Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

phân tích báo cáo tài chính công ty cp nhựa bình minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 83 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA
SEN
KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI
NGÀNH: KẾ TOÁN
ĐỀ ÁN:
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CỦA CÔNG TY CP NHỰA BÌNH MINH
GIẢNG VIÊN : NGUYỄN THANH NAM
SINH VIÊN THỰC HIỆN:
• Doãn Thùy An_090772
• Dương Hồng Hạnh_090598
• Nguyễn Thị Thùy Đông_093334
• Võ Thị Thanh Hằng_070537

Tp.HCM, ngày 19 tháng 12 năm 2012
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA
SEN
KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI
NGÀNH: KẾ TOÁN
ĐỀ ÁN:
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CÔNG TY CP NHỰA BÌNH MINH
GIẢNG VIÊN : NGUYỄN THANH NAM
SINH VIÊN THỰC HIỆN:
• Doãn Thùy An_090772
• Dương Hồng Hạnh_090598
• Nguyễn Thị Thùy Đông_093334
• Võ Thị Thanh Hằng_070537
Ngày nộp đề án:
Người nhận đề án (ký và ghi rõ họ tên):
Đại Học Hoa Sen


KT0911

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________

___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
i
Đại Học Hoa Sen
KT0911
TRÍCH YẾU
Việt Nam từ khi tham gia vào tổ chức kinh tế thế giới WTO thì đã được nhiều
nhà đầu tư để ý và đầu tư nhiều vào. Hiện nay, cả thế giới đều bị ảnh hưởng của sự
lạm phát kinh tế cao, Việt Nam cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng khá nhiều nhưng
lại được nhiều nước đánh giá tiềm lực phát triển vẫn còn cao, năng động và tích cự
tiếp thu các thành tựu tiên tiến.
Hiện nay các công ty đi lên theo hướng cổ phần hóa ngày càng nhiều và đa số
đều có phần góp vốn của các doanh nghiệp nước ngoài. Điều đó càng làm cho các
công ty cổ phần có điều kiện kinh doanh lâu dài về mặt được hỗ trợ vốn và được nhiều
nhà đầu tư trong nước tin tưởng hơn. Tuy nhiên, không phải ngẫu nhiên mà một nhà
đầu tư nào cũng chọn đại một công ty để đầu tư vào mà không quan tâm rằng tiền của
mình có sinh lời không. Quá trình lựa chọn một công ty đáng tin và hoạt động tốt như
thế nào là điều bất cứ nhà đầu tư nào cũng quan tâm.
Vì vậy, qua cuốn báo cáo này, thông qua đề tài “Phân tích báo cáo tài chính của
công ty cổ phần Nhựa Bình Minh”, nhóm chúng tôi mong muốn có thể mang lại kiến
thức rõ ràng về việc lựa chọn một doanh nghiệp, một công ty để đầu tư.
ii
Đại Học Hoa Sen
KT0911
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên nhóm chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Nguyễn Thanh

Nam- Giảng viên hướng dẫn nhóm chúng tôi làm Đề án “Phân tích báo cáo tài chính”, thầy
rất nhiệt tình hướng dẫn nhóm chúng tôi thực hiện đề án và hoàn thiện cuốn báo cáo này
đúng thời hạn, nhóm chúng tôi xin cảm ơn thầy rất nhiều.
Tiếp theo nhóm chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong Khoa Kinh tế
thương mại đã truyền đạt cho chúng tôi kiến thức hữu ích để giúp nhóm chúng tôi có thể
hoàn thành cuốn báo cáo này.
Cuối cùng cảm ơn các thành viên trong nhóm đã cùng nhau cố gắng và nhiệt tình
giúp đỡ hỗ trợ đoàn kết với nhau cùng hoàn thành cuốn báo cáo này.
iii
Đại Học Hoa Sen
KT0911
MỤC LỤC
i
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN i
TRÍCH YẾU ii
DANH MỤC HÌNH ẢNH v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi
NHẬP ĐỀ 1
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BÌNH MINH 3
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY NHỰA BÌNH
MINH 23
CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH 28

iv
Đại Học Hoa Sen
KT0911
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Công ty cổ phần nhựa Bình Minh 3
Hình 2: Cơ cấu tổ chức nhân sự của công ty cổ phần nhựa Bình Minh 6
Hình 3: Biểu đồ tình hình tăng vốn điều lệ công ty cổ phần nhưạ Bình Minh 7

