Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Sử dụng kênh hình trong dạy học địa lý lớp 10 Trung học phổ thông Ban cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.38 MB, 76 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
oo0oo


PHAN THỊ THU HƢƠNG


SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG DẠY HỌC
ĐỊA LÍ LỚP 10 THPT – BAN CƠ BẢN


CHUYÊN NGÀNH: LL & PP DẠY HỌC ĐỊA LÍ
Mã số: 601410

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS: NGUYỄN PHƢƠNG LIÊN


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


2

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Trong Điề u 2 Luậ t Giá o dụ c củ a nướ c CHXHCN Việ t Nam 2005 có ghi :
“ Đo tạo con ngưi Việt Nam phát trin ton diện có đạo đc tri thc , sứ c
khe thm m v ngh nghiệp , trung thà nh vớ i l tưởng đc lp dân tc v
ch ngha x hi; hnh thnh v bi dưng nhân cách phm cht v năng lc
công dân, đá p ứ ng yêu cầ u xây dự ng và bả o vệ Tổ quố c” [13, tr.1]. Điều đó
thể hiện sự thay đổi trong cách đào tạo con người Việt Nam trong giai đoạn
mới. Trước hết là sự đổi mới chương trình giáo dục, cụ thể tập trung vào đổi
mới chương trình giáo dục phổ thông (từ Tiểu học, Trung học cơ sở đến
Trung học phổ thông) đổi mới từ mục tiêu, nội dung, phương pháp đến
phương tiện giáo dục, cách xây dựng chương trình… từ quan niệm cho đến
quy trình kỹ thuật và đổi mới hoạt động quản lý cả quá trình này.
Như vậy, trong quá trình giảng dạy, ngoài kiến thức vững chắc thì
người GV cũng phải đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với sự thay
đổi đó. Trước đây, GV được coi là “trung tâm” trong quá trình dạy học thì
hiện nay HS được coi là “trung tâm”. Khi ấy, GV không chỉ đóng vai trò cung
cấp, truyền thụ các tri thức sẵn có cho HS mà trở thành người hướng dẫn, tổ
chức cho HS học tập tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc tiếp thu tri thức.
HS không chỉ tiếp thu tri thức một cách thụ động, mà biết học tập tích cực,
chủ động và sáng tạo trong việc tiếp thu tri thức.
Sách giáo khoa địa lí lớp 10 THPT bao gồm các kiến thức về địa lí tự
nhiên đại cương và địa lí kinh tế xã hội đại cương. So với sách giáo khoa Địa
lí lớp 10 trước đây thì sách giáo khoa Địa lí lớp 10 hiện nay có nhiều thay đổi,
các kiến thức trong sách được trình bày cụ thể là sử dụng nhiều kênh hình để
minh họa cho kiến thức hơn. Các kênh hình giúp HS hình thành các biểu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


