Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

xây dựng bài giảng điện tử học phần khai thác vận tải container

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1022.76 KB, 32 trang )

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI HÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
ĐỀ TÀI:
XÂY DỰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ HỌC
PHẦN KHAI THÁC VẬN CHUYỂN
CONTAINER
Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Danh Chấn
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm qua, việc đầu tư về cơ sở vật chất thực sự được quan tâm của các cấp lãnh đạo tại Trường đại học
Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh các học cụ phục vụ học tập cho sinh viên, các trang thiết bị phục vụ
giảng dạy cho giảng viên cũng được đầu tư rộng rãi, tạo điều kiện tốt cho công tác của giảng viên. Công tác soạn bài giảng và
giảng dạy trên lớp của giảng viên có sự hỗ trợ của máy tính ngày càng phổ biến. Việc thiết kế các bài giảng làm tăng tính sinh
động, tạo hứng thú cho sinh viên được nhiều quan tâm hiện nay.
Hơn nữa, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, các bài giảng thiết kế dưới dạng web tạo cơ sở tốt cho sinh
viên tham khảo trước bài giảng, làm tăng tính chủ động học tập. Đặc biệt theo học chế tín chỉ được áp dụng tại Trường hiện
nay, đòi hỏi sinh viên phải chủ động nghiên cứu, tìm hiểu nội dung môn học trước khi đến lớp trong khi đó thời lượng giảng
dạy ở lớp giảm đi và thời lượng tự học của sinh viên tăng.
Đội ngũ giảng viên trẻ tại Trường chiếm tỉ lệ lớn, việc tạo thói quen nghiên cứu nâng cao kiến thức và chất lượng giảng
dạy là hoàn toàn cần thiết. Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài “Xây dựng bài giảng điện tử Khai thác vận chuyển container” nhằm
hạn chế các khó khăn trong quá trình giảng dạy môn học này cũng như tạo tiền đề xây dựng bài giảng điện tử các môn học khác
trong đạo tạo ngành kỹ sư Cơ giới hóa xếp dỡ tại trường.
II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Để hoàn chỉnh bài giảng điện tử môn học Khai thác vận chuyển container, người thực hiện cần hoàn thành các công
việc như:
- Hoàn chỉnh nội dung bài giảng môn học Khai thác vận chuyển container dưới định dạng Microsoft Word từ các
nguồn tài liệu hiện có và bổ sung từ sưu tầm
- Tìm hiểu, tra cứu các hình ảnh minh họa bài giảng
- Sử dụng các chương trình, phần mềm chỉnh sửa các hình ảnh đã có như Photoshop


- Sử dụng Adobe Corel để tạo các ảnh minh họa cần thiết
- Sử dụng Flash, Autodesk Inventer để thiết kế ảnh động hoặc mô phỏng
- Lựa chọn phần mềm xây dựng bài giảng điện tử môn Khai thác vận chuyển Container
III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Làm nguồn tư liệu phục vụ giảng dạy cho sinh viên tại Trường đại học Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh
- Làm nguồn tư liệu cho sinh viên ngành Cơ giới hóa xếp dỡ và các ngành liên quan
- Tăng tính hứng thú học tập của mơn học so với phương pháp giảng dạy truyền thống
- Tạo tiền đề xây dụng bài giảng điện tử các mơn học khác
- Đánh giá tính khả thi của phần mềm được chọn trong việc thiết kế bài giảng điện tử
- Tạo thói quen nghiên cứu khoa học đối với giảng viên
IV. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
- Đề tài chỉ quan tân đến cấu tạo chung, các hệ thống khai thác container phổ biến trên hiện nay
- Đề tài có sử dụng tài liệu từ các nguồn khác
- Đề tài cũng khơng đề cập đến vấn đề bản quyền các chương chình, phần mềm có sử dụng
- Vì vấn đề tác giả, trong q trình sử dụng tác giả có để lại một số nguồn gốc của tài liệu đã sưu tầm được.
CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU VIỆC ỨNG DỤNG MULTIMEDIA
TRONG DẠY HỌC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự ra đời của máy tính đã mở ra một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên công nghệ thông tin, kỷ nguyên con người sáng tạo ra những công
cụ tự động thay thế cho hoạt động thủ công của bản thân.
Qua việc phổ cập tin học và sử dụng máy tính ngày càng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới và thông qua nhiều hội nghò quốc tế,
hội thảo khu vực. chúng ta nhận thấy rằng: việc ứng dụng máy tính trong giáo dục là cần thiết vì nó là phương tiện để nắm bắt những tiến
bộ khoa học kỹ thuật trên thế giới một cách nhanh nhất và hiệu qua nhất.
Ở nước ta việc phổ cập tin học đang trong tiến trình thực hiện và đã đạt được những thành công bước đầu khá khả quan, trong đó
việc sử dụng máy tính như phương tiện dạy học ngày càng trở nên phổ biến ở tất cả các trường từ phổ thông đến đại học. Từ đó, việc thiết
kế những phần mềm, bài giảng điện tử phục vụ nhu cầu dạy và học trở nên cấp thiết và tất yếu.
II. ƯU – NHƯC ĐIỂM CỦA SỬ DỤNG MÁY TÍNH TRONG DẠY VÀ HỌC
Ưu Điểm:
Máy tính có thể giúp cho việc cá nhân hoá dạy và học cao độ, nó có thể mô phỏng kiến thức một cách trực quan, sinh động, giúp
cho người học có thể nắm bắt kiến thức một cách nhanh chống và dễ dàng.