Hình 4: Phục tùng uPVC 8
Hình 5: Keo dán sản phẩm uPVC 8
Hình 6: Bình xịt & mũ bảo hộ lao động 9
Hình 7: Sản lượng nhựa sản xuất trong nước _Nguồn: Hiệp hội Nhựa Việt Nam 14
Hình 8: Kim ngạch xuất khẩu Nhựa Việt Nam- Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam
15
Hình 9: Kim gạch và sản lượng nguyên liệu nhựa nhập khẩu- Nguồn: Tổng cục Hải
quan Việt Nam 16
Hình 10: Thị phần nhựa của Việt Nam (theo sản lượng)- Nguồn: Bộ Công Thương 17
Hình 11: PE và EV/EBITDA các ngành- Nguồn: Stoxplus (ngày 04/05/2011) 20
Hình 12: PE ngành nhựa của Việt Nam so với các nước trong khu vực- Nguồn:
Bloomberg (ngày 17/03/2011) 20
v
Đại Học Hoa Sen
KT0911
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DN = doanh nghiệp
TSNH = tài sản ngắn hạn
TSDN = tài sản dài hạn
TSCD = tài sản cố định
TNDN = thu nhập doanh nghiêp
HTK = hàng tồn kho
VCSH = vốn chủ sở hữu
vi
Đại Học Hoa Sen
KT0911
NHẬP ĐỀ
Với tình hình lạm phát cao do nền kinh tế chung của thế giới và suy thoái của của
nước Mỹ hiện nay đều gây ảnh hưởng không nhỏ đến các nước khác. Việt Nam cũng
không là một ngoại lệ. Tình hình lạm phát cũng kéo theo giá cả vật chất tăng đáng kể

làm cho nhiều doanh nghiệp đã đóng cửa, số còn lại tình hình hoạt động kinh doanh
không hiệu quả cao. Điều này làm cho việc đánh giá hoạt động kinh doanh của một
doanh nghiệp là rất quan trọng để nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định đúng đắn.
Để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài cũng như trong nước để có vốn hoạt động
lâu dài cũng như chứng tỏ được vị trí của doanh nghiệp trên thương trường thì các
doanh nghiệp càng cố gắng hoạt động tốt hơn hoặc không tránh khỏi đưa ra những con
số ảo, không có thực trên Báo cáo tài chính làm nhiều nhà đầu tư rối thông tin, không
có được thông tin chính xác.
Với mục tiêu cao nhất có thể giúp cho các nhà đầu tư hiểu lựa chọn một doanh
nghiệp hoạt động tốt thông qua những tiêu chuẩn, định hướng đúng đắn để đầu tư,
nhóm chúng tôi đã làm nên cuốn báo cáo này. Với mục tiêu đó chúng tôi chọn ra một
công ty mẫu là công ty cổ phần nhựa Bình Minh để làm ví dụ và dưa trên đó để phân
tích. Những mục tiêu nhỏ khác chúng tôi đề ra để có thể đạt được mục tiêu trên đó là:
 Mục tiêu 1: Thông qua phân tích đánh giá tình hình tài chính của công ty nhóm
chúng tôi mong muốn giúp được các nhà đầu tư có thêm thông tin để quyết
định đầu tư.
 Mục tiêu 2: Trong bối cảnh kinh tế đang khó khăn nên tình hình kinh doanh
của doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn vì vậy nhóm chúng tôi mong muốn
đề án này các ngân hàng có thêm thông tin để tạo điều kiện cấp tín dụng cho
doanh nghiệp.
1
Đại Học Hoa Sen
KT0911
 Sau đây là bảng phân công công việc trong nhóm:
Họ và tên MSSV Công việc
Doãn Thùy An 090772
Phân tích số tuyệt đối, số tương đối,
đánh giá vi mô, vĩ mô.
Tính chỉ số cơ bản: 5 nhóm, 4 cân đối,
Phân tích SWOT, Tổng hợp làm báo

cáo.
Dương Hồng Hạnh 090598
Phân tích ngành và khả năng cạnh
tranh với đối thủ, Mục tiêu và dự
báo về tài chính ( dự báo tương lai)
Nhận xét chung, tổng hợp làm báo
cáo.
Võ Thị Thanh Hằng 070537
Giới thiệu tình hình công ty và chế
độ kế toán, đánh giá điều kiện vi
mô, vĩ mô, phân tích SWOT, phân
tích các mô hình tăng trưởng.
Nguyễn Thị Thùy Đông 093334
Tính các chỉ số cơ bản: 5 nhóm, 4
cân đối, đánh giá tín nhiệm công ty
3 năm, phân tích dupont, nhận xét
chung,kết luận, tổng hợp làm báo
cáo
2
Đại Học Hoa Sen
KT0911
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA
BÌNH MINH
Tên công ty: Công ty cổ phần nhựa Bình Minh
Tên viết tắt: BMPLASCO
Tên quốc tế: BINHMINH PLASTICS JOINT STOCK COMPANY
Nhóm ngành: Vật liệu xây dựng tổng hợp
Mã chứng khoán: BMP
Trụ sở chính: 240 Hậu Giang_Phường 9_Quận 6_Hồ Chí Minh
Vốn điều lệ: 349.835.520.00 VNĐ

