Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Kỹ năng giao tiếp sư phạm trong giờ lên lớp của giáo sinh khi thực tập giảng dạy tại trường trung học cơ sở tt.PDF

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (758.73 KB, 29 trang )




§¹i häc quèc gia hµ néi
Tr-êng ®¹i häc khoa häc X· HéI Vµ NH©N V¡N


NGUYỄN THỊ KIM CHUNG




KỸ NĂNG GIAO TIẾP SƯ PHẠM TRONG GIỜ LÊN
LỚP CỦA GIÁO SINH KHI THỰC TẬP GIẢNG
DẠY TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ.
(Nghiên cứu điểm tại trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Tâm lý học







Hà Nội – 2011






§¹i häc quèc gia hµ néi
Tr-êng ®¹i häc khoa häc X· HéI Vµ NH©N V¡N


NGUYỄN THỊ KIM CHUNG




KỸ NĂNG GIAO TIẾP SƯ PHẠM TRONG GIỜ LÊN
LỚP CỦA GIÁO SINH KHI THỰC TẬP GIẢNG
DẠY TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
(Nghiên cứu điểm tại trường Cao đẳng Sư Phạm Nghệ An)

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Tâm lý học
Mã số: 60.31.80



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.Lê Khanh

Hà Nội – 2011


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ……………………………………………………………………
1. Lý do chọn đề tài………………………………………………………
2.Đối tượng và khách thể nghiên cứu…………………………………
2.1 Đối tượng nghiên cứu: ……………………………………………………

2.2 Khách thể nghiên cứu……………………………………………………………
3. Giới hạn nghiên cứu……………………………………………………………….
4. Mục đích nghiên cứu……………………………………………………………….
5. Nhiệm vụ nghiên cứu……………………………………………………………….
6. Giả thuyết nghiên cứu………………………………………………………
7. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………………
8. Cấu trúc luận văn……………………………………………………………………
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI……………………………
1.1.Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề………………………………………
1.1.1. Một số công trình nghiên cứu ở nước ngoài về vấn đề giao tiếp và kỹ năng
giao tiếp sư phạm…………………………………………………………
1.1.2. Một số công trình nghiên cứu ở trong nước về vấn đề giao tiếp và kỹ năng giao
tiếp sư phạm………………………………………………………….
1.2. Một số vấn đề lý luận về giao tiếp và giao tiếp sư phạm…………………
1.2.1. Khái niệm giao tiếp trong tâm lý học …………………………………….
1.2.2. Một số đặc điểm cơ bản của giao tiếp giữa người với người……….…….
1.2.3. Giao tiếp người – người trong một lĩnh vực nghề nghiệp nhất định là điều kiện
không thể thiếu để hình thành và phát triển nhân cách……………….
1.2.4. Khái niệm giao tiếp sư phạm……………………………………………
1.3.Một số vấn đề lý luận về kỹ năng giao tiếp sư phạm……………………….
1.3.1. Khái niệm kỹ năng trong tâm lý học……………………………………
1.3.2. Khái niệm kỹ năng giao tiếp……………………………………………
1.4. Một số vấn đề lý luận về kỹ năng giao tiếp sư phạm trong giờ lên lớp của giáo
sinh khi thực tập giảng dạy ở trường trung học cơ sở……………………

7
7
8
8
8

8
9
9
9
9
9
10
10

10

13
14
14
16

17
18
21
21
26

28


1.4.1. Khái niệm giáo sinh trong trường sư phạm………………………………
1.4.2. Khái niệm kỹ năng giao tiếp sư phạm trong giờ lên lớp của giáo sinh khi thực
tập giảng dạy ở trường Trung học cơ sở………………………………………………
1.4.3. Một số kỹ năng giao tiếp sư phạm trong giờ lên lớp cơ bản của giáo sinh khi
thực tập giảng dạy ở trường Trung học cơ sở…………………………………………

1.4.4. Kỹ năng giao tiếp sư phạm trong giờ lên lớp của giáo sinh khi thực tập giảng
dạy chủ yếu được hình thành và phát triển thông qua rèn luyện nghiệp vụ sư phạm
trong quá trình đào tạo ở trường sư phạm…………………………………………….
1.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp sư phạm trong giờ lên lớp khi
thực tập giảng dạy của giáo sinh ở trường THCS…………….………………………
1.5.1.Yếu tố khách quan………………………………………………………
1.5.2. Yếu tố chủ quan………………………………………………………………
CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………
2.1. Tổ chức nghiên cứu………………………………………………………………
2.2. Các phương pháp nghiên cứu……………………………………………………
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu và văn bản…………………………………
2.2.2. Phương pháp quan sát………………………………………………………….
2.2.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi…………………………………………
2.2.4. Phương pháp phỏng vấn sâu……………………………………………………
2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học…………………………….
2.3. Xây dựng thang đánh giá…………………………………………………
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN ……………………. ………
3.1. Nhận thức của giáo sinh trường CĐSPNA về KNGTSP trong giờ lên lớp
3.2. Thực trạng về mức độ vận dụng thường xuyên và thành thạo những tri thức về
phương thức thực hiện sự tác động qua lại giữa giáo sinh và HSTHCS trong giờ lên
lớp của giáo sinh
3.2.1. Mức độ vận dụng thường xuyên và thành thạo các tri thức về phương thức
thực hiện sự tác động qua lại giữa giáo sinh và HSTHCS để hình thành kỹ năng tạo
ấn tượng ban đầu trước khi diễn ra bài giảng trên lớp của giáo sinh ………
28

