Tải bản đầy đủ (.ppt) (23 trang)

TIỂU LUẬN MÔN PHÁT TRIỂN và THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH : VẤN ĐỀ MẠI DÂM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.29 KB, 23 trang )

MÔN PHÁT TRIỂN VÀ THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
NGƯỜI THỰC HIỆN: HOÀNG THỊ HẢI YẾN
LỚP CAO HỌC CTXH - 2
CẤU TRÚC BÀI LUẬN
MỞ ĐẦU

Mại dâm đã tồn tại và phát triển vào khoảng 3000 năm
trước công nguyên. Cùng với tệ nạn ma tuý, tệ nạn mại
dâm đang ngày càng gia tăng ở tất cả các quốc gia và trở
thành một vấn đền xã hội nhức nhối, trong đó có Việt
Nam. Vậy mại dâm là gì? Thực trạng mại dâm diễn ra
như thế nào? Nguyên nhân tồn tại ra sao? Những giải
pháp quan trọng trong quá trình phòng chống tệ nạn mại
dâm là gì? Từ góc nhìn của Công tác xã hội có cần thiết
phải xây dựng các Trung tâm Công tác xã hội để giáo
dục người bán dâm thay đổi nhận thức và hành vi cho
phù hợp không?
NỘI DUNG

Khái niệm mại dâm

Khái quát thực trạng mại dâm

Nguyên nhân tồn tại thực trạng mại dâm

Hệ thống pháp luật có lien quan

Những giải pháp chung nhằm phòng ngừa, hạn chế tệ
nạn mại dâm


Giải pháp xây dựng Trung tâm Công tác xã hội
KHÁI NIỆM MẠI DÂM

Mại dâm là gì? Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái niệm
này.

Theo tiếng Latinh, mại dâm là “prostituere” có nghĩa là “bầy ra
để bán”, chỉ việc bán thân một cách tuỳ tiện, không thích thú.

Còn theo từ điển tiếng việt (1977): mại dâm là chỉ những người
trong xã hội cũ phải bán thân mình cho khách làng chơi.

Theo Pháp lệnh phòng chống mại dâm: mại dâm bao gồm hành
vi bán dâm (là hành vi giao cấu của một người với người khác để
được trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác) và hành vi mua dâm
(hành vi của người dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trả cho
người bán dâm để được giao cấu).
KHÁI NIỆM MẠI DÂM

Như vậy có thể quan niệm: “Mại dâm là những
hành vi nhằm trao đổi quan hệ tình dục, có tính
chất mua bán trên cơ sở một giá trị vật chất hoặc
tinh thần nhất định ngoài hôn nhân”. Mại dâm là sự
cho phép tiếp xúc tình dục có thu tiền hoặc các
hình thức vật chất khác. Mại dâm bao gồm hành vi
mua dâm và bán dâm.
THỰC TRẠNG TỆ NẠN MẠI DÂM

Trước đây hoạt động mại dâm được thực hiện công
khai, lộ liễu và mang tính ồ ạt đặc biệt ở các trung

tâm thành phố lớn và các đô thị sầm uất. Hình thức
mại dâm chủ yếu là nữ bán dâm, nam mua dâm. Đối
tượng nữ bán dâm ngày càng trẻ hóa và đối tượng
nam mua dâm cũng ở mọi trình độ, độ tuổi, nghề
nghiệp khác nhau…

Trước thực trạng đó các cơ quan chức năng đã vào cuộc
và kết quả là trong giai đoạn 2006 – 2010, lực lượng công
an các cấp đã truy quét, triệt phá 6.109 vụ mại dâm, với
19.443 đối tượng (gồm 4.113 chủ chứa, môi giới; 9.067
gái bán dâm; 6.263 khách mua dâm). Viện Kiểm sát nhân
dân các cấp đã khởi tố 3.455 với 4.585 bị can về mại dâm.
Tòa án nhân dân các cấp đã thụ lý 3.884 vụ với 5.345 bị
cáo phạm các tội về mại dâm để xét xử theo thủ tục sơ
thẩm; đã xét xử 3.542 vụ với 4.866 bị cáo. Bên cạnh việc
xử lý các bị cáo là chủ chứa, môi giới mại dâm, thời gian
qua Tòa án các cấp đã xét xử 114 vụ án với 178 bị cáo
phạm tội mua dâm người chưa thành niên
()


THỰC TRẠNG TỆ NẠN MẠI DÂM

Tuy nhiên hoạt động mại dâm lại đi vào thực hiện kín đáo, tinh
vi hơn, tổ chức nhỏ nhưng ở diện rộng lan tất cả các khu vực
trên địa bàn cả nước.

Hoạt động của bọn tội phạm về mại dâm không chỉ xảy ra ở
khu vực thành thị và các khu du lịch nghỉ mát mà còn xảy ra ở
vùng nông thôn và miền núi.


