I.THÔNG TIN CHUNG
- Tên dự án: Đầu tư phát triển mô hình kinh tế tổng hợp tại xã Thạch Thắng –
Thạch Hà – Hà Tĩnh.
- Chủ đầu tư: Hợp tác xã Đông Tiến
Địa chỉ: Xóm Hồng Thái – xã Thạch Thắng – Thạch Hà – Hà Tĩnh.
Số DKKD: 28H7.00064, UBND huyện Thạch Hà cấp ngày 21/9/2010
Điện thoại: 0989.893.697
Người đại diện: Nguyễn Tất trường – Chủ nhiệm HTX
- Diện tích đất sử dụng: 20.000m
2
.
- Địa điểm triển khai: xóm Hồng Thái, xã Thạch Thắng huyện Thạch Hà, tĩnh Hà
Tĩnh.
- Thời gian sử dụng đất: 50 năm
- Mục tiêu sử dụng đất: Phát triển mô hình kinh tế nông ngư tổng hợp để giải
quyết việc làm, tăng thu nhập cho gia đình.
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ
1.Cơ sở pháp lý.
- Nghị Quyết số 26-NQ/T.Ư của BCH Trung ương Đảng khóa X về nôn
nghiệp, nông thôn, nông dân;
- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XVII;
- Nghị quyết số 08-NQ của BCH Đảng bộ tĩnh Hà Tĩnh về Nông nghiệp
nông dân nông thôn.
- Nghị quyết số 02-NQ/HU của BCH Đảng bộ huyện Thạch Hà về phát triển
chăn nuôi.
- Nghị Quyết Đại hội Đảng bộ huyện Thạch Hà khóa XXVIII.
- Chỉ thị 02-CT/HU của Ban thường vụ Huyện ủy về tăng cường lãnh đạo,
chỉ đạo sản xuất nông nghiệp năm 2011.
2. Sự cần thiết đầu tư.
Hà Tĩnh là một tĩnh nghèo, sản xuất nông nghiệp đang chiếm tỷ trọng cao
trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Trong những năm gần đây được sự quan tâm của
1
Đảng và chính quyền địa phương, nhiều phong trào sản xuất, nhiều mô hình ứng
dụng tiến bộ kỹ thuật đã và đang được khuyến khích hỗ trợ thực hiện trên nhiều địa
bàn góp phần nâng cao thu nhập, tạo việc làm và từng bước thay đổi bộ mặt nông
thôn. Cùng với Nghị quyế 08-NQ-TU, Chương trình mục tiêu quốc gia về xây
dựng nông thôn mới và các chủ trương chính sách lớn nhằm phát triển toàn diện
nông nghiệp nông thôn theo hướng CNH-HĐN…đang mở ra những cơ hội tốt cho
người dân vùng nông thôn cải thiện cuộc sống, vươn lên làm giàu và rút ngắn
khoảng cách chênh lệch về đời sống giữa đô thị và nông thôn.
Hòa chung trong không khí thi đua xây dưng nông thôn mới Hợp tác xã
Đông Tiến được sự giúp đỡ, hướng dẫn của các ban, ngành cấp huyện và chính
quyền địa phương cấp xã giúp đỡ, tạo điều kiện đầu tư phát triển sản xuất nông
nghiệp.Trong những năm vừa qua với diện tích đất được tạm giao tại xã Thạch
Thắng, HTX đã đưa vào cải tạo và triển khai xây dựng mô hình kinh tế VAC bước
đầu cho kết quả khả quan, tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho 5 lao động,
góp phần đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp địa phương. Tuy nhiên do diện tích
đất chưa được cấp ổn định nên quá trình đầu tư phát triển còn gặp nhiều hạn chế.
Đại hội xã viên HTX Đông tiến năm 2010 đă thống nhất thông qua phương
án đầu tư mở rộng phát triển trang trại chăn nuôi trên cơ sở nâng cấp và hiện đại
hóa mô hình đã có.
Để có định hướng đầu tư đúng đắn cũng như tạo được những điều kiện đảm
bảo ổn định, HTX Đông tiến xây dựng và thông qua dự án: Đầu tư phát triển mô
hình kinh tế tổng hợp tại xã Thạch Thắng – Thạch Hà – Hà Tĩnh và kính đề
nghị các cấp, ngành, chính quyền địa phương tạo điều kiện giúp đỡ đẻ dự án sớm
được triển khai, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển của HTX nói riêng và mục
tiêu góp phần thúc đẩy tiến trình xây dựng Nông thôn mới nói chung.
