Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

PHÂN TÍCH VÀ CHỨNG MINH TÁC ĐỘNG CỦA VỊ TRÍ ĐỊA LÝ ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾXÃ HỘI Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.7 KB, 20 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN
KHOA QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN
TIỂU LUẬN
ĐỊA LÝ KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM
Đề tài:
PHÂN TÍCH VÀ CHỨNG MINH TÁC ĐỘNG CỦA VỊ TRÍ ĐỊA
LÝ ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở
VIỆT NAM
Sinh viên thực hiện: Hoàng Thảo Quỳnh
Lớp: QHPT 3
Khoa: Quy hoạch phát triển
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Bích Phương
Hà Nội, tháng 4/2014
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, LÃNH THỔ VIỆT
NAM 2
1.1. Vùng đất 2
1.2. Vùng biển……………………………… 3
1.3. Vùng trời ………… 5
Chương 2: Ý NGHĨA CỦA VỊ TRÍ ĐỊA LÝ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 6
2.1. Đối với sự hình thành lãnh thổ tự nhiên 6
2.2. Đối với sự phát triển kinh tế - xã hội 6
2.3. Đối với việc củng cố an ninh – quốc phòng 12
KẾT LUẬN 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………… 16
Contents
3
MỞ ĐẦU


Việt Nam là một đất nước nhỏ bé ở bán đảo Đông Dương vùng Đông
Nam Á. Đất nước Việt Nam hình chữ S nằm bên bờ Thái Bình Dương với
diện tích khoảng 330.951 km2 (2012). Đất nước tuy nhỏ nhưng dân tộc Việt
có một lịch sử lâu đời với một nền văn minh lúa nước được xem là cổ nhất
của nhân loại. Sử gia thời danh Arnold Toynbee đã nhận định nền văn minh
Việt là một trong 35 nền văn minh tối cổ còn tồn tại tới ngày nay.
Việt Nam nằm ở vị trí trung tâm giao lưu của các nền văn hoá nên Việt
Nam là nơi hội tụ hầu hết mọi đặc trưng văn hóa của khu vực và trên thế giới.
Hơn nữa Việt Nam nằm giữa con đường giao thương quốc tế từ Đông sang
Tây và ngược laị, nên được xem như ngã tư quốc tế. Đặc biệt, Việt Nam nằm
trong khu vực đang diễn ra các hoạt động kinh tế sôi động nhất thế giới. Với
vị trí địa lý như trên và với thực trạng nền kinh tế của các nước trong khu vực
đã và đang tạo ra cho Việt Nam nhưng lợi thế quan trọng và cơ hội lớn trong
việc hợp tác và tiếp thu những kinh nghiệm quý báu về phát triển kinh tế- xã
hội. Đồng thời tranh thủ tối đa nguồn vốn, kỹ thuật – công nghệ tiên tiến và
hiện đại từ các nước trong khu vực, xuất nhập khẩu nhiều loại hàng hóa thế
mạnh của nước ta. Tiềm năng kinh tế dồi dào cũng như vị trí địa lý chiến lược
hết sức quan trọng khiến Việt Nam trở thành mục tiêu của các cuộc xâm lược,
nơi đối đầu của các thế lực quốc tế từ lâu đời. Vận mệnh thăng trầm của lịch
sử đã tạo điều kiện thuận lợi để dân tộc Việt Nam tiếp nhận ảnh hưởng cuả
các nền văn minh Đông Tây rồi dung hóa tinh hoa của các nền văn minh của
nhân loại, tổng hợp đại thành nền văn minh Việt Nam hiện đại.
Mỗi quốc gia có vị trí địa lý khác nhau trên bản đồ địa lý thế giới. Vị trí
tự nhiên của một quốc gia ảnh hưởng đến những lợi thế tuyệt đối và tương đối
của các quốc gia trong phát triển kinh tế - xã hội. Có tính chất chiến lược về
cả địa – tự nhiên, địa – kinh tế và địa – chính trị.
4
NỘI DUNG
C hương 1 . KHÁI QUÁT VỀ VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, LÃNH THỔ VIỆT NAM
Nước ta có vị trí địa lý nằm ở rìa phía Đông bán đảo Đông Dương, phía

bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào và Campuchia, phía đông là biển
Đông và thông ra Thái Bình Dương. Lãnh thổ toàn vẹn nước CHXHCN Việt
Nam được xác định bởi hệ tọa độ địa lý trên bản đồ như sau:
- Điểm cực Bắc ở vĩ độ 23
°
23’ Bắc, gần sát chí tuyến bán cầu
Bắc, tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
- Điểm cực Nam ở vĩ độ 8
°
34’ Bắc, tại xóm Mũi, xã Đất Mũi,
huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
- Điểm cực Tây ở kinh độ 102
°
09’ Đông, nằm trên đỉnh núi
Khoan La San ở khu vực ngã ba biên giới Việt Nam – Lào – Trung Quốc,
thuộc xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
- Điểm cực Đông ở kinh độ 109
°
24’ Đông, tại xã Vạn Thạnh,
huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
Đây là tọa độ trên đất liền còn tọa độ trên biển, lãnh thổ nước ta còn
kéo dài xuống tận 6
°
50’Bắc và 117
°
20’ Đông (đây là tọa độ địa lý của các đảo
nằm trên quần đảo Hoàng Sa thuộc lãnh thổ nước ta.
Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn, bao gồm vùng
đất, vùng trời, vùng biển.
1.1. Vùng đất

Lãnh thổ Việt Nam trên đất liền có hình chữ S. Chiều dài gấp khoảng 4
lần chiều rộng. Nơi rộng nhất khoảng 500km, kéo từ Móng Cái (Quảng Ninh)
tới xã Sín Thầu (Điện Biên), nơi hẹp nhất khoảng 50km là khoảng cuối đường
20 trên biên giới Việt – Lào với Đồng Hới.
5
Vùng đất là toàn bộ phần đất liền và hải đảo của nước ta có tổng diện
tích 331.212km
2
. Lãnh thổ Việt Nam thuộc loại trung bình trên Thế giới
(đứng thứ 56). Lãnh thổ nước ta có 2 mặt giáp biển, 2 mặt giáp lục địa cho
nên nước ta có đường biên giới chung với ba quốc gia láng giềng. Tổng chiều
dài đường biên giới khoảng 4600km. Trong đó đường
Biên giới nước ta trên đất liền tiếp giáp với Trung Quốc ở phía Bắc,
Lào và Cam puchia ở phía Tây và Tây Nam với hơn 4.600km đường biển.
Biên giới Việt – Trung có chiều dài hơn 1400km, phần lớn dựa theo
núi, sông tự nhiên với những hẻm núi hiểm trở.Tất cả đã được cắm mốc, phân
định và gắn với lịch sử. Tuy nhiên còn không ít vấn đề tồn tại do lịch sử để lại
mà cho đến nay hai nước đang tiếp tục bàn bạc, giải quyết và chưa được
thống nhất (VD: vấn đề trên biển Đông).
Biên giới nước ta với CHDCND Lào có chiều dài 2.100km, phần lớn
dọc theo đường đỉnh của các dãy núi biên giới và gần đây đã được cắm mốc
cùng với các văn bản, nghị định thư kèm theo. Dãy Trường Sơn như là một
xương sống chung của biên giới hai nước, chia ra nhiều đoạn. Điều này không
gây trở ngại cho sự giao lưu hai nước, mà trái lại còn mở ra những tuyến
đường giao thông quan trọng nối liền thung lũng sông Mê Công ở phía trong
và với biển Đông ở phía ngoài.
Biên giới với Campuchia ở phía Tây Nam có chiều dài hơn 1.100km,
phần lớn xuyên qua các vùng đồi thoải, đổ từ các cao sơn nguyên Tây Nam
Việt Nam xuống miền Đông Campuchia. Từ phía Tây Nam thị xã Tây Ninh
(tỉnh Tây Ninh) trở đi nó chạy qua vùng đồng bằng hạ lưu sông Mê Công.

