Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

hát ru và những nghi lễ đầu đời cho trẻ nhỏ của người thái huyện sốp cộp tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 131 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM









ĐẶNG DUY THẮNG




HÁT RU VÀ NHỮNG NGHI LỄ ĐẦU ĐỜI
CHO TRẺ NHỎ CỦA NGƢỜI THÁI HUYỆN
SỐ P CỘ P TỈ NH SƠN LA





LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN










THÁI NGUYÊN - 2013




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM








ĐẶNG DUY THẮNG




HÁT RU VÀ NHỮNG NGHI LỄ ĐẦU ĐỜI
CHO TRẺ NHỎ CỦA NGƢỜI THÁI HUYỆN
SỐ P CỘ P TỈ NH SƠN LA

Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 60.22.01.21


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Huế




THÁI NGUYÊN - 2013





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các
nội dung nêu trong luận văn là kết quả làm việc của tôi và chưa được công bố
trong bất cứ một công trình nào khác.

Thái Nguyên, tháng 4 năm 2013
Tác giả luận văn




Đặng Duy Thắng


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


LỜI CẢM ƠN

Bằng sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn
PGS.TS Nguyễn Thị Huế, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ em trong
suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Ngữ văn, khoa Sau đại
học, cán bộ phòng quản lý khoa học trƣờng Đại học Sƣ phạm – Đại học Thái
Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên
cứu tại trƣờng.
Tôi cũng xin đƣợc bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới bạn bè cùng gia đình
và những ngƣời thân đã động viên, quan tâm chia sẻ và tạo mọi điều kiện giúp
tôi hoàn thành tốt khoá học này.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2013
Tác giả luận văn



Đặng Duy Thắng


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
MỞ ĐẦ U 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. 3
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4
5. Phƣơng pháp nghiên cứu: 5
6. Bố cục luận văn 5
NỘ I DUNG 6
Chƣơng 1: VÀI NT V LCH S, X HI, TỘ C NGƢỜ I THÁ I
Ở SỐP CP, SƠN LA 6
1.1. Nguồn gốc lịch sử 6
1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội tộc ngƣời Thái Sốp Cộp , Sơn La. 8
1.2.1 Đặc điểm kinh tế 8
1.2.2. Đặc điểm xã hội 10
1.3. Văn hoá, văn học dân gian củ a ngƣờ i Thái ở Sốp Cộp, Sơn La. 12
1.4. Những lời hát ru của ngƣời Thái Sốp Cộp đậm đà bản sắc dân tộc. 14
1.4.1. Những nhận định chung nhất về sự lƣu truyền, bảo tồn, sử dụng

hát ru trong đời sống sinh hoạt của dân tộc Thái Sốp Cộp, Sơn La 14
1.4.2. Khái quát giới thiệu về số lƣợng nhƣ̃ ng lờ i há t ru đã sƣu tầ m
đƣợ c ở Số p Cộ p, Sơn La 15
Tiểu kết 18

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Chƣơng 2. NỘ I DUNG VÀ NGHỆ THUẬ T HÁ T RUCỦ A NGƢỜ I
THÁI Ở SỐP CP, SƠN LA 20
2.1. Vài nét về khúc hát ru trong nghi lễ vòng đời cho trẻ nhỏ ở Sốp Cộp,
Sơn La 20
2.2. Nội dung nhƣ̃ ng khúc hát ru trong nghi lễ vòng đời cho trẻ nhỏ ở
Sốp Cộp, Sơn La 21
2.2.1. Cảm hứng về thiên nhiên 22
2.2.2. Cảm hứng về đời sống văn hóa, phong tục tập quán của dân tộc
Thái Sốp Cộp 38
2.3. Ngôn ngữ của những khúc hát ru trong nghi lễ vòng đời cho trẻ nhỏ
ở Sốp Cộp, Sơn La 53
2.3.1. Hệ thống từ ngữ mang đậm bản sắc tộ c ngƣờ i 53
2.3.2. Phƣơng thức diễn đạt 56
2.4. Thể thơ và gieo vần 59
2.4.1. Thể thơ 59
2.4.2. Gieo vần 62
Tiểu kết: 65
Chƣơng 3. HÁT RU TRONG NGHI LỄ VÕNG ĐỜI CHO TRẺ NHỎ
Ở SỐP CP, SƠN LA 67
3.1. Hát ru trong nghi lễ vòng đời cho trẻ nhỏ 67
3.1.1. Hát ru trong nghi lễ " Ra cữ " ( giai đoạn trẻ nhỏ trong bụng mẹ ) 67
3.1.2. Hát ru trong nghi lễ " Păn chƣ nháƣ " ( lễ đặt tên ) 69
3.1.3. Hát ru trong nghi lễ " nhập tổ tiên " ( nghi lễ đầy tháng ) 71

3.2. Giá trị và ý nghĩa 74
3.2.1. Giá trị 74
3.2.1.1. Giá trị văn hóa 75
3.2.1.2. Giá trị nghệ thuật 75
3.2.1.3. Giá trị tinh thần 76
3.2.1.4. Giá trị giáo dục 78

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3.2.2. Ý nghĩa 81
3.3. Thực trạng bảo lƣu câu hát ru gắn với nghi lễ vòng đời con trẻ ở Sốp
Cộp- Sơn La 81
3.3.1. Hiện trạng bảo lƣu câu hát ru của ngƣời Thái ở Sốp Cộp 82
3.3.2. Nguyên nhân của thực trạng 85
3.3.3. Những kiến nghị, đề xuất 87
Tiểu kết 89
KẾ T LUẬ N 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
PHỤ LỤC




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


MỞ ĐẦ U
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trong nền văn hóa đa dân tộc Việt Nam , văn học các dân tộc thiểu số
chiếm một vị trí không nhỏ . Văn học các dân tộc thiểu số trong đó có văn họ c dân

gian đã có đƣợc những thành tựu đáng kể , góp phần làm phong phú cho nền văn
học củ a nƣớ c nhà .
1.2.Sự chung sống, đoàn kết, hài hòa về nhiều mặt trong đó những nét riêng
trong văn hóa của tộc ngƣời thiểu số ở Việt Nam đã tạo nên bản sắc văn hóa Việt
Nam và nó làm cho văn hóa các tộc ngƣời thiểu số “đa dạng trong thống nhất”. Do
đó việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa các dân tộc đặc biệt trong
giai đoạn hiện nay có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
1.3. Văn hóa Việt Nam là sự tổng hòa của 54 dân tộc anh em, trong đó sự
góp mặt của văn hóa Thái Tây Bắc. Đồng bào Thái Tây bắc đã sáng tạo ra những
giá trị vật chất, tinh thần đa dạng, phong phú đậm đà sắc thái bản địa ; tiêu biểu là
những mái nhà sàn có mái che hai hồi hình khum khúm, hoa văn mặt chăn mặt phà,
cùng nền văn hóa văn học dân gian đa dạng phong phú. Trong sự đa dạng và phong
phú đó có những làn điệu hát ru đang dần đi vào quên lãng từ ngƣời Kinh đến các
dân tộc miền núi phía bắc. Hát ru là những lời hát có chức năng giáo dục, thẩm mỹ
cao góp phần hình thành và phát huy nuôi dƣỡng tâm hồn trẻ nhỏ. Với ngƣời Kinh
hát ru nhƣ một ký ức tuổi thơ mà không ai có thể quên trong ký ức của mình, qua
lời ru của bà, của mẹ hình ảnh vầng trăng, cánh cò, dòng sông, cánh đồng, lũy tre
làng nó đã đƣợc in sâu vào tâm hồn trẻ thơ. Bằng những lời ru êm ả tha thiết của bà,
của mẹ đã gieo vào tâm thức tuổi thơ những ký ức và hình ảnh tốt lành về lòng nhân
ái, đạo lý làm ngƣời, tình yêu quê hƣơng, đất nƣớc.
1.4. Xã hội ngày nay, do sự bùng nổ của các phƣơng tiện thông tin, các loại
hình giải trí, nghệ thuật, hát ru có nguy cơ bị mai một trong đời sống hiện đại. Từ
thành thị đến nông thôn, hình ảnh ngƣời mẹ ẵm con, ầu ơ cất tiếng hát ru ngày một
thiếu vắng. Thay vào đó, là những ca khúc có nội dung ca từ không phù hợp trẻ thơ
hoặc là những bài hát đƣợc thu sẵn trong băng đĩa. Nhiều bà mẹ không biết hát ru
hoặc không thuộc dù chỉ một bài hát ru. Thậm chí, nhiều gia đình vợ chồng trẻ có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

