Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

tìm hiều nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội trong sinh viên hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.03 KB, 15 trang )

I.PHẦN MỞ ĐẦU.
1.Lý do lựa chọn đề tài
Ở Việt Nam, công tác giáo dục đạo đức trong học sinh, sinh viên trong những năm
vừa qua đã có những đổi mới, tiến bộ và thu được những kết quả tốt, nhiều tấm
gương học sinh nghèo vượt khó vươn lên trong học tập, nhiều tấm gương trong tu
dưỡng, trong hoạt động cộng đồng
Tuy nhiên bên cạnh những thành công đó, tình trạng bạo lực học đường có những
diễn biến phức tạp, vấn đề đạo đức học sinh, sinh viên cũng có những diễn biến
mới. Thực trạng vấn đề tệ nạn xã hội gắn với tội phạm của giới trẻ xảy ra còn
nhiều: Hành xử giang hồ, bạo lực học đường, thậm chí cướp trong học đường
Cùng với đó là sự vô cảm, mất nhân tính - vấn đề rất cấp thiết và rất khó giải
quyết, cần có thời gian và sự phối hợp nhiều ngành. Những năm trở lại đây, các tệ
nạn xã hội như cờ bạc, lô đề, game online, cá độ bóng đá , với những mặt trái đã
dần len lỏi vào đời sống của giới sinh viên. Những hành vi vi phạm này đều có
những ảnh hưởng nghiêm trọng đến xã hội. Vì vậy, cần phải tìm hiểu kỹ về nguyên
nhân gây ra những tệ nạn xã hội này từ đó tìm ra giải pháp để cải thiện, khắc phục.
Dựa trên cơ sở đó, nhóm chúng em xin lựa chọn đề tài: "Tìm hiều nguyên nhân dẫn
đến tệ nạn xã hội trong sinh viên hiện nay".
2. Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Sự nghiệp đổi mới của đất nước ta do Đảng Cộng Sản Việt Nam khởi xướng và
lãnh đạo từ năm 1986 đến nay đã giành được nhiều thắng lợi to lớn và quan trọng,
đưa đất nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng về kinh tế, xã hội, từ đó tạo ra vị
thế ổn định và phát triển đi lên. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt được, nền
kinh tế thị trường đã đem lại những yếu tố tiêu cực: làm cho sự phân hoá giàu
nghèo ngày càng gia tăng, sự tha hoá trong lối sống, tiêu cực, tệ nạn xã hội và tội
phạm có điều kiện phát sinh và tồn tại là tình trạng vi phạm pháp luật hiện nay lại
xảy ra với mức độ chóng mặt. Những hành vi vi phạm này dù xảy ra cố ý hay vô ý
đều có những ảnh hưởng nghiêm trọng đến xã hội, đi ngược lại với mục tiêu mà
chúng ta đang tiến tới. Việc tìm hiểu nguyên nhân của tình trạng vi phạm pháp luật
ở nước ta hiện nay là việc làm vô cùng cấp thiết, là nền tảng để tìm ra hướng giải
quyết, khắc phục tình trạng vi phạm pháp luật trên, góp phần xây dựng một xã hội


