Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

TIỂU LUẬN TRIẾT TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.27 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
Đề tài:
TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO
VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA NÓ
Người thực hiện: Cao Thị Bình An
Số thứ tự : 01
Lớp: Đêm 5- Khóa 21
Giảng viên hướng dẫn: Bùi Văn Mưa
Thành phố Hồ Chí Minh, 2012
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU……………………………………………………………………01
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Những tư tưởng triết học Phật giáo…………………………………… 02
1.1Thế giới quan………………………………………………………………… 02
1.2 Nhân sinh quan…………………………………………………………………04
Chương 2: Những giá trị và hạn chế của tư tưởng triết học Phật giáo…………… 09
2.1 Những giá trị của tư tưởng triết học Phật giáo………………………………… 09
2.2 Những hạn chế của tư tưởng triết học Phật giáo……………………………… 11
KẾT LUẬN…………………………………………………………………………13
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………… 14
Người thực hiện: Cao Thị Bình An
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
LỜI MỞ ĐẦU
Phật giáo từ lâu đã được biết đến như một trong những tôn giáo có thể đem so
sánh với Thiên chúa giáo và Hồi giáo về mức độ ảnh hưởng và phổ cập đối với các
dân tộc khác nhau trên thế giới. Triết học Phật giáo là một hệ thống tư tưởng đồ sộ
với những luận điểm thâm trầm, sâu sắc, có phần không tưởng. Đó là những tư tưởng
đầy tính nhân văn, luôn hướng đến con người, vì con người.
Tuy nhiên hiện nay vẫn tồn tại những ý kiến trái chiều đối với dòng tư tưởng


triết học này, kẻ yêu, người ghét, người nghi ngờ. Sở dĩ có tình trạng đánh giá khác
nhau như vậy vì văn bản Phật giáo và bản chất hệ thống triết học của Phật giáo còn
chưa được nghiên cứu đầy đủ và khách quan như các hệ thống triết học tôn giáo
khác. Chỉ khi nào Phật giáo được nghiên cứu đầy đủ như một thế giới quan triết học
tôn giáo, bao gồm cả những giá trị và hạn chế của nó thì khi đó Phật giáo mới có thể
giành được vị trí của mình bên cạnh những hệ thống tư tưởng khác trong lịch sử tôn
giáo và triết học.
Vì những lẽ đó, bài tiểu luận này được thực hiện với mong muốn đóng góp
một phần nhỏ trong việc làm sáng tỏ những giá trị và hạn chế của tư tưởng triết học
Phật giáo, qua đó đưa ra những nhận định, kiến giải của bản thân người viết về
những giá trị và hạn chế đó. Đề tài hoàn thành dựa trên một số tài liệu tham khảo
đáng tin cậy như “Giáo trình Triết học Mác-Lênin” (dùng trong các trường đại học,
cao đẳng) của Nhà xuất bản chính trị quốc gia-Hà Nội, 2003, “Phật học tinh hoa” của
tác giả Nguyễn Duy Cần, nhà xuất bản TP Hồ Chí Minh, 1997 và một số thông tin
được lấy từ trang web .
Đề tài: Tư tưởng triết học Phật giáo và những giá trị, hạn chế của nó
3
Người thực hiện: Cao Thị Bình An
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
Chương 1
Những tư tưởng triết học Phật giáo
Phật giáo là một trào lưu tư tưởng lớn ở Ấn Độ cổ đại. Phật giáo xuất hiện
vào khoảng thế kỷ VI trước công nguyên, trong bối cảnh xã hội Ấn Độ chia thành
bốn đẳng cấp chính: tăng lữ, quý tộc, bình dân và nô lệ. Trong đó, nô lệ là những
người cùng cực nhất, chịu ba tầng áp bức, bóc lột, bị đè nén xuống tận cùng đau khổ.
Trước thực trạng đó, con người tìm đến tôn giáo với hi vọng được giải thoát khỏi sự
đau khổ dẫu chỉ là trong tâm tưởng và Phật giáo là một trong những tư tưởng triết
học đã đáp ứng được đơn đặt hàng này của lịch sử. Người sáng lập ra Phật giáo là
Buddha (Phật) còn có nghĩa giác ngộ. Tư tưởng của ông được phát triển thành một
hệ thống tôn giáo - triết học lớn ở Ấn Độ, có ảnh hưởng rộng rãi, sâu sắc trong đời