Xuất hiện một số đối tượng là người nước ngoài lợi dụng những
kẽ hở về mặt quản lý nhà nước đối với các cơ sở kinh doanh
dịch vụ, hùn vốn thành lập các công ty, nhà hàng, khách sạn,
karaoke, vũ trường phục vụ cho người nước ngoài ở các khu
chế xuất, khu công nghiệp nhưng thực chất là tổ chức hoạt động
mại dâm.

Hoạt động mại dâm qua Internet, điện thoại di động để nhắn tin
mời chào, quảng cáo, thỏa thuận, hẹn địa điểm mua bán dâm
đang lan rộng ở nhiều nơi…
THỰC TRẠNG TỆ NẠN MẠI DÂM
NGUYÊN NHÂN

Một số nguyên nhân khiến nạn mại dâm vẫn tồn tại như
một thách thức hiện nay là: do bản thân đối tượng bán
dâm nhận thức còn hạn chế nên nhẹ dạ, cả tin, lười lao
động, tâm lý thích hưởng thụ lại thêm lợi nhuận thu được
từ công việc này cũng không nhỏ. Bên cạnh đó, công tác
phòng chống mại dâm còn hạn chế như đội ngũ cán bộ
chuyên trách về phòng chống mại dâm ở các cấp, cơ sở
còn thiếu, kiêm nhiệm nhiều việc. Kinh phí cho hoạt động
ở một số địa phương thấp. Pháp luật về phòng chống mại
dâm trong quá trình thực hiện còn nhiều kẽ hở nên dễ bị
các đối tượng lợi dụng và biến tướng…
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CÓ LIÊN QUAN
PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN MẠI DÂM

PHÁP LỆNH PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN MẠI DÂM SỐ
10/2003/PL-UBTVQH11


NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 178/2004/NĐ-CP
NGÀY 15 THÁNG 10 NĂM 2004 QUY ĐỊNH CHI TIẾT
THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA PHÁP LỆNH PHÒNG,
CHỐNG MẠI DÂM

QUYẾT ĐỊNH SỐ 679/QĐ-TTG PHÊ DUYỆT CHƯƠNG
TRÌNH HÀNH ĐỘNG PHÒNG CHỐNG MẠI DÂM GIAI
ĐOẠN 2011 – 2015

NGOÀI RA CÒN MỘT SỐ VĂN BẢN CÓ LIÊN QUAN
KHÁC
GIẢI PHÁP

Truyền thông nhằm thay đổi nhận thức và hành vi
của cả đối tượng mua dâm và bán dâm vì thực tế
rằng có cung mới cầu và ngược lại. Bên cạnh đó
cộng đồng cũng cần có cái nhìn đúng đắn về vấn đề
này để tránh thái độ và hành vi kỳ thị, phân biệt đối
xử đối với phụ nữ từng hành nghề mại dâm muốn
hòa nhập cộng đồng.

Triển khai mạng lưới cung ứng các dịch vụ y tế,
chăm sóc sức khỏe kịp thời cho phụ nữ đã từng hành
nghề mại dâm. Bên cạnh đó cũng rất cần các chương
trình, dịch vụ hỗ trợ việc làm, nơi ăn, chỗ ở cho họ
bởi sự nghèo khó về kinh tế hoặc không có việc làm
cũng chính là một trong số những nguyên nhân khiến
một số phụ nữ phải bán dâm để đảm bảo cuộc sống
của bản thân và gia đình.


Xây dựng các mô hình hoạt động bao gồm mô hình
phòng ngừa; mô hình hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng
cho người bán dâm; nhóm mô hình giáo dục nhằm
nâng cao nhận thức về ma túy, mại dâm và
HIV/AIDS. Những mô hình này góp phần đáng kể
vào công tác phòng, chống mại dâm; giữ vững địa
bàn không phát sinh tệ nạn mại dâm. Tái hoà nhập
cộng đồng cho người bán dâm là nhiệm vụ cấp bách
và cần thiết, góp phần giảm đáng kể tệ nạn xã hội,
giúp phụ nữ bán dâm có cơ hội hoàn lương.
LÝ DO CẦN THÀNH LẬP CÁC TRUNG
TÂM CTXH

Những trung tâm này khi được xây dựng sẽ có một
đội ngũ những nhân viên xã hội chuyên nghiệp. Họ là
những người đã được đào tạo một cách cơ bản về
Công tác xã hội; họ có kiến thức, kỹ năng và kinh
nghiệm trong quá trình trợ giúp đối tượng đặc biệt là
nhóm phụ nữ yếu thế. Chính vì thế phụ nữ đã từng
bán dâm sẽ nhận được sự trợ giúp chuyên nghiệp khi
các trung tâm Công tác xã hội này được triển khai
xây dựng.

