Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Nghiên cứu một số giải pháp quản lý tài nguyên rừng tại các xã nằm trong vườn quốc gia Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 110 trang )

Số hóa bởi trung tâm học liệu



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




HOÀNG ĐÌNH ĐẠI



"NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI CÁC
XÃ NẰM TRONG VƢỜN QUỐC GIA
HOÀNG LIÊN, TỈNH LÀO CAI"


Chuyên ngành : Lâm học
Mã số: 60 62 02 01

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học : TS. Đàm Văn Vinh






Thái Nguyên, năm 2013

Số hóa bởi trung tâm học liệu
i
LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được ai
công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.

Ngƣời cam đoan


Hoàng Đình Đại



Số hóa bởi trung tâm học liệu
ii
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành tốt luận văn của mình tôi đã nhận được sự hướng dẫn tận
tình, chỉ bảo cặn kẽ của Tiến Sĩ. Đàm Văn Vinh phó trưởng khoa Nông Lâm
tr-êng đại học nông lâm Thái Nguyên
Sự quan tâm giúp đỡ của tập thể các thầy giáo, cô giáo Khoa Nông học,
Khoa Sau đại học, đặc biệt các thầy cô trong khoa sau đại học, Trường Đại
học Nông nghiệp Thái Nguyên đã trực tiếp đóng góp nhiều ý kiến quí báu về
chuyên môn cho tác giả hoàn thành luận văn.

Chân thành cản ơn tập thể các bộ công nhân viên,kiểm lâm viên đang
công tác tại VQG Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai đã giúp đỡ tôi trong quá trình
điều tra và thu thập số liệu ngoại nghiệp.
Xin cảm ơn các bạn đồng nghệp, những người đi trước, đã động viên
giúp đỡ tôi trong chuyên môn cũng như một số chuyên ngành khác mà tôi còn
khiếm khuyết.
Cuối cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới những người thân trong gia
đình, đã động viên, chia xẻ, giúp đỡ tôi về vật chất và tinh thần để tôi yên tâm
hoàn thành bản luận văn này.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ỏn tới tất cả những sự giúp đỡ quý
báu đó./.

Thái nguyên, ngày tháng 11 năm 2013
Tác giả


Hoàng Đình Đại

Số hóa bởi trung tâm học liệu
iii
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ ĐẶC ĐIỂM TỰ
NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3
1.1. Tổng quan vấn đề ngiên cứu 3
1.1.1. Khái niệm về quản lý rừng bền vững 3
1.1.2. Những nghiên cứu về QLBVR trên thế giới 4
1.1.3. Những nghiên cứu QLBVR ở Việt Nam 8
1.1.4. Phân tích kết quả đã nghiên cứu: 13

1.2. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu 13
1.2.1. Vị trí, ranh giới hành chính 13
1.2.2. Địa hình 16
1.2.3. Địa chất và thổ nhưỡng 16
1.2.4. Khí hậu 18
1.2.5. Thuỷ văn 22
1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu. 23
1.3.1. Dân số, dân tộc 23
1.3.2. Tình hình phát triển kinh tế các xã khu vực nghiên cứu 25
1.3.3. Cơ sở hạ tầng 28
1.4. Đánh giá ảnh hưởng kinh tế xã hội đến công tác quản lý tài nguyên
rừng tại Vườn Quốc Gia Hoàng Liên. 30
Chƣơng 2 NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
2.1. Nội dung 32
2.1.1. Tài nguyên rừng và thực trạng công tác quản lý tài nguyên rừng tại
Vườn Quốc Gia Hoàng Liên. 32
2.1.2. Tìm hiểu các chính sách, pháp luật liên quan đến Quản lý bảo vệ
rừng đã và đang áp dụng tại VQG Hoàng Liên. 32
2.1.3. Đánh giá hiệu quả các giải pháp đã và đang áp dụng trong quản lý
bảo vệ rừng tại Vườn Quốc Gia Hoàng Liên. 32
2.1.4. Đề xuất một số giải pháp góp phần quản lý bền vững tài nguyên
rừng tại Vườn Quốc Gia Hoàng Liên. 32

Số hóa bởi trung tâm học liệu
iv
2.2. Phương pháp nghiên cứu 32
2.2.1. Cách tiếp cận và quan điểm nghiên cứu của đề tài 32
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể 35
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin và xử lý số liệu 36
Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 38