3
tượng Địa lí, trên cơ sở đó hình thành các khái niệm Địa lí, đồng thời học sinh
học tập tích cực, chủ động sáng tạo hơn trong việc tiếp thu tri thức. Dạy học
địa lí không chỉ là truyền đạt kiến thức và mô tả các sự vật hiện tượng địa lí
mà còn giúp HS biết cách biết phân tích, so sánh, tổng hợp, giải thích…
những sự khác biệt của các sự vật hiện tượng địa lí, đồng thời chỉ ra được mối
quan hệ giữa chúng. Sử dụng kênh hình sẽ giúp GV thực hiện công việc đó dễ
dàng hơn. Sử dụng kênh hình trong giảng dạy chính là việc tìm ra những cách
thức sử dụng chúng làm phong phú hơn bài giảng, tạo hứng thú cho các em
học tập, như vậy đã đem lại hiệu quả to lớn trong dạy và học.
Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu trước và nhận thức được
hiệu quả của việc sử dụng kênh hình trong dạy học Địa lí, phát huy tính tích
cực của kênh hình, tôi đã chọn đề tài “ Sử dụng kênh hình trong dạy học
địa lí lớp 10 – ban cơ bản” nhằm đưa ra một số những kinh nghiệm của bản
thân, góp phần vào việc trao đổi làm phong phú phương pháp dạy học Địa lí
nói chung và phương pháp dạy học Địa lí lớp 10 THPT nói riêng.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu.
2.1. Mục tiêu
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lí luận và thực tiễn của việc sử
dụng kênh hình, phân tích hệ thống kênh hình trong SGK Địa lí lớp 10, đề
xuất các phương pháp sử dụng kênh hình trong dạy học Địa lí lớp 10.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, đề tài thực hiện các nhiệm vụ
sau đây:
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng kênh hình trong
SGK Địa lí lớp 10 – ban cơ bản.
- Tìm hiểu các phương pháp sử dụng kênh hình trong dạy học Địa lí lớp
10 THPT – ban cơ bản.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
- Tiến hành thực nghiệm ở trường THPT bằng những tiết học cụ thể có
sử dụng kênh hình theo hướng tích cực hóa hoạt động học của học sinh.
3. Giới hạn nghiên cứu
Các phương pháp dạy học có nhiều, kênh hình cũng được sử dụng nhiều
trong SGK Địa lí ở các cấp học, bậc học. Song do thời gian và trình độ có hạn
cho nên đề tài được tập trung vào việc sử dụng kênh hình trong chương trình
SGK Địa lí lớp 10 – ban cơ bản ở một số trường THPT tại Thái Nguyên.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu.
4.1. Các phƣơng pháp nghiên cứu lí thuyết
- Phương pháp phân tích hệ thống: Đem đối tượng nghiên cứu xem xét
nó trong một hệ thống hoàn chỉnh gồm những yếu tố có liên quan tới nhau
theo một cấu trúc chặt chẽ.
- Phương pháp phân tích tổng hợp lí thuyết : một mặt để tiến hành phân
loại, xác lập các tài liệu hướng dẫn giảng dạy, SGK Địa lí lớp 10, các kênh
hình cụ thể trong quá trình nghiên cứu, mặt khác tiến hành phân tích, tổng hợp,
chọn lọc các tài liệu, các kiến thức cần thiết liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Trên cơ sở thu thập tài liệu của các
ngành khoa học khác nhau như Tâm lí học, Lí luận và phương pháp dạy học,
Địa lí học… để nghiên cứu.
- Phương pháp lịch sử: Tất cả các hiện tượng, đối tượng nghiên cứu đều
được xem xét trong quá trình phát triển và biến đổi của chúng theo thời gian.
Phương pháp này chủ yếu dùng các tài liệu, SGK, các hiện tượng đã có, đã
xảy ra trong các giai đoạn lịch sử trước đây để nghiên cứu các vấn đề hiện tại.
4.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Phương pháp dự giờ: Dự các bài lên lớp của đồng nghiệp.
- Phương pháp chuyên gia: Quan sát, rút kinh nghiệm từ quá trình dạy
học trên lớp.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
- Điều tra, khảo sát lấy ý kiến của giáo viên (GV) và học sinh (HS)
nhằm tìm hiểu thực trạng việc sử dụng kênh hình trong dạy học địa lí ở phổ
thông hiện nay.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng những nghiên cứu lí
thuyết của đề tài.
5. Lịch sử nghiên cứu.
Ứng dụng các phương pháp dạy học địa lí nói chung cũng như sử dụng
kênh hình trong dạy học địa lí nói riêng đã được các giáo viên và các nhà
khoa học quan tâm, nghiên cứu, và được đề cập qua các tài liệu như:
- Tiến sĩ Hoàng Việt Anh, Vn dụng phương pháp Graph vo giảng
dạy địa lí lớp 6 v lớp 8, Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục, năm 1993.
- PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc, Phương pháp sử dụng các phương tiện
dạy học địa lí ở trưng phổ thông, NXB Giáo Dục, năm 1998.
- PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc, Phương tiện, thiết bị k thut trong dạy học
địa lí, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2000
- Nguyễn Đức Vũ, Phạm thị Sen, Đổi mới phương pháp dạy học Địa lí
ở THPT, NXB Giáo Dục, năm 2004.
- ThS. Nguyễn Thị Dung, Phương pháp khai thác kênh hnh trong dạy học
địa lí lớp 11 THPT theo hướng tích cc, Luận văn thạc sĩ Khoa học giáo
dục, 2005.
- Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc, Lí lun dạy học Địa Lí, NXB
Giáo Dục, năm 2006.
- Ths. Hà Phúc Thuận, Vn dụng mt số phương pháp dạy học tích cc
trong môn Địa lí 10 THPT tại tỉnh Yên Bái, Luận văn thạc sĩ Khoa học giáo
dục, 2009.
- PGS-TS Lâm Quang Dốc, Nguyễn Quang Vinh, Hướng dẫn sử dụng

kênh hnh trong sách giáo khoa địa lí 10, NXB Giáo Dục, năm 2007.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
- PGS-TS Lâm Quang Dốc, Nguyễn Đình Tám, Hướng dẫn sử dụng kênh
hnh trong sách giáo khoa địa lí 11, NXB Giáo Dục, năm 2010.
- PGS-TS Lâm Quang Dốc, Nguyễn Quốc Lập, Hướng dẫn sử dụng
kênh hnh trong sách giáo khoa địa lí 12, NXB Giáo Dục, năm 2010…
Các công trình nghiên cứu và những đề tài trên đây đã giúp cho tôi về
cơ sở lí luận, những định hướng, những tư liệu quý giá, những gợi ý để xây
dựng và thực hiện đề tài trên cơ sở kế thừa và phát triển kiến thức của những
người đi trước, đặc biệt khi thực hiện giảm tải chương trình SGK nói chung
và SGK Địa lí nói riêng ở bậc THPT thì việc sử dụng kênh hình có hiệu quả
là cách tốt nhất để giúp HS khai thác sâu được kiến thức.
6. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần Phần mở đầu và phần kết luận. Phần nội dung của đề tài
gồm có ba chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng kênh hình trong
dạy học Địa lí lớp 10 – Ban cơ bản.
Chƣơng 2. Sử dụng kênh hình trong dạy học Địa lí lớp 10 – Ban cơ bản.
Chƣơng 3. Thực nghiệm sư phạm.
Phần 3. Kết luận
Tài liệu tham khảo



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7

PHẦN 2
NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chƣơng 1:
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIẾN CỦA VIỆC SỬ DỤNG KÊNH HÌNH
TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 10 – BAN CƠ BẢN.