Thực trạng phát triển kinh tế - kỹ thuật VAC huyện Thạch Hà
Là huyện nằm bao quanh thành phố Hà Tĩnh, huyện có đồng bằng, ven biển
và miền núi. Toàn huyện có 30 xã 1 thị trấn.Trong đó có 5 xã miền núi, 8 xã vùng
biển ngang, 18 xã vùng đồng bằng. Huyện có 344 thôn xóm, vốn 33.808 hộ dân và
141.775 nhân khẩu có 42.348 lao động nông lâm ngư. Tổng diện tích tự nhiên
35634 ha. Diện tích nông nghiệp 32069 ha. Trong đó đất vườn 3.355 ha diện tích
ao hồ mặt nước dùng cho nuôi trồng thủy sản xấp xỉ 900 ha.
2
2
Trong những năm gần đây được cấp ủy, chính quyền và toàn dân có nhiều
chú ý, quyết tâm phái triển, kinh tế VAC đóng gốp lớn đã xuất hiện nhiều mô hình
hộ dân phát triển kinh tế VAC cho thu nhập khá.Toàn huyện có 3.820 vườn cho thu
nhập hàng năm từ 5 triệu đồng/vườn trở lên. Trong đó có 512 vườn thu nhập từ 15
– 50 triệu đồng/năm/ha.
2.Hiện trạng và tiềm năng vùng triển khai sản xuất.
2.1.Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của xã Thạch Thắng
Thạch Thắng là một xã thuộc cụm 10 xã biển ngang của huyện Thạch Hà,
với tổng diện tích đất tự nhiên là 879 ha, đất sản xuất nông nghiệp là 501 ha, đất
chuyên dùng và đất thổ cư 131 ha, còn lại 246 ha là đất chưa được khai thác sử
dụng.
Dân số Thạch Thắng khoảng 5000 người trong đó lao động chính chiếm
khoảng 40%, là một xã nghèo, thu nhập bình quân đầu người thấp(dưới 7000 đồng
năm/người). Thu nhập của người dân nơi đây hoàn toàn phụ thuộc vào sản xuất
nông nghiệp trong đó chủ yếu là trồng lúa, rau màu và chăn nuôi gia súc gia cầm
quy mô hộ gia đình. Vì vậy mỗi mùa thu hoạch lúa thì một lượng lao động rất lớn
nhàn rỗi không có việc làm cũng như thu nhập.
2.2. Thông tin về khu vực triển khai sản xuất.
Với diện tích khoảng 20.000 m
2
đất hoang hóa giáp kênh N7 thuộc địa phận
xóm Hồng Thái xã Thạch thắng cách nhà ở của gia đình khoảng 100m, có nguồn
nước cấp thoát chủ động, giao thông, thuận lợi và điều kiện thích hợp để phát triển
mô hình chăn nuôi tổng hợp cá vịt nhưng lâu nay bỏ hoang chưa được đưa vào khai
thác sử dụng. Xét về quy mô diện tích cũng như các yếu tố chủ quan thì đây là tiềm
năng để phát triển kinh tế giải quyết việc làm tăng thu nhập cho gia đình.
III. NỘI DUNG VÀ NHU CẦU THỰC HIỆN DỰ ÁN
1. Nội dung và quy mô:
- Quy hoạch 20.000m
2
đất nông nghiệp tại xã Thạch Thắng đưa vào phát
triển chăn nuôi lợn, cá, gia cầm.
- Thiết kế xây dựng 490 m
2
chuồng nuôi lợn siêu nạc theo hướng nuôi công
nghiệp, mỗi vụ 200 lợn thịt siêu nạc.
3
3
- Thiết kế xây dựng hồ nuôi cá diện tích 11.000 m
2
, nuôi cá nước ngọt theo
hình thức xen gép các loài cá truyền thống Mè; Trôi; Trắm; Chép; Roophi…mật độ
nuôi 1 con/m
2
, năng suất dự kiến đạt 7 tấn/ha.
