Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

TIỂU LUẬN KINH TẾ VI MÔ CHIẾN LƯỢC ĐỊNH GIÁ VÀ CẠNH TRANH VỀ GIÁ MÁY GIẶT CỦA TẬP ĐOÀN LG VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.63 KB, 22 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
CAO HỌC KHÓA 20

ĐỀ TÀI:
CHIẾN LƯỢC ĐỊNH GIÁ VÀ CẠNH TRANH VỀ
GIÁ MÁY GIẶT CỦA
TẬP ĐOÀN LG VIỆT NAM
TP.HCM, THÁNG 11 NĂM 2014
GVHD: TS. Hay Sinh Page 1
Nhận xét của giáo viên





























GVHD: TS. Hay Sinh Page 2






MỤC LỤC
A. Cơ sở lý luận 5
I. Chiến lược cạnh tranh về giá 5
I.1. Định nghĩa: 5
I.2. Mục tiêu cơ bản của chiến lược cạnh tranh về giá: 5
I.3. Các bước xây dựng một chiến lược cạnh tranh về giá 6
II. Chiến lược định giá sản phẩm 6
II.1. Định nghĩa 6
II.2. Tầm quan trọng của chiến lược định giá sản phẩm 7
II.3. Các phương pháp định giá sản phẩm 7
GVHD: TS. Hay Sinh Page 3
Phương pháp xác định giá từ chi phí 7
Phương pháp hệ số 7
Phương pháp hàm cung cầu 8
Phương pháp tỷ giá 8
Phương pháp xác định giá bằng thăm dò 9

Phương pháp định giá dựa vào cạnh tranh 9
Phương pháp định giá dựa trên người mua 10
II.4. Một số các yếu tố bên ngoài khác ảnh hưởng đến việc định giá: 10
B. Chiến lược giá đối với mặt hàng máy giặt tại thị trường Việt Nam của Tập đoàn LG .11
I. Tổng quan 11
I.1 . Tổng quan về LG 11
I.2. Thị phần của LG và các đối thủ cạnh tranh 11
I.3. Thị trường máy giặt của LG tại Việt Nam 12
II. Định giá máy giặt của LGVN: 14
II.1 Theo mức giá chung thị trường chấp nhận 14
II.2 Chiết khấu: 16
II.3 Có sự phân biệt giá theo thời gian 17
III. Chiến lược cạnh tranh giá của LG và các đối thủ cạnh tranh: 18
III.1. Thông qua chiến lược định giá: 18
III.2. Giảm giá: 18
C. Nhận định của nhóm 20
GVHD: TS. Hay Sinh Page 4
A. Cơ sở lý luận
I. Chiến lược cạnh tranh về giá
I.1. Định nghĩa:
Ngày nay, giá cả không phải là yếu tố cạnh tranh hàng đầu nhưng vẫn luôn được
coi là yếu tố cạnh tranh quan trọng trong việc thu hút khách hàng đặc biệt là ở những thị
trường mà thu nhập của dân cư còn thấp. Trong việc phát triển sản phẩm mới doanh
nghiệp phải có chính sách giá thích hợp để tạo cho sản phẩm có chỗ đứng vững chắc trên
thị trường.
Trên cơ sở phân tích mục tiêu, chiến lược của đối thủ những mặt mạnh mặt yếu
của họ, độ nhạy của giá cả và giá trị của thị trường Công ty cần có những chiến lược linh
hoạt và sáng tạo tùy theo những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể.
I.2. Mục tiêu cơ bản của chiến lược cạnh tranh về giá:
Trong chính sách giá đối với sản phẩm mới, doanh nghiệp có thể theo đuổi những