KL CP đang niêm yết: 34,983,552 cp
KL CP đang lưu hành: 34,876,372 cp
Tổ chức tư vấn niêm yết: Công ty Cổ phần Chứng Khoán Bảo Việt (MCK: BVS)
Tổ chức kiểm toán: Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính kế toán và kiểm
toán Nam Việt - 2010
Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính kế toán và kiểm
toán Nam Việt – 2011
Hình 1: Công ty cổ phần nhựa Bình Minh
3
Đại Học Hoa Sen
KT0911
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty:
Năm 1977, Công ty Ống nhựa hóa học Việt Nam (Kepivi) và Công ty nhựa Kiều
Tinh được sáp nhập lấy tên là Nhà máy Công tư hợp doanh Nhựa Bình Minh trực
thuộc Tổng công ty Công nghệ phẩm - Bộ Công nghiệp nhẹ. Sản phẩm chủ yếu trong
giai đoạn này là các sản phẩm gia dụng kế thừa từ đơn vị cũ.
1.1 Giai đoạn 1980 - 1989: Định hướng phát triển
 Đầu thập niên 80, trong bối cảnh kinh tế đất nước bị cấm vận, Nhà máy sản
xuất cầm chừng từ nguồn nguyên liệu tồn kho từ trước ngày giải phóng, Ban
Lãnh đạo đã tập trung sản xuất sản phẩm nhựa kỹ thuật đáp ứng cho nhu cầu
thiết yếu của xã hội với chi phí thấp nhất. Các sản phẩm như dây truyền dịch,
bộ điều kinh Karman cho y tế, phụ tùng nhựa cho ngành dệt, bình xịt phục vụ
nông nghiệp, nón bảo hộ lao động cho công nhân hầm mỏ đã ra đời trong giai
đoạn này.
 Năm 1986 đánh dấu bước chuyển mình lịch sử của Xí nghiệp khoa học sản
xuất Nhựa Bình Minh. Bằng hợp đồng gia công ống nhựa cho Unicef phục vụ
chương trình nước sạch nông thôn, lần đầu tiên ống nhựa sản xuất tại Việt
Nam thay thế ống nhập khẩu ra đời, chi phí gia công được khách hàng trả
bằng nguyên liệu đã tạo tiền đề cho ngành ống nhựaViệt Nam phát triển.
1.2 Giai đoạn 1990-1999: Đầu tư khoa học kỹ thuật-Định hướng sản

xuất
 Công ty Nhựa Bình Minh đã chuyển đổi hoàn toàn từ một nhà máy chuyên
sản xuất hàng gia dụng sang sản xuất nhựa công nghiệp, chủ yếu là ống nhựa
theo tiêu chuẩn quốc tế. Công ty tập trung đầu tư máy móc thiết bị hiện đại trở
thành đơn vị đầu tiên ứng dụng công nghệ Dry-Blend sản xuất ống nhựa
đường kính đến 400mm - lớn nhất Việt Nam.
4
Đại Học Hoa Sen
KT0911
 Đầu tư mở rộng mặt bằng Nhà máy tại TP.HCM, đầu tư mới Nhà máy 2 với
tổng diện tích 20.000m2 tại khu Công nghiệp Sóng Thần 1, tỉnh Bình Dương,
trang bị hoàn toàn máy móc hiện đại của các nước Châu Âu.
 Thương hiệu Nhựa Bình Minh được đăng ký bảo hộ độc quyền, khởi đầu cho
việc xây dựng và phát triển thương hiệu.
1.3 Giai đoạn 2000 đến nay: Đổi mới để phát triển toàn diện
 Xác định tầm quan trọng của công tác quản lý chất lượng, năm 2000 Công ty
đã đưa vào áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002-
1994, đến nay đã được chuyển đổi sang phiên bản ISO 9001-2008.
 Ngày 02/01/2004, Công ty Nhựa Bình Minh chính thức hoạt động với tên
giao dịch là Bình Minh Plastics Joint-Stock Company, viết tắt là
BMPLASCO.
 Ngày 11/7/2006, cổ phiếu của Công ty chính thức giao dịch trên Thị trường
chứng khoán Việt Nam với mã chứng khoán BMP.
 Với chủ trương “Đổi mới để phát triển”, Công ty đã liên tục đầu tư máy móc
thiết bị hiện đại bằng nguồn vốn tự có để nâng cao chất lượng và đa dạng hóa
sản phẩm. Những sản phẩm ống có đường kính lớn nhất Việt Nam hiện nay
như ống uPVC 630mm, ống HDPE 1200mm đã được Công ty liên tục đưa ra
thị trường bên cạnh ống gân PE thành đôi, ống PP-R, tạo thêm nhiều lựa chọn
cho khách hàng và đưa sản phẩm đạt chất lượng quốc tế đến với người tiêu
dùng Việt Nam, góp phần phát triển kinh tế nước nhà.