xu hƣớng “hiện đại”, ngay từ khi mang thai đến khi nuôi trẻ đã cho con nghe nhạc

cổ điển, nhạc không lời với quan điểm giúp trẻ phát triển trí não, thông minh hơn.
Mặt khác, trong cơ chế thị trƣờng, do bận rộn công việc, nhiều ông bố, bà mẹ,
không có thời gian ru con, muốn con ngủ mau, không ít ngƣời tìm mọi cách rung,
lắc, hoặc quát tháo làm mất đi tình cảm thân thƣơng, tình mẫu tử cao đẹp trong
truyền thống gia đình Việt Nam…
Thiết nghĩ, nghệ thuật hát ru và những bài hát ru không chỉ mang tính di sản
văn hóa mà còn là nguồn mạch quan trọng, có ý nghĩa nhân văn tiêu biểu của gia
đình Việt Nam, là mạch nguồn của sự sống nuôi dƣỡng tâm hồn trẻ thơ, giáo dƣỡng
nhân cách hồn nhiên, trong sáng, trọng lẽ phải, trọng đạo hiếu nghĩa cho trẻ từ khi
lọt lòng.
1.5. Trong kho tà ng văn họ c dân gian Thá i , có một bộ phận dân ca còn chƣa
đƣợ c quan tâm giớ i thiệ u , đó là nhƣ̃ ng là n điệ u há t ru trẻ nhỏ . Trong quá trì nh tì m
hiể u và điề n dã , chúng tôi nhận thấy ở bộ phận dân cƣ ngƣời Thái ở huyện Sốp Cộp
của tỉnh Sơn La đã và đang lƣu truyền và tồn tại một số lƣợng lớn những làn điệu
hát ru trẻ nhỏ với những nội dung phong phú , hấ p dẫ n cù ng vớ i nhƣ̃ ng nghi lễ kè m
theo. Điề u nà y đã thu hú t sƣ̣ chú ý củ a chú ng tôi và thú c đẩ y chú ng tôi lƣ̣ a chọ n
việ c giớ i thiệ u “Hát ru và những nghi lễ đầu đời cho trẻ nhỏ của người Thái huyện
Số p Cộ p tỉnh Sơn La” làm đề tài luận văn.
2. Lịch sử vấn đề
2.1.Trong lịch sử của mình, tiếng Thái đã có cả một thời kỳ lâu dài làm ngôn
ngữ giao tiếp chung với các dân tộc khác vùng Tây Bắc. Với đặc điểm dân số đông
và cƣ trú lâu đời tại vùng Tây Bắc văn hóa Thái có ảnh hƣởng sâu rộng đến văn hóa
các dân tộc khác trong khu vực.
Xác đị nh đƣợc vị trí tầm quan trọng của văn hóa các dân tộc Tây Bắc nói
chung và dân tộc Thái nói riêng, Đảng và nhà nƣớc đã rất coi trọng đầu tƣ cho việc
nghiên cứu, sƣu tầm, bảo lƣu các giá trị văn hóa cộng đồng các đân tộc, trong đó
văn hóa Thái không nằm ngoại lệ.
2.2. Từ năm 1960 đã có nhiều công trình nghiên cứu , sƣu tầm về văn
học dân gian của ngƣời Thái ở Việt Nam đƣợc xuất bản . Các công trình sƣu tầ m ,


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

nghiên cứu này đã vẽ lên một bức tranh khá hoàn chỉnh, sinh động về lịch sử và
toàn bộ đời sống , lao động , sản xuất , tín ngƣỡng tâm linh , tập tục…của dân tộc
Thái. Trong đó có nhƣ̃ ng công trì nh tiêu biể u nhƣ : Phương ngôn tục ngữ Thá i của
Hoàng Trần Ngịch, Quam Son Côn – Bản tiếng Thái sƣu tầm ở Mai Sơn, Quam Tô
Mương (Chuyện kể bản mƣờng …) – Tài liệu cổ, Bảo tàng Sơn La, Tục ngữ Thái,
Quan Chiêm Lang (NXB văn hóa dân tộc. Hà Nội. 1978), Truyệ n cổ dân tộ c Thá i
(3 tậ p) của Cầm Cƣờng (NXB Khoa họ c xã hộ i , Hà Nội, 1978), Tiếng ru – hát ru –
hát đố dân tộc Thái của Hoàng Trần Nghịch, Lò Văn Lả , Khi đứa trẻ dân tộc Thái
chào đời của Hà Long , Hà Thu (NXBVăn hóa dân tộc - Năm 2006), Tản chụ siết
sương (ca dao) – tài liệu cổ sƣu tầm ở Thuận Châu, Âm nhạc dân gian văn học Thái
Tây Bắc - của Tô Ngọc Thanh và nhiều những nhà thơ, những nhà sáng tác, nhà sƣu
tầm, nghiên cứu về dân tộc Thái KaDai Việt Nam. Hội nghị Thái học Việt Nam tổ
chức tại tỉnh Điện Biên – Năm 2009, Hội nghị Thái học Việt Nam tổ chức tại tỉnh
Thanh Hóa – Năm 2012, và cũng trong năm 2012 đã diễn ra một hội nghị vô cùng
quan trọng nhằm phát huy tài năng, tôn vinh những nhà sƣu tầm, nghiên cứu bản địa,
Hội nghi mạng lưới bảo tồn và phát triển tri thức bản địa dân tộc Thái Việt Nam –
Ngày 10/5/2012. Tại hội nghị này đã xuất hiện nhiều nhà nghiên cứu, nhà sƣu tầm dân
tộc Thái bản địa trong 8 tỉnh thành miền núi nhƣ Lò Minh Ón, Lò Văn Cạy, Lò Văn
Lả, Hà Long – Hà Thu Có thể nhận thấy, những công trình, bài viết, những bài sƣu
tầm trên đây mới chỉ dừng lại ở phạm vi biên dịch, sƣu tầm, khảo sát sơ bộ và giới
thiệu chung.
2.3. Theo sự khảo sát, điền dã sƣu tầ m của chúng tôi, cho đến nay chƣa có
một công trình nào nghiên cứu về hát ru và nghi lễ đầu đời cho trẻ nhỏ của
ngƣời Thái huyện Sốp Cộp – Sơn La một các hoàn chỉnh, thấu đáo và hệ thống.
Điều đó vừa là thuận lợi nhƣng cũng vô cùng khó khăn và đầy thách thức đối với
chúng tôi khi nghiên cứu đề tài này.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
3.1 Đối tượng:

Đề tài lựa chọn các lời hát ru của ngƣời Thái Sốp Cộp, Sơn La là tƣ liệu
điền dã nhiều nơi của vùng Thái Sốp Cộp, Sông Mã làm đối tƣợng nghiên cứu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Ngoài ra, tác giả đề tài tìm hiểu thêm một số lời hát ru của một số dân tộc khác để
so sánh, đối chiếu khi cần thiết.
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
Để thực hiện luận văn chúng tôi chủ yếu tập chung đi sâu vào tìm hiểu
nghiên cứu, phân tích lời hát ru và những nghi lễ đầu đời cho trẻ nhỏ của ngƣời
Thái huyện Sốp Cộp, Sơn La trên một số mặt: Nội dung, nghệ thuật, giá trị và ý
nghĩa những câu hát đầu đời của trẻ nhỏ từ đó thấy đƣợc phong tục tập quán, đời
sống tín ngƣỡng và đời sống tâm hồn của ngƣời Thái ở Sơn La.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu.
- Đề tài sẽ là nguồn tƣ liệu giúp ngƣời đọc có đƣợc một sự hiểu biết đầy đủ,
sâu sắc hơn về văn hóa dân tộc Thái Việt Nam nói chung và Thái Sốp Cộp nói
riêng. Điều đó sẽ góp phần vào việc quản lý, giữ gìn bảo tồn ngữ hệ và bản sắc văn
hóa của ngƣời Thái Sốp Cộp, Sơn La.
- Có cái nhìn khái quát và tổng thể về văn hóa , văn họ c dân gian của dân tộc
Thái. Qua đó thấy đƣợc dấu ấn văn hó a dân gian trong những nghi lễ đầu đời cho
trẻ nhỏ của ngƣời Thái Sốp Cộp, Sơn La.
- Chỉ ra đặ c trƣng củ a văn học dân gian Thá i trong những khúc hát ru biểu
hiện trên phƣơng diện nội dung, nghệ thuật và giá trị, ý nghĩa.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Luận văn cố gắng làm sáng tỏ và khẳng định những đặc điểm, giá trị hát ru
và nghi lễ đầu đời cho trẻ nhỏ của ngƣời Thái Sốp Cộp, Sơn La. Đó cũng là công
trình nghiên cứu đầu tiên về hát ru, qua đó thấy đƣợc tầm quan trọng trong đời sống
văn hóa tinh thần đa dạng, phong phú và mang tính giáo dục, răn dạy trẻ đi đến
chân thiện mỹ.

- Đồng thời tìm hiểu một số vấn đề lí luận và thực tiễn liên quan đến đề tài ,
nhƣ nhƣ̃ ng vấ n đề củ a thể loạ i dân ca, trong đó có há t ru.
- Khảo sát, phân tích những khúc hát ru trong nghi lễ vòng đời cho trẻ nhỏ ở
Sốp Cộp, Sơn La về phƣơng diện nội dung và nghệ thuật.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

- Tìm hiểu thêm một số những khúc hát ru của các dân tộc khác để so sánh
đối chiếu làm rõ hơn đặc trƣng hát ru trong nghi lễ vò ng đờ i cho t rẻ nhỏ của ngƣời
Thái ở Sốp Cộp, Sơn La
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Để thực hiện luận văn này, chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp nghiên
cứu chính sau:
5.1. Phƣơng pháp điền dã văn học:
Do đặc điểm của đề tài, chúng tôi chủ yếu trú trọng đến phƣơng pháp điền
dã: Đi thực tế tại các bản ngƣời Thái ở Sốp Cộp, đến một số bản ngƣời Thái phỏng
vấn những bậc cao tuổi, bậc trung niên để ghi chép lại, nghe lại những câu hát ru
của phụ nữ Thái, đồng thời chứng kiến một số các nghi lễ đầu đời của trẻ nhỏ. Điều
đó sẽ rút ra những kết luận chung nhất về hát ru và những nghi lễ đầu đời cho trẻ
nhỏ của ngƣời Thái Sốp Cộp, Sơn La.
5.2 Phƣơng pháp so sánh đối chiếu:
Việc sử dụng phƣơng pháp so sánh đối chiếu để tìm ra sự khác biệt giữa hát
ru và nghi lễ đầu đời cho trẻ nhỏ của ngƣời Thái Sốp Cộp với các dân tộc anh em
khác…, từ đó đi đến khẳng định những giá trị, đặc điểm nổi bật của hát ru.
5.3 Phƣơng pháp phân tích tổng hợp:
5.4 Phƣơng pháp thống kê:
6. Bố cục luận văn.
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc
bố cục thành 3 chƣơng:
Chƣơng I: Vài nét về lịch sử, xã hội, tộc người Thái ở Sốp Cộp, Sơn La

Chƣơng II: Nội dung và nghệ thuật hát ru người Thái Sốp Cộp ,Sơn La
Chƣơng III: Hát ru trong nghi lễ vòng đời cho trẻ nhỏ ở Sốp Cộp, Sơn La

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


NỘ I DUNG
Chƣơng 1: VÀI NT V LCH S, X HI, TỘ C NGƢỜ I THÁ I
Ở SỐP CP, SƠN LA

1.1. Nguồn gốc lịch sử
Dân tộc Thái là một dân tộc lớn trong các dân tộc thiểu số Việt Nam, là một
dân tộc đông dân cƣ nhất của khu vực Tây Bắc Việt Nam. “Theo sự thống kê ở
bảng danh mục của thành phần dân tộc Việt Nam, tổng cục thống kê, Hà Nội 4 –
1999 thì dân tộc Thái có dân số đông thứ ba ( sau người Kinh và người Tày ). Còn
ở Sơn La người Thái chiếm 54,7% dân số” [ 6, tr.14 ].
Cho đến nay việc nghiên cứu lịch sử cƣ trú của ngƣời Thái ở Sơn La nói
chung, ngƣời Thái ở Sốp Cộp nói riêng còn rất nhiều những ý kiến khác nhau. Căn
cứ vào tài liệu thành văn “Quan tô mương” (kể chuyện bản mƣờng) hay “Tày pú
sấc” (dõi theo những bƣớc đƣờng chinh chiến của cha ông) “Hịt khoỏng bản
mường” (phong tục tập quán) Piết mƣơng, phanh mƣơng…. Những công trình
nghiên cứu lịch sử ngƣời Thái của các nhà khoa học đã kết luận rằng: Ngƣời Thái ở
Việt Nam nói chung và ngƣời Thái ở Sơn La nói riêng đều có nguồn gốc từ Đông
Nam Á cổ đại thuộc chủng Mônggôít. Đại chủng Mônggôlôít gồm các tiểu chủng :
Mônggôlôít Phƣơng Bắc, Mônggôlôít Phƣơng Nam và tiểu chủng da đỏ Châu Mỹ.
Hầu hết các tộc ngƣời ở Đông Nam Á cổ đại thuộc tiểu chủng Mônggôlôít Phƣơng
Nam. Tiểu chủng Mônggôít thuộc các nhóm loại hình: Anhđônêdiêng, Nam Á,
Vêđôti, Nêgrôti. Ngƣời Thái thuộc nhóm hình Nam Á.
Theo các văn tự chữ Thái tồn tại đến ngày nay, những văn bản trên lá cây,
giấy bản, sách, những cuốn sách sử chép tay hàng trăm trang… đã nói về quê hƣơng

