Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

lập phương án kinh doanh xuất khẩu mặt hàng cá tra phile đông lạnh của công ty cổ phần hùng vương khi nhận được đơn đặt hàng từ đối tác mỹ và nga

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.3 KB, 51 trang )

Thiết kế môn học Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương
Lời mở đầu
Trong xu hướng quốc tế hóa nền kinh tế thế giới với cuộc cách mạng
khoa học kỹ thuật - công nghệ phát triển liên tục không ngừng, đã gây nên sự
biến đổi sâu sắc về kinh tế của mỗi quốc gia, trong tất cả mọi lĩnh vực, nền kinh
tế thế giới đang dần trở thành một chỉnh thể thống nhất, trong đó mỗi quốc gia
là một bộ phận có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Điều đó đặt ra một vấn đề
tất yếu khách quan: mỗi quốc gia phải mở cửa ra thị trường thế giới và chủ
động tham gia vào phân công lao động quốc tế và khu vực nhằm phát triển nền
kinh tế của mình, tránh bị tụt hậu so với các nước khác. Xét riêng về lĩnh vực
ngoại thương, thông qua 2 nghiệp vụ chính là xuất khẩu và nhập khẩu, là tiền đề
để phát triển nền kinh tế, tăng nguồn thu về mọi mặt, đẩy mạnh quá trình công
nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, ngoại thương luôn được đẩy mạnh trong
nền kinh tế các nước trên thế giới.
Hòa chung vào dòng chảy của hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã và
đang xây dựng cho mình một thương hiệu riêng về các mặt hàng trên thương
trường quốc tế, xuất khẩu những mặt hàng mà đất nước có lợi thế tương đối
(những mặt hàng xuất khẩu truyền thống: hàng nông lâm thuỷ sản, khoáng sản,
nhiên liêụ và hàng dệt may). Trong đó thuỷ sản không chỉ là một trong những
mặt hàng xuất khẩu lớn của đất nước mà còn giữ vai trò quan trọng trong cơ
cấu tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam và góp phần quan trọng trong việc
giải quyết công ăn việc làm cho hàng triệu ngư dân và đảm bảo an ninh xã hội
cho đất nước cũng như góp phần thỏa mãn nhu cầu thực phẩm ngày càng tăng
của thị trường nội địa.
Nhận thấy tầm quan trọng ấy, Công ty cổ phần Hùng Vương đã tiến hành
hoạt động và đi vào sản xuất kinh doanh mặt hàng thủy sản. Qua hơn 5 năm
Sinh viên: Nguyễn Thư Ngọc Trang 1
Lớp: Kinh tế ngoại thương K13B
Thiết kế môn học Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương
hoạt động, với lĩnh vực chính là chế biến và xuất khẩu mặt hàng thủy sản cá tra/
basa - một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, công ty đã


đem lại nguồn thu lớn cho doanh nghiệp nói riêng và đất nước nói chung dựa
vào nguồn cung tiềm năng trong nước với nhiều thị trường tiêu thụ lớn trên thế
giới và sự ưu đãi của nhà nước. Với phương châm hoạt động theo xu hướng
phát triển của đất nước và thế giới, đi sâu vào hoạt động kinh doanh xuất khẩu,
việc tìm hiểu kĩ phương án kinh doanh là vô cùng cần thiết bởi lập phương án
kinh doanh là bước khởi đầu quan trọng cho việc thực hiện các hoạt động xuất
nhập khẩu (XNK) của doanh nghiệp. Nó là một tiền đề quan trọng để công ty
cũng như các cấp, các ngành, các bộ phận có liên quan ( ngân hàng, doanh
nghiệp khác ) nghiên cứu để xem xét tính khả thi của phương án đó từ đó đi
tới quyết định việc đầu tư hay không đầu tư cho phương án đó. Nhận thấy
phương án kinh doanh có ý nghĩa rất quan trọng và to lớn đối với hoạt động đầu
tư vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là một phần quan trọng trong kế
hoạch sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đơn vị và có ảnh hưởng to lớn
đến hoạt động của tổng công ty, trong quá trình học tập nghiên cứu với sự giúp
đỡ của các thầy cô, em xin tiến hành làm bài thiết kế : lập phương án kinh
doanh xuất khẩu mặt hàng cá tra phile đông lạnh của công ty cổ phần Hùng
Vương khi nhận được đơn đặt hàng từ đối tác Mỹ và Nga.
Phần I. Những cơ sở để lập phương án xuất khẩu
Sinh viên: Nguyễn Thư Ngọc Trang 2
Lớp: Kinh tế ngoại thương K13B
Thiết kế môn học Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương
Chương 1. Cơ sở pháp lý để lập phương án xuất khẩu
1.1/ Luật thương mại năm 2005
+ Căn cứ Luật thương mại 2005 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
quy định các quyền hạn và trách nhiệm pháp lý về kinh doanh thương mại quốc
tế.
+ Căn cứ nghị định số 12/2006/NĐ - CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 quy định
chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và
các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.
Trích khoản 1 Điều 3: Quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu

1. Đối với thương nhân Việt Nam không có vốn đầu tư trực tiếp của nước
ngoài (dưới đây gọi tắt là thương nhân):
Trừ hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu,
hàng hóa thuộc Danh mục cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, thương nhân
được xuất khẩu nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký
kinh doanh.
Chi nhánh thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo ủy
quyền của thương nhân.
Điều 4. Thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu
1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân muốn
xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép của Bộ Thương mại hoặc các Bộ quản
lý chuyên ngành.
2. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải bảo đảm các quy định liên quan
về kiểm dịch động thực vật, an toàn vệ sinh thực phẩm và tiêu chuẩn, chất
lượng, phải chịu sự kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành
trước khi thông quan.
Sinh viên: Nguyễn Thư Ngọc Trang 3
Lớp: Kinh tế ngoại thương K13B
Thiết kế môn học Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương
3. Các hàng hóa khác không thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng
xuất khẩu, hàng hoá cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu và các hàng hóa
không thuộc quy định tại các khoản 1, 2 Điều này, chỉ phải làm thủ tục thông
quan tại Hải quan cửa khẩu.
1.2/ Hải quan
+ Luật Hải quan sửa đổi năm 2005.
+ Nghị định 154/2005/NĐ - CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định chi
tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải
quan.
+ Thông tư số 79/2009/TT - BTC ngày 20/4/2009 của Bộ Tài chính Hướng dẫn
về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
+ Quyết định 1171/QĐ - TCHQ ngày 16/5/2009 của Tổng cục Hải quan về việc
ban hành quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
thương mại.
+ Quyết định 1257/QĐ - TCHQ ngày 04/12/2001 v/v ban hành mẫu tờ khai hải
quan hàng hóa XK, NK, giấy thông báo thuế và quyết định điều chỉnh thuế.
1.3/ Điều kiện kinh doanh chuẩn về giao nhận
Sinh viên: Nguyễn Thư Ngọc Trang 4
Lớp: Kinh tế ngoại thương K13B
Thiết kế môn học Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương
Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ xuất khẩu, công ty còn dựa trên điều
kiện kinh doanh chuẩn về giao nhận do hiệp hội giao nhận Việt Nam đề ra gồm
44 đề mục với 8 phần là :
+ Những quy tắc chung
+Định nghĩa
+ Nghĩa vụ của công ty
+Nghĩa vụ của khách hàng
+ Thực hiện hợp đồng
+Quyền cầm giữ hàng hóa
+ Khiếu nại và trọng tài
+Quyền tài phán và luật áp dụng
1.4/ Kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty năm 2011
a/ Giới thiệu về công ty cổ phần Hùng Vương
Hùng Vương là doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra, basa với 5 nhà
máy chế biến thuỷ hải sản trực thuộc. Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu của
Hùng Vương đạt 185 triệu USD. Hùng Vương hiện là một trong những doanh
nghiệp xuất khẩu cá tra fillet đông lạnh lớn vào thị trường châu Âu và Trung
Mỹ, hệ thống nuôi trồng thuỷ sản của công ty đã được công nhận hợp chuẩn các
hệ thống quản lý chất lượng Safe Quality Food 1000 (SQF 1000) và được người
tiêu dùng bình chọn là Hàng Việt Nam chất lượng cao trong nhiều năm liền.

Hiện nay, các sản phẩm của công ty được xuất khẩu vào nhiều nước trên thị
trường EU, Hoa Kỳ, Úc …
Sinh viên: Nguyễn Thư Ngọc Trang 5
Lớp: Kinh tế ngoại thương K13B
Thiết kế môn học Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương
- Tên công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN HÙNG VƯƠNG
- Tên giao dịch quốc tế : Hung Vuong Corporation
- Tên ngắn gọn : HV corp
- Vốn điều lệ : 659.980.730.000 VND
- Giấy phép đăng ký kinh doanh : số 5303000053; thay đổi lần 8 ngày
21/06/2010.
- Ngành nghề kinh doanh :
+ Chế biến, xuất khẩu thủy sản
+ Kinh doanh kho lạnh
- Ban lãnh đạo công ty :
+ Dương Ngọc Minh Chủ tich Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám
đốc
+ Lê Kim Phụng Phó Tổng giám đốc kinh doanh
+ Lê Nam Thành Phó Tổng giám đốc
+ Nguyễn Quốc Thái Phó Tổng giám đốc
- EU code : DL 308, DL 386, DL 21, DL 27, DL 36, DL 460, DL 60, DL
518, DL 07, DL 08, DL09, DL 360.
- Nhân sự : Hơn 17.000 lao động
- Giấy chứng nhận về chất lượng : Golbal Gap, HACCP, BRC, IFS, GMP,
ISO 9001:2008, ISO 2200:2005, HALAL
- Thị trường - xuất khẩu: Châu Âu, Đông Âu, Brazil, Mexico, Úc, Mỹ,
Trung Đông và các nước Châu Á
- Địa chỉ : Lô 44 khu công nghiệp Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, Việt Nam
- Email :
- Website : www.hungvuongpanga.com

Sinh viên: Nguyễn Thư Ngọc Trang 6
Lớp: Kinh tế ngoại thương K13B
Thiết kế môn học Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương
- Điện thoại : + 84 (73) 385-4245;
+ 84 (73) 385-4246
- Fax : + 84 (73) 385-4248
- Văn phòng đại diện tại TP Hồ Chí Minh :
+ Địa chỉ : 144 Châu Văn Liêm – Phường 11 – Quận 5 – TP. Hồ Chí
Minh - Việt Nam
+ Điện thoại : + 84 (08) 385-36052;
+ 84 (08) 3853 6330
+ Fax : + 84 (08) 385-36051
- Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh: Số 1600680398 do Sở kế hoạch
và đầu tư tỉnh Tiền Giang cấp ngày 24/06/2010. (Đăng ký thay đổi lần 2)
- Mã số thuế: 1600680398
b/ Hoạt động chính của công ty
Chế biến và xuất khẩu là hoạt động chính của công ty. Sơ lược quy trình
chế biến cá tra, basa Fillet đông lạnh tại nhà máy :
Bước 1: Tiếp nhận nguyên liệu Bước 7 : Phân loại, cỡ, cân
Bước 2 : Cắt tiết Bước 8 : Chạy băng chuyền
Bước 3 : Fillet Bước 9 : Chờ đông – Cấp đông
Bước 4 : Lạng da Bước 10: Bao gói – Đóng thùng
Bước 5 : Định hình Bước 11: Bảo quản
Bước 6 : Kiểm tra sinh trùng

c/ Kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh
Sinh viên: Nguyễn Thư Ngọc Trang 7
Lớp: Kinh tế ngoại thương K13B
Thiết kế môn học Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương
Dựa vào những số liệu nghiên cứu của VASEP/ Hải quan Việt Nam:

Ngành thủy sản là một trong những ngành mũi nhọn của Việt Nam với
tốc độ tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu bình quân duy trì 10% liên tiếp
mười năm trong đó tốc độ phát triển bình quân của xuất khẩu cá tra là 16%/
năm (tính từ 2000).
Theo bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, mặt hàng cá tra, cá ba sa là
những mặt hàng được ưa chuộng trên thế giới, đã vươn lên vị trí thứ 2 trong
tổng kim ngạch xuất khẩu từ 2007 đến 2010. Trong năm 2010, sản lượng xuất
khẩu mặt hàng này là 659,000 tấn với giá trị kim ngạch đạt 1,427 tỷ USD, tăng
7.4% về khối lượng và 5.2 % về giá trị so với năm 2009.
Trong năm 2010, thủy sản Việt Nam đã được xuất khẩu đến 162 thị trường
với sự tham gia của 969 doanh nghiệp. Trong đó thị trường Mỹ đứng đầu về giá
trị nhập khẩu với 971 triệu USD, chiếm khoảng 19,3%tổng giá trị xuất khẩu
thủy sản Việt Nam. Tiếp theo là Nhật Bản 897 triệu USD, chiếm khoảng
17,8%; Hàn Quốc 386 triệu USD…
Sinh viên: Nguyễn Thư Ngọc Trang 8
Lớp: Kinh tế ngoại thương K13B
Thiết kế môn học Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương
Trong năm 2010, Việt Nam đã xuất khẩu 1,353 triệu tấn sản phẩm thủy
sản, đạt 5,043 tỷ USD trong đó cá tra/ basa chiếm ưu thế với 1.44 tỷ USD
tương ứng 28.4%
Thông qua những chỉ số cũng như khả năng của công ty, công ty đề ra
các chỉ tiêu như sau:
1/ Xét về chỉ tiêu cụ thể
Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu kế hoạch
năm 2011
Thực tế năm
2010
Thực tế năm

2009
Doanh thu thuần 2,560,000 1,950,000 1,520,000
Lợi nhuận sau
thuế 120,000 105,000 89,000
Tỷ suất lợi nhuân 40% 32% 28%
Kế hoạch kinh doanh năm 2011, doanh thu dự kiến đạt khoảng 2560 tỷ
đồng, vượt mức lợi nhuận sau thuế khoảng 120 tỷ đồng. Kế hoạch lợi nhuận
năm 2011 đạt mức tăng trưởng khoảng 40% so với năm 2010 căn cứ trên những
thị trường tiềm năng của công ty.
Sinh viên: Nguyễn Thư Ngọc Trang 9
Lớp: Kinh tế ngoại thương K13B
Thiết kế môn học Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương
2/ Về thị trường
Công ty sẽ chú trọng duy trì mối quan hệ lâu dài với những khách hàng
truyền thống như Nhật Bản, EU, Hàn Quốc…Tập trung tăng cường công tác
hậu mãi, dịch vụ chăm sóc khách hàng nhằm củng cố thị trường hiện tại.
Bên cạnh đó cũng có những khách hàng mới tạo sự ổn định và phát triển
bền vững cho việc tiêu thụ sản phẩm của Công ty trong những năm tiếp theo.
Trong năm 2011, Công ty sẽ tiếp tục thực hiện và tăng thêm sản lượng
xuất khẩu vào thị trường Nga. Sau thời gian đầu thực hiện được xác định đây là
thị trường đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm tuy nhiên Công ty sẽ thực hiện
các chính sách phù hợp (thời gian, chất lượng, hậu mãi ) để đảm bảo việc tìm
kiếm lợi nhuận từ thị trường này.
3/ Về nghiên cứu phát triển & đầu tư:
Trong năm 2011, Hùng Vương đang tập trung đầu tư xây dựng nhằm
năng cao hiệu quả kinh doanh. Trong đó, tập trung vào việc nuôi trồng thuỷ sản,
công ty đang đầu tư gần 80 tỷ đồng để xây dựng hệ thống nuôi trồng thuỷ sản
theo mô hình “nuôi cá tra công nghiệp” đáp ứng 30%-40% nhu cầu nguyên liệu
của công ty. Công ty sẽ đầu tư nuôi trồng với hơn 250ha diện tích mặt nước trải
rộng khắp các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Cần Thơ, Sa Đéc, Đồng

