Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

bình luận các quy định của luật doanh nghiệp 2005 về công ty hợp danh mà em cho là chưa phù hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.68 KB, 13 trang )

Bài tập học kỳ thương mại Việt Nam 1
LỜI MỞ ĐẦU
Luật Doanh Nghiệp 2005 ra đời, đã sửa đổi, bổ sung đầy đủ hơn các quy định
về công ty hợp danh so với Luật Doanh Nghiệp 1999. Điều này đã tạo nên một
hành lang pháp lý an toàn và vững chắc khi nhà đầu tư muốn thành lập công ty hợp
danh. Thêm vào đó, điều này cũng góp một phần không nhỏ trong việc nâng cao
nhận thức của người dân về công ty hợp danh. Tuy nhiên, bên cạnh việc kế thừa và
phát triển tiếp theo các quy định của Luật Doanh Nghiệp 1999, Luật Doanh Nghiệp
2005 vẫn bộc lộ những bất cập nhất định qua các quy định về công ty hợp danh,
đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho sự đóng góp của công ty hợp
danh trong sự phát triển của toàn bộ khu vực kinh tế tư nhân nói chung còn rất hạn
chế. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, tính đến ngày 31/12/2007, cả nước có 53
công ty hợp danh trong khi đó số lượng công ty trách nhiệm hữu hạn là 77.648
công ty, số lượng công ty cổ phần là 22.459 công ty và số lượng doanh nghiệp tư
nhân là 40.468 công ty. Số liệu trên đã cho thấy các nhà đầu tư vẫn ngần ngại với
loại hình công ty hợp danh mặc dù loại hình này đã được pháp luật thừa nhận hơn
10 năm nay.
Xuất phát từ vấn đề này, tôi quyết định lựa chọn đề tài “bình luận các quy định
của Luật Doanh nghiệp 2005 về công ty hợp danh mà em cho là chưa phù hợp”,
qua đó mong muốn nêu lên một số quan điểm của bản thân về các quy định của
pháp luật hiện hành về công ty hơp danh, đồng thời đóng góp một số ý kiến hoàn
thiện cho các quy định của pháp luật về loại hình công ty này, qua đó góp phần
thúc đẩy sự phát triển của loại hình công ty này trong thời gian tới.
NỘI DUNG CHÍNH
I. Bình luận các quy định của luật doanh nghiệp 2005 về công ty hợp danh
1. Khái niệm công ty hợp danh
Theo luật doanh nghiệp 2005 quan niệm về công ty hợp danh ở nước ta hiện
nay có một số quan điểm khác nhau với cách hiểu truyền thống về công ty hợp
danh nhưng vẫn dựa trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc từ mô hình công ty hợp danh
của một số nước trên thế giới. Khoản 1 điều 130 luật doanh nghiệp 2005 quy định
công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:


- Thành viên: có ít nhất 2 thành viên hợp danh là chủ sở hữu chung của công ty,
cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung. Ngoài các thành viên hợp danh có thể
có thành viên góp vốn.
Page 1
Bài tập học kỳ thương mại Việt Nam 1
- Chế độ trách nhiệm trong công ty: Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu
trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên
góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn
cam kết góp vào công ty.
- Tư cách pháp nhân: Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được
cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Công ty hợp danh không được phát hành bất kì chứng khoán nào.
Như vậy, công ty hợp danh phải có ít nhất hai thành viên hợp danh cùng nhau
liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của công ty. Ngoài các thành
viên hợp danh còn có thể có thành viên góp vốn. Như vậy, theo pháp luật Việt
Nam,không có sự phân định rõ ràng về công ty hợp danh thông thường hay công ty
hợp danh hữu hạn mà loại hình công ty này đang được gộp chung với cái tên duy
nhất là “công ty hợp danh”.
Công ty hợp danh ở Việt Nam có thể chỉ có một loại thành viên duy nhất là
thành viên hợp danh, trong trường hợp này phải có tối thiểu hai thành viên hợp
danh thì công ty hợp danh mới được coi là thành lập hợp pháp. Ngoài ra, công ty
hợp danh có thể bao gồm cả thành viên hợp danh và thành viên góp vốn, trường
hợp này pháp luật cũng chỉ quy định số lượng thành viên hợp danh tối thiểu là hai
thành viên mà không quy định số lượng thành viên góp vốn. Đặc điểm này cho
thấy sự khác biệt giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật một số nước trên thế giới.
Tại một số quốc gia, công ty hợp danh chỉ được hiểu là hợp danh thông thường
(hợp danh tuyệt đối), tức là loại hình công ty mà chỉ có một loại thành viên là
thành viên hợp danh và các thành viên hợp danh này đều chịu chung một chế độ
trách nhiệm vô hạn về các nghĩa vụ của công ty. Ngay tại một số nước Đông Nam
Á, công ty hợp danh được chia rõ làm hai loại: một là, công ty hợp danh trong đó