mục tiêu cơ bản sau đây:
GVHD: TS. Hay Sinh Page 5
• Để tồn tại (giá cao hơn chi phí)
• Để tối đa hoá lợi nhuận trước mắt
• Để tăng thị phần
• Để thu hồi vốn nhanh
• Để dẫn đầu về chất lượng
• Các mục tiêu khác: một doanh nghiệp có thể dùng giá để phục vụ cho một số
mục tiêu cụ thể hơn. Doanh nghiệp có thể đặt giá ở mức thấp để ngăn chăn cạnh tranh hay
đặt giá bằng giá của đối thủ cạnh tranh để giữ ổn đinh thị trường. Giá có thể được quyết
đinh ở mức giữ uy tín cũng như hỗ trợ các hãng buôn hay để tránh sự can thiệp của Chính
phủ.
I.3. Các bước xây dựng một chiến lược cạnh tranh về giá
Bước 1: Phát triển chiến lược marketing và đưa ra những quyết định về marketing
mix (thực hiện sự phân tích thị trường, phân khúc, mục tiêu và vị trí của sản phẩm cũng
như Công ty, định giá sản phẩm, kênh phân phối và chiến lược quảng cáo). Bước này là
rất cần thiết vì đây là sự cân bằng vốn có giữa những thành phần của marketing mix, giá
sẽ phụ thuộc vào những sản phẩm khác, sự phân phối và những quyết định xúc tiến,
quảng bá sản phẩm.
Bước 2: Đánh giá đường cầu
Bước 3: Tính toán chi phí
Bước 4: Hiểu được các nhân tố môi trường (đánh giá đối thủ cạnh tranh, hiểu được
yếu tố pháp luật, vv…)
Bước 5: Thiết lập những mục tiêu về giá (tối đa hóa lợi nhuận, tối đa hóa doanh
thu…)
Bước 6: Xác định mức giá (xác định phuơng pháp định giá, phát triển cấu trúc
giá,v v…)
II. Chiến lược định giá sản phẩm
II.1. Định nghĩa
GVHD: TS. Hay Sinh Page 6

Chiến lược định giá là sự lựa chọn mức giá bán sản phẩm trên thị trường. Việc này
dựa trên những phân tích đầy đủ quan hệ cung – cầu, mức chi trả của khách hàng mục
tiêu. Định giá tương quan chặt chẽ với chiến lược định vị của doanh nghiệp.
II.2. Tầm quan trọng của chiến lược định giá sản phẩm
- Giá sản phẩm phụ thuộc và chịu sự tác động của nhiều yếu tố từ nguyên vật
liệu, công nghệ sản xuất, lao động đến quan hệ cung cầu, xu hướng tiêu dùng, chính sách
kinh tế… Định giá sản phẩm còn tác động đến định vị sản phẩm trên thị trường. Giá cả
biến động trong suốt vòng đời sản phẩm và trở thành đặc trưng quan trọng trong việc
hoạch định chiến lược marketing.
- Chiến lược định giá gần như là là một bộ phận không tách rời chiến lược
marketing. Cùng sản phẩm, phân phối, chiêu thị, chiến lược định giá giúp doanh nghiệp
tạo một định vị phù hợp cho sự phát triển lâu dài của công ty.
II.3. Các phương pháp định giá sản phẩm
1. Phương pháp xác định giá từ chi phí
- Chi phí đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Chính chi phí này quy định lợi nhuận cụ thể mà doanh nghiệp có thể đạt
được.
- Trên thực tế một mức giá không bao giờ được quyết định từ chi phí mà không
tính đến cách này hay cách khác về cầu cạnh tranh. Quyết định mức giá từ chi phí chỉ ra
rằng : chi phí là điểm khởi đầu quan trọng và các nhân tố khác chỉ có ảnh hưởng thứ yếu.
Thực chất của phương pháp này là dựa chủ yếu vào kết quản của việc tính toán và phân
tích chi phí sản xuất kinh doanh để dự kiến các mức giá khác nhau thích ứng với hoàn
cảnh cụ thể. Để xác định được mức giá, người ta thường tiến hành tính toán chi phí và tỷ
lệ lãi tính trên tổng chi phí hoặc tổng số vốn.
- Phương pháp xác định giá từ chi phí có ưu điểm cơ bản là bảo đảm bù đắp
được những chi phí mà người sản xuất đã chi ra và có được một tỷ lệ lãi nhất định. Nhược
điểm cơ bản của phương pháp này trước hết cho rằng là phải có sự hiểu biết hoàn toàn và
tính toán đầy đủ mọi chi phí (điều này hầu như không bao giờ có). Nhưng mức giá bán đi
từ chi phí có thể rất khác so với mức giá hình thành từ những điều kiện của thị trường
(cầu, cạnh tranh). Và vì vậy người ta thường kết hợp phương pháp này với các phương

