Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

tiểu luận nguyên lí của chủ nghĩa mac-lênin về chủ nghĩa xã hội hiện thực và triển vọng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (393.81 KB, 61 trang )

2
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC VÀ TRIỂN VỌNG

Với sự ra đời của chủ nghĩa Mác - Lênin, chủ nghĩa xã hội hiện thực đã từ những lý
thuyết không tưởng trở thành một lý luận khoa học. Quá trình thâm nhập lý luận khoa học đó
vào đời sống thực tiễn phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động đã
dẫn đến sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa xã hội hiện thực: từ một nước đến nhiều nước và
trở thành một hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa hùng mạnh trên phạm vi quốc tế ở thế kỷ XX
với nhiều thành tựu vĩ đại, in đậm dấu ấn không thể phai mờ trong lịch sử phát triển của xã hội
loài người.
Thế nhưng, vào những thập niên cuối của thế kỷ XX, do nhiều nguyên nhân khách quan
và chủ quan đã dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và
Đông Âu. Chủ nghĩa xã hội hiện thực đã tạm thời lâm vào thoái trào. Các nước xã hội chủ
nghĩa còn lại đã tiến hành cải cách, đổi mới và tiếp tục phát triển. Thực tế lịch sử đó đã đặt ra
một vấn đề lớn về tương lai của chủ nghĩa xã hội. Lời giải đáp khoa học chân chính cho câu hỏi
này chỉ có thể được trên cơ sở nắm vững những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin và
vận dụng sáng tạo những nguyên lý đó vào việc phân tích bối cảnh cụ thể của thời đại ngày nay.
Bài tiểu luận và phần thuyết trình của lớp 29: “Chủ nghĩa xã hội hiện thực và triển
vọng” sẽ trình bày quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về chủ nghĩa xã hội hiện thực và triển
vọng của chế độ xã hội chủ nghĩa trong tương lai. Những hướng đi và thành tựu của Việt Nam
và Trung Quốc đã đạt được trong công cuộc đổi mới, xây dựng xã hội chủ nghĩa, hai đại diện
xuất sắc cho hệ thống xã hội chũ nghĩa trên thế giới.
Trong quá trình thực hiện, các thành viên lớp chúng em đã cố gắng hết sức mình. Tuy
vậy cũng khó có thể tránh khỏi những thiếu sót về hình thức trình bày và nội dung lý luận.Với
mong muốn cầu thị, nhóm chúng em mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu và chân
thành của cô và các bạn.
Cuối cùng, lớp chúng em xin chân thành cảm ơn Ts Nguyễn Khánh Vân đã hướng dẫn
và giúp đỡ chúng em tận tình về dàn bài, nội dung và nguồn tài liệu. Xin cảm ơn cô và cả
những bài giảng cô động, xúc tính của cô về “Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về chủ nghĩa
xã hội”
, ngày  tháng  năm 


 !"#$%&
'()*+,
Nhóm thực hiện: lớp 29 K34
2
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC VÀ TRIỂN VỌNG
/00123.4.5671
89
/0/23:+;#%&
  
/ < 3 +=>?@AB C)D 4
1 EF# 7G Làm Powerpoint phần A
2 AHIJKHL MNA Tìm tài liệu phần B.III
3 F$ -H Tìm tài liệu phần B.IV,V
4 MHFKHL -HA Tìm tài liệu phần IV
5 AHIJOPI -HIE Tìm tài liệu phần B
6 EQH$A - Tìm tài liệu
7 +'R -MNA Tìm tài liệu phần B.I,II
8 AHIJA($ $
Đánh máy và tổng hợp bài luận
phần A

9 LAHIJ/N 4$A Tìm tài liệu phần A
10 >SFPI TA Tìm tài liệu phần B.IV,V
11 +'A ' Làm Powerpoint phần A
12 2UF  Làm Powerpoint phần A
13 +'E VA Tìm tài liệu
14 W#? HI
Tổng hợp Powerpoint cho bài
thuyết trình


15 AHIJFXA #YH
Tìm tài liệu, thuyết trình phần
IV/Việt nam

16 >S>HA #E Đánh máy và tổng hợp phần B
17 EFA( $ Tìm tài liệu phần B.IV,V
18 AHIJ $ Tìm tài liệu,in bài luận
19 VF0 A(
Viết lời mở đầu và kết cho bài
luận, viết biên bản

20 AHIJ-H A(
Tổng hợp và trình bày toàn bài tiểu
luận

21 >S. AC Tìm tài liệu phần B.I,II
22 EF L Thuyết trình phần A
23 AHIJFA HA
Thuyết trình phần IV/Trung
Quốc

24 EFRV QHIE Đánh máy và tổng hợp phần B
25 AHIJFPI QHZ
Tìm tài liệu,làm powerpoint
phần IV/Trung Quốc

26 +$2UFM QHZ
Tìm tài liệu,làm powerpoint
phần V


27 7G$ /$A Tìm tài liệu
28 >MNA$$ L
Tìm tài liệu,làm powerpoint
phần V

Nhóm thực hiện: lớp 29 K34
2
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC VÀ TRIỂN VỌNG
29 AHIJQHZ $
Tìm tài liệu và thuyết trình phần
V

30 +'FH $ Thuyết trình phần A
31 >S ? Tìm tài liệu phần B.III
32 AHIJFH RV
Tìm tài liệu và thuyết trình phần
IV/Việt Nam

33 AHIJ$  Thuyết trình phần A
34 >S+M" ( Thuyết trình phần A
35 VA H Tìm tài liệu phần A
36 A@F$ I Làm Powerpoint phần A
37 7RV >L
Tìm tài liệu và thuyết trình phần
V

38 2U' >[A Tổng hợp phần A
39 AHIJ*H >(A Tìm tài liệu phần B.I,II
40 >S$ >HA Tìm tài liệu phần B.I,II
41 >SF0 HI* Tìm tài liệu phần A

42 AHIJFA 2L Tìm tài liệu phần A
43 +' 2U Tìm tài liệu
Nhóm thực hiện: lớp 29 K34
2
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC VÀ TRIỂN VỌNG
9K\].40^23























Nhóm thực hiện: lớp 29 K34

2
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC VÀ TRIỂN VỌNG
]4_.K`a6521
b82<4
ccccc cc
.,Q.8].]4_.0c32dK6
5:
,#?:
Chủ nghĩa xã hội là những nhu cầu và hoạt động thực tiễn của nhân dân lao động
trong quá trình sản xuất ngày càng xã hội hóa và trong quá trình thực thi dân chủ.(trước
công nguyên)
Chủ nghĩa xã hội là phong trào đấu tranh của nhân dân lao động chống chế độ tư
hữu, đòi lại quyền dân chủ, để nhân dân lao động được hoàn toàn giải phóng.(từ các
cuộc khởi nghĩa của giai cấp nô lệ và nhân dân lao động chống giai cấp chủ nô trong chế
độ chiếm hữu nô lệ)
Chủ nghĩa xã hội là ước mơ, lý tưởng của nhân dân lao động về một chế độ không
có tư hữu, giai cấp, áp bức bóc lột, nghèo nàn lạc hậu, chiến tranh và mọi tội ác…Nhân
dân lao động được giải phóng và có quyền dân chủ.(sau khi các cuộc khởi nghĩa của nô
lệ đều bị thất bại)
Chủ nghĩa xã hội là những tư tưởng, lý luận, học thuyết về giải phóng con người,
giải phóng khỏi chế độ tư hữu, áp bức bóc lột, bất công nghèo nàn, lạc hậu; về xây dựng
một xã hội mới, trong đó nhân dân làm chủ chế độ công hữu, không giai cấp không áp
bức bóc lột, bất công, không chiến tranh…(từ thế kỷ thứ 16 sau công nguyên đến thế kỷ
thứ 19 với sự ra đời của các tác phẩm văn chương, lý luận, họ thuyết xã hội chủ nghĩa:
“chủ nghĩa xã hội không tưởng”; “chủ nghĩa xã hội khoa học” của ML)
Chủ nghĩa xã hội là một chế độ xã hội mà nhân dân lao động xây đựng trên thực tế
dưới sự lãnh đạo của Đảng tiên phong của giai cấp công nhân hiện đại-chủ nghiã xã hội
hiện thực ngày nay
Chủ nghĩa xã hội hiện thực là chủ nghĩa xã hội trong thời đại hiện nay.
,/>$efg$K :

