Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Thâm hụt ngân sách nhà nước thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (472.58 KB, 13 trang )

THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HIỆN NAY
THỰ TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
I. ĐẶT VÂN ĐỀ
Như chúng ta điều biết, thâm hụt ngân sách là một vấn đề mà mọi quốc gia trên
thế giới đều gặp phải. Ngay cả một cường quốc kinh tế như Mỹ cũng phải đau đầu
và vật lộn với vấn đề này, và tất nhiên Việt Nam cũng không ngoại lệ. Việc xử lý
thâm hụt ngân sách nhà nước (NSNN) là một vấn đề nhạy cảm, bởi nó không chỉ
tác động trước mắt đối với nền kinh tế mà còn tác động đến sự phát triển bền vững
của mỗi quốc gia. Ở nước ta, mức độ thâm hụt ngân sách ngày càng gia tăng và
ngày càng tác động tiêu cực tới đời sống nhân dân cũng như tới toàn bộ nền kinh
tế. Vậy thâm hụt ngân sách là gì? Thực trạng vấn đề thâm hụt ngân sách diễn ra ở
Việt Nam trong các năm qua như thế nào? Giải pháp nào để xử lý thâm hụt NSNN,
ổn định vĩ mô nền kinh tế, thực hiện hiệu quả các mục tiêu chiến lược về phát triển
kinh tế – xã hội, tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát hiện nay?
Bài tiểu luận này với đề tài “Thâm hụt ngân sách nhà nước ở Việt Nam – Thực
trạng và giải pháp” là quá trình nghiên cứu nhằm tìm ra đáp án cho những câu hỏi
trên.
II. LÝ THUYẾT
1. Khái niệm
Thâm hụt ngân sách là tình trạng các khoản chi của ngân sách Nhà
nước (ngân sách chính phủ) lớn hơn các khoản thu, phần chênh lệch chính là
thâm hụt ngân sách. Trường hợp ngược lại, khi các khoản thu lớn hơn các
khoản chi được gọi là thặng dư ngân sách
Để phản ánh mức độ thâm hụt ngân sách, ta thường sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ
thâm hụt so với GDP hoặc so với tổng số thu trong ngân sách nhà nước. VD:
thâm hụt NSNN năm 2009 là 114,442 tỷ đồng, tỷ lệ thâm hụt so với GDP là
6,9% (theo cách tính của Việt Nam)
2. Nguyên nhân gây thâm hụt
Có 2 nhóm nguyên nhân cơ bản gây ra thâm hụt NSNN:
- Nhóm nguyên nhân khách quan:
- Tác động của chu kỳ trong nền kinh tế: Khủng hoảng làm cho thu nhập của


Nhà nước co lại, nhưng nhu cầu chi lại tăng lên. Điều đó làm cho mức thâm
hụt NSNN tăng lên. Ở giai đoạn kinh tế phồn thịnh, thu của Nhà nước sẽ
tăng lên. Điều đó làm giảm mức thâm hụt NSNN.
- Hậu quả do các tác nhân gây ra: Xã hội luôn đối mặt với những rủi do thiên
tai, bệnh dịch và đôi khi cả những rủi do do chính con người gây ra như
chiến tranh, khủng bố, tình trạng dân số gia tăng,… Để xử lý những tình
trạng khẩn cấp nhằm ổn định các hoạt động kinh tế xã hội, nhà nước phải
tăng chi và thâm hụt ngân sách xảy ra ngoài mong muốn của nhà nước.
- Nhóm nguyên nhân chủ quan:
 Do cơ cấu thu, chi ngân sách thay đổi: Khi Nhà nước thực hiện chính sách
đẩy mạnh đầu tư, kích thích tiêu dùng sẽ làm tăng mức thâm hụt NSNN.
Ngược lại, thực hiện chính sách giảm đầu tư và tiêu dùng của Nhà nước thì
mức thâm hụt NSNN sẽ giảm bớt.
 Do điều hành ngân sách nhà nước không hợp lý dẫn đến tình trạng không
khai thác nguồn thu một cách hợp lý nhất, thất thu do trốn thuế.

