINH VỚI VIỆC GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN
HOÁ DÂN TỘC
1.1. Khái niệm về thanh niên, đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh.
1.1.1. Khái niệm về thanh niên.
Thanh niên là khái niệm dùng để chỉ một nhóm nhân khẩu – xã hội với một
độ tuổi xác định, với những tâm sinh lý đặc thù và có một vai trò quan trọng
trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Về độ tuổi thông thường được tính từ khoảng 15-16 đến 35. Tuy nhiên
cách xác định độ tuổi thanh niên cũng không giống nhau ở các quốc gia, dân tộc
khác nhau vào những thời kỳ khác nhau. Hiện nay ở Việt Nam độ tuổi thanh
niên được xác định từ 16 đến 35.

Thanh niên là lớp người đang phát triển cả về chất, cả về tâm lý tinh thần,
cả về nhu cầu tình cảm, trí tụê và tài năng, ước mơ và lý tưởng, tư duy và tính
cách. Đó cũng là thời kỳ hình thành những định hướng giá trị của cuộc sống
đang trưởng thành về nhân cách.
Đặc điểm tâm lý nổi bật của thanh niên: Yêu cái mới, chuộng cái đẹp,
luôn hướng tới tương lai, nhạy cảm với thực tiễn, dễ tiếp nhận với các giá trị
cách tân và đổi mới, hăng hái xung phong, luôn đi đầu trong cuộc đấu tranh
chống lại những gì là cũ kỹ, lỗi thời, lạc hậu…
Thanh niên là nhóm nhân khẩu xã hội đặc thù, chiếm số đông trong dân
cư, đan xen trong các giai tầng, cơ cấu xã hội và cơ cấu nghề nghiệp. Thanh niên
không phải là một giai cấp ( nh các nhà xã hội học tư sản khẳng định ), nhưng
lại thường xuyên chịu ảnh hưởng của các quan hệ giai cấp, của dư luận xẫ hội,
11
của lối sống cộng đồng. Vì thế có người cho rằng thanh niên là tấm gương phản
chiếu của hình ảnh xã hội.
Thanh niên là lực lượng lao động dự trữ của xã hội, là tài nguyên vô giá của
mỗi quốc gia, dân tộc, là lực lượng tích cực tham gia vào quá trình phát triển kinh
tế, văn hoá xã hội. Chính vì vậy trong công cuộc cải tạo xã hội, lực lượng chính trị
nào nắm được thanh niên, lực lượng Êy sễ dành phần thắng trong tay. Lịch sử cách
mạng dân tộc Việt Nam đã chứng minh cho chân lý đó.
1.1.2. Khái niệm về Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị xã hội của
thanh niên Việt Nam do Đảng cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh
sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. Đoàn bao gồm những thanh niên tiên tiến, tự
nguyện phấn đấu vì sự nghiệp xây dựng nước Việt Nam dân giàu nước mạnh xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là thành viên của hệ thống chính
trị, hoạt động trong khuân khổ hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam. Đoàn phối hợp với các cơ quan, đoàn thể và các tổ chức xã
hội, các tập thể lao động để chăm lo, giáo dục, đào tạo và bảo vệ thanh thiếu nhi.

Tổ chức cho đoàn viên, thanh niên tham gia vào quản lý nhà nước và xã hội.
Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân
chủ, tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách
Được xây dựng, rèn luyện và trưởng thành qua các thời kỳ đấu tranh cách
mạng, Đoàn tập hợp đông đảo thanh niên phát huy truyền thống anh hùng cách
mạng, góp phần cho sự nghiệp giải phóng dân tộc thống nhất đất nước, xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Bước vào thời kỳ mới, Đoàn tiếp tục phát huy những truyền thống quý
báu của dân tộc và bản chất tốt đẹp của mình, kế tục trung thành sự nghiệp cách
mạng vẻ vang của Đảng. tổ chức động viên đoàn viên, thanh niên đi đầu trong
công cuộc xây dựng CNH-HĐH đất nước và bảo vệ nước Việt Nam xã hội chủ
nghĩa
12
Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng, là
đội quân xung kích trong các hoạt động của Đảng, là trường học xã hội chủ
nghĩa của thanh niên, đại diện chăm lo bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tuổi trẻ,
phụ trách Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, là lực lượng nòng cốt trong
các phong trào thanh niên và các tổ chức thanh niên Việt Nam.
Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đoàn kết, hợp tác bình đẳng với
các tổ chức thanh niên tiến bộ trên thế giới, phấn đấu vì tương lai và hạnh phúc
của tuổi trẻ, vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
1.2. Khái niệm về văn hoá, bản sắc văn hoá dân tộc.
1.2.1. Khái niệm về văn hoá.
Trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước của Đảng, của nhân dân ta,
đòi hỏi phải phát huy cao độ năng lực tinh thần của con người Việt Nam về trí
tuệ, đạo đức, tâm hồn. Chúng ta đang bước vào thời kỳ CNH-HĐH đất nước,
thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược đó là xây dựng và bảo vệ tổ quốc vì dân giàu
nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ văn minh, đây là hai nhiệm vụ to lớn của
nhân dân ta, đồng thời cũng là quá trình cải biến xã hội sâu sắc. Trong quá trình
thực hiện sẽ có sự thay đổi về cơ cấu kinh tế, kết cấu xã hội, nhu cầu tăng nhanh