28

30



44

48
48
50
53
53
54
54
54
55
57
58
60
62
62


63


63


3.2.2 Mức độ vận dụng thường xuyên và thành thạo các tri thức về phương thức thực
hiện sự tác động qua lại giữa giáo sinh và HSTHCS để hình thành kỹ năng lắng nghe
tích cực đối tượng giao tiếp trong giờ lên lớp của giáo sinh ………………………
3.2.3. Mức độ vận dụng thường xuyên và thành thạo các tri thức về phương thức
thực hiện sự tác động qua lại giữa giáo sinh và HSTHCS để hình thành kỹ năng tự

chủ cảm xúc, hành vi, trong giờ lên lớp của giáo sinh
3.2.4. Mức độ vận dụng thường xuyên và thành thạo các tri thức về phương thức
thực hiện sự tác động qua lại giữa giáo sinh và HSTHCS để hình thành kỹ năng sử
dụng phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ trong giờ lên lớp của giáo sinh
3.2.5. Mức độ vận dụng thường xuyên và thành thạo các tri thức về phương thức
thực hiện sự tác động qua lại giữa giáo sinh và HSTHCS để hình thành kỹ năng đặt
câu hỏi dẫn dắt học sinh thảo luận trong giờ lên lớp của giáo sinh
3.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp sư phạm trong giờ lên lớp của
giáo sinh trường CĐSPNA
3.3.1.Yếu tố RLNVSPTX
3.3.2. Yếu tố động cơ nghề dạy học………………………………………………….
3.3.3. Ý thức tự khẳng định mình trước đồng nghiệp và trước học sinh trường THCS
của giáo sinh
3.3.4. Yếu tố KNGTSP trong giờ lên lớp của giáo viên trường THCS đang trực tiếp
hướng dẫn thực tập
3.3.5. Yếu tố KNGTSP trong giờ giảng dạy trên lớp của giảng viên trường Cao đẳng
Sư phạm Nghệ An
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………………………………………………



69


76


82



88

96
97
98

100

101

102
104






5
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
- Giao tiếp là mặt đặc trưng nhất trong đời sống tâm lí của con người,
nó không những là điều kiện quan trọng bậc nhất của sự hình thành và
phát triển tâm lí, ý thức, nhân cách mà còn đảm bảo cho con người đạt
được năng suất, chất lượng và hiệu quả trong mọi lĩnh vực hoạt động.
- Trong nghề dạy học, giao tiếp không những có vai trò quan trọng
trong sự hình thành và phát triển nhân cách người giáo viên mà còn là
bộ phận cấu thành chủ yếu trong cấu trúc năng lực sư phạm của người
giáo viên. Đào tạo giáo sinh trở thành những giáo viên có kỹ năng giao
tiếp sư phạm ở trình độ cao là việc làm vô cùng quan trọng để nâng cao

chất lượng giáo dục.
- Tuy nhiên, việc đào tạo kỹ năng nói chung, kỹ năng giao tiếp sư
phạm nói riêng hiện nay chưa được nhiều trường sư phạm, trong đó có
trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An, quan tâm một cách đầy đủ.
- Vì những lý do trên chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Kỹ năng
giao tiếp sư phạm trong giờ lên lớp của giáo sinh khi thực tập giảng dạy
tại trường Trung học cơ sở”.
2. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu: Mức độ kỹ năng giao tiếp sư phạm
trong giờ lên lớp khi thực tập giảng dạy của giáo sinh.
2.2. Khách thể nghiên cứu
- Giáo sinh năm thứ ba tại các khoa Xã hội và khoa Tự nhiên: 204
người
- Các giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An: 120 người
- Các giáo viên Trung học cơ sở trực tiếp hướng dẫn giáo sinh thực
tập giảng dạy tại trường của mình: 102 người

6
- Học sinh Trung học cơ sở là lớp trưởng và lớp phó phụ trách học
tập tại các lớp có giáo sinh thực tập giảng dạy: 104 người
Tổng cộng số lượng khách thể là 530 người.
3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi chỉ nghiên cứu kỹ năng giao tiếp sư phạm trong giờ lên
lớp của giáo sinh khoa Tự nhiên và khoa Xã hội trường Cao đẳng Sư
phạm Nghệ An khi thực tập giảng dạy ở trường THCS.
4. Mục đích nghiên cứu
Chỉ ra thực trạng mức độ kỹ năng giao tiếp sư phạm trong giờ lên
lớp của giáo sinh trường CĐSPNA khi thực tập giảng dạy ở trường
THCS (cao, trung bình hay thấp). Từ đó đề ra một số kiến nghị nhằm
giúp giáo sinh nâng cao, phát triển kỹ năng này.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Khái quát một số văn bản và tài liệu lý luận về giao tiếp, kỹ
năng giao tiếp nói chung và kỹ năng giao tiếp sư phạm nói riêng liên
quan đến đề tài. Trên nền tảng đó xây dựng cơ sở lý luận định hướng
cho việc nghiên cứu thực tiễn kỹ năng giao tiếp sư phạm trong giờ lên
lớp khi thực tập giảng dạy tại trường THCS của giáo sinh nhằm hiện
thực hoá mục tiêu mà đề tài đề ra.
5.2. Chỉ ra thực trạng mức độ kỹ năng giao tiếp sư phạm trong giờ
lên lớp khi thực tập giảng dạy của giáo sinh khoa Xã hội, khoa Tự nhiên
trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An. Phân tích nguyên nhân của thực
trạng này.
5.3. Trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao kỹ năng
giao tiếp sư phạm trong giờ lên lớp khi thực tập giảng dạy của giáo sinh
trường Cao đẳng Sư Phạm Nghệ An
6. Giả thuyết nghiên cứu

7
Kỹ năng giao tiếp sư phạm trong giờ lên lớp khi thực tập giảng dạy
của đa số giáo sinh trường CĐSPNA mới chỉ đạt mức độ trung bình. Có
nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, song theo chúng tôi có hai
nguyên nhân chính: thứ nhất, do việc tổ chức hoạt động rèn luyện
nghiệp vụ sư phạm thường xuyên cho giáo sinh của trường CĐSPNA
còn có nhiều điều bất cập; thứ hai, do động cơ nghề nghiệp của giáo
sinh còn chưa phát triển mạnh.
7. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
- Phương pháp phỏng vấn sâu.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học.

8. Cấu trúc luận văn:
Luận văn gồm có ba phần: Phần mở đầu, phần nội dung (gồm 3
chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài; chương 2: Tổ chức và
phương pháp nghiên cứu; chương 3: Kết quả nghiên cứu thực tiễn) và
phần kết luận, kiến nghị
Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Một số công trình nghiên cứu ở nước ngoài về vấn đề giao
tiếp và kĩ năng giao tiếp sư phạm
Ngay từ thời cổ đại hai nhà triết học Xôcrat và Platon đã nhấn mạnh
tầm quan trọng của giao tiếp trong đời sống con người.
Sang thế kỷ XIX, giao tiếp đã được đánh giá như một vấn đề quan
trọng đặc biệt trong sự hình thành, phát triển về mặt xã hội của con
người.

