Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Tài liệu Lịch Sử Việt Nam giai đoạn 1858 đến 1919

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (493.14 KB, 37 trang )

Châu Tiến Lộc Tài liệu ơn tập HSG mơn Lịch sử - Phần Lịch sử Việt Nam (1858 – 1918)
Chuyên đề 1 :
CUỘC KHáNG CHIẾN CHỐNG THỰC DâN PHáP XâM LƯC
(1858 – 1884)
  
 PHẦN I : KIẾN THỨC CƠ BẢN
A - VIỆT NAM TRƯỚC NGUY CƠ BỊ XÂM LƯỢC
1. Tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX
- Chính trị: Giữa thế kỉ XIX, Việt Nam là một quốc gia độc lập có chủ quyền, song chế
độ phong kiến đã lâm vào khủng hoảng, suy yếu trầm trọng.
- Kinh tế
 Nơng nghiệp sa sút mất mùa, đói kém thường xun.
 Cơng thương nghiệp đình đốn, lạc hậu do Nhà nước thực hiện chính sách "bế mơn
tỏa cảng".
 Qn sự lạc hậu, đối ngoại sai lầm: "cấm đạo", đuổi giáo sĩ.
 Xã hội: Các cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình bùng nổ khắp nơi.
 Đối ngoại: thiển cận, làm cho Việt Nam bị cơ lập. Cấm đạo, bài xích đạo Thiên chúa.
- Khả năng phòng thủ đất nước bị giảm sút, quốc phòng yếu kém.
2. Việt Nam trong bối cảnh các nước phương Đơng bị xâm lược (giữa thế kỉ XIX)
- Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa cần nhiều thị trường và
ngun liệu.
- Các nước phương Đơng có tài ngun giàu có, nhân cơng dồi dào.
- Các nước nước phương Đơng đang ở thời kì chế độ phong kiến suy tàn. Làn sóng xâm
lược thuộc địa của các nước tư bản phương Tây sang phương Đơng. Việt Nam trở thành món
mồi béo bở của thực dân phương Tây.
- Tư bản phương Tây và đặc biệt Pháp nhòm ngó xâm nhập vào Việt Nam từ rất sớm,
bằng con đường bn bán và truyền đạo.Thực dân Pháp đã lợi dụng việc truyền bá Thiên
Chúa giáo để xâm nhập vào Việt Nam.
3. Thực dân Pháp tìm cớ can thiệp vào Việt Nam
- Năm 1787, Bá Đa Lộc đã giúp tư bản Pháp can thiệp vào Việt Nam bằng Hiệp ước
Vécxai.


- Đến giữa thế kỉ XIX, khi mâu thuẫn Anh - Pháp tạm thời dịu bớt, chính phủ Pháp
quyết định đem qn đánh chiếm Việt Nam.Tháng 9 - 1856, Pháp cho tàu chiến đến Đà Nẵng
trắng trợn nổ súng bắn phá các đồn luỹ, khố đại bác của triều đình.
- Năm 1857, Napolêơng III lập Hội đồng Nam Kỳ để bàn cách can thiệp vào Việt Nam,
đồng thời tích cực chuẩn bị đánh Việt Nam  Việt Nam đứng trước nguy cơ bị thực dân
Pháp xâm lược.
- Chiều 31 - 8 - 1858, liên qn Pháp – Tây Ban Nha kéo tới cửa biển Đà Nẵng chuẩn bị
xâm lược Việt Nam.
B - CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1858 – 1884)
I. KHÁNG CHIẾN Ở ĐÀ NẴNG VÀ CÁC TỈNH NAM KÌ :
1. Chiến sự trên mặt trận Đà Nẵng năm 1858 :
a) Cuộc xâm lược của thực dân Pháp :
- Ngày 3 - 8 - 1858, liên qn Pháp – Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.
Đây là một vị trí chiến lược quan trọng, nếu chiếm được sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc
thực hiện kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp.
 Lí do Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn cơng ta đầu tiên :
Châu Tiến Lộc Tài liệu ôn tập HSG môn Lịch sử - Phần Lịch sử Việt Nam (1858 – 1918)
 Đà Nẵng Cửa biển sâu rộng nên tàu chiến Pháp ra vào thuận tiện; lực lượng quân
Triều đình Nguyễn yếu và mống với nơi khác ( Huế)
 Vùng đông dân giáo dân; Pháp trông chờ sự ủng hộ của giáo dân vùng này
 Âm mưu của Pháp: Chiếm đà Nẵng là căn cứ, rồi tấn công ra Huế, nhanh chóng buộc
triều đình nhà Nguyễn đầu hàng.
- Vì thế ngày, ngày 1 - 9 - 1858, Pháp tấn công bán đảo Sơn Trà, mở đầu cuộc xâm lược
Việt Nam.
b) Cuộc kháng chiến của nhân dân ta :
- Triều đình cử Nguyễn Tri Phương chỉ huy kháng chiến. Ông huy động quân dân đấp
luỹ, ngăn cho giặc không tiến đâu vào nội địa.
- Quân dân: anh dũng chống trả quân xâm lược, đẩy lùi các đợt tấn công của địch, thực
hiện kế sách "vườn không nhà trống" gây cho địch nhiều khó khăn.
- Khí thế kháng chiến sôi sục trong cả nước.

c) Kết quả : Pháp bị cầm chân ở Đà Nẵng từ tháng 8 - 1858 đến tháng 2 - 1859, kế hoạch
đánh nhanh thắng nhanh bước đầu bị thất bại.
2. Chiến sự ở Gia Định và các tỉnh Nam Kì từ năm 1859 đến năm 1862 :
a) Lí do khiến Pháp chuyển quân từ Đà Nẵng vào đánh Gia Định.
- Quân sự :
 Gia Định xa Trung Quốc sẽ tránh được sự can thiệp của nhà Thanh.
 Xa kinh đô Huế sẽ tránh được sự tiếp viện của triều đình Huế.
 Chiếm được Gia Định coi như chiếm được kho lúa gạo của triều đình Huế gây khó
khăn cho triều đình.
 Đánh xong Gia Định sẽ theo đường sông Cửu Long, đánh ngược lên Cam-pu-chia
(Cao Miên) làm chủ lưu vực sông Mê Kông.
- Kinh tế : Người Pháp nhận xét: "Sài Gòn có triển vọng trở thành trung tâm của nền thương
mại lớn - xứ này giàu sản vật, mọi thứ đều đầy rẫy". Hơn nữa, lúc này người Pháp phải hành
động gấp vì tư bản Anh sau khi chiếm Xingapo và Hương Cảng cũng đang ngấp nghé Sài
Gòn để nối liền cửa biển quan trọng trên.
b) Diễn biến chiến sự ở mặt trận Gia Định 1859 – 1860
- Tháng 2 - 1859, liên quân Pháp – Tây Ban Nha đưa phần lớn số quân tại Đà Nẵng vào
Gia Định để mở mặt trận mới.
- Ngày 9 - 2 - 1859, hạm đội Pháp tập trung ở Vũng Tàu, rồi theo đường sông Cần Giờ
ngược lên Sài Gòn, vừa đi chúng vừa bắn phá dữ dội các đồn trại của quân ta ở hai bên bờ và
cố sức vượt qua các chướng ngại vật được dựng trên sông.
- Đến ngày 16 - 2, quân Pháp mới đến được Gia Định. Sau đó sáng sớm ngày 17 - 2,
chúng với hoả lực mạnh đã tấn công thành Gia Định. Đến trưa,chúng chiếm được thành.
+ Song, ngay sau đó, nhân dân chủ động kháng chiến chặn đánh quấy rối và tiêu diệt
địch, gây cho Pháp nhiều khó khăn mới. Hoảng sợ, quân Pháp phải quyết định phá huỷ thành
Gia Định, rút xuống các tàu chiến  Sự tham gia đấu tranh của các đội nghĩa quân đã làm
thất bại kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp buộc chúng phải chuyển sang
chinh phục từng gói nhỏ.
- Cũng vào lúc này, thực dân Pháp đang bị sa lầy ở các chiến trường Italia, Trung
Hoa…nên không thể tiếo viện cho chiến trường Việt Nam. Số quân Pháp ở Đà Nẵng và một

phần lực lượng ở Gia Định cũng bị đưa sang Trung Quốc tham chiến. Tại Gia Dịnh, Pháp chỉ
còn 1000 quân, rải trên một chiến tuyến dài 10 km  Pháp không mở rộng đánh chiếm được
Gia Định, ở vào thế tiến thoái lưỡng nan.
- Triều đình không tranh thủ tấn công mà cử Nguyễn Tri Phương vào Gia Định xây
dựng phòng tuyến Chí Hòa để chặn giặc.
- Nhân dân tiếp tục tấn công địch ở đồn Chợ Rẫy 7 - 1860, trong khi triều đình xuất
hiện tư tưởng chủ hòa.
 Nhận xét về cuộc kháng chiến của nhân dân ta ở Đà Nẵng và Gia Định :
Châu Tiến Lộc Tài liệu ôn tập HSG môn Lịch sử - Phần Lịch sử Việt Nam (1858 – 1918)
• Ngay từ khi Pháp xâm lược, nhân dân ta cùng quan quân triều đình nhà Nguyễn đã
anh dũng đứng lên đánh giặc, làm thất bại kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của thực
dân Pháp buộc chúng phải thực hiện kế hoạch "chinh phục từng gói nhỏ".
• Tuy nhiên, trong quá trình kháng chiến chống Pháp, triều đình nặng về phòng thủ, bỏ
lỡ nhiều cơ hội đánh Pháp. Trái lại, nhân dân kháng chiến với tinh thần tích cực, chủ
động rất cao, tự nguyện đứng lên kháng chiến.
c) Diễn biến chiến sự ở mặt trận Miền Đông Nam Kỳ 1861 – 1862. Hiệp ước Nhâm Tuất
(05 - 06 - 1862).
+ Cuộc xâm lược của thực dân Pháp :
- Sau khi kết thúc chiến tranh ở Trung Quốc, buộc triều đình Mãn Thanh kí Hiệp ước
Bắc Kinh (25 - 10 - 1860), Pháp mở rộng đánh chiếm nước ta. Ngày 23 - 2 - 1861 tấn công
Chí Hòa → chiếm được đồn Chí Hòa.
- Thừa thắng đánh chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ:
• Định Tường : 12 - 4 - 1861
• Biên Hòa : 18 - 12 - 1861
• Vĩnh Long : 23 - 3 - 1862
+ Thái độ của triều đình :
- Nhân dân Nam Kì, dưới sự lãnh đạo của các sũ phu văn thân yêu nước (Trương
Định, Võ Duy Dương, Nguyễn Trung Trực ) đứng lên kháng chiến khiến giặc rất lúng túng.
Giữa lúc phong trào kháng chiến của nhân dân dâng cao triều đình đã ký với Pháp Hiệp ước
Nhâm Tuất (5 - 6 - 1862) với những nội dung như sau:

• Triều đình nhà Nguyễn thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở ba tỉnh miền Đông
Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hoà) và đảo Côn Lôn.
• Mở ba cửa biến (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán.
• Cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô. bãi bỏ lệnh cấm đạo
trước đây.
• Bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 288 vạn lạng bạc.
• Pháp sẽ “trả lại” thành Vĩnh Long cho triều đình chừng nào triều đình buộc dân
chúng ngừng kháng chiến.
 Đây là một Hiệp ước mà theo đó Việt Nam phải chịu nhiều thiệt thòi, vi phạm chủ
yếu quyền lãnh thổ của Việt Nam. Song nhà Nguyễn vẫn ký, chứng tỏ thái độ nhu nhược của
triều đình dễ dàng chấp nhận những đòi hỏi của thực dân Pháp, bước đầu nhà Nguyễn đã đầu
hàng thực dân Pháp. Tạo điều kiện cho Pháp mở rộng địa bàn chiếm đóng Nam Kỳ. Gây nên
nhiều nổi bất bình trong nhân dân.
+ Thái độ của nhân dân :
- Cuộc kháng chiến vẫn phát triển mạnh.
- Lãnh đạo là các văn thân, sĩ phu yêu nước.
- Lực lượng chủ yếu là nông dân "dân ấp, dân lân".
- Có các trận đánh lớn nhất trong thời gian này là : Trận Quý Sơn (Gò Công) vào
tháng 6 - 1861 do Đỗ trinh Thoại chỉ huy và trận đánh chìm chiếc tàu Ét-pê-răng (Hy Vọng)
của giặc trên sông Vàm Cỏ Đông (đoạn chảy qua thôn Nhật Tảo) của nghĩa quân Nguyễn
Trung Trực vào ngày 10 - 12 - 1861.
3. Cuộc kháng chiến tiếp tục ở miền Đông Nam Kì từ sau Hiệp ước 1862 :
Việc triều đình Huế kí hiệp ước cắt đất cầu hoà đã gây nên sự bất bình trong sĩ phu và
nhân dân cả nước. Như vậy, từ năm 1862, cuộc kháng chiến của nhân dân mang tính chất độc
lập với triều đình, vừa chống Pháp, vừa chống phong kiến đầu hàng, cuộc kháng chiến của
nhân dân gặp nhiều khó khăn do thái độ bỏ rơi của triều đình với lực lượng kháng chiến.
Nhân dân bày tỏ thái độ của mình bằng nhiều cách, hoặc như Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn
Thông dùng văn thơ châm biếm bọn Việt gian bán nước, hoặc tiếp tục kháng chiến chống
Pháp, bất chấp lệnh bãi binh của triều đình mà tiêu biểu là Trương Định.
a. Tiến trình cuộc khởi nghĩa của Trương Định :