3.1. Tài nguyên rừng và thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng Vườn
Quốc Gia Hoàng Liên Sa Pa. 38
3.1.1. Tài nguyên rừng và đất rừng Vườn Quốc Gia Hoàng Liên 38
3.1.2. Thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng VQG 49
3.2. Tìm hiểu các chính sách, pháp luật liên quan đến Quản lý bảo vệ rừng
đã đang áp dụng tại Vườn Quốc Gia Hoàng Liên Sa Pa 66
3.3. Hiệu quả các giải pháp đang áp dụng tại Vườn Quốc Gia Hoàng Liên
Sa Pa 69
3.3.1. Hiệu quả các giải pháp về quản lý bảo vệ tài nguyên rừng 69
3.3.2. Hiệu quả giải pháp về khoa học công nghệ 74
3.3.3. Hiệu quả giải pháp phát triển kinh tế địa phương 75
3.3.4. Hiệu quả các giải pháp phát triển xã hội 76
3.3.5. Phân tích những khó khăn, tồn tại, điểm mạnh, điểm yếu của các
giải pháp đã áp dụng 76
3.4. Đề xuất một số giải pháp góp phần quản lý bền vững tài nguyên rừng
tại Vườn Quốc Gia Hoàng Liên 77
3.4.1. Giải pháp về quản lý và bảo vệ rừng 77
3.4.2. Giải pháp về khoa học và công nghệ 83
3.4.3. Giải pháp về kinh tế 84
3.4.4. Giải pháp về xã hội 85
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91


Số hóa bởi trung tâm học liệu
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

KBT : Khu bảo tồn
KBTTN : Khu bảo tồn thiên nhiên

NĐ 32 : Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006
QĐ : Quyết định
QLBVR : Quản lý, bảo vệ rừng
QLRBV : Quản lý rừng bền vững
RĐD : Rừng đặc dụng
RNĐTX : Rừng nhiệt đới thường xanh
SĐVN : Sách Đỏ Việt Nam
TFAP : Chương trình hành động rừng nhệt đới
UNCED : Hội nghị quốc tế về môi trường và phát triển
UNEP : Chương trình môi trường Liên hợp Quốc
(United Nations Enviroment Programme)
VQG : Vườn Quốc Gia















Số hóa bởi trung tâm học liệu
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 1. 1. Tần suất xuất hiện các hiện tượng thời tiết đặc biệt ở VQG Hoàng Liên 21
Bảng 1.2. Dân số và mật độ dân số các xã vùng lõi 23
Bảng 1.3. Cơ cấu dân số theo giới tính và độ tuổi lao động các xã 23
Bảng 1.4. Phân bố và thành phần dân tộc ở các xã 24
Bảng 1.5. Bảng cơ cấu sử dụng đất của các xã vùng lõi VQG (ha) 26
Bảng 1.6. Đàn gia súc, gia cầm của các xã vùng lõi 27
Bảng 1.7. Tình hình cơ sở Y tế cá xã 29
Bảng 3.1. Hiện trạng các loại rừng và sử dụng đất Vườn Quốc Gia Hoàng Liên 39
Bảng 3.2. Thành phần thực vật rừng VQG Hoàng Liên 41
Bảng 3.3. Các chỉ số đa dạng của hệ thực vật VQG Hoàng Liên 42
Bảng 3.4. Các họ đa dạng nhất hệ thực vật Hoàng Liên 43
Bảng 3.5. Các chi đa dạng nhất hệ thực vật Hoàng Liên 45
Bảng 3.6. Tổng hợp tài nguyên động vật Vườn Quốc Gia Hoàng Liên 48
Bảng 3.7. Giá trị tài nguyên động vật quý hiếm tại Vườn Quốc Gia Hoàng Liên 48
Bảng 3.8. Các mối đe doạ trực tiếp tới Vườn Quốc Gia 51
Bảng 3.9. Thống kê thị trường một số loại lâm sản hiện có trong VQG Hoàng
Liên 58
Bảng 3.10. Thống kê lượng khác tham quan du lịch 60
Bảng 3.11. Phương thức quản lý đối với phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 62
Bảng 3.12. Thực trạng khai thác lâm sản từ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 63
Bảng 3.13. Phương thức quản lý đối với phân khu phục hồi sinh thái 65
Bảng 3.14. Thống kê số vụ vi phạm về khai thác gỗ và săn bắt mua bán động
vật hoang dã năm 2008 đến 2012 71
Bảng 3.15. Kết quả các hoạt động tuyên truyền 72
Bảng 3.16. Diện tích đất bị xâm lấn vào Vườn Quốc Gia qua các năm 73
Bảng 3.17. số vụ cháy rừng tại Vườn Quốc Gia trong các năm 74




