Tải bản đầy đủ (.doc) (113 trang)

xây dựng cơ chế đặc thù về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn quận long biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (934.12 KB, 113 trang )

Trờng Đại học kinh tế quốc dân

Nguyễn thị thu hằng
XÂY DựNG CƠ CHế ĐặC THù về bồi thờng, hỗ trợ, tái
định c TRONG GIảI PHóNG MặT BằNG
TRÊN ĐịA BàN QUậN LONG BIÊN
CHUYấN NGNH: KINH T V QUN Lí A CHNH
Ngời hớng dẫn khoa học:
ts. Ph¹m lan h¬ng
Hµ néi, n¨m 2013
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan chuyên đề tốt nghiệp với đề tài: “Xây dựng cơ chế
đặc thù về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong công tác giải phóng mặt bằng
trên địa bàn quận Long Biên thành phố Hà Nội” là do em tự nghiên cứu viết
nên, dựa trên kiến thức của mình, tài liệu từ ban giải phóng mặt bằng, các
phòng ban chuyên môn Quận Long Biên và sự hướng dẫn của cô giáo Tiến sỹ
Phạm Lan Hương. Chuyên đề không sao chép, cắt ghép các báo cáo hoặc luận
văn của người khác.
Em xin cam đoan tất cả những lời khẳng định trên là hoàn toàn đúng sự
thật, nếu sai em xin chịu trách nhiệm và chịu mọi kỷ luật của nhà trường.
Hà Nội, ngày 10 tháng 9 năm 2013
Học viên
Nguyễn Thị Thu Hằng

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 1
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ,
TÁI ĐỊNH CƯ TRONG CÔNG TÁC GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG 8
1.1. Những vấn đề chung về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 8


1.1.1. Khái niệm về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong công tác giải phóng mặt
bằng khi Nhà nước thu hồi đất 8
1.1.2. Sự cần thiết của công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 9
1.1.3. Đặc điểm của công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 10
1.1.4. Yêu cầu đối với công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư: 12
1 13
2. Quy định pháp lý về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư: 13
1.2.1. Hệ thống pháp lý liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:
13
1 14
2.2. Quy định trình tự, thủ tục thu hồi đất và thực hiện công tác bồi thường hỗ trợ
tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất: 14
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 23
1.3.1.Công tác quản lý đất đai, công tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các công trình trên đất 23
1.3.2. Yếu tố giá đất và công tác định giá 23
1.3.3. Nguồn vốn thực hiện bồi thường hỗ trợ tái định cư 24
1.3.4. Vai trò và năng lực của chính quyền địa phương 25
1.3.5. Công tác quy hoạch sử dụng đất của địa phương 25
1.3.6. Các chính sách. pháp luật về đất đai của Nhà nước 26
1.4. Kinh nghiệm áp dụng cơ chế đặc thù về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ở
một số địa phương 26
1.4.1. Kinh nghiệm ở Thành phố Hồ Chí Minh 26
4.2. Thành phố Đà Nẵng 30
1.4.3. Bài học kinh nghiệm của tỉnh Vĩnh Phúc 33
1.5. Kinh nghiệm nước ngoài (Trung Quốc) 34
1.5.1. Những kinh nghiệm về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 34
CHƯƠNG 2
36
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ,

TÁI ĐỊNH CƯ TRONG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LONG BIÊN 37
2.1. Giới thiệu chung về quận Long Biên - thành phố Hà Nội 37
2.1.1. Điều kiện tự nhiên 37
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 40
2.2. 42
Thực trạng công tác giao đất và sử dụng đất trên địa bàn quận Long Biên. .43
2.2.1. Thực trạng công tác giao đất và sử dụng đất nông nghiệp 43
2.2.2 46
Đặc điểm đất phi nông nghiệp: 46
2.3. Thực trạng công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ở quận
Long Biên 46
2.3.1. Quy trình thực hiện công tác giải tỏa, đền bù và tái định cư đất đai 46
2.3.2. Quy trình, thực hiện công tác giải tỏa, đền bù và tái định cư đất đai 47
2.3.3. Tình hình giải tỏa, đền bù đất đai hiện nay tại quận Long Biên 48
2 49
2.3.2. Thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ở một số dự án điển
hình hiện nay trên địa bàn quận Long Biên 51
2.4. Đánh giá về công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư quận Long Biên qua
3 dự án điển hình: 59
2.4.1. Đánh giá chung 59
2.4.2. Đánh giá về giá đất tính bồi thường hỗ trợ 59
2.4.3. Những vấn đề đặt ra đối với công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong
công tác giải phóng mặt bằng 63
2.4.4. Những khó khăn vướng mắc, hạn chế trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư 67
CHƯƠNG 3
XÂY DỰNG CƠ CHẾ ĐẶC THÙ VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH
CƯ TRONG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG 74
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LONG BIÊN 74