sống tinh thần và tâm linh của nhân loại.
1.1 Thế giới quan
Thế giới quan của Phật giáo mang tính vô thần, nhị nguyên luận ngả về tính duy tâm
chủ quan, có chứa những tư tưởng biện chứng chất phác.
1.1.1 Vô ngã, vô thường
a/ Vô ngã
Phật giáo là tôn giáo vô thần, nghĩa là không có thực thể tối thượng vĩnh
hằng. “Phạm trù vô ngã bao hàm tư tưởng cho rằng, vạn vật trong vũ trụ, vốn không
có tính thường hằng, nó chỉ là sự giả hợp do sự hội đủ nhân duyên nên thành ra có
(tồn tại). Ngay bản thân sự tồn tại của thực thể con người chẳng qua cũng là do ngũ
uẩn (năm yếu tố) hội tụ lại: Sắc (vật chất), thụ (cảm giác), tưởng (ấn tượng), hành
(suy lý) và thức (ý thức)” [2, 36].
Đề tài: Tư tưởng triết học Phật giáo và những giá trị, hạn chế của nó
4
Người thực hiện: Cao Thị Bình An
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
Nói một cách tổng quát thì vạn vật chỉ là sự hội hợp của hai loại yếu tố là vật
chất “sắc” (đất, nước, gió, lửa) và tinh thần “danh” (thụ, tưởng, hành, thức). Như vậy
thì không có cái gọi là “tôi” (vô ngã). Tinh thần vô ngã trong đạo Phật là kim chỉ
nam trong cuộc sống hàng ngày để giúp ta cư xử hài hòa với mọi người, biết tôn
trọng người khác cho dù mình đang đứng ở vị thế nào trong tập thể loài người.
b/ Vô thường
Phạm trù vô thường gắn liền với phạm trù vô ngã. “Khi sắc và danh hội tụ thì
vạn vật và con người xuất hiện, khi sắc và danh tan thì chúng cũng sẽ mất đi. Nói
cách khác vô thường nghĩa là vạn vật biến đổi vô cùng theo chu trình bất tận: Sinh –
Trụ – Dị – Diệt (hay: Sinh – Trụ – Hoại – Không). Sinh là nảy sinh ra, trụ là tồn tại
phát triển trong một thời gian, dị là biến đổi, diệt là tiêu mất. Tất cả mọi sự mọi vật
trên đời đều lưu chuyển biến dịch, không có gì là thường trụ bất biến cả. Sinh, trụ, dị,
diệt, đó là luật vô thường.” [5, 93]
1.1.2 Duyên khởi

Trong hệ thống giáo lý của Đức Phật, duyên khởi là giáo lý cơ bản. Tư tưởng
triết học của Phật giáo dựa trên các nguyên tắc của nhân, quả và được biểu hiện
trong nguyên lý duyên khởi. “Tất cả các Pháp đều thuộc về một giới (vạn vật đều
nằm trong vũ trụ) và đều là do đầy đủ nhân duyên mà sinh ra” [6].
“Nhân là nhân tố cơ bản để hình thành một hiện hữu, duyên là những điều
kiện ắt có và đủ tác động làm cho nhân sinh khởi, tạo thành một vòng tròn nhân
duyên, gọi là thập nhị nhân duyên (1/Vô minh, 2/Hành, 3/Thức, 4/Danh sắc, 5/Lục
nhập, 6/Xúc, 7/Thụ, 8/Ái, 9/Thủ, 10/Hữu, 11/Sinh, 12/Lãotử). Cái dây nhân duyên
này, khởi đầu là vô minh. Vô minh là nguồn gốc của đau khổ, của sinh, lão và tử.”
[5, 147]
“Hiểu rõ duyên khởi là hiểu rõ sự thật về sinh diệt của các pháp, nhận thức
đúng các vấn đề liên quan như nhân quả, nghiệp báo luân hồi, có một cái nhìn trong
Đề tài: Tư tưởng triết học Phật giáo và những giá trị, hạn chế của nó
5
Người thực hiện: Cao Thị Bình An
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
sáng và tích cực trên con đường truy tìm chân lý, gợi mở một hướng sống đầy tính
năng động, loại trừ tính tiêu cực thần quyền” [6].
1.1.3 Duy thức (Vạn pháp duy tâm)
“Duy thức nghĩa là chỉ có thức, các pháp đều từ thức mà sinh ra, không có gì
nằm ngoài thức. Giáo lí này chủ trương tất cả mọi sự hiện hữu đều do tâm, và vì vậy,
không một hiện tượng nào tồn tại ngoài tâm. Duy thức là một tư tưởng chủ đạo của
Duy thức tông” [7].
1.1.4 Trung đạo (Bình đẳng quan)
Trung đạo là hệ tư tưởng rất quan trọng trong Phật giáo. Chúng ta được biết
đến tư tưởng này qua Phật giáo Đại thừa. Qua từng giai đoạn lịch sử khác nhau, vấn
đề khác nhau, yêu cầu của con người cũng khác nhau, cho nên ý nghĩa Trung đạo
cũng có sự dị biệt.
“Nếu như Phật giáo Nguyên thủy đề cập đến giáo lý Trung đạo là đề cập đến
sự xa lìa hai lối sống truy hoan của sự hưởng thụ dục vọng, và thực hành ép xác khổ