Số hóa bởi trung tâm học liệu
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1. 1. Bản đồ hành chính VQG Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai 15
Hình 1. 2. Biểu đồ sinh khí hậu VQG Hoàng Liên 19
Hình 2.1. Sơ đồ các bước tiếp cận nghiên cứu 33

Số hóa bởi trung tâm học liệu
1
MỞ ĐẦU

Vườn Quốc Gia Hoàng Liên - tỉnh Lào Cai được hình thành từ Khu bảo tồn
thiên nhiên Hoàng Liên với diện tích ban đầu là 5.000 ha, đến ngày 12/07/2002 Khu
bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) được chính thức chuyển hạng thành Vườn quốc gia
(VQG) Hoàng Liên theo Quyết định số: 90/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
ngày 12 tháng 7 năm 2002.
Với tổng diện tích quản lý là: 29.845 ha, trong đó phân khu bảo vệ nghiêm
ngặt chiếm 16.963ha, phân khu phục hồi sinh thái chiếm 12.882 ha và phân khu
dịch vụ hành chính gồm 70ha. Vùng lõi của vườn nằm trong các xã San Sả Hồ, Lao
Chải, Tả Van, Bản Hồ thuộc huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai và một phần Diện tích thuộc
các xã Phúc Khoa, Trung Đồng và Thị trấn Tân Uyên, huyện Tân Uyên tỉnh Lai
Châu. Đây là cơ hội mới để VQG Hoàng Liên tổ chức quản lý thực hiện tốt công tác
bảo tồn và phát triển trên cơ sở tiềm năng và lợi thế của mình.
Nằm trong dãy núi Hoàng Liên có độ cao tuyệt đối chủ yếu trên 1.000m,
VQG Hoàng Liên hiện là nơi đang bảo tồn các hệ sinh thái rừng á nhiệt đới và
ôn đới còn lại ở Việt Nam. VQG Hoàng Liên được đánh giá là một trong những
trung tâm đa dạng sinh học bậc nhất nước ta. Khu vực quản lý của VQG Hoàng
Liên chủ yếu là rừng nguyên sinh với một thảm thực vật rừng kín thường xanh
á nhiệt đới núi cao và một hệ động thực vật rừng phong phú, đa dạng. Kết quả

điều tra của nhiều cơ quan khoa học đã chứng minh điều này; Về khu hệ thực
vật rừng có 2.432 loài thực vật có mạch thuộc 898 chi và 209 họ, thuộc 6
nghành. Trong đó có 23 loài được ghi trong sách đỏ thế giới IUCN và 72 loài
được ghi trong Sách đỏ Việt Nam và Nghị định 32. Trong đó 11 loài có nguy
cơ tuyệt chủng như bách xanh, Thiết sam, Thông tre, Thông đỏ, Đinh tùng, Dẻ
tùng v.v. Về khu hệ động vật đã thống kê được 555 loài động vật có xương
sống (thú 74 loài, chim 361 loài, bò sát 74 loài, lưỡng cư 46 loài).
Trong những năm qua Vườn Quốc Gia Hoàng Liên đã có nhiều cố gắng trong
công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng và bảo tồn đa dạng sinh học tuy nhiên việc
quản lý bảo vệ rừng của Vườn vẫn chịu nhiều sức ép như tệ nạn khai thác gỗ, củi và