Máy tính cho phép củng cố kiến thức ngay sau giờ học và thường xuyên hơn dạy học truyền thống và giảm thời gian đáng kể cho
khoá học.
Việc dạy và học bằng máy tính có thể tiến hành mọi lúc, mọi nơi, có thể học qua mạng Internet, mạng Lan…
Máy tính có khả năng lưu trữ thông tin rất cao tiện lợi cho việc tra cứu.
Nhược Điểm:
Chất lượng dạy và học bằng máy tính phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng phần mềm hay giáo trình được thiết kế. Ở nước ta hiện
nay việc sản xuất ra các phần mềm phục vụ dạy và học đạt hiệu quả chưa cao.
Các phần mềm có thể chưa tương thích với các hệ điều hành
Sử dụng phần mềm trong dạy học thì tính hệ thống của bài học, của chủ đề khó đảm bảo.
Máy tính cũng có những tác hại tiêu cực nhất đònh đối với sức khỏe người sử dụng.
III. VAI TRÒ CỦA PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY DỰA TRÊN HỖ TR CỦA MÁY TÍNH
1. Đặc điểm của phương pháp giảng dạy có sự hỗ trợ máy tính
- Dựa trên cơng nghệ thơng tin và truyền thơng. Cụ thể hơn là cơng nghệ mạng, kĩ thuật đồ họa, kĩ thuật mơ phỏng, cơng nghệ
tính tốn…
- Hiệu quả của cao hơn so với cách học truyền thống theo trình bày bảng đen hay đọc sách vở do có tính tương tác cao dựa trên
multimedia, tạo điều kiện cho người học trao đổi thơng tin dễ dàng hơn, cũng như đưa ra nội dung học tập phù hợp với khả năng
và sở thích của từng người.
2. Vai trò của phương pháp dạy học có sự hỗ trợ của máy tính
Tại sao máy tính có vai trò trở nên quan trọngtrong giảng dạy? Bởi vì đây chính là chất xúc tác đang làm thay đổi tồn bộ
mơ hình học tập trong thế kỉ này – cho học sinh, sinh viên, viên chức và cho nhiều loại đối tượng tiềm năng khác như bác sĩ, y tá và giáo
viên- thực tế là cho bất cứ ai mong muốn được học tập dù dưới hình thức chính thống hay khơng chính thống. Dưới đây là các lí do
khiến việc dạy học dựa trên máy tính là một cuộc cách mạng trong học tập.
Dạy học có máy tính hỗ trợ giúp bạn khơng còn phải đi những qng đường dài để theo học một khóa học dạng truyền thống;
bạn hồn tồn có thể học tập bất cứ khi nào bạn muốn, ban ngày hay ban đêm, tại bất cứ đâu- tại nhà, tại cơng sở, tại thư viện nội bộ.
Với rất nhiều sinh viên, nó đã mở ra một thế giới học tập mới, dễ dàng và linh hoạt hơn, mà trước đó họ khơng hy vọng tới, có thể do
khơng phù hợp, hay vì lớp học cách nơi họ sống đến nửa vòng trái đất.
Nhờ vào máy tính giúp việc học tập dạng thụ động như trước đây được giảm bớt. Học viên khơng cần phải tập trung trong các
lớp học với kiểu học “đọc và ghi” thơng thường, giúp cho việc học tập trở nên rất chủ động.
Máy tính cũng giúp việc học tập trở nên thú vị hơn, hấp dẫn hơn và thuyết phục hơn. Các mơn học khó hoặc nhàm chán có thể
trở nên dễ dàng hơn, thú vị hơn.