Tháp, An Giang với hệ thống ao nuôi được đặt tại những địa thế có nguồn nước
sạch nhất để chất lượng môi trường nuôi luôn đảm bảo theo tiêu chuẩn
GLOBAL GAP và SQF 1000.
Ngoài ra, Hùng Vương sẽ tiến hành liên kết với các hộ nuôi theo dạng
công ty đầu tư 60% nguồn vốn, còn lại 40% sẽ do hộ nuôi trồng đóng góp và
cuối vụ sẽ chia tỷ lệ lãi suất theo phương thức Hùng Vương 40%, hộ nông dân
60%.
Sinh viên: Nguyễn Thư Ngọc Trang 10
Lớp: Kinh tế ngoại thương K13B
Thiết kế môn học Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương
Để phục vụ sản xuất đáp ứng nhu cầu lưu trữ hàng hoá của công ty, nhất
là trong lúc nguồn nguyên liệu không ổn định hoặc thị trường tiêu thụ có biến
động và nhu cầu thuê kho của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất
khẩu thuỷ sản, nông sản… công ty đang đầu tư xây dựng thêm một kho lạnh có
công xuất 30.000 tấn tại Khu công nghiệp Tân Tạo và tiếp tục xây dựng nhà
máy sản xuất với công suất 100 tấn/ngày tại Vĩnh Long, dự kiến đi vào hoạt
động vào tháng 8 năm 2011.
4/ Về tài chính
Công ty sẽ chú trọng vào các giải pháp nhằm nâng cao tỷ suất lợi nhuận
của vốn chủ sở hữu .Công ty sẽ tìm mọi cách để khai thác hiệu quả tối đa nguồn
vốn chủ sở hữu nhằm phát huy tối đa tỷ suất lợi nhuận trên vốn, tăng cường
kiểm soát chi phí nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Đồng thời bên cạnh đó Công ty cũng chuẩn bị sẳn sàng cho các cơ hội
đầu tư có hiệu quả, bền vững trong tương lai.
5/ Về nhân sự và huấn luyện đào tạo
Cải thiện các chính sách đối với nguôn nhân lực của Công ty như: chính
sách đào tạo, đãi ngộ, chính sách động viên khen thưởng đối với đội ngũ nhân
nhân viên có năng lực và các chính sách liên quan đến việc thu hút nguồn nhân
lực có chất lượng cao về phục vụ cho sự phát triển của Công ty.
Trong năm 2011, Công ty sẽ tiếp tục duy trì chương trình nâng cao năng

suất lao động bằng các phương thức như: chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, đặc
biệt là đội ngũ kỹ sư và công nhân kỹ thuật nhất là tìm hiểu, ứng dụng về các
công nghệ mới.
1.5/ Quy định của pháp luật về thanh toán
Sinh viên: Nguyễn Thư Ngọc Trang 11
Lớp: Kinh tế ngoại thương K13B
Thiết kế môn học Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương
+ Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP) được dẫn chiếu
trong thư tín dụng.
UCP- The Uniform Customs and Practice for Documentary Credits :
phiên bản mới nhất là phiên bản UCP600 (sửa đổi lần thứ 6) do ICC
(International Chamber of Commerce: Phòng Thương Mại Quốc Tế) ban hành
ngày 25/10/2006, có hiệu lực vào ngày 01/07/2007. UCP là văn bản pháp lý cơ
sở để ràng buộc các bên tham gia thanh toán bằng phương thức L/C. UCP600
có 39 điều khoản, điều chỉnh tất cả các mối quan hệ của các bên tham gia
nghiệp vụ thanh toán L/C, trách nhiệm và nghĩa vụ bên tham gia trong nghiệp
vụ thanh toán L/C. Quy định cách thức lập và kiểm tra chứng từ xuất trình theo
L/C.
+ Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm tra chứng từ trong
phương thức tín dụng chứng từ (ISBP).
ISBP- International Standard Banking Practice for the Examination of
Documents Under Documentary Credits : dùng để kiểm tra chứng từ theo thư
tín dụng phiên bản số 681, do ICC ban hành năm 2007. Văn kiện này ra đời
nhằm cụ thể hóa những quy định của UCP600, thể hiện sự nhất quán với UCP
cũng như các quan điểm và các quyết định của ủy Ban Ngân Hàng của ICC.
Văn bản này không sửa đổi UCP, mà chỉ giải thích rõ ràng cách thực hiện UCP
đối với những người làm thực tế liên quan đến tín dụng chứng từ.
Chương 2. Cơ sở thực tế
Sinh viên: Nguyễn Thư Ngọc Trang 12
Lớp: Kinh tế ngoại thương K13B

Thiết kế môn học Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương
2.1/ Các đơn chào hàng, hỏi hàng
Công ty nhận được đơn hàng từ Mỹ, đồng thời tiến hành chào hàng ở Nga:
a/ Mỹ
+ Enquiry:
Bigfish Co. Ltd,
4th Floor, 29-05 Charlotte ,
Florida, America
Phone: 850-942-8415
Fax: 850-942-8450
Florida, April 27th, 2011
Enquiry for fish.
The Chairman
Hung Vuong Corporation
Block 44, My Tho Industrial Zone,
Tien Giang Province, Vietnam
Phone: 84 (73) 385-4245
Fax: 84 (73) 385-4248
Dear Sirs,
We learn from the exhibition held in VIETNAM fisheries international
exhibition on April, 10
th
, 2011 that you are the exporter of fisheries. We are
interested in your product- Pangasius Hypophthalmus. So we would like to ask
you to send us your offer for these goods with a detail information. We hope
that we can establish a business relation with you.
Your prompt reply will be appreciated.
Your faithfully,
For Bigfish Co. Ltd
Alice Duncan