Số hóa bởi trung tâm học liệu
2
lâm sản ngoài gỗ, xâm lấn diện tích rừng làm nương rẫy, đã và đang làm suy thoái
giá trị đa dạng sinh học vô cùng quý báu. Việc ngăn chặn những tác động làm tổn
hại đến tài nguyên đa dạng sinh học và quản lý bền vững tài nguyên rừng là nhiệm
vụ cấp thiết không chỉ của Vườn Quốc Gia Hoàng Liên mà còn là nhiệm vụ của các
cấp, các ngành và địa phương.
* Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu chung: Góp phần phát triển bền vững rừng khu vực VQG Hoàng
Liên thông qua quản lý bền vững tài nguyên rừng.
Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá được thực trạng quản lý tài nguyên rừng tại Vườn Quốc Gia Hoàng
Liên - SaPa tỉnh Lào Cai.
- Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đển công tác quản lý tài nguyên rừng ở
Vườn Quốc Gia Hoàng Liên - SaPa tỉnh Lào Cai.
- Đề xuất một số giải pháp góp phần quản lý bền vững tài nguyên rừng tại
Vườn Quốc Gia Hoàng Liên - SaPa tỉnh Lào Cai.
* Đối tượng nghiên cứu:
Các yếu tố kỹ thuật và kinh tế, xã hội, hình thức, biện pháp tổ chức, quản lý tài

nguyên rừng ở Vườn Quốc Gia Hoàng Liên - SaPa tỉnh Lào Cai.
* Giới hạn nghiên cứu:
- Về địa điểm: giới hạn nghiên cứu tại các xã thuộc vùng lõi của Vườn Quốc
Gia Hoàng Liên - SaPa tỉnh Lào Cai.
- Về nội dung nghiên cứu: Những vấn đề có liên quan đến tài nguyên rừng là
cơ sở cho việc đề xuất những giải pháp góp phần quản lý bền vững tài nguyên rừng.
Để góp phần giải quyết những vấn đề nêu trên, nhằm đề xuất một số giải pháp
quản lý bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên rừng tại VQG, tôi tiến hành thực
hiện đề tài "Nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng tại
các xã nằm trong Vườn Quốc Gia Hoàng Liên-tỉnh Lào Cai".


Số hóa bởi trung tâm học liệu
3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
VÀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan vấn đề ngiên cứu
1.1.1. Khái niệm về quản lý rừng bền vững
Từ lâu việc quản lý rừng bền vững đã được các nhà lâm học xem là vấn đề cơ
bản của kinh doanh rừng. Phần lớn các học thuyết về rừng đều hướng vào phân tích
những quy luật sinh trưởng, phát triển của cá thể và quần thể rừng trong mối quan
hệ với các điều kiện tự nhiên và những tác động kỹ thuật của con người làm cơ sở
để xây dựng những biện pháp quản lý thích hợp nhằm nâng cao năng suất và tính ổn
định của hệ sinh thái rừng. Những kiến thức liên quan đến quản lý rừng bền vững
được trình bày trong nhiều môn học khác nhau như Lâm học, trồng rừng, quy hoạch
rừng, điều chế rừng, Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do nhận thức được vai
trò quan trọng của rừng với môi trường và sự phát triển bền vững nói chung, vấn đề
quản lý rừng bền vững nói riêng được người ta quan tâm nhiều hơn trong đó có cả

những chuyên gia lâm nghiệp, chủ rừng, chính quyền và nhiều tổ chức kinh tế - xã
hội khác.
Theo Tổ chức gỗ nhiệt đới quốc tế (ITTO) thì “QLRBV là quá trình quản lý
những diện tích rừng cố định, nhằm đạt được những mục tiêu là đảm bảo sản xuất
liên tục những sản phẩm và dịch vụ của rừng như mong muốn mà không làm giảm
đáng kể những giá trị di truyền và năng suất tương lai của rừng, không gây ra
những tác động tiêu cực của những môi trường vật lý và xã hội”[22].
Theo Tiến trình Helsinki thì QLRBV quản lý rừng và đất rừng một cách hợp lý
để duy trì tính ĐDSH, năng suất, khả năng tái sinh, sức sống của rừng, đồng thời
duy trì tiềm năng thực hiện các chức năng kinh tế, xã hội và sinh thái của chúng
trong hiện tại cũng như trong tương lai, ở cấp địa phương, cấp quốc gia và toàn
cầu, không gây ra những tác hại đối với các hệ sinh thái khác[22].
Hai khái niệm này đã nêu lên được mục tiêu chung của QLRBV là đạt được sự
ổn định về diện tích, bền vững về tính ĐDSH, về năng suất kinh tế và đảm bảo hiệu
quả về môi trường sinh thái của rừng. Tuy nhiên, vấn đề QLRBV cũng phải đảm