Nhóm thực hiện: lớp 29 K34
2
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC VÀ TRIỂN VỌNG
,EK@
a) ?'A?AA$
 Tình hình nước Nga trước Cách mạng Nga 1917:
Sau Cách mạng Tháng Hai, nước Nga xuất hiện tình trạng hai chính quyền song
song tồn tại: chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và Xô Viết đại biểu công nhân, binh
lính. Sau khi nắm được chính quyền, chính phủ lâm thời đã không giải quyết những vấn
đề đã hứa trước đó như vấn đề ruộng đất của nông dân, việc làm cho công nhân, tình
trạng thiếu lương thực và nhất là quyết theo đuổi chiến tranh đế quốc đến cùng
Trong hoàn cảnh đó, lãnh tụ của đảng Bolshevik Vladimir Ilyich Lenin từ Thụy Sĩ
trở về Phần Lan ngày 3 tháng 4 năm 1917 và nhận được sự ủng hộ rất lớn của nhân dân
Petrograd. Ngày 4 tháng 4 năm 1917, Lenin đọc một bài phát biểu quan trọng có nhan
đề "Những nhiệm vụ của giai cấp vô sản trong cuộc cách mạng hiện nay". Bản báo cáo
này đã đi vào lịch sử với tên gọi "Luận cương tháng Tư" chỉ ra con đường chuyển từ
cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa. Lenin chỉ rõ rằng cần chấm
dứt tình trạng hai chính quyền song song tồn tại bằng cách chuyển giao chính quyền về
tay các Xô Viết: "Điều độc đáo trong thời sự nước Nga chính là bước quá độ từ giai
đoạn thứ nhất của cách mạng là giai đoạn đã đem lại chính quyền cho giai cấp tư sản
tiến lên giai đoạn thứ hai của cách mạng là giai đoạn phải đem lại chính quyền cho giai
cấp vô sản và cho những tầng lớp nghèo trong nông dân". Về phương pháp đấu tranh,
Lenin viết: "Vũ khí ở trong tay nhân dân, không có sự cưỡng bức nào từ bên ngoài đối
với nhân dân, đó là thực chất của sự vật. Điều đó cho phép và bảo đảm sự phát triển và
hòa bình của cách mạng. Tuy nhiên, Lenin cũng chỉ rõ phải sẵn sàng chuyển sang khởi
nghĩa vũ trang một khi hoàn cảnh thay đổi.
Để bày tỏ sự ủng hộ đảng Bolshevik, ngày Quốc tế Lao động 18 tháng 4 (1-5) năm
1917, công nhân Nga biểu tình đòi hoà bình, dân chủ. Trong khi đó bộ trưởng ngoại
giao của chính phủ lâm thời gửi công hàm cho các nước phe Hiệp ước cam kết theo đuổi
chiến tranh đến cùng gây sự phẫn nộ trong dân chúng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng

Bolshevick, ngày 20 và 21 tháng 4, hàng chục vạn nhân dân Nga xuống đường biểu tình
hòa bình, giơ cao khẩu hiệu "Tất cả chính quyền về tay Xô Viết", "Hòa bình, ruộng đất,
bánh mỳ". Những cuộc biểu tình này làm cho chính phủ tư sản lâm thời khủng hoảng.
Nhóm thực hiện: lớp 29 K34
2
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC VÀ TRIỂN VỌNG
Ngày 2 tháng 5 (15-5) trước áp lực của quần chúng, bộ trưởng ngoại giao và bộ trưởng
chiến tranh phải từ chức. Ngày 5 tháng 5, chính phủ lâm thời tiến hành cải tổ và thành
lập chính phủ liên hiệp tăng thêm số ghế cho các đảng thỏa thiệp.
Ngày18 tháng 6 (1-7), Đảng Menshevik và xã hội cách mạng đã âm mưu tổ chức
một cuộc biểu tình quân chúng để biểu dương lực lượng nhưng Đảng Bolshevik đã tham
gia cuộc biểu tình này và biến nó thành cuộc biểu tình ủng hộ đường lối Đảng
Bolshevick với các khẩu hiệu: "Đả đảo chiến tranh", "Tất cả chính quyền về tay các xô
viết". Ngoài mặt trận, cuộc tấn công của quân Nga theo lệnh của chính phủ lâm thời vào
liên quân Đức, Áo-Hung thất bại nặng nề với 60.000 binh lính Nga bị bắt và giết. Tin
thất bại gây sự căm phẫn và bất bình rất lớn trong nhân dân Nga.
Ngày 3 tháng 7, hơn 500.000 nhân dân Petrograd xuống đường biểu tình đòi
chuyển giao chính quyền về tay Xô Viết nhưng chính phủ lâm thời đã từ chối và ra lệnh
cho binh lính bắn vào đoàn biểu tình. Sau đó, chính phủ lâm thời tiến hành đàn áp và bắt
các đảng viên Bolshevik. Các nhà in phá hủy và báo bị cấm xuất bản. Chúng ra lệnh
truy nã Lenin để đưa ra tòa, các đơn vị cách mạng bị tước khí giới hoặc bị đẩy ra mặt
trận. Từ đó, trong tháng 7, tình trạng hai chính quyền song song tồn tại kết thúc với
thắng lợi thuộc về giai cấp tư sản
Trước tình hình đó, từ ngày 26 tháng 7 đến 3 tháng 8, Đảng Bolshevik đã họp đại
hội VI để đánh giá tình hình và vạch ra sách lược đấu tranh. Đại hội chỉ rõ phải chuẩn bị
chuyển sang khởi nghĩa vũ trang để giành chính quyền. Đại hội cũng chủ trương tạm
thời rút bỏ khẩu hiệu "Tất cả chính quyền về tay xô viết" còn Lenin rút về hoạt động bí
mật. Về phái chính phủ lâm thời, chính phủ liên hiệp đưa Alexander Kerensky, lãnh tụ
Đảng Menshevik lên làm thủ tướng mặt khác âm mưu thiết lập chế độ độc tài quân sự
bằng cách đưa Kornilov Affair, một tên tướng cũ của Sa hoàng, làm bạo loạn giành lấy

chính quyền.
Ngày 25 tháng 8, Kornilov tuyên bố thiết quân luật ở Petrograd, giải tán chính phủ
Kerensky và lập chính phủ do mình cầm đầu. Trong hoàn cảnh đó, Lenin phát động
quần chúng đánh tan cuộc nổi loạn đồng thời vạch mặt chính phủ Kerensky do đó sau
khi cuộc nổi loạn bị dặp tắt, uy tín của Đảng Bolshevik tiếp tục dâng cao. Nhân dân dần
dần thay thế các đại biểu Đảng Menshevik và xã hội cách mạng bằng các đại biểu
Nhóm thực hiện: lớp 29 K34
2
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC VÀ TRIỂN VỌNG
Bolshevik trong các xô viết. Ngày 31 tháng 8, Xô Viết Petrograd và sau đó ngày 5 tháng
9, Xô Viết Moskva đã thông qua các nghị quyết của Đảng Bolshevik và chuẩn bị khởi
nghĩa vũ trang giành lại chính quyền.
 Diễn biến
Sang tháng 10, làn sóng cách mạng lan tràn khắp nước Nga. Ngày 7 tháng 10,
Lenin từ Phần Lan trở về nước trực tiếp lãnh đạo cuộc hành động. Ngày 10 tháng 10,
ban chấp hành trung ương họp quyết định khởi nghĩa vũ trang. Tại hội nghị này ban
chấp hành trung ương đã bầu ra bộ chính trị do Lenin đứng đầu để lãnh đạo cuộc tạo
phản. Tuy nhiên, một số ủy viên không tán thành kế hoạch khởi nghĩa nên ngày 18
tháng 10 họ đã đăng ý kiến của mình trên tờ báo Đời sống mới do đó chính phủ lâm thời
biết được kế hoạch tạo phản nên đã chuẩn bị đề phòng. Do đó Lenin đã quyết định tạo
phản sớm 1 ngày tức là ngày 24 tháng 10 làm cho đối thủ bất ngờ
Ngày 24 tháng 10 (6-11), Lenin viết cho ban chấp hành Trung ương Đảng: " vô
luận bằng cách nào cũng không được để chính quyền nằm trong tay Kerensky và bè lũ
đến ngày 25 tháng 10. Việc đó phải tuyệt đối quyết định ngay chiều nay hay đêm nay.
Lịch sử sẽ không tha thứ những người cách mạng hôm nay có thể thắng (và nhất định sẽ
chiến thắng hôm nay) mà lại để chậm trễ, vì đợi đến ngày mai không khéo họ lại gặp tổn
thất nhiều, không khéo họ lại bị mất hết cả"
Chiều ngày 24 tháng 10, Lenin cải trang đến điện Smolny để lãnh đạo cuộc khởi
nghĩa. Tại điện Smolny trên các cửa sổ đều có đốt lửa, phía ngoài là xe thiết giáp, trạm
gác bố trí tại cửa ra vào. Binh sĩ vũ trang đi lại tấp nập. Tin Lenin trực tiếp lãnh đạo