3. Một số biện pháp tài trợ thâm hụt ngân sách nhà nước
 Phát hành tiền
a. Giới thiệu phương pháp
Khi ngân sách nhà nước thâm hụt,Chính phủ có thể tài trợ số thâm hụt của mình
bằng cách phát hành thêm lượng tiền cơ sở,đặc biệt là trong trường hợp nền kinh tế
đất nước suy thoái.Khi sản lượng thực tế thấp hơn mức sản lượng tiềm năng thì
việc tài trợ số thâm hụt của chính phủ bằng cách phát hành thêm lượng tiền cơ sở
sẽ góp phần thực hiện những mục đích của chính sách ổn định hoá kinh tế
Ngược lại,khi nhu cầu của nền kinh tế quá mạnh thì chính phủ không nên tài trợ
số thâm hụt của mình bằng cách tăng nhanh lượng tiền cơ sở ,vì như vậy sẽ càng
kích tổng cầu lên cao và đẩy sản lượng thực tế vượt xa mức sản lượng tiềm
năng,hậu quả là làm tăng lạm phát .
b. Ưu nhược điểm
- Ưu điểm:

Nhu cầu bù tiền để bù đắp ngân sách nhà nước được đáp ứng một cách
nhanh chóng, không phải trả lãi, không phải gánh thêm các gánh nặng nợ nần.
- Nhược điểm:
Tài trợ thâm hụt ngân sách theo phương pháp này thì xu hướng sẽ tạo ra một
tổng cầu quá lớn trong nền kinh tế và làm cho lạm phát tăng nhanh .
Như vậy, biện pháp này có nhược điểm lớn là chứa đựng nguy cơ lạm phát,gây tác
động tiêu cực đến mọi mặt đời sống chính trị ,kinh tế và xã hội
 Vay nợ
a,Vay nợ trong nước
Vay nợ trong nước được Chính phủ thực hiện dưới hình thức phát hành công
trái, trái phiếu
Ở Việt Nam, Chính phủ thường uỷ nhiệm cho Kho bạc nhà nước phát hành trái
phiếu dưới các hình thức: tín phiếu kho bạc; trái phiếu kho bạc; trái phiếu công
trình.
Ưu điểm:
- Đây là biện pháp cho phép Chính phủ có thể duy trì việc thâm hụt ngân sách
mà không cần phải tăng cơ sở tiền tệ hoặc giảm dự trữ quốc tế. Vì vậy, biện pháp
này được coi là một cách hiệu quả để kiềm chế lạm phát.
- Tập chung được khoản tiền tạm thời nhàn rỗi trong dân cư,tránh được nguy cơ
khủng hoảng nợ nước ngoài, dễ triển khai.
Hạn chế :
Thứ nhất, chứa đựng nguy cơ kìm hãm sự phát triển của các hoạt động sản xuất,
kinh doanh của nền kinh tế.
Thứ hai, việc trả lãi trong tương lai tạo ra một gánh nặng nợ cho chính phủ (trừ
khi những thâm hụt ngân sách nhà nước này bắt nguồn từ việc chi tiêu cho các dự
án đầu tư có sức sinh lời).
b, Vay nợ nước ngoài
Viện trợ nước ngoài là nguồn vốn phát triển của các chính phủ, các tổ chức liên
chính phủ, các tổ chức quốc tế cung cấp cho chính phủ của một nước nhằm thực
hiện các chương trình hợp tác phát triển kinh tế xã hội và hiện nay chủ yếu là