 Công ty mở rộng quy mô sản xuất để đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển
của thị trường: Nhà máy 2 mở rộng thêm 50.000m2. Về miền Bắc, nhà máy
với diện tích 40.000m2 chính thức đi vào hoạt động, đưa sản phẩm của Nhựa
Bình Minh đến với người tiêu dùng phía Bắc, dự án Nhà máy 4 với diện tích
trên 150.000m2 đang trong giai đoạn phê duyệt thiết kế hoàn chỉnh, khi đưa
vào hoạt động sẽ nâng tổng công suất toàn Công ty lên gấp 3 lần hiện nay.
5
Đại Học Hoa Sen
KT0911
 Năm 2008 đánh dấu bước phát triển của Công ty khi doanh thu vượt qua
ngưỡng 1.000 tỷ đồng.
 Hướng tới sự phát triển bền vững, thực hiện cam kết trách nhiệm với cộng
đồng và xã hội, năm 2011 Công ty được cấp chứng nhận Hệ thống Quản lý
môi trường ISO 14001: 2004.
 Việc xây dựng và phát triển hệ thống phân phối đã khẳng định hướng đi đúng
đắn của Công ty trong việc phát triển thị phần. Từ 3 cửa hàng đầu tiên những
năm 90, đến nay Công ty đã có hơn 600 cửa hàng, đưa sản phẩm mang
thương hiệu Nhựa Bình Minh ở mọi miền đất nước và xuất khẩu sang nước
khác.
 Hoạt động marketing được đẩy mạnh. Hiện nay thương hiệu Nhựa Bình Minh
được đánh giá là thương hiệu dẫn đầu ngành nhựa Việt Nam.
2. Sơ đồ tổ chức công ty
Hình 2: Cơ cấu tổ chức nhân sự của công ty cổ phần nhựa Bình Minh
6
BAN KIỂM SOÁT
HỘ́I ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC
HỘ́I ĐỒNG THÀNH VIÊN
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
KINH DOANH

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
KỸ THUẬT
PHÒNG
KINH
DOANH
PHÒNG
TÀI
CHÍNH
KẾ TOÁN
PHÒNG
TIẾP
THỊ
PHÒNG
NHÂN
SỰ
PHÒNG ĐẦU
TƯ NGHIÊN
CỨU VÀ
PHÁT TRIỂN
NHÀ
MÁY
2
PHÒNG
QUẢN TRỊ
HÀNH
CHÁNH
PHÒNG
ĐẢM BẢO
CHẤT
LƯỢNG

GIÁM ĐỐC
NHÀ

Y 1
Đại Học Hoa Sen
KT0911
3. Cơ cấu vốn điều lệ:
Sở hữu nhà nước 30.65%
Sở hữu nhà đầu tư nước ngoài 49.14%
Sở hữu khác 20.21%
Hình 3: Biểu đồ tình hình tăng vốn điều lệ công ty cổ phần nhưạ Bình Minh.
4. Năng lực và công nghệ sản xuất:
• Năm 1995 lần đầu tiên Công ty ứng dụng công nghệ DRY BLEND (sản xuất
từ bột) trong sản xuất ống nhựa uPVC và đưa công nghệ sản xuất ống định
hình chân không tiên tiến trên thế giới ứng dụng vào sản xuất ống gân PE và
ống bảo vệ cáp ngầm trong ngành điện lực và bưu chính viễn thông.
• Tháng 9/2010, Nhựa Bình Minh đã ký kết hợp đồng nguyên tắc đầu tư vào
“Khu công nghiệp Vĩnh Lộc 2 ở huyện Bến Lức, tỉnh Long An” với 15, 5ha
đất để xây dựng nhà máy sản xuất thứ tư, tổng vốn đầu tư ước tính trên 800 tỷ
đồng. Khi được đưa vào hoạt động nhà máy này sẽ nâng tổng công suất toàn
công ty lên 150.000tấn/năm với sản phẩm chủ lực là các loại ống và phụ tùng
uPVC, HDPE, PP-R.
• Công ty đầu tư dây chuyền ống HDPE hoàn chỉnh có đường kính từ 710mm
đến 1200mm từ Cộng hòa Liên bang Đức và thiết bị hỗ trợ cho việc lắp đặt tại
công trường. Với dây chuyền này, Nhựa Bình Minh là doanh nghiệp đầu tiên
trong cả nước sản xuất ống HDPE có đường kính lớn nhất và giúp cho nước
nhà không còn phải nhập khẩu ống lớn, góp phần đưa ngành nhựa Việt Nam
tiệm cận với ngành nhựa thế giới.
7
Đại Học Hoa Sen