giàu đẹp mà chúng ta đang xây dựng.
3. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp trưng cầu ý kiến (Ankét): Đây là phương pháp mà người được
hỏi, trả lời với hình thức tự viết vào bảng hỏi đã đưa cho anh ta dưới dạng Ankét
(bảng hỏi).
+ Trưng cầu theo nhóm: Điều tra viên tập trung một nhóm từ 10 đến 40
người vào một địa điểm thuận tiện nào đó cho việc trưng cầu.
 Ưu điểm: Điều tra viên có điều kiện để giải thích hàng loạt các vấn đề
liên quan đến việc nghiên cứu, sau đó có điều kiện để giúp đỡ một vài trường hợp
có trình độ thấp và yêu cầu mọi người trả lời hết câu hỏi. Phương pháp này rất tiết
kiệm kinh phí, thường sử dụng trong nghiên cứu có “tổ chức” tập trung.
 Nhược điểm: Bảng hỏi không được quá nhiều câu hỏi.
5. Chọn mẫu điều tra.
- Phương pháp chọn mẫu.
Chọn mẫu: là việc tiến hành nghiên cứu, thu thập thông tin từ một bộ phận
thu nhỏ của mẫu tổng thể nghiên cứu, song lại có khả năng suy rộng ra cho tổng
thể đối tượng nghiên cứu, phù hợp với các đặc trưng và cơ cấu của tổng thể.
+ Mẫu xác xuất (Mẫu ngẫu nhiên): Cho phép mỗi phần tử trong tập hợp
chung đều có khả năng được lựa chọn thành đối tượng điều tra. Mẫu được luận
chứng chặt chẽ và có thể tính được mức độ đại diện, sai số mẫu.
 Mẫu ngẫu nhiên đơn giản: Đây là loại mẫu được lập ra tùy theo hứng
cảm quan của người nghiên cứu. Mẫu này đòi hỏi các đơn vị chọn phải có khả
năng trả lời như nhau.
- Những người tham gia trả lời bảng hỏi: Sinh viên
- Số lượng phiếu phát ra: 60
- Số lượng phiếu thu về: 60
- Cách xử lí thông tin thu được:
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Một số vấn đề lý luận liên quan đến nội dung của đề tài.
a,Tệ nạn xã hội là gì

Tệ nạn xã hội là các hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch với chuẩn mực
xã hội,vi phạm đạo đức và pháp luật , gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống
xã hội.
Có nhiều tệ nạn xã hội , ví dụ như: mại dâm, nghiện ma túy, cờ bạc, mê tín, tham
nhũng, quan liêu v.v nhưng nguy hiểm nhất là các tệ nạn cờ bạc, ma túy, mại dâm.
Tệ nạn là một trong những nguyên nhân chính phát sinh tội phạm.
b,Tại sao đề tài lại tập trung vào sinh viên, đặc điểm chung các đối tượng này
Sinh viên là người học tập tại các trường đại học, cao đẳng hay trung cấp chuyên
nghiệp. Ở đó họ được truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề, chuẩn bị
cho công việc sau này của họ. Họ được xã hội công nhận qua những bằng cấp đạt
được trong quá trình học. Quá trình học của họ theo phương pháp chính quy, tức là
họ đã phải trải qua bậc tiểu học và trung học.
Sự khác biệt cơ bản giữa sinh viên và học sinh đó là nếu đã trở thành sinh viên bạn
sẽ không bị sự kèm cặp cao độ của bố mẹ, phụ huynh hay sẽ không ai chô bạn
những bài học cẩn thận tỉ mỉ về cách đối nhân xử thế, cách làm người như khi bạn
còn ngồi trên ghế phổ thông, sẽ không ai nói cho bạn biết bạn phải làm gì nên làm
gì bở lẽ khi đó, khi bạn trở thành sinh viên là bạn đã đủ 18 tuổi, đã có quyền tham
gia nhiều quan hệ xã hội, quan hệ pháp luật, có những quyền năng cơ bản.
Chính từ những đặc điểm trên của sinh viên nên họ đã vô tình trở thành một con
mồi ngon, một đối tượng luôn được các tệ nạn xã hội hướng tới.
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
Theo tổng kết sơ bộ của Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm (Bộ Công an),
trong 6 tháng đầu năm 2013, Cục đã xử lý 15.000 vụ phạm pháp hình sự, xử lý trên
22.000 đối tượng, trong đó có hơn 75% là thanh thiếu niên. Điều đáng nói là so với
những năm trước, đối tượng phạm tội ngày càng trẻ hóa và hành vi phạm tội cũng
như tính chất mức độ phạm tội ngày càng nghiêm trọng hơn.
Người dân sống trên đường 17, P.Tân Quy, Q.7 (TP.HCM) đến nay vẫn còn sợ hãi
khi nhắc về câu chuyện xảy ra từ giữa tháng 7, một cô gái mang theo cây xăm gõ
cửa nhà ông Phạm Văn Năm (68 tuổi), vừa thấy ông mở cửa cô gái này đâm ông
gục ngã ngay tại chỗ. Con gái ông Năm thấy vậy la lên kêu cứu rồi chạy ra ngoài