- Thiết kế mô hình nuôi vịt siêu trứng, quy mô 1.000 con, xây dựng 350m
2
gồm lán trại và bãi chăn. Kết hợp thả vịt trong ao nuôi cá để tận dụng nguồn thức
ăn cho vịt và cá.
- Thiết kế mô hình nuôi Gà thịt, quy mô 1.000 con, xây dựng 640m
2
gồm lán
trại 50 m
2
và bãi thả.
- Xây dựng các công trình phụ trợ khác nhau như: Nhà ở bảo vệ, nhà kho,
sân đường nội bộ, hàng rào bảo vệ, hệ thống điện cho khu sản xuất.
- Thiết kế hệ thống bể xử lý môi trường cho chuồng nuôi lợn để tận dụng
nguồn phân cho hoạt động trồng rau màu và làm giàu thức ăn hồ nuôi cá.Hố xử lý
có diện tích 12 m
2
, bố trí theo kiểu nhiều ngăn để thu và xử lý chất thải từ chuồng
nuôi lợn.
- Triển khai nuôi 200 lợn nái/vụ/3 tháng; 1000 vịt đẻ; 1000 con gà, 11.000 cá
giống và trồng các loại rau màu theo thời vụ nhằm tăng nguồn thu nhập, tạo việc
làm cho lao động.
2. Đánh giá nhu cầu đầu vào cho dự án:
2.1. Nhu cầu về xây xựng cơ bản:
Với nội dung mô hình kinh tế tổng hợp chăn nuôi và nuôi thủy sản nước ngọt
của dự án thì tổng diện tích mặt bằng đất cần sử dụng là 20.000 mét vuông.
- Nhu cầu về xây chuồng lợn: Với quy mô 200 lợn thịt/lứa, diện tích chuồng
là 490 m
2
, nhà được xây bằng tường, lợp tôn chống nắng và có hệ thống thông gió,
làm mát để đảm bảo điều kiện phát triển tốt cho lợn nuôi.Chuồng lợn phải bố trí hệ
thống mương nước chất thải, hệ cấp nước vệ sinh chuồng trại và nước uống cho
lợn.Lợn được nuôi theo nhóm hoặc từng cá thể ngăn cách bởi hệ thống chuồng hàn
bằng ống thép mạ kẽm.
- Nhu cầu về xây dựng hồ nuôi cá: Tận dụng mặt nước có sẵn tại khu đất dự
kiến triển khai, tiến hành xây dựng hồ nuôi cá diện tích 11.000 m
2
,căn cứ vào quy
trình nuôi cá theo hình thức xen ghép trong ao đất, bờ hồ cá được đắp bằng đất, bố
trí cống cấp và xả chủ động điều tiết nguồn nước.Ngoài mục đích nuôi cá, mặt
4
4
nước hồ được tận dụng thả vịt và cũng là nơi sử dụng các sản phẩm thải của
chuông lợn làm nguồn thức ăn cho cá và giải quyết ô nhiễm môi trường.
- Nhu cầu cho vịt nuôi đẻ: Vịt được nuôi theo hình thức bán chăn thả, dụng
mặt nước hồ nuôi cá thả vịt và xây dựng trại nhốt, thu trứng cạnh bờ hồ nuôi cá.
Trại được làm bằng tre nứa, lợp lá và bố tri ổ đẻ để thu trứng.Tổng diện tích trại
nhốt 1000 vịt đẻ là 50 m
2
.
Bảng kê chi tiết diện tích sử dụng
TT Nội dung Đơn vị Số lượng
I Xây dựng cơ sở hạ tầng và thiết bị
1 San ủi mặt bằng và hồ nuôi m2 11.000
2 Đắp đất, gia cố bờ bao m.khối 6.000
3 Xây chuồng nuôi lợn thịt m2 490
4 Nhà kho,nhà bảo vệ m2 30
5 Chuồng vịt đẻ m2 50
6 Trồng cây bóng mát cây 40
7 Sân đường nội bộ lát gạch m2 480
8 Hệ thống hố xử lý môi trường m2 140
9 Hệ thông điện h.thống 1
2.2. Nhu cầu về kỹ thuật, thiết bị công nghệ:
Về quy trình kỹ thuật: Để triển khai tốt mô hình, chúng tôi sẽ ứng dụng quy
trình kỹ thuật nuôi được tập huấn bởi Phòng Nông nghiệp huyện Thạch Hà và tham
khảo tài liệu của Trung tâm khuyến nông khuyến ngư tỉnh để áp dụng vào quá trình
triển khai sản xuất. Ngoài ra trong quá trình triển khai đề nghị Phòng NN$PTNT
huyện Thạch Hà thường xuyên cử cán bộ chỉ đạo, theo dõi về kỹ thuật.