Học tập là một hoạt động xã hội và giáo dục dựa trên máy tính giúp chúng ta thu được những kết quả chắc chắn và lâu dài,
khơng chỉ thơng qua nội dung mà đồng thời bằng cả cộng đồng mạng trực tuyến. Tại đây, học viên được khuyến khích giao tiếp, cộng
tác và chia xẻ kiến thức.
Máy tính đổng thời giúp cho việc học tập vẫn có thể tiến hành được đồng thời trong khi làm việc, khi mà các doanh nghiệp đã
bắt đầu nhận thấy học tập khơng chỉ có thể diễn ra lớp học. Thực tế, 70% của dung lượng học tập diễn ra trong q trình làm việc,
khơng ở dạng giáo dục và đào tạo chính thống mà là trong cơng việc hàng ngày như tìm kiếm thơng tin, đọc tài liệu, và trao đổi với
đồng nghiệp. Đó chính là các hình thức học tập khơng chính thống vì nếu như một nhân viên nào đó muốn tìm lời giải đáp cho một vấn
đề khó khăn một cách nhanh chóng, học khơng muốn phải đặt chỗ tại một khố học kéo dài trong 3 giờ trong tương lai, cái họ cần là
một câu trả lời ngay lập tức.
III. GIỚI THIỆU PHẦN MỀM ỨNG DỤNG DREAMWEAVER TRONG THIẾT KẾ GIÁO TRÌNH ĐIỆN TỬ
Deamweaver là một chương trình Visual Editor chuyên nghiệp để tạo và quản lý các trang web được sử dụng rất nhiều trong thiết kế
bài giảng điện tử. Đây là phần mềm cung cấp các công cụ phác thảo web cao cấp có thể dễ dàng nhúng các chương trình thiết kế web
khác như flash, Firesworks, shockwave, Generator…
Vùng làm việc của deamweaver rất linh động và dễ sử dụng gồm các thành phần như: document, laucheer, object palette, property
inpector…
Hình 1: Giao diện Dreamweaver
1. Làm việc với văn bản:
Đặt con trỏ tại vò trí muốn nhập văn bản trong cửa sổ tài liệu sau đó nhập dữ liệu vào, có thể gõ dữ liệu bên word sau đó dán vào
Đònh dạng văn bản:
Đònh dạng văn bản bằng cách thay đổi thuộc tính trong cửa số Property Inspector. Để đònh dạng văn bản trước tiên phải bôi đen văn
bản cần đònh dạng rồi sau đó chọn các thay đổi trên hộp thuộc tính. Nếu hộp Property Inspector không hiện ra hãy chọn menu Window-
>Property
Hình 2: Đặc tính của kiểu chữ trong Dreamweaver
2. Làm việc với hình ảnh
Với Dreamweaver bạn có thể chèn ảnh GIF hoặc ảnh JPG vào trong trang web hoặc đònh ảnh nền cho trang web. Để chèn ảnh vào
trang web vào menu Insert -> Images, sau đó chỉ đường dẫn đến ảnh muốn chèn
Hình 3: Minh họa việc chèn tập ảnh trong Dreamweaver
3. Làm việc với table
Table là công cụ thiết kế web nhằm sắp xếp dữ liệu và các hình ảnh trên một trang, để chèn table vào menu Insert -> Table
- Rows: số hàng của table