8
Ở Liên Xô nhiều tác giả nổi tiếng đã nghiên cứu về vấn đề giao tiếp:
B.Ph.Lomov, X.L.Rubinstein, B.G.Ananhev, A.N.Lêônchep.
Nhà triết học tâm lý học người Đức Cac Giatxpe (1883 - 1969) đã
đưa ra lý thuyết giao tiếp hiện sinh.
Các tác giả. Maes, Jeanne D.; Weldy, Teresa G. and Icenogle,
Majorie L, D.J.Mc Nerney, J.Sean.McCleneghan, Owen Hargie,
Mathew Mckay, Ph.D.Martha Davis, Ph.D.Patrick Fanning đã có những
công trình nghiên cứu về kĩ năng giao tiếp
Tác giả V.A.Cruchetxki, V.P.Dakharov, A.Cubanova và M.
Rakhmatulina đã có những công trình nghiên cứu đề cập đến giao tiếp
sư phạm.
Nhìn chung vấn đề lý luận và thực tiễn về giao tiếp và kỹ năng giao

tiếp sư phạm đã được nhiều nhà khoa học ở nước ngoài đề cập đến với
nhiều nội dung khác nhau, bổ sung cho nhau, làm cho vấn đề nghiên
cứu ngày càng đi vào chiều sâu.
1.1.2. Một số công trình nghiên cứu ở trong nước về vấn đề giao
tiếp và kĩ năng giao tiếp sư phạm
Giao tiếp là một vấn đề được nghiên cứu nhiều ở Việt Nam, bao
gồm cả những công trình nghiên cứu lý luận và nghiên cứu thực tiễn. Có
thể kể tên một số công trình bàn đến vấn đề giao tiếp như: “Tâm lý học
xã hội” của Trần Hiệp, “Tâm lý học đại cương” của Nguyễn Quang
Uẩn, “Kỹ năng giao tiếp ” của Trịnh Xuân Dũng, “Ứng xử sư phạm”
của Nguyễn Văn Hộ, Trịnh Trúc Lâm, “Giao tiếp sư phạm” của Ngô
Công Hoàn và Hoàng Anh .v.v…
Tác giả Ngô Công Hoàn và Hoàng Anh, Nguyễn Quang Uẩn,
Nguyễn Kế Hào, Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng,
Trịnh Trúc Lâm và Nguyễn Văn Hộ… đã nghiên cứu về KNGTSP.

9
Từ những công trình trên có thể thấy rằng vấn đề giao tiếp và
KNGTSP đã được nhiều tác giả trong nước và nước ngoài nghiên cứu,
bàn luận đến. Tuy nhiên nghiên cứu sâu vấn đề KNGTSP trong giờ lên
lớp của giáo sinh khi thực tập giảng dạy như một vấn đề độc lập thì
chúng tôi chưa thấy có công trình nào nghiên cứu.
1.2. Một số vấn đề lý luận về giao tiếp và giao tiếp sư phạm
1.2.1.Khái niệm giao tiếp trong tâm lý học
Trên cơ sở tìm hiểu các định nghĩa của nhiều tác giả khác nhau,
chúng tôi hiểu: Giao tiếp là sự tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau
giữa người và người, thông qua đó con người trao đổi với nhau về
thông tin, về cảm xúc, tri giác lẫn nhau nhằm đạt tới những mục tiêu
đề ra từ trước. Hay nói khác đi giao tiếp là sự xác lập và vận hành các
quan hệ người - người, nhằm hiện thực hóa các quan hệ xã hội giữa

chủ thể này với chủ thể khác.
1.2.2. Một số đặc điểm cơ bản của giao tiếp giữa người và người
- Giao tiếp là sự tác động qua lại giữa chủ thể và chủ thể.
- Ngôn ngữ (các dạng khác nhau) là công cụ không thể thiếu trong
giao tiếp giữa người và người.
- Giao tiếp giữa người và người là điều kiện không thể thiếu để tiến
hành hoạt động.
- Giao tiếp mang tính lịch sử- xã hội, chịu sự chi phối của các điều
kiện do xã hội tạo ra, các quan hệ chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội.
1.2.3. Giao tiếp giữa người và người trong một lĩnh vực nghề
nghiệp nhất định là điều kiện không thể thiếu để hình thành và phát
triển nhân cách
Trong nghiên cứu này của mình, chúng tôi quan tâm tới sự hình
thành, phát triển tâm lý, nhân cách người thầy giáo thông qua giao tiếp
sư phạm giữa các chủ thể trong công tác giáo dục.

10
1.2.4. Khái niệm giao tiếp sư phạm
Tiếp thu có chọn lọc những quan điểm khác nhau này trên cơ sở lí
luận về giao tiếp chúng tôi hiểu: Giao tiếp sư phạm là quá trình tác
động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau giữa nhà giáo dục và người được
giáo dục (đối tượng giáo dục), giữa các nhà giáo dục với nhau (có
mối quan hệ hợp tác trong hoạt động giáo dục) nhằm thực hiện tốt, có
hiệu quả mục tiêu giáo dục là phát triển toàn diện nhân cách cho
người được giáo dục.
1.3. Một số vấn đề lý luận về kỹ năng giao tiếp
1.3.1. Khái niệm kỹ năng trong tâm lý học
Từ những tìm hiểu về các khái niệm kỹ năng của nhiều tác giả,
chúng tôi cho rằng: Kỹ năng là năng lực vận dụng có kết quả những
tri thức về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội thông

qua rèn luyện để thực hiện những nhiệm vụ tương ứng đã đặt ra từ
trước.
1.3.2. Khái niệm kỹ năng giao tiếp
Từ việc tham khảo các khái niệm được nhiều tác giả đưa ra về kỹ
năng giao tiếp, chúng tôi cho rằng: Kỹ năng giao tiếp là năng lực vận
dụng có kết quả các tri thức (hiểu biết) về phương thức thực hiện quá
trình tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau giữa con người và con
người trong một lĩnh vực hoạt động nào đó, qua đó tri giác lẫn nhau,
trao đổi thông tin, tình cảm, ý nghĩ… để đạt được mục đích đã định
trước.
1.4. Một số vấn đề lý luận về kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo
sinh trong giờ lên lớp khi thực tập giảng dạy ở trường THCS
1.4.1. Khái niệm giáo sinh trong trường sư phạm
Từ việc tìm hiểu định nghĩa của một số tác giả, chúng tôi hiểu giáo
sinh là những người đang theo học tại các trường sư phạm (từ trung