Số hóa bởi trung tâm học liệu
4
bảo tính linh hoạt khi áp dụng các biện pháp quản lý rừng cho phù hợp với điều
kiện cụ thể của từng địa phương được quốc gia và quốc tế chấp nhận.
Như vậy, QLRBV được hiểu là hoạt động nhằm ngăn chặn được tình trạng
mất rừng, mà trong đó việc khai thác lợi dụng rừng không mâu thuẫn với việc duy
trì diện tích và chất lượng của rừng, đồng thời duy trì và phát huy được chức năng
bảo vệ môi trường sinh thái lâu bền đối với con người và thiên nhiên. Quản lý rừng
bền vững nhằm phát huy đồng thời những giá trị về các mặt kinh tế, xã hội và môi
trường của rừng. Hệ thống những biện pháp kinh tế, xã hội và khoa học công nghệ
phục vụ quản lý rừng bền vững thường được xây dựng trên cơ sở những kết quả
nghiên cứu cụ thể về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của mỗi địa phương.
Mục tiêu cơ bản của QLRBV là đồng thời đạt được bền vững về kinh tế, bền
vững về xã hội và bền vững về môi trường [4]. Nội dung cơ bản của những thuật

ngữ này như sau:
- Bền vững về kinh tế: Lợi ích mang lại lớn hơn chi phí đầu tư và được truyền
lại từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Bền vững về xã hội: Phản ánh sự liên hệ giữa sự phát triển tài nguyên rừng và
tiêu chuẩn xã hội, không diễn ra ngoài sự chấp thuận của cộng đồng.
- Bền vững về môi trường: Đảm bảo hệ sinh thái ổn định, giữ gìn bảo toàn sản
phẩm của rừng, đáp ứng khả năng phục hồi rừng trên quá trình tự nhiên.
Trên quan điểm kinh tế sinh thái thì hiệu quả về mặt môi trường của rừng hoàn
toàn có thể xác định được bằng giá trị kinh tế. Thực chất việc nâng cao giá trị về
môi trường sinh thái của rừng sẽ góp phần giảm những chi phí cần thiết để góp phần
phục hồi và ổn định môi trường sống. Với ý nghĩa này, quản lý sử dụng rừng bền
vững đã trở thành một nhiệm vụ cấp bách, một giải pháp quan trọng cho sự tồn tại
lâu dài của con người và thiên nhiên.
1.1.2. Những nghiên cứu về QLBVR trên thế giới
Tài nguyên rừng có vai trò quan trọng trong cuộc sống của hầu hết người dân
vùng núi.Ở đây, rừng mang lại cho họ nhiều loại sản phẩm khác nhau như: gỗ, củi,
lương thực, thực phẩm, dược liệu quan trọng hơn nữa là rừng đảm bảo những điều
kiện sinh thái cần thiết để duy trì các hoạt động sản xuất và đời sống của người dân.
Những cố gắng trong việc quản lý bảo vệ các khu rừng cấm quốc gia thường gây
nên những mâu thuẫn lợi ích giữa cá nhân, cộng đồng dân cư địa phương với quốc

Số hóa bởi trung tâm học liệu
5
gia. Từ đây, người ta nhận thức được rằng công tác QLRBV phải hướng đến phục
vụ các nhu cầu xã hội. Việc đáp ứng các nhu cầu đó phải được thực hiện thường
xuyên, liên tục và ổn định lâu dài. Theo tài liệu của FAO, công cụ để QLRBV phải
bao gồm các quy trình công nghệ, cả các chính sách kinh tế xã hội. Nó đảm bảo các
hoạt động quản lý rừng thoả mãn đồng thời những nguyên lý về kinh tế, xã hội và
môi trường [27]. Có thể nói quản lý sử dụng tài nguyên rừng bền vững là phương
thức quản lý được xã hội chấp nhận, có cơ sở về mặt khoa học, có tính khả thi về