- Columns: số cột của table
- Cell padding: khoảng cách từ text đến cạnh table
- Width: chiều rộng của table
- Border: giá trò đường viền của table
Đònh dạng table
Để đònh dạng table bạn hãy di chuyển mouse vào các cạnh của nó sau đó xuất hiện hình mũi tên 4 đầu rối click vào sẽ xuất hiện hộp
sau
Hình 5: Đặc tính của bảng trong Dreamweaver
Phần II: Bài giảng Khai thác vận chuyển container
Mơn học Khai thác vận chuyển Container nhằm trang bị cho sinh viên kiến thức về cấu tạo, chủng loại và đặc tính khai thác của từng
loại container; các loại thiết bị và tàu vận chuyển container, cách bố trí bãi chứa, cách chất xếp container trên tàu… Bên cạnh đó, mơn học này
cũng bổ sung và liên tục cập nhật các tập qn khai thác của các nước trên thế giới về lĩnh vực vận chuyển container. Kiến thức về mơn học này
là hồn tồn bắt buộc và khơng thể thiếu đối với các sinh viên chun ngành Cơ giới hóa xếp dỡ. Ngồi ra, nội dung của mơn học cũng có thể
được sử dụng để giảng dạy cho các ngành khác như Kinh tế vận tải biển, Quản trị logistic… Nội dung của mơn học gồm 10 chương với các
phần được trình bày như sau:
Mở đầu: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CONTAINER
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CONTAINER
1.1 Khái niệm
1.2 Cấu tạo Container
1.2.1 Bộ khung container
1.2.2 Phần đáy container
1.2.3 Phần mái container
1.2.4 Các vách bên container
1.2.5 Mặt trước container
1.2.6 Khung mặt sau và cửa container
1.3 Các loại container
1.3.1 Phân loại theo kích cỡ container
1.3.2 Phân loại theo vật liệu chế tạo container
1.3.4 Phân loại theo cách sử dụng container
1.4 Ký mã và số hiệu container

1.4.1 Mã nhận dạng
1.4.2 Mã kiểu, cỡ, quốc gia
1.4.3 Một số biển và nhãn khác
1.4.4 Một số qui đònh khác
1.5 Kiểm tra container
1.5.1 Những nguyên nhân gây hư hỏng container
1.5.2 Kiểm tra container
Chương 2: ĐÓNG VÀ RÚT RUỘT HÀNG CONTAINER
2.1 Đóng hàng vào container
2.1.1 Yêu cầu của việc đóng hàng vào container
2.1.2 Cách đóng hàng vào container
2.1.3 Chất xếp hàng hóa có bao bì khác nhau
2.1.4 Chuẩn bò và lập kế hoạch đóng hàng vào container
2.1.5 Hoàn chỉnh đóng hàng
2.2 Rút ruột hàng container
2.2.1 Công việc chuẩn bò
2.2.2 Rút ruột hàng
Chương 3: THIẾT BỊ XẾP DỢ VÀ TÀU CONTAINER
3.1 Thiết bò xếp dỡ container
3.1.1 Cẩu bờ
3.1.2 Đầu kéo và Chassis
3.1.3 Khung tải container – Straddle Carrier
3.1.4 Hệ thống khung cẩu bãi – Yard Gangtry Systems
3.1.5 Các loại thiết bò khác
3.2 Tàu container
Chương 4: BỐ TRÍ VÀ KHAI THÁC BẾN CONTAINER
4.1 Bố trí bến container
4.1.1 Cấu trúc và hệ thống thiết bò bến container
4.1.2 Hệ thống bốc dỡ khu bến container
4.2 Khai thác bến container

4.2.1 Khái quát
4.2.2 Những hoạt động tại bến
Chương 5: KẾ HOẠCH KHAI THÁC TÀU
5.1 Giới thiệu về khai thác tàu
5.1.1 Khái quát
5.1.2 Trình tự khai thác tàu
5.1.3 Ba chu kỳ khai thác tàu
5.2 Những hoạt động khai thác tàu container
5.2.1 Khai thác mạn tàu
5.2.2 Trước khi tàu đến
5.2.3 Phân bổ cầu, nhân lực và thiết bò
5.2.4 Tàu đậu bến
5.2.5 Hệ thống kiểm soát (Control Systems)
5.2.6 Đánh giá năng suất
5.3 Phân hàng và trình tự cẩu bờ
5.3.1 Phân hàng cho cẩu bờ
5.3.2 Trình tự cẩu
5.3.3 Một số vấn đề cần xem xét
5.4 Lao động trong khai thác tàu
5.4.1 Khái quát
5.4.2 Chất lượng lao động
5.4.3 Đònh mức lao động
5.4.4 Bố trí lao động
5.4.5 Giám sát lao động
5.5 Hệ thống đánh số cách chất xếp trên tàu container
Chương 6: KHAI THÁC VẬN CHUYỂN CẦU BÃI
6.1 Giới thiệu về khai thác và vận chuyển cầu bãi
6.1.1 Khái quát
6.1.2 Cự ly vận chuyển cầu bãi
6.1.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất vận chuyển

