Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

SỰ THẤT BẠI CỦA DỰ ÁN ĐƯỜNG CAO TỐC HCM TRUNG LƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (429.93 KB, 7 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG TP. HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
QUẢN TRỊ DỰ ÁN

Đề Tài:
SỰ THẤT BẠI CỦA DỰ ÁN CAO TỐC
TP.HCM- TRUNG LƯƠNG


THÀNH VIÊN NHÓM 7:
Mai Huỳnh Minh Triển
Nguyễn Thuỳ Trang
Trần Thị Ngọc Mai
Nguyễn Ngọc Huyền
Nguyễn Văn Đoan
Lê Văn Cál
1
MỤC LỤC
I. Mục đích của dự án……………………………………… 3
II. Dự án……………………………………………………….4
1. Mô tả dự án……………………………………………….4
2. Chủ Đầu tư……………………………………………….5
3. Tiến độ triển khai……………………………………… 5
III. Sự thất bại dự án………………………………………….5
1. Nguyên nhân thứ nhất: Sự cố cầu chợ đệm……………………5
2. Nguyên nhân thứ hai:Thiếu vốn đầu tư………………… 6
3. Nguyên nhân thứ ba: Công tác giải phóng mặt bằng và kỹ thuật thiết kế
IV. Nguyên nhân thất bại của dự án…………………………6
V. Bài học kinh nghiệm………………………………………7
2


I,Mục đích của dư án
Dự án đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Cấn Thơ gồm có 2 tiểu dự án
nhỏ: Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương và Trung Lương - Cần Thơ.
Dự án trọng điểm, một phần của đường cao tốc TP HCM - Cần Thơ, thuộc hệ
thống đường cao tốc Bắc Nam, với tốc độ xe lên đến 120 km//h đã chính thức
được khởi công hôm nay 16 tháng 12 năm 2004.
Thủ tướng Phan Văn Khải đã phát lệnh khởi công xạy dựng tuyến đường cao tốc
đầu tiên của miền Nam từ TP.HCM – Trung Lương.
Toàn bộ dự án đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận sẽ đi qua địa phận tỉnh
Tiền Giang.
3
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát
biểu trong lễ khởi công đường cao tốc
sáng nay. Ảnh: P.T.
"Đường cao tốc khi đưa vào sử dụng sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của
khu vực. Việc thi công phải được hoàn thành đúng thời hạn, đảm bảo xây dựng
đường cao tốc theo đúng tiêu chuẩn", Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu
trong lễ khởi công ngày 29 tháng 11 năm 2009.
II.Dư án
1. Mô tả dự án: Dự án gồm hai phần sau:

*Đầu tư mua quyền thu phí đoạn TP. HCM – Trung Lương:
Phạm vi:
- Điểm đầu tuyến: Tiếp nối Quốc lộ 1A tại hai vị trí Tân Tạo thuộc quận Bình Tân
(Km 1910+073-QL1A) và Bình Thuận (giao QL1A và đường Nguyễn Văn Linh).
- Điểm cuối tuyến: Thuộc khu vực thị trấn Thân Cửu Nghĩa huyện Châu Thành -
Tiền Giang (Km49+804 - tuyến cao tốc)
- Hướng tuyến: nằm bên phải quốc lộ 1, cách quốc lộ 1 từ 2.5 đến 4Km.
- Chiều dài: 39,8km
- Tổng mức vốn: 10.000 tỷ đồng

-Thời gian khai thác: Dự kiến cuối năm 2008
- Hình thức đầu tư: Công ty cổ phần sẽ mua quyền thu phí đoạn TP.HCM – Trung
Lương.
* Đầu tư xây dựng, quản lý và khai thác đoạn Trung Lương - Cần Thơ
Phạm vi:
- Điểm đầu tuyến: Tiếp nối cao tốc TP. HCM – Trung Lương tại nút giao Thân
Cửu Nghĩa.
- Điểm cuối tuyến: Tiếp nối QL1A tại Km2061+850 (tiếp nối dự án Cầu Cần Thơ)
4
- Hướng tuyến: nằm bên phải QL1, cách quốc lộ 1 từ 2,5-4Km.
- Chiều dài tuyến: 81.96km
- Tổng mức đầu tư dự kiến: khoảng 17.600 tỷ đồng
- Thời gian xây dựng: 2008-2012
- Hình thức đầu tư: theo hình thức BOT
2. Chủ Đầu tư:
Là liên doanh giữa IDICO với các Tập đoàn kinh tế mạnh trong nước là: Ngân
hàng Đầu tư phát triển Việt Nam (BIDV); Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt
Nam (VNPT); Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (VPN); Tập đoàn Than
khoáng sản Việt Nam (TKV); Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam
(VINASHIN).
3. Tiến độ triển khai:
- Quý II/2008: khởi công đoạn Trung Lương - Cần Thơ
- Quý IV/2008: Tiếp nhận bàn giao quyền thu phí đoạn TP. Hồ Chí Minh - Trung
Lương
- Năm 2012: Khai thông tuyến đường Trung Lương - Cần Thơ.
III.Sự thất bại của đường cao tốc Tp.HCM –Trung lương:
TPCN - Ngày 24/11, ông Dương Tuấn Minh-TGĐ Ban quản lý dự án Mỹ Thuận
(Bộ GT-VT) cho biết: Việc cấp vốn cho Dự án đường ô tô cao tốc TPHCM-Trung
Lương không đúng cả khối lượng lẫn tiến độ.
Về khối lượng, đến nay tổng giá trị đã thực hiện khoảng 3.500 tỷ đồng nhưng còn