cuộc khởi nghĩa nhanh chóng được báo tới khắp các trung đoàn và nhà máy. Trong khi
đó, chính phủ tư sản lâm thời đưa các đội canh gác đến đóng chung quanh những cơ
quan quan trọng nhất bao gồm các học sinh sĩ quan, tiểu đoàn kị binh xung kích, tiểu
đoàn lính phụ nữ và các đơn vị Cossacks tập trung tại Cung điện Mùa Đông. Sáng ngày
25 tháng 10, với danh nghĩa bộ chỉ huy tối cao, Kerensky đến bộ tổng tham mưu ra lệnh
cho các trung đoàn Cossacks sông Đông số 1, 4, 14 đến tiếp ứng nhưng các đơn vị này
lấy lí do là kị binh của họ không có bộ binh mang súng máy yểm trợ nên không thi hành
mệnh lệnh. Các đơn vị ở Petrograd cũng từ chối tiếp viện. Kerensky nghe tin liền báo
cho chính phủ lâm thời biết lực lượng còn rất ít sau đó viện lí do đến gặp các đơn vị đã
Nhóm thực hiện: lớp 29 K34
2
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC VÀ TRIỂN VỌNG
lợi dụng xe của đại sứ quán Mỹ trốn khỏi thành phố. Tất cả các sĩ quan cao cấp cũng bỏ
về nhà riêng chỉ còn các bộ trưởng ở lại Cung điện Mùa Đông
Chiều 24 tháng 10, cuộc khởi nghĩa bắt đầu. Theo kế hoạch,các đơn vị cận vệ đỏ
tập trung lực lượng đánh chiếm các khu vực đầu mối, trụ sở các bộ, tổng đài điện thoại,
nhà ga, các cầu bắc qua sông Neva. Ngay trong đêm 24 tháng 10, quân khởi nghĩa đã
chiếm được toàn bộ Petrograd, bao vây Cung điện Mùa Đông mà hầu như không tổn
thất. Kế hoạch tấn công cung điện Mùa Đông được ấn định vào rạng sáng ngày 25 tháng
10. Đến 7 giờ sáng, đợt tấn công thứ nhất bắt đầu. Các vòng đai dần khép lại nhưng các
cuộc tấn công quá chậm và phải dùng xe hơi chuyển mệnh lệnh. 3 giờ chiều, đại bác
được chĩa thẳng vào cung điện Mùa Đông. Các chiến sĩ Cận vệ đỏ đứng sau những
chướng ngại vật hoặc làm nhiệm vụ tuần tiễu chờ lệnh phát hỏa. Các đội tuần tra quan
sát theo dõi mọi hoạt động của bọn phản cách mạng. Đến 6 giờ chiều, cung điện bị vây
chặt, binh sĩ và thủy thủ tiến sát đến cung điện và chiếm lấy tất cả những góc đường và
các mái nhà ở bến tàu cạnh bộ Hải quân và cung điện. Bọn sĩ quan dựng chướng ngại
vật chặn cổng ra vào Cung điện Mùa Đông, nã súng trường và súng máy vào các mục
tiêu di động.
6 giờ chiều, đảng Bolshevik gửi tối hậu thư cho Bộ tham mưu quân sự Petrograd
buộc đầu hàng nếu không sẽ cho chiến hạm Rạng Đông tấn công. Một tối hậu thư khác

được gửi đến cho chính phủ lâm thời buộc phải dọn sạch chướng ngại vật và đầu hàng
vô điều kiện. Theo điều kiện đã quy định, sau 20 phút không nhận được câu trả lời sẽ
cho chiến hạm Rạng Đông tấn công. 9 giờ 45 phút, chiến hạm Rạng Đông nổ loạt súng
lệnh báo hiệu tấn công. Hàng người bảo vệ cung điện rối loạn và lợi dụng điều đó, thủy
thủ, chiến sĩ Cận vệ đỏ và binh sĩ cách mạng tràn vào cung điện. Cuộc chiến diễn ra tới
2 giờ 45 phút sáng thì kết thúc. Toàn bộ chính phủ tư sản lâm thời bị bắt (trừ Kerensky).
 Kết quả
Ngay trong đêm 7 tháng 11 năm 1917 (25 tháng 10 theo lịch Nga), Đại hội Xô
Viết toàn Nga lần thứ hai tuyên bố khai mạc tại điện Smoniyl và tuyên bố thành lập
chính quyền Xô Viết do Lenin đứng đầu. Các sắc lệnh đầu tiên của chính quyền Xô Viết
đã được thông qua là Sắc lệnh hòa bình và Sắc lệnh ruộng đất. Chính quyền Xô Viết còn
thực hiện các biện pháp thủ tiêu các tàn tích của chế độ cũ như xóa bỏ sự phân biệt đẳng
Nhóm thực hiện: lớp 29 K34
2
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC VÀ TRIỂN VỌNG
cấp, những đặc quyền của giáo hội, nam nữ bình đẳng. Đối với các dân tộc, chính phủ
Xô Viết công bố bản Tuyên ngôn về quyền các dân tộc ở Nga khẳng định quyền bình
đẳng của các dân tộc và cho phép các dân tộc có quyền tự quyết như công nhận nền độc
lập của Ba Lan, Phần Lan. Các cơ quan trung ương và Xô Viết các địa phương được
thành lập. Tháng 12 năm 1917, Hội đồng kinh tế quốc dân tối cao được thành lập nhằm
xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Như vậy,lần đầu tiên trong lịch sử, Nhà nước Xô
Viết do V.I.Lênin đứng đầu đã ra đời trong “Mười ngày rung chuyển thế giới”.
 Ý nghĩa
Cách mạng tháng Mười Nga thành công đã chứng minh những dự báo của Các
Mác và Ph.Angghen về sự ra đời tất yếu của hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản chủ
nghĩa, mở đầu một thời đại mới trong lịch sử thế giới: “Một kỉ nguyên mới đã mở ra
trong lịch sử thế giới. Nhân loại đang vứt bỏ hình thức cuối cùng của chế độ nô lệ: chế
độ nô lệ tư bản hay chết độ nô lệ làm thuê. Thoát khỏi được chế độ nô lệ đó, lần đầu
tiên nhân loại sẽ bước vào chế độ tự do chân chính”. Và từ đây mô hình xã hội chủ
nghĩa đầu tiên trên thế giới ra đời.

Sự thắng lợi của cách mạng tháng Mười là cột mốc đánh dấu sự mở đầu một thời
đại lịch sử mới, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên toàn thế
giới. Sự ra đời của hình thái xã hội chủ nghĩa tuân theo tính tất yếu của quy luật khách
quan trong quá trình phát triển của các hình thái kinh tế xã hội. Hình thái kinh tế xã hội
chủ nghĩa ra đời đã phủ định hình thái kinh tế tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân là
giai cấp trung tâm thay thế cho giai cấp tư sản và Cách mạng tháng 10 Nga vẫn chưa có
một cuộc cách mạng nổ ra để xóa bỏ hoàn toàn hình thái tư bản chủ nghĩa.
Cách mạng tháng Mười thắng lợi đã cổ vũ hàng loạt các nước đứng lên đấu tranh
giành độc lập cho dân tộc, dân chủ cho nhân dân, xóa bỏ tàn tích của chế độ thực dân
phong kiến. Nhiều nước trong số đó đã lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Chủ
nghĩa xã hội đã vượt ra khỏi phạm vi một nước, trở thành hệ thống thế giới.
 Mô hình chủ nghĩa xã hội đầu tiên trên thế giới:
Mô hình đầu tiên của chủ nghĩa xã hội ra đời trong bối cảnh hết sức đặc biệt. Từ
sau Cách mạng tháng 10 đến kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Liên Xô là nước
Nhóm thực hiện: lớp 29 K34
2
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC VÀ TRIỂN VỌNG
xã hội chủ nghĩa duy nhất. Điều kiện xây dựng một chế độ mới cực kì khó khăn và phức
tạp: nền kinh tế vốn lạc hậu lại bị tàn phá nặng nề trong Chiến tranh thế giới thứ nhất,
sau đó là nội chiến, tiếp đó là chiến tranh can thiệp của 14 nước đế quốc và bị bao vây
cấm vận về nền kinh tế.
Từ năm 1918 đến mùa xuân 1921, để bảo đảm cung cấp lương thực cho nhân dân
trong điều kiện lương thực cực kỳ khan hiếm, Đảng Cộng sản Nga, đứng đầu là Lenin
đã đề ra Chính sách cộng sản thời chiến, tiến hành quốc hữu hoá tài sản, tư liệu sản xuất
quan trọng nhất của bọn tư sản cầm quyền, đại địa chủ và các thế lực chống phá cách
mạng khác.
Đến tháng 3/1921 sau khi nội chiến kết thúc, tại Đại hội X Đảng Cộng sản Nga với
việc đề ra Chính sách kinh tế mới (NEP). V.I.Lênin đã chỉ rõ trong những điều kiện mới
, việc sử dụng những hình thức kinh tế quá độ của chủ nghĩa tư bản nhà nước là một bộ
phận rất quan trọng của chính sách này. Thời kì Chính sách cộng sản thời chiến đã kết