Sinh viên: Nguyễn Thư Ngọc Trang 13
Lớp: Kinh tế ngoại thương K13B
Thiết kế môn học Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương
Executive Director.
+ Reply to enquiry from Hung Vuong corporation
Hung Vuong Corporation
Block 44, My Tho Industrial Zone,
Tien Giang Province, Vietnam
Tien Giang, April 27th, 2011
Phone: 84 (73) 385-4245
Fax: 84 (73) 385-4248
About your enquiry on April 27
th
, 2011
Ms Alice Duncan
Executive Director.
Bigfish Co. Ltd,
4th Floor, 29-05 Charlotte ,
Florida, America
Phone: 850-942-8415
Fax: 850-942-8450
Dear Ms Alice Duncan,
Thank you for your enquiry dated 27
th
April, and we are glad to inform
you about our new range of products:
Item No Unit price
(USD/MT)
Quantity
(MT)

Total value
(USD)
Fish fillet yellow meat No 101 3200 60 192,000
Fish fillet white meat No102 3200 90 288,000
Fish fillet chunk or steak No202 3200 70 256,000
Pangasius portions No 203 3200 30 96,000
Total 250 1088,000
Our term of delivery as well as term of payment are given in the booklet
enclosed with the letter.
Sinh viên: Nguyễn Thư Ngọc Trang 14
Lớp: Kinh tế ngoại thương K13B
Thiết kế môn học Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương
We hope that our terms will met your requirements, if any product is of
interest to you, we ask you to send us your formal order immediately.
Enc. 2 pages
Your faithfully,
For hung Vuong Corp,
Mr Duong Ngoc Minh
Chairman
+ Order from Bigfish Co. Ltd:
Bigfish Co. Ltd,
4th Floor, 29-05 charlotte,
Florida, America
Phone: 850-942-8415
Fax: 850-942-8450
Florida, May, 4th, 2011
Order for fish
Mr Duong Ngoc Minh
The Chairman
Hung Vuong Corporation

Block 44, My Tho Industrial Zone,
Tien Giang Province, Vietnam
Phone: 84 (73) 385-4245
Fax: 84 (73) 385-4248
Dear Mr Minh,
After considering thoroughly your products, we find your products are quite
attractive but the prices are also quite higher than those of other firms who have
made us similar offers. And we wonder if we can choose the product No 102
with the conditions as followed:
Sinh viên: Nguyễn Thư Ngọc Trang 15
Lớp: Kinh tế ngoại thương K13B
Thiết kế môn học Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương
Commodity : PANGASIUS FILLETS.
Unit price : 3000 USD/MT – FOB HOCHIMINH port, VIETNAM,
Incoterm 2011.
Quantity : 86 MT
Total : 258,000 USD.
Which includes packing. The price will be valid within 90 days from the
date of this letter.
Payment : to be made by an L/C at sight.
Packing : The goods will be packed in accordance with our standard
export packing methods.
Delivery : No later than 30 days of receiving of your order
If you can accept this price and the term of payment and delivery, we can
negotiate, leading to establish a good business relation and be mutual beneficial.
We are looking forward hearing from you soon.
Your faithfully,
For Bigfish Co. Ltd
Alice Duncan
Executive Director.

b/ Nga
Hung Vuong Corporation
Block 44, My Tho Industrial Zone,
Tien Giang Province, Vietnam
Tien Giang, May 2nd , 2011
Tel: 84 (73) 385-4245
Fax: 84 (73) 385-4248
Sinh viên: Nguyễn Thư Ngọc Trang 16
Lớp: Kinh tế ngoại thương K13B
Thiết kế môn học Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương
Offer for fish
Seafood connection Co. Ltd
Saint-Petersburg,
Chaykovskogo Ulitsa, 50
Russia
Tel: +7 (812) 273-01-84
Fax : +7 (812) 232-80-13
Dear Sirs,
We are very glad to introduce you that we are Hung Vuong Corporation,
one of the largest companies in Viet Nam exporting fisheries around the world.
After 5 years in the industry, our company now completely run the major
function of processing cold storage, and exporting its own finished products.
Seeing that your market is so potential, we would like to establish a long
business relationship with you. We believe we can be perfect partners. And that
is our honor to send you an offer on the price and condition of sales of our
product:
1.Commodity: Pangasius Hypophthalmus
2.Quantity: 80 MT (more or less 10 %)
3.Specification
+ Skinless, Boneless, belly off, fully trimmed, belly flap off, white meat.

+ Product is free of toxines, antibiotics and medicine, pesticides
4.Unit price: USD 3,200 /MT FOB HOCHIMINH port, VIETNAM
( Incoterm 2011)
5.Time of shipment: In September, 2011
6.Payment : By Irrevocable L/C 100% at sight for full contract value in US
Dollar.
Sinh viên: Nguyễn Thư Ngọc Trang 17
Lớp: Kinh tế ngoại thương K13B
Thiết kế môn học Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương
We hope that our terms will meet your requirements. Please send us
your reply before May 10
th
, 2011.
We are looking forward to your first order
Yours faithfully
For hung Vuong Corp,
Mr Duong Ngoc Minh
Chairman
+ Order : Reply from Russia
Seafood connection Co. Ltd
Saint-Petersburg,
Chaykovskogo Ulitsa, 50
Russia
Tel: +7 (812) 273-01-84
Fax : +7 (812) 232-80-13
St Petersburg, May 8th, 2011
Reply the offer for fish
Mr Duong Minh
The chairman
Hung Vuong Corporation