Châu Tiến Lộc Tài liệu ôn tập HSG môn Lịch sử - Phần Lịch sử Việt Nam (1858 – 1918)
- Năm 1859, Pháp chiếm được thành Gia Định, ông lãnh đạo nghĩa binh đánh nhiều
trận ở chùa Cây Mai, cầu Thị Nghè.
- Năm 1860, ông tham gia chiến đấu giữ đồn Chí Hoà dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri
Phương. Sau khi đồn Chí Hoà thất thủ, Nguyễn Tri Phương rút về Biên Hoà, tiếp tục chiến
đấu và được phong chức Phó Lãnh binh.
- Triều đình Huế kí hoà ước Nhâm Tuất (1862) nhường 3 tỉnh miền Đông Nam Kì cho
Pháp và ra lệnh bãi binh, chuyển Trương Định về Anh Giang, song ông tiếp tục ở lại lãnh đạo
nhân dân Sài Gòn – Gia Định và ba tỉnh miền Đông Nam Kì chống Pháp. Nhân dân đã suy
tôn ông chức “Bình Tây Đại Nguyên Soái”. Ông lập căn cứ ở “đám lá tối trời” xã Kiểng
Phước – Gò Công
- Dưới ngọn cờ lãnh đạo của Trương Định, nghĩa quân đã nổi dậy khắp nơi, mai phục
tiêu diệt địch trên một vùng rộng lớn : Gò Công, Tân An, Mỹ Tho, Chợ Lớn lập được nhiều
chiến công oanh liệt từ năm 1862 đến năm 1864, gây cho Pháp nhiều tổn thấy, làm tiêu hao
lực lượng địch.
- Ngày 26 - 2 - 1863, Pháp huy động lực lượng quân đội đông đảo mở cuộc tấn công
vào căn cứ nghĩa quân. Trương Định rút về lập căn cứ ở làng Lý Nhân , một bộ phận nghĩa
quân tản về phía rừng Thủ Dầu Một, Tây Ninh tiếp tục chiến đấu.
- Ngày 20 - 8 - 1864, tên phản bội Huỳnh Công Tấn dẫn quân Pháp đến đánh úp căn
cứ, Trương Định bị bắn thọ thương, không muốn lọt vào tay kẻ thù ông rút gương tự sát để
giữ tròn khí tiết.
b. Nét đặc sắc trong cuộc khởi nghĩa Trương Định :
 Một trong những cuộc khởi nghĩa nổ ra ngay sau khi triều đình nhà Nguyễn kí Hiệp
ước năm 1862.
 Trương Định không tuân lệnh triều đình bãi binh, đi nhận chức Lãnh binh An
Giang, mà ở lại cùng nhân dân kiên quyết chống Pháp xâm lược.
 Nhân dân hết lòng ủng hộ, tin tưởng Trương Định, suy tôn ông làm “Bình Tây đại
nguyên soái”.
 Nghĩa quân chiến đấu anh dũng.
 Chủ tướng hi sinh, nghĩa quân bị tổn thất nặng song phong trào kháng chiến vẫn tiếp

tục. Trương Quyền đã đưa đội nghĩa binh lên Tây Ninh phối hợp với người Khơme và người
Thượng xây dựng cơ sở kháng chiến. Một số người lãnh đạo khởi nghĩa cũng đưa nghĩa quân đi
xây dựng căn cứ ở nhiều nơi, nhằm kéo dài cuộc kháng chiến.
4. Kháng chiến ở ba tỉnh miền Tây Nam Kì : Trong lúc triều đình phong kiến nhà Nguyễn
chỉ lo dốc toàn lực vào việc đàn áp phong trào nông dân ở Bắc Kì và Trung Kì, tìm cách ngăn
trở phong trào chống Pháp của nhân dân Nam Kì, thì thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị chiếm
nốt ba tỉnh miền Tây Nam Kì.
a) Cuộc tấn công của thực dân Pháp :
- Trước khi chiếm 3 tỉnh miền Tây, Pháp yêu cầu triều đình Nguyễn nộp 3 tỉnh: Vĩnh
Long, An Giang, Hà Tiên
- Ngày 20 - 6 - 1867, Pháp dàn trận trước thành Vĩnh Long → Phan Thanh Giản nộp
thành.
- Từ ngày 20 đến 24 - 6 - 1867, Pháp chiếm gọn 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ, Vĩnh Long,
An Giang, Hà Tiên không tốn một viên đạn.
b) Thái độ của triều đình :
Triều đình lúng túng bạc nhược, Phan Thanh Giản - Kinh lược sử của triều đình phải
giao tỉnh Vĩnh Long cho Pháp, sau đó ra lệnh cho quan quân ở hai tỉnh An Giang và Hà Tiên
làm theo.
c) Cuộc kháng chiến của nhân dân ta :
+ Nhân dân miền Tây vẫn tiếp tục kháng chiến anh dũng theo tinh thần người trước
ngã xuống, người sau đứng lên.
Châu Tiến Lộc Tài liệu ôn tập HSG môn Lịch sử - Phần Lịch sử Việt Nam (1858 – 1918)
+ Tiêu biểu nhất có cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân.
Nguyễn Hữu Huân: hai lần bị giặc bắt, được thả vẫn tích cực chống Pháp, khi bị đưa đi hành
hình ông vẫn ung dung làm thơ. Nguyễn Trung Trực : bị giặc bắt đem ra chém, ông đã khẳng
khái tuyên bố “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”.
+ Hai anh em Phan Tôn, Phan Liêm chỉ huy nghĩa quân hoạt động mạnh ở Bến Tre,
Vĩnh Long, Sa Đéc
+ Phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì từ ba tỉnh miền Đông lan sang ba tỉnh
miền Tây; lúc đầu chỉ đơn thuần là cuộc đấu tranh chống triều đình phong kiến đầu hàng, thu

hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, với những hình thức đấu tranh phong phú. Cuối
cùng, do bị triều đình bỏ rơi, so sánh lực lượng chênh lệch, phong trào đã thất bại. Đến năm
1857, không còn các cuộc khởi nghĩa lớn, nhưng phong trào ở Nam Kì vẫn tiếp tục kéo dài
làm cho tư sản Pháp phải lao đao.
II. KHÁNG CHIẾN Ở BẮC KÌ LẦN THỨ NHẤT (1873 – 1874) :
1. Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh Bắc Kỳ lần thứ nhất.
- Sau khi Pháp chiếm 6 tỉnh Nam Kỳ (1867 tình hình nước ta càng khủng hoảng
nghiêm trọng).
+ Về chính trị: Nhà Nguyễn tiếp tục chính sách bảo thủ "bế quan tỏa cảng", tuy nhiên
vẫn muốn dùng con đường thương lượng nhằm hạn chế sự “chém cắt” của thức dân Pháp. Nội
bộ quan lại phân hóa bước đầu thành 2 bộ phận chủ chiến, chủ hòa.
+ Về kinh tế: Nền kinh tế của đất nước ngày càng bị kiệt quệ vì triều đình huy động
tiền để trả chiến phí cho Pháp.
+ Xã hội: Đời sống ngày càng khó khăn, mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt, nhân
dân bất bình đứng lên chống triều đình ngày càng nhiều.
+ Một số quan lại có tư tưởng tiến bộ đã đề nghị cải cách, song triều đình không chấp
nhận. Tiêu biểu là Nguyễn Trường Tộ đã mạnh dạn dâng lên triều đình bản điều trần, bày tỏ ý
kiến cải cách Duy Tân. Ông đã nhiều lần gửi điều trần đề nghị cải cách chấn hưng kinh tế,
ngay cả khi phải nằm trên giường bệnh vẫn tha thiết về công cuộc cải cách. Nhưng do bảo
thủ, cố chấp nên triều Nguyễn đã cự tuyệt những đề nghị của ông. Nguyễn Trường Tộ xứng
đáng được coi là nhà tư tưởng đổi mới, có hành động thức thời ở nửa sau thế kỉ XIX đầy biến
động của Việt Nam.
+ Không những cự tuyệt cải cách, nhà Nguyễn còn tỏ ra lúng túng trước nguy cơ Pháp
mở rộng xâm lược. Trong suốt những năm Pháp xâm lược Nam Kỳ, nhà Nguyễn lúng túng
trong việc phòng thủ đề phòng Pháp mở rộng xâm lược Bắc Kỳ, việc tổ chức trang bị, huấn
luyện quân đội hầu như không có cải tiến gì đáng kể.
- Sau năm 1867, tình hình đất nước không có gì đổi mới, kinh tế không được chấn
hưng, quân đội không được cải tiến, khả năng phòng thủ đề phòng Pháp mở rộng tấn công
không được tăng cường. Sự khủng hoảng trầm trọng kinh tế, xã hội càng làm tăng nguy cơ
mất nước tạo cơ hội cho Pháp mở rộng đánh chiếm cả nước.

2. Cuộc kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng.
a. Nguyên nhân bùng nổ :
• Năm 1867, Pháp chiếm được 5 tỉnh Nam Kỳ và tất yếu Pháp không dừng lại vì mục
tiêu của Pháp lúc đầu là cả Việt Nam, nên Pháp mới đánh Đà Nẵng để làm bàn đạp
đánh thốc lên Huế, buộc nhà Nguyễn đầu hàng. Vì vậy, sau khi chiếm xong Nam Kỳ,
Pháp tất yếu sẽ mở rộng đánh chiếm toàn bộ Việt Nam.
• Nơi tiếp theo Pháp đánh không phải là Huế mà là Bắc Kỳ. Ngay sau khi chiếm Nam
Bộ, Pháp âm mưu xâm lược Bắc Kỳ. Pháp xâm lược Bắc Kỳ mà chưa phải là kinh đô
Huế vì nước Pháp vừa ra khỏi chiến tranh Pháp - Phổ 1870; tình hình kinh tế chính trị
chưa ổn định vì vậy Pháp chưa thể kết thúc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
• Nhưng bọn thực dân Pháp ở Nam Kỳ nôn nóng muốn hành động, chúng luôn dòm ngó
Bắc Kỳ nhất là từ khi Nam Kỳ được củng cố, vì Bắc Kỳ là vùng đất giàu tài nguyên,
khoáng sản, mà nhu cầu nguyên liệu Pháp càng lớn do trong nước đã mất 2 tỉnh giàu
Châu Tiến Lộc Tài liệu ôn tập HSG môn Lịch sử - Phần Lịch sử Việt Nam (1858 – 1918)
nguyên liệu về tay Đức, đó là tỉnh An-dát và Lo-den. Hơn nữa, thực dân Pháp ở Nam
Kỳ biết chắc triều đình Huế lúc này đã suy yếu, sẽ không có phản ứng gì đáng kể như
chúng đánh Bắc Kì.
b. Diễn biến cuộc chiến :
+ Quá trình xâm lược của thực dân Pháp :
- Trước khi đánh Bắc Kì : Pháp đã cho người do thám, chúng tung ra Bắc bọn gián điệp
đội lốt thầy tu để điều tra tình hình vẽ bản đồ các vị trí bộ phòng của ta. Giáo dân lầm đường
làm nội ứng.
- Chúng còn bắt liên lạc với lái buôn Đuy-puy (tên lái buôn hiếu chiến, muốn dùng
đường sông Hồng chở hàng hoá vũ khí qua miền Bắc chuyển lên Trung Quốc) để tạo cớ xâm
lược Bắc Kì  Thực dân Pháp đem quân ra Bắc.
- Ngày 5 - 11 - 1873 đội quân Tàu chiến của quân Pháp do Gác-ni-e chỉ huy đến Hà
Nội, giở trò khiêu khích quân ta.
- Ngày 19 - 11 - 1873, Pháp gửi tối hậu thư cho Tổng đốc thành Hà Nội.
- Không đợi trả lời 20 - 11 - 1873 Pháp tấn công thành Hà Nội  chiếm được thành,
sau đó mở rộng đánh chiếm các tỉnh đồng bằng sông Hồng.

+ Thái độ của triều đình nhà Nguyễn :
- Khi Pháp đánh thành Hà Nội, 100 binh lĩnh đã chiến đấu và hi sinh anh dũng tại Ô
Quan Chưởng.
- Trung thành, Tổng đốc Nguyễn Tri Phương chỉ huy quân sĩ chiến đấu dũng cảm 
Nguyễn Tri Phương hi sinh, thành Hà Nội thất thủ, quân triều đình nhanh chóng tan rã.
+Phong trào kháng chiến của nhân dân : Khi Pháp đến Hà Nội, nhân dân chủ động kháng
chiến, không hợp tác với giặc. Khi thành Hà Nội thất thủ, nhân dân Hà Nội và nhân dân các
tỉnh đồng bằng Bắc Bộ vẫn tiếp tục chiến đấu  buộc Pháp phải rút về các tỉnh lị cố thủ.
+ Trận Cầu Giấy lần thứ nhất (21 - 12 - 1873)
- Sau khi đánh chiếm thành Hà Nội, Gác-ni-ê liền mở rộng phạm vi chiếm đóng ra ácc
tỉnh Hưng Yên, Phủ Lý, Hải Dương, Ninh Bình, Nam Định.
- Quân của Hoàng Tá Viêm và quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc đóng ở Sơn Tây phối
hợp với quân của Trương Quang Đản ở Bắc Ninh kéo về bao vây thành Hà Nội. Gác-ni-ê
phải kéo quân từ Nam Định về giữ Hà Nội.
- Sáng ngày 21 - 12 - 1873, Lưu Vĩnh Phúc kéo quân vào sát thành Hà Nội khiêu
chiến. Gác-ni-ê đang hội đàm với phái đoàn triều đình Huế đã bỏ dở cuộc họp, chỉ huy quân
đuổi theo, bị lọt vào trận phục kích của ta tại Cầu Giấy, Gác-ni-ê và nhiều binh sĩ bị giết tại
trận.
* Cục diện chiến tranh sau trận Cầu Giấy
 Về phía Pháp : Trận Cầu Giấy lần thứ nhất là tổn thất nặng nề nhất của Pháp kể từ
khi tấn công Bắc Kì lần thứ nhất, khiến quân Pháp hoang mang, lo sợ. Lúc này, nước
Pháp đang gặp nhiềi khó khăn nên chưa thể tăng viện, quân Pháp lúng túng hoảng
hốt, dự tính rút khỏi Bắc Kì.
 Về phía ta : Chiến thắng Cầu Giấy làm nức lòng nhân dân cả nước, nhân dân hăng
hái chống giặc, , rào làng kháng chiến, nhiều đội nghĩa binh thành lập…Các đội
quân của Hoàng Tá Viêm, Lưu Vĩnh Phúc, Trương Quang Đản bất chấp lệnh bãi
binh của triều đình, tiếp tục mộ quân, củng cố lực lượng sẵn sàng đánh Pháp.
 Sau trận Cầu Giấy, cục diện chiến tranh thay đổi có lợi cho ta, quân Pháp đứng
trước tình thế khó khăn, có thể bị tiêu diệt ở Bắc Kì, nhưng triều Nguyễn đã bỏ lỡ cơ hội tiêu
diệt giặc, ra lệnh bãi binh và giải tán các đội dân binh để thương lượng với Pháp kí Hiệp ước