nguồn vốn phát triển chính thức ODA.
Vay nợ nước ngoài có thể thực hiện dưới các hình thức: phát hành trái phiếu
bằng ngoaị tệ mạnh ra nước ngoài, vay bằng hình thức tín dụng
Ưu điểm: nó là một biện pháp tài trợ ngân sách nhà nước hữu hiệu, có thể bù
đắp được các khoản bội chi mà lại không gây sức ép lạm phát cho nền kinh tế. Đây
cũng là một nguồn vốn quan trọng bổ sung cho nguồn vốn thiếu hụt trong nước,
góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Nhược điểm:
Thứ nhất, việc vay nợ nước ngoài sẽ khiến cho gánh nặng nợ nần, nghĩa vụ trả
nợ tăng lên, giảm khả năng chi tiêu của chính phủ.
Thứ hai, dễ khiến cho nền kinh tế trở nên bị phụ thuộc vào nước ngoài,
nhiều các điều khoản về chính trị, quân sự, kinh tế khiến cho các nước đi vay bị
phụ thuộc nhiều.
 Tài trợ thâm hụt ngân sách bằng biện pháp tăng thuế
- Ưu điểm: Khi còn trong vùng có thể chịu đựng được,tăng thuế suất thuế thu nhập
sẽ làm tăng nguồn thu ngân sách nhà nước,đồng thời còn kích thích các đối tượng
mở mang các hoạt động kinh tế. Trong trường hợp này,tăng thuế thu nhập có tác
dụng kích thích tăng trưởng kinh tế
- Nhược điểm: Khi vượt qua giới hạn chịu đựng của nền kinh tế, tăng thuế suất trực
thu sẽ làm giảm nguồn thu từ thuế của ngân sách nhà nước và thúc đẩy trốn thuế
,lậu thuế
Trên thực tế, tăng thuế là giải pháp không dễ áp dụng và rất tốn kém. Tăng
thuế có khả thi hay không còn phụ thuộc vào sức chịu đựng của nền kinh tế, phụ
thuộc vào hiệu quả làm việc của hệ thống thu,phụ thuộc vào hiệu suất của từng sắc
thuế. Trong thời kỳ kinh tế suy thoái, hoạt động kinh tế mờ nhạt thì tăng thuế
không những không khả thi mà còn cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh,trực tiếp
làm tăng số lượng nợ đọng thuế của các doanh nghiệp, đẩy các doanh nghiệp vào
tình trạng tài chính không lành mạnh và làm giảm nguồn thu ngân sách.
 Cắt giảm chi tiêu nhằm giảm thâm hụt ngân sách
Dù thâm hụt ngân sách dài hạn hay ngắn hạn, cắt giảm chi tiêu công là biện

pháp có hiệu quả nhất. Giải pháp này được thực hiện trên cơ sở tính toán lại các
khoản chi một cách khoa học để cắt hoặc giảm các khoản chi kém hiệuquả hoặc
chưa thật sự cần thiết. Tuy nhiên, giải pháp này lại có giới hạn, khôngthể giảm chi
quá nhiều. Giảm chi công nhiều sẽ ảnh hưởng đến việc cung cấphàng hoá công
cộng, ảnh hưởng đến lợi ích của công chúng nên dễ gây phảnứng tiêu cực từ công
chúng.
Dự trữ ngoại hối:
Sử dụng nguồn dự trữ ngoại tệ của quốc gia (bao gồm ngoại tệ mạnh và vàng)
để bù đắp thâm hụt NSNN. Đây là một trong những giải pháp tương đối chu toàn
vừa đảm bảo ổn định tỷ giá vừa đảm bảo không gây ra lạm phát. Tuy nhiên đối với
Việt Nam điều này không khả thi cho lắm do dự trữ ngoại tệ quốc gia đang ở mức
thấp và tình trạng mất kiểm soát đối với thị trường ngoại tệ chợ đen còn nghiêm
trọng

III. THỰC TRẠNG THÂM HỤT NGÂN SÁCH
1. Thời kì 2005 – 2008
Bảng thống kê tình hình thâm hụt ngân sách qua các năm ( đơn vị: tỷ đồng)
ST
T
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm
2008

Qua thống kê cho thấy, trong thời kì từ 2005 – 2008, tỉ lệ thâm hụt ngân sách ở
Việt Nam luôn ở ngưỡng 5%. Qua từng năm, thâm hụt ngân sách không ngừng
tăng . Tốc độ tăng thâm hụt ngân sách cũng khá cao, cụ thể từ 2005 đến 2008,
tốc độ thâm hụt ngân sách tăng 66,09 %