về văn hoá của mọi tầng lớp dân cư… đó cũng là những yếu tố dãn đến sự thay
đổi đời sống văn hoá dân tộc.
Trên thế giới hiện nay có trên 400 khái niệm khác nhau về văn hoá, mỗi
ngành, mỗi lĩnh vực lại có một khái niệm khác về văn hoá. Văn hoá thể hiện
năng lực, bản chất của con người, là giá trị xã hội của con người. Lịch sử về con
người thực chất là lịch sử của văn hoá. Do đó trình độ phát triển về văn hoá còn
biểu hiện ở trình độ làm chủ xã hội, làm chủ bản thân của con người, xã hội loài
người phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản của chế độ công xã nguyên thuỷ
đến phức tạp của xã hội hiện đại. Quá trình đó gắn liền với sự phát triển của văn
hoá nhân loại .
Trong quá trình lao động sản xuất, con người dần dần chế ngự được bản
năng động vật của mình, phát triển tính người, tính xã hội của mình, từng bước
nhận thức quy luật phát triển của xã hội, làm chủ bản thân đồng thời hoàn thiện
13
nhân cách của mình. Từ đây chúng ta có thể nói rằng văn hoá là sản phẩm của
con người và chính văn hoá lại góp phần hoàn thiện con người để con người lại
sáng tạo nên những giá trị văn hoá cao hơn.
Trên thế giới hiện nay đã có rất nhiều định nghĩa về văn hoá, cuộc sống
càng phát triển phong phú thì định nghĩa lại càng nhiều. Mỗi định nghĩa lại diễn
tả một nội dung của mình về góc độ này hay góc độ khác của văn hoá. Tuy
nhiên chúng ta vẫn có thể đưa ra một định nghĩa tương đối hoàn chỉnh sau đây:
Văn hoá là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng
tạo ra trong quá trình lịch sử nhằm làm hoàn thiện con người và góp phần thúc
đẩy lịch sử ngày càng phát triển. Văn hoá gồm hai lĩnh vực: văn hoá vật chất và
văn hoá tinh thần
Văn hoá vật chất : Tức là toàn bộ những giá trị sáng tạo của con người
được thể hiện trong của cải vật chất do xã hội tạo ra bao gồm cả tư liệu sản xuất
và tư liệu tiêu dùng trong các giai đoạn phát triển khác nhau của xã hội, do đó
sản phẩm do mỗi xã hội tạo ra cũng khác nhau, phản ánh các giai đoạn phát triển
khác nhau của văn hoá

Văn hoá tinh thần: Là toàn bộ những giá trị của đời sống con ngưòi bao
gồm khoa học và mức độ áp dụng những thành tựu khoa học vào sản xuất, văn
hoá nghệ thuật, triết học, đạo đức, giáo dục, y tế,học vấn. Văn hoá tinh thần còn
bao gồm những phong tục tập quán, những phương thức giao tiếp và ngôn ngữ.
Đến đây ta có thể nhấn mạnh một lần nữa, văn hoá là kết quả lao động
sáng tạo của con người trong lao động sản xuất, trong tiến trình phát triển lịch
sử. Văn hoá thẩm thấu vào đời sống của con người nâng cao phẩm giá con
người. Con người văn hoá, con người từ thủa xa xưa đã được nhân dân Việt
Nam ca ngợi “ Người là hoa đất”. Bởi vì con người luôn mang trong mình
những giá trị văn hoá, luôn nở hoa trí tuệ.
1.2.2. Bản sắc văn hoá dân tộc.
Nói đến bản sắc văn hoá là nói đến cái mặt bất biến của văn hoá trong quá
trình phát triển của lịch sử. Văn hoá là một hệ thống những giá trị tinh tuý, bền
vững, là nơi hội tụ những tinh hoa văn hoá dân tộc. Nói đến bản sắc dân tộc tức
14
là những đặc trưng tiêu biểu riêng không thể trộn lẫn với nền văn hoá của dân
tộc khác.
Trải qua mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã bảo vệ được
nền văn hoá của mình nên dân tộc ta đã vượt qua mọi khó khăn thử thách để tồn
tại và phát triển, bản sắc dân tộc của văn hoá Việt Nam bao gồm những giá trị
bền vững tinh hoa đựơc xây dựng nên, qua lịch sử hàng nghìn năm đấu tranh
dựng nước và giữ nước, tạo thành những nét đặc sắc của của cộng đồng các dân
tộc Việt Nam đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự lực tự cường, lòng nhân ái
bao dung, trọng tình nghĩa đạo lý, đức tính cần cù sáng tạo trong lao động, tế nhị
trong cư sử, giản dị trong lối sống…
Việt Nam là một quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á. Văn hoá Việt
Nam là thành qủa hàng nghìn năm lao động, đấu tranh kiên cường bất khuất
trong quá trình dựng nước và giữ nước của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, là
kết quả của giao lưu và tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại để không ngừng hoàn
thiện mình. Do đó bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam là giá trị tinh thần riêng đã

