Tải bản đầy đủ (.ppt) (18 trang)

Tập huấn Phương pháp bàn tay nặn bột HS Tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.12 KB, 18 trang )

NGƯỜI THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ KIM CÚC
TẬP HUẤN
PHƯƠNG PHÁP “BÀN TAY NẶN BỘT”
Tiên Yên, ngày 25 tháng 10năm 2014
IV. CÁC KỸ THUẬT DẠY HỌC VÀ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG CHO HỌC SINH
TRONG PHƯƠNG PHÁP “BÀN TAY NẶN BỘT”:
1. TỔ CHỨC LỚP HỌC:
-
Thực hiện dạy học theo PPBTNB có rất nhiều hoạt động nhóm nên giáo viên
phải sắp xếp bàn ghế theo nhóm.
* Một số gợi ý để giáo viên sắp xếp bàn ghế, vận dụng trong lớp học phù
hợp với hoạt động nhóm:
-
Các bàn ghế cần sắp xếp hài hoà theo số lượng học sinh trong lớp.
-
Chú ý đến hướng ngồi của học sinh sao cho tất cả học sinh đều nhìn thấy rõ
thông tin trên bảng.
-
Chú ý với các học sinh bị tật ở mắt
-
Khoảng cách giữa các nhóm không quá trật.
-
Chú ý đảm bảo ánh sáng cho học sinh.
2. GIÚP HỌC SINH BỘC LỘ QUAN ĐIỂM BAN ĐẦU:
-
Quan niệm ban đầu của học sinh có thể đúng hoặc sai lệch. Giáo viên cần
phải biết chấp nhận và tôn trọng những quan điểm sai lệch của học sinh khi
trình bày biểu tượng ban đầu.
-
Trong quá trình học sinh làm việc giáo viên tranh thủ đi một vòng quan sát và
chọn nhanh những quan niệm không chính xác, sai lệch với kiến thức khoa


học để so sánh đối chiếu ở các bước tiếp theo.
* Một số lưu ý khi chọn quan niệm ban đầu để thảo luận:
-
Không chọn hoàn toàn quan niệm ban đầu đúng với câu hỏi và cũng không
lựa chọn hoàn toàn các quan niệm ban đầu sai so với câu hỏi.
-
Nên lựa chọn quan niệm vừa đúng vừa sai, chỉ cần chọn một quan niệm ban
đầu đúng với câu hỏi.
-
Tuyệt đối không có bình luận hay nhận xét gì về tính đúng hay sai của các ý
kiến ban đầu của học sinh.
3. KỸ THUẬT TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THẢO LUẬN CHO HỌC SINH:
-
Có hai hình thức thảo luận trong dạy học theo phương pháp BTNB: Thảo
luận nhóm nhỏ (trong nhóm làm việc) và thảo luận nhóm lớn (toàn bộ lớp học).
* Khi thảo luận nhóm cần:
-
Thực hiện tốt công tác tổ chức nhóm và hoạt động nhóm cho học sinh.
-
Lệnh yêu cầu của giáo viên cần rõ ràng và chi tiết nêu rõ nội dung thảo luận
là gì?
-
Giáo viên tuyệt đối không được nhận xét ngay ý kiến của nhóm này là đúng
hay ý kiến của nhóm khác là sai. Nên quan sát nhanh và chọn nhóm có ý kiến
không chính xác nhất cho trình bày trước để gây mâu thuẫn kích thích các
nhóm khác có ý kiến chính xác hơn phát biểu bổ sung.
-
Khi học sinh bế tắc trong thảo luận, giáo viên có thể gợi ý thêm bằng cách
câu hỏi mang tính chất dẫn dắt để học sinh chú ý đến dữ liệu, thông tin, đặc
điểm liên quan.

-
Ví dụ: “Các em để ý ở…”, “Các em hãy thử…”
4. KỸ THUẬT TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM:
-
Hoạt động nhóm giúp học sinh làm quen với phong cách làm việc hợp tác với
nhau giữa các cá nhân.
-
Mỗi nhóm được tổ chức gồm một nhóm trưởng, một thư kí và các thành viên.
-
Nên khắc phục hạn chế trong khi tổ chức các hoạt động nhóm bằng cách sử
dụng linh hoạt các kĩ thuật như; khăn trải bàn, các mảnh ghép, hay sơ đồ tư
duy để tất cả các học sinh đều được hoạt động.
5. KỸ THUẬT ĐẶT CÂU HỎI CỦA GIÁO VIÊN:
-
Trong dạy học theo phương pháp BTNB, câu hỏi của giáo viên đóng một vai
trò quan trọng trong sự thành công của PP và thực hiện tốt ý đồ dạy học.
-
Khi đặt câu hỏi giáo viên nên dùng câu hỏi “mở”vì nó kích thích học sinh suy
nghĩ.
-
Khi đặt câu hỏi gợi ý giáo viên nên dùng các cụm từ bắt đầu như “ theo các
em ” hay là “Em nghĩ gì ”, “ Theo ý em ”nhằm giúp học sinh giải thích ý kiến
đưa ra nhận định của các em mà thôi.
6. RÈN LUYỆN NGÔN NGỮ CHO HỌC SINH:
* Dạy học theo phương pháp BTNB đã rèn luyện cho học sinh ngôn ngữ
nói và ngôn ngữ viết:
Rèn luyện ngôn ngữ nói:
-
Giao tiếp bằng lời nói không thể tách rời với các hoạt động tìm tòi nghiên
cứu. Ngôn ngữ nói được rèn luyện thông qua việc các em được bày tỏ các ý