1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1 Khái niệm về kênh hình
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về kênh hình. Hiện nay, khái niệm
kênh hình vẫn chưa hoàn toàn thống nhất. Một số tác giả coi kênh hình là
phương tiện phục vụ cho dạy học địa lí. Một số khác thì cho rằng đây là
phương tiện trực quan, là các vật tượng trưng và các vật tạo hình được sử
dụng để dạy Địa lí. Lại có tác giả coi kênh hình là những mô hình vật chất
được dựng lên một cách nhân tạo, giống đối tượng gốc về một số mặt nhất
định, qua đó nó giúp ta nghiên cứu đối tượng khi không có điều kiện tri giác
trực tiếp.
Tuy nhiên, trong giới hạn nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu về sử
dụng kênh hình trong dạy học Địa lí lớp 10 – BCB thì chúng ta có thể hiểu
Kênh hình như sau:
“Kênh hình là một hệ thống các bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, bảng số liệu
thống kê, biểu đồ…bổ sung, minh họa cho các bài viết (kênh chữ). Nhiệm vụ
chủ yếu của nó không chỉ là minh họa cho bài học mà có giá trị tương tương
với kênh chữ, là một nguồn thông tin dưới dạng trực quan” [8].
Kênh hình trong SGK vừa là nguồn tài liệu minh họa vừa là nguồn tri
thức quan trọng giúp cho quá trình dạy học đạt hiệu quả cao hơn.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8

1.1.2. Phân loại kênh hình.
Kênh hình là một kênh thông tin phong phú và đa dạng, có thể phân ra
làm nhiều loại khác nhau. Tuy nhiên dựa vào đặc điểm chung và hướng sử
dụng ta có thể phân ra làm ba nhóm chính:
- Nhóm các loại bản đồ, lược đồ.
- Nhóm các loại biểu đồ.
- Nhóm các tranh ảnh, sơ đồ (hay người ta còn gọi là Graph), lát cắt.
- Nhóm các mô hình, mẫu vật, các video địa lí.
Mỗi một nhóm này lại được phân chia thành những loại khác nhau.
* Nhóm các loại bản đồ, lược đồ
- Bản đồ: là hình ảnh thu nhỏ một phần hay toàn bộ bề mặt Trái Đất lên
mặt phẳng, trên cơ sở toán học nhất định nhằm thể hiện các hiện tượng địa lí
tự nhiên, kinh tế - xã hội và mối quan hệ giữa chúng; thông qua khái quát hóa
nội dung và được trình bày bằng hệ thống kí hiệu bản đồ. [13, tr.4]
Trong dạy học Địa lí, lại có các loại bản đồ sau:
+ Bản đồ giáo khoa treo tường: có nhiều kích cỡ và tỉ lệ khác nhau.
Thông thường các bản đồ này có kích thước từ 0,8m x 1,2 m; 1,0m x 1,5m;
1,5m x 2,0m. Tỉ lệ từ 1: 6000000; 1: 2500000… Kích thước của bản đồ phải đủ
lớn để học sinh ngồi ở bàn cuối cũng có thể nhìn thấy. Tỉ lệ của bản đồ càng
lớn thì việc thể hiện nội dung càng tốt, các đối tượng được thể hiện chi tiết hơn,
rõ ràng hơn. Nếu lãnh thổ lớn thì bản đồ thường có tỉ lệ nhỏ, với tỉ lệ này thì
các đối tượng và hiện tượng địa lí được thể hiện mang tính khái quát hơn.
+ Các loại bản đồ câm và bản đồ trống: Là bản đồ chưa biểu hiện nội dung
địa lí cụ thể. Giáo viên có thể sử dụng loại bản đồ này để giảng bài mới hoặc cho
HS làm bài tập. Kích thước của các loại bản đồ này phụ thuộc vào yêu cầu và
mục đích sử dụng. Nếu dùng cho GV và HS để vẽ các bản đồ chuyên đề dùng
trên lớp thì chúng có kích thước bằng bản đồ treo tường, còn nếu để cho HS làm
bài tập thì có kích thước nhỏ hơn, thường bằng tờ giấy khổ A4.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


9
+ Átlat giáo khoa địa lí: là tập bản đồ thu nhỏ hoàn chỉnh thể hiện các
nội dung khác nhau về các đối tượng hành chính, tự nhiên, kinh tế - xã hội
được sắp xếp theo một logic chặc chẽ. Nó có tác dụng giúp cho quá trình dạy
học cụ thể, sâu sắc hơn và HS nắm kiến thức, thực hành, làm bài tập dễ dàng,
thuận lợi hơn.
+ Lược đồ, bản đồ trong SGK.
Lược đồ: Là loại bản đồ được vẽ sơ lược các nội dung chính cần thiết,
còn các nội dung chi tiết thường không được biểu hiện
Đối với các bản đồ trong SGK do khuân khổ thể hiện hạn chế về nội
dung, thời lượng dạy học nên chúng được cấu tạo đơn giản, không triệt để
tuân theo các nguyên tắc trong việc thành lập bản đồ. Như vậy thực chất
chúng chỉ là những lược đồ. Do đó chúng thường không có tỉ lệ, thước tỉ lệ,
khung bản đồ cũng thường đơn giản và cũng có tính chất tương đối về mặt
khoa học.
Bản đồ và lược đồ trong SGK thường có một số đặc điểm sau:
- Chỉ biểu hiện những đối tượng địa lí cần thiết, bỏ qua những đối
tượng không liên quan tới bài, và thường dùng để minh họa cho các kiến thức
nên bố cục bản đồ thường rất thoáng, dễ sử dụng, HS dễ dàng nhận biết các
đối tượng địa lí được biểu hiện trên bản đồ.
- Bản đồ trong SGK có số lượng khá lớn, có ở tất cả các khối lớp học.
- Các kí hiệu chú giải của bản đồ bên cạnh việc đảm bảo tuân thủ theo
những quy ước chung, có nhiều điểm tương đồng với các bản đồ treo tường
và Atlat thì một số yếu tố cũng được đơn giản hóa giúp cho bản đồ bớt rườm
rà và dễ đọc hơn.
Từ những đặc điểm trên cho thấy các loại bản đồ có vai trò cực kì quan
trọng, đã và đang phục vụ đắc lực cho việc dạy và học Địa lí. Nó vừa là
phương tiện dùng làm minh họa, chứng minh, vừa là nguồn tri thức. Nó là kết