Về thiết bị công nghệ phục vụ sản xuất: Các quy trình sản xuất chủ yếu được
thực hiện theo hướng công nghiệp, thâm canh vì vậy việc đầu tư các thiết bị công
nghệ, máy móc giữ vai trò quan trọng trong thành công của phương án. Để đáp ứng
quá trình vận hành sản xuất theo hướng công nghiệp, nhu cầu thiết bị dự kiến đầu
tư được tính lai bảng sau:
TT Mua sắm trang thiết bị ĐVT Số lượng
1 Máy bơm nướ 8 mã lực Bộ 1
2 Máy bơm nước 0,5 kwh Bộ 2
3 Quạt thông gió chuồng lợn 0,5kw Cái 4
4 Chuồng nuôi lợn bằng ống thép 21 Cái 25
5 Lưới chắn vịt m2 200
6 Thiết bị chăm sóc, theo dõi m2 1
5
5
2.3. Nhu cầu về nguyên liệu và năng lượng
Dựa vào quy trình kỹ thuật áp dụng, đối với nuôi lợn siêu nạc 1 năm sẽ là 3
vụ, nuôi cá – vịt tính cho 12 tháng và chi phí nguyên vật liệu sẽ là:
Chi phí nguyên vật liệu và năng lượng sản xuất trực tiếp:
TT Nội dung ĐVT
Số
lượng
Thành tiền
1 Lợn giống 2 lứa, mỗi lứa 200 con con 400 400.000
2 Thức ăn cho lợn tấn 73 728.000
3 Thuốc thú y cho lợn vụ 1 1.000
4 Hóa chất diệt khuẩn, tẩy rửa chuồng năm 1 1.000
5 Gà giống con 1.000 12.000
6 Vịt giống con 1.000 10.000
7 Thuốc thú y cho vịt năm 1 5.000
8 Thức ăn cho gà tấn 2 21.000
9 Thuốc thú y cho gà năm 1 3.000
10 Thức ăn vịt hậu bị(lúa) lứa 1 42.000
11 Thức ăn vịt đẻ tấn 55 275.000
12 Cá giống con 12.000 12.000
13 Vôi Dolomite tấn 3 2.400
14 Thức ăn cho cá tấn 10,800 54.000
15 Điện sinh hoạt và bơm nước năm 1 4.200
2.4. Nhu cầu về sử dụng lao động
Đảm bảo cho hoạt đông có hiệu quả, mô hình cần 3 lao động thường xuyên,
ngoài ra sẽ thuê thêm lao động và tính ngày công vào những lúc cải tạo ao hồ hoặc
thu hoạch sản phẩm cần huy động thêm lao động.
Nguồn nhân công sử dụng của gia đình sẵn có.
IV. Phương án triển khai.
1. Đầu tư xây dựng cơ bản:
Sau khi được giao đất, chủ đầu tư sẽ tìm kiếm thuê đơn vị tư vấn, thiết kế các
hạng mục công trìn xây dựng theo nhu cầu, các công trình xây dựng phải đảm bảo
các tiêu chuẩn quy định hiện hành và phù hợp với mục tiêu sản xuất.
6
6
Trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản, chủ đầu tư sẽ quyết định các nội
dung thiết kế, chỉ định nhà thầu thi công và quản lý đầu tư xây dựng theo quy định
hiện hành và chịu trách nhiệm về các hoạt động xây dựng của mình.
Các công trình xây dựng cơ bản sau khi hoàn thành được nghiệm thu, bàn
giao đưa vào sử dụng theo hướng dẫn của pháp luật.