kiến hay quan niệm của mình, đặt câu hỏi cho nhóm bạn, miêu tả lại các quan
sát của mình, trao đổi thông tin, tranh luân bảo vệ các ý kiến
Rèn luyên ngôn ngữ viết:
-
Thông qua việc ghi chép trong vở thực hành; học sinh ghi chú các quan niệm
ban đầu, các suy nghĩ, câu hỏi cá nhân trong quá trình học, ghi chép kết quả
của nhóm sau khi thảo luận, làm thí nghiệm biết tổng hợp rút ra kết luận
chung sau khi thảo luận cả lớp.
7. KỸ THUẬT CHỌN Ý TƯỞNG, NHÓM Ý TƯỞNG CỦA HỌC SINH:
-
Trong các tiết học theo phương pháp BTNB, giáo viên cần nhanh chóng nắm
bắt ý kiến phát biểu của học sinh và phân loại các ý tưởng đó để thực hiện ý
đồ dạy học.
-
Nhiều em có ý kiến giống nhau hay có điểm tương đồng thì chọn nhóm ý
tưởng.
-
Khi học sinh hoặc đại diện nhóm trình bày ý kiến, giáo viên giúp học sinh thấy
rõ sự khác biệt của các ý tưởng hay nhóm ý tưởng. Từ các sự khác biệt đó
giúp học sinh nảy sinh thắc mắc ý tưởng, nhóm ý tưởng nào đúng để đề xuất
các thí nghiệm kiểm chứng hoặc phương án tìm câu trả lời.
8. HƯỚNG DẪN HỌC SINH ĐỀ XUẤT THÍ NGHIỆM TÌM TÒI, NGHIÊN CỨU
HAY PHƯƠNG ÁN TÌM CÂU TRẢ LỜI:
-
Đối với những ý kiến hay vấn đề đặt ra đơn giản, ít phương án
hay thí nghiệm thì giáo viên cho học sinh trả lời trực tiếp phương
án mà học sinh đề xuất.
-
Đối với các kiến thức phức tạp, thí nghiệm cần thực hiện để
kiểm chứng thì giáo viên nên chuẩn bị một loạt các vận dụng liên

quan đến thí nghiệm sau đó yêu cầu các nhóm lên chọn đồ dùng
cần thiết để làm thí nghiệm. Như vậy học sinh sẽ phải suy nghĩ
chọn những vật liệu để hợp với ý tưởng của nhóm mình.
-
Một số phương án tìm câu trả lời không phải làm thí nghiệm mà
bằng cách nghiên cứu tài liệu hay quan sát vật thật, mô hình tranh
vẽ do giáo viên cung cấp.
-
Giáo viên nên lựa chọn các vật liệu thí nghiệm đơn giản, thân
thiện, quen thuộc.
9. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG VỞ THỰC HÀNH:
-
Vở thực hành sử dụng để ghi chép phần ghi chú cá nhân (đó là những quan
niệm, suy nghĩ ban đầu) ghi chú tổng kết của nhóm sau khi thảo luận,ghi chú
tổng kết sau khi thảo luận cả lớp
-
Vở thực hành không áp đặt cách ghi nhưng có mẫu sẽ thuận tiện cho các em
trong việc ghi chép và đỡ mất thời gian của tiết học.
-
Có nhiều cách để ghi: có thể các em sẽ ghi bằng văn bản, bằng hình vẽ hoặc
bằng sơ đồ.
CÂU HỎI DỰ ĐOÁN THỰC HIỆN ĐIỂU CHỈNH KẾT QUẢ
10. HƯỚNG DẪN HỌC SINH PHÂN TÍCH THÔNG TIN, HIỆN TƯỢNG QUAN
SÁT ĐƯỢC KHI NGHIÊN CỨU ĐỂ ĐƯA RA KẾT LUẬN:
-
Giáo viên cần hướng dẫn học sinh biết chú ý đến thông tin chính để rút ra kết
luận khi làm thí nghiệm, quan sát hoặc nghiên cứu tài liệu.
-
Đối với các thí nghiệm cần quan sát một số hiện tượng, giáo viên lưu ý học
sinh chú ý vào các hiện tượng đó để lấy thông tin.