pháp hình thành giá khác, đặc biệt là phương pháp liên quan đến cầu trên thị trường.
2. Phương pháp hệ số
GVHD: TS. Hay Sinh Page 7
- Trong sản xuất các sản phẩm, có thể sản xuất ra cùng một loại sản phẩm, chỉ
khác nhau về quy cách, kích cỡ… việc xác định giá cả trở nên khó khăn, nhất là trong
trường hợp cần điều chỉnh linh hoạt giá bán nếu việc xác định giá bán được thực hiện cho
từng loại sản phẩm. Khi đó phương pháp hệ số xác định giá cả tỏ ra có hiệu quả hơn và
đáp ứng được yêu cầu chỉ đạo về giá cả
- Phương pháp này được thực hiện theo các bước như sau:
÷ Chọn sản phẩm chuẩn
÷ Xác định giá sản phẩm chuẩn
÷ Xác định hệ các thống hệ số để điều chỉnh giá
÷ Xác định giá của sản phẩm cần phải xác định
- Điều kiện để áp dụng phương pháp hệ số là:
÷ Các sản phẩm cần định giá phải được sản xuất từ những nguyên, nhiên vật liệu
giống nhau với cùng một quy trình sản xuất, quy trình công nghệ.
÷ Các sản phẩm này chỉ khác nhau về quy cách, kích cỡ hay là khác nhau về
những thông số kinh tế, kỹ thuật chủ yếu, nghĩa là tính khác nhau đó có thể so sánh được
giựa các sản phẩm với nhau.
- Phương pháp hệ số được sử dụng rộng rãi trong việc xác định giá để có thể ứng
xử kịp thời với sự biến động của thị trường khi giá đầu vào tăng hoặc lựa chọn đầu vào tối
ưu.
3. Phương pháp hàm cung cầu
- Nghiên cứu về mối quan hệ cung cầu, đã biết rằng cầu về một loại hàng hoá
vận động ngược chiều với giá cả của hàng hoá và cung về một loại hàng hoá vận động
cùng chiều với giá cả của nó, trong điều kiện các yếu tố khác tác động đến cầu và cung
vẫn giữ nguyên như cũ. Ngược lại, sự vận động của giá cả hàng hoá cũng chịu sự tác
động của cầu và cung trên thị trường.
- Bằng các phương pháp nghiên cứu thị trường, có thể đưa ra những số liệu về
mức cung và cầu, hệ số co giãn cung và hệ số co giãn cầu giá cả hàng hoá và có thể dự

báo sự vận động của cung và cầu trong thời gian tới. Từ những số liệu ấy có thể đưa ra
được mức giá dự kiến trên cơ sở vận dụng mối quan hệ cung cầu và giá cả hàng hoá.
- Điều kiện áp dụng phương pháp này là phải có được những số liệu đáng tin
vậy về nghiên cứu thị trường, sự vận động của cầu hàng hoá trên thị trường.
4. Phương pháp tỷ giá
- Sự ổn định trong nền kinh tế quyết định sự ổn định của thị trường. Thị trường
ổn định, quan hệ giữa các loại hàng hoá được biểu hiện bằng các quan hệ tỷ giá. Trên thị
GVHD: TS. Hay Sinh Page 8
trường, quan hệ tỷ giá phản ánh: thứ nhất, giá trị hàng hoá và thứ hai, quan hệ cung cầu
của từng loại hàng hoá. Do vậy, tỷ giá là cơ sở quan trọng để xác định giá cả hàng hoá
- Phương pháp này được sử dụng để dự kiến giá các mặt hàng mới xuất hiện trên
thị trường hoặc tái xuất hiện sau một thời gian vắng mặt trên thị trường.
5. Phương pháp xác định giá bằng thăm dò
- Đây là phương pháp xác định giá thường được sử dụng kết hợp với phương
pháp xác định giá từ cầu trên thị trường. Phương pháp này được gọi là phương pháp định
giá theo tâm lý. Giá tâm lý tối ưu sẽ được đặt trong một vùng giá mà giới hạn cao của nó
là mức giá thu nhập và giới hạn thấp là chất lượng sản phẩm. Phương pháp này được sử
dụng để xác định một vùng giá được chấp nhận do tâm lý sợ chất lượng xấu. Mức giá tối
đa là mức giá mà trên nó không có khả năng thanh toán, chi trả. Mức giá tâm lý tối ưu
tương ứng với khoảng cách lớn nhất giữa đường cong giá tối thiểu và đường cong giá tối
đa.
- Phương pháp này có ưu điểm nổi bật là cho phép xác định mức giá hay vùng
giá mà thị trường có khả năng chấp nhận với tỷ lệ khá cao. Tuy nhiên, nó cũng có những
hạn chế nhất định như không tính đến một cách đầy đủ những quyết định lựa chọn mua
hàng; và có thể thay đổi theo nhiều yếu tố bên ngoài. Phương pháp này chỉ thích hợp với
việc xác định giá sản phẩm khi mà mối quan hệ giữa giá cả và chất lượng rất chặt chẽ, tức
là khi giá cả là một nhân tố quyết định của sự lựa chọn.
6. Phương pháp định giá dựa vào cạnh tranh
Định giá theo thời giá:
Khi định giá theo thời giá công ty căn cứ chủ yếu vào giá của đối thủ cạnh tranh, ít