6.2 Các chu kỳ vận chuyển cầu bãi
6.2.1 Chu kỳ vận chuyển cầu bãi bốc hàng qua mạn tàu
6.2.2 Chu kỳ vận chuyển cầu bãi xếp hàng qua mạn tàu
6.3 Các hệ thống thiết bò làm hàng container
6.3.1 Vận chuyển cầu bãi dùng Chassis
6.3.2 Vận chuyển cầu trực tiếp bằng khung tải – bốc xếp qua mạn
6.3.3 Vận chuyển cầu bãi dùng xe nâng – bốc xếp qua mạn
6.3.4 Vận chuyển cầu bãi dùng khung tải chuyển tiếp bốc qua mạn
6.3.5 Vận chuyển cầu bãi dùng khung cẩu bãi bốc xếp qua mạn
6.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất vận chuyển cầu bãi
Chương 7: KHAI THÁC BÃI
7.1 Chức năng lưu hàng của bãi
7.1.1 Bãi có chức năng là vùng đệm
7.1.2 Bãi là nơi thực hiện các thủ tục hành chính
7.1.3 Bãi là nơi gom container để xuất và tạm lưu container nhập
7.2 Bố trí và tính năng khai thác của bãi container
7.2.1 Bãi khung cẩu
7.2.2 Bãi khung tải
7.2.3 Bãi gom container rỗng
7.2.4 Dòch chuyển tại bãi container
7.2.5 Hệ thống đòa chỉ tại bãi
7.3 Lập kế hoạch và kiểm tra lưu bãi
7.3.1 Phân bổ vò trí chứa hàng
7.3.2 Xác đinh yêu cầu về diện tích chứa hàng
Chương 8: KHO ĐÓNG RÚT HÀNG CFS
8.1 Vai trò và chức năng của CFS
8.1.1 Vai trò của CFS
8.1.2 Chức năng của CFS
8.2 Khai thác kho CFS
8.2.1 Bố trí và trang bò của kho CFS

8.2.2 Làm hàng nhập khẩu
8.2.3 Làm hàng xuất
Chương 9: GIAO NHẬN CONTAINER
9.1 Giới thiệu chung
9.1.1 Bộ phận chứng từ
9.1.2 Cổng
9.1.3 Hệ thống khai thác bãi
9.2 Những chứng từ chính sử dụng trong việc giao nhận
9.2.1 Lệnh giao hàng
9.2.2 Phiếu giao nhận container
9.2.3 Phiếu yêu cầu di chuyển container
Chương 10: BÃI GOM CONTAINER RỖNG
BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CONTAINER
1.1 Khái niệm
Container là loại thùng chứa hàng hóa đặc biệt, nó khác với các loại thùng chứa hàng hóa thông thường bằng bìa các-tông, gỗ, hoặc kim
loại được dùng làm bao bì có tính chất tạm thời, không bền chắc, không có kích thước, trọng lượng được tiêu chuẩn hóa trong quá trình chuyên
chở.
Container có kích thước được tiêu chuẩn hóa, có sức chứa hàng hóa lớn, có kết cấu bền chắc cho phép sử dụng nhiều lần.
Một container phải hội đủ các điều kiện sau:
- Đủ chắc chắn để sử dụng chứa hàng hóa được nhiều lần
- Thuận tiện trong việc vận chuyển đa phương thức, khi thay đổi phương thức vận tải thì không cần phải đóng kiện lại hàng hóa.
- Cho phép xếp dỡ dễ dàng.
- Dễ đóng và rút hàng.
Container tổng hợp có dạng thùng khối chữ nhật chịu được ảnh hưởng của thời tiết, dùng để vận tải và chứa hàng, ngăn cách và bảo vệ
hàng bên trong, tách rời khỏi phương tiện vận tải và được bốc xếp như một đơn vị tải trọng (hình 1-1).
Hình 1.1: Container vận tải (Freight container)
Container có kích thước được tiêu chuẩn hóa, do tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa I.S.O (International Standarisation Organisation)
định ra và được các quốc gia trên thế giới tán thành và áp dụng như sau:
- Chiều rộng: 2,438 mét (8 feet )
- Chiều dài có các cỡ: 3,000 mét (10feet)