của mình là vùng “ba dải đất lớn được tưới bởi chính con sông và là nơi sông Đà
gặp sông Hồng” (Him xam xẩu, nậm cẩu que, Pú Té Tao). Đó là vùng Vân Nam
(Trung Quốc) vào Tây Bắc Việt Nam, chốn đầu nguồn của Nậm Tao (Hồng Hà),
Nậm Tè (Sông Đà), Nậm Ma (Sông Mã), Nậm Khoong (Sông MêKông), Nậm U,
Nậm Na…Trƣớc thế kỷ XI, nhiều nhóm Thái lẻ tẻ di cƣ vào vùng tây bắc (Việt
Nam), sống xen kẽ bên ngƣời Khơmú, nhƣng lại có truyền thuyết nói nguồn gốc
ngƣời Thái ra đời từ mảnh đất Mƣờng Thanh (Điện Biên) mà xƣa kia gọi là Mƣờng
Then, Mƣờng Bó Té (đầu nguồn sông Đà).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Ngƣời Thái cũng nhƣ những dân tộc anh em khác đã góp công vào sự nghiệp
dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc ta. Để khẳng định giá trị văn hoá của dân tộc
mình họ đã xây dựng lên những câu chuyện bản Mƣờng, các truyền thuyết đầy kỳ
bí. Tiêu biểu là truyền thuyết “Ải Lậc Cậc” ngƣời có công khai phá bốn cánh đồng
lớn vùng Tây Bắc. Sau nạn Đại Hồng Thuỷ, ông trời (Then) đã sai vợ chồng Ải
xuống trần gian để xây dựng lại mƣờng ngƣời (Mƣờng Côn). Vợ chồng Ải đã ra sức
lao động tạo ra bốn vựng lúa của vùng Tây Bắc và “Thông” cho sông Đà chảy xuôi
dễ dàng. Trong sử thi kể chuyện bản mƣờng “Quan Tô Mương” của ngƣời Thái đen
còn kể rằng họ trực tiếp là con cháu của Ải Ngú Háu (Chúa Hổ Mang). Sở dĩ
nghành Thái đen lấy rắn hổ mang làm ông tổ là bắt đầu từ mối tình giữa Tạo Quang
( đời thứ 10 chủa tù trƣởng Thái đen Lang Chƣợng) với Nàng Xo ngƣời KhơMú
dòng dõi Khum Quảng, Ămpoi là vợ hai. Hai ngƣời sinh hạ đƣợc một ngƣời con trai
khôi ngô tuấn tú đó chính là Hổ Mang sau này. Do ghen ghét, vợ của Tạo Qua tìm
chách giết chàng trai này bằng cách bắt chàng trèo lên hốc cây có rắn Hổ Mang.
Chàng đã bắt đƣợc con rắn độc to lớn này. Từ đó chàng mang tên rắn Hổ Mang “Ải
Ngu Háu” và là ông tổ của ngƣời Thái đen hiện nay [11,tr.22]. Có thể nói Tây Bắc
là một trong những cái nôi của ngƣơi Thái cổ. “Từ lâu đời quê hương của người
Thái, cũng như một số dân tộc anh em nằm trong một khu rộng lớn với những khu
trung tâm nổi tiếng như Xip – Xoong – Pănna (Vân Nam), khu vực Mường Ôm,

Mường Ai ( thuộc các châu Tung Lăng, Hoàng Nham), khu vực Bỏ Te (thuộc miền
tây nam Vân Nam). Họ đến Tây Bắc từ lâu lắm rồi, tổ tiên của họ có thể là một
phần trong nhóm cư dân bản địa của các nghành người Việt cổ” [11,tr.12].
Khác với dân tộc khác, dân tộc Thái thƣờng sống tập trung trong các vùng
lòng chảo, thung lũng, cao nguyên, những nơi đất đai phì nhiêu tƣơng đối bằng
phẳng chạy dọc theo những con suối, tiện lợi giao thông. Chính vì vậy đã hình
thành, sáng tạo nên một nền văn hoá vật chất, tinh thần đa dạng và độc đáo. Với
những văn hoá vật chất ngƣời Thái đã tạo ra hình ảnh ngôi nhà sàn mang đậm văn
hoá của núi rừng Tây Bắc, các giá trị văn hoá tinh thần mang đậm hình ảnh dân tộc
Quan Tô Mƣơng (chuyện kể bản mƣờng), Tày Pú Sấc, Truyện Thơ đã mang lại
những giá trị văn hoá tinh thần phong phú, đa dạng của dân tộc Thái.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Ngƣời Thái ở Sơn La nói chung và ngƣời Thái Sốp Cộp nói riêng vẫn mang
đậm những đặc trƣng văn hoá truyền thống và nó đƣợc lƣu truyền qua nhiều thế hệ.
Sôp Cộp một vùng đất mới, mang đậm văn hoá hoang sơ đã thu hút độc giả nghiên
cứu về mảnh đất này.
1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội tộc ngƣời Thái Sốp Cộp , Sơn La.
1.2.1 Đặc điểm kinh tế
Sốp Cộp là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Sơn La , cách thành phố Sơn
La khoảng 130 km, cách Hà Nội khoả ng hơn 400 km.
Huyện Sốp Cộp đƣợc thành lập từ ngày 2/12/2003, (trên cơ sở điều chỉnh địa
giới hành chính huyện Sông Mã ) theo Nghị định số 148/2003/NĐ-CP của Chính
phủ.Dƣớ i thờ i thuộ c Phá p , Số p Cộ p đƣợ c gọ i là tổ ng Số p Cộ p thuộ c châu M ƣờng
Thanh (Điệ n Biên ngà y nay ), gồ m 7 mƣờ ng: Mƣờ ng Lạ n, Mƣờ ng Và , Mƣờ ng Số p
Cộ p, Mƣờ ng Ten, Mƣờ ng Ló i, Mƣờ ng Luân, Mƣờ ng Lè o Huyệ n Số p Cộ p về phía
Nam có 120 km đƣờ ng biên giớ i quố c gia giá p cộ ng hò a dân chủ nhân dân Là o ;
phía Tây giáp huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên; phía Bắc và phía Đông giáp
huyện Sông Mã. Địa hình khá phức tạp, phần lớn là đồi núi, đất đai tƣơng đối màu

mỡ, phù hợp cho việc trồng cây công nghiệp, phát triển nông nghiệp và chăn nuôi
đại gia súc. Độ cao trung bình từ 900-1000m so với mặt nƣớc biển , đỉnh cao nhất
1.925m ở Pu Sâng xã Mƣờng Lèo . Các dãy núi dài và đứt gãy đều chạy theo hƣớng
Tây Bắc - Đông Nam tạo ra hƣớng chảy của các suối lớn trong vùng , thuậ n tiệ n cho
việ c sả n xuấ t và sinh ho ạt của dân cƣ trong vùng . Số p Cộ p có tớ i 15 con suố i lớ n
nhỏ trong đó có 3 con suối chảy về trung tâm là Nặm Ca , Nặ m Lạ nh và Nặ m Ban ,
ba suố i nà y gặ p nhau tạ i mộ t điể m nơi bả n Số p Nặ m xã Số p Cộ p, tạo nên suối Nặm
Công đổ ra Sông Mã tạ i bả n Pá Công (Pá Công cũng có nghĩa là cửa suối Nặm
Công) thuộ c huyệ n Sông Mã . Theo tiế ng Thá i thì “Số p” nghĩa là mồm , miệ ng,
“Cộ p” có nghĩa là nơi gặp nhau, bở i vậ y đị a danh nà y đƣợ c đặ t tên là Số p Cộ p
Toàn huyện Số p Cộ p có 8 đơn vị hành chính cấp xã , đó là các xã : Sốp Cộp,
Mƣờng Lạn, Dồm Cang, Sam Kha, Mƣờng Và, Mƣờng Lèo, Púng Bánh, Nậm
Lạnh.Trung tâm huyện lỵ đặt tại xã Sốp Cộp. Huyện Sốp Cộp khi mới thành lập có
146.841 ha diện tích tự nhiên và 31.467 nhân khẩu, đến cuối năm 2008 dân số toàn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