11
cấp đến đại học). Từ "giáo sinh" được dùng để chỉ những người đang
trong thời gian học ở các trường sư phạm nhưng nó thường được dùng
nhiều hơn để chỉ những người đang học ở các trường sư phạm đi kiến
tập hoặc thực tập giảng dạy ở một trường phổ thông nào đó.
1.4.2. Khái niệm kỹ năng giao tiếp sư phạm trong giờ lên lớp
của giáo sinh khi thực tập giảng dạy ở trường THCS
1.4.2.1. Định nghĩa kỹ năng giao tiếp sư phạm
Trong luận văn của mình, chúng tôi quan niệm: Kỹ năng giao
tiếp sư phạm là năng lực vận dụng tri thức (hiểu biết) về phương
thức thực hiện quá trình tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau giữa
nhà giáo dục và người được giáo dục, giữa các nhà giáo dục với nhau
(có mối quan hệ hợp tác trong hoạt động giáo dục) nhằm thực hiện
tốt, có hiệu quả hoạt động giáo dục là phát triển toàn diện nhân cách

cho người được giáo dục.
1.4.2.2. Định nghĩa kỹ năng giao tiếp sư phạm trong giờ lên lớp
khi thực tập giảng dạy của giáo sinh
Trên cơ sở các khái niệm: giao tiếp, giao tiếp sư phạm, kỹ năng,
KNGTSP vừa trình bày trên chúng tôi hiểu kỹ năng giao tiếp sư phạm
trong giờ lên lớp khi thực tập giảng dạy của giáo sinh như sau: Đó là
năng lực vận dụng tri thức (hiểu biết) về phương thức thực hiện quá
trình tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau trong giờ lên lớp, giữa
giáo sinh và học sinh THCS nhằm làm cho giờ giảng đạt tới chất
lượng và hiệu quả cao nhất.
1.4.2.3 Vai trò của kỹ năng giao tiếp sư phạm trong giờ lên lớp
KNGTSP trong giờ lên lớp có một vai trò quan trọng giúp giáo
viên thực hiện một trong những nhiệm vụ cơ bản của giáo dục là hình
thành, phát triển tri thức, phẩm chất, đạo đức, niềm tin…cho học sinh:

12
-Góp phần giúp giáo viên tạo được bầu không khí tâm lý tốt, thân
thiện, thoải mái, kích thích sự hứng thú học tập của học sinh.
- Là phương tiện quan trọng giúp người giáo viên truyền tải và tiếp
nhận thông tin, tình cảm, cảm xúc từ học sinh một cách có hiệu quả.
- Giúp người GV điều chỉnh, điều khiển hành vi của mình và của
HS đảm bảo cho giờ học diễn ra thuận lợi, mang lại hiệu quả cao nhất.
1.4.3. Một số kỹ năng giao tiếp sư phạm cơ bản trong giờ lên lớp
của giáo sinh khi thực tập giảng dạy ở trường THCS
Trên cơ sở ý kiến của các nhà nghiên cứu, phù hợp với phạm vi
nghiên cứu đã giới hạn, trong đề tài của mình, chúng tôi chỉ quan tâm
tới một số KNGTSP trong giờ lên lớp cơ bản nhất của giáo sinh (người
đang tập làm giáo viên) và xem đó là những kỹ năng không thể thiếu
của một giáo sinh khi thực tập giảng dạy ở trường THCS. Đó là những
kỹ năng:

- Kỹ năng tạo ấn tượng ban đầu trước khi diễn ra bài giảng trên lớp.
- Kỹ năng lắng nghe tích cực đối tượng giao tiếp trong giờ lên lớp.
- Kỹ năng tự chủ cảm xúc, hành vi trong giờ lên lớp.
- Kỹ năng sử dụng phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ trong
giờ lên lớp.
- Kỹ năng đặt câu hỏi dẫn dắt học sinh thảo luận trong giờ lên lớp.
Năm KNGTSP trong giờ lên lớp cơ bản trên có mối quan hệ khăng
khít với nhau cùng góp phần tạo nên KNGTSP trong giờ lên lớp cho
giáo viên.
1.4.4. Kỹ năng giao tiếp sư phạm trong giờ lên lớp của giáo sinh
khi thực tập giảng chủ yếu được hình thành và phát triển thông qua
RLNVSP trong quá trình đào tạo ở trường sư phạm
1.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến KNGTSP trong giờ lên lớp
khi thực tập giảng dạy của giáo sinh ở trường THCS

13
1.5.1. Yếu tố khách quan
- Yếu tố rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên cho giáo sinh
của Trường CĐSP
- Yếu tố kỹ năng giao tiếp sư phạm trong giờ lên lớp của giảng viên
trường Cao đẳng Sư phạm trong giảng dạy
- Yếu tố kỹ năng giao tiếp sư phạm trong giờ lên lớp của giáo viên
trường THCS đang trực tiếp hướng dẫn giáo sinh thực tập sư phạm
1.5.2. Yếu tố chủ quan
- Động cơ nghề dạy học của giáo sinh
- Ý thức tự khẳng định mình trước đồng nghiệp và trước học sinh
của giáo sinh.
CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Tổ chức nghiên cứu
2.1.1. Vài nét về dịa bàn và khách thể nghiên cứu

- Sơ lược vài nét về trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An
- Cơ cấu khách thể nghiên cứu : Chúng tôi chỉ rõ số lượng khách
thể nghiên cứu
2.1.2. Các giai đoạn tổ chức nghiên cứu
- Bước 1: Xây dựng đề cương nghiên cứu.
- Bước 2: Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài.
- Bước 3: Xây dựng phiếu điều tra.
- Bước 4: Tiến hành điều tra thử .
- Bước 5: Tiến hành điều tra nghiên cứu kỹ năng giao tiếp sư phạm
trong giờ lên lớp của giáo sinh khi thực tập giảng dạy tại trường THCS
(nghiên cứu điểm tại trường CĐSPNA).
- Bước 6: Xử lý số liệu, đánh giá kết quả.
- Bước 7 : Kết luận và kiến nghị.
2.2. Phương pháp nghiên cứu

14
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu và văn bản
Phân tích, khái quát hoá một số tài liệu và văn bản có liên quan đến
đề tài nghiên cứu, từ đó xây dựng cơ sở lý luận định hướng cho nghiên
cứu thực tiễn.
2.2.2. Phương pháp quan sát
Quan sát mức độ vận dụng thành thạo tri thức về phương thức
thực hiện sự tác động qua lại giữa giáo sinh và HSTHCS và quan sát giờ
dạy mẫu của giáo viên THCS để đánh giá mức độ vận dụng thành thạo
tri thức về phương thức thực hiện giao tiếp sư phạm trong giờ lên lớp
của họ.
2.2.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Chúng tôi còn tiến hành điều tra giáo sinh và giảng viên trường
CĐSPNA, giáo viên trường THCS hướng dẫn sinh viên thực tập giảng
dạy, học sinh (cán bộ lớp) trường THCS ở các lớp có giáo sinh thực.