chú trọng đến phí tổn hay sức cầu . Công ty có thể định giá bằng, cao hơn hay thấp hơn
đối thủ cạnh tranh chính. Các công ty nhỏ thì làm theo hãng đứng đầu. việc định giá theo
thời giá rất phổ biến, nơi nào mà độ co giãn của sức cầu khó đo lường được thì giá thịnh
hành tiêu biểu cho chsi khôn tập thể của cả ngành sẽ tạo ra được một mức doanh thu thảo
đáng. Định giá theo thời giá sẽ bảo toàn được sự hòa hợp của cả ngành.
Định giá đấu thầu.
Định giá dựa trên sự cạnh tranh cũng chi phối các xí nghiệp đấu thấu để nhận việc.
Công ty định giá dựa trên những đối thủ cạnh tranh. Xí nghiệp muốn giành được hợp
GVHD: TS. Hay Sinh Page 9
đồng thì phải định giá thấp hơn các xí nghiệp khác. Công ty không thể định giá thấp hơn
phí tổn mà không phương hại đến vị trí của mình. Nhưng càng định giá cao hơn phí tổn,
cơ may đạt được hợp đồng của xí nghiệp càng ít đi. Hệ quả thuần của hai sức kéo trái
ngược nhau này có thể được miêu tả bằng thuật ngữ lợi nhuận dự kiến của một cuộc đấu
thầu đặc thù nào đó. Sử dụng lợi nhuận dự kiến như một tiêu chuẩn để đề giá là điều có ý
nghĩa đối với công ty lớn đang thực hiện nhiều cuộc đấu thầu
7. Phương pháp định giá dựa trên người mua
Ngày càng có nhiều công ty định giá dựa trên giá trị được cảm nhận của sản phẩm.
Họ xem sự cảm nhận về giá trị của người mua, chứ không phải phí tổn của người bán, là
chìa khóa để định giá. Họ sử dụng những biến số phi giá trong phối thức marketing để
xây dựng giá trị được cảm nhận trong tâm trí người mua. Giá được đề ra là để đạt được
cái giá trị cảm nhận ấy. Công ty sử dụng lối định giá theo giá trị cảm nhận phải thiết lập
được giá trị trong ý nghĩa của người mua trong sự tương quan với các sản phẩm cạnh
tranh khác.
II.4. Một số các yếu tố bên ngoài khác ảnh hưởng đến việc định giá:
Khi định giá, công ty cũng phải xét đến những yếu tố khác thuộc môi trường bên
ngoài của mình chẳng hạn, tình hình kinh tế có thể có một tác động mạnh đến hiệu năng
của các chiến lược định giá khác nhau. Các yếu tố kinh tế như lạm phát, tăng trưởng hay
suy thoái và lãi suất, đều ảnh hưởng đến các quyết định lập giá, bởi vì chúng ảnh hưởng
đến phí tổn sản xuất của một sản phẩm lẫn những cảm nhận của người tiêu thụ về giá cả
và giá trị của sản phẩm đó.