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
quả của quá trình nghiên cứu địa lí. Về mặt nội dung, bản đồ cho HS thấy
được chất lượng của các hiện tượng. Từ bản đồ cho biết được độ lớn, số
lượng, sự phân bố của các hiện tượng, sự kiện địa lí. Về mặt giảng dạy, giúp
HS lĩnh hội bài học một cách tích cực, vững chắc thông qua hoạt động tư duy
và lĩnh hội tri thức kết hợp với trí tưởng tượng. Bản đồ còn là công cụ trung
gian giúp HS tập sử dụng và tiến tới nắm chắc được cách sử dụng các bản đồ
giáo khoa nói chung. Bởi vậy khi lên lớp cần hướng dẫn cho HS cách khai
thác, sử dụng bản đồ, lược đồ trong SGK, đối chiếu với bản đồ treo tường, kết
hợp sử dụng Átlat để đem lại hiệu quả cao trong quá trình lĩnh hội tri thức .
* Nhóm các loại biểu đồ.
Biểu đồ: Là hình ảnh đồ họa dùng để biểu hiện một cách trực quan hóa
các số liệu thống kê về quá trình phát triển của một hiện tượng, mối quan hệ
về thời gian và không gian của các hiện tượng.
Hiện có rất nhiều loại biểu đồ, sự đa dạng dựa trên các tiêu chí phân
loại khác nhau:
- Dựa vào bản chất của biểu đồ trong dạy học người ta phân loại biểu
đồ thành:
+ Biểu đồ cơ cấu: Thể hiện tỉ lệ cơ cấu thành phần trong một tổng thể
hoặc nhiều tổng thể có cùng đại lượng. Cách thể hiện có thể trình bày bằng
hình tròn, hình vuông, hình tam giác, miền hoặc cột chồng.
+ Biểu đồ so sánh: Có thể dùng để so sánh tương quan về quy mô, độ
lớn giữa một số đại lượng. Cách thể hiện là biểu đồ hình cột, hình tròn…
+ Biểu đồ trạng thái: thể hiện tiến trình động thái phát triển của các hiện
tượng theo chuỗi thời gian. Cách thể hiện có thể là hình đường hoặc biểu đồ
kết hợp đường và cột…
- Dựa vào hình dạng của các loại biểu đồ, người ta chia ra làm biểu đồ
cột (đơn, đôi – kép, nhóm cột, chồng, thanh ngang), đường biểu diễn (một


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
đường biểu diễn, nhiều đường biểu diễn có cùng một đại lượng, nhiều đường
biểu diễn có hai đại lượng, biểu đồ đường chỉ số phát triển), hình vuông, hình
tròn, miền (“chồng nối tiếp”, “Chồng từ gốc tọa độ” – cùng một đại lượng),
biểu đồ kết hợp (đường và cột)…
Trong môn học địa lí, biểu đồ trở thành một phần quan trọng không thể
thiếu trong kênh hình. Có thể nói, biểu đồ là một trong những “ ngôn ngữ đặc
thù” của khoa học địa lí. Nó có tính trực quan cao, cho phép mô tả:
- Động thái phát triển của một hiện tượng địa lí như: Biểu đồ thể hiện
sản lượng lương thực thế giới qua các năm, thể hiện tốc độ tăng dân số…
- Thể hiện quy mô, độ lớn của một đại lượng nào đó như : Biểu đồ
diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu
năm của nước ta…
- Thể hiện tỷ lệ cơ cấu thành phần trong một tổng thể hoặc nhiều tổng
thể có cùng một đại lượng.
- So sánh tương quan về độ lớn giữa các đại lượng như: Biểu đồ cơ cấu
lao động theo khu vực kinh tế của một quốc gia, một khu vực…
- Thể hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu thành phần qua một số năm
như: Biểu đồ cơ cấu sử dụng năng lượng trên thế …
Tuy có nhiều loại biểu đồ khác nhau, nhưng đối với HS phổ thông, các
biểu đồ được thể hiện trong SGK và dùng làm bài tập cho HS thường là các
loại biểu đồ đường, biểu đồ cột, biểu đồ hình tròn, biểu đồ miền và biểu đồ
kết hợp giữa cột và đường. Mỗi loại biểu đồ đều có thể thể hiện được những
yêu cầu nội dung riêng. Ví dụ như biểu đồ đường biểu diễn (đồ thị) thường
thể hiện tiến trình động thái phát triển của các hiện tượng theo chuỗi thời
gian, còn biểu đồ hình cột lại thường thể hiện quy mô, khối lượng của một đại
lượng. So sánh tương quan về độ lớn giữa một số đại lượng. Biểu đồ tròn và