được đúc kết tạo thành những đặc điểm chính của dân tộc Việt Nam, không thể
nhầm lẫn với dân tộc khác, nhưng trong quá trình giao lưu và hội nhập kinh tế
thế giới thì văn hóa Việt Nam đã chọn lọc và tiếp thu những tinh hoa văn hoá
thế giới, xoá bỏ những gì khi xưa cho là thích hợp nhưng nay không còn thích
hợp nữa để tiếp thu những cái mới, nhưng không phải làm đầy tớ mầ làm chủ
đất nước mình, đố là hoà nhập mà không hoà tan, đổi mới mà không đổi màu.
Chính vì vậy mà sau hàng ngàn năm Bắc thuộc mà nước Việt Nam ta đã dành
được độc lập mà không bị Hán hoá. Dù có tiếp thu văn hoá Pháp thì Việt Nam
lại đi theo chủ nghĩa Mác - Lênin dành lại được độc lập dân tộc và đi theo con
đường Xã hội chủ nghĩa.
Bản sắc dân tộc thể hiện những màu sắc chung mang tính hiện đại cho
dân tộc qua mọi thời đại, nó bao gồm cả đạo đức, phong cách, lối sống… của
người Việt Nam, và của các dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam.
15
1.3. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong giai đoạn công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Tiên tiến là yêu nước và tiến bộ mà nội dung là độc lập dân tộc và Chủ
nghĩa xã hội, văn hoá theo chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
nhằm mục tiêu tất cả vì con người, vì hạnh phúc và sự phát triển toàn diện của
con người trong mối quan hệ hài hoà giữu cá nhân và cộng đồng, giữa tự nhiên
và xã hội. Tiên tiến không chỉ vì nội dung tư tưởng mà còn thể hiện ở hình thức
biểu hiện trong các phương thức truyền tải nội dung.
Có thể nói nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc là một
mô thức mới, đây là mô thức văn hoá của nền công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất
nước. Mô hình tạo ra mối quan hệ hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc
và quốc tế, cá nhân và cộng đồng trên nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Đây là mô thức được tiến hành trong cơ
chế thị trường, gắn với một Nhà nước của dân, do dân, và vì dân.Đó là bản sắc
dân tộc dựa trên cơ sở cái đúng của văn hoá Việt Nam, cái đúng và cái tốt đẹp,
gắn với lợi Ých lâu dài của dân tộc, hướng tới giá trị chân, thiện, mỹ trong bản

sắc văn hoá dân tộc, thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh, đó là tư tưởng và bình
đẳng về công bằng xã hội được nâng lên một tầng cao mới.
Bản sắc văn hoá dân tộc là sự kết tinh chắt lọc từ những truyền thống quý
báu của ông cha ta để lại từ bao đời nay cho thế hệ trẻ, chúng ta phải là lực
lượng kế thừa gìn giữ và phát triển văn hoá dân tộc. Việc giữ gìn và phát huy
bản sắc văn hoá dân tộc trong giai đoạn dựng nước và giữ nước là một quá trình
đáu tranh liên tục đòi hỏi sự lỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, của hệ thống chính
trị trên tát cả các lĩnh vực của đời sống văn hoá xã hội không thể phát triển riêng
lẻ, riêng biệt mà phải phát triển đồng bộ, đồng thời đào thải những cái cũ, cái lỗi
thời và những cái mới xuất hiện nhưng độc hại, để củng cố giữ gìn và phát huy
cái tốt đẹp, cái tinh hoa của dân tộc, tiếp thu các giá trị tinh hoa của nhân loại, để
phù hợp với xu hướng phát triển của văn hoá nhân loại, đồng thời cũng bảo vệ
những giá trị truyền thống văn hoá của dân tộc.
16
1.4. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh với việc giữ gìn và phát huy
bản sắc văn hoá của dân tộc.
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nhiệm vụ xây dựng và phát triẻn
văn hoá của nước ta trở thành nhiệm vụ cấp thiết và quan trọng, nhiệm vụ này
đang đặt ra và đặt nhiều hy vọng vào thế hệ trể ngày nay những chủ nhân tương
lai của đất nước.
Nhiệm vô bao quát của nền văn hoá nước ta là quán triệt định hướng Xã
hội chủ nghĩa, xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt nam tiên tiến đậm đà bản
sắc dân tộc, gắn bó mật thiết với nền văn hoá nhân loại tiến bộ, làm cho nền văn
hoá thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng ngưòi, từng
gia đình, từng địa bàn dân cư, mọi tập thể, mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ của
con người tạo nên đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát
triển, xã hội công bằng, dân chủ văn minh
Văn hoá vừa là nền tảng tinh thần của xã hội, vùa là mục tiêu, vừa là động
lực thúc đẩy sự phát triển của kinh tế xã hội. Do đó cần phải chăm lo củng cổ
nền tảng tinh