2. Thời kì 2009 – 2012
Bảng thống kế tình hình thâm hụt ngân sách qua các năm ( đơn vị: tỷ đồng)

Nhìn chung từ 2009 đến 2012, Thâm hụt ngân sách có xu hướng tăng, cụ thể:
Năm 2009 thâm hụt ngân sách là 114,442 tỷ đồng thì đến 2012 con số này là
140,200 tỷ đồng ( tăng 22,5% so với năm 2009), Tuy nhiên ơ năm 2010, thâm
hụt ngân sách bất ngờ giảm ( giảm 4,8% so với năm 2009).
Biện pháp để giải quyết thâm hụt trong giai đoạn trên
1
Tổng thu cân đối
ngân sách nhà nước
283,847
350,842
431,057
548,529
2
Tổng chi cân đối
ngân sách nhà nước
313,479
385,666
469,606
590,714
3
Bội chi ngân sách
nhà nước
40,746
48,613
64,567
67,677

4
Tỷ lệ bội chi so GDP
4.86%
5%
6%
4.58%
ST
T
Chỉ tiêu
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Năm
2012
1
Tổng thu cân đối
ngân sách nhà nước
629,187
777.283
674,500
741.500
2
Tổng chi cân đối
ngân sách nhà nước
715,216
850.874
795,900
903,100
3
Bội chi ngân sách

nhà nước
114,442
109.191
121,500
140,200
4
Tỷ lệ bội chi so GDP
6.90%
5,5%
4,9%
4.8%
 Vay nợ trong nước
đơn vị: tỷ đồng
Năm
Số tiền vay trong nước để bù đắp
bội chi ngân sách nhà nước
Số bội chi
2008
51.200
67.667
2007
43.000
64.567
2006
36.000
48.613
2005
32.420
40.746
Vay nợ trong nước được Chính phủ thực hiện dưới hình thức phát hành công trái, trái

phiếu. Công trái, trái phiếu là những chứng chỉ ghi nhận nợ của nhà nước, là một loại
chứng khoán hay trái khoán do nhà nước phát hành để vay các dân cư, các tổ chức kinh tế
- xã hội và các ngân hàng.
- Ngày 15/5: Huy động thành công 4.450 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ
- Ngày 11/4: Huy động 4.116 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ
 Vay nợ nước ngoài ( tỷ đồng)
Năm
Số tiền vay nước ngoài để bù đắp bội
chi ngân sách nhà nước
(đơn vị tính: Tỷ Đồng)
Số bội chi
2008
15.000
67,667
2007
13.500
64,567
2006
12.500
48,613
2005
8.326
40.746

Chính phủ có thể tài trợ thâm hụt ngân sách bằng các nguồn vốn nước ngoài
thông qua việc nhận viện trước nước ngoài hoặc vay nợ nước ngoài từ các chính
phủ nước ngoài, các định chế tài chính thế giới như Ngân hàng Thế giới (WB),
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), các tổ chức liên
chính phủ, tổ chức quốc tế
- Ngày 08/05/2013 tại trụ sở Bộ Tài chính đã diễn ra lễ ký chính thức Hiệp

định vay vốn ODA của Chính phủ Hungary
 Tăng thuế
Ở Việt Nam, năm 2009 Chính phủ đã giải quyết thâm hụt ngân sách bằng
cách: Tăng thuế thu nhập cá nhân và thuế bất động sản. Liên quan tới các ưu đãi về
thuế TNDN: Từ 1-1-2009 thuế suất thu hẹp lại chỉ còn 10% và 20%, bỏ thuế suất
ưu đãi 15%.
Thay đổi về thuế GTGT: Thu hẹp nhóm hàng hoá dịch vụ có thuế suất 5%.
Đây là bước chuyển tiếp để tiến đến chỉ duy trì hai mức thuế suất là 0% và phổ
thông 10%.
 Cắt giảm chi tiêu
Triệt để tiết kiệm các khoản đầu tư công có nghĩa là chỉ đầu tư vào những dự
án mang tính chủ đạo, hiệu quả nhằm tạo ra những đột phá cho sự phát triển kinh
tế - xã hội, đặc biệt những dự án chưa hoặc không hiệu quả thì phải cắt giảm, thậm
chí không đầu tư. Mặt khác, bên cạnh việc triệt để tiết kiệm các khoản đầu tư công,
những khoản chi thường xuyên của các cơ quan nhà nước cũng phải cắt giảm nếu
những khoản chi này không hiệu quả và chưa thực sự cần thiết.
- KBNN: Từ chối thanh toán trên 248 tỷ đồng chi không đúng chế độ quy
định 4 tháng đầu năm 2013
 Sử dụng nguồn dự trữ ngoại tệ của quốc gia (bao gồm ngoại tệ
mạnh và vàng) để bù đắp thâm hụt NSNN.
Đây là một trong những giải pháp tương đối chu toàn vừa đảm bảo ổn định tỷ
giá vừa đảm bảo không gây ra lạm phát. Tuy nhiên đối với Việt Nam điều này
không khả thi cho lắm do dự trữ ngoại tệ quốc gia đang ở mức thấp và tình trạng
mất kiểm soát đối với thị trường ngoại tệ chợ đen còn nghiêm trọng.