KT0911
5. Chức năng hoạt động:
• Sản xuất kinh doanh các sản phẩm dân dụng và công nghiệp từ chất dẻo và
cao su;
• Thiết kế, chế tạo, kinh doanh khuôn mẫu ngành nhựa, ngành đúc;
• Sản xuất kinh doanh máy móc thiết bị, vật tư, thiết bị vệ sinh cho ngành xây
dựng, trang trí nội thất;
• Tư vấn và thi công các công trình cấp thoát nước, sân bãi và kho tàng;
• Dịch vụ giám định, phân tích, kiểm nghiệm ngành hóa chất (trừ hóa chất có
tính độc hại mạnh), vật tư, máy móc thiết bị ngành nhựa, cơ khí, xây dựng,
cấp thoát nước, thiết bị thí nghiệm.
6. Mục tiêu hoạt động
Huy động và sử dụng đồng vốn có hiệu quả, không ngừng phát triển các nguồn
lực, cải tiến chất lượng, nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm thoả mãn nhu cầu
ngày càng đối với khách hàng, cải thiện điều kiện làm việc, ổn định cuộc sống cho
người lao động, bảo đảm lợi ích hợp pháp của các cổ đông, đáp ứng các yêu cầu bền
vững về mặt sinh thái và làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước.
7. Các loại sản phẩm của công ty
Ống uPVC, bình xịt & mũ bảo hộ lao động, phụ tùng PP-R, ống PP-R, Phục tùng
uPVC, ống & phụ tùng dùng cho tuyến cáp ngầm (uPVC), ống HDPE trơn, phụ tùng
HDPE trơn, Gioăng cao su dùng cho sản phẩm uPVC, ống HDPE Gân, phụ tùng
HDPE Gân & Gioăng cho ống HDPE Gân, keo dán sản phẩm uPVC
Hình
4: Phục tùng uPVC
Hình 5: Keo dán sản phẩm uPVC

8
Đại Học Hoa Sen
KT0911
Hình 6: Bình xịt & mũ bảo hộ lao động

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH SWOT VÀ PHÂN TÍCH NGÀNH
1. Đánh giá các điều kiện vi mô, vĩ mô
1.1Điều kiện vi mô
 Nguồn nhân lực của ngành nhựa khá dồi dào và giá cả lao động rẻ nên
mức độ tác động của nguồn nhân lực đối với ngành và công ty là không
cao.Tuy nhiên rất ít trường đào tạo các chuyên ngành về ngành nhựa nhằm
đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực cho ngành.Bên cạnh các vấn đề về
đào tạo và đào tạo lại người lao động thì các chính sách giữ chân những
người lao động có tay nghề cũng gặp nhiều khó khăn vì nguồn cung rất
hạn chế đặc biệt đối với các ngành đòi hỏi kỹ thuật cao.
 Hoạt động nghiên cứu phát triển của ngành nhựa cũng như của công ty
nhựa Bình Minh còn hạn chế; tốc độ cho ra những sản phẩm mới, cải tiến
về chất lượng, mẫu mã còn chậm; chưa có các cơ sở nghiên cứu, phát
minh về công nghệ và kĩ thuật ngành nhựa.
 Nguyên vật liệu đầu vào chiếm khoảng 80% chi phí sản xuất của doanh
nghiệp ngành nhựa.Vì đa số nguồn nguyên liệu của ngành nhựa phải nhập
khẩu nên giá cả nguyên vật liệu thường tăng giảm thất thường do biến
động về tỷ giá.
 Nên rủi ro trong việc nhập khẩu nguyên liệu rất cao.
 Ngành nhựa Việt Nam nói chung và công ty nhựa Bình Minh nói riêng có
khả năng sản xuất với quy mô lớn, đây là một trong những lợi thế của
ngành.
 Công ty nhựa Bình Minh có 300 đại lý trên khắp Việt Nam.Kênh phân
phối chính là bán hàng qua đại lý (90% doanh số bán hàng) cho phép công
9
Đại Học Hoa Sen
KT0911
ty quản lý tốt luồng tiền và thu tiền nhanh hơn so với bán hàng thông qua
dự án.Bên cạnh đó công ty có thể kiểm soát được giá bán và điều chỉnh giá
bán kịp thời trước những đợt tăng giá mạnh của nguyên vật liệu

 Khách hàng tín nhiệm sản phẩm -Thương hiệu nổi tiếng. Với ưu thế về bề
dày thương hiệu hơn 30 năm, nhựa Bình Minh là một thương hiệu lớn, tên
tuổi đã được khẳng định.
 Nhựa Bình Minh hầu như đã chiếm vị thế độc tôn trong thị trường ống
nhựa từ khu vực Miền Trung trở vào.
 Công ty nhựa Bình Minh có tình hình tài chính lành mạnh với khả năng
thanh toán cao, tốc độ tăng trưởng doanh thu tốt, vay nợ rất ít,thường chỉ
là nợ ngắn hạn => đảm bảomức độ an toàn tài chính cao.Cổ phiếu của
công ty chưa được chú trọng quảng bá trên thị trường chứng khoán =>
việc này sẽ ảnh hưởng tới khả năng huy động vốn của công ty trong tương
lai.
 Một trong những nguyên nhân giúp công ty nhựa Bình Minh vượt qua
khủng hoảng một cách nhanh chóng. Đó là sự đồng lòng của toàn thể cán bộ
công nhân viên trong công ty nhờ vào giải pháp phấn đấu tất cả nhân viên
đều là chủ doanh nghiệp mà mình đang công tác (mua cổ phần trở thành cổ
đông)
 Nhân viên trong công ty, ai cũng phải hết sức mình vì công việc, phấn đấu
vì sự tồn tại và phát triển của công ty.
1.2Điều kiện vĩ mô
 Năm 2011 đi qua đầy thách thức, biến động không chỉ đối với nền kinh tế
Việt Nam mà cả kinh tế thế giới. Cuộc khủng hoảng nợ công bắt nguồn từ
Hy Lạp.những bất ổn chưa được giải quyết tại Bắc Phi và Trung Đông
cũng như những ảnh hưởng nặng nề từ trận động đất nghiêm trọng tại
Nhật Bản và trận lũ lịch sử tại Thái Lan đã tác động trực tiếp đến nền kinh
tế Việt Nam ở những mức độ khác nhau.
 Chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh đều tăng cao như nguyên vật
liệu đầu vào đa số là nhập khẩu, năng lượng, vận chuyển …
10
Đại Học Hoa Sen
KT0911