thần của xã hội, nếu thiếu nền tảng tinh thần tiến bộ lành mạnh thì không thể có
sự phát triển kinh tế bền vững hoặc cho dù xã hội có đầy đủ tiện nghi vật chất đi
chăng nữa thì cũng không thể tránh khỏi nguy cơ suy thoái.
Thực hiện việc tổ chức quán triệt chủ trương chính sách của Đảng, Nhà
nước, trên cơ sở nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VIII, phong trào lớn
của Đoàn là “ Thi đua, tình nguyện xây dựng và bảo vệ tổ quốc”, được triển
khai sâu rộng, góp phần cổ vũ, động viên hàng triệu thanh niên xung kích đi
đầu thực hiện các chương trình kinh tế, xã hội, an ninh của đất nước. Là lực
lượng tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Đoàn viên thanh niên đã nhận
thức vai trò và nhiệm vụ của mình trong tương lai, sống có lý tưởng, hoài bão,
có bản lĩnh chính trị, mỗi đoàn viên thanh niên luôn xác định là chiến sỹ trên
mặt trận tư tưởng văn hoá. Công tác giáo dục tư tưởng văn hoá truyền thống của
Đoàn luôn bám sát với chủ trương, đường lối của Đảng, đựơc thanh niên tiếp
cận một cách tích cực và các hoạt động đều mang lại hiệu quả cao.
17
Nghị quyết 4 của Ban chấp hành TW Đảng khoá VIII đã khẳng định vai
trò của thanh niên “ Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không? đất nước ta
bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không? là
tuỳ thuộc vào thanh niên. Công tác thanh niên là công tác sống còn của dân tộc,
quýêt định sự thành bại của Cách mạng Việt Nam”. Nghị quyết 05 của Ban chấo
hành TW Đảng khoá VIII chuyên bàn về vấn đề văn hoá, sự nghiệp giữ gìn và
phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam đã đề ra mục tiêu, phương hướng,
nhiệm vụ cho thanh niên, Đảng ta nhận thức đúng vai trò quan trọng của thanh
niên trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam. Thanh
niên cũng nhận thức rõ vai trò và nhiệm vụ của mình trong tương lai đó là : xác
định mục tiêu lý tưởng sống và nhất là trong giai đoạn hiện nay thanh niên đang
sống trong thời kỳ bùng nổ thông tin, khoa học kỹ thuật công nghệ phát triển như
vũ bão, xã hội nhiều biến động… chính vì vậy mà thanh niên phải có con đường
đi đúng đắn, phấn đấu không mệt mỏi để hoàn thiện nhân cách đạo đức và vươn
tới chân - thiện - mỹ

Văn hoá luôn gắn liền với thế hệ trẻ nh một quá trình tự nhiên bởi lẽ văn
hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã
hội đồng thời cũng là mục tiêu của CNXH. Chóng ta đang trên con đường CNH-
HĐH đất nước đó là sự nghiệp của nhiều thế hệ kế tiếp nhau. Trách nhiệm của
thế hệ trẻ ngày nay trong việc chuẩn bị hành trang để hội nhập, giao lưu với nền
văn hoá trên thế giới, sẽ giúp cho tuổi trẻ có cơ hội nâng cao tầm hiểu biết, tiếp
thu khoa học, công nghệ mới… Song mặt trái của cơ chế thị trường đã tác động
không Ýt đến giới trẻ, nhiều bạn trẻ có lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền,
coi thường những giá trị truyền thống cao đẹp… Do đó yêu cầu mỗi chúng ta
phải xây dựng một bản lĩnh văn hoá Việt Nam. Phấn đấu để đưa đất nước ngày
càng giàu đẹp văn minh nhưng vẫn mang những giá trị truyền thống của dân tộc
mình. Ta vẫn mãi là Việt Nam chứ không phải là cái bóng mờ nhạt của một dân
tộc khác.
Có thể khẳng định thế hệ trẻ Việt Nam luôn là niềm tự hào của Đảng, của
toàn dân, thanh niên luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ của mình mà Đảng
18
và nhân dân giao cho. Thanh niên ngày nay đã bộc lộ tinh thần dám nghĩ, dám
làm, không ngại khó khăn, gian khổ tham gia tích vào sự nghiệp xây dựng và
phát triển đất nước nói chung và trong sự nghiệp giữ gìn và phát huy bản sắc
văn hoá dân tộc nói riêng.
Thế hệ trẻ là chủ nhân tương lai của đất nước, do đó mỗi đoàn viên thanh
niên phải không ngừng học tập, trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ hiểu biết,
năng động nhạy bén trong việc tiếp thu tinh hoa văn hoá của các dân tộc trên thế
giới để từ đó chắt lọc và làm giàu thêm cho nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm
đà bản sắc dân tộc.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CỦA VIỆC GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC
VĂN HOÁ DÂN TỘC TẠI XÃ HỒNG THÁI - HUYỆN NA
HANG - TỈNH TUYÊN QUANG.
2.1. Các điều kiện địa lý, kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội tại xã Hồng Thái