biểu đồ miền đều thể hiện cơ cấu thành phần trong một tổng thể và quy mô

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
của đối tượng cần trình nhưng hình tròn ít dùng cho nhiều năm, còn hình miền
thể hiện được cả động thái phát triển của đối tượng qua nhiều thời điểm. Do
đó tùy từng yêu cầu, mục đích thể hiện và nội dung của từng bài mà lựa chọn
loại biểu đồ thích hợp nhất. Như vậy, khi chuyển các số liệu thống kê thành
biểu đồ bao giờ cũng có tính trực quan cao, HS dễ nhận thấy được các dấu
hiệu bản chất của kiến thức địa lí qua biểu đồ, giúp HS tiếp thu tri thức được
dễ dàng, tạo hứng thú học tập cho các em.
* Nhóm các tranh ảnh, sơ đồ (hay Graph), lát cắt.
- Tranh ảnh có nội dung địa lí: Thường phản ảnh những hình ảnh thực
tế của các đối tượng, hiện tượng tự nhiên như núi non, hoang mạc, sông hồ
hay các hiện tượng, đối tượng kinh tế - xã hội như nhà máy, bến cảng, các
hoạt động sản xuất… giúp HS hình thành biểu tượng địa lí. Ngoài ra còn giúp
HS phân tích các hiện tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội đó mà không cần phải
trực tiếp đi tới nơi. Đối với GV tranh ảnh trở thành phương tiện dạy học lôi
cuốn, hấp dẫn HS. GV thường sử dụng tranh ảnh trong khâu giảng bài mới
hoặc giới thiệu bài học đều đem lại hiệu quả cao trong dạy học.
- Sơ đồ: là các hình vẽ sơ lược thể hiện mối quan hệ của các đối tượng,
hiện tượng địa lí trong không gian một cách đơn giản, đồng thời thể hiện các
mối quan hệ của hiện tượng địa lí này với các hiện tượng địa lí khác.
Trong SGK Địa lí lớp 10 BCB của NXB Giáo dục có rất nhiều sơ đồ
minh họa cho bài học đồng thời thể hiện mối quan hệ nhân của các đối tượng,
hiện tượng địa lí với nhau ví dụ như: Sơ đồ Sức ép dân số đối với việc phát
triển kinh tế - xã hội và môi trường [20, tr.85]; Sơ đồ các bộ phận hợp thành
cơ cấu nền kinh tế [20, tr.101]….
Ngoài các sơ đồ trong SGK, GV còn có thể tự sơ đồ hóa bài học hoặc

tóm tắt các nội dung trong bài học, các mối liên hệ bằng sơ đồ giúp học sinh
dễ học, dễ nhớ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
- Lát cắt địa hình: Là hình vẽ đơn giản về cấu trúc cắt ngang của địa
hình một lãnh thổ nào đó và nó thường được dùng trong phần Địa lí tự nhiên.
* Nhóm các mô hình, mẫu vật, các video địa lí.
Tương tự như bản đồ, lược đồ, nhóm các tranh ảnh, sơ đồ, các mô hình
(Quả địa cầu), mẫu vật ( Đá, đất các loại, cây…) và các video có nội dung địa
lí cũng có nhiều vai trò trong quá trình dạy học địa lí. Nó vừa giúp người học
hình thành biểu tượng và có mối liên hệ thực tế, vừa giúp cho việc phân tích,
so sánh, lý giải những kiến thức lý thuyết.
Như vậy, hệ thống kênh hình rất phong phú và đa dạng, không chỉ có
trong SGK mà ở các kênh thông tin khác. Chính vì thế, trong quá trình dạy
học, GV nên triệt để khai thác những hình ảnh đã có trong SGK và khai thác
có chọn lọc những hình ảnh từ các kênh thông tin khác.
1.1.3. Vai trò của kênh hình trong dạy học Địa lí.
Hệ thống kênh hình là một bộ phận quan trọng trong nội dung môn
học địa lí, là thành phần làm nên cấu trúc hoàn chỉnh của SGK. Với ưu
điểm có tính trực quan cao, dễ sử dụng nên số lượng kênh hình được dùng
trong dạy học Địa lí khá phong phú. Qua nghiên cứu, tác giả thấy hệ thống
kênh hình trong SGK địa lí nói chung và SGK Địa lí lớp 10 THPT có
những vai trò cơ bản sau:
1.1.3.1. Vai trò minh họa
Kênh hình là một dạng thông tin trực quan, sinh động nên nó thường
được sử dụng để minh họa cho bài viết và làm cho những kiến thức được trình
bày có tính thuyết phục cao hơn.
Đối với GV, kênh hình là một phương tiện dạy học cần thiết cho việc

đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực. Ngoài ra, với những nội
dung kiến thức liên quan đến nhiều hiện tượng tự nhiên như hiện tượng Mặt
Trời chuyển động biểu kiến trong khoảng vĩ tuyến 23
0
27’N lên 23
0
27’B lại
xuống 23
0
27’N nếu không có kênh hình thì HS khó có thể hình dung Mặt Trời
chuyển động biểu kiến là như thế nào.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14

Hình 1.1 – Đường biểu diễn chuyển động biểu kiến của Mặt Trời trong năm.
(Nguồn : Hình 6.1 [20, tr. 22])
Hình 1.2 – Hiện tượng uốn nếp và hình 1.3 – Nếp uốn của các lớp đá trầm
tích ở vùng núi đã minh họa rất tốt cho nội dung của bài 8 về hiện tượng lớp đất
đá trước và sau khi bị uốn thành nếp.

Hình 1.2 – Hiện tượng uốn nếp
(nguồn: Hình 8.1 [20, tr. 30])

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15

Hình 1.3 - Nếp uốn của các lớp đá trầm tích ở vùng núi

(nguồn: Hình 8.2 [20, tr. 30])

Đối với phần lớn HS miền núi, khi được học về gió biển và gió đất (bài
12. Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính) [20], nếu không có hình minh
họa kèm theo trong quá trình giảng dạy (hình 1.4 – Gió biển và gió đất) thì
việc hình dung của HS về quá trình hình thành gió biển và gió đất sẽ khó khăn
vì các em rất ít được ra biển. Cho nên, trong trường hợp này hình vẽ minh họa
cho việc hình thành của gió biển và gió đất sẽ giúp HS hình dung cụ thể hơn
các hiện tượng trên.