 Trong nước, những bất ổn kinh tế vĩ mô vẫn tiếp diễn với mức lạm phát
năm 2011 tăng 18% so với năm 2010 trong khi mức tăng trưởng kinh tế
chỉ đạt 5,9%.
 Bên cạnh đó, lãi suất thị trường tăng cao đặc biệt đối với các lĩnh vực phi
sản xuất như chứng khoán, bất động sản và tiêu dùng đã ảnh hưởng đáng
kể đến hoạt động sản xuất kinh doanh của những ngành này và những
ngành có liên quan như xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng, tài chính -
ngân hàng.
 Các dự án đầu tư công về hạ tầng bị ngừng hoặc giãn tiến độ.Thị trường
địa ốc “đóng băng” và các công trình xây dựng bị đình trệ
 Sự ổn định của hệ thống chính trị, luật pháp, chính sách của một quốc gia
có ảnh hưởng rất nhiều đến sự ổn định và khả năng phát triển của các
ngành kinh tế nói chung. Ngành nhựa Việt Nam cũng không nằm ngoài sự
tác động đó. Việt Nam được đánh giá là nước có nền chính trị ổn định
trong khu vực Châu Á.Ổn định chính trị là một trong những yếu tố quan
trọng nhất làm nền tảng cho sự tăng trưởng của kinh tế Việt Nam trong
những thập niên qua và trong tương lai. Đây là lý do làm cho người dân
tin tưởng ổn định làm ăn, đầu tư phát triển sản xuất.Đây là lợi thế cuả quốc
gia đối với vấn đề thu hút đầu tư nước ngoài.
 Ngành nhựa cũng nằm trong danh sách các ngành công nghiệp được ưu
tiên phát triển của nhà nước. Điều này cho thấy ngành Nhựa sẽ được tạo
nhiều điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh hoạt động sản xuất cũng như xuất
khẩu.
 Theo số liệu do Hiệp hội Nhựa công bố, 5 năm qua, nhu cầu tiêu thụ nhựa
trong nước đã tăng gấp đôi từ mức 16kg/người của năm 2006 lên mức trên
32kg/người của năm 2010.Tuy nhiên,so với mức tiêu thụ nhựa trung bình
của thế giới thì nhu cầu tiêu thụ nhựa của Việt Nam vẫn còn khá
thấp.Theo PlasticsEurope Market Research Group, tốc độ tăng trưởng tiêu
thụ trung bình hằng năm của thế giới là 9% từ năm 1950 và Châu Á (đặc
biệt là Trung Quốc, Ấn Độ) đang trở thành thị trường tiêu thụ nhựa hàng

đầu thế giới trong những năm gần đây. Tại thị trường trong nước, theo số
liệu tính toán của Bộ Công Thương, tốc độ tăng trưởng sản lượng ngành
11
Đại Học Hoa Sen
KT0911
nhựa cho giai đoạn 2005-2010 là khá cao khoảng 20%/năm, riêng ống
nhựa làm vật liệu xây dựng tăng 25%/năm.Hiện nay, dân số Việt Nam
ngày càng gia tăng, vì vậy nhu cầu về sử dụng sản phẩm nhựa cũng tăng
theo do sản phẩm nhựa song hành với đời sống con người.
 Qua đó cho thấy tiềm năng về thị trường tiêu thụ của ngành nhựa Việt
Nam nói chung và ngành ống nhựa phục vụ cho nhu cầu xây dựng là rất
lớn
 Hiện nay,vấn đề rác thải nhựa đang là vấn đề của toàn cầu, khi mà mỗi
ngày có hàng đống bao nylon được thải ra chưa được xử lý. Khuynh
hướng công nghệ nhựa mới phải là công nghệ sạch.Rác thải ngành nhựa
ảnh hưởng nhiều đến vấn đề môi trường, an sinh xã hội.Việc sử dụng ngày
càng nhiều các sản phẩm nhựa luôn đi đôi với việc tái chế để hạn chế rác
thải vào môi trường.Một số chất thải rắn không xử lý được là bất lợi trong
việc hoạch định chiến lược.
 Phần lớn người tiêu dùng Việt Nam là chuộng hàng ngoại nhập và hàng giá
rẻ.Thực tế ngày nay, khi kinh tế mở cửa, sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh
rất khốc liệt đối với các doanh nghiệp ngành nhựa Do đó đòi hỏi doanh
nghiệp Việt Nam phải nâng cao chất lượng sản phẩm, sản xuất hiệu quả
nhằm giữ vững vị thế cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
1.3Phân tích SWOT
12
Đại Học Hoa Sen
KT0911
2. Phân tích Ngành
2.1 Tổng quan về ngành

• Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia có tốc độ tăng trưởng ngành
Nhựa tốt nhất trên thế giới: Năm 2010, ngành Nhựa Việt Nam đạt tăng
13
STRENGHTS: THẾ MẠNH
S1S1: Khả năng tài chính lớn, máy móc thiết bị
hiện đại, thu hồi vốn nhanh.
S2S2: Được miễn giảm 50% thuế thu nhập doanh
nghiệp trong năm 2010
S3S3: Là công ty có thị phần tiêu thụ sản phẩm lớn
thứ 2 có vị thế trong lòng khách hàng. Sản
phẩm đa dạng, phong phú, chất lượng cao, tiêu
chuẩn quốc tế.
S4S4: Năng suất lao động cao, tốc độ tăng trưởng
tốt
S5S5: Mạng lưới phân phối rộng với tổ chức chặt
chẽ.
S6S6: Có mối quan hệ tốt đẹp với nhà cung ứng và
có nguồn tài nguyên dầu mỏ.
OPPORTUNITIES: CƠ HỘI
O1: Mở rộng thị trường sang thị
tường miền Bắc và các nước láng
giềng còn nhiều tiềm năng.
O2: Chính sách hạn chế nhập khẩu
của Chính phủ nên công ty có điều
kiện tăng thị phần hơn.
O3: Nhu cầu thị trường cao.
O4: Mức sống và trình độ của người
dân cao hơn.
WEAKNESSES: NHƯỢC ĐIỂM
W1: Phụ thuộc vào nguồn nguyên vật liệu nhập

khẩu từ nước ngoài.
W2: Chưa chủ động trong việc chế tạo khuôn
mẫu, thiếu những sáng kiến cải tiến có hàm
lượng chất xám cao.
W3: Chưa thâm nhập sâu vào các dự án lớn.
W4: Chưa phát triển được thị phần nước ngoài.
W5: Giá bán ở mức cao. Chiết khấu đại lý thấp.
W6: Lực lượng lao động có tay nghề còn thiếu.
W7: Tái chế và xử lý rác nhựa còn chưa tốt.
THREATS: THÁCH THỨC
T1: Giá cước vận tải, giá xăng dầu,
giá nguyên liệu biến động.
T2: Rủi ro về tỷ giá khi thanh toán.
T3: Bão hòa thị trường.
T4: Cạnh tranh trong nước, sự xâm
nhập của Thái Lan và Trung Quốc.
T5: Nhu cầu về sản phẩm nhựa kỹ
thuật càng ngày càng gia tăng.
T6: Vấn đề về môi trường.
Đại Học Hoa Sen
KT0911
trưởng trên 20% về giá trị và 18.75% về sản lượng so với 2009. Trong bối
cảnh ngành Nhựa thế giới đang hơi chững lại sau khủng hoảng kinh tế,
tăng trưởng của ngành Nhựa Việt Nam cho thấy nhu cầu trong nước vẫn
duy trì ở mức cao. Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ nhựa trong nước đã đạt 32
kg/người/năm, tăng 15% so với 2009 và gấp đôi năm 2006
(16kg/người/năm), xấp xỉ mức trung bình thế giới (40kg/năm). Nhu cầu
nhựa bình quân trong nước có nhiều khả năng sẽ lên cao hơn nữa, góp
phần cải thiện sản lượng sản xuất và kim ngạch xuất khẩu của nhựa Việt
Nam.