tất cả các thành viên chịu trách nhiệm vô hạn(hợp danh thông thường); hai là, hợp
danh hữu hạn – công ty bao gồm những thành viên chịu trách nhiệm vô hạn, có
quyền quản lý, điều hành công ty và thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn không có
quyền quản lý, điều hành công ty.
Luật doanh nghiệp 2005 của Việt Nam gộp hai loại hình công ty hợp danh
thông thường (hợp danh tuyệt đối) và công ty hợp danh hữu hạn làm một với tên
gọi chung là công ty hợp danh.
Page 2
Bài tập học kỳ thương mại Việt Nam 1
Như vậy, có thể thấy khái niệm công ty hợp danh theo luật doanh nghiệp 2005
của Việt Nam có nội hàm khái niệm công ty đối nhân theo pháp luật các nước. Với
quy định về công ty hợp danh, luật doanh nghiệp 2005 đã ghi nhận sự tòn tại của
các công ty đối nhân ở Việt Nam.
2. Quy chế thành viên
2.1.Thành viên hợp danh:
* Điều kiện để trở thành viên hợp danh
Theo quy định tại điểm b khoản 1 điều 130 luật doanh nghiệp thì các công ty
hợp danh phải có ít nhất hai thành viên hợp danh.
Như vậy, thành viên hợp danh của công ty hợp danh theo pháp luật Việt Nam
chỉ có thể là cá nhân. Điều này khác với các quy định của một số nước như Anh,
Pháp, Mỹ thì thành viên hợp danh có thể là cá nhân hoặc pháp nhân.
Theo nghị định số 03/NĐ – CP ngày 3/2/2000 hướng dẫn thi hành một ssoo
điều của luật doanh nghiệp 1999 thì thành viên hợp danh không những phải là cá
nhân mà còn có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp.
Nhưng hiện nay theo luật doanh nghiệp 2005 chỉ đòi hỏi thành viên hợp danh là
cá nhân, không nhất thiết phải có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp. Tuy
nhiên đối với một số ngành nghề nhất định thì pháp luật cũng đòi hỏi thành viên
hợp danh phải có chứng chỉ, các bằng cấp và uy tín nhất định mới được quyền
thành công ty hợp danh, như lĩnh vực tư vấn pháp lý, khám chữa bệnh
Xuất phát từ vai trò quan trọng của thành viên hợp danh đối với công ty hợp

danh cùng với chế độ trách nhiệm vô hạn của loại thành viên này, Điều 133 luật
danh nghiệp năm 2005 đã quy đinh một số hạn chế đối với quyền của thành viên
hợp danh:
“1. Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành
viên hợp danh của công ty hợp danh khác, trừ trường hợp được sự nhất trí của các
thành viên hợp danh còn lại.
2. Thành viên hợp danh không được quyền nhân danh cá nhân hoặc nhân danh
người khác thực hiện kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty đó để
tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
Page 3
Bài tập học kỳ thương mại Việt Nam 1
3. Thành viên hợp danh không được quyền chuyển một phần hoặc toàn bộ phần
vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu không được sự chấp thuận của
các thành viên hợp danh còn lại.”
* Về chế độ trách nhiệm
Theo quy định tại điểm b khoản 1 điều 133 luật dianh nghiệp 2005, thành viên
hợp danh phải là cá nhân, chịu tách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các
nghĩa vụ của công ty. Trách nhiệm tài sản của các thành viên hợp danh đối với các
nghĩa vụ của công ty là trách nhiệm vô hạn liên đới. Chủ nợ có quyền yêu cầu bất
kỳ thành viên hợp danh nào thanh toán các khaonr nợ của công ty đối với chủ nợ.
Mặt khác, các thành viên hợp danh phải dùng toàn bộ tài sản của mình (tài sản đầu
tư vào kinh doanh và tài sản dân sự) chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty.
Ngay cả khi đã chấm dứt tư cách thành viên công ty hợp danh thì trong thời hạn
hai năm, thành viên hợp danh vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài
sản của mình đối với các chủ nợ của công ty đã phát sinh trước ngày châm dứt tư
cách thành viên ( khoản 5 điều 138 Luật doanh nghiệp năm 2005). Tư cách thành
viên công ty của thành viên hợp danh chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
Thành viên chết hoặc bị tòa án tuyên bố là đã chết, mất tích, hạn chế hoặc mất
năng lực hành vi dân sự.
Tự nguyện rút khỏi công ty hoặc bị khai trừ khỏi công ty. Khi tự nguyện rút