huyện Na Hang tỉnh Tuyên Quang.
Xã Hồng Thái là một xã vùng sâu, vùng xa của huyện Na Hang cách thị
trấn Na Hang 50 Km, với tổng diện tích tự nhiên là 147.71ha, gồm có 04 dân tộc
anh em sinh sống với trên 1 vạn dân trong đó dân tộc thiểu số chiếm 90%.
Phía Đông giáp với xã Cổ Linh huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn. Phía tây
giáp với xã Yên Hoa, huyện Na Hang tỉnh Tuyên Quang. Phía Nam giáp với xã
Đà Vị, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. Phía Bắc giáp với xã Công Bằng,
huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn.
Mang đậm nét của xã miền núi phía Bắc, Hồng Thái có nhiều dãy núi cao
nh: nói Ái Cao, núi Hồng Ba, núi Cột Cờ. Nét chung của địa hình là sù xen kẽ
giữa các dãy núi cao và vùng đồi có độ cao trung bình hoặc thấp, giữa các đôig
núi và các thung lũng nhỏ đất đâi màu mỡ cùng với đó là sự phong phú về tài
nguyên khoáng sản đã mang lại lợi thế cho xã trong việc phát triển kinh tế của
người dân nơi đây. Sản xuất chính của xã là nông lâm nghiệp ngoài lúa nước
19
nhân dân còn trồng ngô khoai sắn, các cây công nghiệp có hiệu quả cao như: đậu
tương, chè, lê, mận, trồng rừng, chăn nuôi gia sóc, gia cầm.
Trải qua quá trình dựng nứơc và giữ nước, cải tạo thiên nhiên, nhân dân
các dân tộc xã Hồng Thái đã tạo dựng những truyền thống tốt đẹp, lòng yêu
nước nồng nàn, cần cù, sáng tạo trong lao động, dũng cảm trong chiến đấu,
trung thực nhân hậu và có tinh thần đoàn kết cao. Với 04 dân tộc anh em sinh
sống, tuy số lượng dân tộc không nhiều nhưng Hồng Thái có đời sống tinh thần
phong phó mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Vào các ngày lễ, tết đồng bào
thường tụ họp theo làng bản, cùng nhau ném Còn, Páo dung, hát cọi vào ngày
mồng 2, mồng 3 tết hàng năm thanh niên trong làng tổ chức lễ hội tung còn để
tìm thấy nửa kia của mình được tổ chức tại xã với nhiều loại văn hoá thể thao trò
chơi dân gian đã thực sự trở thành ngày hội văn hóa của nhân dân các dân tộc
trong xã.
2.1.1. Điều kiện kinh tế:
Sản xuất nông lâm nghiệp tiếp tục dược phát triển , tích cực ứng dụng các

khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất , triển khai kế hoạch khuyến khích phát
triển kinh tế nông nghiệp nông thôn , kết hợp với chăn nuôi gia sóc ,gia cầm .
Xã có đường giao thông ô tô thông qua xã đà vị 10Km, các thôn bản trong
xã đều có đường giao thông đi được xe mô tô đến trung tâm thôn . Nhưng nhìn
chung cuộc sống nhân dân xã còn nhiều khó khăn , phức tạp kinh tế chủ yếu dựa
vào nông nghiệp , đời sống nhân dân còn thấp .
Thu nhập bình quân hàng năm từ 460-540 kg/người/năm, thu nhập bình
quân dạt 260.000 đồng /ngươì/tháng . Số hộ thu nhập khá đạt 26,7% , số hộ thu
nhập trung bình 38,7%, số hộ nghèo 34%
Nhờ sù quan tâm của các cấp chính quyền địa phương đến nay các hộ gia
đình được bố trí đất ở , đất sản xuất và thực hiện chính sách hỗ trợ theo quy
định của Nhà nước đã bước đầu ổn định đời sống .
20
2.1.2. Về văn hoá:
Tập trung chuyển đổi các hoạt động văn hoá thể thao về cơ sở, 100% thôn
bản, tổ nhân dân xây dựng và thực hiện có hiệu quả quy ước thôn bản . Duy trì
các phong trào quần chúng tham gia các hoạt động văn hoá ,văn nghệ ở cụm khu
vực và tham gia cấp huyện đạt kết quả .
Đẩy mạnh công tác xây dựng làng văn hoá, thực hiện tốt công tác vận
động toàn dân đoàn kết xây dựng nếp sống văn hoá ở khu dân cư, chống cá hủ
tục lạc hậu, mê tín dị đoan .
2.1.3. Về xã hội :
Hệ thống trường học được cúng cố và phát triển năm học 2008-2009 tỷ lệ
huy động đi học mẫu giáo đạt 100%( trong đó trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 100% ), tiểu
học đạt 100%, bậc trung học đạt 100%, tỷ lệ học sinh lên lớp đạt 100% .
Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục , tăng cường xây dựng cơ sở vật
chất cho nhà trường .
Duy trì công tác chế độ trực trạm và nâng cao công tác khám chữa bệnh
thông thường cho nhân dân . Trong năm 2008 tổng số bệnh nhân được khám ,
chữa bệnh 1.495 lượt người , các chương trình được triển khai tích cực , duy trì

đạt chuẩn y tế quốc gia theo tiêu chí mới .
Được tuyên truyền luật bảo vệ , chăm sóc gia đình và trẻ em . Trẻ em
được tiêm chủng đầy đủ 7 loại vác xin dưới 1 tuổi = 35 cháu . Số cặp vợ chồng
thực hiện kế hoạch hoá gia đình đạt 75% .
Số hộ nghèo 97/242 chiếm 40,08%, thực hiện xoá 16/12 hộ nghèo so với
kế hoạch năm 2008 .
Thực hiện chính thương binh liệt sỹ , người có công “Thực hiện uống
nước nhớ nguồn ” tổ chức thăm , tặng quà cho các gia đình chính sách , chi trả
trợ cấp hàng tháng kịp thời đúng đối tượng . Tổ chức phối hợp giữa nhà trường
với các ban nghành của xã , thăm hỏi giúp các gia đình chính nhân dịp kỷ niêm
22/12 ngày thành lập QĐNDVN với trên 100 bó củi .
21
2.2 . Thực trang văn hoá tại xã Hồng Thái huyện Na Hang tỉnh Tuyên
Quang
Hồng Thái là một huyện gồm 4 dân tộc anh em sinh sống như : Kinh ,
Tày, Dao, Mông mỗi dân tộc đều có bản sắc riêng của mình , tất cả những bản
sắc đó cùng với cá dân tộc văn hoá, các truyền thống của quê hương đã hình
thành nên cho Hồng Thái một nền văn hoá vừa cổ điển, vừa hiện đại tức là văn
hoá tiên tiến đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc .
Hiện nay vấn đề văn hoá và phát huy bản sắc văn hếa dân tộc là mõi quan
tâm của nhiều quốc gia, ở nước ta khi chóng ta tiến hành đổi mới đất nước (Đại
hội đảng VI) và thực hiện quá trình CNH, HĐH đất nước quá độ đi lên chủ
nghĩa xã hội, Đảng coi văn hoá là nền tảng thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH đất
nước vừa là nền tảng tinh thần, vừa là mục tiêu động lực thúc đẩy xã hội phát
triển.
Trong mọi thời đại, mọi xã hội nếu không dụa vào các di sản văn
hoá, các truyền thống văn hoá tiên tiến thì không thể phát triển được, bên cạnh
đó nó còn làm cho xã hội hỗn độn, khủng hoảng vì di sản văn hoá chứa đựng
đầy đủ những kinh nghiệm tinh hoa, tri thức và những truyền thống văn hoá của
dân tộc đó là những thước đo của xã hội, là chuẩn mực xã hội. Tuy nhiên trong