hạnh, hay tránh hai cực đoan cho rằng thế giới là thường còn hay đoạn diệt, thì Phật
giáo Đại thừa lại đề cập đến góc độ cố chấp về mặt nhận thức, quan điểm thuộc về
tâm lý. Vì để phá vỡ sự cố chấp của hạng người mê muội cho nên Phật nói: Bất thiện
là một cực đoan mà thiện cũng là một cực đoan, lìa hai cực đoan này là Trung đạo.
Đây là ý nghĩa Trung đạo của Phật giáo Đại thừa.” [8]
1.2 Nhân sinh quan
Nhân sinh quan của Phật giáo dù mang tính duy tâm chủ quan, thần bí, không tưởng
nhưng lại chứa tính nhân bản, nhân đạo sâu sắc.
Đề tài: Tư tưởng triết học Phật giáo và những giá trị, hạn chế của nó
6
Người thực hiện: Cao Thị Bình An
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
1.2.1 Tứ diệu đế
a/ Khổ đế (Dukkha):
Khi bàn về nhân sinh quan, Phật giáo thâu tóm toàn bộ vào “Khổ”. Triết học
Phật giáo ra đời từ thực tại xã hội Ấn Độ là xã hội đầy rẫy bất công, áp bức nô lệ, nỗi
thống khổ cùng cực của con người lúc bấy giờ là đơn đặt hàng của lịch sử buộc Phật
giáo Ấn Độ phải phân tích để tìm ra cội nguồn và tìm cách diệt khổ. Phật giáo lý
luận về nỗi khổ bất tận của con người được thể hiện trong thuyết bát khổ (sinh, lão,
bệnh, tử, ái biệt ly, sở cầu bất đắc, oán tăng hội, ngũ uẩn).
b/ Tập đế hay nhân đế (Samudaya):
Là nguồn gốc hay nguyên nhân dẫn đến thực trạng đau khổ. “Để cắt nghĩa nỗi
khổ của nhân loại, Phật giáo đưa ra thuyết thập nhi nhân duyên- đó là mười hai
nguyên nhân và kết quả nối theo nhau, cuối cùng dẫn đến các đau khổ của con người
”[2, 37]. Trong đó nguyên nhân căn bản của đau khổ là vô minh, tức là si mê không
thấy rõ bản chất của sự vật hiện tượng đều nương vào nhau mà sinh khởi, đều vô
thường và chuyển biến. Do không thấy rõ nên sinh tâm tham muốn, ôm giữ lấy các
đối tượng lạc thú, tưởng rằng cái tôi là quan trọng nhất. Có thể nói do những cố chấp
đó mà có những nỗi thống khổ của cuộc đời.
Ngoài ra nguyên nhân của nỗi khổ còn được thể hiện trong thuyết tam độc