3.1. Phương hướng, mục tiêu về thu hồi đất trong việc phát triển mô hình
khung đến năm 2020 trên địa bàn quận Long Biên 74
3.1.1. Mục tiêu 74
3.1.2. Nhiệm vụ cần tập trung 75
3.1.3. Các giải pháp trọng tâm 77
3.2. Xây dựng cơ chế đặc thù về giá bồi thường, hỗ trợ 78
3.2.1. Đối với các hộ bị thu hồi đất nông nghiệp 78
3.2 80
2. Đối với các hộ gia đình bị thu hồi đất ở 80
3.3. Cơ chế đặc thù về hỗ trợ, tái định cư 81
3.3.1. Đối với các hộ gia đình bị thu hồi nhiều đất ở 81
3.3.2. Đối với các hộ gia đình có nhiều nhân khẩu 82
3.3.3. Các hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp xen kẹt trong khu dân cư 82
3.4. Tác động của cơ chế đặc thù đến việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối
với người bị thu hồi đất 83
3.4 83
1. Đánh giá việc tác động của việc thực hiện cơ chế đặc thù 83
3.4.2. Những khó khăn khi thực hiện cơ chế đặc thù 83
3.5. Một số đề xuất về cơ chế chính sách 84
3.5 84
1. Một số đề xuất với quận Long Biên 84
3.5.2. Đề xuất với UBND thành phố Hà Nội 86
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 96
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tổng hợp kết quả giao đất nông nghiệp theo Nghị định 64-CP 44
Bảng 2.2: Tổng hợp đánh giá bồi thường về đất tại 3 dự án 62
Bảng 2.3: So sánh mức độ chênh lệch giữa giá bồi thường của 3 dự án
và giá thị trường tại thời điểm thu hồi đất 62
Bảng 3.1. Đề xuất đổi mới chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 92


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất nước ta đang trên đà hội nhập và phát triển, công nghiệp hóa hiện đại
hóa đất nước đòi hỏi phải đầu tư, xây dựng các công trình phục vụ cho quốc
phòng an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, mục đích phát triển kinh tế…
Để thực hiện được các nhiệm vụ trên thì mặt bằng đất đai là một trong những
nhân tố quan trọng, nó quyết định đến hiệu quả trong công tác đầu tư của các
nhà đầu tư trong và ngoài nước và ảnh hưởng đến cả tiến trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.
Trong điều kiện quỹ đất cũng như các nguồn tài nguyên khác ngày càng
hạn hẹp và nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển thì vấn đề lợi ích về kinh
tế của người sử dụng đất bị thu hồi trong công tác giải phóng mặt bằng ngày
càng được quan tâm hơn và đang là vấn đề mang tính thời sự và phức tạp hiện
nay.
Công tác bồi thường thiệt hại (BTTH), giải phóng mặt bằng (GPMB), tái
định cư (TĐC) khi Nhà nước thu hồi đất không chỉ thể hiện bản chất kinh tế của
các mối quan hệ về đất đai (giữa nhà nước với người sử dụng đất; giữa các tổ
chức kinh tế này với các tổ chức kinh tế khác và giữa cá nhân với nhau), mà còn
thể hiện các mối quan hệ về chính trị - xã hội, môi trường….Vì vậy, việc tổ chức
thực hiện tốt công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư sẽ góp phần giữ vững ổn
định tình hình chính trị, trật tự xã hội, tạo thuận lợi cho môi trường đầu tư phát
triển,….góp phần phát triển kinh tế- xã hội của đất nước nói chung và mỗi địa
phương nói riêng.
1
Thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tốt là động lực thúc đẩy
các dự án được triển khai nhanh, đúng tiến độ. Ngược lại, nó cũng trở thành rào
cản và luôn tiềm ẩn những nguy cơ gây khiếu kiện, mất ổn định an ninh, chính
trị, trật tự an toàn xã hội.
Hà Nội - thủ đô, trái tim của cả nước, là trung tâm đầu não chính trị-hành
chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao

dịch quốc tế của cả nước, là nơi đặt trụ sở các cơ quan trung ương Đảng, Nhà
nước, các cơ quan ngoại giao và tổ chức quốc tế…. chính vì vậy công tác bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư trong công tác giải phóng mặt bằng phục vụ cho quá
trình quá trình đô thị hóa ở thành phố Hà Nội là một chủ trương lớn của Đảng
và Nhà nước ta, nó không chỉ có ý nghĩa về mặt phát triển kinh tế mà còn là mục
tiêu, động lực để xây dựng và phát triển thành phố Hà Nội theo hướng văn minh,
hiện đại xứng tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Cùng với sự phát triển chung của cả nước, quận Long Biên, thành phố Hà
Nội được thành lập từ năm 2003. Với tốc độ đô thị hóa nhanh, nhiều dự án xây
dựng cơ sở hạ tầng, khu đô thị mới đường giao thông được thực hiện, nhưng mỗi
dự án mỗi địa bàn trong quận lại có những đặc điểm riêng làm việc bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư trong công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn,
cần xin ý kiến chỉ đạo của thành phố Hà Nội.
Quận Long Biên xác định công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là
nhiệm vụ trọng tâm và thường xuyên trong công tác giải phóng mặt bằng trên
địa bàn quận do đặc điểm quận thành lập có phường chuyển từ một số xã thuần
nông và có phường chuyển từ thị trấn cũ lên. Do đó những tính chất đặc thù của
2
Long Biên về giao đất, quản lý sử dụng đất đã ảnh hưởng trực tiếp đến công tác
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi áp dụng chính sách chung của thành phố Hà
Nội về giải phóng mặt bằng. Mỗi dự án khi triển khai luôn phải báo cáo tính đặc
thù riêng về giao đất, sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất để
báo cáo thành phố và xin ý kiến chỉ đạo. Do đó việc đánh giá và hệ thống hóa
những nét đặc thù của Long Biên và đề xuất cơ chế đặc thù khi bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất là việc làm cần thiết và đáp ứng yêu cầu
cấp bách của quá trình đô thị hóa, giải phóng mặt bằng tại quận Long Biên.
Xuất phát từ những lý do trên, em đã lựa chọn đề tài: “Xây dựng cơ chế
đặc thù về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong công tác giải phóng mặt bằng
trên địa bàn quận Long Biên” nhằm tìm ra các giải pháp nhằm tháo gỡ các
vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn quận Long Biên. Từ

đó, đẩy nhanh tiến độ các dự án, tạo lập môi trường đảm bảo an sinh xã hội, tạo
lập nghề nghiệp và định hướng cho tương lai của những người bị thu hồi đất khi
họ trở thành người mất đi tư liệu sản xuất, chỗ ăn ở sinh hoạt hàng ngày.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nắm vững cơ sở lý luận về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trong công
tác giải phóng mặt bằng, cụ thể là các chính sách, văn bản pháp lý có liên quan
về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trong công tác giải phóng mặt bằng khi Nhà
nước thu hồi đất hiện đang áp dụng.
Nghiên cứu thực trạng, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến công tác bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư; Đánh giá việc áp dụng các văn bản pháp luật có liên
quan đến bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại quận Long
Biên. Từ đó tổng hợp, phân tích những bất cập, hạn chế trong việc áp dụng
chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đề xuất xây dựng cơ chế đặc thù riêng
3
áp dụng cho quận Long Biên về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trong công tác
giải phóng mặt bằng.
Trên cơ sở những đánh giá đặc thù của Long Biên, Luận văn đề xuất một
số giải pháp, kiến nghị bổ sung, sửa đổi một số chính sách về bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư của Nhà nước cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay, đảm bảo
cho cơ chế đặc thù trong bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn quận
Long Biên có tính khả thi trong thực tiễn và sát với chính sách giải phóng mặt
bằng của Thành phố Hà Nội.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu:
Công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trong giải phóng mặt bằng, các
yếu tố ảnh hưởng trong đó tập trung đánh giá các yếu tố riêng biệt về công tác
giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất trên địa bàn quận
Long Biên. Từ đó, đề xuất xây dựng cơ chế đặc thù áp dụng về bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư trong công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn quận Long
Biên nhằm tìm ra các giải pháp thúc đẩy nhanh tình hình giải phóng mặt bằng