huyện có 6.753 hộ với 39.160 nhân khẩu, trong đó có 6 dân tộc anh em sinh sống:
Thái 62,2%; H`mông 17,8%; Khơ Mú 6,1%; Lào 11,3%; Kinh 2,4%). Ngƣờ i Thá i,
ngƣờ i Lào chủ yếu sống ở vùng thấp , theo dọc các con suối , ngƣờ i Hmông sinh
số ng ở cá c điể m trên nú i cao , ngƣờ i Khơ Mú số ng theo cá c khe suố i đầ u nguồ n
nƣớ c, còn ngƣời Kinh tập trung ở các thị trấn , các trung tâm xã, nơi gầ n đƣờ ng giao
thông.
Sộp Cộp là một huyện mới thành lập đặc biệt khó khăn nền kinh tế lạc hậu,
kết cấu hạ tầng thấp kém nguồn lƣơng thực chủ yếu tự cung tự cấp nhƣ lúa, ngô,
khoai, sắn…. Nguồn thực phẩm đƣợc sản xuất từ chăn nuôi gia cầm ( gà, vịt,
ngan…), gia súc nhỏ ( chó, lơn…), gia súc lớn ( trâu, bò, ngựa…). Đặc biệt là gia
súc lớn ( trâu, bò, ngựa…) vừa để cung cấp sức kéo làm nƣơng, ruộng, kéo gỗ làm
nhà, đó cũng là nguồn cung cấp sức kéo cho từng nhà, từng bản. Tự nhiên cũng là
nơi cung cấp cho thôn bản nguồn thực phẩm lớn: hái lƣợm, rau, măng, củ quả, dƣợc

liệu, săn thú rừng, chim muông, đánh bắt cá ở suối, sông…Ngƣời Thái Sộp Cộp đã
đúc kết đặc điểm kinh tế của mình là “miếng cơm ở đất, thức ăn ở rừng”. Trong
“Quam Tô Mương” đã có đoạn nhắc đến vấn đề này:
- Nguyên văn tiếng Thái:
“Kháu mết, kháu hak ma
Pa mết, pa hak táu
Mịt kháu to nuối mák phặc
Thút phắc po khoan hẳm”
- Dịch sang tiếng việt:
“Lúa hết lúa tự đến
Cá hết cá tự lại
Hạt lúa to bằng quả bí xanh
Ngọn rau dùng rừu chặt” [11,tr.31].
Nền kinh tế của ngƣời Thái Sốp Cộp chƣa có sự phân công lao động lớn nhƣ
chăn nuôi tách ra khỏi trồng trọt, thủ công nghiệp chƣa tách ra khỏi nông nghiệp
nên chƣa xuất hiện các thị trƣờng tập trung. Điều đó không thực sự quan trọng vì
nền kinh tế của họ vẫn là tự cung tự cấp. Họ có thể tự cung tự cấp từ lƣơng thực,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

thực phẩm, vải vóc đến các đồ dùng nhƣ dao, cuốc, xẻng, vật dụng gia đình bằng
các nghề thủ công truyền thống.
Ngày nay theo sự đổi mới của Đảng, Nhà nƣớc và sự quan tâm đặc biệt tới
vùng cao, vùng sâu xa vùng đồng bào dân tộc. Cơ cấu kinh tế chuyển đổi trở nên
linh hoạt hơn. Cây trồng vật nuôi cũng trở nên phù hợp, giao lƣu buôn bán cũng trở
nên phát triển. Cuộc sống đƣợc cải thiện dần kinh tế khá giả. Ngƣời Thái Sốp Cộp
cùng với các dân tộc anh em trong khu vực đã tham gia làm chủ, xây dựng quê
hƣơng, địa phƣơng mình ngày càng phát triển, văn minh hơn.
Các nghề phụ gia nhƣ : làm mộc, đan lát, dệt vải… cũng phát triển. Đầu tiên
là cung cấp cho nhu cầu gia đình sau là trao đổi với các vùng, các dân tộc khác theo

hình thức vật đổi vật, vật đổi tiền. Chính nhƣ vậy ngƣời Thái Sốp Cộp trở nên rất
giỏi giang, phụ nữ thì giỏi dệt vải, thêu thùa, đàn ông thì có tài nghệ đan nát vì thế
sản phẩm của họ làm ra rất đẹp và mang tính thẩm mĩ cao.
Các hoạt động trong nghề thủ công truyền thống này, nếu xét về thời gian thì
có thể nói là một nghề phụ. Vì tranh thủ làm những lúc nông nhàn sau những buổi
đồng áng.
Thực chất sản phẩm của nó mang lại là rất cần thiết, rất quan trọng nên để
đánh giá vai trò của nó là một điều cần thiết. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay cuộc
sống của ngƣời Thái Sốp Cộp đƣợc ổn định, điều kiện kinh tế khá giả hơn, nếu có
những chính sách phù hợp thì các nghề này có thể góp phần rất lớn trong việc phát
triển kinh tế, đồng thời giúp ngƣời Thái Sốp Cộp có thể giữ lại những nét văn hoá
truyền thống của mình trong mỗi một sản phẩm của họ làm ra ( mây tre đan, đồ
mộc, dệt thổ cẩm…) những sản phẩm này đã khắc hoạ sự khéo léo, tài hoa tuyệt vời
của họ.
Với 62,2% dân số trên toàn huyện ngƣời Thái Sốp Cộp hôm nay đang hoà
nhập cùng sự phát triển kinh tế của đất nƣớc, bên cạnh đó còn giữ gìn phát triển văn
hoá truyền thống riêng của dân tộc mình.
1.2.2. Đặc điểm xã hội
Ngƣời Thái ở Tây Bắc nói chung, và ngƣời Thái Sốp Cộp nói riêng do địa
hình cao, bị chia cắt mạnh, với sự tồn tại của phƣơng thức sản xuất cũ dùng cuốc
dùng cày của nền nông nghiệp độc canh mang tính chất tự cấp tự túc tự nhiên. Tổ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

chức xã hội của ngƣời Thái Sốp Cộp cũng có những nét đặc thù: vừa mang tính cát
cứ địa phƣơng vừa thể hiện tính thống nhất của ngƣời Thái trên vùng Tây bắc.
Trƣớc cách mạng 1945, tính cát cứ địa phƣơng thể hiện rõ ràng từng đơn vị
Châu mƣờng, mỗi đơn vị Châu mƣờng là một lãnh địa đảm bảo quyền lợi theo tục
lệ của một dòng hay một nghành quý tộc đặt dƣới sự thống trị của Chẩu Mƣờng
(chủ mƣờng). Lịch sử hình thành các Châu mƣờng gắn chặt với lịch sử phát triển