(tham, sân, si). “Tham là tham lam, bao gồm công danh quyền uy và cả tiền tài vật
dụng, không biết khi nào là đủ. Sân là sân hận, giận hờn. Si là si mê tham đắm, là
phiền não, si mê đối với mọi chân lí tương đối và tuyệt đối. Đây cũng là những yếu
tố dẫn đến vô minh, là cội nguồn sâu xa của bể khổ” [9].
c/ Diệt đế (Nirodha):
Là sự kết thúc hay sự chấm dứt khổ đau, phiền não, nguyên nhân đưa đến đau
khổ. Sự chấm dứt khổ đau cũng có nghĩa là hạnh phúc, an lạc và đạt tới trạng thái
Niết bàn. Để làm được điều đó con người phải khắc phục được vô minh, tam độc
biến mất, luân hồi chấm dứt…, tâm thanh thản, thần minh mẫn. Niết bàn trong tư
Đề tài: Tư tưởng triết học Phật giáo và những giá trị, hạn chế của nó
7
Người thực hiện: Cao Thị Bình An
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
tưởng của Phật giáo Đại thừa là miền cực lạc, không có sinh tử hủy diệt, đối với phái
Tiểu thừa thì đó là diệt khổ.
d/ Đạo đế (Magga):
Khi nhận thức được bản chất của khổ một cách rõ ràng, ta mới có thể đi vào
con đường đoạn tận khổ đau, nghĩa là phải diệt vô minh và ái dục. Đạo đế lý luận về
con đường diệt khổ, giải thoát, thể hiện trong thuyết bát chính đạo: 1/ Chính kiến
(hiểu biết đúng tứ đế); 2/ Chính tư (suy nghĩ đúng đắn); 3/ Chính ngữ (nói lời đúng
đắn); 4/ Chính nghiệp (giữ ngăn dục vọng); 6/ Chính tinh tiến (rèn luyện tu tập
không mệt mỏi); 7/ Chính niệm (có niềm tin bền vững vào giải thoát); 8/ Chính định
(tập trung tư tưởng cao độ). “Tám nguyên tắc trên có thể thâu tóm vào tam học”
(giới, định, tuệ). Giới là giữ cho được 5 giới, 10 thiện. Định là thu tâm, nhiếp tâm để
cho sức mạnh của tâm không bị ngoại cảnh làm xao động. Tuệ là trí tuệ. Phật giáo
coi trọng khai mở trí tuệ để thấy rõ thực tướng các pháp thì mới giải thoát sinh tử ra
khỏi ba giới” [2, 38].
1.2.2 Thuyết nhân quả
Thuyết nhân quả là tư tưởng đặc sắc của triết học Phật giáo, là một triết lý
mang tính khoa học, qui luật tự nhiên của vũ trụ. Khi đề cập đến nghiệp nhân và

nghiệp quả, cố Hòa thượng Thích Thiện Siêu đã viết: “Nhân quả nơi con người
không phải do bên ngoài sắp đặt mà chính do tự con người chủ động. Con người tự
tạo ra nhân, ấy là tạo nghiệp nhân, rồi chính con người thu lấy kết quả, ấy là thọ
nghiệp quả” [4, 9]. Gieo nhân nào thì gặt quả ấy. Đưa ra thuyết nhân quả, Phật giáo
khuyên chúng sinh phải thực hành ngũ giới (không sát sinh, không trộm cắp, không
tà dâm, không nói dối, không ẩm tửu), rèn luyện tứ đẳng (từ, bi, hỉ, xả) và luôn
hướng thiện.
Sự hình thành từ nhân đến quả còn có nhiều yếu tố duyên xen vào. Tuy nói
duyên là nguyên nhân phụ, nguyên nhân xa, nhưng nó có thể chi phối, hoán đổi cái
quả theo một chiều hướng khác.
Đề tài: Tư tưởng triết học Phật giáo và những giá trị, hạn chế của nó
8
Người thực hiện: Cao Thị Bình An
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
1.2.3 Nghiệp báo và luân hồi
Nghiệp báo nói đủ là nghiệp quả báo ứng. Bởi vì nghiệp nhân chúng ta đã gây
thì nghiệp quả phải đến. Luân là bánh xe, hồi là trở lại. Vì bánh xe quay, nên các
điểm trên bánh xe sẽ phải dời đi chỗ khác, nhưng rồi sẽ có lúc phải trở về vị trí cũ,
cứ đi rồi lại trở về như vậy hoài. Như vậy, luân hồi cũng có nghĩa như chu kỳ. Hiện
hữu của con người là một chuỗi vô tận những kiếp sống, mỗi kiếp đều khởi đầu bằng
việc sinh ra và kết thúc bằng việc chết đi. Sinh tử, tử sinh liên tục nối tiếp nhau như
cái bánh xe cứ quay hoài quay mãi không ngừng.
Thuyết luân hồi của nhà Phật lấy luật nhân quả làm nền tảng. Mỗi kiếp tương
tự như một mắt xích trong một dây xích dài vô tận. Kiếp này sướng hay khổ, có
những tài năng hay khuynh hướng bẩm sinh nào đều có nguyên nhân từ trong kiếp
trước, và chính kiếp này lại là nguyên nhân quyết định những yếu tố cấu tạo nên kiếp
sau.
1.2.4 Giải thoát và phương pháp để giải thoát
“Giải thoát tức là trạng thái đời sống tinh thần con người vượt ra khỏi mọi sự
ràng buộc của thế giới nhục dục, là sự diệt hết mọi dục vọng hay dập tắt ngọn lửa