quận Long Biên trong thời gian tới.
- Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dụng:
Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Phân tích thực trạng các yếu tố ảnh hưởng, nhấn mạnh các yếu tố đặc thù
của Long Biên ảnh hưởng đến công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ở quận
Long Biên. Ttình hình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ở 03 dự
án điển hình: Dự án xây dựng tuyến đường nối từ đường Nguyễn Văn Cừ qua
đường Nguyễn Sơn tới đường Ngọc Thụy đi đô thị mới phường Thạch Bàn( dự án
01); Dự án xây dựng tuyến đường quốc lộ 1B đến khu đô thị mới Việt Hưng (bao
gồm cả hạ tầng kỹ thuật các ô đất hai bên đường) ( dự án 02); Dự án giải phóng
4
mặt bằng, san nền sơ bộ đất để đấu giá quyền sử dụng đất tại B2-3/ NO3 phường
Việt Hưng (dự án 03).
Đề xuất xây dựng cơ chế đặc thù áp dụng về bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư trong giải phóng mặt bằng trên địa bàn quận Long Biên nhằm tìm ra các giải
pháp thúc đẩy nhanh tình hình giải phóng mặt bằng quận Long Biên trong thời
gian tới.
Về không gian: Địa bàn quận Long Biên thành phố Hà Nội
Về thời gian : Từ khi thành lập quận Long Biên năm 2003 đến 2013
4. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn lấy Chủ nghĩa Duy vật biện chứng và Chủ nghĩa Duy vật lịch sử
của Chủ nghĩa Mác-Lê Nin làm cơ sở phương pháp luận trong nghiên cứu; đồng
thời luận văn dự vào các quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước làm cơ sở phân tích, đánh giá, đề xuất các giải pháp, kiến nghị.
- Phương pháp thống kê phân tích tổng hợp: Nhằm thu thập, phân loại,
đánh giá và khái quát hóa các nguồn tư liệu và số liệu: (1) Thứ cấp từ các báo
cáo của ban bồi thường giải phóng mặt bằng, phòng tài nguyên quận Long Biên,
sách, báo thư viện, internet, tại thư viện quốc gia và thư viện trường Đại học

kinh tế quốc dân Hà Nội.… (2) sơ cấp được thu thập bằng phương pháp điều tra
khảo sát.
- Tổng hợp đánh giá kết quả điều tra xây dựng nội dung báo cáo theo
phương pháp phân tích và chứng minh có cơ sở khoa học kết hợp với thực tế.
Ngoài việc thu thập những tài liệu, số liệu thống kê chính thức được thu
thập trực tiếp tại Hội đồng bồi thường hỗ trợ và tái định cư quận Long Biên, các
phòng ban có liên quan và UBND các phường thuộc quận.Tác giả đã tự điều tra,
thu thập số liệu, tài liệu không chính thức có liên quan đến một số chính sách áp
5
dụng cho công tác giải phóng mặt bằng huyện Từ Liêm và quận Hoàng Mai
thông qua các đồng nghiệp để phục vụ cho công tác nghiên cứu.
5. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần lời mở đầu, kết luận luận văn bao gồm 3 chương chính như sau:
CHƯƠNG 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BỒI THƯỜNG,
HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ TRONG CÔNG TÁC GIẢI
PHÓNG MẶT BẰNG
CHƯƠNG 2:
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ
TRONG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN LONG BIÊN
CHƯƠNG 3:
XÂY DỰNG CƠ CHẾ ĐẶC THÙ VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ,
TÁI ĐỊNH CƯ TRONG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LONG BIÊN
6
7
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BỒI
THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ TRONG CÔNG TÁC

GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG
1.1. Những vấn đề chung về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
1.1.1. Khái niệm về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong công tác
giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất
Giải phóng mặt bằng là một khâu hay là một bộ phận của công tác thu hồi
đất bao gồm các công đoạn: Bồi thường cho các đối tượng sử dụng đất và sở hữu
nhà ở khi bị thu hồi, giải tỏa các công trình, tổ chức tái định cư cho người thiệt
hại, tạo việc làm, thu nhập cho họ để họ ổn định cuộc sống khi Nhà nước thu hồi
đất.
“Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư” là cụm từ khá phổ biến trong công tác
quản lý nhà nước về đất đai, nhất là giai đoạn hiện nay, khi mà Việt Nam đang
phấn đấu trở thành một quốc gia công nghiệp. Quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh
tế, tạo nguồn nhân lực sản xuất, phát triển đô thị, đổi mới diện mạo nông thôn
đang diễn ra mạnh mẽ. Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là công tác cần thiết giúp
cho việc giải phóng mặt bằng, thúc đẩy quá trình xây dựng mới hệ thống cơ sở
hạ tầng phục vụ cho mục tiêu quốc gia. Vậy bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất được hiểu như thế nào?
Bồi thường thiệt hại có nghĩa là trả lại tương xứng giá trị hoặc công lao
cho một chủ thể nào đó bị một hành vi của chủ thể khác. Việc bồi thường thiệt
hại này có thể vô hình hoặc hữu hình, có thể do các quy định của pháp luật điều
tiết hoặc do thỏa thuận giữa các chủ thể.
Bồi thường giải phóng mặt bằng là việc chi trả, bù đắp những tổn thất,
thiệt hại về đất đai và các tài sản gắn liền với đất cùng với những chi phí để tháo
8
gỡ, di chuyển nhà ở, vật kiến trúc, công trình hạ tầng kỹ thuật, cây cối, hoa màu
và các chi phí khác để ổn định đời sống sản xuất, chuyển đổi nghề nghiệp cho
người bị thu hồi đất khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc
phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.
Tái định cư được hiểu là việc bố trí quỹ đất, quỹ nhà cho những người
dân có đất bị thu hồi khi họ không có điều kiện để chuyển về nơi ở mới. Việc lập

khu tái định cư nhằm đảm bảo cho người dân có đất bị thu hồi ổn định cuộc
sống, về nghề nghiệp và thu nhập.
1.1.2. Sự cần thiết của công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
- Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nhằm phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế,
xây dựng đất nước.
Đầu tư xây dựng là khâu không thể thiếu trong tiến trình phát triển của xã
hội. Trong bối cảnh chúng ta đạt mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở
thành một nước công nghiệp thì đó lại là một điều kiện tất yếu. Hệ thống cơ sở
hạ tầng, kỹ thuật hiện đại là yếu tố tiên quyết phục vụ cho mục tiêu đó. Muốn
vậy, chúng ta phải có đủ mặt bằng đất đai để thực hiện công tác xây dựng cơ
bản. Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư giúp cho việc đẩy nhanh tiến độ
giải phóng mặt bằng, từ đó giúp cho công cuộc phát triển kinh tế, xã hội của đất
nước.
- Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư giúp đảm bảo lợi ích hợp pháp của các
đối tượng sử dụng đất:
Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, mặt khác đối với mỗi cá nhân, hộ gia đình
nó còn là tài sản có giá trị lớn. Vì vậy, việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất là việc hết sức cần thiết các có ý nghĩa. Đây là việc làm thể
hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của nhà nước đối với người có đất bị thu hồi cũng
như đảm bảo lợi ích chính đáng của họ. Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư còn
mang ý nghĩa trong việc thu hồi đất tại các vùng nông thôn bởi người dân sống
9
chủ yếu dựa vào hoạt động sản xuất nông nghiệp mà đất đai là tư liệu sản xuất
chính, chủ yếu.
Đất đai còn là nơi diễn ra các hoạt động sinh sống canh tác, kinh doanh,
buôn bán…của con người. Vì vậy khi bị thu hồi đất sinh hoạt của người dân sẽ ít
nhiều ảnh hưởng. Vậy công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải đảm bảo cho
người dân có cuộc sống ổn định sau khi bị thu hồi đất.
- Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư giúp người dân bị thu hồi đất mau
chóng ổn định cuộc sống:

Người dân khi bị thu hồi đất là một sự mất mát lớn. Đó không chỉ là sự
mất mát về mặt vật chất mà nhiều khi còn cả về mặt tinh thần bởi đất không chỉ
là nơi sinh hoạt bình thường mà còn mang đậm nét văn hóa, phong tục tập quán
đi kèm. Bởi vậy mà việc bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất mang ý
nghĩa sâu sắc, giúp người bị thu hồi đất mau chóng thích nghi với sự mất mát đó
và ổn định cuộc sống mới.
- Thể hiện trách nhiệm của Nhà nước:
Nhà nước là chủ thể đại diện cho mọi người dân, Nhà nước có trách nhiệm
bảo vệ quyền lợi cho người dân. Khi người dân bị mất đi đất đai, nơi sinh sống,
tư liệu sản xuất thì họ xứng đáng được bồi thường giá trị về đất cũng như các tài
sản trên đất. Mặt khác, Nhà nước cũng thể hiện trách nhiệm của mình qua việc
hỗ trợ cho các đối tượng bị thu hồi đất, giúp họ có cuộc sống ổn định hơn, chất
lượng hơn sau khi bị thu hồi đất.
1.1.3. Đặc điểm của công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
- Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư luôn gắn với các dự án đầu tư xây
dựng:
Các công trình xây dựng, các dự án đầu tư luôn đòi hỏi mặt bằng đất đai
để có thể triển khai thực hiện. Tuy nhiên, chúng ta đã có thể biết đất đai là nguồn
lực hữu hạn và con người phải sử dụng nguồn lực đó một các tiết kiệm. Phần lớn
đất đai được sử dụng vào các mục đích khác nhau để phục vụ cho lợi ích của con
10
người, vì thế đất không phải luôn có để chúng ta tiếp tục sử dụng đồng nghĩa với
việc để tiến hành xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, buộc chúng ta phải đánh đổi.
Ta phải hy sinh mục đích đất hiện tại để dành đất xây dựng các công trình mong
muốn. Những vấn đề phải đói mặt ở đây là làm thế nào để có được quyền sử
dụng đất. Người sử dụng đất phải được bồi hoàn gia trị quyền sử dụng đất như
thế nào. Đó chính là nhiệm vụ của công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi
nhà nước thu hồi đất. Vậy nên có thể nói rằng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư luôn gắn với các dự án đầu tư, các công trình xây dựng.
- Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư mang tính đa dạng, phức tạp: Có

thể khẳng định rằng các vấn đề đi kèm khi nhà nước thu hồi đất là khá phức tạp.
Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sẽ phần nào giải quyết các vấn đề đó.
Bồi thường khi nhà nước thu hồi đất không chỉ bồi thường về giá trị quyền sử
dụng đất mà cón các tài sản khác gắn liền với đất như các công trình, vật kiến
trúc hay cây cối, hoa màu… Đây quả thật là một việc khá phức tạp bởi việc xác
định giá trị của đất và các tài sản khác là không hề đơn giản. Việc định giá đó
phải đảm bảo sao cho đúng với khung giá quy định của nhà nước mà lại sát với
giá thị trường để người bị thu hồi đất cảm thấy thỏa đáng. Bên cạnh đó thì việc
hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất cũng phải được tính toán hợp lý,
đảm bảo cho người có đất bị thu hồi có cuộc sống ổn định. Công tác tái định cư
là đặc biệt quan trọng đối với những dự án mang tầm quốc gia, cần diện tích đất
lớn. Khi đó, việc di chuyển một số hộ dân lớn đến nới tái định cư là việc hết sức
phức tạp bởi nó liên quan đến mọi vấn đề của đời sống như: văn hóa, xã hội,
kinh tế….
Công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư còn thể hiện tính đa dạng. Mỗi
dự án được tiến hành trên một vùng, một địa phương cụ thể mang những đặc
điểm về kinh tế, xã hội, điều kiện tự nhiên khác nhau, trình độ dân trí khác nhau
nên việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đòi hỏi có những đặc thù riêng.
- Tác động tới nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội:
11
Công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất có ảnh
hưởng khá lớn tới mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội. Đây không chỉ là công
việc của những người làm công tác giải phóng mặt bằng mà nó đòi hỏi có sự
phối hợp của các cấp, các ngành. Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tác động trực
tiếp đến đời sống của những người có đất bị thu hồi. Không chỉ là cá nhân hay
hộ gia đình bị thu hồi đất mà đôi khi còn có cả các tổ chức kinh tế - xã hội, vì
vậy việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư có ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều lĩnh
vực khác nữa.
Công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thường đòi hỏi một lượng vốn
lớn. Tùy theo từng dự án xây dựng có quy mô khác nhau mà diện tích đất thu hồi