2. Lắp đặt trang thiết bị:
Căn cứ vào nhu cầu trang thiết bị, nghiên cứu các quy trình kỹ thuật của cơ
quan chuyên môn đã ban hành, tranh thủ sự tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật của cán bộ
Phòng NN&PTNT Thạch Hà, chủ đầu tư xây dựng kế hoach mua sắm, lắp đặt trang
thiết bị, chọn nhà cung cấp và tự quản lý các hoạt động mua bán, lắp đặt, nghiệm
thu, bàn giao đưa vào sử dụng theo dúng hướng dẫn của các cơ quan quản lý.
Hệ thống trang thiết bị sau khi lắp đặt, bàn giao được vận hành thử nghiệm,
theo dõi trong thời gian đầu để có những hiệu chỉnh phù hợp.Trong thời gian này
chủ đầu tư sẽ tranh thủ sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật và thuê chuyên gia tư vấn
trong trường hợp cần thiết. Căn cứ vào hợp đồng mua bán và cam kết bảo hành để
phối hợp với bên cung cấp sản phẩm trong quá trình hiệu chỉnh các thiết bị công
nghệ.
3. Phương án thị trường sản phẩm:
Các sản phẩm của dự án là Lợn thịt, trứng vịt, các nước ngọt với sản lượng ở mức
quy mô nhỏ,thị trường tiêu thụ chủ yếu tập trung vào thị trường nội địa. Nhìn
chung với quy mô sản phẩm hiện tại việc tiêu thụ không gặp nhiều trơ ngại.
Bảng dự kiến thị trường tiêu thụ sản phẩm:
Tên sản
phẩm
Lượng sản
phẩm
Nơi tiêu thụ
Hình thức tiêu
thụ
Lợn thịt
400 con
~ 3.2
tấn hơi
Công ty khoáng sản TM
và chợ Trung tâm
Nhập theo từng đợt
cho nhà phân phối
Cá nước
ngọt
8.4 tấn cá các
loại
Hệ thống chợ trên địa bàn Qua các nhà buôn
Trứng vịt 201.600 trứng
Hệ thống chợ trên địa bàn
và người tiêu dùng
Qua các nhà buôn
và bán lẻ
Gà thịt 1080 kg
Hệ thống chợ trên địa bàn
và người tiêu dùng
Qua các nhà buôn
và bán lẻ
7
7
4. Phương án về vốn
* Bảng tổng hợp chi phí đầu tư ĐV tính: ngàn đồng
TT Nội dung Tỷ lệ Thành tiền
I Xây dựng cơ sở hạ tầng và thiết bị 20,75 450.345
II Nguyên liệu năng lượng 72,32 1.570.600
III Nhân công 4,64 100.800
IV Chi khác hàng năm 2,3 50.000
Cộng 100 2.171.745
Nguồn đầu tư:
- Vay ngân hàng theo chủ trương hiện hành: 400.000.000 đồng.
- Vốn tự huy động: 689.185.000
- Phương án huy động theo tiến độ:
Đơn vị tính: 1000 đồng
Nội dung Tổng
Nguồn
Vay Tự huy
động
Tái đầu
tư
Đầu tư xây dựng cơ bản 450.345 350.000 100.000
Lưu động 4 tháng đầu 592.733 50.000 511.233 31.500
Lưu động 4 tháng giữa năm 521.333 0 15.803 505.530
Lưu động 4 tháng cuối năm 557.333 51.803 505.530
Chi khác 50.000 10.000 40.000
Cộng 2.171.745 400.000 689.185 1.082.560
Như vậy với tổng vốn đầu tư 2.171.745 đồng, chủ đầu tư thực hiện vay vốn
400 triệu và huy động 689.185.000 đồng, nguồn còn lại được huy động từ tiền bán
sản phẩm là trứng vịt và lợn thịt. Đối với vịt đẻ nuôi sau 3 tháng bắt đầu cho sản
phẩm, lợn thịt cũng sau cũng nuôi cho bán lứa đầu với sản lượng xấp xỉ 2 tấn hơi,
nguồn này sẽ được tái đầu tư lại cho chi phí lưu động với các vụ sản xuất tiếp theo.
5. Đánh giá các tác động môi trường:
5.1. Các nguồn tác động có khả năng ảnh hưởng:
- Nguồn thải rắn: Trong hoạt động sản xuất của mô hình kinh tế tổn hợp,
nguồn thải rắn rất ít. Nguồn thải này chỉ phát sinh trong quá trình xây dựng cơ bản
và sữa chữa cơ sở hạ tầng.