6,000 mét (20feet)
9,000 mét (30feet)
12,00 mét (40feet)
- Chiều cao có các cỡ: 2,438 mét (8 feet)
2,591 mét (8feet 6in)
Kích thước 20 feet được tiêu chuẩn hóa và dùng làm đơn vị chuyển đổi giữa các container có kích cỡ khác nhau. Được viết tắt là T.E.U
(twenty feet equivalent unit)
1.2 Cấu tạo container
Nhìn chung container có cấu trúc như hình vẽ ( hình 1-2)
Hình 1.2: Cấu tạo của Container
Container bao gồm các bộ phận:
1.2.1- Bộ khung container :
Bộ khung container là bộ phận quan trọng nhất. Nó chịu đựng toàn bộ sức nặng của bản thân container và tải trọng hàng hóa, chống lại áp lực từ
bên ngoài tác động trong quá trình làm việc (hình 1-3)
Hình 1.3: Bộ khung Container
Các thanh xà và cột được hàn liên kết với nhau tạo thành các khung dọc, khung ngang ( gồm mặt trước, sau) khung đáy và khung mái.
Vật liệu làm khung container thường sử dụng loại thép cường độ cao
1.2.2- Phần đáy container :
a. Khung đáy.
Gồm có xà dọc dưới và dầm ngang chống đỡ mặt sàn. Nó nối liền phần dưới của khung ngang và chịu trực tiếp trọng lượng của vật tải.
Để bốc xếp tiện lợi bằng xe nâng, ở khung đáy người ta thiết kế khe lắp ghép với chạc nâng hàng của xe nâng (với loại container 20 feet),(hình
1-4a)
Hình 1.4a: Sàn đáy Container 20ft
b. Mặt sàn. (hình 1-4a)
Sàn container thường được lát bằng gỗ, hoặc hỗn hợp gỗ thép.Dùng gỗ lát mặt sàn có nhiều ưu điểm như:
 Gỗ có sức chịu đựng khá bền chắc mà không cần tấm bọc phủ ngoài
 Gỗ dễ gia công và sửa chữa khi bị hư hỏng
 Gỗ có khả năng chịu được va đập và giảm được xung lực khi va chạm.
 Gỗ có khả năng hút ẩm tốt, hạn chế việc đọng hơi nước trong container.
 Gỗ có thể gia công và lắp đặt dễ dàng.

Việc lát mặt sàn có thể sử dụng các tấm gỗ ép hoặc dùng gỗ thanh ghép lại.
1.2.3- Phần mái container (hình 1-5)
Bao gồm các xà dọc,xà ngang trên cùng với các thanh ngang liên kết các xà dọc trên tạo thành một khối cứng vững đủ khả năng chống
lại áp lực của hàng hóa và tác động bên ngoài lên các vách dọc. Phần phía trên được lợp các tấm pa-nen bằng kim loại phẳng hoặc định hình có
tác dụng che kín và bảo vệ hàng hóa bên trong.
1.2.4- Các vách bên container (hình 1-5)
Kết cấu của chúng bao gồm các xà dọc trên, dưới và các cột đứng tạo thành mối liên kết chắc chắn. Phía ngoài được bọc bằng các tấm
thép phẳng hoặc định hình. Các vách bên có khả năng chịu được áp lực của hàng hóa và các tác động bên ngoài trong quá trình xếp dỡ và vận
chuyển, đồng thời nó có tác dụng che kín và bảo vệ hàng hóa. Ngoài ra các vách dọc còn là nơi ghi dấu hiệu chủ sở hữu container và bố trí các
thiết bị thông hơi.
1.2.5- Mặt tr ư ớc container (hình 1-5)
Kết cấu bao gồm các xà ngang trên, dưới và các cột đứng, phía ngoài được bọc bằng các tấm kim loại phẳng hoặc định hình. Cùng với
mặt sau, đây là các bộ phận quan trọng nhất để chịu đựng toàn bộ kết cấu của container cũng như tác động bên ngoài.
Hình 1.5: Các vách bên container
1 – Vách dọc container
2 – Bộ phận tiếp giữ cửa
3 – Tấm đệm cách nhiệt
4 – Nẹp
5 – Vách trước container
6 – Phần mái container
1.2.6- Khung mặt sau và cửa container
a. Khung mặt sau.
Kết cấu gồm cột đứng, xà ngang và ngưỡng cửa liên kết với nhau tạo thành khung cửa container. Kích thước khung cửa thường mở
rộng tối đa đến mức an toàn cho phép nhằm để tiện đóng hàng và rút hàng ra khỏi container. Do đó khung cửa phải được chế tạo chắc chắn,
đảm bảo chịu được các tác động của hàng hóa và các ngoại lực trong quá trình đóng hàng, rút hàng và cả trong quá trình xếp dỡ và vận chuyển
container.
b. Cửa container
Gồm có bộ khung và hai cánh cửa thường được chế tạo bằng các tấm kim loại phẳng hàn đính vào khung. Nẹp xung quanh mép cửa là
lớp đệm làm bằng chất dẻo có tác dụng làm kín nước. Thông thường cửa có thiết kế 4 chốt đóng mở và lỗ niêm phong khi đóng cửa.
Hình 1.6: Cấu tạo cửa container