1874, nhờ đó, Pháp thoát khỏi thế bị tiêu diệt.
 Hiệp ước Giáp Tuất (15 - 3 - 1874) :
• Pháp rút khỏi Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì, song triều đình Huế cũng phải chính thức
thừa nhận chủ quyền của Pháp ở sáu tỉnh Nam Kì.
Châu Tiến Lộc Tài liệu ôn tập HSG môn Lịch sử - Phần Lịch sử Việt Nam (1858 – 1918)
• Cam kết mở của Thị Nại (Quy Nhơn), cửa Ninh Hải (hải Phòng), tỉnh lị Hà Nội
và sông Hồng cho Pháp vào buôn bán.
• Ở những nơi đó, Pháp có quyền mở mang công nghệ, xây dựng kho tàng, thuê
mướng nhân công, đặt lãnh sự có quân lính bảo vệ.
• Nền ngoại giao nước ta cũng lệ thuộc vào đường lối ngoại giao của nước Pháp…
 Đây là hiệp ước bất bình đẳng thứ hai mà nhà Nguyễn ký với thực dân Pháp, nhà
Nguyễn đã đánh mất một phần quan trọng chủ quyền độc lập của Việt Nam. Nam Kỳ trở
thành thuộc địa của Pháp, Việt Nam trở thành thị trường riêng của Pháp.
3. Tình hình nước ta sau Hiệp ước 1874 :
- Hiệp ước một lần nữa chứng tỏ thái độ nhu nhược của triều Nguyễn, đi ngược lại
quyền lợi của nhân dân, vì vậy vấp phải những phản ứng quyết liệt từ phía các sĩ phu
đương thời → Phong trào kháng chiến kết hợp giữa chống thực dân với chống phong kiến
đầu hàng.
- Nhiều cuộc khởi nghĩa bùng nổ ra ở Bắc Kỳ, tiêu biểu nhất là khởi nghĩa của Trần
Tấn, Đặng Như Mai ở Nghệ - Tĩnh. Hiệp ước đánh dấu quá trình đi từ "thủ để hòa" sang chủ
hòa vô điều kiện của nhà Nguyễn.
- Từ đây nội dung chống phong kiến ngày càng rõ nét trong phong trào đấu tranh của
nhân dân ta.
III - NHÂN DÂN BẮC KÌ VÀ TRUNG KÌ TIẾP TỤC KHÁNG CHIẾN.
1. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai (1882 - 1883)
- Nguyên nhân từ sau năm 1874, thực dân Pháp lại quyết tâm chiếm bằng được Bắc Kì
: Cuộc xâm lược lần này cùa Pháp kịch bản tương đối giống lần nhất. Từ thập kỉ 70 của thế kỉ
XIX, nước Pháp đã bước vào giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, nhu cầu thuộc địa trở nên cấp thiết
→ thực dân Pháp ráo riết xúc tiến âm mưu xâm lược toàn bộ Việt Nam.
- Quá trình Pháp xâm lược Bắc Kỳ lần hai (1882 – 1883) :

+ Trước khi xâm lược, Pháp phái người ra điều tra tình hình Bắc Kỳ. Năm 1882, Pháp
vu cáo triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874 để lấy cớ kéo quân ra Bắc.
+ Ngày 3 - 4 - 1882, quân Pháp do Đại tá Hải quân Ri-vi-e chỉ huy bất ngờ đổ bộ lên
Hà Nội.
+ Ngày 25 - 4 - 1882, sau khi được tăng viện binh, chúng gửi tối hậu thư cho Tổng
đốc Hoàng Diệu, yêu cầu triều đình hạ vũ khí, giao thành trong ba tiếng đồng hồ. Chưa hết
thời hạn, địch đã nổ súng chiếm thành. Quân Pháp cướp nhiều vàng bạc, châu báu, phá hủy
các cổng thành, các khẩu đại bác,vức thuốc đạn xuống hào nước, lấy hành cung làm đại bản
doanh.
+ Nhân lúc triều đình Huế còn đang hoang mang,lơ là mất cảnh giác, Ri-vi-e cho
quân chiếm mỏ than Hồng Gai, Quảng Yên, Nam Định (3 - 1883).
 Khác với lần một, sau khi chiếm thành Hà Nội, Pháp đánh chiếm các tỉnh Đồng
Bằng Bắc Bộ, lần này, sau khi chiếm được thành Hà Nội, Pháp đã chiếm mỏ than Quảng
Ninh là vì nhu cầu nguyên liệu của nước Pháp lúc này cấp thiết.
2. Nhân dân Bắc Kỳ chống Pháp chiếm đóng lần thứ hai
a. Nhân dân Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng đã anh dũng kháng chiến
chống Pháp xâm lược lần thứ hai :
- Quân quân triều đình và Tổng đốc Hoàng Diệu chỉ huy quân sĩ chiến đấu anh dũng
bảo vệ thành Hà Nội → thành mất, Hoàng Diệu hi sinh. Triều đình hoang mang cầu cứu nhà
Thanh.
- Nhân dân dũng cảm chiến đấu chống Pháp bằng nhiều hình thức:
+ Các sĩ phu không thi hành mệnh lệnh của triều đình tiếp tục tổ chức kháng chiến.
+ Nhân dân Hà Nội và các tỉnh tích cực kháng chiến bằng nhiều hình thức sáng tạo.
b. Diễn biến, kết quả và ý nghĩa của trận Cầu Giấy tháng 5 - 1883 :
- Diễn biến:
Châu Tiến Lộc Tài liệu ôn tập HSG môn Lịch sử - Phần Lịch sử Việt Nam (1858 – 1918)
+ Trong khi Rivie kéo quân đánh Nam Định thì từ phía Sơn Tây và Bắc Ninh, quân dân
ta áp sát Hà Nội uy hiếp quân Pháp.
+ Tháng 5 - 1883, trên chiến trường Cầu Giấy, quân dân ta lại một lần nữa giáng cho
giặc một đòn nặng nề.

+ Ngày 19 - 5 - 1883, Rivie huy động 550 quân có đại bác yểm trợ, mở cuộc hành quân
đánh ra Cầu Giấy đã lọt vào trận địa mai phục của ta. Quân Cờ đen lại phối hợp với quân của
Hoàng Tá Viêm đổ ra đánh.
- Kết quả : Nhiều sĩ quan và lính Phá bị giết, trong đó có Rivie.
- Ý nghĩa :
+ Chiến thắng làm cho nhân dân cả nước vô cùng phấn khởi , có lệnh là nhất tề nổi dậy
đánh đuổi quân địch ra khỏi bờ cõi. Giặc Pháp ở Hà Nội vô cùng hoang mang lo sợ.
+ Một tên trong số bọn chúng đã ghi lại như sau : “Thực là một cuộc sống kinh khủng
đối với một dúm người từng đêm chờ đợi kết liễu cuộc đời”. Bộ chỉ huy Pháp đã có lệnh
chuẩn bị rút khỏi Hồng Gai , Nam Định. Chiến thắng Cầu Giấy đã tỏ rõ quyết tâm và tinh
thần sẵn sàng chiến đấu tiêu diệt quân địch, giải phóng Hà Nội và Bắc Kì của nhân dân ta.
Tuy nhiên triều đình lại ảo tưởng có thể thu hồi Hà Nội bằng con đường thương thuyết hòa
bình. Vì vậy đã không cho quân tấn công. Còn Pháp đã hạ quyết tâm thôn tính toàn cõi Việt
Nam. Chúng gởi viện binh sang, vạch kế hoạch đánh kinh đô Huế .
3. Quân Pháp tấn công vào cửa biển Thuận An, Hiệp ước Hác-măng (1883) và Hiệp ước
Pa-tơ-nốt (1884)
a. Quân Pháp tấn công cửa biển Thuận An.
+ Nhân lúc Tự Đức qua đời (17 - 7 - 1883), triều đình còn đang bận rộn chọn người kế
vị (vì Tự Đức không có con) thực dân Pháp đã quyết định đánh thẳng vào Huế.
- Lấy cớ “trả thù” cho Rivie, quân Pháp vạch kế hoạch, chuẩn bị lực lượng xâm lược
toàn bộ Việt Nam.
- Ngày 18 - 8 - 1883, Pháp tấn công Thuận An.
- Chiều ngày 20 - 8 - 1883, Pháp đổ bộ lên bờ.
- Tối 20 - 8 - 1883, chúng làm chủ Thuận An.
b. Nhà nước phong kiến Nguyễn sụp đổ, Hiệp ước Hác-măng (1883) và Hiệp ước Pa-tơ-
nốt (1884).
* Hoàn cảnh lịch sử:
- Nghe tin Pháp tấn công Thuận An,triều đình Huế vội xin đình chiến.
- Lợi dụng sự hèn yếu của triều đình Cao ủy Pháp Hác-măng tranh thủ đi ngay lên Huế
đặt điều kiện cho một hiệp ước mới.

- Ngày 25 - 8 - 1883, bản hiệp ước mới được đưa ra buộc đại diện triều Nguyễn phải ký
kết:
* Nội dung Hiệp ước Hác-măng:
+ Thừa nhận sự "bảo hộ" của Pháp trên toàn cõi Việt Nam.
 Nam Kỳ là thuộc địa.
 Bắc Kỳ là đất bảo hộ.
 Trung Kỳ là triều đình quản lý.
+ Đại diện của Pháp ở Huế trực tiếp điều khiển các công việc ở Trung Kỳ.
+ Ngoại giao của Việt Nam do Pháp nắm giữ.
+ Quân sự: Pháp được tự do đóng quân ở Bắc Kỳ và toàn quyền xử lý quân Cờ Đen,
triều đình phải nhận các huấn luyện viên và sĩ quan chỉ huy của Pháp, phải triệt hồi binh lính
từ Bắc Kỳ về Kinh đô (Huế).
+ Về kinh tế: Pháp nắm và kiểm soát toàn bộ các nguồn lợi trong nước.
 Việt Nam trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến.
- Ngày 6 - 6 - 1884, Pháp ký với triều đình Huế bản Hiệp ước Pa-tơ-nốt, nhằm xoa dịu
dư luận và mua chuộc bọn phong kiến.
Châu Tiến Lộc Tài liệu ôn tập HSG môn Lịch sử - Phần Lịch sử Việt Nam (1858 – 1918)
 PHẦN II : CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP DỰA TRÊN CƠ SỞ KIẾN THỨC CƠ BẢN
Câu 1. Vì sao nói : Xã hội Việt Nam dưới triều đình nhà Nguyễn là “một xã hội đang lên
cơn sốt trầm trọng” ? Trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn trong việc để mất đất
nước ta từ nửa sau thế kỷ XIX ?
Câu 2. Âm mưu của Pháp khi mở cuộc tấn công Đà Nẵng ? Chúng đã thất bại như thế nào
trong việc thực hiện kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” ?
Câu 3. Nêu các lí do khiến Pháp chuyển quân từ Đà Nẵng vào đánh Gia Định. Trình bày
những khó khăn của quân Pháp khi tổ chức đánh chiếm Gia Định và cho biết tại sao
chúng vẫn đứng chân được ở Gia Định để đánh chiếm các nơi khác?
Câu 4. Kế hoạch đánh chiếm từng gói nhỏ từ năm 1859 đến năm 1873 được Pháp triển khai
như thế nào?
Câu 5. Tường thuật ngắn gọn tiến trình cuộc khởi nghĩa của Trương Định và cho biết nét
đặc sắc trong cuộc khởi nghĩa Trương Định.