Hình 1.4 – Gió biển và gió đất
(Nguồn: Hình 12.4 [20, tr.47])

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16
Hay khi giảng về quá trình phát triển của một hiện tượng, một vấn đề
địa lí nào đó như sự gia tăng dân số, cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế…
có kèm theo biểu đồ minh họa thì sẽ làm cho các số liệu trở nên sinh động
hơn, HS dễ nhận biết sự tăng giảm, quá trình phát triển… của các sự vật hiện
tượng địa lí và có được sự liên hệ rõ ràng hơn.
1.1.3.2. Vai trò l ngun tri thc.
SGK THPT hiện nay nói chung và SGK Địa lí lớp 10 nói riêng có sự thay
đổi: Giảm bớt những thông tin mang tính thụ động, khuôn mẫu từ kênh chữ, thay
vào đó là hệ thống kênh hình phong phú, đa dạng, được chọn lọc, có tính giáo dục
cao, chứa đựng nhiều thông tin bổ ích và quan trọng kèm theo những câu hỏi định
hướng giúp học sinh có thể tự giác, tích cực làm việc với các nguồn tri thức để
khai thác các thông tin cần thiết trên cơ sở những kĩ năng, phương pháp đã được
hướng dẫn.
Ví dụ 1. Khi dạy bài 15. Thủy quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng tới

chế độ nước sông. Một số sông lớn trên Trái Đất. Ở mục 2: Tuần hoàn của
nước trên Trái Đất (phần I. Thủy quyển) [20, tr.56] ngoài hình 15 – Sơ đ
tuần hon ca nước thì ở mục này không có nội dung kiến thức được trình
bày bằng kênh chữ. Lúc này GV hướng dẫn HS trả lời được câu hỏi phần chữ
in nghiêng trong SGK “ Da vo hnh 15, hy trnh by vòng tuần hon nh
v vòng tuần hon lớn ca nước trên Trái Đt”.


Hình 1.5 – Sơ đồ tuần hoàn của nước
(Nguồn: Hình 15 [20, tr.56])

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

17
HS sẽ dựa vào hình 15 để trả lời câu hỏi trên. HS có thể quan sát thấy có
hai loại vòng tuần hoàn nước: Vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn. Đối
với vòng tuần hoàn nhỏ, các giai đoạn tuần hoàn của nước được thể hiện qua
hình như sau: Nước trong các biển và đại dương được Mặt Trời đốt nóng bốc
hơi lên cao, gặp các điều kiện ngưng kết tạo thành mây, khi các hạt nước trong
mây đủ lớn sẽ tạo thành mưa lại rơi xuống biển và đại dương. Vòng tuần hoàn
lớn cũng có các giai đoạn nước bốc hơi, ngưng kết được gió thổi vào đất liền,
một phần được rơi xuống đất và một phần tiếp tục được gió thổi lên cao gặp
nhiệt độ thấp tạo thành tuyết rơi xuống đất nhưng một phần nước gặp tầng đá
thấm nước tạo thành mạch nước ngầm, một phần hòa vào sông suối hay tạo
thành các dòng chảy và đi ra biển… Như vậy thông qua việc quan sát hình ảnh,
HS đã tìm thấy những tri thức địa lí biểu hiện quy luật tuần hoàn của nước trên
Trái Đất. Còn nắm được bản chất của các vòng tuần hoàn nhỏ là vòng tuần
hoàn khép kín, vòng tuần hoàn lớn là vòng tuần hoàn mở.
Ví dụ 2. Bài 22. Dân số và sự gia tăng dân số . Ở ý a. Tỉ suất
sinh thô ( phần II. Gia tăng dân số, mục 1: Gia tăng tự nhiên) [20] GV

hướng dẫn HS dựa vào hình để nhận xét tình hình tỉ suất sinh thô của
thế giới. Từ hình vẽ, GV hướng dẫn HS quan sát biểu đồ đặt những câu
hỏi nhỏ HS trả lời để từ đó các em rút ra kết luận tỉ suất sinh thô của
thế giới nhìn chung có xu hướng giảm nhưng có sự khác biệt giữa các
nước phát triển và các nước đang phát triển. Các nước phát triển tỉ suất
sinh thô giảm nhanh hơn các nước đang phát triển. Tỉ suất sinh thô của
các nước phát triển thấp hơn các nước đang phát triển…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

18

Hình 1.6 – Tỉ suất sinh thô thời kì 1950 – 2005
(Nguồn: Hình 22.1 [20, tr.83]
1.1.3.3. Vai trò phát trin tư duy địa lí.
- Tư duy về không gian lãnh thổ là đặc trưng quan trọng hàng đầu
trong tư duy địa lí.
Khi nói về không gian, cần phải hiểu đối tượng đó ở đâu (vị trí) bao
gồm: ở các giới hạn vĩ tuyến nào, đới nào, phía nào… còn khi xét về tính lãnh
thổ, chúng ta lại phải hiểu nó có quy mô rộng hay hẹp, kéo dài hay đều đặn…
GV trong quá trình dạy học địa lí phải hướng dẫn HS trả lời được các
câu hỏi: Nằm ở đâu? Quy mô như thế nào? Dẫn tới nắm được các đặc điểm
đặc trưng hay tính phân hóa, độc đáo của các đối tượng địa lí. SGK địa lí nói
chung và sách THPT nói riêng có rất nhiều kênh hình để giúp GV minh họa
cho kiến thức địa lí này.
Ví dụ: Bài 17 “Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng”
[20] hình 17 - Vị trí lớp ph thổ nhưng ở lục địa - cho chúng ta biết vị trí của
lớp phủ thổ nhưỡng nằm ở bề mặt lục địa – nơi tiếp xúc với khí quyển, thạch
quyển, sinh quyển.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

19

Hình 1.7 – Vị trí lớp phủ thổ nhưỡng ở lục địa
(Nguồn: Hình 17 [20, tr.63])