thúc, giờ đây với việc thực thi NEP, chủ nghĩa tư bản nhà nước là một hình thức tư bản
rất thích hợp để giúp nước Nga Xô Viết nhanh chóng khắc phục tình trạng suy sụp kinh
tế sau chiến tranh và ngăn chặn những nảy sinh tự phát của nền sản xuất hàng hóa nhỏ -
mầm mống của sự phục hồi chủ nghĩa tư bản. Sở dĩ chủ nghĩa tư bản nhà nước dưới
điều kiện chuyên chính vô sản có ý nghĩa quan trọng và tác dụng to lớn như vậy vì như
định nghĩa của V.I.Lênin – đó là một thứ chủ nghĩa tư bản có liên quan với nhà nước.
Nhà nước đó là nhà nước của giai cấp vô sản. Thông qua việc sử dụng chủ nghĩa tư bản
nhà nước, giai cấp vô sản có thể học tập, kế thừa và phát huy có chọn lọc tất cả những
tài sản vật chất, kỹ thuật và tinh hoa tri thức trong kinh nghiệm sản xuất kinh doanh của
các nhà tư bản cũng như tri thuwcskho học, kỹ thuật và trình độ khoa học quản lý kinh
tế của các chuyên gia tư sản. Nhà nước vô sản có thể sử dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước
như là một hệ thống các chính sách, công cụ, biện pháp nhằm điều tiết mọi hoạt động
của các xí nghiệp tư bản còn tồn tại trong thời kì quá độ, nhằm hướng tới mục đích vừa
sử dụng vừa cải tạo bằng phương pháp hòa bình đối với các thành phần kinh tế tư bản
chủ nghĩa và sản xuất nhỏ. Với ý nghĩa đó, chủ nghĩa tư bản nhà nước còn có thể được
coi là một trong những phương thức, phương tiện , con đường có hiệu quả trong việc
Nhóm thực hiện: lớp 29 K34
2
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC VÀ TRIỂN VỌNG
thúc đẩy xã hội hóa và làm tăng nhanh lực lượng sản xuất của chủ nghĩa xã hội mà kết
quả căn bản của sự xã hội hóa này thể hiện ở việc phát triển ngày càng mạnh mẽ một
nền sản xuất hàng hóa quá độ xã hội chủ nghĩa, giai đoạn trung gian của nền sản xuất
hàng hóa xã hội chủ nghĩa trong tương lai.
Sau khi V.I.Lênin qua đời, chính sách kinh tế mới không được thực hiện triệt để và
thực hiện chưa được bao lâu thì từ cuối những năn 20 đầu những năm 30 của thế kỷ XX,
triệu chứng của một cuộc chiến tranh thế giới mới ngày càng lộ rõ. Trong bối cảnh ấy,
phải làm sao nhanh chóng biến nươc Nga lạc hậu thành cường quốc công nghiệp, vừa để
xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội, xóa bỏ nghèo nàn lạc hậu, vừa để chuẩn
bị đối phó với nguy cơ chiến tranh. Giải quyết nhiệm vụ này trong một thời gian ngắn
nhất là vấn đề sống còn đặt ra đối với vận mệnh của Tổ quốc và chế độ xã hội chủ

nghĩa ở nước Nga. Trong điều kiện như vậy, để giải quyết nhiệm vụ lịch sử vô cùng khó
khăn nói trên, nhà nước Xô Viết không thể không áp dụng cơ chế kế hoạch hóa tập
trung cao, mọt cơ chế có thể thực hiện được khi chính quyền đã thuộc về giai cấp công
nhân và nhân dân lao động. Thực tế, Liên Xô đã thành công rực rỡ trong sự nghiệp công
nghiệp hóa với thời gian chưa đầy 2 năm, trong đó quá nửa thời gian là nội chiến, chống
chiến tranh can thiệp và khôi phục kinh tế sau chiến tranh. Trong một điều kiện lịch sử
đặc biệt như vậy, chỉ có chủ nghĩa xã hội mới có thể cho phép phát huy cao độ tinh thần
anh dũng, hy sinh của hàng trăm triệu quần chúng nhân dân, mới có thể thực hiện được
những kì tích như vậy.
,?M"K)?
Sau cách mạng của cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng 10 Nga năm 1917 và đặc
biệt là từ năm 1922, Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết (gọi tắt là Liên Xô) ra
đời đã mở đầu một thời đại mới trong lịch sử, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên
chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới. Năm 1924, cách mạng xã hội chủ nghĩa thành công
ở Mông Cổ, ra đời nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa thứ hai trên thế giới.
Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, hàng loạt các nước xã hội chủ nghĩa ra đời ở
Đông Âu (Anbani, Ba Lan, Bungari, Cộng hòa dân chủ Đức, Hunggary, Nam Tư,
Rumani, Tiệp Khắc), ở Việt Nam (9/1945), ở Triều Tiên (9/1948), Cu Ba (1/1959). Chủ
Nhóm thực hiện: lớp 29 K34
2
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC VÀ TRIỂN VỌNG
nghĩa xã hội đã phát triển thành một hệ thống trên thế giới, đạt được những thành tựu to
lớn về kinh tế, xã hội, văn hóa, khoa học kĩ thuật, trở thành chỗ dựa vững chắc cho
phong trào đấu tranh vì hòa bình, tiến bộ trên thế giới, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh của
các thế lực phản động quốc tế. Hội nghị 81 Đảng cộng sản và công nhân của các nước
trên thế giới (tháng 11 năm 1960 tại Matxcova, Liên xô) đã khẳng định : “ đặc điểm chủ
yếu của thời đại chúng ta là hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới đang trở thành nhân tố
quyết định sự phát triển của xã hội loài người ” (hội nghị 81 Đảng cộng sản và công
nhân ở Matxcova, 1960, NXB Sự thật, Hà Nội, 1961)
, ?A$eV'?>hg$AijXgAk$:

Cách mạng tháng 10 Nga đã mở đầu thời đại mới - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư
bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới, thời đại đấu tranh cho hoà bình, độc
lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội, là thời đại đang diễn ra cuộc cách mạng khoa
học và công nghệ nhằm chuẩn bị những tiền đề vật chất chín muồi cho sự xuất hiện chủ
nghĩa xã hội.
Lenin khẳng định, tính phức tạp trong sự vận động của lịch sử nhân loại, song có
thể chia thời đại từ Cách mạng tháng Mười tới nay thành 4 giai đoạn :
Giai đoạn thứ 1 Từ sau Cách mạng tháng Mười năm 1917 tới kết thúc Chiến
tranh thế giới lần thứ hai năm 1945 (Giai đoạn này là giai đoạn chủ nghĩa xã hội mới
hình thành trên phạm vi một số nước như Liên Xô, Mông Cổ …)
Cuộc Cách mạng Tháng Mười là cuộc cách mạng đầu tiên trong lịch sử đưa nhân
dân lao động từ những người nô lệ làm thuê trở thành những người làm chủ đất nước.
Với khí thế lao động của những con người được giải phóng, thông qua chính sách kinh
tế mới, thông qua con đường hợp tác hoá trong nông nghiệp, công nghiệp hoá đất nước,
sau 20 năm Liên Xô đã tạo ra sự phát triển mạnh mẽ trong nền kinh tế.
Giai đoạn thứ 2 : Từ sau năm 1945 tới đầu những năm 1970 (Đây là giai đoạn chủ
nghĩa xã hội phát triển thành hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới.)
Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, hàng loạt các nước xã hội chủ nghĩa ra đời,
nhất là từ sau khi nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa xuất hiện, cùng với những thành
tựu to lớn của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa về kinh tế, xã hội, văn hoá, khoa học
Nhóm thực hiện: lớp 29 K34
2
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC VÀ TRIỂN VỌNG
kỹ thuật … Hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới đã trở thành chỗ dựa vững chắc cho
phong trào đấu tranh vì hoà bình, tiến bộ trên thế giới, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh của
những thế lực phản động quốc tế.
Mặt khác, những thành tựu xây dựng chủ nghĩa xã hội của các nước xã hội chủ
nghĩa đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh vì dân sinh, dân chủ, tiến bộ xã hội trong
các nước tư bản chủ nghĩa, đã động viên nhân dân các nước thuộc địa đứng lên đấu
tranh giải phóng dân tộc. Trong những năm 60 thế kỷ XX, khoảng 100 quốc gia giành