-
Đối với các thí nghiệm cần đo đạc và lấy số liệu,giáo viên yêu cầu học sinh
ghi chép lại các số liệu đó.
11. SO SÁNH ĐỐI CHIẾU KẾT QUẢ THU NHẬN ĐƯỢC VỚI KIẾN THỨC
KHOA HỌC:
- Ngoài việc hướng dẫn học sinh hình thành kiến thức, giáo viên cũng nên
giới thiệu thêm sách, tài liệu hay thông tin trên Internet mà học sinh có
điều kiện tiếp cận để giúp các em hiểu sâu hơn các kiến thức được học.
Điều này rất thích hợp với học sinh khá, giỏi, học sinh ham tìm hiểu.
12. ĐÁNH GIÁ HỌC SINH TRONG DẠY HỌC THEO PHƯƠNG PHÁP BÀN
TAY NẶN BỘT:
-
Đánh giá học sinh qua quá trình thảo luận, trình bày, phát biểu ý kiến tại lớp
học.
-
Đánh giá học sinh trong quá trình làm thí nghiệm.
-
Đánh giá học sinh thông qua sự tiến bộ nhận thức của học sinh trong vở thực
hành.
* Tóm lại: Dạy học theo phương pháp BTNB là giúp học sinh rèn luyện các kỹ
năng, tìm phương án giải quyết cho vấn đề đặt ra, hiểu kiến thức hơn là làm rõ
hay giúp học sinh ghi nhớ kiến thức. Chính vì vậy việc đánh giá học sinh cũng
nên thay đổi theo hướng kiểm tra kỹ năng, kiểm tra năng lực nhận thức( sự
hiểu) hơn là kiểm tra độ ghi nhớ.
D. MỘT SỐ LƯU Ý ĐỂ THỰC HIỆN TỐT PHƯƠNG PHÁP:
-
Thực hiện phương pháp này không thể nóng vội, cần thực hiện từng bước để
tạo thói quen cho học sinh lúc đó việc dạy học với PP BTNB sẽ dễ dàng và
đem lại hiệu quả cao.
-

Việc chuẩn bị đồ dùng cho tiết học không quá cầu kì. Cần sử dụng những vật
liệu sẵn có, đơn giản, dễ tìm nên nhắc học sinh cùng chuẩn bị đồ dùng cho tiết
dạy.
-
Tất cả các câu hỏi của học sinh đưa ra ta không bỏ qua mà sẽ trả lời qua bài
học( câu hỏi nào chưa có trong nội dung bài ta cần khéo léo dẫn dắt để có kiến
thức ở các bài ta sẽ trả lời cho các em).
-
Cần làm tốt công tác tuyên truyền giới thiệu về phương pháp với phụ huynh
để nhận được sự đồng tình ủng hộ cùng hỗ trợ trong việc chuẩn bị đồ dùng
cho tiết học.
E. MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO DẠY HỌC THEO
PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT:
1. ĐỐI VỚI BAN GIÁM HIỆU:
-
Tổ chức triển khai nội dung phương pháp đến toàn thể CBGV trong nhà
trường.
-
Xây dựng kế hoạch triển khai phương pháp BTNB áp dụng vào giảng dạy tới
các tổ khối. BGH chỉ đạo các tổ chuyên môn nghiên cứu nội dung chương trình
học, tình hình thực tế của nhà trường, của các lớp qua đó áp dụng phương
pháp cho phù hợp
-
Tổ chức dự giờ, thảo luận, rút kinh nghiệm trong các buổi SHCM của nhà
trường.
-
Tổ chức đánh giá kiểm tra quá trình thực hiện.
-
Tổ chức cách chuyên đề môn TNXH và khoa học theo phương pháp BTNB.
- Cuối năm tổ chức sơ kết một năm thực hiện, đánh giá và rút kinh nghiệm.

2. ĐỐI VỚI TỔ CHUYÊN MÔN:
-
Triển khai kế hoạch với giáo viên trong tổ.
-
Sinh hoạt tổ chuyên môn thảo luận chọn chủ điểm và tên bài dạy.
-
Phân công cụ thể các giáo viên dạy thí điểm.
-
Tổ chức dự giờ các tiết dạy, các tiết dạy phải đưa ra thảo luận rút kinh
nghiệm trong các buổi SHCM tổ khối.
-
Cuối năm học phải có sơ kết thực hiện báo cáo kết quả về chuyên môn.
3. ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN:
-
Thực hiện soạn giảng theo đúng phương pháp.
-
Thực hiện phương pháp này GV cần vận dụng linh hoạt phù hợp với điều
kiện của trường, lớp. GV phải biết chủ động về thời gian để bố trí tiết học phù
hợp.
-
Dự giờ thăm lớp các tiết dạy thí điểm cùng trao đổi góp ý rút kinh nghiệm
trong tổ chuyên môn.
-
Đề xuất các ý kiến khi trực tiếp tham gia giảng dạy.
XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN !

×