Nhìn chung thì về tính chất cũng như thực tế có vẻ như biên giới Việt
Nam – Lào – Campuchia là biên giới hòa bình, hữu nghị giữa ba dân tộc anh
em, mở đường cho sự phát triển của mỗi nước, cùng hợp tác, liên kết cùng
phát triển.
6
1.2. Vùng biển
Vùng biển nước ta tương đối rộng lớn, có diện tích rộng trên 1 triệu
km2. Phía ngoài lãnh thổ đất liền Việt Nam có thềm lục địa và rất nhiều các
đảo, quẩn đảo lớn nhỏ bao bọc với hơn 4000 đảo lớn nhỏ. Các đảo xa bờ là
quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trên biển Đông, cũng như các đảo Cát Bà,
Côn Đảo, Phú Quốc, Thổ Chu ở vịnh Thái Lan.
Theo công ước Liên hợp quốc về luật biển năm 1982, sẽ lấy đường cơ
sở (đường cơ sở là những đường thẳng trên biển nối liền với các đảo ven bờ
và các mũi đất nhô ra ngoài biển xa nhất là đảo Cồn Cỏ, đảo Lí Sơn, mũi Đại
Lãnh, Côn Đảo, đảo Thổ Chu, đảo Phú Quốc) để xác định ranh giới và phân
chia vùng biển nước ta, bao gồm:
+ Vùng nội thủy: đó là vùng nước tiếp giáp với đất liền về phía bên
trong đường cơ sở, dùng để tính lãnh hải của một quốc gia. Trong vùng nội
thuỷ Nhà nước ta có mọi chủ quyền như ở phần đất liền.
+ Vùng lãnh hải: thuộc chủ quyền và quyền tài phán rộng 12 hải lí tính
từ đường cơ sở. Trong vùng lãnh hải Nhà nước ta cũng có mọi chủ quyền khai
thác tài nguyên, đánh bắt thuỷ hải sản…
+ Vùng tiếp giáp lãnh hải là phần biển tính từ đường cơ sở rộng 24 hải
lý. Trên vùng tiếp giáp lãnh hải ngoài chủ quyền thăm dò khai thác tài
nguyên, đánh bắt thuỷ hải sản ta còn có thu thuế hải quan biển, giao thông
biển…
+ Vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở. Ở vùng
biển này, nước ta có quyền hoàn toàn về việc thăm dò, khai thác, bảo vệ, sử
dụng và quản lí tất cả các tài nguyên thiên nhiên, quyền riêng biệt về thiết lập
các công trình, đảo nhân tạo, quyền riêng biệt về nghiên cứu khoa học, và bảo

vệ, chống ô nhiễm môi trường biển. Trong vùng đặc quyền kinh tế thì ngoài
các chủ quyền như các vùng biển phía trong thì nước ta có thể cho phép nước
ngoài đặt đường ống dẫn dầu, dẫn khí đốt hoặc dây cáp ngầm qua đáy biển
nước ta.
7
Vùng thềm lục địa là phần kéo dài của đất liền dưới đáy biển ra tới hết
danh giới phía ngoài của vùng đặc quyền kinh tế. Trên thềm lục địa Nhà nước
ta có quyền thăm dò và khai thác các nguồn tài nguyên khoáng sản (dầu khí ở
vùng thềm lục địa phía Nam).
Là một quốc gia ven biển nằm bên bờ Tây của Biển Đông, Việt Nam
giữ vị trí chiến lược về địa – chính trị và địa – kinh tế mà không phải quốc gia
nào cũng có. Với bờ biển dài hơn 3.260 km trải dài từ Bắc tới Nam, đứng thứ
27 trong số 157 quốc gia ven biển, đảo quốc trên thế giới. Hiện nay thì vấn đề
biển Đông của chúng ta với Trung Quốc đang có những ảnh hưởng không nhỏ
về cả mặt kinh tế cũng như chính trị đối với nước ta. Nhưng từ lâu hai quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã là của người Việt. Lịch sử các triều đại cùng
hoạt động liên tục của người Việt hàng trăm năm trước đến nay trên hai quần
đảo này cũng như theo tập quán và luật pháp quốc tế là những cơ sở để khẳng
định điều đó.
1.3. Vùng trời
Vùng trời là khoảng không trên đất liền, nội thủy, lãnh hải và các hải
đảo thuộc chủ quyền hoàn toàn riêng biệt của nước CHXHCN Việt Nam.
Các vấn đề liên quan đến vùng trời Việt Nam sẽ được quy định cụ thể
trên cơ sở bản tuyên bố ngày 5-6-1984 của Chính phủ nước CHXHCN Việt
Nam và trên nguyên tắc bảo vệ chủ quyền, an ninh và lợi ích của nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phù hợp với luật pháp quốc tế.
8
Chương 2 . Ý NGHĨA CỦA VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ HÌNH DÁNG LÃNH THỔ ĐỐI
VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
2.1. Đối với sự hình thành lãnh thổ tự nhiên.