khỏi công ty hoặc bị khai trừ khỏi công ty, trong thời hạn hai năm kể từ ngày chấm
dứt tư cách thành viên, thành viên hợp danh vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm về
các nghĩa vụ của công ty đã phát sinh trước khi đăng kí việc chấm dứt tư cách
thành viên đó với cơ quan đăng kí kinh doanh.
Theo điều 139 Luật doanh nghiệp 2005 thì quá trình hoạt động, công ty hợp
danh có quyền tiếp nhận thêm thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn. Việc
tiếp nhận them thành viên phải được hội đồng thành viên chấp thuận. Thành viên
hợp danh mới được tiếp nhận vào công ty phải cùng liên đới chịu trách nhiệm bằng
toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty
( trừ trường hợp có thỏa thuận khác).
* Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh
Trong quá trình hoạt động, các thành viên hợp danh được hưởng những quyền
cơ bản, quan trọng của công ty đồng thời phải thực hiện những nghĩa vụ tương
xứng để bảo vệ quyền lợi của công ty và những người liên quan. Theo điều 134
Page 4
Bài tập học kỳ thương mại Việt Nam 1
Luật doanh nghiệp 2005 quy định về quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh.
Theo đó, thành viên hợp danh có quyền cơ bản của một chủ sở hữu, là người đại
diện theo pháp luật của công ty, có thể nhân danh công ty kí kết, thực hiện các hợp
đồng mà không cần phải thông báo trước với các thành viên khác. Như vây, thành
viên hợp danh có quyền độc lập trong khả năng tiến hành kinh doanh.
Đồng thời thành viên hợp danh phải thực hiện các nghĩa vụ và chịu các ràng
buộc pháp lý nhất định. Các thành viên hợp danh không nhân danh chính mình, tổ
chức, cá nhân khác kí kết những hợp đồng liên quan tới lĩnh vực kinh doanh của
công ty. Thành viên hợp danh muốn chuyển phần vốn góp của mình ra ngoài phải
được sự đồng ý của các thành viên khác vì công ty hợp danh là công ty đối nhân,
chỉ quan tâm đến yếu tố nhân thân của thành viên.
2.2.Thành viên góp vốn
* Điều kiện trở thành thành viên góp vốn
Công ty hợp danh có thể có thể có thành viên góp vốn. Thành viên có thể là cá

nhân hoặc tổ chức.
Như vậy, theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2005 thì công ty hợp danh
không bắt buộc phải có thành viên góp vốn, thành viên góp vốn có thể có hoặc
không có.
Khác với thành viên hợp danh, thành viên góp vốn không nhất thiết phải là cá
nhân, các tổ chức cũng có thể trở thành thành viên góp vốn trong công ty hợp
danh.
Không giống với thành viên hợp danh, Luật doanh nghiệp năm 2005 không quy
định một số hạn chế đối với quyền của thành viên góp vốn khi muốn trở thành
thành viên của công ty hợp danh, thành viên góp vốn không nhất thiết phải có trình
độ chuyên môn.
* Về chế độ chịu trách nhiệm
Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong
phạm vi số vốn đã góp vào công ty (điểm c khoản 1 điều 130 luật doanh nghiệp
năm 2005). Là thành viên của công ty đối nhân nhưng thành viên góp vốn hưởng
chế độ trách nhiệm tài sản như một thành viên của công ty đối vốn. Đây chính là lí
do cơ bản dẫn đến thành viên góp vốn có thân phận pháp lý khác với thành viên
hợp danh.
Page 5
Bài tập học kỳ thương mại Việt Nam 1
Như vậy, giới hạn trách nhiệm của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh
giống giới hạn trách nhiệm của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, đó là chịu
trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.
Về giới hạn trách nhiệm của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh theo
luật doanh nghiệp 2005 đang có sự mâu thuẫn giữa điểm c khoản 1 điều 130 với
khoản 3 điều 131 và khoản 2 điều 140.
Tại điểm c khoản 1 điểu 130 luật doanh nghiêp 2005 quy định: thành viên góp
vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn góp đó
vào công ty. Tuy nhiên khoản 3 điều 131 luật doanh nghiệp 2005 lại quy định:
trường hợp có thành viên góp vốn không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết

góp vào công ty thì số vốn chưa góp đủ được coi là khoản nợ của các thành viên
với công ty. Tại điểm a điều 140 Luật doanh nghiệp 2005 cũng xác định, thành
viên góp vốn chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công
ty trong phạm vi số vốn góp đã cam kết góp.
Như vậy, quy định về vấn đề trách nhiệm cảu các thành viên góp vốn tại điểm c
khoản 1 điều 130 luật doanh nghiệp 2005 đã không nhất quán với khoản 3 điều 131
và điểm a khoản 2 điều 140 luật doanh nghiệp 2005. Khi có sự mâu thuẫn giữa các
điều luật như vậy cần áp dụng quy định nào của pháp luật ( những điều luật nào
được ưu tiên áp dụng?). Một trong những nguyên tắc áp dụng pháp luật là luật
riêng, luật chuyên ngành được ưu tiên áp dụng, chỉ những gì luật riêng, luật chuyên
ngành không quy định mới áp dụng quy định chung của pháp luật. Theo logic đó,
quy định tại khoản 3 điều 131 và điểm a khoản 2 điều 140 luật doanh nghiệp 2005
là những quy định riêng, cụ thể về trách nhiệm, nghĩa vụ của thành viên góp vốn
cần ưu tiên áp dụng trước quy định tại điểm c khoản 1 điều 130 luật doanh nghiệp
2005. Điều 130 là những điều khoản cụ thể hơn về vốn, về quyền và nghĩa vụ của
thành viên góp vốn.
2.3. Quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn
Bên cạnh những thuận lợi được hưởng từ chế độ trách nhiệm hữu hạn, thành
viên góp vốn bị hạn chế những quyền cơ bản của một thành viên công ty. Thành
viên góp vốn không được tham gia quản lý công ty, không được hoạt động kinh
doanh nhân danh công ty. Pháp luật nhiều nước còn quy định nếu thành viên góp
vốn hoạt động kinh doanh nhân danh công ty thì sẽ bị mất quyền chịu trách nhiệm
hữu hạn về các khoản nợ của công ty.
Page 6
Bài tập học kỳ thương mại Việt Nam 1
Ngoài đặc điểm trên thì thành viên góp vốn cũng có một số quyền và nghĩa vụ
khác được quy định tại điều 140 luật doanh nghiệp 2005, như: quyền tham gia họp,
thảo luận và biểu quyết tại Hội đồng thành viên về việc sửa đổi, bổ sung điều lệ
công ty, sửa đổi, bổ sung các quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn, về tổ
chức và giải thể công ty; được chia lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ vốn góp, quyền