8
8
- Nguồn thải lỏng: Phát sinh từ hoạt động vệ sinh chuồng trại, chất thải của
lợn và hàng năm khi cải tạo hồ nuôi cá cần xả một lượng nước khoảng 8000m
3
ra
ngoài môi trường.
- Nguồn ô nhiễm không khí: Từ mùi hôi của nước thải chuồng lợn.
5.2. Đánh giá khả năng ảnh hưởng:
- Sự ảnh hưởng đến môi trường bởi nguồn thải rắn của hoat động sản xuất là
không đáng kể.Chỉ phát sinh vào thời gian xây dựng cơ bản hoặc quá trình sữa
chữa, lượng thải nhỏ và phát sinh trong lúc xây dựng nên dễ thu gom, xử lý.
Sự ảnh hưởng đến môi trường bởi nguồn thải lỏng tương đối lớn, nếu không
có biện pháp xử lý. Ước tính mỗi ngày có khoảng 2-3m
3
nước thải từ hoạt động
nuôi lợn, nguồn thải lỏng này có khả năng gây mùi hôi thối, hàm lượng vi khuẩn
Ecoli tương đối lớn, và mỗi năm cần 2 lần cải tạo hồ nuôi cá lượng nước thải ước
tính 16.000m
3
, tuy nhiên nguồn thải này không chứa các chất độc hại, khó phân
hủy.
- Ảnh hưởng đến môi trường không khí: Trong các hoạt động sản xuất tại dự
án, chỉ có chất thải lỏng từ phân lợn có khả năng gây ô nhiễm không khí, tạo mùi
hôi khó chịu.
5.3. Biện pháp giảm thiểu môi trường:
- Đối với chất thải rắn: trong quá trình xây dựng tuân thủ theo nguyên tắc
đảm bảo an toàn, thu gom xử lý các chất thải rắn theo quy định. Quá trình sửa chửa
tu bổ hạ tầng hằng năm, nếu phát sinh nguồn thải sẽ tiến hành thu gom, đảm bảo
không gây ô nhiễm.
- Đối với nguồn thải lỏng:
+ Nguồn thải từ chuồng lợn được xử lý bằng hai phương pháp: Phương pháp
xây bể Biogas tận dụng chất thải tạo nguồn năng lượng; Thải vào bể xử lý và cho
xuống ao cá tận dụng làm phân bón, tăng nguồn thức ăn tự nhiên cho cá.
+ Nguồn thải từ việc cải tạo ao cá: Xả nước trực tiếp ra môi trường nhưng
đảm bao nguyên tăc trước khi xả tối thiểu 15 ngày không dùng các hóa chất khó
phân hủy, kháng sinh để trị bệnh cho cá. Trong trường hợp cần sử dụng các hóa
chất diệt khuẩn hược kháng sinh phòng bệnh cho cá sẽ không xã trực tiếp ra môi
trường mà chờ ít nhất 15 ngày để giảm bớt dư lượng các chất này mới tiến hành xả
ra môi trường.
9
9
V. Đánh giá hiệu quả dự án
1. Hiệu quả kinh tế
Với tổng vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản và trang thiết bị 503 triệu đồng, dự
án sẽ đầy đủ cơ sở để vận hành mô hình kinh tế tổng hợp với quy mô 200 lợn
thịt/lứa; 1000 con vịt đẻ, 11.000m
2
ao hồ nuôi cá nước ngọt theo hình thức xen
ghép.Mức vốn lưu động huy động ban đầu khoảng 1.500 triệu đồng.Hiệu quả kinh
tế của dự án được thể hiện ở quy mô và giá thành sản phẩm.Căn cứ vào mức giá thị
trường bán ra trong thời gian gần đây và dự toán của dự án, chúng ta có bảng tính
giá thành sản phẩm và hiệu quả kinh tế của dự án như sau.