2.2.4. Phương pháp phỏng vấn sâu
Chúng tôi tiến hành phỏng vấn, hỏi chuyện trực tiếp với giáo sinh,
giảng viên trường CĐSPNA, giáo viên THCS (người trực tiếp hướng
dẫn giáo sinh thực tập giảng dạy).
2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học (sử dụng
chương trình SPSS)
Phương pháp này được sử dụng để xử lý, phân tích, đánh giá kết
qủa nghiên cứu về mặt định tính và định lượng.
2.3. Xây dựng thang đánh giá
Chúng tôi xây dựng thanh đánh giá để đưa ra cách tính toán điểm
số của các phần trong mỗi bảng hỏi.
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN
3.1.Nhận thức của giáo sinh trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ
An về kỹ năng giao tiếp sư phạm trong giờ lên lớp

15
Kết quả chúng tôi nhận được như sau: khái niệm KNGTSP trong
giờ lên lớp chưa được tuyệt đại đa số giáo sinh nhận thức đúng, mới chỉ
có chưa tới một phần hai (31,9%) và không có giáo sinh nào kể được
đúng cả 5 tên KNGTSP trong giờ lên lớp cơ bản mà chúng tôi đã đưa ra
trong phần nghiên cứu lý luận.
3.2. Thực trạng về mức độ vận dụng thường xuyên và thành
thạo những tri thức về phương thức thực hiện sự tác động qua lại
giữa giáo sinh trường CĐSPNA và HSTHCS trong giờ lên lớp của
giáo sinh
3.2.1. Mức độ vận dụng thường xuyên và thành thạo các tri thức
về phương thức thực hiện sự tác động qua lại giữa giáo sinh và học
sinh THCS để hình thành kỹ năng tạo ấn tượng ban đầu trước khi
diễn ra bài giảng trên lớp của giáo sinh
3.2.1.1.Ở mức độ vận dụng thường xuyên

Kết quả nghiên cứu cho thấy giáo sinh vận dụng các tri thức về
phương thức thực hiện sự tác động qua lại giữa mình và học sinh THCS
để hình thành kỹ năng tạo ấn tượng ban đầu trước khi diễn ra giờ giảng
trên lớp chỉ ở mức thỉnh thoảng (ĐTB lần lượt theo các nhóm khách thể
đánh giá là: 2,32;2,25;2,28).
3.2.1.2.Ở mức độ vận dụng thành thạo
Bảng 3.1. Mức độ vận dụng thành thạo các tri thức về phương
thức thực hiện sự tác động qua lại giữa giáo sinh và HSTHCS để
hình thành kỹ năng tạo ấn tượng ban đầu trước khi diễn ra bài giảng
trên lớp của giáo sinh

STT

Những biểu hiện
GS
GVTHCS
HSTHCS

Kết quả quan
sát
ĐTB
Thứ
bậc
ĐTB
Thứ
bậc
ĐTB
Thứ
bậc
ĐTB

Thứ
bậc
1
Biết lựa chọn trang
phục…
2,23
5
2,04
3
2,17
5
2,03
4
2
Biết đi đứng với tư
thế đĩnh đạc…
2,27
3
1,82
5
2,21
4
2,09
2

16
3
Luôn tươi cười…
2,31
2

2,18
2
2,31
2
1,97
3
4
Nghiêm túc chào HS
khi vào lớp…
2,45
1
2,36
1
2,37
1
2,66
1
5
Biết thực hiện mở
đầu quá trình giao
tiếp tự nhiên…
2,26
4
1,96
4
2,25
3
1,91
5
ĐTB nhóm

2,30

2,07

2,25

2,13

Trong quá trình quan sát chúng tôi nhận thấy có tới 65,64 % giáo
sinh vận dụng chưa thành thạo hoàn toàn, chỉ có 23,76% giáo sinh vận
dụng hoàn toàn thành thạo và vẫn còn 10,62 % giáo sinh vận dụng hoàn
toàn chưa thành thạo nội dung này. Bảng 3.1 cho thấy giáo sinh vận
dụng nội dung này ở mức trung bình (ĐTB lần lượt theo các nhóm
khách thể đánh giá là: 2,30; 2,07; 2,25; 2,13).
Hai mức độ vận dụng thường xuyên và thành thạo trên của giáo
sinh có mối tương quan đồng biến với p = 0.01 (độ tin cậy 99%), r =
0,38. Như vậy, có thể khẳng định giáo sinh trường CĐSPNA đã có kỹ
năng tạo ấn tượng ban đầu trước khi diễn ra giờ giảng nhưng chỉ ở mức
trung bình.
3.2.2. Mức độ vận dụng thường xuyên và thành thạo các tri thức
về phương thức thực hiện sự tác động qua lại giữa giáo sinh và
HSTHCS để hình thành kỹ năng lắng nghe tích cực đối tượng giao
tiếp trong giờ lên lớp của giáo sinh
3.2.2.1. Ở mức độ vận dụng thường xuyên
Kết quả nghiên cứu cho thấy giáo sinh vận dụng các tri thức về
phương thức thực hiện sự tác động qua lại giữa mình và HSTHCS để
hình thành kỹ năng lắng nghe tích cực đối tượng giao tiếp trong giờ lên
lớp chỉ ở mức thỉnh thoảng (ĐTB lần lượt theo giáo sinh, GVTHCS,
HSTHCS đánh giá là :2,29; 2,17; 2,16).
3.2.2.2.Ở mức độ vận dụng thành thạo

Bảng 3.2. Mức độ vận dụng thành thạo những tri thức về phương
thức thực hiện sự tác động qua lại giữa giáo sinh và HSTHCS để

17
hình thành kỹ năng lắng nghe tích cực đối tượng giao tiếp trong giờ
lên lớp của giáo sinh