IV. GIẢI PHÁP
Để giảm thâm hụt ngân sách, cần có các giải pháp:
 Thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ động, linh hoạt trong việc sử dụng các
công cụ chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường, kiểm soát chặt chẽ tổng

phương tiện thanh toán và tổng dư nợ tín dụng nhưng phải bảo đảm tính thanh
khoản của nền kinh tế và hoạt động của các ngân hàng, tổ chức tín dụng.
Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia sớm ổn định tổ chức, kịp thời phối hợp
với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan tăng
cường các công cụ giám sát theo cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế để chủ động
cảnh báo và xử lý tốt hơn những biến động trên thị trường tài chính, tiền tệ.
 Kiểm soát chặt chẽ, nâng cao hiệu quả chi tiêu công
Điều hành chính sách tài khóa theo hướng tiết kiệm chi tiêu thường xuyên, nâng
cao hiệu quả vốn đầu tư từ ngân sách; kiểm soát chặt chẽ đầu tư của các doanh
nghiệp nhà nước, nhất là đầu tư vào các dự án không thuộc lĩnh vực sản xuất, kinh
doanh chính của doanh nghiệp; phấn đấu giảm tỷ lệ thâm hụt ngân sách.
Thực hiện chính sách tiết kiệm đồng bộ, chặt chẽ, nghiêm ngặt trong tất cả
các cấp, các ngành, trong toàn bộ hệ thống chính trị.
 Triệt để thực hành tiết kiệm
Trước hết, Chính phủ chỉ đạo việc triệt để thực hiện tiết kiệm, chống lãng
phí trong sử dụng ngân sách nhà nước.
Các doanh nghiệp phải rà soát tất cả các khoản chi nhằm hạ giá thành và phí
lưu thông.
Chính phủ kêu gọi mọi người, mọi nhà triệt để tiết kiệm tiêu dùng, nhất là
nhiên liệu, năng lượng.

Trả lời câu hỏi
Câu 1: Trong ngắn hạn, có nên tăng thuế không, nếu không thì nên làm gì?
Trong dài hạn, tăng thuế có hiệu quả không?
Trong ngắn hạn, CP không nên tăng thuế vì thuế là khoản thu bắt buộc do
Quốc hội phê chuẩn nên trong thời gian ngắn không thể nào mà tùy tiện tăng thuế
khi chưa được Quốc hội phê chuẩn. Trong ngắn hạn, chúng ta có thể sử dụng các
biện pháp linh hoạt hoạt hơn như: vay nợ, giảm chi tiêu công
Trong dài hạn, tăng thuế có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào sức chịu
đựng của nền kinh tế, nó làm tăng việc kiện toàn hệ thống thu nên nó sẽ có những