dục vọng và đạt tới cảnh trí Niết bàn với cái tâm tuyệt đối thanh tịnh, không vọng
động, an lạc, bất sinh, bất diệt và tự do, tự tại” [10].
Phương pháp để giải thoát đó là con đường tu luyện đạo đức, giữ nghiêm giới
luật và tu luyện tri thức, thiền định, thực nghiệm tâm linh để đạt tới giác ngộ theo
tam học (Giới – Định – Tuệ).
1.2.5 Từ bi
Từ bi nói lên lòng thương yêu bao trùm tất cả, đó là thương yêu mình, thương
yêu người, và thương yêu tất cả chúng sanh. Từ bi trừ được sân hận, gian tham,
phiền não. Người từ bi xa lìa được ba độc (tham, sân, si) cho nên dù gặp những điều
trái ngang, không như ý cũng vẫn giữ được tâm bình thản, chẳng có sân hận.
Đề tài: Tư tưởng triết học Phật giáo và những giá trị, hạn chế của nó
9
Người thực hiện: Cao Thị Bình An
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
Từ bi không có nghĩa đơn giản là xót thương kẻ khác một cách thụ động và
tiêu cực, mà ngược lại, từ bi là một sức mạnh tích cực đưa ta thẳng vào hành động.
Phật giáo Tây Tạng thường đưa ra hình ảnh sau đây để giải thích thế nào là lòng từ
bi và thế nào là một cái nhìn đúng đắn. Nếu có một người cầm gậy đánh ta, ta không
kết tội chiếc gậy đã làm cho ta phải đau đớn, ta cũng không kết tội kẻ đã cầm gậy
đánh ta,…mà ta phải kết tội sự nóng giận đang chi phối, thúc đẩy và hành hạ người
đang cầm gậy đánh ta. Nếu ta biết mà kết tội sự nóng giận đang giày vò người cầm
gậy, tức là ta đã có lòng từ bi đối với họ. Chính hận thù và giận dữ đang tàn phá họ
và làm cho họ khổ đau. Từ bi nghĩa là ta phải giúp họ trút bỏ sự giận dữ và hận thù
trong lòng họ và quên đi những đau đớn của ta. Vì lẽ đó, chúng ta nên phát huy tinh
thần từ bi, cứu khổ một cách mạnh mẽ, thực tế và chân thật để cùng nhau được an
vui hạnh phúc.
Đề tài: Tư tưởng triết học Phật giáo và những giá trị, hạn chế của nó
10
Người thực hiện: Cao Thị Bình An
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa

Chương 2
Những giá trị và hạn chế của tư tưởng
triết học Phật giáo
2.1 Những giá trị của tư tưởng triết học Phật giáo
2.1.1 Giá trị thiết thực, nhân bản
Kinh điển đạo Phật có tư tưởng giáo dục nhân bản rất cao: “Khi sự trung thực
hướng về con người, mô tả, phát hiện, soi sáng tình cảm, khát vọng chính đáng của
con người, giúp con người hiểu thêm về con người, về cuộc sống để mà mến yêu,
trân trọng thì chính đó là nhân bản” [1, 41]. Giá trị nhân bản luôn luôn phản ánh hiện
thực một cách khách quan, đánh giá con người ở góc độ mà con người đang hiện hữu
rất cụ thể. Giáo dục nhân bản là giúp con người giao tiếp với thực tại. Theo Phật
giáo, quá khứ và tương lai đều phi thực, đều ảo giác, càng truy tìm quá khứ lại càng
rối rắm thêm, càng suy nghĩ vọng tưởng tương lai càng đau đầu uổng công mà vẫn
không có giải pháp nào đúng cả. Vạn pháp duyên sinh trùng trùng, điệp điệp, không
có điểm bắt đầu cũng không có điểm kết thúc.
Giá trị thiết thực của tư tưởng Phật giáo thể hiện ở chỗ những tư tưởng này
không nhằm để giải quyết những câu hỏi hay những việc làm không cần thiết thay
cho con người, mà là nhằm giúp chúng ta nhận ra và hiểu tường tận cội rễ của sự khổ
đau cũng như con đường đoạn tận khổ đau, tiếp nhận sự thật để tự giải cứu mình ra
khỏi bể khổ ấy. “Hãy tự là ngọn đèn cho chính mình, không nương tựa một cái gì
khác. Dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một cái gì khác” [3,
101]. Sống trong thế giới đầy biến động này, khi nhiều giá trị trong cơ chế kinh tế thị
trường được thiết lập bằng thước đo của đồng tiền, hệ quả là sự khủng hoảng của
Đề tài: Tư tưởng triết học Phật giáo và những giá trị, hạn chế của nó
11
Người thực hiện: Cao Thị Bình An
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
môi trường sinh thái và tâm linh, các giá trị đạo đức truyền thống bị lung lay. Lúc
này con người mới ý thức hơn bao giờ hết giá trị thiết thực của tư tưởng triết học
Phật giáo. Hạnh phúc chỉ có ngay ở hiện tại và trong tự thân mỗi người. Vấn đề cuối

cùng là chúng ta cần phải tự mình suy tư, tự mình chiêm nghiệm và tự mình đi ra
khỏi khổ đau. Giá trị lớn lao của tư tưởng này là hướng con người đến chỗ an lạc, chỉ
có con người xác quyết một niềm tin chân chính, tin tưởng chính mình, để không bị
chìm đắm trong đại dương phiền muộn của dục vọng, không bị chôn vùi trong hiện
tại khổ đau.
2.1.2 Giá trị giáo dục
Giá trị giáo dục của tư tưởng triết học Phật giáo trong xã hội ngày nay là
một giá trị nhân bản sâu sắc. Phật Giáo kêu gọi chúng sinh từ bỏ những việc làm
ác, tích cực hành thiện, khuyên con người dang rộng vòng tay ôm vũ trụ vào lòng và
đừng bao giờ khép kín tâm tư lại trước những mảnh đời nhọc nhằn nơi góc tối của xã
hội.
Tư tưởng nổi bật của Phật giáo là tinh thần khoan dung, kêu gọi mọi người nhường
cơm xẻ áo, nhìn nhau bằng ánh mắt từ hòa, từ bỏ chấp ngã, xa lìa tam độc (tham,
sân, si), góp phần hình thành nên nền đạo đức xã hội, để hòa điệu với cái ta rộng lớn
của toàn thể vũ trụ vô biên.
Vì vậy nội dung giáo dục của triết lý Phật giáo có thể hiểu như một lời kêu
gọi hòa bình. Đây là tài sản quý báu nhất mà nhân loại luôn khao khát và trân trọng.
Giá trị giáo dục là giá trị nhân đạo nhất và khác với mọi tôn giáo khác, luôn xuất
hiện và thâm nhập vào các dân tộc như sứ giả của hòa bình, đem đến an lạc cho mọi
người, mọi nhà trên thế giới.
2.1.3 Giá trị của Phật giáo trong thế giới hiện đại
Công cuộc đổi mới ở đất nước ta hiện đang tạo ra những biến đổi quan trọng
trên các mặt kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục…Do đó, Phật giáo Việt Nam cũng đã
Đề tài: Tư tưởng triết học Phật giáo và những giá trị, hạn chế của nó
12
Người thực hiện: Cao Thị Bình An
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
có những thay đổi thích hợp với yêu cầu của thời đại. Thực tế trong cuộc sống, con
người phải đối mặt với vô vàn rủi ro, bất trắc. Chính điều này đã khiến con người
ngày càng hướng về các giá trị, lời khuyên đạo đức trong tư tưởng Phật giáo để cân