STT

Những biểu hiện
GS
GVCS
HSTHCS
Kết quả quan
sát
ĐTB
Thứ
bậc
ĐTB
Thứ
bậc
ĐTB
Thứ
bậc
ĐTB
Thứ
bậc
1
Biết tập trung chú ý
cao độ …

2,31
1
2,04
2
2,12
4
1,97
2
2
Hiểu được đúng ý học
sinh trả lời…
2,28
2
2,20
1
2,23
1
2,13
1
3
Biết im lặng, kiên
nhẫn chờ đợi…
2,24
5
1,98
5
2,08
5
1,91
4

4
Biết xác nhận và nhắc
lại đúng ý ….
2,25
4
2,00
4
2,15
2
1,94
3
5
Biết hỏi lại học sinh
2,26
3
2,02
3
2,13
3
1,84
5
6
Biết sử dụng nhiều
giác quan khi nghe…
2,23
6
1,90
6
2,04
6

1,81
6
ĐTB nhóm
2,26

2,02

2,13

1,93

Theo sự đánh giá của các nhóm khách thể, giáo sinh vận dụng nội
dung này chỉ mới ở mức trung bình (ĐTB lần lượt là: 2,26; 2,02;
2,13;1,93). Kết quả quan sát cho thấy có tới 75,52% giáo sinh ở mức
chưa thành thạo hoàn toàn, chỉ có 8,85% giáo sinh ở mức hoàn toàn
thành thạo và vẫn còn 15,62% giáo sinh ở mức hoàn toàn chưa thành
thạo khi vận dụng nội dung này.
Hai mức độ vân dụng thường xuyên và thành thạo nội dung này của
giáo sinh có mối tương quan hệ đồng biến với p = 0.01 (độ tin cậy
99%), r = 0,36. Như vậy, có thể khẳng định giáo sinh trường CĐSPNA
đã có kĩ năng lắng nghe tích cực đối tượng giao tiếp, trong giờ lên lớp
nhưng chỉ ở mức độ trung bình.
3.2.3. Mức độ vận dụng thường xuyên và thành thạo các tri thức
về phương thức thực hiện sự tác động qua lại giữa giáo sinh và học
sinh THCS để hình thành kỹ năng tự chủ cảm xúc, hành vi, trong giờ
lên lớp của giáo sinh
3.2.3.1.Ở mức độ vận dụng thường xuyên

18
Theo sự đánh giá của các nhóm khách thể, giáo sinh vận dụng các

tri thức về phương thức thực hiện sự tác động qua lại giữa giáo sinh và
học sinh THCS để hình thành kỹ năng tự chủ cảm xúc, hành vi, trong
giờ lên lớp chỉ ở mức thỉnh thoảng (ĐTB lần lượt của giáo sinh, GV và
HSTHCS là: 2,28; 2,15;2,19).
3.2.3.2.Ở mức độ vận dụng thành thạo
Bảng 3.3: Mức độ vận dụng thành thạo các tri thức về phương thức
thực hiện sự tác động qua lại giữa giáo sinh và HSTHCS để hình
thành kỹ năng tự chủ cảm xúc, hành vi trong giờ lên lớp của giáo
sinh

STT

Những biểu hiện
GS
GVTHCS
HSTHCS
Kết quả quan
sát
ĐTB
Thứ
bậc
ĐTB
Thứ
bậc
ĐTB
Thứ
bậc
ĐTB
Thứ
bậc

1
Biết tự điều khiển…
2,25
3
1,94
3
2,17
2
2,22
2
2
Biết ứng xử bình
tĩnh…
2,28
2
2,18
1
2,15
3
2,28
1
3
Biết tạo ra cảm xúc
tích cực…
2,29
1
2,08
2
2,31
1

2,13
3
4
Biết đón nhận tích
cực…
2,24
4
1,92
4
2,13
4
2,03
4
ĐTB nhóm
2,26

2,03

2,19

2,16

Kết quả bảng 3.3 cho thấy giáo sinh, GV và HSTHCS, kết quả quan
sát đánh giá giáo sinh trường CĐSPNA vận dụng nội dung này mới đạt
ở mức trung bình (ĐTB lần lượt là 2,26;2,03;2,19;2,16). Kết quả quan
sát cho thấy có tới 71,08% giáo sinh vận dụng chưa thành thạo hoàn
toàn, chỉ có 16,4 % giáo sinh vận dụng hoàn toàn thành thạo và còn 12,5
% giáo sinh vận dụng hoàn toàn chưa thành thạo nội dung này.
Hai mức độ vận dụng thường xuyên và thành thạo trên của giáo sinh
có mối tương quan hệ đồng biến với p = 0.01 (độ tin cậy 99%), r = 0,36

Như vậy, có thể khẳng định khi thực tập giảng dạy giáo sinh trường
CĐSPNA đã có kỹ năng tự chủ cảm xúc, hành vi nhưng chỉ ở mức độ
trung bình.

19
3.2.4. Mức độ vận dụng thường xuyên và thành thạo các tri thức
về phương thức thực hiện sự tác động qua lại giữa giáo sinh và học
sinh THCS để hình thành kỹ năng sử dụng phương tiện ngôn ngữ và
phi ngôn ngữ trong giờ lên lớp của giáo sinh
3.2.4.1.Ở mức độ vận dụng thường xuyên
Kết quả nghiên cứu khẳng định giáo sinh, GV và HSTHCS đánh giá
giáo sinh vận dụng các tri thức về phương thức thực hiện sự tác động
qua lại giữa giáo sinh và HSTHCS để hình thành kỹ năng sử dụng
phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, trong giờ lên lớp ở mức độ
thỉnh thoảng (ĐTB lần lượt là 2,19;2,10;2,16).
3.2.4.2.Ở mức độ vận dụng thành thạo
Bảng 3.4: Mức độ thành thạo vận dụng tri thức về phương thức thực
hiện sự tác động qua lại giữa GS và HSTHCS để hình thành kỹ năng
sử dụng phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ trong giờ lên lớp của
giáo sinh

STT

Những biểu hiện
GS
GVCS
HSTHCS
Kết quả quan
sát
ĐTB

Thứ
bậc
ĐTB
Thứ
bậc
ĐTB
Thứ
bậc
ĐTB
Thứ
bậc
1
Biết diễn đạt …
2,24
2
2,10
2
2,19
2
2,22
2
2
Có giọng nói vui
vẻ…
2,21
3
2,04
3
2,12
4