Nước ta nằm trong vòng nội chí tuyến, nóng ẩm, ở giữa vùng châu Á
gió mùa, lại ở rìa phía đông bán đảo Trung - Ấn, thông ra Thái Bình Dương
qua biển Đông. Điều này tạo nền tảng cho nước ta là thiên nhiên nhiêt đới ẩm
gió mùa, chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển. Với lãnh thổ trải dài trên gần 15 độ
vĩ tuyến, sự phân hóa không gian của thiên nhiên Việt Nam rất lớn.
Nước ta nằm ở vị trí giao nhau của các vành đai sinh khoáng Thái Bình
Dương và Địa Trung Hải, đồng thời các hoạt động macma ứng với các vành
đai sinh khoáng này đã làm cho tài nguyên khoáng sản nước ta rất đa dạng,
phong phú.
Nước ta còn nằm ở nơi giao thoa giữa các luồng di cư sinh vật thuộc
các hệ Hymalaya, Malaixia - Inđônêxia và Ấn Độ - Mianma. Những luồng di
cư này chủ yếu diễn ra vào thời kỳ Tân kiến tạo và làm phong phú thêm các
hệ động, thực vật ở nước ta bên cạnh các loài đặc hữu.
2.2. Đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
Vị trí địa lý, hình dáng lãnh thổ ảnh hưởng sâu sắc tới sự hình thành
các đặc điểm của lãnh thổ tự nhiên, từ đó ảnh hưởng đến việc lựa chọn các
phương thức khai thác tài nguyên thiên nhiên.
Vị trí địa lý và hình dáng lãnh thổ còn ảnh hưởng to lớn đến quá trình
tổ chức lãnh thổ kinh tế quốc dân, đặc biệt là việc tổ chức các trung tâm kinh
9
tế lớn, các mối liên hệ kinh tế nội vùng và liên vùng, cũng như các mối liên
hệ kinh tế quốc tế.
Vị trí địa lý còn ảnh hưởng đến sự hình thành cộng đồng dân tộc Việt
Nam, một quốc gia đa dân tộc, bản sắc văn hóa đa dạng.
Một nét độc đáo không thể phủ nhận vai trò của vị trí địa lý nước ta đó
là ở chỗ nước ta nằm ở nơi gặp gỡ, giao thoa của nhiều hệ thống tự nhiên, của
các nền văn hóa lớn trên Thế giới, của các luồng di dân trong lịch sử. Nước ta
nằm ở vị trí cầu nối giữa Đông Nam Á, lục địa Đông Nam Á hải đảo, ở ranh
giới trung gian, nơi tiếp giáp với các lục địa và các đại dương. Vị trí địa lý
(địa tự nhiên, địa kinh tế - xã hội, địa lý giao thông) không có tính chất quyết

định mà chỉ tạo ra những khả năng thuận lợi hoặc khó khăn để trao đổi, tiếp
cận, giao thoa hay cùng phát triển giữa các quốc gia với nhau. Trong xu thế
toàn cầu hóa, vị trí địa lý là một nguồn lực, một địa tô chênh lệch, để định ra
hướng phát triển có lợi nhất trong phân công lao động toàn thế giới và xây
dựng các mối quan hệ song phương, đa phương của một quốc gia.
Đối với Việt Nam, vùng biển và ven biển Việt Nam nằm án ngữ trên
con đường hàng hải và hàng không huyết mạch thông thương giữa Ấn Độ
Dương và Thái Bình Dương, giữa châu Âu, Trung Cận Đông với Trung Quốc,
Nhật Bản và các nước trong khu vực. Điều kiện tự nhiên của bờ biển Việt
Nam là tiềm năng to lớn cho ngành giao thông hàng hải Việt Nam. Dọc bờ
biển Việt Nam xác định nhiều khu vực xây dựng cảng, trong đó có một số nơi
có thể xây dựng cảng biển nước sâu như: Cái Lân và một số điểm ở khu vực
Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long, Lạch Huyện, Đình Vũ, Cát Hải, Đồ Sơn,
Nghi Sơn, Cửa Lò, Hòn La, Vũng Áng, Chân Mây, Đà Nẵng, Dung Quốc,
Vân Phong, Cam Ranh, Vũng Tàu, Thị Vải… Phía Nam, cảng quy mô vừa
như Hòn Chông, Phú Quốc… Ngoài sự hình thành mạng lưới cảng biển, các
tuyến đường bộ, đường sắt dọc ven biển và nối với các vùng sâu trong nội địa
(đặc biệt là các tuyến đường xuyên Á) sẽ cho phép vùng biển và ven biển
10
nước ta có khả năng chuyển tải hàng hóa nhập khẩu tới mọi miền của Tổ quốc
một cách nhanh chóng và thuận lợi.
Biển Việt Nam có tiềm năng tài nguyên phong phú, đặc biệt là dầu mỏ
khí đốt. Trữ lượng dự báo tại vùng biển và thềm lục địa Việt Nam khoảng 10
tỷ tấn dầu quy đổi, trữ lượng khai thác từ 4 đến 5 tỷ tấn. Trữ lượng khí dự báo
khoảng 1.000 tỷ m
3
. Hàng năm cung cấp hàng triệu tấn dầu và hàng tỷ