hiệu quả nhất định.
Câu 2: Tác động của thâm hụt đến nền kinh tế?
1/lạm phát: thâm hụt nsnn làm nền ktế thiếu tiền, có các cách khác phục là đi vay,
phát hành tiền. khi phát hành tiền sẽ làm tăng luợng tiền trong nền kt dẫn đến giá
cả tăng (tiền mất giá) gây ra lạm phát.
2/lãi suất: khi lạm phát tăng thì lãi suất danh nghĩa cũng tăng theo. Khi vay tiền
trong dân với 1 lượng lớn, nhu cầu nhiều sẽ phải tăng lãi suất tiền vay để vay đc số
tiền lớn đó mặt khác trong dân mất đi 1 khoản tiền lớn cho đầu tư khác.
3/thất nghiệp: khi lạm phát cao, giá cả tăng cao, chi phí sản xuất lớn, mà giá cả lại
biến động từng ngày các DN sẽ hạn chế việc sản xuất làm nhu cầu về nhân lực
giảm
4/ tỉ giá: tiền trong nuớc mất giá, tỉ giá sẽ tăng cao. nghĩa là số tiền VND phải
nhiều hơn truớc nới có thể đổi đc 1 dơn vị tiền tệ khác
5/ đối với ptriển ktế và thu NSNN: thâm hụt sẽ làm ktế chậm phát triển, các yếu tố
đã lêu trên, khi ktế chậm ptriển các khoản thu ít đi. đặc biệt là thuế. dnghiệp ko sản
xuất, ko ó doanh thu, lợi nhuận thấp thì thuế thu sẽ thấp.
Câu 3: Vay nợ có được coi là biện pháp tối ưu không?
Có, vì biện pháp này được coi là một cách hiệu quả để kiềm chế lạm phát.Tập
chung được khoản tiền tạm thời nhàn rỗi trong dân cư,tránh được nguy cơ khủng
hoảng nợ nước ngoài, dễ triển khai. Dù trong dài hạn hay ngắn hạn thì biện pháp
này sẽ dễ dàng hơn khi thực hiện và nó còn tạo them các mối giao lưu quốc tế
thong qua các nguồn đi vay từ nước ngoài, tạo cho đất nước những điều kiện thuận
lợi nhất định.
Câu 4, Trạng thái thu chi nào là tốt nhất trong từng thời kỳ?
Có nhiều quan điểm về cân đối ngân sách nhà nước và chính sách mẫu mực cần
hướng tới là chính sách cân bằng. Trong từng thời kỳ thì cần có các biện pháp thu
chi cân đối nhất để đảm bảo ngân sách nhà nước và tình hình kinh tế nói chung.
- Trong thời kỳ tang trưởng, khi nền kinh tế tạo ra được nhiều của cải hang
hóa, các ngành các lĩnh vực thì thặng dư sản xuất sẽ nhiều hơn, do đó cần ổn
định mức chi ra, không nên chi lãng phí quá mức. Bên cạnh đó thì tang

cường các khoản thu lên để có thể dự trữ nguồn lực cho khủng hoảng
- Trong thời kỳ khủng hoảng, cần phải có biện pháp chi hợp lý, hạn chế tối đa
chi cho những khoản mục mang lại lợi ích thấp hoặc không có cho quốc gia,
bên cạnh đó cần áp dụng các biện pháp thu hợp lý, không nên thu nhiều như
trong thời kỳ phát triển mà cần giảm các nguồn thu không cần thiết để tạo đk
pt
Câu 5. Dự án mang tính chủ đạo?
Dự án mang tính chủ đạo là những dự án có tầm ảnh hưởng đến sự ổn định và phát
triển của nền kinh tế nói chung. Các dự án này thường do Nhà nước nắm giữ xây
dựng. VD: công trình thủy điện Sơn La, đường dây %500KV Bắc-Nam… các dự
án này có tác động to lớn đến đời sống dân cư xã hội.
Câu 6. Tại sao năm 2008 tỷ lệ thâm hụt lại thấp hơn?
Tỷ lệ thâm hụt được tính trên tổng GDP,  