được độc lập dân tộc với những mức độ khác nhau.
Bên cạnh những kết quả đó, trong giai đoạn này, trong phong trào cộng sản và
công nhân quốc tế đã có những bất hoà. Trong “Di chúc” chủ tịch Hồ Chí Minh , phần
về phong trào cộng sản thế giới, Người viết : “… tôi càng tự hào với sự lớn mạnh của
phong trào cộng sản và công nhân quốc tế bao nhiêu thì tôi càng đau lòng bấy nhiêu vì
sự bất hoà hiện nay giữa các Đảng anh em…”
Đây là giai đoạn cơ bản nhất biểu hiện tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội hiện
thực,Chủ nghĩa xã hội hiện thực trở thành hệ thống trên phạm vi toàn thế giới và đạt
nhiều thành tựu rực rỡ mang lại hòa bình độc lập dân tộc, tiến bộ xã hội.
Giai đoạn thứ ba Từ cuối những năm 1970 đến cuối những năm 1991 (Đây là
giai đoạn khủng hoảng của mô hình chủ nghĩa xã hội).
Nguyên nhân : Trong giai đoạn này, ở nhiều nước xã hội chủ nghĩa không chú ý
tới công tác xây dựng Đảng, nhiều kẻ cơ hội chui vào hàng ngũ cộng sản. Một số cá
nhân mắc vào tệ sùng bái cá nhân, kiêu ngạo cộng sản, không đánh giá đúng những thay
đổi trong chính sách của chủ nghĩa tư bản. Ở không ít nước xã hội chủ nghĩa, bộ máy
nhà nước trở nên quan liêu, vi phạm những quyền dân chủ của nhân dân. Trong xây
dựng kinh tế chủ quan, nóng vội, lạc hậu. Trong lĩnh vực xã hội : thực hiện bao cấp tràn
lan, không kích thích được tính tích cực cá nhân.
Những sai lầm kéo dài đã hạn chế tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, dẫn tới tình
trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội ở nhiều nước, buộc các nước phải cải cách đổi mới.
Nhóm thực hiện: lớp 29 K34
2
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC VÀ TRIỂN VỌNG
Trong quá trình cải cách đổi mới, nhiều Đảng cộng sản mắc những sai lầm mang
tính nguyên tắc. Do vậy những thế lực thù địch đã tấn công làm sụp đổ chế độ xã hội
chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô những năm 80 của thế kỷ XX.
Giai đoạn thứ tư Giai đoạn từ đầu những năm 1991 tới nay. (Giai đoạn hiện nay,
chủ nghĩa xã hội thế giới tạm thời lâm vào thoái trào)
Sự sup đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu và Liên Xô đã làm
cho nhiều nước dân tộc chủ nghĩa đã định hướng lên chủ nghĩa xã hội, nhưng giờ đây

mất chỗ dựa về vật chất và tinh thần, các lực lượng phản động giành lại chính quyền và
đưa đất nước theo con đường khác.
Khó khăn hiên nay là : Những thế lực phản động quốc tế đang tìm mọi cách để xoá
bỏ chủ nghĩa Mác – Lênin và phá hoại sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của các
nước xã hội chủ nghĩa còn lại
Để vượt qua khó khăn đó, đòi hỏi các nước xã hội chủ nghĩa phải tự đổi mới, phải
khắc phục những yếu kém, nhược điểm hạn chế trong lĩnh vực đời sống xã hội. Mặt
khác, không ngừng nâng cao năng suất lao động, cải thiện đời sống nhân dân, để nâng
cao sức mạnh mọi mặt của đất nước.
Thời đại ngày nay : “Chủ nghĩa xã hội trên thế giới, từ những bài học thành công
và thất bại cũng như từ khát vọng và sự thức tỉnh của các dân tộc, có điều kiên và khả
năng tạo ra bước phát triển mới. Theo quy luật tiến hoá của lịch sử, loài người nhất định
sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội” (Trích Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX)
2, CAHg$gAk$ijX :
Từ sau chiến tranh Thế giới thứ 2, hệ thống xã hội chủ nghĩa ra đời bao gồm các
nước Liên Xô, Cộng hòa Dân chủ Đức, Hungary, Rumani, Tiệp Khắc, Anbani, Mông
Cổ, Trung Quốc, Triều Tiên, Việt Nam (sau này có thêm Cuba). Mặc dù hiện nay chủ
nghĩa xã hội đang ở trong giai đoạn thoái trào nhưng không thể phủ nhận đã có một thời
kì chủ nghĩa xã hội hiện thực phát triển rực rỡ và đạt được những thành tựu to lớn sau
đây:
, 2Y>F:
Nhóm thực hiện: lớp 29 K34
2
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC VÀ TRIỂN VỌNG
Chế độ xã hội chủ nghĩa đã từng bước đưa nhân dân lao động lên làm chủ xã hội,
thúc đẩy trào lưu đấu tranh cho quyền tự do dân chủ trên toàn thế giới.Sự ra đời của chế
độ xã hội chủ nghĩa cũng có nghĩa là chế độ dân chủ được thiết lập. Bắt nguồn từ bản
chất giai cấp của nó, chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa, chế độ dân chủ cho tuyệt đại đa
số nhân dân lao động, thực hiện ngày càng đầy đủ những quyền dân chủ, ngăn ngừa và
trấn áp những hành vi xâm phạm quyền tự do dân chủ của nhân dân. Mặt khác chế độ xã

hội còn thúc đẩy trào lưu đấu tranh cho nền tự do dân chủ ở các nước tư bản chủ nghĩa
và trên toàn thế giới.
Với sự lớn mạnh toàn diện, chủ nghĩa xã hội có ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống
chính trị thế giới, đóng vai trò quyết định đối với sự sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ
nghĩa đế quốc, mở ra kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc và thời đại quá độ lên
chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới.“Một kỷ nguyên mới đã mở ra trong lịch sử
thế giới. Nhân loại đang vứt bỏ hình thức cuối cùng của chế độ nô lệ: chế độ nô lệ tư
bản hay chế độ nô lệ làm thuê. Thoát khỏi được chế độ nô lệ đó, lần đầu tiên nhân loại
sẽ bước vào chế độ tự do chân chính”.
Chế độ xã hội chủ nghĩa được thiết lập không chỉ mở ra một xu thế phát triển tất
yếu cho các dân tộc là con đường xã hội chủ nghĩa, mà bằng sự giúp đỡ tích cực, có hiệu
quả về nhiều mặt, các nước xã hội chủ nghĩa đã góp phần làm phát triển mạnh mẽ phong
trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Chủ nghĩa xã hội đã vượt khỏi phạm vi một nước
trở thành hệ thống trên thế giới đối lập với thế giới tư bản chủ nghĩa. Năm 1919 chỉ có
một nước XHCN với 16% diện tích và 7,8% dân số thế giới; sau gần 70 năm đã có 15
nước XHCN, chiếm 26% lãnh thổ và 1/3 dân số thế giới. Với sự ủng hộ, giúp đỡ toàn
diện của các nước XHCN, từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ II phong trào giải phóng
dân tộc đã giành được những thắng lợi nhất định - hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế
quốc với 72% diện tích và 70% dân số thế giới hầu như hoàn toàn tan rã. Tính đến nay,
hàng trăm nước đã giành được độc lập. Trên một trăm nước tham gia vào Phong trào
không liên kết.
Ngay tại các nước phương Tây, nhân dân lao động với sức hấp dẫn thực tế của chủ
nghĩa xã hội đã đấu tranh đòi các quyền dân sinh, dân chủ, các phúc lợi xã hội…Với sức
Nhóm thực hiện: lớp 29 K34
2
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC VÀ TRIỂN VỌNG
ép của các nước xã hội chủ nghĩa, các nước phương Tây phải nhượng bộ và chấp nhận
thực tế rất nhiều yêu sách của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
Sức mạnh của chủ nghĩa xã hội hiện thực đóng vai trò quyết định đẩy lùi nguy cơ
chiến tranh hủy diệt, bảo vệ hòa bình thế giới.