bằng tâm lý. Tri thức Phật giáo trong chừng mực nhất định đã đáp ứng được nhu cầu
tâm lý của con người Việt Nam hiện đại. Vì lẽ đó mà nhiều phạm trù đạo đức của
Phật giáo vẫn tiếp tục được lưu trữ, sử dụng cho đến nay. Tư tưởng từ bi hỷ xả, cứu
khổ, cứu nạn của Phật giáo vẫn được chúng ta tiếp thu và phát huy trong điều kiện
kinh tế thị trường cạnh tranh khắc nghiệt. Những qui tắc đạo đức Phật giáo có nét
tương đồng với chuẩn tắc đạo đức xã hội vẫn đang được nhiều người tin theo, định
hướng cho họ trong đời sống thực tiễn.
Không những thế, với chủ trương Phật pháp với đời sống, đời sống với Phật
giáo, tư tưởng Phật giáo ngày nay đã bổ sung những tri thức, chuẩn mực đạo đức phù
hợp sao cho phù hợp với thời đại…Điều này cũng đã góp phần làm phong phú thêm
nền đạo đức truyền thống của người Việt Nam. Người Việt hướng tới đức Phật với
đức tâm thành kính, tạo thành sức mạnh tâm linh, tinh thần giúp họ vượt qua những
trắc trở, cám dỗ để đạt đến cuộc sống tốt đẹp. Khi mà cơ chế thị trường vẫn đang bộc
lộ những mặt tiêu cực của nó thì Phật giáo với những qui tắc, chuẩn mực đạo đức
của mình sẽ là chỗ dựa tinh thần vững chắc trong quần chúng nhân dân.
2.2 Những hạn chế của tư tưởng triết học Phật giáo
2.2.1 Duy vật biện chứng nhưng còn chất phác
Thế giới quan Phật giáo là một thế giới quan có tính duy vật và vô thần, đồng
thời có chứa đựng nhiều yếu tố biện chứng sâu sắc. Tính duy vật và vô thần thể hiện
rõ nét nhất ở quan niệm về tính tự thân sinh thành, biến đổi của vạn vật, không do sự
chi phối quyết định của một lực lượng thần linh hay thượng đế tối cao nào. Trái lại
vạn vật đều tuân theo tính tất định và phổ biến của luật nhân – quả. Điều này được
quán triệt trong việc lý giải những vấn đề của cuộc sống nhân sinh như hạnh phúc,
đau khổ, giàu nghèo, thọ, yểu…
Đề tài: Tư tưởng triết học Phật giáo và những giá trị, hạn chế của nó
13
Người thực hiện: Cao Thị Bình An
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
Tính biện chứng sâu sắc của triết học Phật giáo đặc biệt thể hiện rõ qua việc
luận chứng về tính chất vô ngã và vô thường của vạn vật.