thời kỳ hiện nay dưới sự tác động của nền kinh tế thị trường, sự ảnh hưởng của
nền văn hoá ngoại lai tới đại bộ phận thanh niên còn rất mạnh mẽ. Vì vậy giáo
dục giá trị truyền thống dân tộc cho thế hệ trẻ, trang bị cho họ những giá trị về
dân tộc, những hiểu biết về phong tục, tập quán, chuẩn mực lối sống là hết sức
cần thiết và đã được các cấp bộ Đoàn - Hội của tỉnh Tuyên Quang nói chung và
xã Hồng Thái nói riêng đang hết mình nỗ lực thực hiện thông qua các hoạt động
thực tiễn của mình. Chính vì vậy vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân
tộc xã Hồng Thái có những điểm mạnh sau:
Hồng Thái là địa bàn có khá nhiều dân tộc anh em sinh sống, chính điều
đó đã làm cho xã Hồng Thái có được những bản sắc riêng của mình. Bản sắc đó
thể hiện sự phản ánh và biểu hiện văn hoá truyền thống dân tộc, những dàn
chiêng qúy, những quả còn, quả pao xanh đỏ, những đôi cà kheo và những con
quay của hội hè xưa đã đi vào lòng người “Đánh chiêng lành để trai làng ra chào
22
ruộng, tung còn lên để trai làng đi tìm hạnh phúc, trao quả còn nắm tay người ở
lại, trai làng mang tiếng chiêng đi”. đã được ĐVTN phối hợp với nhân dân và
các dân tộc anh em trong xã tổ chức vào ngày mòng 7 tết hàng năm.
Lế hội đồng tâm (Hội xuống đồng) là lễ hội cầu phúc cho một năm mùa
màng bội thu, nhà nhà hạnh phúc, người người hạnh phúc và nó được tổ chức ở
các thôn bản của người Tày, người Mông, nguời Dao vào mùa xuân hàng năm,
đây còn được coi là lễ hội cầu mùa với tiết trời Êm áp bàn thức tỉnh cuộc sống
của muôn loài, cây xanh đâm chồi nảy léc, thể hiện một sức sống mới, sự hi
vọng mới với niềm tin, sù an lành, niềm hạnh phúc sẽ đến với những tâm hồn
đang khao khát về cuộc sống yên bình, tốt đẹp. Tại lễ hội này các trò chơi dân
gian như Đánh yến, ném còn, kéo co, đi cà kheo được tổ chức và được mọi
người hưởng ứng sôi nổi. Những bài hát Then hát cọi củ người Tày Páo dung
của người Dao, hát dao duyên, hát si, hát lượn tứ tình đã khơi dậy trong tâm hồn
trai gái những tình cảm tốt đẹp, trong sáng và lành mạnh về tình yêu đôi lứa,
tình yêu quê hương đất nước, tạo sự giao lưu hoà hợp giữa các dân tộc anh em.
Trong những bản sắc của dân tộc, không thể không kể đến lễ hội Cấp Sắc

của dân tộc Dao vì buổi lễ này có giáo dục to lớn, khi đứa trẻ được hơn 10 tuổi
(Thường thì từ 15 tuổi trở lên) nếu chọn được ngày lành tháng tốt thì gia đình sẽ
làm lễ cấp sắc báo hiệu với tổ tiên, dòng tộc ta có thêm một thành viên và nó đã
lớn, đã trởng thành dù sau này khôn lớn, công thành danh toại hay đi đâu, về đâu
đứa trẻ này không quên được xuất xứ của mình luôn phải nhớ về cội nguồn dân
tộc mình với ý nghĩa tốt đẹp đó lễ cấp sắc phải được giữ gìn, phát huy vì đó là
một hình thức giáo dục, đánh giá chuẩn mực đạo đức của con nguời.
Để có được những truyền thống, những bản sắc tiên tiến của các dân tộc
và để được văn hoá tốt đẹp, lành mạnh và hiện đại, vứt bỏ đi những cái hủ tục
lạc hậu tới người dân phải kể đến đội ngũ cán bộ xã với trình độ chuyên môn và
lòng yêu nghề hăng say, nhiệt tình đã góp phần làm cho nền văn hoá trên địa bàn
ngày càng phon phú đa dạng.
23
Họ là những người tâm huyết với nghề, hăng say trong công việc, không
ngại khó khăn gian khổ để tuyên truyền tới người dân những cái tốt cái đẹp, cái
tiến bộ và xoá bỏ những cái xấu, cái lạc hậu phản tiến bộ.
Ngoài những gì có và đạt được vấn đề văn hoá và bản sắc văn hoá trên địa
bàn xã Hồng Thái còn tồn tại một số hạn chế và nguyên nhân của nó: đặc biệt là
sự chịu tác động của nền kinh tế thị trường, sự ảnh hưởng của văn hoá ngoại lai
tới đại bộ phận của người dân, đại bộ phận thanh thiếu niên, bên cạnh đó còn có
nhiều hủ tục lạc hậu do chưa nhận thức được nên chưa xoá bỏ được.
Trình độ dân trí còn bấp bênh nên khi tuyền truyền những chủ trương
chính sách của đảng và Nhà nứơc còn gặp nhiều khó khăn. sự phối hợp giữa các
ban nghành đoàn thể, giữa đội ngũ quản lý còn thiếu chặt chẽ, Chưa đồng bộ.
Đảng bộ cần chỉ đạo sát sao hơn nữa các chương trình, kế hoạch cụ thể tới
đội ngũ cán bộ qủan lý văn hoá. Cần có sự phối kết hợp chặt chẽ, đồng bộ, thống
nhất giữa đội ngũ cán bộ văn hoá, giữa các ban ngành đoàn thể. Cần tuyên
truyền và đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng hơn nữa tới người dân để người dân
nắm được đường lối chủ trương của đảng và nhà nước.
2.3. Thực trạng hoạt động giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc tại