mặt kỹ thuật và hiệu quả về mặt kinh tế.
Trong giai đoạn đầu của thế kỷ 20, hệ thống quản lý tài nguyên rừng tập trung
đã thực hiện ở nhiều quốc gia, đặc biệt là ở những quốc gia phát triển [13]. Trong
giai đoạn này, vai trò của cộng đồng trong quản lỳ rừng ít được quan tâm. Vì vậy,
họ chỉ biết khai thác tài nguyên rừng lấy lâm sản và đất đai để canh tác nông nghiệp,
nhu cầu lâm sản ngày càng tăng đã dẫn đến tình trạng khai thác quá mức tài nguyên
rừng và làm cho tài nguyên rừng ngày càng bị suy thoái nghiêm trọng.
Nhằm khắc phục tình trạng khai thác rừng quá mức, các nhà khoa hoc cũng đã
nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng như: các nhà
lâm học Đức (G.L.Hartig - 1840:Heyer - 1883; Hundeshagen - 1926) đã đề xuất
nguyên tắc lợi dụng lâu bền đối với rừng thuần loaị đều tuổi; Các nhà lâm học Pháp
(Gournand - 1922) và Thuỵ Sỹ (H. Biolley - 1922) đã đề ra phương pháp kiểm tra
điều chỉnh sản lượng với rừng khai thác chọn khác tuổi, vv
Vào cuối thế kỷ 20, khi tài nguyên rừng đã bị suy thoái nghiêm trọng thì con
người mới nhận thức được rằng tài nguyên rừng là có hạn và đang bị suy giảm
nhanh chóng, nhất là tài nguyên rừng nhiệt đới. Nếu theo đà mất rừng mỗi năm
khoảng 15 triệu ha như số liệu thống kê của FAO thì chỉ hơn 100 năm nữa rừng
nhiệt đới hoàn toàn bị biến mất, loài người sẽ chịu những thảm hoạ khôn lường về
kinh tế, xã hội và môi trường [8].
Để ngăn chặn tình trạng mất rừng, bảo vệ và phát triển vốn rừng, bảo tồn
ĐDSH trên phạm vi toàn thế giới, cộng đồng quốc tế đã thành lập nhiều tổ chức,
tiến hành nhiều hội nghị, đề xuất và cam kết nhiều công ước về bảo vệ và phát triển
rừng trong đó có chiến lược bảo tồn (năm 1980 và điều chỉnh năm 1991), Tổ chức
Gỗ nhiệt đới quốc tế (ITTO năm 1983), Chương trình hành động rừng nhiệt đới
(TFAP năm 1985), Hội nghị quốc tế về môi trường và phát triển (UNCED tại Rio

Số hóa bởi trung tâm học liệu
6
de Janerio năm 1992), Công ước quốc tế về buôn bán các loài động thực vật quý
hiếm (CITES), Công ước về đa dạng sinh học (CBD, 1992), Công ước về thay đổi

khí hậu toàn cầu (CGCC, 1994), công ước về chống sa mạc hoá (CCD, 1996). Hiệp
định quốc tế về gỗ nhiệt đới (ITTA, 1997). Những năm gần đây, nhiều hội nghị, hộ
thảo quốc tế và quốc gia về QLRBV đã liên tục được tổ chức [9]. Phân tích khái
niệm về quản lý rừng bền vững của ITTO thì QLRBV là cách thức quản lý vừa đảm
bảo được các mục tiêu sản xuất, vừa đảm bảo giữ được các giá trị kinh tế, môi
trường và xã hội của tài nguyên rừng.
Là tổ chức đầu tiên áp dụng vấn đề quản lý rừng bền vững ở nhiệt đới, ITTO
đã biên soạn một số tài liệu quan trọng như "Hướng dẫn quản lý rừng tự nhiên
nhiệt đới " (ITTO, 1990), "Tiêu chí đánh giá quản lý bền vững rừng tự nhiên nhiệt
đới" (ITTO, 1992), "Hướng dẫn thiết lập hệ thống quản lý bền vững các khu rừng
trồng trong rừng nhiệt đới" (ITTO, 1993), và "Hướng dẫn bảo tồn ĐDSH của rừng
sản xuất trong vùng nhiệt đới" (ITTO, 1993). ITTO cũng đã xây dựng chiến lược
quản lý bền vững rừng nhiệt đới, buôn bán lâm sản nhiệt đới cho năm 2000.
Hai động lực thúc đẩy sự hình thành hệ thống QLRBV là suất phát từ các
nước sản xuất các sản phẩm gỗ nhiệt đới mong muốn tái lập một lâm phận sản xuất
ổn định và khách hàng tiêu thụ sản phẩm gỗ nhiệt đới mong muốn điều tiết việc
khai thác rừng để đáp ứng các chức năng sinh thái toàn cầu. Vấn đề đặt ra là phải
xây dựng những tổ chức đánh giá QLRBV. Trên quy mô quốc tế, hội đồng quản trị
rừng đã được thành lập để xét công nhận tư cách của các tổ chức xét và cấp chứng
chỉ rừng. Với sự phát triển của QLRBV, Canada đã đề nghị đặt vấn đề QLRBV
trong hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 [23].
Hiện nay, trên thế giới đã có bộ tiêu chuẩn quản lý bền vững cấp quốc gia như:
Canada, Thuỵ điển, Malaysia, Indonesia, vv và cấp quốc tế như tiến trình Helsinki,
tiến trình Montreal. Hội đồng quản trị rừng (FSC) và tổ chức gỗ nhiệt đới đã có bộ
tiêu chuẩn "Những tiêu chí và chỉ báo quản lý rừng (P&C)" đã được công nhận và
được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới và các tổ chức cấp chứng chỉ rừng đều
dùng bộ tiêu chí này để đánh giá tình trạng quản lý rừng và xét cấp chứng chỉ quản
lý rừng bền vững cho các chủ rừng [22].
Tháng 8/1998, các nước trong khu vực Đông Nam Á đã họp hội nghị lần thứ
18 tại Hà Nội để thoả thuận về đề nghị của Malaysia xây dựng bộ tiêu chí và chỉ số