Block 44, My Tho Industrial Zone,
Tien Giang Province, Vietnam
Tel: 84 (73) 385-4245
Fax: 84 (73) 385-4248
Dear Mr Duong Minh,
First of all, thanks for your order of May 2
nd
, 2011.
After studying carefully your offer, we find that this kind of product is
suitable for our market, but the prices are not much competitive compared with
other supplies. We wonder if you could kindly consider reducing the price to
Sinh viên: Nguyễn Thư Ngọc Trang 18
Lớp: Kinh tế ngoại thương K13B
Thiết kế môn học Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương
USD 3000/ MT. If you could come down to this price level we might be able to
order 86 MT. As to other terms and condition, they are quite acceptable to us.
You consideration of this matter and immediate reply would be
appreciated.
Your faithfully,
For Seafood connection Co. Ltd
Mr Vladimirsky Furazni
Managing Director
2.2/ Kết quả tính toán đơn hàng
2.2.1/ Nghiên cứu thị trường nội địa
a/ Nguồn cung
Tính đến hết tháng 12-2010, tổng diện tích nuôi cá tra đạt khoảng 5.400
ha; sản lượng cá thu hoạch đạt trên 1,1 triệu tấn (đạt 95% kế hoạch năm 2010,
bằng 105% năm 2009), năng suất trung bình đạt gần 270 tấn/ha/vụ.
Năm 2010 , khu vực đồng bằng sông Cửu Long có 175 cơ sở sản xuất cá
giống, đã sản xuất được hơn 2,3 tỷ cá giống các loại, bằng 116,7% so với năm

2009.
Theo tài liệu của Viện nghiên cứu biển Việt Nam thì trữ lượng hải sản
của Kiên Giang ước tính khoảng 460 nghìn tấn/năm, khả năng khai thác cho
phép là 44%, ước tính khoảng 200 nghìn tấn/ năm. Ngoài ra, tỉnh còn mở rộng
khai thác ngư trường biển Đông Nam Bộ có sản lượng khai thác khoảng 120
ngàn tấn/năm là nguồn cung cấp nguyên liệu hải sản dồi dào nhằm phục vụ cho
hoạt động chế biến, xuất khẩu thủy hải sản của mình. Đây thực sự là một yếu tố
thuận lợi cho công ty khi ở gần vị trí sản xuất nguồn nguyên liệu. Thông qua
nghiên cứu thị trường, giá cá tra trong nước dao động từ 27,000- 29,000 đồng/
kg.
Sinh viên: Nguyễn Thư Ngọc Trang 19
Lớp: Kinh tế ngoại thương K13B
Thiết kế môn học Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương
b/ Các công ty cạnh tranh
Mã số
DN
Tên doanh nghiệp Địa chỉ
DL-308 Công ty Cổ phần Phương Nam Quân 11, Khu Công nghiệp Ba
Đình, tp. Hồ Chí Minh
DL-36 Công ty TNHH Vĩnh Long Số 197 đường 14/9, khóm 6,
phường 5, tx. Vĩnh Long, tỉnh
Vĩnh Long
DL-359 Công ty Cổ phần Việt An Quốc lộ 91, khóm Thạnh An,
phường Mỹ Thới, Tp. Long
Xuyên, tỉnh An Giang
DL 126 Công ty TNHH Hùng Cá KCN Thanh Bình, ấp Bình
Chánh, xã Bình Thành, huyện
Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp
DL-333 Công ty Cổ phần XNK lâm thủy
sản Bến Tre (FAQUIMEX)

Số 71, Khu phố 3, thị trấn Châu
thành, Châu Thành, tỉnh Bến Tre
DL-183 Công ty Cổ phần thủy sản Mê
Kông - MEKONGFISH Co.
Khu công nghiệp Trà Nóc, quận
Bình Thủy, tp Cần Thơ
Công ty Cổ phần Phương Nam và Công ty TNHH Vĩnh Long là hai
doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản chủ yếu sang hai thị trường chính là Nga và
Ucraina.
Công ty Cổ phần Việt An, Công ty TNHH Hùng Cá, Công ty Cổ phần
XNK lâm thủy sản Bến Tre (FAQUIMEX), Công ty Cổ phần thủy sản Mê
Kông thị trường chính của các doanh nghiệp này chính là Mỹ, EU và Nhật Bản.
Đối với Công ty Cổ phần Việt An, Công ty TNHH Hùng Cá xuất khẩu sang thị
Sinh viên: Nguyễn Thư Ngọc Trang 20
Lớp: Kinh tế ngoại thương K13B
Thiết kế môn học Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương
trường EU là chủ yếu trong khi dấu hiệu hồi phục kinh tế của khu vực này
không thực sự rõ nét khi nó chỉ mới bắt đầu ở Đức và Pháp. Riêng đối với Công
ty Cổ phần XNK lâm thủy sản Bến Tre (FAQUIMEX), Công ty Cổ phần thủy
sản Mê Kông hai doanh nghiệp này có nhiều thuận lợi khi thị trường chủ chốt là
Mỹ đã có nhiều dấu hiệu thoát khỏi đáy của khủng hoảng và sau mỗi một lần
thoát đáy này thị nhu cầu thị trường được dự báo là sẽ tăng lên còn mạnh mẽ
hơn chu kì trước.
2.2.2/ Nghiên cứu thị trường nước ngoài
Theo Vasep, hiện diện tích nuôi cá tra tại các nước trong khu vực đang
tăng đáng kể như Bangladesh, Philippines, Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia. Hiện
các nước này đều có những chiến lược đầu tư lâu dài cho việc phát triển cá tra
tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Nên chắc chắn những nước trên sẽ là những đối
thủ cạnh tranh đối với cá tra Việt Nam trong tương lai không xa.
Trong khi đó, nguyên liệu không đủ cho chế biến xuất khẩu, hiện bởi ảnh