, 2Y)*
Trong hơn 70 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, Liên Xô và các nước xã hội chủ
nghĩa đã đạt được sự phát triển mạnh mẽ về tiềm lực kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất
của chủ nghĩa xã hội trên qui mô lớn với trình độ hiện đại, bảo đảm ngày càng tốt hơn
đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Trước năm 1917, Liên Xô là một nước tư bản trung bình đứng thứ 5 Thế giới về
sản xuất công nghiệp. Khi bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, thu nhập quốc dân
tính theo đầu người của Liên Xô chỉ bằng 1/22 của Mỹ cùng thời. Sau 20 năm cách
mạng (1937) Liên Xô đã trở thành một siêu cường công nghiệp vươn lên đứng đầu Châu
Âu và đứng thứ 2 trên Thế giới chỉ sau Mỹ.
Tính đến năm 1960, hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới gồm 13 nước với dân số 1
tỷ người so với trên toàn thế giới là 3 tỷ người, GDP của các nước xã hội chủ nghĩa
chiếm khoảng 1/3 của thế giới.
Từ năm 1961-1970, GDP của Liên Xô tăng bình quân 8,5%/năm. Năm 1985, thu
nhập quốc dân của Liên Xô bằng 66% của Mỹ (tổng sản phẩm của Mỹ là 4166,8 tỷ
USD; của Liên Xô là 2234,78 tỷ USD), sản lượng công nghiệp bằng 85% của Mỹ.
Trong suốt 70 năm sau Cách mạng tháng Mười, nhịp độ tăng trưởng kinh tế của
Liên Xô luôn gấp đôi Mỹ. Tính đến năm 1987, thu nhập quốc dân của Liên Xô tăng 150
lần.
%, 2YBl$cijX
Liên Xô đã trở thành một nước có trình độ học vấn cao, thu được những thành tựu
đáng kể trong việc chăm sóc sức khỏe, phát triển y tế và bảo đảm phúc lợi xã hội cho
nhân dân lao động.
Trước cách mạng Tháng Mười, 3/4 nhân dân Nga mù chữ, chỉ 20 năm sau, nạn mù
chữ đã xóa xong, trong khi đó để xóa mù chữ Chủ nghĩa tư bản đã mất 180 năm đối với
nam giới và 280 năm đối với nữ giới. Vào cuối năm 1980, Liên Xô là một trong những
nước có trình độ học vấn cao nhất thế giới (164 triệu người có trình độ trung học và đại
học, chiếm 1/4 số lượng các nhà khoa học và 1/5 phát minh khoa học trên thế giới).
Nhóm thực hiện: lớp 29 K34
2

CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC VÀ TRIỂN VỌNG
Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa trước đây đã đạt được những bước tiến lớn
trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, chinh phục vũ trụ (Năm 1957 Liên Xô phóng vệ
tinh nhân tạo đầu tiên trên thế giới. Năm 1961 phóng con tàu vũ trụ đầu tiên có người
điều khiển. Năm 1968 chế tạo trạm không gian đầu tiên trên vũ trụ), có tiềm lực quân
sự và công nghiệp quốc phòng hùng mạnh. Trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật,
khoa học và công nghệ cũng có những thành tựu rất to lớn
Tóm lại, từ tháng 11 năm 1917 cho đến sự kiện tháng 8 năm 1991, chủ nghĩa xã hội ở
Liên Xô đã tồn tại hơn 70 năm, ở các nước Đông Âu hơn 40 năm kể từ năm 1945. Chủ
nghĩa xã hội hiện thực đã trải qua một thời kỳ phát triển rực rỡ, có những thành tựu to
lớn và đã phát huy tác dụng mạnh mẽ đến tiến trình phát triển lịch sử của loài người. Dù
phải chứng kiến một sự thật đau lòng về sự tan rã của Liên Xô và chế độ XHCN ở các
nước Đông Âu vào những năm cuối thế kỷ XX, nhưng điều đó không có nghĩa là tư
tưởng XHCN bị phá sản. Dù phải trải qua những quanh co, phức tạp, lâu dài; nhưng
CNXH nhất định sẽ được hoàn thiện và chiến thắng.
2,/)gAVRAmn"o=epg$@OKK@2* :
,/)gAVRABo=epg$@OKK@2*
Khi chủ nghĩa xã hội còn là học thuyết, vào những năm 70 của thế kỷ XIX, sau
thất bại của Công xã Pari, cuộc khủng hoảng đầu tiên đã diễn ra, Quốc tế II tan rã (năm
1876). Nhưng từ trong khủng hỏang, sự phát triển của lí luận của thời kì này đã phá vỡ
sự bế tắc trong phong trào công nhân đưa đến sự thành lập quốc tế II (năm 1889).
Đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đọan đế
quốc chủ nghĩa, đặc biệt là từ sao khi Ph.Ăngghen qua đời, Quốc tế II phân rã thành
phái hữu, phái tả và phái giữa. Từ sau cách mạng Tháng Mười Nga thành công, dưới sự
lãnh đạo của V.I.Lênin, Quốc tế III - Quốc tế cộng sản được thành lập, chấm dứt sự
khủng hỏang lần thứ hai.
Bắt đầu cuối những năm 80 của thế kỷ XX, Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu
đi vào thời kỳ khủng hỏang. Từ tháng 4 năm 1989 trở đi, sự đổ vỡ diễn ra liên tiếp ở các
nước Đông Âu. Chỉ trong vòng 2 năm, đến tháng 9 năm 1991, chế độ XHCN ở Liên Xô
và sáu nước Đông Âu sụp đổ hòan tòan.

Nhóm thực hiện: lớp 29 K34
2
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC VÀ TRIỂN VỌNG
,AHIELmne*o)gAq$ABo=epg$@OK
K@2*
 Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự khủng hỏang và sụp đổ của mô hình
CNXH Xô Viết:
Sau khi Lênin qua đời, ở Liên Xô, chính sách kinh tế mới không được tiếp tục thực
hiện mà chuyển sang kế họach hóa tập trung cao độ. Thời gian đầu, kế hoạch hóa tập
trung đã phát huy tác dụng mạnh mẽ, song đã biến dạng thành kế hoạch tập trung quan
liêu, bao cấp. Sau chiến tranh thế giới thứ II, Liên Xô vẫn tiếp tục duy trì mô hình này,
tuyệt đối hóa cơ chế tập trung hóa cao độ, từ bỏ một cách chủ quan duy ý chí nến kinh tế
hàng hóa, cơ chế thị trường, thực hiện chế độ bao cấp tràn lan, triệt tiêu tính chủ động
sáng tạo của người lao động.
Do chậm đổi mới cơ chế kinh tế, hệ thống quản lí, nói chung là chậm đổi mới mô
hình XHCN, nên hậu quả là Liên Xô đang rút ngắn dần khỏang cách về trình độ phát
triển kinh tế so với các nước tư bản phát triển thì từ giữa những năm 70 của thế kỷ XX,
tình hình diễn ra theo chiều hướng ngược lại. Sự thua kém rõ rệt của Liên Xô thể hiện
trong lĩnh vực công nghệ và năng suất lao động. Mà đây là yếu tố quyết định hòan tòan
thắng lợi của chế độ mới.
Những sai lầm chủ quan nghiêm trọng, kéo dài cản trở sự đổi mới đúng đắn là
nguyên nhân sâu xa làm chế độ XHCN suy yếu rơi vào khủng hoảng. Đó không phải
những sai lầm khuyết tật do bản chất của chế độ XHCN, mà do quan niệm giáo điều về
CNXH. Cương lĩnh năm 1991 của Đảng ta chỉ rõ “do duy trì quá lâu những khuyết tật
của mô hình cũ của CNXH, chậm trễ trong cách mạng khoa học và công nghệ” nên gây
ra tình trạng trì trệ kéo dài về kinh tế - xã hội rồi đi tới khủng hoảng.
 Nguyên nhân chủ yếu, trực tiếp dẫn đến sự khủng hỏang và sụp đổ của
mô hình CNXH Xô Viết:
Sự sụp đổ CNXH ở Liên Xô và Đông Âu có hai nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp
sau đây:

Một là, trong cải tổ, Đảng cộng sản Liên Xô đã mắc sai lầm về đường lối chính
trị, tư tưởng và tổ chức. Đó là đường lối tả khuynh, cơ hội và xét lại, thể hiện trước hết ở
Nhóm thực hiện: lớp 29 K34
2
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC VÀ TRIỂN VỌNG
những người lãnh đạo cao nhất. Trong ban lãnh đạo đất nước đã diễn ra cuộc đấu tranh
nội bộ rất khốc liệt để giành quyền lực. Dần dần phe Stalin thắng thế vào vị trí độc tôn
trong bộ máy lãnh đạo Đảng và Nhà nước với hình thức độc quyền cao nhất là sùng bái
cá nhân Stalin. Để củng cố vị trí tuyệt đối, Stalin thâu tóm tất cả quyền lực vào tay cá
nhân mình, dùng thanh trừng trong nội bộ Đảng, Nhà nước và đàn áp ngoài xã hội để xử
tử, khủng bố mọi đối thủ, mọi chính kiến bất đồng ngay trước khi bộc lộ. Bộ máy Bộ
dân ủy nội vụ được dùng như công cụ đàn áp của cá nhân lãnh tụ Stalin để tạo tài liệu
vu khống và tiêu diệt cá đối tượng cần phải thanh tóan theo chỉ đạo của Stalin. Sự vu
khống tố cáo được khuyến khích, đề cao như một phẩm chất trung thành với Đảng và
lãnh tụ.
Cuộc cải tổ của Liên Xô bắt đầu năm 1896 đã kết thúc trong sự đổ vỡ hòan toàn
năm 1991. Đường lối cải tổ ở Liên Xô thực chất là đường lối trượt dài từ cơ hội hữu
khuynh đến hòan tòan từ bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin. Những tuyên bố ban đầu “cải tổ để
có nhiều dân chủ hơn, nhiều chủ nghĩa xã hội hơn”, “chúng ta sẽ đi tới CNXH tốt đẹp
hơn chứ không đi ra ngoài nó”, “chúng ta tìm trong khuôn khổ của CNXH chứ không
phỉa ở ngoài giới hạn của nó những câu trả lời cho những vấn đề do cuộc sống đặt
ra”,v.v., rốt cuộc chỉ là những lời tuyên bố suông ngụy trang cho ý đồ phản bội.
Những lãnh đạo cải tổ lùi dần từng bước, từng bước, thậm chí ngày càng công
khai tuyên bố từ bỏ những mục tiêu XHCN mà họ đã từng hứa hẹn, từ bỏ Mác-Lênin, từ
bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản.
Chủ trương đưa ra lúc đầu là tăng tốc về kinh tế để chấm dứt sự trì trệ. Đẩy mạnh
nhịp độ phát triển không có gì sai mà là tất yếu, bức bách. Vấn đề là tăng tốc bằng cách
nào thì không có câu trả lời đúng đắn. Đổi mới công nghệ bằng cách nào cũng bế tắc.
Người ta liền quy cho cơ chế quản lý kinh tế nhưng rồi cũng trầy trật; người ta chũng
chuyển nhanh sang cải tổ chính trị coi đây là “cái chìa khóa” cho mọi vấn đề. Hội nghị