1.3 Các loại container
Container dùng trong chuyên chở hàng hóa bằng các phương tiện thủy bộ và ở các dạng vận tải được phân loại theo nhiều cách như sau:
1.3.1- Theo kích cỡ container
Thông dụng hiện nay trong viẹc chuyên chở hàng hóa đa quốc gia là các loại có chiều dài 20 feet; 40 feet; chiều rộng 8 feet; chiều cao 8
feet; 8,6 feet; 9,6 feet (High cubes)
1.3.2- Phân loại theo vật liệu chế tạo
a. Container thép
Loại này có bộ khung và các tấm vách làm bằng thép (thép cường độ cao), các vách làm bằng thép định hình khả năng chịu lực cao.
Ư u điểm:
- Công nghệ chế tạo đơn giản (chủ yếu dùng phương pháp hàn), giá thành chế tạo thấp
- Độ cứng vững cao, khó bị ăn mòn bởi các dung môi
- Sửa chữa và bảo dưỡng dễ dàng
Nhược điểm:
- Trọng lượng bản thân cao
- Dễ bị gỉ sét trong môi trường tự nhiên
- Khó cách nhiệt
b. Container nhôm
Thông thường container nhôm có bộ khung làm bằng thép (toàn bộ khung hoặc chỉ có mặt trước và mặt sau), còn các vách làm bằng vật
liệu là nhôm. Khung thép được liên kết hàn với nhau còn các vách liên kết với nhau bằng đinh tán và được gia cường bằng các cột bố trí ở bên
trong hoặc bên ngoài.
Ưu điểm:
- Trọng lượng nhẹ
- Không bị ăn mòn trong môi trường không khí
- Cách nhiệt dễ dàng
Nhược điểm:
- Chế tạo tương đối khó khăn và giá thành cao
- Dễ bị ăn mòn bởi các dung môi
- Các vách dễ bị hư hỏng, sửa chữa khó khăn, chi phí cho việc sửa chữa lớn
c. Container tổng hợp
Khung làm bằng thép, các vách làm bằng gỗ ép và bọc phủ bên ngoài bằng chất tổng hợp.

Ưu điểm:
- Có khả năng chống được ăn mòn lớn
- Có tính cách nhiệt cao
Nhược điểm:
- Trọng lượng tương đối lớn
- Giá thành chế tạo và sửa chữa cao
- Dễ bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển hàng hóa
1.3.3- Phân loại theo cách sử dụng gồm có:
a. Container hàng hóa
Là loại container thường dử dụng để chở hàng khô có bao bì, không đòi hỏi phải khống chế nhiệt độ bên trong ở một mức độ nhất định.
b. Container bảo ôn
Là loại container được chế tạo đặc biệt dùng để chuyên chở các loại hàng đòi hỏi phải khống chế nhiệt độ bên trong ở một mức nhất
định. Container bảo ôn có 3 loại:
- Container lạnh
- Container cách nhiệt
- Container có hệ thống thông gió
Hình 1.7: Container lạnh
Các loại container đặc biệt
Là các loại container được thiết kế dùng để chuyên chở một số hàng đặc biệt, bao gồm các loại như sau:
- Container chở hàng khô rời (Dry bulk container): Được thiết kế để chở hàng khô rời như ngũ cốc, phân bón, hóa chất… Hàng chuyên
chở dược rót vào trong qua hai hoặc ba miệng quầy bố trí trên mái container và được lấy ra ngoài thông qua cửa thoát dưới tác dụng của
trọng lực.
Hình 1.8a: Container chở hàng khô rời (Dry bulk container)
- Container chở chất lỏng (Tank container)
Được thiết kế gồm một khung đỡ và một bồn chứa để chuyên chở chất lỏng như hóa chất, thực phẩm… Hàng chuyên chở được rót vào
trong qua miệng bồn bố trì trên mái container và được thoát ra nhờ van xả tự chảy hoặc nhờ thiết bị bơm hút.
Hình 1.8b: Container chở chất lỏng (Tanktainer)
- Container mái hở (Open top container)
Loại container này được sử dụng để chuyên chở các loại máy móc nặng, hoặc hàng hóa có chiều dài lớn như gỗ.
- Container sàn phẳng (Platform container)