xã Hồng Thái huyện Na Hang tỉnh Tuyên Quang.
Thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng khởi sướng và lãnh đạo đoàn viên
thanh niên (ĐVTN) xã Hồng Thái huyện Na Hang tỉnh Tuyên Quang luôn phát
huy truyền thống "Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên". Thanh niên
đã có nhiều đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của xã,
xứng đáng là đội quân xung kích cách mạng trong thời kỳ đổi mới. Tuổi trẻ các
dân tộc trong xã Hồng Thái huyện Na Hang tỉnh Tuyên Quang tự hào được sống
trên mảnh đất quê hương giàu truyền thống cách mạng. Nối tiếp thế hệ các đàn
anh đi trước ĐVTN các dân tộc xã Hồng Thái hôm nay không ngừng phấn đấu
rèn luỵên bản thân, đấu tranh chiến thắng đói nghèo lạc hậu, lập thân, lập nghiệp
làm giàu chính đáng, hăng hái tham gia các chương trình phát triển kinh tế của
địa phương.
24
Nhận thức công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho ĐVTN là nhiệm vụ
đặc biệt quan trọng của tổ chức Đoàn nhằm xây dùng cho thế hệ trẻ phát triển
toàn diện. Đoàn xã đã tổ chức tuyên truyền giáo dục về lịch sử truyền thống tốt
đẹp của Đảng- Đoàn thông qua các buổi toạ đàm, các cuộc thi tìm hiểu, các lớp
học nghị quyết … thu hút được hàng trăm lượt ĐVTN tham gia. Thông qua các
chuyên san tuổi trẻ Tuyên Quang do Tỉnh Đoàn phát hành, trang tin tuổi trẻ
Tuyên Quang trên báo Tuyên Quang… các hoạt động ở Đoàn cơ sở, các gương
mặt điển hình, tiên tiến … đã được truyền tải đến đông đảo các tầng lớp thanh
thiếu nhi trong xã.
Năm 2008 Đoàn xã đã phát động cuộc thi ‘’ Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh ’’ đã thu hút được đông đảo các bạn trẻ tham gia,
đây cũng là cơ hội cho ĐVTN được tìm hiểu về Đảng, về Bác Hồ. Tháng 4/2008
Đoàn xã đã tổ chức thành công hội thi ‘‘ Chóng em kể chuyện về Bác Hồ ’’ đã
thu hút được đông đảo các em thiếu nhi trong xã tham gia và có những câu
chuyện đặc sắc về tấm gương đạo đức của bác Hồ
Phong trào VHVN- TDTT được tổ chức sôi động và không ngừng được
nâng cao chất lượng như : hội khoẻ Phù Đổng, hưởng ứng cuộc vận động ‘‘

Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại’’, tổ chức các hội diễn
văn nghệ quần chúng…các hoạt động thu hút đông đảo thanh thiếu niên trong xã
, từ đó tuyên truyền cho thanh thiếu niên hiểu biết về các ngày lễ lớn của quốc
gia, dân tộc nhằm đảm bảo công tác xây dựng tổ chức Đoàn - Hội - Đội và Đoàn
tham gia xây dựng Đảng tại xã, trường Đoàn Tỉnh đã mở những lớp tập huấn kỹ
năng nghiệp vụ Đoàn - Đội cho các cán bộ đoàn ở cơ sở, để nhằm nâng cao kỹ
năng nghiệp vụ cho các cán bộ.
Phát huy những truyền thống, tinh thần xung kích của tuổi trẻ xã Hồng
Thái huyện Na Hang tỉnh Tuyên Quang, Ban thường vụ Đoàn xã đã không
ngừng chú trọng nâng cao, phát triển các phong trào thi đua tình nguỵên xây
dựng và bảo vệ tổ quốc thông qua các phong trào ‘‘ Sáng tạo trẻ’’, ‘‘ Tháng
thanh niên’’…được triển khai sâu rộng tạo môi trường cho ĐVTN tham gia học
tập và rèn luyện.
Phong trào thanh niên tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng. Là xã có
phong trào thanh niên và các hoạt động thanh thiếu nhi tiêu biểu nhất trong
huyện. Trên cơ sở đó các chi đoàn trên toàn xã đã tích cực đẩy mạnh việc thực
hiện, đảm nhận các phần việc thanh niên, các công trình thanh niên điển hình là :
Đào hố rác cho các địa phương, tham gia giữ gìn an toàn giao thông… Công tác
25

×