của các dòng quý tộc Thái mà trong nhiều đời đã đƣợc triều đình phong kiến trung
ƣơng công nhận quyền thống trị ở địa phƣơng với tính cách thế tập. Ngƣời Thái có
câu. “Dòng họ nhà trời làm chủ đất vàng” (sinh bẩu chẩu căm) đã nói nên quyền
làm chủ của quý tộc Thái với vùng đất đai của họ là Châu mƣờng.
Trƣớc cách mạng 1945, các đơn vị Châu mƣờng Tây bắc trực thuộc tỉnh
Hƣng Hoá nhƣng cũng có những thời kỳ Châu mƣờng lại đƣợc thống nhất thành
khối xung quanh các mƣờng lớn trung tâm – có ngƣời “Chẩu mường” đứng đầu thể
hiện với triều đình (các trung tâm lớn: Mƣờng Lò Luông – nay thuộc Văn Chấn,
Yên Bái, Mƣờng Muổi Luông – nay là Thuận Châu, Mƣờng Sang Luông – nay là
Mộc Châu…).
Tuy nhiên, Mƣơng Luông không có đầy đủ tính chất nhƣ một cấp tỉnh mà
chủ yếu là nhiệm vụ truyền đạt và đôn đốc châu mƣờng thực hiện các chiếu chỉ của
triều đình.
Về hình thức bộ máy hàng chính của cả nƣớc, các Châu mƣờng chỉ có vị trí
nhƣ cấp huyện. Song về thực chất mỗi Châu mƣờng có tính chất nhƣ một “triều
đình thu nhỏ” đƣợc triều đình phong kiến trung ƣơng công nhận quyền “thế tập”
của quý tộc, cũng nhƣ quyền tổ chức bộ máy hành chính và cai quản địa phƣơng
theo tập quán và tục lệ riêng. Trong đơn vị Châu mƣờng thƣờng có nhiều tộc ngƣời
cƣ trú cho nên quý tộc Thái cùng với bộ máy hành chính của họ không những thống
trị nhân dân lao động Thái mà còn cả các dân tộc khác.
Sơ đồ tổ chức các đơn vị Châu mƣờng: [22, tr.331].
Í tu thống quán thế Các giáo
Mƣờng phía ngoài: Xuổng Các bản
Châu mƣờng: Mƣờng phía trong: Lộng Quan Xuổng
Cang y chủa tố. Xuổng


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Sau khi đất nƣớc độc lập thống nhất, dƣới sự lãnh đạo của Đảng đồng bào

Thái Tây bắc nói chung và ngƣời Thái Sốp Cộp nói riêng đã quy tụ và sống ổn định
hơn dƣới các đơn vị hành chính bản mƣờng, mỗi bản gồm khoảng 30 – 40 nóc nhà
cùng nhau sinh sống, đều có ngƣời đứng đầu gọi là trƣởng bản. Là một trong những
cƣ dân bản đị rất lâu đời ngƣòi Thái Sốp Cộp đã chọn cho mình những vị trí đẹp và
thuận lợi cho đời sống để lập bản mƣờng. Đó là những vùng núi thấp, gần sông
suối, có địa thế rộng rãi, bằng phẳng thuận tiện cho việc canh tác, dễ dàng đi lại,
giao lƣu với bản mƣờng khác.
Tổ chức dòng họ của ngƣời Thái Sộp Cộp thƣờng là sự gắn bó chặt chẽ trong
phạm vi bốn đời: Ông (pú), cha (ải/ó), con (lực) và cháu (lan). Gia đình của ngƣời
Thái Sốp Cộp thƣờng là những gia đình nhỏ / gia đình hạt nhân, gồm đôi vợ chồng,
con cái hoặc còn cha mẹ già. Nhiều thế hệ cùng nhau chung sống dƣới một nóc nhà,
cùng ăn, cùng làm việc và cùng chia sẻ những thành quả làm việc cũng nhƣ những
khó khăn.
Có thể nói, Số p Cộ p là vù ng đấ t tụ cƣ củ a nhiề u dân tộ c anh em nên văn hó a
của Sốp Cộp vừa phong phú đa dạng , vƣ̀ a mang né t độ c đá o ở t ừng dân tộc . Chỉ
tính riêng lễ hội ở Sốp Cộp đã có khá nhiều lễ hội khác nhau đƣợc tính theo từng
tộ c lịch, thí dụ Lễ tết cổ truyền của ngƣời Thái , Lễ Khẩ u xá khẩ u hó củ a ngƣờ i Là o
(tháng Chín), Lễ thu dọ n hoa , quả, củ trên nƣơng của ngƣời Khơ Mú , Lễ tế t củ a
ngƣờ i Hmông (tháng 12), vào dịp thu hoạch xong mùa vụ … Trong đó nổi bật là
văn hó a củ a ngƣờ i Thá i , vố n là mộ t dân tộ c có số đông dân cƣ hơn cả , do vậ y văn
hóa của họ đã có ảnh hƣở ng sâu rộ ng đế n văn hó a củ a cả vù ng Số p Cộ p nó i riêng và
Sơn La, Điệ n Biên cũ ng nhƣ Tây Bắ c nó i chung.
1.3. Văn hoá, văn học dân gian củ a ngƣờ i Thái ở Sốp Cộp, Sơn La.
Trong suốt một thời kỳ dài lịch sử, tộc ngƣời Thái Tây Bắc nói chung và
ngƣời Thái Sốp Cộp nói riêng với cơ sở nông nghiệp trồng lúa nƣớc ở vùng thấp, đã
từng kế tục nhau làm chủ mƣờng chinh chiến mở rộng vùng lãnh thổ sang phía Tây:
Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào …đó là quá trình lâu dài và gian khổ. Tác phẩm
sử thi “Tày Pú Xấc” đã ghi lại rất rõ quá trình chinh chiến đó. Ngƣời Thái đã ca
ngợi lãnh thổ của mình trong quấn sách “Quan Chiêm Lang”, phần lãnh thổ Thái.
Bốn cánh đồng rộng : Mƣờng Thanh, Mƣờng Lò, Mƣờng Than, Mƣờng Tấc.

Mƣờng Thanh có mỏ muối, mỏ thóc, mỏ thiếc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

“Đi Sốp Cộp ăn cá
Sang Mƣờng Và ăn cơm
Tới Búng Lạnh ăn măng vầu đắng”[7, tr.77].
Qua đó họ đã có những đóng góp vào quá trình xây dựng và gìn gữ đất nƣớc:
Ngƣời Thái đã đƣợc “vua Kinh cần, vua Lào yêu”.
Trong quá trình xâm lƣợc của các thế lực ngoại bang những giá trị truyền
thống của ngƣời Thái Tây Bắc nói chung, đồng bào Thái Sốp Cộp nói riêng vẫn
đƣợc giữ gìn và bảo lƣu: Hát, múa xòe, luật tục,lễ hội… Nhiều lúc mục đích và ý
nghĩa của nó bị thay đổi nhƣng hình thức vẫn giữ đƣợc. Nếp văn hoá truyền thống
đặc trƣng nhất của ngƣời Thái là ngôi nhà sàn cùng với các hoạt động sinh hoạt văn
hoá gia đình không hề bị biến hoá. (Đƣờng lên Tây Bắc quanh co, nếp nhà sàn thấp
thoáng). Ngƣời Thái Sốp Cộp làm nhà sàn 3 – 5 gian, chôn cột hình khum nhƣ mái
rùa, hai đầu nóc hồi đƣợc trang trí “khau cút” biểu tƣợng mang ý nghĩa chỉ vai trò,
địa vị của các tầng lớp trong xã hội.
Bên cạnh nếp nhà sàn đặc sắc đó ngƣời Thái Sốp Cộp nói riêng và tộc ngƣời
Thái Tây bắc nói chung còn có trang phuc truyền thống riêng biệt mà ta không thể
nhầm lẫn với các dân tộc khác. Trang phục nữ vừa đẹp vừa gọn và đặc biệt làm nổi
bật những đƣờng nét trên cơ thể họ. Họ mặc áo cánh ngắn (Xửng cỏm), khuy cài
bằng bạc hình bƣớm ve ôm sát lấy thân ngƣời, váy màu đen không trang trí hoa văn.
Trang phục nam giới ngày thƣờng họ mặc áo màu đen, cổ tròn, xẻ ngực, cài cúc vải
có hai túi dƣới vạt trƣớc, quần kiểu chân què, màu chàm đen. Dịp lễ tết hộ mặc loại
áo dài xẻ nách phải, màu chàm đầu quấn khăn, chân đi guốc. Trong tang lễ họ mặc
nhiều loại áo sặc sỡ, tƣơng phản màu sắc với ngày thƣờng có lối cắt may dài, thụng,
không lƣợn lách với các loại: xẻ ngực, xẻ lách, chui đầu.
Ngoài ra ngƣời Thái là một trong bốn nhóm tộc ngƣời có chữ viết riêng.
Điều này có ý nghĩa lớn với dân tộc Thái nói chung và ngƣời Thái Sốp Cộp nói