Câu 6. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta ở ba tỉnh miền Tây Nam Kì diễn biến ra sao ?
Tình thế của cuộc kháng chiến ở Nam Kì khi mất ba tỉnh miền Tây như thế nào ?
Câu 7. Âm mưu của Pháp sau khi chiếm được Nam Kì như thế nào ? Tình hình xã hội trong
giai đoạn này có điểm gì nổi bật ?
Câu 8. Kết quả đánh chiếm Hà Nội năm 1873 được Pháp thực hiện như thế nào ? Nội dung,
tính chất của Hiệp ước 1874.
Câu 9. Cho biết những điểm đáng chú ý về tình hình Việt Nam từ sau Hiệp ước 1874 đến
trước khi thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ hai (1882) ?
Câu 10. Vì sao từ sau năm 1874, thực dân Pháp lại quyết tâm chiếm bằng được Bắc Kì ?
Thực dân Pháp thực hiện âm mưu đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai như thế nào ?
Câu 11. Trong những năm 1873 - 1883, phong trào kháng chiến của nhân dân Hà Nội chống
lại sự xâm lược của thực dân Pháp đã diễn ra như thế nào? Ý nghĩa của trận Cầu
Giấy năm 1873 và trận Cầu Giấy năm 1883?
(Đề thi chọn đội tuyển HSGQG của Hà Nội, năm 2010)
Câu 12. Dùng những sự kiện để chứng minh trong quá trình Pháp tiến hành cuộc chính trị
xâm lược Việt Nam, thái độ nhà Nguyễn luôn chọn con đường cầu hoà, nhượng bộ,
thiếu ý chí quyết tâm chống xâm lược.
 PHẦN III : MỘT SỐ CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CẦN LƯU Ý
Câu 1. Những khả năng nào đặt ra cho Việt Nam giữa thế kỉ XIX trước cuộc khủng
hoảng trong nước và mối nguy cơ đe doạ từ bên ngoài ? Trình bày chính sách
bảo thủ phản động của nhà Nguyễn về đối nội và đối ngoại ? Tại sao triều đình
Nguyễn lại cố tình duy trì đường lối bảo thủ, phản động ?
Hướng dẫn làm bài
- Nửa sau thế kỷ XVIII, chế độ phong kiến Việt Nam đã lâm vào một cuộc khủng
hoảng trầm trọng và toàn diện cả về kinh tế, chính trị và xã hội. trong lúc đó các nước tư bản
Phương Tây đang trên đà phát triển mạnh về mọi mặt. Đẫy mạnh công cuộc chinh phục thuộc
Châu Tiến Lộc Tài liệu ôn tập HSG môn Lịch sử - Phần Lịch sử Việt Nam (1858 – 1918)
địa để tìm kiếm nguyên liệu và thị trường. Việt Nam trở thành miếng mồi béo bở cho bầy sói
thực dân, chủ yếu là đế quốc Pháp.
- Tình hình trên đặt Việt nam đứng trước hai con đường:

Một là tiến hành cải cách nhằm thoát khỏi khủng hoảng ở trong nước, mở rộng quan hệ
giao bang để khôn khéo bảo toàn chủ quyền độc lập.
Hai là chìm đắm trong chính sách thủ cựu và tự cô lập nhằm bằng mọi cách duy trì chế
độ quân chủ chuyên chế lạc hậu và phản động.
 Cuối cùng, nhà Nguyễn đã khước từ mọi đề nghị cải cách tiến bộ mà tiêu biểu là
một loạt các bản điều Trần của Nguyễn Trường Tộ đề nghị cải cách đất nước về mọi mặt làm
cho dân giàu nước mạnh. Để thi hành một đường lối hết sức bảo thủ, lạc hậu. Đối nội thì cự
tuyệt các đề nghị cải cách, khăng khăng duy trì chính sách cai trị cũ. Đối ngoại thì thi hành
chính sách “bế quan toả cảng”, độc quyền ngoại thương….
* Sở dĩ nhà Nguyễn lại cố tình duy trì chính sách bảo thủ, phản động mà không tiếp thu
và thực hiện các đề nghị cải cách vì.
- Lúc này hệ tư tưởng Nho giáo còn có vai trò và ảnh hưởng tương đối lớn, ăn sâu trong
đám quan lại triều đình. Tầm nhìn hạn chế cộng với vì quyền lợi dòng họ, cá nhân mà triều
đình và đám quan lại bằng mọi cách đang muốn duy trì chế độ quân chủ chuyên chế vốn đã
trở nên lổi thời và lạc hậu.
Câu 2. Hãy đọc đoạn tư liệu sau đây :
“ Chiều 31 - 8 - 1858, liên quân Pháp- Tây Ban Nha với 3000 binh lính và sĩ quan,
bố trí trên 14 chiến thuyền, kéo tới dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.
Sáng 1 - 9 - 1858, địch gửi tối hậu thư , đòi quan trấn thủ thành Đà Nẵng trả lời trong vòng
2 giờ. Nhưng không đợi hết hạn, liên quân Pháp – Tây Ban Nha đã nổ sung rồi đổ bộ lên bán
đảo Sơn Trà.
Quân ta anh dũng chống trả quân xâm lược, đẩy lùi nhiều đợt tấn công của chúng, sau
đó lại tích cực thực hiện “ vườn không, nhà trống” gây cho quân Pháp nhiều khó khăn. Liên
quân Pháp -Tây Ban Nha bị cầm chân suốt 5 tháng (từ cuối tháng 8 - 1858 đến 2 - 1859)
trên bán đảo Sơn Trà
Tại Quảng Nam - Đà Nẵng, nhân dân tổ chức thành đội ngũ, chủ động tìm địch mà
đánh. Thực dân Pháp phải thừa nhận “dân quân gồm tất cả những ai không đau ốm và không
tàn tật ”. Từ Nam Định, đốc học Phạm Văn Nghị tự chiêu mộ 300 người, chủ yếu là học trò
của ông, lập thành cơ ngũ, lên đường vào Nam xin vua được ra chiến trường…”
Qua đoạn tư liệu, anh/chị hãy cho biết:

1) Vì sao Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công ta đầu tiên ?
2) Nhận xét về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta vào những năm cuối
1858 đầu 1859? (Minh họa cụ thể bằng sự kiện)
Hướng dẫn làm bài
1) Nguyên nhân Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên trong cuộc chiến
tranh xâm lược Việt Nam :
Sáng ngày 1 - 9 - 1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha đã nổ súng rồi đổ bộ lên bán đảo
Sơn Trà vì :
 Đà Nẵng Cửa biển sâu rộng nên tàu chiến Pháp ra vào thuận tiện; lực lượng quân
Triều đình Nguyễn yếu và mống với nơi khác (Huế)
 Vùng đông dân giáo dân; Pháp trông chờ sự ủng hộ của giáo dân vùng này
 Âm mưu của Pháp : Chiếm Đà Nẵng là căn cứ, rồi tấn công ra Huế, nhanh chóng
buộc triều đình nhà Nguyễn đầu hàng.
2) Nhận xét về cuộc kháng chiến chống Pháp tại Đà Nẵng (8 – 1858 đến 2 – 1859) :
Châu Tiến Lộc Tài liệu ôn tập HSG môn Lịch sử - Phần Lịch sử Việt Nam (1858 – 1918)
+ Cuộc kháng chiến nổ ra kịp thời, ngay khi Pháp vừa nổ súng xâm lược nhân dân ta
đã cùng quan quân triều đình đã anh dũng đánh giặc bước đầu làm thất bại âm mưu “đánh
nhanh, thắng nhanh ” của Pháp.
+ Sự chống trả quyết liệt của nhân dân ta từ (8 – 1858 đến 2 – 1859): Kế sách “ Vườn
không nhà trống ” và sự ủng hộ của nhân dân có hiệu quả, Pháp bị ta cầm chân, bao vây, tiêu
hao sinh lực ở bán đảo Sơn Trà.
+ Thể hiện lòng yêu nước và một ý chí thống nhất cuả toàn dân (hành động của đốc
học Phạm Văn Nghị ở Nam Định).
+ Ý chí quyết tâm, tự giác cao (nhân dân tự động đứng lên cùng quân đội triều đình
chống pháp mà không chờ triều đình kêu gọi).
+ Hình thức đấu tranh phong phú và những yếu tố ở trên đã làm chậm quá trình xâm
lược và bình định của thực dân Pháp.
+ Tuy nhiên nhân dân với tinh thần tích cực, chủ động, tự nguyện đứng lên kháng
chiến chống Pháp thì triều đình lại nặng về phòng thủ, bỏ lỡ nhiều cơ hội đánh Pháp.
Câu 3. Lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân ta,

kết quả và ý nghĩa trên Mặt trận Đà Nẵng 1858 và chiến sự ở Gia Định từ năm
1859 đến năm 1860.
Hướng dẫn làm bài
Mặt trận
Cuộc xâm lược
của thực dân Pháp
Cuộc kháng chiến
của nhân dân ta
Kết quả, ý nghĩa
Đà Nẵng
1858
- Ngày 3 - 8 - 1858 liên
quân Pháp - Tây Ban Nha
dàn trận trước cửa biển
Đà Nẵng.
- Ngày 1 - 9 - 1858 Pháp
tấn công bán đảo Sơn Trà,
mở đầu cuộc xâm lược
Việt Nam.
- Triều đình cử Nguyễn Tri
Phương chỉ huy kháng chiến.
- Quân dân: anh dũng chống
trả quân xâm lược, đẩy lùi các
đợt tấn công của địch, thực
hiện kế sách "vườn không nhà
trống" gây cho địch nhiều khó
khăn.
- Khí thế kháng chiến sôi sục
trong cả nước.
Pháp bị cầm chân

ở Đà Nẵng từ
tháng 8 - 1858 đến
tháng 2 - 1859, kế
hoạch đánh nhanh
thắng nhanh bước
đầu bị thất bại.
Gia Định
1859 -1860
- Tháng 2 - 1859, Pháp
đánh vào Gia Định, đến
17 - 2 - 1859 Pháp đánh
chiếm thành Gia Định.
- Nhân dân chủ động kháng
chiến ngay từ đầu: chặn đánh
quấy rối và tiêu diệt địch.
- Làm thất bại kế
hoạch đánh nhanh
thắng nhanh của
thực dân Pháp
buộc chúng phải
chuyển sang chinh
phục từng gói nhỏ.
- Năm 1860 Pháp gặp
nhiều khó khăn phải dừng
các cuộc tấn công, lực
lượng địch ở Gia Định rất
mỏng
- Triều đình không tranh thủ
tấn công mà cử Nguyễn Tri
Phương vào Gia Định xây

dựng phòng tuyến Chí Hòa để
chặn giặc.
- Nhân dân tiếp tục tấn công
địch ở đồn Chợ Rẫy 7 - 1860,
trong khi triều đình xuất hiện
tư tưởng chủ hòa.
- Pháp không mở
rộng đánh chiếm
được Gia Định, ở
vào thế tiến thoái
lưỡng nan.
Châu Tiến Lộc Tài liệu ôn tập HSG môn Lịch sử - Phần Lịch sử Việt Nam (1858 – 1918)
Câu 4. Lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân ta
tại miền Đông Nam Kì trước – sau Hiệp ước 1862 và kháng chiến ở ba tỉnh miền
Tây Nam Kì.
Hướng dẫn làm bài
Mặt trận
Cuộc tấn công
của thực dân Pháp
Thái độ của
triều đình
Cuộc kháng chiến
của nhân dân
Miền
Đông
Nam Kỳ
1861 - 1862
- Sau khi kết thúc chiến
tranh ở Trung Quốc, Pháp
mở rộng đánh chiếm nước

ta. Ngày 23 - 2 - 1861 tấn
công Chí Hòa → chiếm
được đồn Chí Hòa.
- Thừa thắng đánh chiếm 3
tỉnh miền Đông Nam Kỳ:
+ Định tường 12 - 4 - 1861
+ Biên Hòa: 18 - 12 - 1861
+ Vĩnh Long: 23 - 3 - 1862
- Giữa lúc phong
trào kháng chiến
của nhân dân dâng
cao triều đình đã ký
với Pháp Hiệp ước
Nhâm Tuất (1862)
cắt hẳn 3 tỉnh miền
Đông cho Pháp và
phải chịu nhiều điều
khoản nặng nề khác
- Kháng chiến phát triển
mạnh.
- Lãnh đạo là các văn
thân, sĩ phu yêu nước.
- Lực lượng chủ yếu là
nông dân "dân ấp, dân
lân".
- Có các trận đánh lớn:
Trận Quý Sơn (Gò
Công), đốt tàu giặc trên
sông Nhật Tảo của
nghĩa quân Nguyễn

Trung Trực.
Miền
Đông
Nam Kì
sau 1862
- Pháp dừng các cuộc thôn
tính để bình định miền
Tây.
- Triều đình ra
lệnh giải tán các
đội nghĩa binh
chống Pháp.
- Nhân dân tiếp tục
kháng chiến vừa chống
Pháp, vừa chống phong
kiến đầu hàng.
- Khởi nghĩa Trương
Định tiếp tục giành
thắng lợi, gây cho Pháp
nhiều khó khăn.
- Sau Hiệp ước 1862
nghĩa quân xây dựng
căn cứ Gò Công, rèn
đúc vũ khí, đẩy mạnh
đánh địch ở nhiều nơi.
Giải phóng nhiều vùng
thuộc Gia Định, Định
Tường.
+ Ngày 28 - 02 - 1963.
Pháp tấn công Gò

Công, nghĩa quân anh
dũng chiến đấu.
+ Ngày 20 - 08 - 1864,
Trương Định hy sinh,
nghĩa quân thất bại.
Kháng
chiến tại
miền Tây
Nam Kì
- Trước khi chiếm 3 tỉnh
miền Tây, Pháp yêu cầu
triều đình Nguyễn nộp 3
tỉnh:
- Ngày 20 - 6 - 1867, Pháp
dàn trận trước thành Vĩnh
Long → Phan Thanh Giản
nộp thành.
- Triều đình lúng
túng bạc nhược,
Phan Thanh Giản -
Kinh lược sử của
triều đình đầu
hàng.
- Nhân dân miền Tây
kháng chiến anh dũng
với tinh thần người trước
ngã xuống, người sau
đứng lên.
+ Tiêu biểu nhất có cuộc
khởi nghĩa của Nguyễn

Trung Trực, Nguyễn
Châu Tiến Lộc Tài liệu ôn tập HSG môn Lịch sử - Phần Lịch sử Việt Nam (1858 – 1918)
- Từ ngày 20 đến 24 - 6 -
1867, Pháp chiếm gọn 3
tỉnh miền Tây Nam Kỳ,
Vĩnh Long, An Giang, Hà
Tiên không tốn một viên
đạn.
Hữu Huân.
+ Hai anh em Phan Tôn,
Phan Liêm chỉ huy nghĩa
quân hoạt động mạnh ở
Bến Tre, Vĩnh Long, Sa
Đéc
Câu 5. Khi thực dân Pháp xâm lược “lục tỉnh Nam Kì”, Triều đình nhà Nguyễn và nhân
dân Nam Kì có phản ứng khác nhau. Sự khác nhau đó thể hiện như thế nào ? Vì
sao có sự khác nhau đó ?
Hướng dẫn làm bài
a) Khi thực dân Pháp xâm lược 6 tỉnh Nam Kì, triều đình nhà Nguyễn và nhân dân có
sự phản ứng khác nhau. Sự khác nhau được thể hiện :
- Triều đình nhà Nguyễn sau một thời gian ngắn, chống đối yếu ớt, đã đi từ thoả hiệp
này đến thoả hiệp khác và cuối cùng đầu hàng thực dân Pháp.
+ Năm 1862 kí hoà ước cắt 3 tỉnh cho Pháp.
+ Năm 1867 để mất 3 tỉnh miền Tây.
- Thái độ của nhân dân : Có 4 hoạt động chính:
+ Phối hợp với quan quân triều đình chống Pháp ( 1859-1861) .
+ Tự động vũ trang lập căn cứ chống Pháp: Trương Định, Nguyễn Trung Trực…
+ Chiến đấu bằng ngòi bút như: Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị….
+ Bất hợp tác với Pháp.
b) Có sự khác nhau đó là vì :