hưởng “bão giá” nên giá xuất khẩu cá tra Việt Nam đã không theo kịp mức
tăng của giá nguyên liệu. Hiện giá cá tra xuất khẩu loại I sang EU (chiếm 34%
thị phần) tăng 36% so với quý II và quý III năm 2010. Còn giá thu mua nguyên
liệu trong nước thì tăng gần 80% so với 3 quý đầu năm 2010.
Do giá nguyên liệu tăng cao nên hiện giá thành sản xuất cá tra đã xấp xỉ
3,4USD/kg. Với lãi suất vay ngân hàng dao động ở mức 16 - 19% cùng với giá
thu mua nguyên liệu cao nên nếu xuất khẩu cá tra loại 1 sang EU với giá
3,4USD khó có lời. Tuy nhiên nếu giá cá tra tiếp tục tăng quá nhanh vượt mức
3,6USD/kg (ngoại trừ thị trường Mỹ) sẽ giảm khả năng cạnh tranh trên thị
trường so với các loại cá khác như tilapia hay cá pollack.
Xét với từng thị trường cụ thể (Mỹ, Brazil, Nga):
Thị trường Mỹ
Sinh viên: Nguyễn Thư Ngọc Trang 21
Lớp: Kinh tế ngoại thương K13B
Thiết kế môn học Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương
Năm 2010, xuất khẩu cá tra sang Mỹ đạt 130 triệu USD, chiếm hơn 10%
tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra. Mỹ cũng là thị trường có giá xuất khẩu nằm
trong tốp cao nhất. Hiện nay, giá xuất khẩu cá tra vào Mỹ khá hấp dẫn, giá cao
hơn hẳn so với giá xuất khẩu vào EU, khoảng trên 3 USD/kg.
Theo Vasep, quý I/2011 Việt Nam xuất khẩu 16.966 tấn cá tra sang Mỹ,
trị giá 55,001 triệu USD, với sự tham gia của 15 DN. Đây là thị trường có mức
giá trung bình xuất khẩu cao nhất trong số trên 130 quốc gia và vùng lãnh thổ
nhập khẩu cá tra Việt Nam.
Mỹ không còn chiếm vị trí độc tôn đối với XK cá tra Việt Nam. Tỷ trọng
XK sang Mỹ liên tục sụt giảm trong 10 năm qua (từ 77% năm 2001 xuống còn
gần 14% năm 2011). Tuy nhiên, khối lượng và giá trị XK lại liên tục tăng từ
năm này qua năm khác, từ mức giá trị 35 triệu USD năm 2005 lên 177 triệu
USD năm 2010. Năm 2009, cá tra đã lọt vào danh sách 10 loài thủy sản được ưa
chuộng nhất tại Mỹ.
Tuy nhiên Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã công bố dự thảo Luật Thanh

tra cá catfish nhằm đưa ra các biện pháp kiểm soát mới đối với cá catfish sản
xuất hoặc nhập khẩu vào Mỹ. Trong đó, có điều khoản quy định phải định nghĩa
lại cá catfish và có thể cá tra của Việt Nam sẽ được đưa vào danh sách cá
catfish mới. Trong số các quy định kiểm soát này, có yêu cầu các sản phẩm ghi
nhãn “catfish” phải theo tiêu chuẩn thanh tra của Cơ quan Thanh tra và An toàn
thực phẩm thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ (FSIS) hoặc tiêu chuẩn thanh tra của
nước XK. Hiện nay, FSIS đang chờ lấy ý kiến đến hết ngày 24/6/2011 để quyết
định đưa dự luật này vào áp dụng chính thức. Hơn nữa, chính sách chống bán
phá giá tiếp tục áp đặt lên cá tra Việt Nam của Mỹ gây nhiều khó khăn.
Thị trường Nga
+ Tổng quan:
Sinh viên: Nguyễn Thư Ngọc Trang 22
Lớp: Kinh tế ngoại thương K13B
Thiết kế môn học Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương
Theo báo cáo của Thương vụ Việt Nam tại Nga, năm 2008, tỷ trọng cá
tra của Việt Nam xuất khẩu sang Nga chiếm 94,4% về khối lượng và 86,5% về
giá trị trong tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đến thị
trường này, đạt 118.155 tấn, trị giá 188,45 triệu USD.
Nga vốn là thị trường đơn lẻ tiêu thụ nhiều nhất cá tra của Việt Nam
trong năm 2008, nhưng do 4 tháng đầu năm Nga có lệnh cấm thuỷ sản Việt
Namh nên hàng hóa thuỷ sản vào thị trường này giảm. Cụ thể, từ tháng 5 đến
hết tháng 12/2009, Nga nhập khẩu 47,5 nghìn tấn thuỷ sản Việt Nam, trị giá
84,6 triệu USD, giảm lần lượt 62,1% và 61,2% so với cùng kỳ.
Đặc biệt, giá trị xuất khẩu cá tra, basa sang Nga tăng mạnh tới 3 con số,
tương ứng là 401,8% so với tháng 12/2009
+ Thuận lợi:
Trong 14 nhà cung cấp thuỷ sản chính cho Nga chiếm 77,8% tổng nhập
khẩu thuỷ sản nước này và tương đương với 374.700 tấn: Nhà cung cấp lớn
nhất là Na Uy với khối lượng 146.800 tấn, chiếm 30,5% tổng nhập khẩu. Việt
Nam đứng thứ hai với 38.600 tấn (chiếm 8%), TQ: 33.400 tấn (chiếm 6,9%),