KH Nội dung Diễn giải Giá trị
A Giá thành lợn thịt
I Khấu hao hàng năm 14.774
II Chi phí trực tiếp và nhân công 1.190.320
1 Lợn giống 400.000
2 Thức ăn cho lợn 728.000
3 Thuốc Thú y cho lợn 1.000
4 Hóa chất diệt khuẩn tẩy rửa chuồng 1.000
5 Nhân công 40.320
6 Chi khác 20.000
III Tổng chi phí 1 năm 1.205.094
IV Sản lượng dự kiến 80kg/con 400 80 32.000
V Giá thành lợn thịt ngàn đ/kg 38
VI Tổng thu nuôi lợn 1 năm 32 tấn*42 triệu/tấn 1.334
VII Lợi nhuận 1 năm nuôi lợn 153.680
B Giá thành trứng vịt
I Phần chi 317.944
1 Khấu hao hằng năm cho nuôi vịt 4.784
2 Chi phí trực tiếp và nhân công 313.160
a Giống vịt Tính cho 4 năm 2.500
b Thức ăn cho vịt hậu bị Tính khấu hao 4 năm 10.500
c Thức ăn cho vịt đẻ 275.000
d Thuốc thú y cho vịt 5.000
e Nhân công 20.160
II Phần thu 398.880
1 Vịt loại thải(40.000 đ/con) Con 900 36.000
2 Trứng vịt(1800đ/quả) Trứng 201.600 quả 362.880
III Giá thành sản xuất trứng vịt 1,4
IV Lợi nhuận 1 năm nuôi vịt đẻ 53.936
C Giá thành nuôi gà thương phẩm
I Phần chi 60.944
10
10
1 Khấu hao hằng năm cho nuôi gà 4.784
2 Chi phí trực tiếp và nhân công 56.160
a Giống gà 12.000
b Thức ăn cho gà 21.000
c Thuốc thú y cho gà 3000
d Nhân công 20.160
II Phần thu
1 Gà thương phẩm(dự kiến 1080 kg) con giá bán 90.000đ/kg 97.200
III Giá thành sản xuất gà 56
IV Lợi nhuận một năm nuôi gà 36.256
D Giá thành sản xuất cá nước ngọt
I Phần chi 93.044
1 Khấu hao hằng năm 4.484
2 Chi trực tiếp và nhân công 88.560
a Giống cá 12.000
b Thuốc hóa chất các loại 2.400
c Thức ăn cho cá 54.000
d Nhân công nuôi cá 20.160
II Phần thu Giá thành tạm tính
17.000d/kh
1 Cá thương phẩm 8,4 tấn Giá thành tạm tính
17.000d/kh
142.800
III Giá thành sản xuất cá (ngàn đồng/kg) 11
IV Lợi nhuận dự kiến với giá 17.000đ/kg 49.756
D Tổng lợi nhuận dự kiến/năm 293.628
Như vậy nếu duy trì được sự ổn định của thị trường ta sẽ có các chỉ số về
kinh tế của dự án như sau:
* Tỷ suất lợi nhuận so với vốn đầu tư xây dựng cơ bản dự án = lợi
nhuận(năm)/tổng vốn đầu tư = 293.628/450.343*100% = 65,2%.
* Thời gian hoàn vốn đầu tư = tổng vốn đầu tư/(lợi nhuận – lãi suất ngân
hàng vốn lưu động) = 1,6 năm.
2. Hiệu quả xã hội
Việc xây dựng thành công mô hình kinh tế nông ngư nghiệp tổng hợp sẽ đưa
lại hiệu quả xã hội trên các mặt sau:
- Góp phần thực hiện thành công đề án phát triển nông nghiệp nông thôn
huyện Thạch Hà.
- Khai thác hợp lý thế mạnh tiềm năng đất đai và lao động địa phương để tạo
mô hình kinh tế tổng hợp hiệu quả theo hướng bên vững.
11
11
- Tạo việc làm, thu nhập cho nông dân lao động, tăng lượng sản phẩm của xã
hội.
- Góp phần xóa đói, giảm nghèo, hiện đại hóa Nông nghiệp nông thôn.
VI. Kết luận và kiến nghị
1. Kết luận
- Dự án “Đầu tua phát triển mô hình kinh tế tổng hợp tại xã Thạch Thắng –
Thạch Hà – Hà tĩnh” là một dự án phù hợp với chủ trương chính sách phát triển
nông nghiệp và nông thôn của Đảng và Nhà nước.
- Khu vực Hói Biền, xã Thạch Thắng là vùng đất chưa được khai thác sử
dụng, việc đầu tư triển khai dự án sẽ góp phần sử dụng hợp lý nguồn tiềm năng đất
đai, tăng sản phẩm cho xã hội.