- Triều đình muốn bảo vệ quyền lợi của dòng họ Nguyễn. Phải đứng trước 2 nguy cơ:
Thực dân Pháp và nhân dân, triều Nguyễn chấp nhận thoả hiệp với Pháp. .
- Nhân dân chỉ có sự lựa chọn là vũ trang chống ngoại xâm: Bảo vệ chủ quyền của quốc
gia, bảo vệ cuộc sống của chính họ.
Câu 6. Thái độ của thực dân Pháp trong hai lần đưa quân ra đánh Bắc Kì có gì khác
nhau ? Tại sao lại có sự khác nhau đó ?
Hướng dẫn làm bài
Hai lần kéo quân ra đánh Bắc Kì, thái độ quân Pháp có điểm khác nhau tuy mục đích
xâm lược không thay đổi:
+ Lần thứ nhất mới là ý đồ của nhóm thực dân hiếu chiến.
+ Lần thứ hai là chủ trương của giới tư bản tài phiệt đang nắm quyền
 Sở dĩ có sự khác nhau như thế là do chủ nghĩa tư bản Pháp đã chuyển lên giai đoạn
đế quốc chủ nghĩa, cần mở rộng nhiều thuộc địa.
Câu 7. Đường lối kháng chiến của triều đình Nguyễn có gì thay đổi sau chiến thắng Cầu
Giấy 12 - 1873 ? Chủ trương của Pháp sau trận Cầu Giấy lần thứ hai (5 - 1883),
có gì khác với trận Cầu Giấy lần thứ nhất (12 - 1873) ? Kết quả của việc Pháp
thực hiện chủ trương đó ?
Hướng dẫn làm bài
1. Đường lối nhà Nguyễn không có gì thay đổi vì vậy đã không phát huy được chiến
thắng Cầu Giấy (12 – 1873), mà chỉ coi đây là một cơ hội để triều đình, thương lượng với
Pháp. Hiệp ước cắt đất cầu hoà lần thứ hai (thừa nhận cho Pháp chiếm cả 6 tỉnh Nam Kì) do
đó đã nhanh chóng được kí kết vào ngày 15 – 3 – 1873.
Châu Tiến Lộc Tài liệu ôn tập HSG môn Lịch sử - Phần Lịch sử Việt Nam (1858 – 1918)
2. Không giống như trận Cầu Giấy lần thứ nhất, lần này chủ trương thôn tính toàn bộ
Việt Nam đã trở thành đường lối chung của Nhà nước thực dân Pháp.
- Vì vậy : Pháp quyết định đem quân đánh thẳng Thuận An, sát kinh thành Huế, Hiệp
ước Hác-măng (1883) và sau đó là Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884) đã được kí kết, chấm dứt sự tồn
tại độc lập của triều đình phong kiến nhà Nguyễn. Nền “bảo hộ” của Pháp được xác lập trên
toàn bộ đất nước Việt Nam.
Câu 8. Bằng những sự kiện lịch sử của phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân

dân ta từ 1858 đến cuối thế kỷ XIX, anh/chị hãy chứng minh câu nói của Nguyễn
Trung Trực : “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam
đánh Tây”. (Đề thi Olympic Truyền thống 30/4, lớp 11, năm
2009)
Hướng dẫn làm bài
Xuất xứ câu nói : khi Nguyễn Trung Trực bị giặc bắt và bị đưa ra chém ông đã khẳng
khái nói:“Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”. Ý nghĩa
câu nói : khẳng định tinh thần quyết tâm đánh Pháp đến cùng của nhân dân Việt Nam.
a) Từ năm 1858 – 1884 : Trong quá trình xâm lược Việt Nam từ 1858 - 1884, Pháp đã vấp
phải sự kháng cự quyết liệt của các tầng lớp nhân dân ta đứng lên chống xâm lược.
- Một số quan lại Nhà Nguyễn yêu nước chống Pháp :
• Ngay sau khi Pháp nổ súng xâm lược Đà Nẳng, Đốc học Phạm Văn Nghị đem 300
quân tình nguyện từ Bắc vào kinh đô Huế xin được lên đường chống giặc Pháp.
• Tổng đốc Nguyễn Tri Phương, người có mặt tại chiến trường Đà Nẵng, Gia Định,
Hà Nội. Tại Hà Nội, Người đã cùng con trai chiến đấu anh dũng bảo vệ thành và đã
hy sinh, tuẩn tiết theo thành.
• Tổng đốc Hoàng Diệu cũng đã kiên cường chiến đấu và thủ tiết theo thành khi thực
dân Pháp tấn công thành Hà Nội lần thứ hai.
• Hoàng Kế Viêm đã 2 lần đem quân từ Tây Sơn xuống bao vây thành Hà Nội để
mưu chiếm lại thành, đã phối hợp với quân cờ đen phục kích giết 2 chỉ huy của giặc
trong 2 lần thực dân tấn công Hà Nội.
- Phong trào tự động kháng Pháp của nhân dân :
+ Mặt trận Đà Nẵng : Ngay từ khi liên quân Pháp – Tây Ban Nha nổ súng xâm lược,
nhân dân ta đã anh dũng chiến đấu và thực hiện “vườn không nhà trống” gây cho địch
nhiều khó khăn.
+ Mặt trận Gia Định : khi Pháp đánh chiếm thành Gia Định các đội nghĩa binh ngày
đêm bám sát, tìm cách bao vây tiêu diệt, buộc Pháp phá huỷ và rút xuống tàu chiến.
+ Mặt trận Đông Nam Kì :
 Khi Pháp chiếm Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long, các toán nghĩa quân đã chiến
đấu rất anh dũng, lập nên nhiều chiến công; Nguyễn Trung Trực đã chỉ huy đốt

cháy tàu Ét-pê-răng trên sông Nhật Tảo (1861)…
 Sau khi triều đình nhà Nguyễn kí Hiệp ước Nhâm Tuất (1862), bất chấp lệnh bãi
binh của triều đình, phong trào chống Pháp vẫn tiếp tục lên cao đặc biệt là khởi
nghĩa Trương Định (1862 - 1864) ở Định Tường…
 Một số sĩ phu văn thân yêu nước ở miền Đông thể hiện thái độ bất hợp tác với địch
không chấp nhận Hiệp ước 1862 bằng phong trào “tị địa” của văn thân, sĩ phu 
Vừa chống Pháp vừa chống lại triều đình phong kiến đầu hàng.
+ Miền Tây Nam Kì : Khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì :
 Một số nhà nho yêu nước tìm đường ra Bình Thuận lập Đồng Châu xã do Nguyễn
Thông đứng đầu.
 Thầy giáo Nguyễn Đình Chiểu với bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” rung cảm
thiết tha.
Châu Tiến Lộc Tài liệu ôn tập HSG môn Lịch sử - Phần Lịch sử Việt Nam (1858 – 1918)
 Nhà thơ yêu nước Phan Văn Trị và những bài thơ bút chiến nẩy lửa, vạch mặt
phường bán nước.
 Đấu tranh như : Phan Tôn, Phan Liêm chỉ huy nghĩa quân hoạt động mạnh ở Bến
Tre, Vĩnh Long, Sa Đéc, Trà Vinh…trong hai năm 1867 - 1868; nghĩa quân của
Nguyễn Trung Trực đánh chiếm đồn Rạch Giá – Kiên Giang (6 - 1868); khởi nghĩa
của Võ Duy Dương ở Đồng Tháp Mười (1865 - 1866), khởi nghĩa Nguyễn Hữu
Huân ở Long Trì – Mĩ Tho (1875); khởi nghĩa của Trương Quyền ở Tây Ninh
(1878) đã phối hợp với người Khơme và người Thượng.
+ Mặt trận Bắc kì : Khi Pháp tấn công ra Bắc Kỳ, thành Hà Nội thất thủ, triều Nguyễn
đầu hàng nhưng nhân dân Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Bắc kì vẫn tiếp tục đấu tranh :
 Khởi nghĩa Trần Tấn, Đặng Như Mai (Nghệ An – Hà Tĩnh).
 Nghĩa quân Cờ Đen đã hai lần lập chiến công giết chỉ huy giặc ở Ô Cầu Giấy : tổ
chức phục kích tại Cầu Giấy lần nhất giết chết Gácnie (21 - 12 - 1873) và tổ chức
phục kích tại Cầu Giấy lần thứ hai giết chết Rivie (19 - 5 - 1882).
b) Từ năm 1885 đến cuối thế kỷ XIX:
+ Phong trào Cần Vương:
 Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 - 1892) do Đinh Gia Huế, từ năm 1885 là Nguyễn Thiện

Thuật lãnh đạo.
 Khởi nghĩa Ba Đình (1886 - 1887) do Phạm Bành và Đinh Công Tráng lãnh đạo.
 Khởi nghĩa Hùng Lĩnh (1886 - 1892) do Tống Duy Tân và Cầm Bá Thước lãnh đạo.
 Khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1896) do Phan Đình Phùng và Cao Thắng lãnh đạo.
+ Phong trào nông dân :
 Khởi nghĩa nông dân Yên Thế (1883 - 1913) do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo.
 Phong trào đấu tranh của đồng bào miền núi và các dân tộc thiểu số như Thái,
Mường, Mông, Hoa,….
Câu 9. Dựa trên những điều kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu, hãy chứng minh trong
suốt quá trình xâm lược Việt Nam từ 1858 - 1884, thực dân Pháp đã vấp phải sự
kháng cự mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân ta.
Hướng dẫn làm bài
Trong quá trình xâm lược Việt Nam từ 1858 – 1884, thực dân Pháp đã vấp phải sự
kháng cự quyết liệt của các tầng lớp nhân dân ta đứng lên chống xâm lược.
- Quan lại yêu nước:
Nêu tấm gương sáng về lòng căm thù, bất khuất:
+ Đốc học Phạm Văn Nghị đem 300 quân tình nguyện từ Bắc vào kinh đô xin được
tham gia chống giặc.
+ Tổng đốc Nguyễn Tri Phương, người có mặt tại chiến trường Đà Nẵng, Gia Định,
Hà Nội. Tại Hà Nội, Người đã cùng con trai chiến đấu anh dũng bảo vệ thành và đã hy sinh,
tuẩn tiết theo thành.
+ Tổng đốc Hoàng Diệu cũng đã kiên cường chiến đấu và thủ tiết theo thành khi thực
dân Pháp tấn công thành Hà Nội lần thứ hai.
+ Hoàng Kế Viêm đã 2 lần đem quân từ Tây Sơn xuống bao vây thành Hà Nội để mưu
chiếm lại thành, đã phối hợp với quân cờ đen phục kích giết 2 chỉ huy của giặc trong 2 lần
thực dân tấn công Hà Nội.
- Nhân dân tự động kháng chiến:
+ Nhân dân ủng hộ Nguyễn Tri Phương chống Pháp khi chúng tấn công Đà Nẵng.
+ Khi Pháp tấn công Nam Kỳ đã nổi bật lên nhiều tấm gương anh dũng, họ đã phất lên
ngọn cờ khởi nghĩa và được đông đảo nhân dân ủng hộ tạo thành những trung tâm kháng

Pháp lớn: Trương Định (Gò Công), Trưng Quyền (Tây Ninh), Thiên Hộ Võ Duy Dương
Châu Tiến Lộc Tài liệu ôn tập HSG môn Lịch sử - Phần Lịch sử Việt Nam (1858 – 1918)
(Đồng Tháp Mười), Phan Tôn - Phan Liêm (Sông Tiền - sông Hậu), Thủ khoa Nguyễn Hữu
Huân (Mỹ Tho).
+ Khi Pháp tấn công ra Bắc Kỳ, thành Hà Nội thất thủ, triều Nguyễn đầu hàng nhưng
nhân dân vẫn đấu tranh:
 Khởi nghĩa Trần Tấn, Đặng Như Mai (Nghệ An – Hà Tĩnh).
 Nghĩa quân Cờ Đen đã 2 lần lập chiến công giết chỉ huy giặc ở Ô Cầu Giấy.
 Nghĩa quân ta quyết tâm đánh Pháp chiếm lại thành.
- Trí thức nho sĩ : Dùng ngòi bút làm vũ khí chiến đấu.
 Thầy giáo Nguyễn Đình Chiểu với bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” rung cảm thiết
tha.
 Nhà thơ yêu nước Phan Văn Trị và những bài thơ bút chiến nẩy lửa, vạch mặt
phường bán nước.
Câu 10. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược giai đoạn 1885 - 1918, giữa triều
đình nhà Nguyễn và thực dân Pháp đã kí kết những hiệp ước nào ? Tóm tắt
hoàn cảnh kí kết, nội dung cơ bản và hậu quả của các hiệp ước đó.
Hướng dẫn làm bài.
Hoàn cảnh kí kết Nội dung Hậu quả
Hoà ước
Nhâm Tuất
(5 - 6 -
1882)
Giữa lúc phong
trào kháng chiến
của nhân dân
Nam Kỳ bùng nổ
và dâng cao (tiêu
biểu nhất là khởi
nghĩa của Trương