2.2.2 Nhân sinh quan mang tính duy tâm chủ quan, thần bí
Hạn chế lớn nhất của tư tưởng triết học Phật giáo là quan điểm duy tâm chủ
quan, thần bí. Quan điểm này khiến con người không dễ dàng hướng vào hiện thực,
tự mình cố gắng vượt qua bản thân, chiến thắng số phận mà sẽ có khuynh hướng dựa
dẫm vào thần linh, hướng vào nghiệp, vào quả báo để mong được phù hộ, độ trì. Với
tư duy như vậy thì cũng không cần gì đến sự tìm tòi và khám phá, sáng tạo và hành
động, con người rơi vào lối sống an phận, trì trệ, không ý chí phấn đấu. Về lâu dài sẽ
ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển bền vững của xã hội tương lai.
Phật giáo phản đối chế độ đẳng cấp, tố cáo bất công, đòi công bằng xã hội…
Nhưng do nhân sinh quan mang tính nhân bản, nhân đạo sâu sắc, luôn khuyên con
người phải từ, bi, hỉ, xả nên tư tưởng của Phật giáo trong một số trường hợp sẽ bất
lợi cho công cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp, chống áp bức.
Đề tài: Tư tưởng triết học Phật giáo và những giá trị, hạn chế của nó
14
Người thực hiện: Cao Thị Bình An
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
KẾT LUẬN
Tư tưởng triết học Phật giáo là nền tảng cho việc xây dựng con người vị tha
và coi cuộc sống vị tha là lý tưởng cao quý nhất, hướng đến con người từ, bi, hỉ, xả-
con người của Phật. Vì thế nhân sinh quan trong tư tưởng Phật giáo là một vấn đề
quan trọng vì đạo Phật cho rằng con người là tất cả, con người quyết định số phận
của mình, quyết định hình thái xã hội. Người hướng thiện, sống có tâm sẽ xây dựng
một xã hội tiến bộ, còn ngược lại nếu con người không thể xa rời tam độc (tham, sân,
si), chỉ biết lợi mình hại người sẽ tạo ra một xã hội đầy rẫy áp bức bất công.
Một đặc điểm lớn nhất của tư tưởng Phật giáo là suốt đời, Phật không bao giờ
tự nhận là người duy nhất đem lại sự giải thoát cho con người. Sự giải thoát không
chỉ nhằm tiêu diệt mọi dục vọng- là nguồn cội của mọi đau khổ, mà còn nhằm đấu
tranh chống những áp bức, bất công đang tồn tại trong xã hội. Việc giải thoát này chỉ
có bản thân mỗi con người mới có khả năng thực hiện.
Như vậy, triết học Phật giáo đề cao con người, đưa con người lên một vị trí

hết sức quan trọng và cao quý. Hạnh phúc hay bất hạnh là do tự mỗi con người tạo
nên. Người mà thấm nhuần tư tưởng của triết học Phật giáo sẽ trở thành con người vị
tha, từ, bi, hỉ, xả, sẽ kiến lập nên một xã hội hòa bình, an lạc, công bằng, mọi người
sống vì lợi ích của tập thể.
Tuy nhiên, thực tế xã hội vẫn tồn tại những vấn đề mà không phải lúc nào tư
tưởng Phật giáo cũng có thể giải quyết được. Khuyên con người sống vị tha, lấy từ,
bi, hỉ, xả làm phương châm sống nhưng trong một số trường hợp đặc biệt cần sự đấu
tranh triệt để mới thành công thì chúng ta không thể chỉ dùng phương pháp đàm
phán hòa bình mà phải kết hợp với đấu tranh vũ trang quyết liệt. Thực tế đã chứng
minh để có được sự bình yên, độc lập cho đất nước Việt Nam như ngày hôm nay,
những biện pháp đấu tranh kiên quyết, triệt để, không nhân nhượng với kẻ thù là vô
cùng cần thiết. Đây cũng là một trong những điểm hạn chế của tư tưởng triết học
Phật giáo.
Đề tài: Tư tưởng triết học Phật giáo và những giá trị, hạn chế của nó
15
Người thực hiện: Cao Thị Bình An
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Đào Nguyên, Kinh Phương Quảng Đại Trang Nghiêm, Tập văn Phật đản
2004
2) Giáo trình triết học Mác-Lênin, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003
3) HT. Thích Minh Châu, Trường Bộ III, VNCPHVN ấn hành, 1992
4) HT. Thích Thiện Siêu, Chữ Nghiệp trong Đạo Phật, NXB Tôn Giáo, 2002
5) Nguyễn Duy Cần, Phật Học Tinh Hoa, NXB TP Hồ Chí Minh, 1997
6)
7)
8)
9)
10)
Đề tài: Tư tưởng triết học Phật giáo và những giá trị, hạn chế của nó

16
Người thực hiện: Cao Thị Bình An
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
Đề tài: Tư tưởng triết học Phật giáo và những giá trị, hạn chế của nó
17

×