, GDP của
năm 2008 lớn hơn so với năm 2007 nên tỷ lệ đó sẽ nhỏ hơn.
Theo tài liệu tìm được, thì ước tính rằng GDP năm 2007 khoảng 1,144 nghìn
tỷ đồng, năm 2008 đạt khoảng 1,487 nghìn tỷ đồng.
Câu 7. Việt Nam đã và đang làm gì để giảm thuế?
Chính phủ VN có nhiều biện pháp để kích thích tang trưởng kinh tế, giảm
thuế là một trong những biện pháp đó. Miễn giảm thuế được thực hiện trong nhiều
lĩnh vực và trên nhiều ngành nghề đối tượng khác nhau. Lấy đơn cử là các Doanh
nghiệp
Để tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) vượt qua khó khăn,
ổn định sản xuất, những tác động chính sách cũng được Bộ Tài chính tính toán
đến. Về cơ bản, việc thực hiện các giải pháp giảm thuế TNDN, miễn thuế khoán
thuế GTGT, thuế TNCN đã tác động làm giảm thu ngân sách Nhà nước. Tuy
nhiên, tính toán trong thời điểm khó khăn hiện nay, những chính sách trên đã góp
phần giúp DN giảm được chi phí nộp thuế như thuế môn bài, thuế khoán, tiền thuê

đất… góp phần giảm nghĩa vụ của DN, đồng thời hỗ trợ cho DN bổ sung thêm
nguồn vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh.
VD: Đối với chính sách thuế, đẩy nhanh lộ trình áp dụng thuế suất 20% đối
với DN quy mô nhỏ và vừa (sử dụng dưới 200 lao động và có doanh thu năm
không quá 20 tỷ đồng) và thuế suất 10% đối với thu nhập từ đầu tư- kinh doanh
nhà ở xã hội để giải quyết hàng tồn kho bất động sản.
Câu 8. Nguyên nhân gì mà Việt Nam lại chọn vay nợ để bù đắp thâm hụt?
Có các nguyên nhân sau:
- Biện pháp vay nợ là biện pháp tương đối linh hoạt thong qua nhiều công cụ
tài chính trong cũng như ngoài nước.
- Có thể dung trong cả ngắn và dài hạn
- Biện pháp vay nợ trong nước không những huy động được nguồn vốn nhàn
rỗi giúp ổn định thị trường mà hơn nữa nó lại còn ưu việt hơn vay nước
ngoài vì không phải chịu các rang buộc thỏa thuân
- Nguồn vốn nước ngoài tạo them sự hợp tác và có khá nhiều ưu đãi đặc biệt
là ODA
Câu 9. Tác động của thuế TNDN đến NSNN?
Đối với NSNN, thuế TNDN chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng số nguồn
thu huy động của NSNN.
Ở Việt Nam trong những năm gần đây, cùng với sự gia tăng số lượng các
doanh nghiệp ở các khu vực và công tác cải cách hệ thống chính sách thuế nói
chung, cải tiến công tác quản lý thuế nói riêng đã góp phần quan trọng nâng cao
tỷ trọng thuế TNDN trong tổng số thu của NSNN. Năm 2006, số thu thuế
TNDN chiếm 9,48% trong tổng thu NSNN, năm 2007 là 12,48%, 2008 là 11,05%
Nguồn thu từ thuế TNDN chiếm tỷ trọng lớn trong NSNN không chỉ phản ánh sự
gia tăng các doanh nghiệp mà còn phản ánh về chất nguồn thu của NSNN do kết
quả lao động thặng dư mà có, đồng thời tạo cho NSNN có tính ổn định nhất định.
Câu 10. Tại sao nói dự trữ ngoại hối là biện pháp chu toàn?
Vì các nguyên nhân sau:
- Dùng để chi trả nợ khi mà đồng nội tệ mất giá sẽ tránh gây thâm hụt

- Kiểm soát ngoại tệ trên thị trường, ngoại tệ được tập trung vào Ngân hang
tránh giữ gây lãng phí trên thị trường
- Tăng dự trữ quốc gia làm giảm thâm hụt
- Kiểm soát tỷ giá trên thị trường làm ổn định nền kinh tế vĩ mô

Điểm: 5.0
Nhận xét:
 Slide màu sắc được nhưng cỡ chữ hơi nhỏ
 Người thuyết trình có giọng nói khá ấm nhưng chưa chuẩn
bị kĩ nên phụ thuộc slide và hay bị vấp.
 Báo cáo có số liệu thực tế nhưng dài gần gấp đôi yêu cầu.
 Đã trả lời câu hỏi của các nhóm nhưng chưa trả lời cẩn thận

×