Định) thì triều
đình đã ký với
Pháp Hiệp ước
Nhâm Tuất vào
ngày 5 - 6 - 1862.
- Triều đình nhà Nguyễn thừa
nhận quyền cai quản của Pháp
ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì
(Gia Định, Định Tường, Biên
Hoà) và đảo Côn Lôn.
- Mở ba cửa biến (Đà Nẵng,
Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp
vào buôn bán.
- Cho phép người Pháp và Tây
Ban Nha tự do truyền đạo Gia
Tô. bãi bỏ lệnh cấm đạo trước
đây.
- Bồi thường cho Pháp một
khoản chiến phí tương đương
288 vạn lạng bạc.
- Pháp sẽ “trả lại” thành Vĩnh
Long cho triều đình chừng nào
triều đình buộc dân chúng
ngừng kháng chiến.
- Đây là một Hiệp ước
mà theo đó Việt Nam
phải chịu nhiều thiệt
thòi, vi phạm chủ yếu
quyền lãnh thổ của Việt
Nam. Song nhà Nguyễn

vẫn ký, chứng tỏ thái độ
nhu nhược của triều đình
dễ dàng chấp nhận
những đòi hỏi của thực
dân Pháp, bước đầu nhà
Nguyễn đã đầu hàng
thực dân Pháp.
- Tạo điều kiện cho Pháp
mở rộng địa bàn chiếm
đóng Nam Kỳ.
- Gây nên nhiều nổi bất
bình trong nhân dân.
Hiệp ước
Giáp Tuất
(15 - 3 -
1874)
Ngày 21 - 12 -
1873, quân ta
phục kích ở Cầu
Giấy, Gác-ni-ê tử
trận → Thực dân
Pháp hoang mang
chủ động thương
lượng với triều
đình. Các quân
triều đình được
lệnh rút lên Sơn
Tây để tạo không
khí “thuận lợi”
- Pháp rút khỏi Hà Nội và các

tỉnh Bắc Kì, song triều đình
Huế cũng phải chính thức thừa
nhận chủ quyền của Pháp ở sáu
tỉnh Nam Kì.
- Cam kết mở của Thị Nại
(Quy Nhơn), cửa Ninh Hải (hải
Phòng), tỉnh lị Hà Nội và sông
Hồng cho Pháp vào buôn bán.
- Ở những nơi đó, Pháp có
quyền mở mang công nghệ,
xây dựng kho tàng, thuê
mướng nhân công, đặt lãnh sự
Đây là hiệp ước bất bình
đẳng thứ hai mà nhà
Nguyễn ký với thực dân
Pháp, nhà Nguyễn đã
đánh mất một phần quan
trọng chủ quyền độc lập
của Việt Nam. Nam Kỳ
trở thành thuộc địa của
Pháp, Việt Nam trở
thành thị trường riêng
của Pháp.
Châu Tiến Lộc Tài liệu ôn tập HSG môn Lịch sử - Phần Lịch sử Việt Nam (1858 – 1918)
cho đàm phán. có quân lính bảo vệ.
- Nền ngoại giao nước ta cũng
lệ thuộc vào đường lối ngoại
giao của nước Pháp.
Hiệp ước
Hácmăng

(Quý Mùi)
(25 - 8 -
1883)
- Ngày 17 - 7 -
1883, vua Tự Đức
băng hà. Lợi dụng
triều đình đang
bận rộng với việc
chọn người kế vị,
Pháp đem quân
đánh Thuận An,
sát kinh thành
Huế.
- Lợi dụng sự hèn
yếu của triều đình
Cao ủy Pháp Hác-
măng tranh thủ đi
ngay lên Huế đặt
điều kiện cho một
hiệp ước mới.
- Ngày 25 - 8 -
1883, bản hiệp
ước mới được đưa
ra buộc đại diện
triều Nguyễn phải
ký kết.
+ Thừa nhận sự "bảo hộ" của
Pháp trên toàn cõi Việt Nam.
 Nam Kỳ là thuộc địa.
 Bắc Kỳ là đất bảo hộ.

 Trung Kỳ là triều đình
quản lý.
+ Đại diện của Pháp ở Huế
trực tiếp điều khiển các công
việc ở Trung Kỳ.
+ Ngoại giao của Việt Nam do
Pháp nắm giữ.
+ Quân sự: Pháp được tự do
đóng quân ở Bắc Kỳ và toàn
quyền xử lý quân Cờ Đen,
triều đình phải nhận các huấn
luyện viên và sĩ quan chỉ huy
của Pháp, phải triệt hồi binh
lính từ Bắc Kỳ về Kinh đô
(Huế).
+ Về kinh tế: Pháp nắm và
kiểm soát toàn bộ các nguồn
lợi trong nước.
- Làm cho chủ quyền
độc lập của dân tộc ta bị
vi phạm một cách trắng
trợn. Tiếp tục gây nên
nỗi bất bình trong nhân
dân. Nguy cơ mất nước
đang đến gần.
Hiệp ước
Patơnốt
(6 - 6 -
1884)
- Sau Hiệp ước

Hácmăng, tại Bắc
Kì, Pháp còn phải
đối phó với quân
Mãn Thanh và
phong trào tự
động kháng chiến
của nhân dân ta.
- Tháng 5 - 1884,
Hiệp ước Thiên
Tân được kí kết,
nhà Thanh rút
khỏi Bắc Kì.
Song phong trào
đấu tranh của
nhân dân vẫn phát
triển. Để phục vụ
đắc lực cho Pháp,
chúng đã sửa đổi
Hiệp ước 1883
thành Hiệp ước
Patơnốt 1884.
- Ngày 6 - 6 - 1884, Pháp ký
với triều đình nhà Nguyễn bản
Hiệp ước Patơnốt, gồm 19 điều
khoản .
- Nội dung căn bản dựa trên
Hiệp ước Hácmăng (1883)
song có điểm khác biệt là sửa
đổi ranh giới khu vực Trung Kì
như trả lại các tỉnh Bình Thuận

và Thanh Hoá, Nghệ An, Hà
Tĩnh cho triều đình Huế cai
quản như cũ nhằm xoa dịu dư
luận và lấy lòng bọn vua quan
phong kiến bù nhìn.
Đối với Hiệp ước
Patơnốt đặt cơ sở cho
quyền đô hộ của Pháp ở
Việt Nam, chấm dứt sự
tồn tại của triều đại
phong kiến nhà Nguyễn
với tư cách là một quốc
gia độc lập, thay vào đó
là chế độ phong kiến,
kéo dài cho đến Cách
mạng tháng Tám năm
1945.
Châu Tiến Lộc Tài liệu ôn tập HSG môn Lịch sử - Phần Lịch sử Việt Nam (1858 – 1918)
Câu 11. Lập bảng thống kê các sự kiện chính về quá trình xâm lược Viêt Nam của thực
dân Pháp và cuộc đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta từ năm 1858 đến
năm 1884.
Hướng dẫn làm bài
Thời gian
Quá trình xâm
lược của Pháp
Cuộc đấu tranh của
triều đình Nguyễn
Cuộc đấu tranh
của nhân dân ta
1 - 9 - 1858

Thực dân Pháp
chiếm Sơn Trà (Đà
Nẵng)
Nguyễn Tri Phương
chống trả quyết liệt
Nhân dân ta phối hợp
với quân triều đình gây
cho Pháp nhiều khó
khăn
17 - 2 - 1859
Thực dân Pháp tấn
công Gia Định
Quân triều đình chống
cự yếu ớt rồi rút lui
Nhân dân tiếp tục đánh
du kích làm Pháp khốn
đốn
24 - 2 - 1861
Thực dân Pháp
chiếm Đại đồn Chí
Hòa và 3 tỉnh miền
Đông Nam Kì
Quân triều đình chống
đỡ thất bại nên kí hiệp
ước Nhâm Tuất 1862
Nhân dân tự động
kháng chiến:
- Nguyễn Trung Trực
đốt cháy tàu Ét-pê-răng
(1861).

- Khởi nghĩa Trương
Định (1863-1864)
20 - 6 - 1867 đến
24 - 6 - 1867
Thực dân Pháp
chiếm 3 tỉnh miền
Tây Nam Kì : Vĩnh
Long, An Giang,
Hà Tiên.
Triều đình bất lực Nhân dân Nam Kì nổi
dậy khắp nơi: khởi
nghĩa của Trương
Quyền, Phan Tôn, Phan
Liêm, Nguyễn Trung
Trực, Nguyễn Hữu
Huân, Võ Duy Dương,

20 - 11 - 1873
Thực dân Pháp
đánh chiếm Bắc Kì
lần thứ nhất dẫn
đến chiếm thành Hà
Nội
Nguyễn Tri Phương bị
thương và hi sinh.
Triều đình kí hiệp ước
Giáp Tuất 1874
Nhân dân tiếp tục
chống Pháp
- Cuộc chiến đấu của

viên Chưởng cơ ở cửa ô
Thanh Hà.
- Cuộc kháng chiến của
Phạm Văn Nghị.
- Cuộc kháng chiến của
cha con ông Nguyễn
Mậu Kiến.
25 - 4 - 1882
Thực dân Pháp
đánh chiếm Bắc Kì
lần thứ hai, nổ súng
chiếm thành Hà Nội
Quân quân triều đình
và Hoàng Diệu chỉ huy
quân sĩ chiến đấu anh
dũng bảo vệ thành Hà
Nội → thành mất,
Hoàng Diệu hi sinh.
Triều đình hoang mang
cầu cu nhà Thanh.
- Nhân dân dũng cảm
chiến đấu chống Pháp
bằng nhiều hình thức:
+ Các sĩ phu không thi
hành mệnh lệnh của
triều đình tiếp tục tổ
chức kháng chiến.
+ Nhân dân Hà Nội và
các tỉnh tích cực kháng
chiến bằng nhiều hình

Châu Tiến Lộc Tài liệu ôn tập HSG môn Lịch sử - Phần Lịch sử Việt Nam (1858 – 1918)
thức sáng tạo.
+ Tiêu biểu có trận
phục kích Cầu Giấy lần
hai 19 - 5 - 1883.
18 - 8 - 1883
Thực dân Pháp
đánh Huế
Quân triều đình đầu
hàng kí hiệp ước Hác-
măng rồi Patơnốt công
nhận sự bảo hộ của
Pháp ở Bắc Kì và
Trung Kì
Nhân dân vẫn tiếp tục
nổi dậy kháng chiến
chống Pháp và phong
trào này không chấm
dứt.
Câu 12. Thông qua cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, hãy so sánh thái
độ chống Pháp của vua quan triều đình nhà Nguyễn và của nhân dân ta trong
những năm 1858 - 1873.
Hướng dẫn làm bài
Thời gian Thái độ của triều đình Thái độ của nhân dân
9 - 1858
 2 - 1861
- Khi Pháp tấn công Đà Nẵng, triều
đình đã cử Nguyễn Tri Phương xây
thành lũy, phòng tuyến, thực hiện
chiến thuật “vườn không nhà trống”,

cầm chân Pháp suốt 5 tháng.
- Khi Pháp tấn công Gia Định, triều
đình tiếp tục cùng nhân dân xây
thành, đắp lũy, phối hợp cùng nhân
dân chống Pháp
- Ngày từ đầu, nhân dân ta đã anh
dũng chống xâm lược, cùng triều
đình thực hiện kế sách “vườn không
nhà trống” gây cho địch nhiều khó
khăn.
- Khi Pháp đánh chiếm thành Gia
Định chúng gặp nhiều khó khăn do
hoạt động của các dân binh. Kế
hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của
Pháp thất bại, chúng phải chuyển
sang kế hoạch “chinh phục từng gói
nhỏ”.
2 - 1861
5 - 06 - 1862
- Khi Pháp tấn công phá vỡ Đại đồn
Chí Hoà, Nguyễn Tri Phương buộc
phải rút lui, quân chính quy tan rã.
triều đình hoàng mang dao động, số
ít quan quân triều đình tiếp tục đánh
Pháp, đa số lo sợ muốn “thủ để hoà”.
Triều Huế lo sợ muốn kí hiệp ước
Nhâm Tuất để bảo vệ quyền lợi
thống trị.
- Phong trào kháng chiến của nhân
dân ta chống Thực dân Pháp diễn ra

ngày càng mạnh mẽ dưới sự lãnh đạo
của các sĩ phu văn thân yêu nước, thể
hiện quyết tâm đánh Pháp đến cùng,
nhiều căn cứ chống Pháp được xâu
dựng ở Gia Định, Gò Công, Đồng
Tháp Mười chiêu mộ hàng ngàn
nghĩa quân đẩy quân Pháp vào thế
bất lợi.
6 - 1862
 6 - 1873
- Sau Hiệp ước 1862, triều đình ra
lệnh giải tán phong trào kháng chiến,
giao nộp khí giới cho Pháp.
- Triều đình bước đầu trả chiến phí
cho Pháp, cử phái đoàn sang Pháp
thương thuyết chuộc ba tỉnh miền
Đông song thất bại.
- Tăng tô thuế, đàn áp khởi nghĩa
nông dân ltrong khi lẽ ra phải chỉnh
đốn nội trị, bồi dưỡng sức dân, đoàn
kết kháng chiến.
- Thái độ của triều đình nhà Nguyễn
- Nhân dân không chịu hạ vũ khí theo
lệnh triều đình. Từ phong trào ứng
nghĩa chuyển thành phong trào tự
động kháng chiến sôi nổi khắp lục
tỉnh, nghĩa quân kiên quyết vám đất,
bám dân, phản kháng quyết liện bản
Hiệp ước 1862, tiêu biểu là khởi
nghĩa Trương Định

- Một số sĩ phu văn thân yêu nước ở
miền Đông thể hiện thái độ bất hợp
tác với địch không chấp nhận Hiệp
ước 1862 bằng phong trào “tị địa”
Châu Tiến Lộc Tài liệu ôn tập HSG môn Lịch sử - Phần Lịch sử Việt Nam (1858 – 1918)
tạo điều kiện thuận lợi cho Pháp
chiếm luôn ba tỉnh miền Tây.
của văn thân, sĩ phu => Vừa chống
Pháp vừa chống lại triều đình phong
kiến đầu hàng.
Câu 13. Thông qua những kiến thức đã học về quá trình đấu tranh chống thực dân Pháp
từ năm 1858 đến 1885, anh/chị hãy phân tích và nêu trách nhiệm của triều đình
nhà Nguyễn trong việc để nước ta rơi vào tay Pháp.
(Đề thi HSG Quốc gia, bảng B, năm 1997)
Hướng dẫn làm bài
Nửa sau thế kỉ XVIII, chế độ phong kiến Việt nam đã lâm vào một cuộc khủng hoảng
trầm trọng và toàn diện cả về kinh tế, chính trị và xã hội. trong lúc đó các nước tư bản Phương
Tây đang trên đà phát triển mạnh về mọi mặt. Đẩy mạnh công cuộc chinh phục thuộc địa để
tìm kiếm nguyên liệu và thị trường. Việt Nam trở thành miếng mồi béo bở cho bầy sói thực
dân, chủ yếu là đế quốc Pháp.
a) Đứng trước nguy cơ bị xâm lược, nhà Nguyễn chỉ có thể chọn hai con đường
để lựa chọn :
* Một là tiến hành cải cách nhằm thoát khỏi khủng hoảng ở trong nước, mở rộng
quan hệ giao bang để khôn khéo bảo toàn chủ quyền độc lập.
- Tác dụng của canh tân cải cách (làm cho đất nước ta lúc này có thể thoát khỏi
khủng hoảng, do đó sức mạng phòng thủ của đất nước được tăng lên. Thực tế tấm gương của
Nhật).
- Các nhà cải cách Việt Nam như Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ, Bùi Viện,
Nguyễn Trường Tộ cũng cho rằng, chỉ có cải cách thì mới có thể đương đầu với các cuộc tấn
công ngày càng dồn đập cuả kẻ thù, các trào lưu duy tân ra đời.