riêng trong việc ghi chép lại những giá trị văn hoá, thiết chế xã hội, những lời
truyền dây của ngƣời xƣa… mà đến ngày nay những tài liệu đó đƣợc giữ lại là
nguồn tài sản vô giá cho tộc ngƣời cùng các nghành nghiên cứu khoa học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Trong kho tàn văn hoá truyền thống của ngƣời Thái đen còn nổi lên những
tác phẩm sử thi, thơ ca, tục ngữ… đồ sộ nổi tiếng nhƣ: Thiên trƣờng ca “Sống Chụ
Xôn Xao” (Tiễn dặn ngƣời yêu), sử thi “Tày Pú Xấc” (Những bƣớc đƣờng chinh
chiến của ông cha), tục ngữ thái “Quan chiêm lang” và bên cạnh đó còn một kho
tàng giá trị nhân văn sâu sắc chƣa đƣợc biên soạn đang tồn tại trong nhân gian: Bài
cúng tổ tên, bài cúng hồn, các bài bùa thuốc, những câu hát ru cho trẻ nhỏ… nó nhƣ
là con thuyền cứu vớt, củng cố tinh thần cho con ngƣời. Thông qua đó họ gần nhƣ
có sức mạnh siêu nhiên vừa sống ở Mƣờng ngƣời vừa sống ở Mƣờng trời (Tác
phẩm “Mo Hồn” đã đƣợc Vƣơng Trung sƣu tầm và biên soạn thành sách).
Vào các ngày lễ, tết của ngƣời Thái họ còn tổ chức các hội hát lớn gọ i là
“Hạn Khuống”, giữa đám lửa cháy bập bùng những làn điệu múa xoè, múa sạp của
các đôi trai gái thanh tân duyên dáng đến dịu dàng làm say lòng ngƣời với lời ca
quen thuộc “Inh lả ơi, xao noọng ời…” vang lên.
Không những thế trong xã hội còn nhiều hình thức tín ngƣỡng, tôn giáo,
“vạn vật hữu linh”, tín ngƣỡng linh hồn, tô tem ma thuật, thờ cúng tổ tiên… Tất cả
những nét truyền thống xƣa kia của ngƣời Thái đến nay vẫn đƣợc bảo lƣu và duy trì
làm giàu có kho tàng văn hoá tộc ngƣời, tạo cơ sở nền tảng cho cuộc sống của đân
tộc Thái ở Sốp Cộp.
1.4. Những lời hát ru của ngƣời Thái Sốp Cộp đậm đà bản sắc dân tộc.
1.4.1. Những nhận định chung nhất về sự lƣu truyền, bảo tồn, sử dụng hát ru
trong đời sống sinh hoạt của dân tộc Thái Sốp Cộp, Sơn La
Ngƣời Thá i ở Số p Cộ p, do điề u kiệ n tiế p xú c qua lạ i vớ i cá c tộ c ngƣờ i bả n
địa khá c và vớ i ngƣờ i Là o lá ng giề ng nên văn hó a Thá i ở đây có nhiề u điể m giao
thoa, tích hợp, đồ ng thờ i cũ ng mang đậ m né t văn hó a Thá i Mƣờ ng Thanh xƣa . Bở i

vậ y, trong kho tà ng văn hó a cộ ng đồ ng củ a ngƣờ i Thá i ở Số p Cộ p vẫ n hiệ n hƣ̃ u
nhƣ̃ ng tá c phẩ m cổ truyề n có giá trị củ a ngƣờ i Thá i truyề n thố ng nó i chung nhƣ
truyệ n kể (Quắ m tố mướ n, …), nhƣ̃ ng lờ i khắ p (Tản chụ xiết xương ,…), nhƣ̃ ng câu
tục ngữ, câu đố (Thái kỏm kẻm), v.v đã đƣợ c lƣu giƣ̃ qua nhiề u thế hệ . Song đặ c

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

biệ t, có một thể loại tác phẩm là những lời hát ru và đồng dao cho trẻ nhỏ đƣợc gắn
liề n vớ i sinh hoạ t hà ng ngà y củ a ngƣờ i Th ái ở Sốp Cộp còn đƣợc bảo lƣu khá
phong phú cho đế n tậ n ngà y nay.
Những câu hát ru của ngƣời Thái Sốp Cộp đã đƣợc dịch sang thành tiếng
Thái một cách rất lô gíc và tình tứ. Điều đó tạo thêm sự phong phú về văn hoá, tín
ngƣỡng của ngƣời Thái, ngƣời phụ nữ Thái Sốp Cộp thể hiện tình yêu thƣơng con
mình qua những lời hát ru, mang lại cho tâm hồn trẻ nét tƣơi sáng, hồn nhiên, mang
tính giáo dục trẻ cao. Từ khi đứa trẻ sinh ra đƣợc mẹ ôm ấp bế bồng vừa hát ru vừa
tập cho trẻ cách nằm ngửa, nằm nghiêng, bế đung đƣa, bế đứng, bế đi lại, vui đùa
làm cho trẻ thói quen bắt nhịp vào tai những lời hay, ý đẹp. Chính điều đó đã nuôi
dƣỡng tâm hồn trẻ một sự hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng.
Ngƣờ i Thá i ở Số p Cộ p quan niệ m rằ ng mộ t em bé đƣợ c sinh ra là mộ t tà i sả n
vô cù ng quý giá củ a gia đình , của ông bà , họ mạc, đố i vớ i ngƣờ i mẹ thì em bé “là
hơi ấ m là sƣ́ c số ng” củ a mẹ , Do vậ y, trong tiế ng Thá i có nhiề u tƣ̀ để gọ i trẻ nhỏ
mộ t cá ch yêu mế n, để so sánh trẻ với nhƣ̃ ng vậ t vô giá nhƣ “tó n ngân tó n kắ n”, “tó n
khọt tón xanh”, “khua chau ấ m”, … nghĩ a là “hò n ngọ c hò n và ng” , “hò n ngọ c sá ng
nhấ t củ a mẹ ” , “trá i tim số ng cò n củ a mẹ ” , v.v…Với sự đa dạng của những câu hát
ru đƣợc lƣu truyền qua nhiều thế hệ từ ông bà, cha mẹ, con cháu, với ngôn từ thì dễ
nhớ, những lời hát ru đó của ngƣời Thái Sốp Cộp đã mang lại những giá trị văn hoá
tinh thần hết sức độc đáo cho văn hoá Thái Tây Bắc.
1.4.2. Khái quát giới thiệu về số lƣợng những lời há t ru đã sƣu tầ m đƣợ c ở Số p
Cộ p, Sơn La
Trong đề tài nà y chú ng tôi muố n giớ i thiệ u nhƣ̃ ng bà i há t ru và đồ ng dao