Anh: 25.970 tấn (5,4%), Đan Mạch: 22.200 tấn (4,6%).
Nga là thị trường nhập khẩu thuỷ sản lớn thứ 4 của Việt Nam, riêng đối
với mặt hàng cá tra thì Nga lại càng là thị trường đầy tiềm năng, vì có nhu cầu
cao đối với mặt hàng này. Hơn nữa, nếu so với các thị trường Nhật, Mỹ, EU thì
thị trường Nga dễ tính hơn.
Qua khảo sát tại thị trường Nga, thì người dân “xứ sở Bạch Dương” thích
ăn cá hơn ăn thịt và hơn nữa cá tra là loại thực phẩm mà họ rất ưa chuộng, xếp
vào loại thực phẩm “hot” và được người Nga gọi là con cá Nhân dân, vì hầu hết
người Nga đều xem đây là một loại thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa
ăn và dễ chế biến thành nhiều món ăn khác nhau từ bình dân đến cao cấp.
Sinh viên: Nguyễn Thư Ngọc Trang 23
Lớp: Kinh tế ngoại thương K13B
Thiết kế môn học Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương
Ngoài ra, sản lượng xuất khẩu cá tra vào Nga tăng một phần là nhờ các
mặt hàng như thịt gà, bò, heo đang phải chịu những rào cản kỹ thuật khi xuất
khẩu vào thị trường nước này nên cá là mặt hàng được tiêu thụ chủ yếu.
Thủy sản nuôi của Nga hiện quá nhỏ bé trong khi nhu cầu tiêu thụ thủy
sản của nước này rất lớn. Hơn nữa, ngày 28/1 vừa qua, cơ quan thú y Nga
Rosselkhoznador đã cấm NK các sản phẩm thủy sản từ các nhà máy chế biến ở
Trung Quốc, Inđônêxia và Đan Mạch do phát hiện các chất độc hại trong các lô
hàng NK từ nước này. Như vậy, khả năng hàng thủy sản XK vào Nga sẽ tiếp
tục tăng trong thời gian tới.
Hiện tại, Nga là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ tư của Việt Nam,
riêng đối với mặt hàng cá tra thì Nga lại là thị trường tiềm năng, vì có nhu cầu
cao đối với mặt hàng này. Hơn nữa, nếu so với các thị trường Nhật, Mỹ, EU và
các nơi khác thì thị trường Nga dễ tính hơn. Theo dự báo của Bộ Công thương,
mục tiêu sản lượng xuất khẩu của ngành thủy sản Việt Nam trong giai đoạn từ
2010 - 2015 sẽ đạt mức 5,5 - 6 tỷ USD, trong đó cá tra sẽ có giá trị khoảng 2,5
tỷ USD.
Theo kế hoạch, vào năm 2011, trung tâm hỗ trợ xuất khẩu của Việt Nam

tại Nga sẽ chính thức đi vào hoạt động. Ngoài ưu đãi về tiền thuê đất, Nga còn
cam kết sẽ có nhiều ưu đãi khác dành cho Việt Nam. Hàng hóa của Việt Nam sẽ
được xuất khẩu trực tiếp sang đây.
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, Nga là thị trường rất nhiều tiềm
năng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam. Việc thành lập trung tâm hỗ trợ
xuất khẩu tại đây sẽ góp phần đáng kể vào việc đưa hàng hóa của Việt Nam tiếp
cận với thị trường này.
Việt Nam và Nga đang nỗ lực phấn đấu để đạt kim ngạch hai chiều 3 tỷ
USD vào 2012 và 10 tỷ USD vào năm 2020. Đó là triển vọng vì Việt Nam và
Sinh viên: Nguyễn Thư Ngọc Trang 24
Lớp: Kinh tế ngoại thương K13B
Thiết kế môn học Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương
Nga vốn có quan hệ tốt đẹp. Lãnh đạo hai nước xác định quan hệ đối tác chiến
lược. Cộng đồng doanh nghiệp, cư dân Việt Nam khá đông đảo tại Nga. Hai
nước đã ký kết và đang thực hiện các thỏa thuận về kiểm dịch về động thực vật
NAFIQAD và VPSS.
+ Khó khăn:
Đây là thị trường dễ biến động và nhiều rủi ro. Cụ thể, phí mở tín dụng
thư (L/C) tại các ngân hàng phía Nga cao hơn nhiều so với các nước khác nên
hầu hết các doanh nghiệp Nga không muốn mở L/C để bảo lãnh thanh toán mà
chọn những phương thức thanh toán khác để giảm chi phí, cách này tiềm ẩn rủi
ro cho phía bán hàng.
Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết, từ 1-
10-2010 tất cả các mặt hàng thủy sản nhập khẩu vào Nga phải áp dụng theo
Quy định vệ sinh dịch tễ và các tiêu chuẩn SanPin 2.3.2.2603-10 của Nga
Trong năm 2010, Xuất khẩu cá tra vào thị trường Nga chịu chính sách
hạn chế nhập khẩu và quy định kiểm soát gắt gao về chất lượng của nước này.
Từ khi hoạt động xuất khẩu được nối lại, thông qua Ban điều hành xuất khẩu,
tất cả các DN xuất khẩu cá tra vào Nga phải thông qua Ban điều hành kiểm soát
về giá cả, chủng loại, sản lượng, chất lượng. Các cơ quan chức năng Nga đưa ra

quy định về kiểm tra Listeria (tỷ lệ vi khuẩn gây nhiễm bệnh) trong sản phẩm
cá tra. Đây là yêu cầu cực kỳ khó, bởi ngay cả thị trường khó tính như EU cũng
không đòi hỏi yêu cầu này đối với cá tra Việt Nam. Điều này sẽ gây rất nhiều
khó khăn đối với doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào Nga trong
thời gian tới.
2.2.3/ Phân tích tài chính
Sinh viên: Nguyễn Thư Ngọc Trang 25
Lớp: Kinh tế ngoại thương K13B

×