Được thiết kế không có vách, mái mà chỉ có mặt bằng vững chắc. Chuyên dùng để vận chuyển hàng nặng (siêu trọng) như thiết bị máy,
sắt thép…
Ngoài ra còn rất nhiều loại container khác được thiết kế để chuyên chở các loại hàng phù hợp.
1.4 Ký mã và số hiệu container
Theo quy định của ISO và một số tổ chức quốc tế liên quan đến việc vận chuyển container thì mỗi container cần phải có:
- Mã hiệu nhận dạng quốc tế
- Ký mã khai thác container
Mục đích của những quy định trên là đảm bảo cho việc quản lý, khai thác và vận chuyển tốt container.
Với mã hiệu nhận dạng Quốc tế chúng ta có thể nhận dạng đúng container, không nhầm lẫn; Thuận lợi trong việc dịch chuyển container
và cho việc định vị container
Với Ký mã khai thác container chúng ta có thể biết được kích thước và loại container ; Sức chịu đựng an toàn của container ; những đặc
tính chất xếp an toàn; Đặc tính của hàng bên trong và cho việc niêm Hải quan.
1.4.1 Mã nhận dạng:
Mã nhận dạng container theo ISO phải thể hiện được các yêu cầu sau:
- Chủ sở hữu
- Số xeri sản xuất
- Ký số kiểm tra
- Mã số nước và kiểu loại container (hình 1-9)
Một container được đưa vào lưu hành cần phải đăng ký mã sở hữu kèm theo một loạt các số thứ tự từ Viện Container Quốc tế
( International Container Bureau (BIC, Paris)), bốn ký tự đầu tiên luôn có chữ cuối là U, ba ký tự đầu tiên chỉ tên của hãng tàu hoặc công ty cho
thuê container.
Ví dụ: MAEU Maersk TRIU Transamerica leasing
KNLU P&O/Nedloyd OCLU Oriental shipping
NOLU Neptune Prient GSTU Genstar leasing
Hình 1.9: Ký mã của container theo tiêu chuẩn ISO
Mã sở hữu cùng với số thứ tự sẽ cho ra một ký số kiểm tra tạo thành một số mã nhận dạng duy nhất. (số kiểm tra) VD: HLCU 247 136
[9]
Trong quá trình giao nhận container có những trường hợp nhầm lẫn mà một trong những nguyên nhân chính gây nên sự nhầm lẫn này là
do có sự sai sót trong mã nhận dạng. Nguyên nhân gây sai sót mã nhận dạng có thể do các nguyên nhân sau đây:
- Ghi chép mã nhận dạng bằng tay.

- Khi đánh vào máy mã nhận dạng.
- Khi đọc một mã viết tay.
- Khi nhận thông báo bằng điện thoại.
- Khi nhận bản Fax hoặc Telex. V.V
Vì vậy việc kiểm tra lại mã số nhận dạng là rất cần thiết trong quá trình giao nhận container (xem bảng 1-4)
1.4.2- Mã kiểu, cỡ, quốc gia
Dòng chữ thứ hai “DE 22 00”
Ở đây 2 ký tự đầu tiên là mã quốc gia xuất xứ, hai ký tự tiếp theo là mã cỡ và cuối cùng là mã loại. Ở mã cỡ, chữ số đầu tiên chỉ loại
container (vd: 1=10 feet; 2=20 feet; 3=30 feet; 4=40 feet). Chữ số thứ hai chỉ chiều cao container. Ở mã loại, chữ số đầu tiên chỉ mục đích sử
dụng, chữ số còn lại chỉ rõ loại container hàng nào.
1.4.3- Một số biển và nhãn khác
a. Nhận dạng sức chứa (Mã hiệu khai thác)
Để biết được sức chứa của container theo trọng lượng hay thể tích. Theo quy định của ISO thì với mã khai thác của container bắt buộc
phải ghi những thông số sau:
- Trọng lượng gộp tối đa – Maximum gross weight (MAX. GROSS)
- Trọng lượng bì – Tare weight (TARE)
Còn lại tùy chọn các thông số như:
- Trọng lượng hàng tịnh – Payload (Net weight)
- Sức chứa theo thể tích – Cubic capacity
Hình 1.10: Ký mã khai thác container
b.Biển xác nhận an toàn
Hình 1.11: Biển xác nhận CSC

×