Đảng toàn quốc lần thứ 19(năm 1988) chủ trương chuyển trọng tâm sang cải tổ chính trị
trên cơ sở cái gọi là “tư duy chính trị mới”. Thực chất đó là sự thỏa hiệp vô nguyên tắc,
là sự đầu hàng, là sự từ bỏ lập trường giai cấp, là sự phản bội chủ nghĩa Mác-Lênin,
phản bội sự nghiệp XHCN. Cuộc cải cách chính trị đánh thẳng vào hệ thống chính trị
Nhóm thực hiện: lớp 29 K34
2
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC VÀ TRIỂN VỌNG
của CNXH, trước hết là vào tổ chức Đảng. Nhóm lãnh đạo cải tổ tìm cách loại bỏ Ủy
ban Trung ương Đảng hàng loạt những người không tán thành đường lối sai lầm của cải
tổ, kiên trì đường lối chủ nghĩa Mác-Lênin. Những người ngấm ngầm hoặc công khai
thù địch với chủ nghĩa Mác-Lênin chiếm các vị trí chủ chốt trong bộ máy Đảng và Nhà
nước.
Hai là, chủ nghĩa đế quốc đã can thiệp toàn diện, vừa tinh vi, vừa trắng trợn, thực
hiện được “diễn biến hòa bình” trong nội bộ Liên Xô và các nước Đông Âu.
Diễn biến hòa bình lúc đầu CNĐQ sử dụng như là một phương thức thủ đoạn luôn
gắn với chiến lược quân sự, hỗ trợ cho chiến lược quân sự, dần dần phát triển thành một
chiến lược hoàn chỉnh trong chiến lược phản cách mạng toàn cầu của chúng. Quá trình
đó diễn ra như sau:
Những năm của thập kỷ 40-50 (sau chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc). Ngày
22/12/1946 người đại diện của Mỹ ở Liên Xô đã trình lên chính phủ Mỹ kế họach chống
Liên Xô toàn diện: bao vây quân sự, phong tỏa kinh tế, lật đổ chính trị, có thể dùng vũ
lực can thiệp. Cũng trong thời gian này Giám đốc CIA tuyên bố: mục tiêu là phải gieo
rắc ở Liên Xô sự hỗn loạn và bắt đầu chiến tranh bằng tâm lý thay giá trị của họ bằng đồ
rởm và tìm mọi cách ủng hộ, nâng đỡ đám gọi là nghệ sĩ để họ truyền bá bạo lực, đồi
trụy, CN vô liêm sĩ phản bội. Tóm lại mọi thứ vô đạo đức. Từ đó chiến tranh tâm lý
chống Liên Xô được nâng lên thành quốc sách ở Mỹ, gọi là “chiến tranh tâm lý tổng
lực”. Trong hai năm 49-50, Mỹ đã chi 50 Triệu đô cho hoạt động chiến tranh tâm lý,
năm 1949 Mỹ lập Ủy ban Châu âu tự do có đài phát thanh riêng.
Những năm 60, Tổng thống Kennerdy đưa ra chiến tranh hòa bình với chính sách
“mũi tên và cành oliu”. Từ nay diễn biến hòa bình, bước đầu thành chiến lược Chủ

nghĩa đế quốc và luôn đi cạnh sức mạnh quân sự.
Những năm 70, Tổng thống Nichxon triệt để sử dụng chính sách ngoại giao “cây
gậy và củ cà rốt”, Mỹ vừa đe dọa bằng sức mạnh quân sự, vừa mua chuộc bằng lợi ích
kinh tế nhằm khuất phục các nước, nhất là các nước chậm phát triển. Trên thực tế, một
mặt tiếp xúc hoà hoãn với các nước XHCN: tiến hành thẩm thấu tư tưởng và văn hóa,
Nhóm thực hiện: lớp 29 K34
2
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC VÀ TRIỂN VỌNG
gieo rắc hạt giống phá hoại từ bên trong, thực hiện đối thoại thay cho đối đầu với Liên
Xô và các nước XHCN.
Năm 1988, Nichxon xuất bản cuốn sách “chiến thắng không cần chiến tranh”. Đó
là cơ sở cho sự làm mốc cho sự hoàn chỉnh chiến lược diễn biến hòa bình về lí luận.
Ông ta viết: “ Toàn bộ vũ khí của chúng ta, các hiệp định mậu dịch, viện trợ kinh tế sẽ
không đi đến đâu nếu chúng ta thất bại trên mặt trận tư tưởng”. Chiến lược của Mỹ
trước sau như một là đưa chiến tranh vào bên trong “bức màn sắt”.
Năm 1989, Tổng thống Bush đi thăm một số nước XHCN ở Đông Âu, Ba Lan,
Hungari đã phát hiện những mâu thuẫn trong nội bộ Đảng cộng sản và những sai lầm
của Đảng trng việc xây dựng XHCN và ông Bush đã xúc tiến nhanh chóng học thuyết
“vượt trên, ngăn chặn”.
Cuối những năm 80 đầu 90, diễn biến hòa bình được CNĐQ thực hiện ráo riết, nó
trở thành một chiến lược tiến công mạnh mẽ vào các nước XHCN ở Đông Âu và Liên
Xô. Chủ nghĩa đế quốc thường xuyên tiến hành chiến tranh khi bằng súng đạn, khi bằng
diễn biến hòa bình, chống CHXH, chống Liên Xô. Chủ nghĩa đế quốc đã gây ra cuộc
chiến tranh lạnh từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, mâu thuẫn chủ nghĩa tư bản và chủ
nghĩa cộng sản: Hoa Kỳ đứng đầu phe tư bản chủ nghĩa đấu tranh để hạn chế và trịêt
tiêu sự phát triển của chủ nghĩa cộng sản, còn Liên Xô lãnh đạo phe XHCN vì mục tiêu
xây dựng chủ nghĩa cộng sản và truyền bà chủ nghĩa này ra khắp thế giới. Các chiến
lược gia phương Tây đã sớm nhận ra “cái gót chân Asin” cải tổ, đó là đường lối xét lại,
là hệ tư tưởng tư sản, là chính sách thỏa hiệp, nhân nhượng vô nguyên tắc với Mỹ và
phương Tây thử hiện tập trung ở “tư duy chính trị mới”. Các thế lực chống CNXH ở bên