* Hai là chìm đắm trong chính sách thủ cựu và tự cô lập nhằm bằng mọi cách duy trì
chế độ quân chủ chuyên chế lạc hậu và phản động.
- Trước nguy cơ xâm lược đáng lẽ nhà Nguyễn phải nhanh chóng canh tân đất nước,
song ngược lại, nhà Nguyễn vẫn vẫn tiến hành chính sách đối kháng với nhân dân (vẫn giữ
nguyên các chính sách cũ, thậm chí còn tăng cường các biện pháp áp bức bóc lột tàn bạo : Các
thứ thuế, kìm hãm các nhân tố tư bản chủ nghĩa trong kinh tế, không chăm lo sản xuất, đê Văn
Giang 18 năm liền bị vỡ ), duy trì chế độ quân chủ đã lỗi thời phản động, tiến hành bế quan
toả cảng không thông thương với các nước phương Tây, song lại thần phục nhà Thanh một
cách mù quáng. Trong khi đó nhà Thanh cũng phải kí những hiệp ước bất bình đẳng, để đất
nước rơi vào tay các đế quốc phương Tây, đã khước từ mọi đề nghị cải cách tiến bộ mà tiêu
biểu là một loạt các bản điều Trần của Nguyễn Trường Tộ đề nghị cải cách đất nước về mọi
mặt làm cho dân giàu nước mạnh.
- Hậu quả của các chính sách trên đã đẩy mọi tầng lớp nhân dân vào bước đường
cùng, khiến họ phải nổi dậy chống lại, kể từ Gia Long đế Tự Đức có tới hơn 500 cuộc khởi
nghĩa , tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Phan Bá Vành và Cao Bá Quát,
* Trên thực tế, nhà Nguyễn đã chọn con đường thủ cựu. Điều đó làm tăng nguy cơ bị
xâm lược và mất nước. Bởi lẽ, khi đất nước suy yếu thì dù có kiên quyết kháng chiến cũng
khó giữ được độc lập, chủ quyền dân tộc.
b) Trong quá trình tiến hành chống lại sự xâm lược của Pháp, nhà Nguyễn không có
nghệ thuật quân sự độc đáo mà còn mắc phải một số sai lầm không thể tha thứ được đó là từ
bỏ con đường đấu tranh vũ trang truyền thống của dân tộc mà đi theo con đường thương
lượng, đầu hàng từng bước đến đầu hàng hoàn toàn.
- Nhà Nguyễn không biết đoàn kết nhân dân mà ngược lại xa rời nhân dân, từ chỗ xa
rời nhà Nguyễn còn chống lại nhân dân, sau khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai nhà
Nguyễn ra lệnh cấm nhân dân chiến đấu, gọi các tướng quay về triều đình. Những việc làm ấy
càng đẩy nhà Nguyễn đi xa nhân dân hơn.
Châu Tiến Lộc Tài liệu ôn tập HSG môn Lịch sử - Phần Lịch sử Việt Nam (1858 – 1918)
c) Trong quá trình kháng chiến không biết chớp cơ hội tốt để phản công.
- Ngay trong năm 1858 Pháp thất thủ ở Đà Nẵng, đã mở cơ hội lớn cho nhà Nguyễn,
nếu lúc ấy đốc toàn lực ra đánh Pháp có thể nhà Nguyễn đã đánh đuổi Pháp ra khỏi bờ cõi rồi.

- Đến năm 1870, Pháp bị thua trong chiến tranh Pháp – Phổ, rồi lại bị nhân dân Bắc Kì
đánh bại hai lần ở trận Cầu Giấy năm 1873, 1883. Đây là những cơ hội tốt song triều đình nhà
Nguyễn đã không chớp lấy.
d) Tuy nhiên, cũng cần nhận thấy trong quá trình chống pháp cũng có những vị
thượng qaun của triều đình thậm chó cả vua như Hàm Nghi, Nguyễn Tri Phương, Hoàng
Diệu, đã nêu những tấm gương cao cả, quyết tâm bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền của đất
nước mà nhân dân ta đời đời kính trọng.
Do vậy việc để nước ta rơi vào tay Pháp hồi cuối thế kỉ XIX là trách nhiệm của một
bộ phận lớn vua quan nhà Nguyễn.
Câu 14. Quá trình phân hoá tư tưởng trong nội bộ triều đình nhà Nguyễn trước cuộc
xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp nửa sau thế kỉ XIX diễn ra như thế
nào ?
Hướng dẫn làm bài
- Trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp nửa sau thế kỉ XIX, nội bộ triều đình nhà
Nguyễn từng bước phân hoá về tư tưởng dẫn đến hình thành phái chủ hoà và phái chủ chiến.
- Năm 1858 thực dân Pháp xâm lược nước ta, triều đình đã tổ chức nhân dân kháng
chiến chống Pháp. Năm 1859 Pháp chuyển hướng tấn công vào Gia Định. Nguyễn Tri
Phương được cử vào làm tổng chỉ huy mặt trận Gia Định, ông đã huy động quân dân xây
dựng phòng tuyến Chí Hoà, nhưng lúc này nội bộ nhà Nguyễn có sự phân hoá, tư tưởng chủ
hoà lan ra làm lòng người li tán
- Tháng 2 - 1861 Đại đồn Chí Hoà thất thủ, Nội bộ triều đình Huế càng phân hoá, đa
số quan lại cao cấp kể cả viện Cơ mật cũng nghiêng về tư tưởng chủ hoà.
- Mặc dù phong trào kháng chiến của nhân dân dâng lên cao, nhưng vua Tự Đức hết
sức lúng túng, cuối cùng cử Phan Thanh Giản, Lâm Huy Thiệp kí Hiệp ước 1862, cắt ba tỉnh
miền Đông cho Pháp…
- Sau Hiệp ước 1862, triều đình hạ lệnh cho Trương Định bãi binh, ngăn trở phong
trào chống Pháp của nhân dân Nam Kì…
- Năm 1873, thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần 1, nhân dân kiên quyết chống Pháp và
thắng trận Cầu Giấy lần 1, nhưng triều đình vẫn lo sợ tìm cách thương lượng cầu hoà và kí
Hiệp ước 1874.

- Sau Hiệp ước 1874 nhà Nguyễn trượt dài theo tư tưởng cắt đất cầu hoà, cuối cùng
với các Hiệp ước 1883, 1884 nước ta rơi vào tay của Pháp…
- Ngay từ đầu cuộc kháng chiến, đã có một bộ phận quan lại triều đình kiên quyết
chống Pháp bảo vệ quyền dân tộc (Nguyễn Tri Phương, Lê Huy, Trần Thiện Chính,…)
- Sau Hiệp ước 1862 bộ phận chủ chiến đã phản ứng kịch liệt: Trương Định không
nhận sắc phong của triều đình mà nhận phong Soái của nhân dân, Nguyễn Tri Phương và con
trai đã hi sinh để bảo vệ thành Hà Nội, sự chiến đấu và hi sinh của một viên Chưởng cơ và
một trăm binh lính…
- Năm 1867 Pháp kéo đến thành Vĩnh Long, đưa thư buộc nhà Nguyễn nộp thành,
Phan Thanh Giản đã giao Vĩnh Long cho Pháp. Trước thái độ bạc nhược của triều đình, Pháp
đã chiếm ba tỉnh miền Tây không tốn một viên đạn.
- Sau Hiệp ước 1874, tư tưởng chủ chiến phát triển lên một bước: chống xâm lược gắn
liền chống phong kiến đầu hàng, tiêu biểu là khởi nghĩa của Trần Tấn, Đặng Như Mai nêu cao
khẩu hiệu “đánh cả Triều lẫn Tây”, Hoàng Tá Viêm, Trương Quang Đản, Hoàng Diệu kiên
quyết đánh Pháp…
Châu Tiến Lộc Tài liệu ôn tập HSG môn Lịch sử - Phần Lịch sử Việt Nam (1858 – 1918)
- Sau các Hiệp ước 1883, 1884 hình thành phái chủ chiến trong triều đình do Tôn Thất
Thuyết đứng đầu, với vị trí là Thượng thư Bộ binh và Phụ chính của triều đình, Tôn Thất
Thuyết đã mạnh tay hành động: loại bỏ các vua chủ hoà, đưa Ưng Lịch lên ngôi, xây dựng lực
lượng quân sự, xây dựng sơn phòng, liên kết sĩ phu…
- Hành động quyết liệt của phái chủ chiến là thực hiện cuộc phản công kinh thành Huế
vào đêm 5 tháng 7 năm 1885. Cuộc phản công thất bại, Tôn Thất Thuyết đã đưa vua Hàm
Nghi cùng Hoàng tộc về sơn phòng Quảng Trị, sau đó lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi xuống
chiếu Cần Vương
- Chiếu Cần Vương đã nhanh chóng thổi bùng lên ngọn lửa yêu nước trong nhân dân
tạo thành một phong trào vũ trang chống Pháp sôi nổi, liên tục kéo dài hơn 10 năm. Đây cũng
là đỉnh cao của phong trào chống Pháp nửa sau thế kỉ XIX ở Việt Nam…
Câu 15. Bằng những sự kiện lịch sử có chọn lọc, anh/chị hãy chứng minh triều đình nhà
Nguyễn đã đầu hàng từng bước và đầu hàng hoàn toàn trước sự xâm lược của
thực dân Pháp.

Hướng dẫn làm bài
- Năm 1858, quân Pháp chính thức xâm lược nước ta, trong lúc phong trào kháng chiến
của nhân dân phát triển mạnh khiến quân Pháp bối rối, triều đình Huế nhằm cứu vãn quyền
lợi giai cấp nên đã ký với Pháp điều ước Nhâm Tuất 1862 gồm 12 điều khoản .
- Những điều khoản chính gồm : Nhượng hẳn cho Pháp 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ (Gia
Định, Định Tường, Biên Hoà) và đảo Côn Lôn; bồi thường 20 triệu quan; mở các cửa biển Đà
Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho thương nhân Pháp và Tây Ban Nha vào tự do buôn bán; nhiều
nhượng bộ nặng nề khác về chính trị, quân sự…
- Sau hiệp ước 1862, phong trào kháng Pháp của nhân dân tiếp tục phát triển Nam Kỳ,
Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kỳ gây cho quân Pháp nhiều tổn thất, hoảng sợ, là thời cơ
thuận lợi để đánh đuổi giặc, nhưng triều đình đã bỏ lỡ, cho rút quân và đàm phán.
- Năm 1874, triều đình ký với Pháp hiệp ước Giáp Tuất với nhiều điều khoản nặng nề :
Pháp rút khỏi Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kỳ ; triều đình thừa nhận chủ quyền của
Pháp ở 6 tỉnh Nam Kỳ; mở cửa Thị Nại, Ninh Hải, tỉnh lỵ Hà Nội, sông Hồng cho Pháp vào
buôn bán; ở những nơi này Pháp có quyền mở mang công nghệ, thuê mướn nhân công, đặt
lãnh sự có quân lính bảo vệ; nền ngoại giao nước ta lệ thuộc vào đường lối ngoại giao
của Pháp.
- Hiệp ước 1874 đã làm mất một phần quan trọng về độc lập chủ quyền của nước Việt
Nam, xác lập đặc quyền về kinh tế của tư bản Pháp trên khắp nước ta.
- Năm 1882 Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ hai, nhân dân chiến đấu quyết liệt, kháng
chiến có nhiều thuận lợi, triều đình tiếp tục hoà hoãn và ký điều ước Hác-măng (25 - 8 -
1883), Hiệp ước Patơnốt ( 6 - 6 - 1884) gồm 19 điều khoản.
- Với hai hiệp ước mới, từ đây Việt Nam đã mất quyền tự chủ trên phạm vi cả nước,
triều đình Huế đã chính thức thừa nhận quyền bảo hộ của nước Pháp, mọi công việc về chính
trị, kinh tế, ngoại giao của nước ta đều do Pháp nắm. Hiệp ước đã đặt cơ sở cho quyền đô hộ
của Pháp ở Việt Nam, triều đình nhà Nguyễn đã đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp.
Câu 16. Phân tích những cơ hội mà Việt Nam có khả năng thắng Pháp, giành độc lập.
Hướng dẫn làm bài
+ Năm 1860, Nguyễn tri Phương được điều động từ Đà Nẵng vào chỉ huy mặt trận Gia
Định. Thời gian này, quân Pháp rút sang Trung Quốc để đàn áp cuộc nổi dậy của nhân dân