được cung cấp thông tin về tình hình sản xuất và kết quả kinh doanh của công ty…
Ngoài ra thành viên góp vốn cũng được quyền chuyển nhượng phần vốn góp của
mình tại công ty cho người khác mà không phải chịu quy chế quản lý khắt khe như
đối với thành viên hợp danh.
3. Tư cách pháp lý của công ty hợp danh
Theo quy định tại khoản 2 điều 130 luật doanh nghiệp 2005 thì: “Công ty
hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh
doanh”.
Đặc điểm này thể hiện điểm mới của Luật doanh nghiệp 2005 so với luật
doanh nghiệp 1999. Luật doanh nghiệp 1999 không công nhận tư cách pháp nhân
của công ty hợp danh.
Tuy nhiên, việc thừa nhận công ty hợp danh có tư cách pháp nhân, trong khi
vẫn quy định loại hình công ty này có ít nhất hai thành viên hợp danh liên đới chịu
trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của công ty là không nhất quán với quy định
của Bộ luật dân sự 2005 về pháp nhân.
Theo khoản 3 điều 84 BLDS 2005 thì pháp nhân không những phải có tài
sản độc lập với cá nhân, tổ chức mà pháp nhân còn phải chịu trách nhiệm bằng tài
sản đó (tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình). Ngoài ra, khoản 3 điều 90
BLDS 2005 còn quy định, thành viên của pháp nhân không chịu trách nhiệm dân
sự thay cho pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện.
Mặc dù công ty hợp danh vẫn có sự độc lập về tài sản (tài sản của công ty
vẫn tách bạch với tài sản của các thành viên công ty), nhưng với những xem xét
nêu trên đã cho thấy, việc thừa nhận công ty hợp danh có tư cách pháp nhân trong
luật doanh nghiệp 2005 vẫn quy định loại hình công ty này có ít nhất hai thành
viên hợp danh liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của công ty hoàn
toàn không phù hợp với quy định tại khoản 3 điều 84 cũng như khoản 3 điều 93
BLDS 2005.
4. Vấn đề vốn trong công ty hợp danh
Page 7
Bài tập học kỳ thương mại Việt Nam 1

4.2. Vấn đề huy động vốn trong công ty hợp danh
Theo khoản 3 điều 130 Luật doanh nghiệp 2005 quy định: “Công ty hợp danh
không được phát hành bất kì loại chứng khoán nào”.
Theo quy định trên thì công ty hợp danh không được phép phát hành bất kì loại
chứng khoán nào. Câu hỏi đặt ra ở đây là quy định như vậy liệu đã hợp lí chưa và
xuất phát từ lí do nào mà pháp luật quy định vậy?
Trên thực tế ta thấy phát hành chứng khoán là một phương thức giúp cho doanh
nghiệp có khả năng huy động vốn cũng như nâng cao tiềm lực và doanh thu cho
doanh nghiệp mình. Thị trường chứng khoán đã trở thành sân chơi chung và phổ
biến cho các doanh nghiệp cũng như các nhà đầu tư.
Theo luật doanh nghiệp 2005 thì hầu hết các doanh nghiệp có tư cách pháp
nhân đều được phát hành những lại chứng khoán nhất định: công ty cổ phần được
phát hành các loại chứng khoán để huy động vốn; công ty TNHH một thành viên
và hai thành viên trở lên chỉ không được phát hành cổ phần – tức là các công ty
TNHH vẫn có thể phát hành trái phiếu. Như vậy, những công ty này cũng như
công ty hợp danh đều có tưu cách pháp nhân nhưng chỉ có công ty hợp danh là
không được phát hành bất kì loại chứng khoán nào. Công ty hợp danh chỉ khác các
doanh nghiệp ở điểm cơ bản là chế độ chịu trách nhiệm vô hạn của những thành
viên hợp danh và mang tính chất đóng, hạn chế tiếp nhận thành viên hợp danh.
Nhưng đây không phải là lí do hợp lí để quy định cho công ty hợp danh không
được phát hành bất kì loại trái phiếu nào. Chứng khoán có thể là cổ phiếu hoặc trái
phiếu. Người mua cổ phiếu tức là cổ đông, còn người mau trái phiếu trở thành chủ
nợ của công ty, không có quyền tham gai quản lý công ty, không phải là thành viên
công ty. Do đó, việc phát hành trái phiếu để huy động vốn cũng không ảnh hưởng
đến tính chất đóng, hạn chế tiếp nhận thành viên của công ty hợp danh. Hơn nữa,
từ góc độ bảo vệ quyền lợi của những người đầu tư mua trái phiếu thì chế độ chịu
trách nhiệm liên đới và vô hạn của các thành viên hợp danh trong công ty là một an
toàn pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.
4.3. Vấn đề chuyển nhượng vốn góp trong công ty hợp danh
Vấn đề chuyển nhượng phần vốn góp cũng có sự khác nhau giữa thành viên