m
3

khí
phục vụ cho phát triển kinh tế và dân sinh. Ngoài ra, còn có các khoáng sản
quan trọng và có tiềm năng lớn như than, sắt, titan, băng cháy, cát thủy tinh,
muối và các loại vật liệu xây dựng khác. Nguồn lợi hải sản nước ta được đánh
giá vào loại phong phú trong khu vực. Theo các điều tra về nguồn lợi hải sản,
tính đa dạng sinh học trong vùng biển nước ta đã phát hiện được khoảng
11.000 loài sinh vật cư trú, trong đó có 6.000 loài động vật đáy, 2.400 loài cá
(trong đó có 130 loài cá có giá trị kinh tế), 653 loài rong biển, 657 loài động
vật phù sa, 537 loài thực vật phù du, 225 loài tôm biển… Trữ lượng cá biển
ước tính trong khoảng từ 3,1 đến 4,1 triệu tấn, khả năng khai thác từ 1,4 đến
1,6 triệu tấn. Nguồn lợi hải sản phong phú đã góp phần đưa ngành thủy sản
trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, mang lại giá trị xuất khẩu
đứng thứ 3 trong các ngành kinh tế của đất nước.
Biển Việt Nam có nhiều điều kiện để phát triển du lịch - ngành công
nghiệp không khói, hiện đang đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế của đất
nước. Do đặc điểm kiến tạo khu vực, các dãy núi đá vôi vươn ra sát bờ biển
đã tạo thành nhiều cảnh quan thiên nhiên sơn thủy rất đa dạng, nhiều vịnh, bãi
cát trắng, hang động, các bán đảo và các đảo lớn nhỏ liên kết với nhau thành
một quần thể du lịch hiếm có trên thế giới như di sản thiên nhiên Hạ Long
được UNESCO xếp hạng. Các thắng cảnh trên đất liền nổi tiếng như Phong
Nha, Bích Động, Non nước…, các di tích lịch sử và văn hóa như: Cố đô Huế,
phố cổ Hội An, Tháp Chàm, Nhà thờ đá Phát Diệm… phân bố tại vùng ven
biển. Tiềm năng du lịch kể trên rất phù hợp để Việt Nam phát triển và đa dạng
các loại hình du lịch hiện đại như nghỉ ngơi; dưỡng bệnh; tắm biển; du lịch
11
sinh thái nghiên cứu khoa học vùng ven bờ, hải đảo, ngầm dưới nước; du lịch
thể thao: bơi, lặn sâu, lướt ván, nhảy sóng, đua thuyền…
Vị trí địa lý nước ta đặt ra nhiều vấn đề về các mối quan hệ tự nhiên,
kinh tế, văn hóa, quốc phòng giữa các nước cận kề cũng như các nước láng
giềng trong khu vực và trên thế giới.

a. Việt Nam nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển năng động nhất
Thế giới.
Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á, tiếp giáp với Trung Quốc, gần
các nước công nghiệp mới (NICs) châu Á, Nhật Bản và nói rộng ra, nước ta
nằm trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. ASEAN và Trung Quốc trong
những thập kỉ gẩn đây có tốc độ tăng trưởng GDP vào loại đứng đầu trên Thế
giới. Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, Xingapo sau thời gian phát triển
nhanh đã trở thành những con rồng của châu Á. Thái Lan và Mianma cũng
đang trên con đường trở thành các nước NICs. Trong tương lai, nền kinh tế
các nước ASEAN ngày càng chiếm vị trí cao hơn trong khu vực châu Á –
Thái Bình Dương. Nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển năng động
nhất Thế giới, Việt Nam có những thuận lợi cơ bản như là những cơ hội lớn
để tiếp thu kinh nghiệm quý báu về phát triển kinh tế - xã hội của các nước
trong khu vực, tranh thủ tối đa nguồn vốn, kĩ thuật – công nghệ hiện đại từ
những nước này và ngược lại khu vực châu Á – Thái Bình Dương cũng là thị
trường xuất khẩu quan trọng của chúng ta. Đây là điều kiện thuận lợi để giao
lưu kinh tế giữa nước ta với các nước trên Thế giới, tạo ra những cơ hội lớn
để cùng nhau hợp tác phát triển và sớm hội nhập vào thị trường kinh tế thế
giới, đặc biệt là với các nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
b. Việt Nam nằm gần trung tâm Đông Nam Á và ở ranh giới trung gian,
tiếp giáp với các lục địa và đại dương
Việt Nam nằm gần trung tâm Đông Nam Á. Điều này được thể hiện về
mặt không gian ở khoảng cách giữa nước ta với các nước trong khu vực.
Khoảng các Hà Nội – Rangun là 1.120km, TP.Hồ Chí Minh – Xingapo là
12
1.100km, TP.Hồ Chí Minh – Giacacta là 1.800km, khoảng các từ Hà Nội hay
TP.Hồ Chí Minh đến các thủ đô Băng Cốc, PhNôm Pênh, Viêng Chăn còn
gần hơn. Ở vị trí này, Việt Nam trở thành chiếc cầu nối liền các nước Đông
Nam Á lục địa (Lào, Campuchia, Thái Lan, Mianma) và các nước trên đại
dương (Philippim, Inđô )