Trung Quốc, chỉ để lại 1000 quân ở Việt Nam, trong khi Nguyễn Tri Phương có 12000 quân
lại không dám tấn công chỉ thực hiện chiến thuật phòng ngự.
Châu Tiến Lộc Tài liệu ôn tập HSG môn Lịch sử - Phần Lịch sử Việt Nam (1858 – 1918)
+ Trận Cầu Giấy I (1873) và Cầu Giấy II (1883), quân dân ta đã chặn đánh và tiêu diệt
toàn bộ quân Pháp, giết được hai tên chỉ huy Pháp là Gácniê và Rivie. Quân và dân ta phấn
khởi muốn xốc tới giành thắng lợi, song bị triều đình Huế vừa sợ Pháp, vừa sợ nhân dân nên
đã bỏ cơ hội đánh thắng Pháp.
Câu 17. Vì sao các cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam
trong những năm 1858 - 1884 lại bị thất bại ?
Hướng dẫn làm bài
* Trong thời kỳ đầu tấn công xâm lược nước ta, giặc Pháp đã vấp phải sức kháng cự
ngoan cường của quân dân ta chiến đấu dưới ngọn cờ triều đình. Có lúc, giặc đã lâm vào tình
thế nguy ngập, phải tính đến chuyện rút quân về nước để tránh bị tiêu diệt. Thay vì tiếp tục
phát huy ưu thế, dựa vào sức mạnh toàn dân, chú trọng tập kích và tiêu diệt địch, không cho
chúng có điều kiện thuận lợi để thay đổi tình thế, thì ngược lại, nhà Nguyễn đã lựa chọn con
đường cầu hòa với Pháp để đối phó với phong trào nông dân trong nước, thậm chí có lúc còn
hợp tác với kẻ thù để đàn áp phong trào khởi nghĩa của quần chúng, tạo đềiu kiện cho Pháp
từng bước thôn tính nước ta.
- Một bộ phận quân triều đình kiên quyết đánh Pháp như Nguyễn Tri Phương, Hoàng
Diệu… thì bị chi phối bởi tư tưởng chiến thuật quân sự kiểu phong kiến (phòng ngự, dựa vào
thành lũy cố thủ) nên cuối cùng cũng thất bại.
- Phong trào kháng chiến của nhân dân diễn ra liên tục, rộng khắp , gây nhiều khó
khăn, tổn thất cho giặc nhưng lại thiếu tổ chức, thiếu sự lãnh đạo thống nhất nên cuối cùng
đều thất bại. Bộ phận lãnh đạo phong trào kháng chiến của nhân dân chủ yếu là các văn thân
sĩ phu yêu nước do hạn chế về giai cấp, về lịch sử nên chưa có đường lối sách lược đúng đắn,
còn mang nặng tư tưởng phong kiến.
- Là thế lực cầm quyền trị nước, nhà Nguyễn không thể không nhận lãnh trách nhiệm
để mất nước vào tay Pháp. Triều Nguyễn ban đầu đã có nhiều cố gắng chống chọi với cuộc
xâm lược của thực dân Pháp. Tuy nhiên, trước kẻ thù vừa hơn hẳn về quân sự lại hết sức khôn
khéo trong bước đường xâm lược, triều Nguyễn đã không tìm được những chủ trương và biện

pháp hữu hiệu để vượt qua thử thách quá khó khăn của lịch sử. Các chính sách của họ đã
khiến họ tách rời dần cuộc kháng chiến của nhân dân, làm cho khả năng đề kháng của quân
dân ta ngày càng hao mòn, tạo điều kiện cho kẻ địch lấn lướt từ bước này đến bước khác.
- Đường lối của triều Nguyễn trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm cho thấy từ vị
thế lãnh đạo nhân dân chống giặc, họ đã đi những bước lùi nghiêm trọng sang chủ trương “thủ
để hòa” rồi đi đến “chủ hòa” và “đầu hàng”. Họ đã không có khả năng đoàn kết toàn dân
nhằm phát động một cuộc chiến tranh nhân dân chống giặc mà thậm chí còn phá hoại cuộc
kháng chiến của nhân dân, đi ngược lại quyền lợi dân tộc. Họ đã dần dần từ bỏ vị trí lãnh đạo,
để mặc người dân Việt phải tự vẫy vùng tìm lối thoát riêng cho mình bằng các cuộc khởi
nghĩa, nổi dậy chống cả Pháp lẫn triều Huế, buộc Pháp phải mất gần 30 năm mới chinh phục
và đô hộ được Việt Nam.
- Thế nhưng, thất bại trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta chỉ là tạm
thời. Phong trào chống Pháp vẫn được duy trì, không ngừng phát triển, tạo điều kiện để dành
thắng lợi khi có tổ chức, có sự lãnh đạo đặc biệt khi Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định con
đường cứu nước đúng đắn và của Đảng Cộng Sản Việt Nam được thành lập, lãnh đạo cách
mạng Việt Nam.
Châu Tiến Lộc Tài liệu ơn tập HSG mơn Lịch sử - Phần Lịch sử Việt Nam (1858 – 1918)
Chuyên đề 2 :
Trào lưu cải cách và duy tân ở việt nam
Trong những năm cuối thế kỷ xix
  
 PHẦN I : KIẾN THỨC CƠ BẢN
A - ĐIỂM LẠI NHỮNG CUỘC CẢI CÁCH NỔI BẬT Ở VIỆT NAM THỜI TRUNG ĐẠI :
1. Cơng cuộc cải cách Khúc Hạo (907) :
* Năm 907, Khúc Thừa Dụ mất, Khúc Hạo lên thay cha làm Tiết độ sứ Tĩnh Hải qn.
Nhà Hậu Lương lên thay nhà Đường cơng nhận ơng làm “An Nam đơ hộ, sung Tiết độ sứ”.
a) Về chính trị và bộ máy quan lại : Khúc Hạo đã có những cố gắng lớn đầu tiên nhằm
xây dựng chính quyền độc lập, thống nhất từ trung ương đến xã. Chia cả nước thành những
đơn vị hành chính các cấp: lộ, phủ, châu, giáp, xã (những chức quan bốn do người hán nắm
giữ nay phải là người Việt. Ơng cho đặt nhiều giáp mới).

b) Về kinh tế - xã hội : Khúc Hạo sửa lại chế độ điền tơ, thuế mà lực dịch nặng nề của
thời thuộc Đường. Ơng ra lệnh “bình qn thuế ruộng, tha bỏ lực dịch, lập sổ hộ khẩu, kê rõ
q qn, giao cho giáp trưởng (quản giáp) trơng coi.
c) Tác dụng :
- Nền tự chủ được xây dựng với bộ máy chính quyền của người Việt. Xố bỏ được ách
đơ hộ, ách bóc lột tàn bạp của phong kiến triều đại nhà Đường.
- Nhân dân được n ổn làm ăn, thế nước vững mạnh, mà nhờ thế Ngơ Quyền phát huy
được sức mạnh dân tộc để kháng chiến thành cơng chống qn Nam Hám xâm lược.
2. Cơng cuộc cải cách đất nước của Hồ Quy Ly cuối thế kỉ XIV đầu thế kỉ XX.
Năm 1400, Hồ Q Ly phế truất vua Trần, giành lấy ngơi vua, đặt niên hiệu là Thánh
Ngun, quốc hiệu là Đại Ngu.
a) Những cải cách của họ Hồ :
• Đổi mới triều đại, giải quyết khủng hoảng cung đình : tiêu diệt các thế lực đối lập.
• Tăng cường lực lượng qn sự : con trai từ 2 tuổi phải đăng kí vào sổ hộ khẩu, cho
đóng chiến thuyền, đúc vũ khí, lập kho qn nhu.
• Phát hành tiền giấy (1396).
• Thực hiện chính sách hạn điền.
• Thực hiện chính sách hạn nơ.
• Chính sách thuế khố cũng có thay đổi cho hợp lí hơn.
• Thực hiện chính sách văn hố – giáo dục, thi cử theo hướng thiết thực hơn, coi trọng
chữ Nơm.
• Về đối ngoại : chủ trương phải đè bẹp Chămpa ở phía nam, hồ hỗn với nhà Minh ở
phía bắc.
b) Đánh giá :
+ Phần lớn các cải cách chưa đáp ứng được u cầu phát triển của xã hội và những đòi
hỏi cấp thiết của dân tộc. Nó chỉ làm lợi riêng cho họ Hồ nhiều hơn là lợi ích quốc gia. Các
cải cách này còn được tiến hành bằng bạo lực và vũ trang chính vì thế khơng đem lại nhiều lợi
ích cho dân mà còn làm mất lòng dân. u cầu về ruộng đất của nơng dân chưa được giải
quyết thoả đáng, người nơng nơ – nơ tì cũng khơng được giải phóng triệt để.
+ Mặc dầu vậy, cải cách xã hội của Hồ Q Ly cũng có cống hiến đáng kể cho sự phát

triển kinh tế, văn hóa, xã hội của dân tộc. Hạn chế bớt thế lực của q tộc nhà Trần, giải quyết
Châu Tiến Lộc Tài liệu ôn tập HSG môn Lịch sử - Phần Lịch sử Việt Nam (1858 – 1918)
được khủng hoảng của triều đình, tạm thời ổn định tình hình chính trị, kinh tế của xã hội, tăng
cường lực lượng quốc phòng, chính sách giáo dục có nhiều tiến bộ.
+ Nếu không bị giặc Minh tàn phá thì cũng đưa lại những tiến bộ đáng kể cho đất
nước. Những mục tiêu cải cách mà Hồ Quý Ly mong muốn, sau này đã được Lê Thánh Tông
kế thừa, phát huy mặt tích cực, phủ định cái tiêu cực, dẫn tới thành công.
3. Những cải cách dưới thời Lê Thánh Tông nửa cuối thế kỉ XV :
* Sau khi nối ngôi, năm 1460 – 1471, Lê Thánh Tông đã tiến hành cuộc cải cách hành
chính lớn nhằm giải quyết khủng hoảng thiết chế chính trị diễn ra từ cuối đời Trần với yêu
cầu thay thế thiết chế chính trị phong kiến quý tộc Phật giáo bằng thiết chế chính trị phong
kiến quan liêu Nho giáo - điều mà Hồ Quý Ly muốn làm nhưng chưa làm được. Tư duy chỉ
đạo (hay như ngày nay nói là “đổi mới tư duy”) của Lê Thánh Tông là nhằm xây dựng một
nhà nước pháp quyền vững mạnh.
a) Nội dung cải cách:
• Ở trung ương, các chức Tể tướng, Đại hành khiển bị bãi bỏ. Các bộ được thành lập,
trực tiếp cai quản mọi việc và chịu trách nhiệm trước vua. Ngự sử đài có quyền hành
cao hơn trước.
• Ở địa phương, nhà nước bỏ các đạo, lộ cũ, chia lại cả nước thành 12 đạo thừa tuyên
đều có 3 ti phụ trách các lĩnh vực quân sự, dân sự và thanh tra. Xã vẫn là đơn vị hành
chính cơ sở.
• Quan lại được tuyển chọn chủ yếu qua giáo dục và khoa cử. Những người đỗ đạt xuất
thân từ các thành phần khác nhau, dần trở thành tầng lớp thống trị, được bao cấp
nhiều ruộng đất.
• Nổi bật nhất là về cải cách pháp luật để nâng cao pháp trị: Đã làm ra được Bộ luật
Hồng Đức còn gọi là Quốc triều hình luật, gồm 700 điều đề cập đến hầu hết các mặt
hoạt động xã hội và mang tính chất dân tộc sâu sắc, mà cho đến nay các nhà luật học
thế giới còn đánh giá cao. - Quân đội được tổ chức chặt chẽ và theo chế độ “ngụ binh
ư nông”, được tranh bị vũ khí đầy đủ.
• Phong cấp ruộng đất cho các thủ lĩnh, đặc biệt là những người có công trong chiến

đấu chống quân Minh xâm lược
b) Đánh giá:
+ Hoàn thiện tổ chức bộ máy nhà nước Quân chủ quan liêu chuyên chế tập quyền ở
các mặt sau: Giảm bớt quyền các cơ quan trung gian, bộ phận quan lại cồng kềnh, tập trung
quyền lực về tay vua. Tăng cường quản lý cấp địa phương. Chính quyền nhà nước thời Lê
hoàn chỉnh, quy củ.
+ Nhìn chung, cải cách hành chính của Lê Thánh Tông đã là nhân tố quyết định tạo
nên triều đại phong kiến nhà Lê huy hoàng, thịnh trị nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam.
Cuộc cải cách đã để lại cho ngày nay nhiều bài học quý giá.
4. Cải cách của Quang Trung (1789 - 1792) :
 Trấn áp bọn phản động trong nước.
 Thực hiện chính sách ngoại giao vừa cứng rắn để đẩy lùi âm mưu xâm lược của nhà
Thanh.
 Xây dựng quân đội, chiêu hiền đã sĩ, ban hành chiếu khuyến nông, sửa lại chính
sách quân điển và khuyến khích phát triển công thương nghiệp.
 Ban chiếu lập học, mở khoa thi hương và khuyến khích sử dụng chữ Nôm.
B - NHỮNG CẢI CÁCH ĐẤT NƯỚC CUỐI THẾ KỈ XIX :
1. Hoàn cảnh lịch sử :
- Nửa sau thế kỉ XIX, kinh tế Việt Nam tiếp tục rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng,
nông nghiệp sút, thủ công nghiệp và thương nghiệp bế tắt, tài chính cạn kiệt.
- Chính trị - xã hội:
+ Nhà Nguyễn đã tăng cường bóc lột nhân dân, thực hiện những biện pháp tiêu cực:
cho nộp tiền chuộc tội, buôn bán thuốc phiện, mua quan bán tước để thu tiền.

×