hợp danh và thành viên góp vốn. Trong công ty hợp danh, phần vốn góp của thành
viên hợp danh thường gắn với nhân thân của họ, do vậy việc chuyện nhượng loại
vốn góp của thành viên này tương đối khó khăn. Tuy nhiên, pháp luật vẫn cho
Page 8
Bài tập học kỳ thương mại Việt Nam 1
phép thành viên hợp danh được quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần
vốn góp của mình tại công ty nếu được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh
còn lại ( khoản 3 điều 133 Luật doanh nghiệp 2005). Quy định này là hoàn toàn
phù hợp với tính chất đối nhân tương đối của công ty hợp danh Việt Nam đồng
thời mở rộng quyền tự do kinh doanh, tự do chuyển đổi môi trường đầu tư có lợi
hơn cho các thành viên hợp danh. Đối với phần vốn góp của thành viên góp vốn thì
được tự do chuyển nhượng vì việc chuyển nhượng này không làm thay đổi tính
chất cũng như bộ máy quản lí của công ty.
5. Quản lý công ty hợp danh
Cơ quan quản lí cao nhất của công ty hợp danh chính là Hội đồng thành
viên. Tuy nhiên, cơ cấu hội đồng thành viên đã có sự thay đổi so với quy định
trước đây của pháp luật về công ty hợp danh. Theo nghị định 03/200/NĐ – CP của
chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp 1999 thì Hội
đồng thanh viên trong công ty hợp danh chỉ bao gồm các thành viên hợp danh, các
thành viên góp vốn không có quyền tham gia vào cơ quan quản lí có quyền quyết
địn cao nhất. Đến luật doanh nghiệp 2005, cơ cấu của hội đồng thành viên đã được
mở rộng hơn, bao gồm tất cả accs thành viên (khoản 1 điều 135 Luật doanh nghiệp
2005). Tuy nhiên, xét về bản chất thì Hội đồng thành viên của công ty hợp danh
không giống với Hội đồng thành viên trong công ty trách hữu hạn. Các thành viên
của hội đồng thành viên trong công ty TNHH đều có quyền tham gia thảo luận,
biểu quyết các vấn đề của công ty. Ở công ty hợp danh, các thành viên hợp danh có
quyền thảo luận, biểu quyết mọi vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành
viên. Đối với thành viên góp vốn, tuy được tham gia vào cơ quan quản lí của công
ty nhưng thực chất không có quyền quản lí, điều hành công ty mà chỉ được tham
gia thảo luận và biểu quyết những vấn đề về sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty; sửa

đổi bổ sung các quyền, nghĩa vụ của thành viên góp vốn về tổ chức lại, giải thể
công ty và các vấn đề khác của điều lệ có liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ
của họ (điểm a khoản 1 điều 140 Luật doanh nghiệp 2005).
Như vậy, việc quản lí, giám sát nội bộ cũng như cơ chế điều hành của công
ty hợp danh về thực chất đều nằm trong tay các thành viên hợp danh. Tuy luật quy
định cho phép thành viên góp vốn cũng được tham gai vào Hội đồng thành viên –
cơ quan có quyền quyết định cao nhất của công ty hợp danh – nhưng thực chất việc
quyết định các vấn đề của công ty lại thuộc về thành viên hợp danh thông qua
những quy định về tỉ lệ thiểu số thành viên hợp danh biểu quyết các vấn đề của
Page 9
Bài tập học kỳ thương mại Việt Nam 1
công ty. Thành viên góp vốn chỉ có quyền tham gia thảo luận và biểu quyết một số
vấn đề gắn với quyền và lợi ích trực tiếp của mình mà không có quyền quản lí và
điều hành công ty.
6. Giải thể công ty hợp danh
6.1.Các trường hợp giải thể
Theo quy định tại điều 157 Luật doanh nghiệp 2005 thì công ty hợp danh có
thể bị giải thể trong các trường hợp sau:
Thứ nhất, Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không
có quyết định gia hạn;
Thứ hai, Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân;
của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của Hội đồng thành viên,
chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của Đại hội đồng cổ đông
đối với công ty cổ phần;
Thứ ba, Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của
Luật này trong thời hạn sáu tháng liên tục;
Thứ tư, Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
6.2. Thủ tục giải thể doanh nghiệp
Quy định tại điều 158 Luật doanh nghiệp 2005, bao gồm các bước sau:
Bước 1: thông qua quyết định giải thể công ty.