Nước ta lại nằm trong khu vực hoạt động của gió mùa Châu á dẫn đến
khí hậu phân mùa rất rõ trong năm với chế độ mưa mùa và lượng mưa lớn từ
1500 – 2000 mm/năm. Điều kiện này thuận lợi một nền nông nghiệp lúa nước
nhiều vụ quanh năm.
Do nước ta nằm ở phần Đông của bán đảo Trung ấn cho nên có nguồn
tài nguyên biển phong phú. Trước hết biển gây ra mưa nhiều ở phần đất liền,
sưởi ấm những luồng khí lạnh từ phương Bắc xuống, dịu mát những luồng khí
nóng từ xích đạo lên. Cho nên thiên nhiên nhiệt đới nước ta nóng, ẩm, mưa
nhiều và rất khác với thiên nhiên nhiệt đới của nhiều nước nằm trên cùng vĩ
độ (Bắc Phi và Tây á).
Việt Nam còn nằm án ngữ trên các tuyến hàng hải và hàng không huyết
mạch thông thương giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa châu Âu và
Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản và một số nước khác.
Như vậy, vị trí trên đã tạo cho nước ta một số lợi thế quan trọng để phát
triển kinh tế - xã hội.
Về tự nhiên, Việt Nam trở thành nơi gặp gỡ của nhiều luồng di cư
động, thực vật từ Tây Bắc xuống Đông Nam lên, vừa tạo thêm sự giàu có,
phong phú của các loài mà còn cho phép có thể nhập nội, thuần dưỡng các
giống cây trồng, vật nuôi từ nhiều trung tâm sinh thái khác nhau của Thế giới.
Về dân cư, sự tiếp xúc, giao thoa lâu dài giữa cư dân bản địa và cư dân
từ các nước, các khu vực lân cận sẽ góp phần hình thành một cộng đồng dân
tộc Việt Nam nhiều thành phần (54 dân tộc anh em) nhưng thống nhất bởi
một nền văn hóa chung.
13
Về mặt giao thông, vị trí địa lý trên đã tạo điều kiện thuận lợi để Việt
Nam có thể giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới thông qua
nhiều tuyến đường (đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không.
Trong tương lai nếu dự án tuyến dường xuyên Á mà được thực hiện thì giá trị
của vị trí giao thông chắc chắn sẽ được nâng cao.
c. Việt Nam là nước có tính biển nhất trong số các nước trên bán đảo Đông