Bài 32 “Địa lí các ngành công nghiệp” [20], hình 32. 4 - Phân bố sản
lượng điện năng trên thế giới, thi k 2000 – 2003 - cho biết sự phân bố tổng
sản lượng điện năng trên thế giới và sản lượng điện theo đầu người. Những
nước có tổng sản lượng điện lớn hơn 3000 tỉ kw.h/năm là các nước Hoa Kì; từ
1002 – 3000 kw.h/năm là Trung Quốc và Nhật Bản; từ 501 – 1000 kw.h/năm
là Pháp, Đức, Liên Bang Nga và Ấn Độ; từ 201 – 500 kw.h/năm Tây Ban
Nha, Anh và Hàn Quốc; dưới 200 kw.h/năm là Achentina, Mêhico. Sản lượng
điện theo đầu người trên 9000 kw.h/năm là các nước Canada, Hoa Kì và
Oxtraylia; từ 3000 - 9000 kw.h/năm là Liên Bang Nga…Qua sự phân bố về
sản lượng trên thì HS có thể biết những nước có tổng sản lượng điện lớn và
sản lượng điện theo đầu người cao đều là những nước có nền kinh tế phát
triển, nhu cầu tiêu dùng lớn.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

20


Hình 1.8 – Phân bố sản lượng điện năng trên thế giới, thời kì 2000 – 2003
(Nguồn: Hình 32.4 [20,tr.123])

Trong quá trình dạy học, phân tích tính phân hóa rất quan trọng, cùng

một đối tượng địa lí, nhưng được phân bố ở những không gian khác nhau thì
có đặc trưng khác nhau. Ví dụ trong bài 19: Sự phân bố sinh vật và đất trên
Trái Đất [20] các hình từ 19. 3 đến 19.10 cho chúng ta thấy sự phân hóa của
các thảm thực vật và nhóm đất khác nhau ở mỗi đới khí hậu, như hình 19.5 –
Rừng lá rng ôn đới - cho biết khu vực ôn đới vĩ độ trung bình có nhiệt ẩm
dồi dào nên thảm thực vật xanh tốt, thân cao to, lá rộng còn hình 19.6 – Thảo
nguyên ôn đới - lại cho biết cùng là khu vực ôn đới nhưng vì lượng ẩm ít nên
thảm thực vật ở đây là thân bụi, thấp… vì được phân bố khác nhau như vậy
nên chúng có những đặc trưng khác nhau. Nhiệm vụ của người GV giúp HS
nắm được tư duy này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

21

Hình 1. 9 – Rừng lá rộng ôn đới
(Nguồn: Hình 19.5 [20,tr.71])

Hình 1.10 – Thảo nguyên ôn đới
(Nguồn: Hình 19.6 [20,tr.71])

- Kênh hình còn giúp cho GV phát triển được tư duy về mối quan hệ
nhân quả cho HS.
Tư duy về mối quan hệ nhân quả là tư duy quan trọng trong dạy học địa
lí. Bất kì một hiện tượng địa lí nào hình thành trên mặt đất đều do các thành
phần có mối quan hệ tác động lẫn nhau. Mối quan hệ được thể hiện giữa tự
nhiên với tự nhiên, ví dụ: Bài 7. Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết
kiến tạo mảng [19] hình 7.3 – Các mảng kiến tạo lớn ca Thạch quyn - cho
chúng ta biết vì có những vận động kiến tạo xảy ra trong lòng đất mà vỏ Trái
Đất đã tạo thành những mảng lớn khác nhau và xuất hiện các sống núi lửa…


Hình 1.11 – Các mảng kiến tạo lớn của Thạch quyển
(Nguồn: Hình 7.3 [20, tr.27])

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

22

Bài 9. Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất cũng có
nhiều hình ảnh phát triển tư duy về mối quan hệ nhân quả cho HS.

Hình 1.12 – Hang động - kết quả của sự hòa tan đá vôi do nước.
(Nguồn: Hình 9.2 [20, tr.33])
Không chỉ thể hiện được mối quan hệ giữa tự nhiên với tự nhiên, mà cả
mối quan hệ giữa tự nhiên với kinh tế, mối quan hệ kinh tế với kinh tế… Mối
quan hệ nhân quả xảy ra rất phổ biến trong địa lí, và nó thường là cơ bản nên
để nắm được kiến thức Địa lí, trong quá trình giảng dạy, GV có thể sử dụng
luôn hệ thống kênh hình hướng dẫn để HS giải quyết nhận thức trên cơ sở tư
duy về mối quan hệ nhân quả.
1.1.3.4. Vai trò giáo dục thế giới quan v nhân sinh quan
- Từ điển tiếng Việt định nghĩa “Thế giới quan là cách nhìn nhận
và giải thích các hiện tượng tự nhiên, xã hội thành một hệ thống quan
điểm thống nhất”
Vậy thế giới quan là hệ thống tổng quát những quan điểm của con
người về thế giới (toàn bộ sự vật và hiện tượng thuộc tự nhiên và xã hội), về
vị trí con người trong thế giới đó và về những quy tắc xử sự do con người đề