Bước 2: thanh lí tài sản công ty.
Bước 3: gửi quyết định giải thể và thông báo giải thể
Bước 4: thanh toán nợ công ty.
Bước 5: cơ quan đăng kí kinh doanh nhận hồ sơ đầu đủ về giải thể doanh
nghiệp từ đại diện theo pháp luật của công ty hợp danh và xóa tên công ty hợp
danh trong sổ đăng kí kinh doanh.
II. Giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về công ty hợp
danh
Qua việc bình luận về công ty hợp danh ta thấy được những bất cập, hạn chế
nhất định của luật doanh nghiệp 2005 khi quy định về loại hình công ty này. Trên
Page 10
Bài tập học kỳ thương mại Việt Nam 1
cơ sở đó, em xin đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của luật
dianh nghiệp 2005 về công ty hợp danh như sau:
Thứ nhất, để đảm bảo sự nhất quán, không mâu thuẫn các điều luật cần sửa
đổi điểm c điều 130 LDN theo hướng: “thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về
các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty”.
Thứ hai, cần sửa đổi bổ sung quy định của Bộ luật Dân sự 2005 về pháp
nhân theo hướng: “thành viên của pháp nhân không chịu tách nhiệm dân sự thay
cho pháp nhân đối với các nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện, trừ
trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác”. Như vậy mới đảm bảo
tính thống nhất trong pháp luật Việt Nam, phù hợp với tư duy pháp lý hiện đại
trong điều kiện hội nhập, đồng thời tạo được vị thế của công ty hợp danh theo pháp
luật Việt Nam trên trường quốc tế, vừa phù hợp với xu thế lập pháp của các quốc
gia trên thế giới hiện nay đó là thừa nhận công ty hợp danh là một pháp nhân.
Thứ ba, cần phân chia rõ hai loại hình công ty hợp danh và số lượng thành
viên hợp danh tối thiểu. Để pháp luật được rõ ràng hơn, phù hợp với quy định
chung về công ty hợp danh thời kì đa dạng hóa loại hình kinh doanh, đồng thời
phân định rõ hai loại hình của công ty hợp danh là: hợp danh thông thông thường –
chỉ có thành viên hợp danh; công ty hợp danh có cả thành viên hợp danh và thành

viên góp vốn
Thứ tư, cần quy định cụ thể hơn về quyền của thành viên góp vốn trong việc
quyết định một số vấn đề của công ty hợp danh. Với các quy định của LDN 2005
thì các quyền của thành viên góp vốn trong công ty chỉ mang tính hình thức nhất là
trong hoạt động tham gia quản lí và điều hành công ty. Quy định về thể thức, cách
thức biểu quyết thông qua các vấn đề của công ty.
Thứ năm, cần cho phép công ty hợp danh được quyền phát hành trái phiếu
để thu hút vốn đầu tư. Quy định như vậy vừa đảm bảo tính công bằng cho các loại
hình công ty với các loại hình doanh nghiệp khác trong việc tăng kênh huy động
vốn. Đồng thời đảm bảo tính hợp lý của ác quy định pháp luật về doanh nghiệp với
các quy định của pháp luật chứng khoán.
Page 11
Bài tập học kỳ thương mại Việt Nam 1
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật thương mại 1, trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Tư pháp,
năm 2006.
2. Luật thương mại Việt Nam 2005
3. Bộ luật dân sự Việt Nam 2005
4. Tài liệu tham khảo tại trang Web:
- Chinhphu.org.com.vn
- Tailieuso.com
- Tailieu.com. vn
Page 12
Bài tập học kỳ thương mại Việt Nam 1
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
NỘI DUNG CHÍNH
I. Bình luận các quy định của luật doanh nghiệp 2005 về công ty hợp danh
1. Khái niệm công ty hợp danh
2. Quy chế thành viên

3. Tư cách pháp lý của công ty hợp danh
4. Vấn đề vốn trong công ty hợp danh
5. Quản lý công ty hợp danh
6. Giải thể công ty hợp danh
II. Giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về công ty hợp
danh
Page 13

×