Dương
Bờ biển dọc đất liền Việt nam kéo dài từ biên giới Việt – Trung đến
biên giới Việt Nam – Campuchia khoảng hơn 3260km. Bờ biển Việt Nan trải
dài từ Bắc tới Nam, đứng thứ 27 trong số 157 quốc gia ven biển, đảo quốc
trên Thế giới. Chỉ số chiều về tính biển (tỉ số giữa chiều dài bờ biển so với
diện tích đất liền) của nước ta là 0,016, đứng đầu trong các nước trên bán đảo
Đông Dương.
Tính chất biển làm cho thiên nhiên Việt Nam có tính vượt trội là mang
tính chất nội chí tuyến nóng ẩm, làm suy yếu tác động gây lạnh của gió mùa
Đông Bắc và quy luật đai cao trên vùng núi. Tính chất biển tạo nên những
cảnh trí đẹp, nên thơ, có giá trị cao về mặt thẩm mĩ du lịch ở suốt chiều dài
đất nước, đặc biệt là các vùng ven biển, phát triển du lịch biển đem lại nguồn
thu lớn cho đất nước.
Tính chất biển cũng nâng cao vai trò của dải ven biển, hải đảo và biển
Đông trong việc phát triển tổng hợp kinh tế biển và vị trí của kinh tế biển
trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Biển và vùng ven biển là “mặt tiền” của Việt Nam thông ra Thái Bình
Dương, mở cửa ra nước ngoài. Với bờ biển dài, bao lấy lãnh thổ ở cả 3 hướng
mà không một nơi nào trên đất nước ta cách xa biển quá 500km. Vì vậy sự
hình thành các mạng lưới giao thông cảng biển cùng với các trục đường khác
sẽ cho phép vùng biển và ven biển nước ta trở thành vùng trung chuyển hàng
hóa xuất nhập khẩu tới mọi miền Tổ quốc, thu hút cả vùng Tây Nam Trung
Quốc, Lào, Đông Bắc Thái Lan và Campuchia.
14
Biển Đông là vùng biển có 1 trong số 10 tuyến đường hàng hải lớn nhất
trên thế giới đi qua. Giao thông nhộn nhịp đứng thứ 2 thế giới (sau Địa Trung
Hải). Hàng ngày có khoảng 200 - 300 tàu từ 5.000 tấn trở lên qua lại (không
kể tàu dưới 5.000 tấn) chiếm 1/4 lưu lượng tàu hoạt động trên biển của thế
giới. Khu vực Biển Đông có những eo biển quan trọng đối với nhiều nước,
trong đó eo biển Malacca là eo biển nhộn nhịp thứ hai trên thế giới (sau eo

biển Hormuz). Biển Đông rất quan trọng đối với nhiều nước trong khu vực
xét về vị trí địa - chiến lược, an ninh, giao thông hàng hải và kinh tế. Với Mỹ
là tuyến hoạt động chính của Hạm đội 7, có 90% hàng hóa của Mỹ và hàng
hóa đồng minh chuyên chở qua Biển Đông. Với Trung Quốc hàng năm nhập
160 triệu tấn dầu thì 50% dầu nhập và 70% hàng hóa qua Biển Đông. Với
Nhật Bản 70% lượng dầu nhập khẩu và 42% lượng hàng hóa xuất khẩu
chuyên chở qua Biển Đông.
Cùng với đất liền, vùng biển nước ta là một khu vực giàu tài nguyên
thiên nhiên, là ngư trường giàu có nuôi sống hàng triệu ngư dân và gia đình từ
bao đời qua, là một vùng kinh tế nhiều thập kỷ phát triển năng động, là nơi
hấp dẫn của các nhà đầu tư và thị trường thế giới.
2.3. Đối với việc củng cố an ninh – quốc phòng
Nước ta nằm ở nơi tiếp giáp giữa Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á
hải đảo, một khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên, một thị trường có sức mua
khá lớn, một vùng kinh tế nhiều thập kỉ phát triển năng động. Đó là nơi hấp
dẫn các thế lực đế quốc và thù địch bên ngoài muốn bành chướng nhiều tham
vọng và cũng là nơi nhạy cảm trước các biến chuyển trong đời sống chính trị
thế giới.
Nước ta có đường biên giới trên đất liền và trên biển rất dài, tiếp giáp
với nhiều nước. Trên biển Đông, nước ta tiếp giáp với vùng biển của nhiều
nước và lãnh thổ như: Trung Quốc, Đài Loan, Philippin, Inđônêxia, Brunây,
Malaixia, Campuchia và Thái Lan. Biển Đông lại giàu tài nguyên sinh vật (cá,
tôm, ), thềm lục địa có nhiều tài nguyên khoáng sản (đặc biệt là dầu mỏ), lại
15
án ngữ một trong các đường hằng hải quốc tế quan trọng. Biển Đông có vị trí
vô cùng quan trọng đối với Việt Nam về các mặt chiến lược, kinh tế, an ninh,
quốc phòng, trước mắt cũng như lâu dài.
Để bảo vệ chủ quyền lịch sử của quốc gia và khẳng định chủ quyền đối
với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình trên cơ sở Công ước
Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, nước ta đã giải quyết các vấn đề về