đƣợ c thu thậ p qua đợ t điề n dã củ a chú ng tôi tiế n hà nh và o nhƣ̃ ng thá ng đầ u năm
2012 ở Sốp Cộp tỉnh Sơn La . Nhƣ̃ ng bà i há t nà y phầ n lớ n đƣợ c cung cấ p tƣ̀ tƣ liệ u
của ông Lò Minh Ón, ngƣờ i dân tộ c Thá i, sinh năm 1945, hiệ n sinh số ng ở bả n Số p
Nặ m, huyệ n Số p Cộ p , tỉnh Sơn La và một số ngƣời thân trong gia đình ông cùng
mộ t số bà con ngƣời Thái ở địa phƣơng. Theo ông Lò Minh Ó n, nhƣ̃ ng bà i há t ru và
đồ ng dao nà y ngoà i vù ng Số p Cộ p có thể cũ ng thƣờ ng đƣợ c lƣu truyề n ở cá c vù ng
của ngƣời Thái đen khác nhƣ Điện Biên, Điệ n Biên Đông và Thuậ n Châu, Mai Sơn,
Sông Mã v.v… củ a Sơn La, nhƣng hầ u nhƣ chƣa đƣợ c sƣu tầ m , giớ i thiệ u. Ông Lò

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Minh Ó n đã nhiề u năm lƣu tâm ghi ché p và tƣ̣ dị ch ra tiế ng phổ thông đƣợ c mộ t số
câu há t, đồ ng thờ i ông cũ ng giú p giớ i thiệ u và dị ch nhƣ̃ ng câu há t ở nh ững ngƣời
dân Thá i trong bả n.
Bảng thống kê những bài hát ru và những bài đồng dao
của ngƣời Thái Sốp Cộp

STT
Tên lời bài hát
Giai đoạn
Giá trị, ý nghĩa
Nguồn
gốc
1
Tháng thứ nhất
“khi con vào
bụng mẹ”
Ngƣời mẹ bắt
đầu mang thai
Lời hát ru đầu tiên này người

mẹ phát hiện ra mình đã mang
thai.
Sƣu tầm
2
Tháng thứ 2
Ngƣời mẹ mang
thai tháng thứ 2
“… muốn ăn cá muối dưa
Bé vào bụng hai tháng”
Sƣu tầm
3
Tháng thứ 3
Ngƣời mẹ mang
thai tháng thứ 3
“Mẹ thèm ăn chua me
Bé vào bụng ba tháng”
Sƣu tầm
4
Tháng thứ 4
Ngƣời mẹ mang
thai tháng thứ 4
“Mẹ them ăn chua cá ly
Bé vào bụng bốn tháng
Vừa ăn mẹ lại thèm”
Sƣu tầm
5
Tháng thứ 5
Ngƣời mẹ mang
thai tháng thứ 5
“Mẹ lại muốn ăn chua cá bá

Bé vào bụng mẹ năm tháng”
Sƣu tầm
6
Tháng thứ 6
Ngƣời mẹ mang
thai tháng thứ 6
“Lại thèm muốn ăn thịt cá bỗng
Bé vào bụng sáu tháng có thai”
Sƣu tầm
7
Tháng thứ 7
Ngƣời mẹ mang
thai tháng thứ 7
“Lại thèm thịt chua cá tết
Bé vào thai bảy tháng”
Sƣu tầm
8
Tháng thứ 8
Ngƣời mẹ mang
thai tháng thứ 8
“Lại thèm ăn quả nhót
Mẹ mang thai tám tháng”
Sƣu tầm
9
Tháng thứ 9
Ngƣời mẹ mang
thai tháng thứ 9
“Lại thèm ăn chua thịt cá pậu
Bé trong bụng mẹ chín tháng
Sƣu tầm


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

mười ngày”
10
Giây phút chào
đời của trẻ
Ngƣời mẹ bắt
đầu sinh con
“Đã được tám tháng tạm
Đã được chín tháng mong
Mở cửa mẹ ra bé thành
người…”
Sƣu tầm
11
Lời hả hơi vào
thóp
Trẻ nhỏ khi mới
chào đời
Người mẹ thường hả hơi vào
thóp con vừa hát
Sách
Thái cổ
12
Lời ru vỗ về
yêu thƣơng của
ông bà, bố me,
cô gì
Lời ru bé từ
1tuổi đến 2 tuổi

Đối với trẻ em Thái, những lời
ru đã sưởi ấm tâm hồn trẻ
Sƣu tầm
13
Lời ru trên
võng, trên nôi,
trên địu
Lời ru bé từ
1tuổi đến 2 tuổi
Vớ i biết bao lời âu yế m, tiế ng
ngon ngọt để dỗ dành cho trẻ
bùi tai lắng nghe mà nín khóc,
ngủ quên không dậy
Sách
Thái cổ
14
Lời ru “doạ” bé
ngủ
Lời ru bé từ
1tuổi đến 2 tuổi
Hình ảnh con cò trắng, cú mèo,
cày đen mang hình ảnh thiên
nhiên hoang sơ của núi rừng
Tây Bắc
Sƣu tầm
15
Lời ru khi tắm
cho bé
Lời ru bé từ
1tuổi đến 2 tuổi

“…Trên cẳng mẹ xinh xinh
Trên đùi mẹ lơm lơm
Thon thon tron trịa trịa…”
Sƣu tầm
16
Lời ru của chị
Lời ru bé từ
1tuổi đến 2 tuổi
Những lời ru yêu thương của
Chị vỗ về em đòi bú sữa khi mẹ
vắng nhà.
Sƣu tầm
17
Lời ru lúc gội
đầu cho trẻ
Lời ru bé từ
1tuổi đến 2 tuổi
Những lời hát day bảo bétránh
các thói xấu tật hư mà người đời
thường mắc phải như làm bậy,
lười biếng hay trộm cướp
Sƣu tầm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

18
Câu hát đồng
dao “Đánh du”
Bé từ 3 tuổi đến
4 tuổi

Tạo cho trẻ biết được nhiều
ngôn ngữ mẹ đẻ, hình ảnh mái
nhà sàn, bánh trưng, quả cà…
Sách
Thái cổ
19
Câu hát đồng
dao “Đếm sao”
Bé từ 3 tuổi đến
4 tuổi
Cho trẻ nhận biết được sao, trời
đất, Then
Sách
Thái cổ
20
Câu hát đồng
dao day trẻ
đếm từ 1 đến
10
Bé từ 3 tuổi đến
4 tuổi
Day trẻ biết đếm số từ 1 đến 10
Sƣu tầm
21
Bảo mƣa
Bé từ 3 tuổi đến
4 tuổi
Day trẻ nhận biết được trời mưa
Sƣu tầm
22

Gọi nắng
Bé từ 3 tuổi đến
4 tuổi
Day trẻ nhận biết được trời nắng
Sƣu tầm
23
Cháy rừng
Bé từ 3 tuổi đến
4 tuổi
Nhận thức cho trẻ về cháy rừng
Sƣu tầm
24
Bảo gà chọi
nhau
Bé từ 3 tuổi đến
4 tuổi
Khi nhin thấy gà chọi nhau thì
trẻ bắt đầu hát
Sách
Thái cổ
25
Lời bảo trâu
húc nhau
Bé từ 3 tuổi đến
4 tuổi
Ý muốn nói cho trẻ hiểu được vỡ
mắt, nổ mắt thì vô phương cứu
chữa để bảo vệ đôi mắt của mình
Sƣu tầm


Trên đây là bảng thống kê một số bài hát ru, một số những câu hát đồng dao
tiêu biểu của ngƣời Thái Sốp Cộp – Sơn La. Trong quá trình đi điền dã thực tế,
chúng tôi nhận thấy văn hoá Thái truyền thống rất đa dạng và phong phú. Vấn đề
bảo lƣu, phát triển hát ru nói riêng và những loại hình nghệ thuật dân gian của
ngƣời Thái nói chung cần đƣợc lƣu giữ, bảo tồn một cách có hệ thống.

Tiểu kết
Dân tộc Thái là một dân tộc có dân số đông trong số các dân tộc thiểu số
Việt Nam và là một dân tộc đông dân cƣ nhất của khu vực Tây Bắc Việt Nam.

×