có thể lớn hay nhỏ. Tuy nhiên như chúng ta đã biết đất đai là tài sản có giá trị
nên việc bồi thường cho tài sản giá trị đó phải cần một lượng vốn lớn. Bên cạnh
việc chi trả giá trị quyền sử dụng đất thì công tác hỗ trợ và tái định cư cũng cần
khoản chi phí không nhỏ, đặc biệt đối với những dự án cần quỹ đất lơn, phải di
chuyển dân cư của cả một vùng rộng lớn.
1.1.4. Yêu cầu đối với công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:
- Đảm bảo đúng tiến độ, nhanh chóng, kịp thời, chính xác:
Đối với công tác xây dựng thì tiến độ là một yêu cầu tối cần thiết. Một dự
án được thực hiện đúng tiến độ sẽ tiết kiệm được chi phí, giảm thiểu được nhiều
nguy cơ xấu. Một trong những nhân tố giúp đẩy nhanh tiến độ thực hiện đó là
khâu giải phóng mặt bằng. Muốn vậy thì công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư phải đảm bảo yêu cầu nhanh chóng, kịp thời và chính xác. Về mặt thời gian
đòi hỏi phải đúng tiến độ, về mặt tính toán các khoản bồi thường, hỗ trợ phải
đảm bảo chính xác.
- Đảm bảo công bằng, công khai và dân chủ:
Công bằng, công khai và dân chủ là yêu cầu cần thiết trong công tác bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư. Công bằng, công khai và dân chủ ở đây thể hiện ở
việc công khai các văn bản pháp lý, chế độ chính sách về bồi thường, hỗ trợ và
12
tái định cư, công khai phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của từng hộ
gia đình, cá nhân có trong phương án đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Phải được thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước:
Bất kỳ hoạt động kinh tế xã hội nào cũng luôn được khuyến khích thực
hiện theo Hiến pháp và pháp luật, và hoạt động bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
cũng không phải ngoại lệ. Hơn nữa, công tác này còn thể hiện sợi dây lợi ích
giữa Nhà nước và người sử dụng đất, vì vậy luôn được quan tâm đúng mức. Nhà
nước ta đã ban hành một hệ thống pháp lý liên quan đến hoạt động này, từ các
Nghị định đến các Thông tư hướng dẫn, ngoài ra tại mỗi địa phương còn có các
Quyết định cụ thể dựa trên hướng dẫn của văn bản luật và dưới luật do Nhà nước
ban hành áp dụng vào thực tiễn địa phương mình.

- Đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên:
Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là công việc liên quan trực tiếp đến lợi
ích của nhiều đối tượng. Trước hết có thể kể đến đó là lợi ích kinh tế của người
sử dụng đất nay bị thu hồi. Nhà nước là chủ thể có đủ quyền lực đứng ra đảm
bảo lợi ích đó cho người bị thu hồi đất. Không chỉ vậy, lợi ích trong vấn đề này
liên quan đến không chỉ Nhà nước, đối tượng sử dụng đất mà còn là các chủ đầu
tư, nhà thầu xây dựng…Vậy việc đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên rất quan
trọng.
1.
2. Quy định pháp lý về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:
1.2.1. Hệ thống pháp lý liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư:
Cũng như bất kỳ hoạt động kinh tế - xã hội nào, công tác bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất cũng tuân theo hệ thống cơ sở pháp
lý, các quy định của Nhà nước, cụ thể:
13
- Luật đất đai năm 2003 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam. Được quy định chi tiết tại mục 4 chương II quyền của nhà nước đối
với đất đai và quản lý nhà nước về đất đai( từ điều 38 đến điều 45).
- Nghị định 197/2004/NĐ-CP, Nghị định của Chính phủ về bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
- Nghị định 84/2007/NĐ-CP, Nghị định của Chính phủ quy định bổ sung
về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử
dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi
đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.
- Nghị định 69/2009/NĐ-CP, Nghị định của Chính phủ quy định bổ sung
về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
- Thông tư 116/2004/TT-BTC, Thông tư của Bộ tài chính hướng dẫn thực
hiện Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