Công ty cũng phải xem xét giá cả của mình có ảnh hưởng thế nào đến những thành
viên khác thuộc môi trường của mình. Những người bán lại sẽ phản ứng ra sao trước các
mức giá? công ty nên định giá sao cho những người bán lại đó có được một lợi nhuận
thỏa đáng, khích lệ họ ủng hộ, và giúp họ bán được sản phẩm một cách hiệu quả. Chính
quyền là một ảnh hưởng quan trọng khác lên quyết định giá.
GVHD: TS. Hay Sinh Page 10
B. Chiến lược giá đối với mặt hàng máy giặt tại thị trường Việt
Nam của Tập đoàn LG.
I. Tổng quan.
I.1 . Tổng quan về LG
LG luôn dẫn đầu thế giới trong việc mang đến những chiếc máy giặt thông minh
nhất với khả năng giặt hiệu quả nhất. Những dòng máy giặt mới nhất ra đời dựa trên công
nghệ cải tiến 6 motion (6 chuyển động) lần đầu tiên xuất hiện trên thế giới, mang đến hiệu
qủa giặt vượt trội và những chương trình giặt riêng biệt cho từng loại vải. Đặt tiêu chí bảo
vệ môi trường lên hàng đầu, LG cam kết tạo ra những sản phẩm thân thiện với môi
trường. Động cơ dẫn động trực tiếp biến tần được bảo hành 10 năm tăng 20% hiệu quả
giặt tẩy trong khi giảm tới 25% điện năng và 45% nước tiêu thụ. Máy giặt LG với những
công nghệ cải tiến như hệ thống giảm xóc tiên tiến và lồng giặt ngoài cố định. Với mục
đích duy nhất vì lợi ích của khách hàng, 6 motion sẽ là công nghệ tiêu biểu tiên tiến nhất
cho máy giặt của LG trong những năm sắp tới.
I.2. Thị phần của LG và các đối thủ cạnh tranh.
GVHD: TS. Hay Sinh Page 11
Hiện tại, Sanyo, Panasonic, Toshiba , Samsung, Electrolux và LG là các hãng nắm
giữ phần lớn thị trường máy giặt. Mục tiêu của LG trong chiến lược giá là tăng thị phần
lên.
- LG giữ vị trí thứ 5 trên thị trường máy giặt tại Việt Nam. Thị phần của các đối
thủ cạnh tranh trực tiếp không có sự chênh lệch đáng kể.
- Trong năm, LG cũng đã có nổ lực gia tăng thị phần với mức tăng từ 12,8% -
13,3%. Tuy nhiên, LG đã vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt của Electrolux với mức tăng
trưởng thị phần khá cao từ 10,4% - 16,4%, các đối thủ cạnh tranh còn lại hầu hết đều bị

giảm thị phần.
I.3. Thị trường máy giặt của LG tại Việt Nam.
 Máy giặt cửa trên:
GVHD: TS. Hay Sinh Page 12
- Trong thị trường này, Sanyo chiếm thị phần cao nhất 26,6% nhưng đang có dấu
hiệu sụt giảm. 2 đối thủ đang gia tăng thị phần là Panasonic và Toshiba. LG cũng có được
bước tiến đáng kể với mức tăng thị phần từ 9.4% - 10,2%.
 Máy giặt cửa trước:
Đối thủ cạnh tranh lớn nhất là Electrolux (60% thị phần), tiếp theo là Samsung (6-
10% thị phần). %). Trong năm 2010, LG vẫn giữ được thị phần ổn định, Electrolux bị sụt
giảm 7% còn Samsung thì thì tăng lên 4%.
 Máy giặt cửa trước có sấy:
GVHD: TS. Hay Sinh Page 13
- LG chiếm phần lớn thị phần (50%-60%), theo sau là Electrolux (30% -50%, các
hãng khác không đáng kể.
- Về lĩnh vực này LG đang bị Electrolux cạnh tranh quyết liệt, và đang dần chiếm
lĩnh thị trường với mức tăng trưởng ấn tượng trong 6 tháng từ 20,4% - 39,3%. Trong khi
đó, thị phần của LG bị sụt giảm từ 65.5% – 55%.
II. Định giá máy giặt của LGVN:
II.1 Theo mức giá chung thị trường chấp nhận.
 Đối với máy giặt cửa trước: mức giá được ưa chuộng nhiếu nhất là 8 triệu
đến 12 triệu đồng.
GVHD: TS. Hay Sinh Page 14
- Đối với máy giặt cửa trước có sấy: mức giá phổ biến nhất là trên 12 triệu đồng.
GVHD: TS. Hay Sinh Page 15
 Đối với máy giặt cửa trên: mức giá được ưa chuộng nhiếu nhất là 3 triệu đ
đến 5 triệu đồng
II.2 Chiết khấu:
LG cung cấp các gói cam kết hàng tháng, hàng quý với các kênh bán hàng qua
mức chiết khấu trước đơn hàng (DFI), và thưởng sau các kênh bán hàng bán được hàng