Số hóa bởi trung tâm học liệu
7
về QLRBV ở vùng ASEAN (viết tắt là C&I ASEAN). Thực chất C&I của ASEAN
cũng giống như C&I của ITTO, bao gồm 7 tiêu chí và cũng chia làm 2 cấp quản lý
là cấp quốc gia và cấp đơn vị quản lý [9]. Hiện nay, ở các nước đang phát triển, khi
sản xuất nông lâm nghiệp còn chiếm vị trí quan trọng đối với người dân nông thôn,
miền núi, thì quản lý rừng theo hình thức phát triển lâm nghiệp xã hội đang là một
trong những mô hình được đánh giá cao trên các phương diện kinh tế, xã hội và môi
trường sinh thái.
Với mục đích quản lý bền vững, các khu bảo vệ (protected areas) được thành
lập ngày càng nhiều, nhiều quốc gia trên thế giới đã quan tâm đến việc quản lý bền
vững các khu bảo vệ. Nhiều chính sách và giải pháp được đưa ra để áp dụng quản
lý rừng bền vững. Năm 1996, tại Vườn quốc gia Bwindi Impenetrable và Mgahinga
Gorilla thuộc Uganda, Wild và Mutebi đã nghiên cứu giả pháp quản lý, khai thác
bền vững một số lâm sản và quản lý bảo vệ tài nguyên thiên nhiên giữa ban quản lý
vườn và cộng đồng dân cư.
Trong báo cáo "Hợp tac quản lý với người dân ở nam phi - Phạm vi vận động"
của Moenieba Isaacs và Najma Mohamed (2000) đã nghiên cứu và đưa ra giải pháp
quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững tại Vườn quốc gia Richtersveld chủ yếu dựa
trên hương ước (Contractual Agreement) quản lý bảo vệ tài nguyên, trong đó người
dân cam kết bảo vệ ĐDSH trên địa phận của mình còn chính quyền và ban quản lý hỗ
trợ người dân xây dựng hạ tầng và cải thiện các điều kiện kinh tế - xã hội khác.
Tại Vườn quốc gia Kruger của Nam Phi (2000), nhằm bảo vệ tài nguyên bền vững,
Chính phủ đã trao quyền sử dụng đất đai, chia sẻ lợi ích từ du lịch cho người dân, ngược
lại người đân phải tham gia quản lý và bảo vệ tài nguyên tại Vườn quốc gia.
Theo Shuchenmann (1999), tại Vườn quốc gia Andringitra của Madagascar,
để thực hiện quản lý rừng bền vững, Chính phủ đảm bảo cho người dân được quyền
chăn thả gia súc và khai thác tài nguyên từ rừng phục hồi để sử dụng tại chỗ, cho
phép giữ gìn những tập quán truyền thống khác như có thể giữ gìn các điểm thờ

cúng thần rừng. Ngược lại, người dân phải đảm bảo tham gia bảo vệ sự ổn định của
các hệ sinh thái trong khu vực.
Theo báo cáo của Oli Krishna Prasad (1999), tại Khu bảo tồn Hoàng gia
ChitWan ở Nepal, để quản lý rừng bền vững, cộng đồng dân cư vùng đệm được
tham gia hợp tác với một số bên liên quan trong việc quản lý tài nguyên vùng đệm

×