ngoài theo sát quá trình cải tổ, tìm mọi cách lái nó đi theo ý đồ của chúng. Các thế lực
bên ngoài tác động vào cải tổ cả về tư tưởng, chính trị và tổ chức. Hứa hẹn về viện trợ
được làm bằng một thứ vũ khí rất lợi hại để lái cuộc cải tổ theo quỹ đạo mà phương Tây
mong muốn. Chủ nghĩa đế quốc đã đẩy mạnh “diễn biến hòa bình” trong nội bộ Liên Xô
và Đông Âu.
Tóm lạir sự phá hoại của chủ nghĩa đế quốc, cùng với sự phản bội từ bên trong
của cơ quan lãnh đạo cao nhất là nguyên nhân trực tiếp làm Liên Xô sụp đổ. Hai nguyên
Nhóm thực hiện: lớp 29 K34
2
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC VÀ TRIỂN VỌNG
nhân này quyện chặt vào nhau, tạo nên một lực cộng hưởng rất mạnh và nhanh như cơn
lốc chính trị trực tiếp phá sập ngôi nhà Chủ nghĩa. Trong đó nguyên nhân trực tiếp và
chủ yếu chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội hiện
thực.Tất nhiên, xét cho cùng, chính bọn cơ hội, sự mất cảnh giác cách mạng trong hàng
ngũ những người cộng sản đã tạo “cơ hội vàng” cho chủ nghĩa đế quốc “chiến thắng mà
không cần chiến tranh”.
Tình hình XHCN trì trệ và khủng hỏang do những sai lầm của mô hình cũ thì cải
tổ, cải cách, mở cửa là tất yếu. Vì chỉ có một cuộc cải tổ, cải cách, mở cửa, đổi mới sâu
sắc, tòan diện mới đủ đưa CNXH thoát khỏi khủng hỏang để bước vào thời kỳ phát triển
mới. Cải tổ, cải cách, mở cửa, đổi mới là tất yếu nhưng sụp đổ là không tất yếu. Vấn đề
ở chổ cải cách, cải tổ, mở cửa, đổi mới thế nào, nhằm mục đích gì, theo đường lối nào?
7,040K65
,7Rsg$gAk$MtR
Là một chế độ áp bức,bốc lột và đày rẫy những bất công:CNTB gây nên những
bất ổn trên thế giới. Trong quá trình toàn cầu hoá CNTB gây nên khoảng cách giàu và
nghèo giữa các dân tộc trên thế giới, giữa các giai tầng xã hội của cùng dân tộc ngày
càng gay gắt gây ra một chế độ áp bức kinh tế (chủ nghĩa đế quốc kinh tế) còn nặng nề
hơn chế độ thuộc địa thực dân ngày xưa, gây bất ổn trên thế giới.
Xã hội công dân của xã hội tư bản không thể giải quyết các mâu thuẫn đối
kháng: Tính chất xã hội ngày càng cao của lực lượng sản suất với chế độ chiếm hữu tư

bản chủ nghĩa về tư liệu sản suất diễn ra ngày càng sâu sắc, mâu thuẩn giữa 2 giai cấp
cơ bản: giai cấp công nhân và giai cấp tư sản (các nhà nước tư bản chủ nghĩa không làm
tốt công tác điều tiết xã hội mà nó luôn có xu hướng bảo vệ giai cấp tư sản, bóc lột các
tầng lớp lao động làm cho mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc hơn),bản thân của chủ
nghĩa tư bản không thể khắc phục nổi tình trạng khủng hoảng kinh tế, ngoài khủng
hoảng mang tính chu kỳ ra còn có khủng hoảng cơ cấu, khủng hoảng thể chế, khủng
hoảng tài chính tiền tệ Các loại khủng hoảng và những khó khăn của chủ nghĩa tư bản
đã dẫn tới hàng loạt vấn đề xã hội nảy sinh như tình trạng thất nghiệp, nghèo khó và
chênh lệch giàu nghèo xã hội, mâu thuẫn dân tộc tăng lên, trật tự xã hội hỗn loạn, hoạt
Nhóm thực hiện: lớp 29 K34
2
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC VÀ TRIỂN VỌNG
động tội phạm gia tăng v.v Chủ nghĩa tư bản ngày nay dù đã có những điều chỉnh
nhưng vẫn là “một thế giới không thể chấp nhận” như Renê Duynông khẳng định trong
cuốn sách của mình.
Bản chất của chủ nghĩa tư bản không thay đổi. Chủ nghĩa tư bản có vai trò to lớn
đối với vai trò to lớn đối với lịch sử phát triển của nhân loại. Trong mấy thập kỉ qua do
biết tự điều chỉnh và thích ứng đồng thời sử dụng triệt để những thành tựu của cách
mạng khoa học và công nghệ, các nước tư bản chủ nghĩa đã vượt qua một số cuộc
khủng hoảng và vẫn còn khả năng phát triển. Nhưng đó không đó là chế độ tương lai
của xã hội bởi bản chất bóc lột, phản dân chủ, vô nhân đạo của chủ nghĩa tư bản không
thay đổi. Chính phương thức sản xuất dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ
nghĩa gây ra những ung nhọt không thể chữa khỏi.
Trong cuốn sách “Ngoài vòng kiểm soát” xuất bản năm 1993, Bredinsky đã cay
đắng thừa nhận hai mươi khuyết tật của xã hội Mỹ vào thời điểm đó và dự báo Mỹ sẽ
mất vai trò siêu cường vào thế kỉ XXI. Trong hai mươi khuyết tật ấy có những khuyết
tật đã trở thành phổ biến ở các nước tư bản chủ nghĩa như: chăm sóc y tế không đầy đủ,
giáo dục trung học chất lượng kém, vấn đề phân biệt chủng tộc nghèo đói ngày càng sâu
sắc, tội ác bạo lực tràn lan, cảm giác trống rỗng về tinh thần… làm cho xã hội lâm vào
khủng hoảng và vô phương cứu chữa.

Trong khuôn khổ của chủ nghĩa tư bản, dù là chủ nghĩa tư bản hiện đại, trên thế
giới ngày nay vẫn có đến 1.2 tỉ người phải chịu nghèo đói và bệnh tật, mù chữ, chiến
tranh, hưởng mức thu nhập dưới 1 USD/ngày, 2.5 tỉ người nghèo đói có tổng thu nhập
chỉ bằng thu nhập của 250 tỉ phú, triệu phú lớn nhất thế giới gộp lại; 1/3 lực lượng lao
động trên toàn thế giới tức là khoảng 1 tỉ người bị thất nghiệp ở các mức khác nhau, tại
hơn 100 nước đang hoặc kém phát triển mức thu nhập bình quân đầu người giảm đi so
với thập niên trước, hằng ngày có đến 30000 trẻ em chết bệnh mà lẽ ra có thể được cứu
sống và số người lớn mù chữ có thể lên tới 800 triệu người.
Sự kiện giới cầm quyền Mỹ và giới cầm quyền Anh tấn công Irac năm 2003 càng
khẳng định bản chất hiếu chiến của chúng.
Nhóm thực hiện: lớp 29 K34
2
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC VÀ TRIỂN VỌNG
Chủ nghĩa tư bản với mâu thuẩn bên trong không thể khắc phục, xã hội tư bản
không thể thay đổi bản chất của mình chỉ bằng lối xưng danh mới: “phi hệ tư tưởng
hóa”, “xã hội hậu công nghiệp”, “ xã hội tin hóa” , “ xã hội kinh tế tri thức hóa”…
,/?>hg$gAk$ijXM
Theo quan điểm của C.Mác “sự thay thế của các hình thái kinh tế-xã hội là một
quá trình lịch sử-tự nhiên”. Chủ nghĩa tư bản ngày nay đã tạo ra nền sản xuất lớn với
khoa học công nghệ ngày càng hiện đại, sự phát triển xã hội hoá sản xuất đang “nẩy
mầm” những nhân tố của chủ nghĩa xã hội. Trong xã hội tư bản hiện đại, về mặt sở hữu,
sự xuất hiện quốc hữu hoá, chế độ hợp tác, công ty cổ phần, nhà nước đóng vai trò điều
tiết quản lý về vốn, nguồn lao động tham gia quản lý xí nghiệp ở mức độ khác nhau, tất
cả những cái đó nếu không nói đó là những nhân tố của chủ nghĩa xã hội ở mức độ nhất
định, thì đó cũng là sự chuẩn bị điều kiện vật chất cho chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa tư
bản hiện đại sẽ còn tiếp tục phát triển thông qua những cuộc khủng hoảng, những cuộc
cải cách để thích ứng, và quá trình phát triển đó cũng chính là quá trình quá độ sang một
xã hội mới. Trong khuôn khổ của chủ nghĩa tư bản đã xuất hiện những yếu tố của xã hội
mới, những yếu tố của nền văn minh hậu công nghiệp, kinh tế tri thức nãy sinh và phát
triển, tính chất xã hội của sở hữu ngày càng gia tăng; sự điều tiết của nhà nước đối với

thi trường ngày càng hữu hiệu; tính nhân dân và xã hội của nhà nước tăng lên; những
vấn đề phúc lợi xã hội và môi trường… ngày càng được giải quyết tốt hơn. Với những
đặc điểm trên đây cũng có thể xem đó là những xã hội quá độ vì nó chứa đựng trong đó
các yếu tố của chủ nghĩa tư bản và xã hội tương lai.
Sau Cách mạng Tháng Mười nhất là từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, với sự tồn
tại hai hệ thống kinh tế xã hội đối lập nhau đã tác động đến sự lựa chọn con đường phát
triển của các dân tộc.
Ở các nước vốn trước đây là thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc sau khi giành độc lập
đã, đang lựa chọn con đường phát triển của dân tộc mình. Con đường tư bản tư nghĩa
trong những điều kiện nhất định đã đem lại những thành công cho một số nước còn
phần lớn cách nước khác không thoát khỏi đói nghèo, nợ nần chồng chất.
Nhóm thực hiện: lớp 29 K34

×