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

23

ra trong tực tiễn xã hội. Thế giới quan có cấu trúc phức tạp, gồm nhiều yếu tố,
trong đó hạt nhân là tri thức.
- Nhân sinh quan là “ quan niệm về cuộc đời, thành hệ thống bao gồm
lý tưởng, lẽ sống”. Theo đó, nhân sinh quan là sự xem xét, suy nghĩ về sự
sống con người, hoặc nói cách khác, nhân sinh quan là quan niệm của chúng
ta về những định luật diễn hóa trong đời sống nhân loại và sự sống con người.
Trong thời kỳ mở cửa, hội nhập quốc tế, với những thời cơ và vận hội
lớn, đan xen với những thách thức không nhỏ đó là những mặt trái của nền
kinh tế thị trường gây ra nhiều khó khăn ảnh hưởng xấu tới nhiều mặt trong
đời sống xã hội Việt Nam. Tác động không nhỏ tới thế giới quan và nhân sinh
quan của chúng ta. Ngành giáo dục không ngoại lệ. Cũng đang phải đối mặt
với không ít tình trạng HS vi phạm pháp luật; thiếu lễ độ với người lớn, với
các thày cô giáo; ham chơi; nói tục; đặc biệt là tình trạng bạo lực học đường.
Trước thực trạng đáng quan tâm như đã nêu trên, các nhà giáo dục càng phải
quan tâm tới nguồn lực con người, nhất là đối với HS – một nhân tố vô cùng
quan trọng xây dựng đất nước.
Trong chương trình giáo dục, đã có rất nhiều hình thức, môn học nhằm
giáo dục thế giới quan và nhân sinh quan đúng đắn cho HS như môn Giáo dục
công dân, Văn học, Lịch sử…tất cả những môn học này ngoài việc cung cấp
kiến thức cho HS thì thông qua đó phải coi trọng và đặt lên hàng đầu nhiệm
vụ giáo dục này.
Môn Địa lí có nhiệm vụ cung cấp những tri thức về tự nhiên, kinh tế - xã
hội, về mối quan hệ nhân quả của các sự vật hiện tượng địa lí với nhau. Việc
giáo dục, bồi dưỡng thế giới quan và nhân sinh quan theo lý tưởng cách
mạng, truyền thống đạo đức và lối sống lành mạnh, có tình yêu quê hương,
đất nước, bạn bè, có ý thức bảo vệ môi trường… không chỉ dừng lại ở những
chương – điều trong sách vở mà quan trong là giáo dục bằng chính thực tế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


24
Kênh hình cũng có vai trò này. Ví dụ như ở phần III. Nghành trồng rừng (Bài
28. Địa lí ngành trồng trọt) [20], những người biên soạn SGK có đưa vào hình
những thanh thiếu niên đang tích cực tham gia trồng rừng ngập mặn.
Đây là một hình ảnh thực tế nói lên sự tích cực của thanh thiếu niên
trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn gien sinh vật và tăng diện tích
rừng… Điều đó cũng góp phần giáo dục tinh thần bảo vệ môi trường cho HS.


Hình 1.13 – Thanh thiếu niên tích cực tham gia
trồng rừng ngập mặn (Việt Nam)
( Nguồn: Hình 2.6 [20, tr. 112])
1.2. Cơ sở thực tiễn.
1.2.1. Đặc điểm chương trình địa lí 10.
Địa lí là môn học cơ bản trong hệ thống các môn khoa học ở nhà
trường phổ thông. Môn Địa lí góp phần bồi dưỡng cho HS một khối lượng tri
thức phong phú về tự nhiên, kinh tế - xã hội và những kĩ năng, kĩ xảo hết sức
cần thiết cho cuộc sống. Từ đó giúp cho HS biết cách nhìn nhận, đánh giá,
phân tích, giải thích và có khả năng ứng xử với môi trường tự nhiên, xã hội
sao cho phù hợp với yêu cầu của đất nước và xu thế thời đại. Đồng thời còn
góp phần đáng kể vào việc hình thành các năng lực cần thiết của người lao
động trong thời kì toàn cầu hóa, hội nhập với thế giới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

25
Với mục tiêu như vậy, môn Địa lí trong nhà trường phổ thông có sự
sắp xếp như sau:
- Khối THCS:
+ Lớp 6: Tự nhiên đại cương

+ Lớp 7 và một phần lớp 8: Địa lí các châu lục và khu vực
+ Lớp 8: Tự nhiên Việt Nam
+Lớp 9: Kinh tế Việt Nam
- Khối THPT:
+ Lớp 10: Địa lí tự nhiên đại cương và Địa lí kinh tế - xã hội đại cương
+ Lớp 11: Địa lí Kinh tế thế giới, châu lục và khu vực, các nước.
+ Lớp 12: Địa lí Việt Nam
Qua sự thống kê đó, ta thấy chương trình Địa lí có 2 mảng: Địa lí tự nhiên và
Địa lí kinh tế - xã hội. Chương trình thường được cấu tạo theo đường thẳng và vòng
tròn đồng tâm nâng cao.
- Cấu tạo theo đường thẳng là cấu tạo từ lớp thấp lên lớp cao, từ khái
niệm chung đến khái niệm riêng; từ cái khái quát đến cụ thể, chi tiết; từ kiến
thức về địa lí tự nhiên rồi mới đến các kiến thức về kinh tế - xã hội. Kiến thức
về thế giới và các châu lục, khu vực được học trước sau mới đến Địa lí Tổ
quốc. Các kiến thức được trang bị dần cho HS theo hướng nâng cao từ bậc
THCS đến THPT. Chương trình cấu tạo theo đường thẳng là sự thể hiện lớp
trước là cơ sở nhận thức của lớp sau. Lớp sau là cái cụ thể của lớp trước. Đi
từ dễ đến khó, từ khái niệm đơn giản đến khái niệm phức tạp. Chính vì vậy
mặc dù có sự tách biệt giữa tự nhiên và kinh tế - xã hội, giữa đại cương và
khu vực nhưng các kiến thức luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
- Cấu tạo theo vòng tròn đồng tâm: Thể hiện mối quan hệ ngang giữa
các kiến thức địa lí tự nhiên, kinh tế. Chúng ta có thể thấy rõ điều đó qua hình
sau:

×