(AAI). Mức chiết khấu này khác nhau theo các kênh bán hàng, thị trường và loại máy giặt
 Loại máy giặt:
- Loại thường (volume): DFI 3,5%, AAI 8%.
- Loại cao cấp (premium): DFI 8,5%, AAI 8%.
 Các kênh bán hàng chủ yếu:
- Kênh truyền thống (bán sỉ) : Gia Thành, Sao Sáng, Hoàng Thông, Trần Thế,…:
mức chiết khấu DFI khoảng 1-5% tùy mặt hàng.
- Kênh hiện đại (Chuỗi cửa hàng bán lẻ): các siêu thị điện máy như Nguyễn Kim,
Cao Phong, Ideas : mức chiết khấu cao hơn kênh truyền thống
 Các thị trường bán hàng:
- Thị trường miền Nam: chủ yếu bán qua kênh hiện đại, thị trường phát triển
trước miền Bắc 3 năm, mức chiết khấu cao hơn miền Bắc.
GVHD: TS. Hay Sinh Page 16
- Thị trường miền Bắc: chuyên về bán sỉ, chủ yếu kiểm soát mức giá để không bị
bán phá giá (DFI 3%, AAI 7%)
II.3 Có sự phân biệt giá theo thời gian.
Vào mùa mua sắm cao điểm của máy giặt (mùa mưa và tết) thì có điều chỉnh tăng
giá. Sự phân biệt giá này đem đến cho công ty mức tăng doanh số 20-30% trong giai đoạn
mua sắm cao điểm.
Ví dụ như model máy giặt cửa trên WF-S8017TT là hàng sản xuất tại Thái Lan
với số lượng bán từ tháng 1 đến tháng 7 khoảng 90 máy/tháng. Nhưng đến tháng 8, LG đã
áp dụng được việc sản xuất model này tại Việt Nam, vì thế có thể tăng được số lượng
cung cấp và giảm được chi phí sản xuất nhờ vậy mà giá thành giảm xuống từ 5tr5 xuống
GVHD: TS. Hay Sinh Page 17
Thời gian Số lượng Doanh thu % thay đổi doanh thu
Jan-10 8888 47,737,801,625
Feb-10 6346 30,649,507,776 -36%
Mar-10 5974 26,928,295,098 -12%
Apr-10 5025 22,931,828,284 -15%
May-10 4242 20,221,283,400 -12%