nợ 2.360 tỷ đồng. Trong đó, nợ giải phóng mặt bằng 150 tỷ đồng, nợ xây lắp 650
tỷ đồng, nợ ứng hợp đồng 1.560 tỷ đồng.
Riêng năm 2006, kế hoạch vốn cho Dự án là 1.300 tỷ đồng nhưng đến cuối tháng
11 mới được cấp 550 tỷ đồng. Tình hình “đói vốn” khiến các nhà thầu không tập
trung đẩy nhanh tiến độ thi công.
Dự án này có tổng mức đầu tư ban đầu 6.555 tỷ đồng, nay đang đề nghị điều
chỉnh lên 9.596 tỷ đồng (tăng 46,39% tổng mức ban đầu).
IV.Nguyên nhân chậm tiến độ đường cao tốc TPHCM - Trung
Lương :
Nguyên nhân thứ nhất: Sự cố cầu chợ đệm
5
15h23 chiều nay, nhịp cầu đang thi công trên tuyến cao tốc TPHCM - Trung
Lương, thuộc khu vực cầu Chợ Đệm (thị trấn Tân Túc, Bình Chánh) bất ngờ gãy
làm đôi, khiến ít nhất 2 công nhân trọng thương. Hiện, lực lượng cứu hộ đang mò
tìm những nạn nhân khác dưới sông.
Tại hiện trường, ông Trịnh Nam Sơn, Phó giám đốc Ban điều hành dự án Công ty
cổ phần cầu 11 Thăng Long (đơn vị thi công cầu) cho hay, sự việc xảy ra lúc
15h23 tại dầm nhịp số 9.

Công nhân đã lắp đặt được 6 dầm hoàn chỉnh, khi đang đặt dầm số 9 vào vị trí thì
dầm bị lắc, rồi gãy đôi, va đập làm dầm số 10 bị nghiêng. Đoạn dầm gãy dài
42m, nặng 70 tấn.
Nguyên nhân thứ hai:Thiếu vốn đầu tư
Sau sự cố cầu Chợ Đệm, dự án đường cao tốc TPHCM - Trung Lương tiếp tục thu
hút sự chú ý bởi những câu chuyện xung quanh việc thi công. Được khởi công
cuối năm 2004, với tổng chiều dài 61,9km, theo đúng kế hoạch ban đầu sẽ hoàn
thành cuối năm 2007 với tổng vốn đầu tư 6.555 tỷ đồng; đến nay, dự án đã tăng
lên 9.884 tỷ đồng và thời gian dự kiến hoàn thành kéo dài thêm hai năm. Tuy
nhiên chưa chắc tiến độ này được đảm bảo…
Công trình đường cao tốc TPHCM - Trung Lương đã thi công đạt khoảng 80%

khối lượng, nhưng đang đứng trước tình thế không còn vốn để tiếp tục thi công.
Hai tháng đầu năm 2009, khối lượng thi công được nghiệm thu công bố là 400 tỷ
đồng, nhưng đến nay vẫn chưa được thanh toán do không có vốn. Được biết, ngân
sách đã ứng khoảng 6.555 tỷ đồng, còn thiếu đến 3.329 tỷ đồng!
Nguyên nhân thứ ba: Công tác giải phóng mặt bằng và kỹ thuật thiết kế
6
Đầu tiên là nút giao giữa đường Nguyễn Hữu Trí với cầu chợ Đệm. Theo quyết
định của Bộ GTVT về phê duyệt thiết kế kỹ thuật cầu chợ Đệm trên tuyến nối Tân
Tạo - Chợ Đệm, mặt bằng các bệ trụ T11, T12 cầu chợ Đệm bị xoay so với thỏa
thuận ban đầu và phương ngang cầu của các bệ trụ này vuông góc với phương dọc
cầu, làm giao cắt vào phần đường Nguyễn Hữu Trí. Ngoài ra, do hồ sơ thiết kế kỹ
thuật không đạt yêu cầu, ngoài việc bị ảnh hưởng về mặt bằng tại 2 trụ trên thì tĩnh
không (phương thẳng đứng) của đường Nguyễn Hữu Trí cũng bị vi phạm.
Theo thiết kế, nút giao giữa đường Bông Văn Dĩa với tuyến nối Tân Tạo - Chợ
Đệm sau khi hoàn thành sẽ là hầm chui với quy mô: chiều rộng B = 4m, chiều cao
H = 3,2m. Theo ý kiến của UBND huyện Bình Chánh, cao độ đáy hầm thực tế là +
0,73m, sẽ bị ngập nước khi bị triều cường hoặc trời mưa; cao độ quy hoạch chung
của huyện tại khu vực đường này là 1,7m - 1,8m, dẫn đến tĩnh không còn lại
khoảng 2,2m không bảo đảm yêu cầu.
Còn nút giao thông giữa đường Trương Văn Đa với cầu Rạch Tam, sau khi xây
dựng hoàn thành sẽ là đường tránh chui dưới cầu Rạch Tam giữa trụ T11, T13 với
quy mô chiều rộng mặt đường 5m, cao độ mặt đường tại vị trí chui qua cầu là
+1,34m, tĩnh không 2,6m. Quy mô nút giao như vậy chỉ phù hợp cho xe thô sơ
V.Bài học kinh nghiệm:
- Công tác giải phóng và bàn giao mặt bằng của dự án nên giải quyết tốt khi thực
hiện dự án.
- Phải dự tính được chi phí phát sinh có thể bù đắp trong quá trình thực hiện dự án
7

×