Ngành nhựa có tỷ trọng 4.48% so với toàn ngành công nghiệp nội địa và giữ vai
trò một ngành phụ trợ thiết yếu cần phát triển trong các kế hoạch kinh tế của Nhà
Nước. Ngành Nhựa là một trong 10 ngành được Nhà Nước ưu tiên phát triển do có
tăng trưởng tốt và ổn định, xuất khẩu khá mạnh và có khả năng cạnh tranh tốt với
các nước khu vực.
Hình 7: Sản lượng nhựa sản xuất trong nước _Nguồn: Hiệp hội Nhựa Việt
Nam
• Kim ngạch xuất khẩu chạm mức 1 triệu USD lần đầu tiên năm 2010,
dần khẳng định thương hiệu nhựa Việt Nam trong các thị trường xuất
khẩu khó tính: Năm 2010, ngành Nhựa chính thức trở thành một trong
những ngành có kim ngạch xuất khẩu vượt 1 tỷ USD. Kim ngạch xuất
khẩu phục hồi mạnh mẽ (29%) cho thấy sức bật của ngành Nhựa nội địa
cũng như thế giới năm vừa qua. Sản phẩm nhựa của Việt Nam xuất khẩu
14
Đại Học Hoa Sen
KT0911
chủ yếu vào các thị trường khó tính, đòi hỏi chất lượng nhất định như Nhật
Bản, Mỹ, Đức cho thấy nhựa Việt Nam có mặt bằng chất lượng ổn định.
Đặc biệt, tại các thị trường châu Âu, sản phẩm của Việt Nam không bị áp
thuế chống bán phá giá từ 8%-30% như các nước châu Á khác như Trung
Quốc. Đây là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp nhựa Việt Nam tăng
sản xuất và xuất khẩu vào các thị trường này.
Hình 8: Kim ngạch xuất khẩu Nhựa Việt Nam- Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt
Nam
Đối với sản phẩm nhựa xuất khẩu, Nhật Bản hiện đang là thị trường lớn nhất của
Việt Nam với 26%, tiếp đến là Mỹ (11%) và Đức (7%). Đối với NPL nhựa xuất
khẩu, Trung Quốc là thị trường chính với 29% tổng kim ngạch, theo sát bởi Nhật
Bản (25.7%) và Ấn Độ (11%). Điều này cho thấy châu Á, đặc biệt là Nhật Bản là có
vai trò rất quan trọng đối với xuất khẩu nhựa Việt Nam. Điểm thuận lợi là nhu cầu
nhựa của khu vực (trừ Nhật Bản) vẫn đang ở dưới mức trung bình của thế giới và

khả năng tăng trưởng cao trong những năm tới. Rủi ro khá lớn đến từ thị trường
Nhật Bản khi nước này chiếm thị phần lớn trong xuất khẩu sản phẩm và NPL và
diễn biến trên thị trường này sẽ có ảnh hưởng lớn tới thị trường nhựa trong nước.
• Phụ thuộc lớn vào nguyên liệu nhập khẩu, nguyên nhân chính dẫn
đến tình trạng nhập siêu của ngành Nhựa nội địa: Do ngành hóa dầu
trong nước chưa đủ phát triển, ngành Nhựa nội địa vẫn phải phụ thuộc 70-
80% vào nguyên liệu nhập khẩu. Năm 2010, nhập khẩu hạt nhựa đạt 3.7 tỷ
USD, tăng 34% về giá trị và 10% về lượng do giá hạt nhựa tăng đột biến
và sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của DN. Như
15
Đại Học Hoa Sen
KT0911
vậy, toàn ngành vẫn nhập siêu hơn 2 tỷ USD. Việt Nam nhập phần lớn
NPL từ các nước châu Á, chủ yếu từ Hàn Quốc (18.9%), Đài Loan (17%)
và Ả rập Xê út (14.7%) - các nước có công nghiệp hóa dầu đang phát triển
mạnh và sản phẩm NPL của các nước này thường có giá thành thấp hơn so
với NPL từ Đức, Mỹ. Nhựa thành phẩm phần lớn được nhập từ Nhật
(28.5%), Trung Quốc (25%), Hàn Quốc (10.8%), và Thái Lan (9.8%).
Hình 9: Kim gạch và sản lượng nguyên liệu nhựa nhập khẩu- Nguồn: Tổng cục
Hải quan Việt Nam
• Công nghệ kỹ thuật chưa theo kịp thế giới: Sau năm 1975, thành phố Hồ
Chí Minh có khoảng 1,200 cơ sở sản xuất nhựa với khoảng 2,000 máy móc
các loại. Từ năm 2005, các DN đã tiến hành đầu tư nâng cấp các trang thiết
bị, một số thiết bị công nghệ cao được nhập từ Đức, Ý, và Nhật Bản. Ðến
nay, cả nước có hơn 5,000 máy bao gồm: 3000 máy ép (injection), 1000
máy thổi (bowling injection) và hàng trăm profile các loại. 60-70% máy
móc đều là máy mới, chủ yếu nhập từ châu Á. Tuy sản phẩm từ các thị
trường này, đặc biệt là Trung Quốc có giá thành thấp hơn nhưng còn khá
đơn giản, chưa đạt trình độ công nghệ phức tạp như thiết bị của Đức, Ý,
Nhật Bản. Các công nghệ mới hiện đại trong 8 ngành kinh tế kỹ thuật nhựa

đều đã có mặt tại Việt Nam, tiêu biểu như các công nghệ sản xuất vi mạch
điện tử bằng nhựa, DVD, CD, chai 4 lớp, chai PET, PEN, và màng ghép
phức hợp cao cấp BOPP.
2.2 Phân tích khả năng cạnh tranh giữa các công ty cùng ngành
16

×