Jun-10 5546 24,531,727,800 21%
Jul-10 6432 27,566,811,700 12%
Aug-10 6508 29,194,801,350 6%
Sep-10 9437 39,500,844,900 35%
Oct-10 11467 47,226,546,900 20%
Nov-10 14347 56,296,632,800 19%
Dec-10 14922 66,107,109,950 17%
Tổng 99134 438,893,191,583
4tr9 và kết hợp với nhu cầu thị trường tăng do đến mùa mưa mà số lượng bán tăng lên
150 máy/tháng.
III. Chiến lược cạnh tranh giá của LG và các đối thủ cạnh tranh:
III.1. Thông qua chiến lược định giá:
- Với máy giặt cửa trước và cửa trên: giá máy giặt của LG thường được định
thấp hơn của Electrolux khoảng 1 triệu vì trong thị trường máy giặt Việt Nam thì
Electrolux có thương hiệu tốt hơn, được ưa chuộng nhiều hơn.
- Đối với máy giặt cửa trên máy giặt của LG thường có mức giá cao hơn Sanyo
vì Sanyo là đơn vị dẫn đầu thị trường với chiến lược định giá thấp, tập trung vào nhóm
khách hàng có thu nhập trung bình thấp.
- Với máy giặt cửa trước có chức năng sấy thì giá của LG luôn được định cao
hơn vì đây là LG chiếm ưu thế trong lĩnh vực này và đây là mặt hàng thế mạnh và chất
lượng cao của LG. Do đó, mặc dù LG tăng giá sản phẩm này nhưng lượng bán và doanh
thu đạt được mức tăng trưởng.
III.2. Giảm giá:
Năm 2010, trong cuộc trạnh tranh về giá, LG đã giảm giá 9,6% để tăng thị phần.
Các đối thủ cũng có động thái tương tự:
GVHD: TS. Hay Sinh Page 18
Các hãng khác cũng giả giá nhằm tăng thị phần: Electrolux giảm giá 5,8%,
Samsung giảm 3,2%.
 Đối với máy giặt cửa trước có sấy:
Đây là mặt hàng thế mạnh của LG. Do đó trong cuộc cạnh tranh về giá, LG không

chọn chiến lược giảm giá như Electrolux, Candy … Giá của LG mặc dù tăng 10,8%
nhưng thị phần vẫn tăng mạnh với 61,5% và số lượng tăng 45,7%.
 Máy giặt cửa trước.
GVHD: TS. Hay Sinh Page 19
 Đối với máy giặt cửa trước, LG giảm giá nhưng doanh số vẫn giảm vì đối thủ
Electrolux cũng cạnh tranh giảm giá và thị phần tăng nhiều hơn (do trong tháng 10
-11/2010, Electrolux thực hiện chương trình giảm giá 1 triệu đồng cho tất cả các máy giặt
cửa trước.
C. Nhận định của nhóm.
Trải qua một năm 2010 đấy biến động, căn cứ vào các số liệu đã có cho thấy thị
trường máy giặt tại Việt Nam đang phát triển rất ổn định. Các đối thủ không ngừng đưa ra
GVHD: TS. Hay Sinh Page 20
các chiến lược cạnh tranh nhằm gia tăng thị phần hoặc bảo vệ thị phần và vị thế vốn có
của mình.
Đối với LG, chiến lược giảm giá đã phát huy tác dụng. Tuy nhiên, chiến lược giảm
giá đã vấp phải sự cạnh tranh của Electrolux, với mức giảm giá ít hơn nhưng doanh số và
số lượng bán ra tăng cao hơn LG.
Mặc dù thị trường máy giặt vẫn đang trong giai đoạn phát triển rất tiềm năng,
nhưng trong thời gian tới khi thị trường hướng tới sự bão hòa và sự cạnh tranh ngày càng
gay gắt, chiến lược giá sẽ đóng vai trò hết sức quan trọng. Công ty nên có những biện
pháp giảm chi phí đầu vào. Nhóm được biết, một số sản phẩm máy giặt của LG do Thái
Lan sản xuất đang tiêu thụ tại Việt Nam . Do đó, LG có thể đưa công nghệ về Việt Nam,
tận dụng chi phí nhân công thấp để giảm giá thành nhằm gia tăng lợi nhuận và làm tiền đề
cho chiến lược giảm giá khi cần thiết.
Mặt hàng thế mạnh của LG là máy giặt cửa trước có sấy đang bị sụt giảm thị phần
và đang dần bị Electrolux lấn át. LG cần có những cải tiến về tính năng, thiết kế bắt mắt
để thể hiện sự vượt trội, giành lại thị phần và biến máy giặt của trước có sấy thành sản
phẩm mũi nhọn.
Tóm lại, thị trường luôn vận động và thay đổi không ngừng, LG cần có sự nắm bắt
tốt mọi thông tin, vận dụng linh hoạt và sáng tạo vào các chiến lược kinh doanh nhằm đạt

đến hiệu quả mong muốn.
GVHD: TS. Hay Sinh Page 21

×