2,19
3
3
Biết sử dụng ngữ
điệu…
2,18
4
1,96

4
2,08
5
2,03
4
4
Biết cách dùng từ
2,25
1
2,18
1
2,15
3
2,25
1
5
Biết sử dụng
phương tiện phi
ngôn ngữ…
2,15
5

1,94
5
2,23
1
1,99
5
ĐTB nhóm
2,21

2,04

2,15

1,99

Tất cả các nhóm khách thể đều đánh giá giáo sinh trường CĐSPNA
chỉ mới vận dụng nội dung này ở mức độ trung bình (ĐTB lần lượt là
2,21; 2,04; 2,15;1,99). Kết quả quan sát cho thấy giáo sinh vận dụng nội
dung này ở mức độ chưa thành thạo hoàn toàn có tới 71,88%, chỉ có

20
13,76% giáo sinh vận dụng hoàn toàn thành thạo và vẫn còn 14,36%
giáo sinh hoàn toàn chưa thành thạo.
Hai mức độ vận dụng thường xuyên và thành thạo nội dung này của
giáo sinh có mối tương quan hệ đồng biến với p = 0.01 (độ tin cậy
99%), r = 0,33. Như vậy, có thể khẳng định khi thực tập giảng dạy giáo
sinh trường CĐSPNA đã có kỹ năng sử dụng phương tiện ngôn ngữ và
phi ngôn ngữ nhưng chỉ ở mức độ trung bình.
3.2.5. Mức độ vận dụng thường xuyên và thành thạo các tri thức
về phương thức thực hiện sự tác động qua lại giữa giáo sinh và học

sinh THCS để hình thành kỹ năng đặt câu hỏi dẫn dắt học sinh thảo
luận trong giờ lên lớp của giáo sinh
3.2.5.1. Ở mức độ vận dụng thường xuyên
Giáo sinh, GV, HSTHCS, đánh giá giáo sinh mới chỉ vận dụng các
tri thức về phương thức thực hiện sự tác động qua lại giữa giáo sinh và
học sinh THCS để hình thành kỹ năng đặt câu hỏi dẫn dắt học sinh thảo
luận trong giờ lên lớp ở mức độ thỉnh thoảng (lần lượt với ĐTB là: 2,16;
2,06;2,13).
3.2.5.2.Ở mức độ thành thạo vận dụng
Bảng 3.5: Mức độ vận dụng thành thạo các tri thức về phương thực
thực hiện sự tác động qua lại giữa giáo sinh và HSTHCS để hình
thành kỹ năng đặt câu hỏi dẫn dắt học sinh thảo luận trong giờ lên
lớp của giáo sinh

STT

Những biểu hiện
GS
GVTHCS
HSTHCS
Kết quả quan
sát
ĐTB
Thứ
bậc
ĐTB
Thứ
bậc
ĐTB
Thứ

bậc
ĐTB
Thứ
bậc
1
Biết đặt câu hỏi rõ
ràng…
2,25
2
2,18
1
2,19
1
2,06
1
2
Biết đặt câu hỏi
hướng được sự chú ý
của học sinh vào bản
chất …
2,23
4
1,94
2
2,17
2
2,19
2

21

3
Biết đặt câu hỏi yêu
cầu học sinh tái hiện
tri thức đã học…
2,19
5
1,84
4
2,13
3
1,84
3
4
Biết cách đặt và sắp
xếp câu hỏi …
2,26
1
2,06
3
2,11
4
1,72
4
5
Biết đặt câu hỏi phù
hợp…
2,24
3
1,80
5

2,00
5
1,53
5
ĐTB nhóm
2,23

1,96

2,12

1,87

Kết quả bảng 3.5 cho thấy giáo sinh, GVTHCS, HSTHCS, kết qủa
quan sát đánh giá giáo sinh vận dụng nội dung này ở mức trung bình
(lần lượt ĐTB là: 2,23; 1,96; 2,12; 1,87). Kết quả quan sát cho thấy có
tới 69,36% giáo sinh vận dụng chưa thành thạo hoàn toàn, chỉ có 8,74%
giáo sinh vận dụng hoàn toàn thành thạo và vẫn còn tới 21,86% giáo
sinh vận dụng hoàn toàn chưa thành thạo nội dung này.
Mức độ vận dụng thường xuyên và thành thạo nội dung này của
giáo sinh có mối tương quan hệ đồng biến với p = 0.01 (độ tin cậy
99%), r = 0,34. Như vậy, có thể khẳng định khi thực tập giảng dạy giáo
sinh trường CĐSPNA đã có kỹ năng đặt câu hỏi dẫn dắt học sinh thảo
luận trong giờ lên lớp nhưng chỉ ở mức độ trung bình.
Như vậy, cả 5 kỹ năng giao tiếp sư phạm trong giờ lên lớp của giáo
sinh đều được hình thành ở mức độ trung bình. Trong đó, các nhóm
khách thể đánh giá kỹ năng tạo ấn tượng ban đầu có ĐTB cao nhất (xếp
thứ 1), kỹ năng đặt câu hỏi dẫn dắt học sinh thảo luận có ĐTB tương đối
thấp nhất (xếp thứ 4 hoặc 5). Vì thế có thể kết luận: về tổng thể kỹ năng
giao tiếp sư phạm trong giờ lên lớp của giáo sinh nhìn chung được hình

thành ở mức trung bình (ĐTB lần lượt theo GS, GVTHCS, HSTHCS,
kết quả dự giờ đánh giá là 2,26, 2,02, 2,17, 2,01).
3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng giao tiếp sư phạm
trong giờ lên lớp của giáo sinh trường CĐSPNA khi thực tập giảng
dạy ở trường THCS.
3.3.1. Yếu tố rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên

22
Kết quả điều tra cho thấy chưa đến một nửa giáo sinh (47,1%)
khẳng định yếu tố này có ảnh hưởng và có tới có 53% giáo sinh hoặc
phân vân hoặc phủ nhận ảnh hưởng của RLNVSPTX đối với sự hình
thành KNGTSP trong giờ lên lớp của họ. Yếu tố này có ảnh hưởng ở
mức thấp nhất trong 5 yếu tố mà chúng tôi nghiên cứu (ĐTB = 2,25).
3.3.1. Động cơ nghề dạy học
Kết quả điều tra cho thấy chưa đến một nửa giáo sinh (39,2%)
khẳng định yếu tố này có ảnh hưởng và có tới 60,8 % giáo sinh hoặc
phân vân hoặc phủ nhận ảnh hưởng cuả yếu tố này đối với sự hình thành
KNGTSP trong giờ lên lớp của họ. Đây là yếu tố có mức ảnh hưởng
thấp thứ hai trong 5 yếu tố mà chúng tôi xem xét (ĐTB =2,27).
3.3.3. Ý thức tự khẳng định mình trước đồng nghiệp và trước
HSTHCS của giáo sinh
Kết quả điều tra cho thấy chưa đến một nửa giáo sinh (47,5%)
khẳng định các yếu tố này có ảnh hưởng và có tới 52,4% giáo sinh hoặc
phân vân hoặc phủ nhận ảnh hưởng của yếu tố này đối với sự hình thành
KNGTSP trong giờ lên lớp của họ. Theo đánh giá của giáo sinh yếu tố
này có ảnh hưởng tới KNGTSP trong giờ lên lớp của họ ở mức trung
bình (ĐTB = 2,28).
3.3.4. Yếu tố KNGTSP trong giờ lên lớp của giáo viên trường
THCS đang trực tiếp hướng dẫn thực tập
Kết quả điều tra cho thấy có trên một nửa giáo sinh (56,4%) khẳng

định các yếu tố này có ảnh hưởng và có 43,6% giáo sinh hoặc phân vân
hoặc phủ nhận ảnh hưởng của yếu tố này đối với sự hình thành
KNGTSP trong giờ lên lớp của họ. Theo đánh giá của giáo sinh yếu tố
này có ảnh hưởng tới KNGTSP trong giờ lên lớp của họ ở mức cao
(ĐTB = 2,42).

23
3.3.5. Yếu tố KNGTSP trong giờ lên lớp của giảng viên trường
CĐSPNA
Kết quả điều tra cho thấy có trên một nửa giáo sinh (55,9%) khẳng
định các yếu tố này có ảnh hưởng và có 44,1% giáo sinh hoặc phân vân
hoặc phủ nhận ảnh hưởng của yếu tố này đối với sự hình thành
KNGTSP trong giờ lên lớp của họ. Theo đánh giá của giáo sinh yếu tố
này có ảnh hưởng tới KNGTSP trong giờ lên lớp của họ ở mức cao
(ĐTB = 2,43).
Sau khi phân tích kết quả điều tra thực tiễn ảnh hưởng của từng
yếu tố (chủ quan và khách quan) đến KNGTSP trong giờ lên lớp của
giáo sinh khi thực tập sư phạm ở trường THCS chúng tôi đi đến nhận
xét sau:
- Yếu tố RLNVSPTX của trường CĐSPNA cho giáo sinh tuy được
khẳng định về mặt pháp lý trong chương trình đào tạo về nghiệp vụ cho
giáo sinh của các trường Sư phạm do Bộ Giáo dục – Đào tạo ban hành,
nhưng lại có ảnh hưởng đến KNGTSP trong giờ lên lớp của giáo sinh ở
mức thấp nhất trong 5 yếu tố điều tra.
- Sau yếu tố RLNVSPTX, yếu tố động cơ nghề dạy học của giáo
sinh trường CĐSPNA có mức độ ảnh hưởng thấp thứ hai đến KNGTSP
trong giờ lên lớp của họ. Kết quả điều tra của chúng tôi cho thấy động
cơ nghề dạy học được hình thành ở giáo sinh không mạnh.
- Đa số giáo sinh trường CĐSPNA khẳng định rằng, KNGTSP trong
giờ lên lớp của bản thân giảng viên trường CĐSPNA và giáo viên

trường THCS đang hướng dẫn giáo sinh thực tập sư phạm đã ảnh hưởng
đến KNGTSP trong giờ lên lớp của họ ở mức độ cao.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
1.1 .Về lý thuyết

24
- Trên cơ sở tham khảo, phân tích, khái quát hoá các tài liệu có liên
quan, luận văn đã đưa ra cách hiểu phù hợp với đối tượng và mục đích
nghiên cứu của mình về các khái niệm: giao tiếp, giao tiếp sư phạm, kỹ
năng, KNGTSP. Trên cơ sở đó luận văn đã khẳng định: “KNGTSP
trong giờ lên lớp của giáo sinh khi thực tập giảng dạy ở trường THCS là
khả năng vận dụng tri thức (hiểu biết) về cách thức thực hiện quá trình
tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau trong giờ lên lớp giữa giáo sinh và
HSTHCS nhằm làm cho giờ giảng đạt chất lượng và hiểu quả cao nhất”.
Đồng thời luận văn khẳng định KNGTSP trong giờ lên lớp khi thực tập
giảng dạy ở trường THCS là một kỹ năng phức hợp bao gồm nhiều kỹ
năng trong đó có 5 kỹ năng thành phần cơ bản sau đây: Kỹ năng tạo ấn
tượng ban đầu trước khi diễn ra bài giảng trên lớp (tạo nên bầu không
khí tâm lí tốt, tạo sự hứng thú, thoải mái cho GV và HS); kỹ năng lắng
nghe tích cực đối tượng giao tiếp trong giờ lên lớp (giúp GV thu được
thông tin ngược từ phía HS từ đó điều chỉnh hoạt động dạy học cho phù
hợp, hiệu quả); kỹ năng tự chủ cảm xúc, hành vi trong giờ lên lớp (giúp
GV tạo được không khí tâm lí thân thiện, thoải mái kích thích sự hướng
thú học tập cho HS và giữ được sự mô phạm); kỹ năng sử dụng phương
tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ trong giờ lên lớp (là công cụ, phương
tiện cơ bản cần thiết phải có để tổ chức cho HS lĩnh hội tri thức); kỹ
năng đặt câu hỏi dẫn dắt HS thảo luận trong giờ lên lớp (giúp GV phát
huy được tính tích cực, độc lập, sáng tạo của HS trong học tập).
- Luận văn đã khẳng định rằng, để hình thành 5 KNGTSP thành

phần trong giờ lên lớp ở giáo sinh, họ cần phải trải qua cả một quá trình
đào tạo và rèn luyện tích cực trong suốt thời gian học ở trường sư phạm
thông qua việc RLNVSP thường xuyên và tập trung. Quá trình đó chịu
ảnh hưởng của nhiều yếu` tố chủ quan và khách quan như: hoạt động
RLNVSPTX của trường Cao đẳng Sư phạm; KNGTSP trong giờ lên lớp

×