- Dự án đảm bảo hiệu quả kinh tế, xã hội trên các mặt. Không ảnh hưởng đến
chất lượng môi trường, việc xây dựng mô hình VAC kết hợp là mô hình khép kín
có hiệu quả môi trường cao, góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, phát
triển theo hướng bền vững.
2. Kiến nghị.
- Đề nghị UBND huyện Thạch Hà phê duyệt, cho phép triển khai dự án.
- Đề nghị Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Nông nghiệp và phát
triển nông thôn quan tâm chỉ đạo hướng dẫn chủ đầu tư thực hiện thủ tục xin cấp
đất và hỗ trợ kỹ thuật trong quá trinh triển khai dự án.
Đề ngị UBND xã xem xét, tạo điều kiện để chủ đầu tư sớm hoàn thành thủ
tục xin cấp đất và triển khai đầu tư.
Thạch Thắng, ngày tháng năm 2012
HTX ĐÔNG TIẾN
CHỦ NHIỆM
12
12
Nguyễn Tất Trường
13
13
PHỤ LỤC
BẢNG DỰ TOÁN KINH PHÍ ĐẦU TƯ
Đơn vị tính: 1.000 đồng
TT Nội dung Đơn vị Số
lượng
Đơn giá Thành
tiền
I Xây dựng cơ sở hạ tầng và thiết bị 450.345
1 San ủi mặt bằng và hồ nuôi m2 10.300 4 41.200
2 Đắp đất, gia cố hồ ao m.khối 6.000 7 42.000
3 Xây chuồng nuôi lợn thịt m2 490 500 245.000
4 Nhà kho và bảo vệ m2 30 1.200 36.000
5 Chuồng nuôi gà m2 50 400 20.000
6 Chuồng vịt đẻ m2 50 400 20.000
7 Trồng cây bóng mát Cây 10 300 3.000
8 Sân bê tông Max m2 654 25 16.350
9 Hệ thống ao chứa và xử lý môi trường m2 353 15 5.295
10 Hệ thống điện h.thống 1 8.000 8.000
11 Máy bơm nước 8 mã lực bộ 1 5.200 5.200
12 Máy bơm nước 0,5kwh bộ 2 1.200 2.400
13 Quạt thông gió chuồng lợn 0,5kw cái 4 350 1.400
14 Lưới chắn vịt m2 1.000 2 2.000
15 Thiết bị chăm sóc, theo dõi Bộ 1 2.500 2.500
II Nguyên liệu, năng lượng (tính cho 1
năm đầu)
1.570.600
16 Lợn giống 2 lứa, mỗi lứa 200 con Con 400 1.000 400.000
17 Thức ăn cho lợn Tấn 73 10.000 728.000
18 Thuốc thú y cho lợn Vụ 1 1.000 1.000
19 Hóa chất diệt khuẩn, tẩy rửa chuồng năm 1 1.000 1.000
20 Gà giống con 1.000 12 12.000
21 Vịt giống con 1.000 10 10.000
22 Thuốc Thú y cho vịt năm 1 5.000 5.000
23 Thức ăn cho gà tấn 2 10.000 21.000
24 Thuốc Thú y cho gà năm 1 3.000 3.000
25 Thức ăn vịt hậu bị(lúa) lứa 1 42.000 42.000
26 Thức ăn vịt đẻ Tấn 55 5.000 275.000
27 Cá giống Con 12.000 1 12.000
28 Vôi Dolomite Tấn 3 800 2.400
29 Thức ăn cho cá Tấn 10.800 5.000 275.000
30 Điện sinh hoạt và bơm nước Năm 1 4.200 4.200
III Nhân công 100.800
31 Nhân công chăm sóc theo dõi 3 người Tháng 36 1.800 64.800
14
14
32 Công cải tạo, tu sửa thường xuyên Tháng 12 2.000 24.000
33 Công thu hoạch, bán sản phẩm Tháng 4 3.000 12.000
IV Chi khác hàng năm 50.000
34 Chi phí quản lý chung Năm 1 30.000 30.000
36 Chi phí dự phòng, chi khác Năm 1 20.000 20.000
Cộng 2.171.746
15
15