Biển Đông với các nước có chung biển Đông: vấn đề về biên giới trên biển
giữa Việt Nam và Campuchia, Việt Nam và Trung Quốc; giải quyết tranh
chấp hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; hoạch định ranh giới vùng đặc
quyền kinh tế và thềm lục địa giữa Việt Nam và Thái Lan Việc giải quyết
hòa bình các tranh chấp về biển Đông xây dựng các quan hệ hợp tác trong
khai thác và kiểm soát ở biển Đông, xây dựng các quan hệ hợp tác trong khai
thác và kiểm soát ở biển Đông sẽ đem lại lợi ích cho các nước có liên quan và
góp phần làm hòa dịu các vấn đề của khu vực.
Ngày nay trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, biển đảo Việt
Nam có vai trò quan trọng, làm tăng chiều sâu phòng thủ đất nước ra hướng
biển. Do đặc điểm lãnh thổ đất liền nước ta có hình chữ S, trải dài ven biển từ
Bắc vào Nam, chiều ngang hẹp (nơi rộng nhất khoảng 600 km, nơi hẹp nhất
khoảng 50 km), nên chiều sâu đất nước bị hạn chế. Hầu hết các trung tâm
chính trị, kinh tế xã hội của ta đều nằm trong phạm vi cách bờ biển không lớn,
nên rất dễ bị địch tấn công từ hướng biển. Nếu chiến tranh xảy ra thì mọi mục
tiêu trên đất liền đều nằm trong tầm hoạt động, bắn phá của vũ khí trang bị
công nghệ cao xuất phát từ hướng biển. Nếu các quần đảo xa bờ, gần bờ được
củng cố xây dựng căn cứ, vị trí trú đậu, triển khai của lực lượng Hải quân
Việt Nam và sự tham gia của các lực lượng khác thì biển đảo có vai trò quan
trọng làm tăng chiều sâu phòng thủ hiệu quả cho đất nước.
Từ nhiều năm nay, nhất là những năm đầu của thập kỷ 70 của thế kỷ
XX đến nay trên Biển Đông đang tồn tại những tranh chấp biển đảo rất quyết
liệt và phức tạp, tiềm ẩn những nhân tố mất ổn định, tác động đến quốc phòng
16
và an ninh nước ta. Trên Biển Đông vùng biển nước ta tiếp giáp với vùng biển
7 nước trong khu vực là: Trung Quốc (phía Bắc), Campuchia và Thái Lan
(Tây Nam), Philippin, Malaixia, Inđônêxia, Brunây (phía Đông, Đông Nam
và Nam). Nơi đây đang diễn ra những tranh chấp phức tạp và quyết liệt về
chủ quyền giữa các quốc gia, đẩy tới xu hướng tăng cường lực lượng quân sự,
đặc biệt là hải quân của các nước trong khu vực, nhất là những nước có tiềm

lực lớn về kinh tế, quân sự. Họ tận dụng ưu thế của mình trên biển để đe dọa
chủ quyền vùng biển đảo, thềm lục địa của nước ta, gây ra những nhân tố khó
lường về chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và an ninh đất nước
17
KẾT LUẬN
Nhìn chung, vị trí địa lý đã tạo cho Việt Nam rất nhiều thuận lợi và
đem lại nguồn thu hết sức to lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước. Nhất là các nguồn lợi ích từ biển Đông. Các tiềm năng ấy thật sự
quý giá không phải quốc gia nào cũng có được nhưng điều quan trọng là
chúng ta cần phải biết tận dụng chúng, biến những tiềm năng ấy trở thành
hành trang đưa nền kinh tế sánh vai với các nước trong khu vực và trên Thế
giới. Bên cạnh đó thì nước ta cũng gặp phải một số khó khăn trong phát triển
kinh tế - xã hội như vị trí nằm trong khu vực được coi là nhiều thiên tai nhất
thế giới: nhiều bão, lũ lụt, hạn hán. Cho nên nước ta luôn luôn phải đầu tư lớn
để hạn chế và phòng ngừa những hậu quả của thiên tai. Vị trí địa lý nước ta
không những có ý nghĩa lớn với phát triển kinh tế, xã hội như nêu trên mà còn
có tầm quan trọng lớn trong việc bảo vệ an ninh quốc phòng của khu vực
Đông Nam Á và Châu Á. Chúng ta luôn luôn phải đề cao cảnh giác với mọi
âm mưu thù địch, muốn gây tổn hại đến an ninh, chính trị cũng như kinh tế -
xã hội của quốc gia mình.
18
19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Thông (chủ biên) - Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam. Nxb Đại học Sư
Phạm, 2013.
2. Non nước Việt Nam. Trung tâm công nghệ thông tin du lịch, Hà Nội,
2000.
3. Nguyễn Viết Thịnh – Đỗ Thị Minh Đức - Giáo trình Địa lý kinh tế - xã
hội Việt Nam (Phần đại cương). Nxb Giáo dục Việt Nam, 2011.
4. />5.

6. />20

×