- Thông tư 14/2009/TT-BTNMT, Thông tư của Bộ tài nguyên và môi
trường quy định chi tiết về về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục
thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất.
- Thông tư 69/2006/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 116/2004/TT-
BTC ngày 7/12/2004 của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định
197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
- Quyết định 108/2009/QĐ- UBND ngày 29/9/2009 Quyết định ban hành
quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn
thành phố Hà Nội.
1.
2.2. Quy định trình tự, thủ tục thu hồi đất và thực hiện công tác bồi
thường hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất:
14
Để bất kỳ một dự án, công trình xây dựng nào được tiến hành thì công tác
giải phóng mặt bằng xây dựng phải được đảm bảo. Tuy nhiên các bước tiến hành
công tác đó phải được thực hiện đầy đủ, đúng pháp luật. Về cơ bản công tác thu
hồi đất và bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất phải trải
qua 9 bước dưới đây. Nguyên tắc là như vậy tuy nhiên cũng có những trường
hợp ngoại lệ có thể rút gọn một hoặc một số bước, cũng có khi trình tự các bước
có thể bị đảo ngược hay thực hiện song song để đảm bảo tiến độ thời gian. Mặc
dù vậy, đa số các dự án thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất vẫn phải tuân thủ theo quy trình các bước theo luật định, cụ thể
là tại Nghị định 84/2007/NĐ-CP, và được tóm tắt như sau:
Sơ đồ các bước thực hiện việc thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư:
Xác định và công bố chủ trương thu hồi đất
Chuẩn bị hồ sơ địa chính cho khu đất bị thu hồi
Lập, thẩm định và xét duyệt phương án tổng thể
về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

Thông báo về việc thu hồi đất
Giải quyết khiếu nại đối với quyết định thu hồi đất
Kê khai, kiểm kê và xác định nguồn gốc đất đai
Lập, thẩm định và xét duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư
Công khai phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
Thực hiện chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
15
Bước 1: Xác định và công bố chủ trương thu hồi đất
UBND cấp tỉnh hoặc cấp huyện xác định chủ trương thu hồi đất (đối với
trường hợp thu hồi đất theo quy hoạch) hoặc ra văn bản chấp thuận địa điểm đầu
tư (đối với trường hợp thu hồi đất theo dự án).
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ địa chính cho khu đất bị thu hồi
Căn cứ vào các văn bản của Ủy ban nhân dân (cấp tỉnh hoặc cấp huyện)
về chủ trương thu hồi đất hoặc văn bản chấp thuận địa điểm đầu tư, cơ quan tài
nguyên và môi trường chỉ đạo văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cùng cấp
thực hiện hoặc trực tiếp thực hiện (đối với nơi chưa có Văn phòng đăng ký
quyền sử dụng đất) việc chuẩn bị hồ sơ địa chính cho khu đất bị thu hồi.
Bước 3: Lập, thẩm định và xét duyệt phương án tổng thể về bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư
Điều 51 Nghị định 84/2007/NĐ-CP hướng dẫn:
1. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng (có sự tham gia
của đại diện chủ đầu tư) lập phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư (sau đây gọi là phương án tổng thể) trên cơ sở số liệu, tài liệu hiện có do cơ
quan Tài nguyên và Môi trường cung cấp và nộp một (01) bộ tại Sở Tài chính
hoặc Phòng Tài chính (gọi chung là cơ quan Tài chính) để thẩm định. Phương án
tổng thể có các nội dung chính sau:
a) Các căn cứ để lập phương án;
b) Số liệu tổng hợp về diện tích các loại đất, hạng đất đối với đất nông
nghiệp, số tờ bản đồ, số thửa; giá trị ước tính của tài sản hiện có trên đất;

c) Số liệu tổng hợp về số hộ, số nhân khẩu, số lao động trong khu vực thu hồi
đất, trong đó nêu rõ số lao động phải chuyển đổi nghề nghiệp, số hộ phải tái định cư;
d) Dự kiến mức bồi thường, hỗ trợ và dự kiến địa điểm, diện tích đất khu
vực tái định cư hoặc nhà ở tái định cư, phương thức tái định cư;
đ) Dự kiến biện pháp trợ giúp giải quyết việc làm và kế hoạch đào tạo
chuyển đổi ngành nghề;
16

×