Khi các trung tâm này được xây dựng trước hết sẽ
đảm bảo cho phụ nữ đã từng hành nghề mại dâm có
chỗ ăn ở ổn định và được đảm bảo an toàn. Điều này
là rất quan trọng vì trên thực tế có nhiều phụ nữ muốn
bỏ nghề, muốn hòa nhập cộng đồng nhưng gia đình
không còn chấp nhận họ, họ không có nơi ăn chỗ ở,

bên cạnh đó họ còn bị những đối tượng quản lý trước
đây đe dọa về tính mạng. Chính vì vậy khi vào các
trung tâm Công tác xã hội họ sẽ được đảm bảo an toàn
cả về vật chất và tinh thần.

Ngoài ra họ còn được hỗ trợ về mặt tâm lý, tinh
thần. Họ được quan tâm, được chia sẻ, được lắng
nghe, được nói lên những nhu cầu, mong muốn của
chính mình mà bình thường họ không dám thổ lộ vì
sự kỳ thị, phân biệt đối xử của mọi người. Bên cạnh
đó họ còn được cung ứng các dịch vụ chăm sóc sức
khỏe và y tế kịp thời. Điều này là rất cần thiết vì
hậu quả của mại dâm đối với sức khỏe của người
phụ nữ là rất nghiêm trọng.

Công tác xã hội còn có vai trò quan trọng trong
việc huy động, điều phối, kết nối nguồn lực trong
quá trình trợ giúp đối tượng. Đó là nguồn lực gia
đình, bạn bè, nhà trường, các tổ chức chính quyền
đoàn thể…Đây là những nguồn lực cần thiết trong
quá trình trợ giúp thân chủ bởi lẽ gia đình và cộng
đồng sẽ là động lực không thể thiếu để giúp phụ nữ
đã từng hành nghề mại dâm tái hòa nhập cộng đồng
một cách bền vững

Các trung tâm Công tác xã hội không chỉ hỗ trợ chỗ ăn ở,
đảm bảo an toàn, hỗ trợ tâm lý, cung cấp các chương trình
dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ đã từng hành nghề
mại dâm mà còn giáo dục họ để giúp họ thay đổi nhận thức
về vấn đề này từ đó có những hành vi đúng đắn. Phương

pháp giáo dục này sẽ được các nhân viên xã hội tiến hành
trợ giúp cá nhân hay thành lập các nhóm để hoạt động.
Thông qua quá trình làm việc cá nhân và làm việc nhóm đó
sẽ giúp phụ nữ nhận thức đúng đắn về vấn đề mại dâm, hậu
quả của mại dâm từ đó có những hành động đúng đắn để
bảo vệ chính bản thân mình, bảo vệ hạnh phúc gia đình, duy
trì đạo đức xã hội.

Ngoài ra các trung tâm này còn đảm bảo tính pháp
lý cho những phụ nữ đã từng hành nghề mại dâm
tức là giúp họ được nói lên mong muốn, nguyện
vọng của mình; bảo vệ quyền lợi chính đáng của họ
vì trên thực tế lỗi không phải chỉ do đối tượng bán
dâm mà còn do nhu cầu và nhận thức của đối tượng
mua dâm và nhiều nguyên nhân khách quan khác.
KẾT LUẬN

Vì những lý do trên nên cần thiết phải xây dựng các trung
tâm Công tác xã hôi dành cho đối tượng phụ nữ đã từng
hành nghề mại dâm noi riêng và các nhóm yếu thế khác
trong cộng đồng nói chung. Muốn làm được điều này cân
thiết phải có sự chỉ đạo đúng hướng của các ban ngành
đoàn thể có liên quan; có sự quan tâm, đầu tư từ phía
chính quyền địa phương để xây dựng cơ sở; có nguồn lực
cơ sở hạ tầng vật chất đẩy đủ; phải đào tạo được đội ngũ
nhân viên xã hội chuyên nghiệp; và điều quan trọng là cần
có sự chung tay cuat cả cộng đồng để hỗ trợ những phụ
nữ yếu thế. Có như thế thì hậu quả của vấn đề mại dâm sẽ
được hạn chế và giải quyết kịp thời, đúng đắn.


Bên cạnh việc xây dựng các trung tâm Công tác xã
hội dành cho nhóm đối tượng là phụ nữ đã từng
hành nghề mại dâm cũng cần phải phối kết hợp
đồng bộ với những biện pháp khác như giải pháp
về công tác tuyên truyền, giải pháp về việc thực thi
pháp luật, giải pháp về việc hợp tác quốc tế trong
việc phòng chống tệ nạn mại dâm Có như thế thì
hiệu quả đạt được trong công tác phòng chống mại
dâm mới đồng bộ và bền vững.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Pháp lệnh số 10/2003/PL-UBTVQH11 về Phòng
chống mại dâm

Nghị định số 178/2004/NĐ-CP của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh
Phòng chống mại dâm

Quyết định số 679/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
Phủ phê duyệt Chương trình hành động phòng
chống mại dâm giai đoạn 2011- 2015


×