hòng trốn thoát, tuy nhiên cô cũng bị hung thủ đâm nhiều nhát cho tới khi người
dân nghe tiếng ập vào khống chế, bắt giữ. Người bị bắt là Hồ Thị Bích Phương (21
tuổi,hiện là sinh viên một trường Cao đẳng ở Q.4). Phương khai chỉ vì có mâu
thuẫn trong chuyện tình cảm, quan hệ giữa Phương và con gái ông Năm, Phương
đã tức giận, mang theo hung khí tới “xử” cha con ông Năm cho hả giận. Hay vụ Võ
Ngọc Tú Anh bị sát hại ngay tại một khách sạn trên đường Hồng Hà (TP.HCM)
ngày 25-5-2011, mà thủ phạm không ai khác chính là người yêu cũ của cô, chàng
thanh niên 20 tuổi Châu Tấn Việt vì mẫu thuẫn tiền bạc.
Một vụ án khác gây chấn động tỉnh Hà Giang vào thời điểm giáp Tết Nguyên đán
Tân Mão vừa rồi mà thủ phạm là hai anh em họ Nguyễn Văn Đế (25 tuổi) và
Nguyễn Văn Nội (19 tuổi) - đều trú tại xã Phương Độ, tỉnh Hà Giang. Chỉ trong
một đêm, hai kẻ côn đồ này đã sát hại cả một gia đình 3 người là anh Đặng Thành
Đông (43 tuổi), chị Dư Thị Yên (39 tuổi) và con gái Đặng Thị Huyền (15 tuổi)
hòng cướp tài sản. Tháng 5-2011, tại quận Đống Đa, Hà Nội xảy ra vụ trọng án
khiến một cô gái bị bắn chết giữa đường khi đang ngồi trong xe taxi mà nguyên
nhân chỉ vì số nợ 10 triệu đồng.
Điểm qua những vụ án trên cho thấy một thực tế đáng lo ngại là các vụ giết người,
đối tượng đều còn rất trẻ, có đối tượng còn đang ngồi trên ghế nhà trường, hành vi
giết người hết sức dã man, côn đồ mà động cơ đều xuất phát từ những mâu thuẫn
nhỏ. Theo thống kê của Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm, 6 tháng đầu
năm, trong khi mức độ phạm tội chưa có dấu hiệu giảm thì số lượng thanh niên vi
phạm pháp luật đã gần xấp xỉ so với năm ngoái. Nạn tự tử, hút, lắc, và “bay”, bỏ
học, bỏ nhà đi hoang, tập hợp thành băng nhóm, gây án lấy tiền thỏa mãn những
cuộc vui, cơn nghiện ngày càng phổ biến. Những đối tượng này phần lớn đều ở độ
tuổi… học sinh. chỉ vì những xích mích nhỏ, lòng tham, tính hiếu thắng mà sẵn
sàng đánh nhau, uy hiếp, cướp giật.
3. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên.
Hiện nay, tệ nạn xã hội trong sinh viên vẫn đang là một vấn đề nhức nhối của xã
hội. Để lý giải cho tình trạng này thì có rất nhiều nguyên nhân khác nhau mà chủ
yếu là từ gia đình, nhà trường, cộng đồng và do chính bản thân cá nhân.

- Thứ nhất là về yếu tố con người: như chúng ta đã biết, ở độ tuổi trung học phổ
thông thì đó là thời kì hình thành và phát triển tính cách, suy nghĩ, phẩm chất của
con người; còn lứa tuổi sinh viên là lứa tuổi phát triển mạnh mẽ và dẫn đến hoàn
thiện những phẩm chất, suy nghĩ…. Đặc biệt đối với thanh thiếu niên là lứa tuổi có
những đặc điểm tâm sinh lý đang thay đổi và phát triển rất đa dạng. Đôi khi các tệ
nạn được hình thành từ sự đố kị với các bạn cùng lứa tuổi khi mà họ có những thứ
mà mình không có, hay việc thích thể hiện mình hoặc có sự mâu thuẫn với nhau
mà dẫn đến các tình trạng như cướp bóc, gây gổ đánh nhau… Theo kết quả điều
tra của viện nghiên cứu thanh niên về các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thanh niên
phạm tội và mắc tệ nận xã hội thì nguyên nhân nông nổi đua đòi được xếp vào thứ
hạng cao nhất chiếm 75,6%; trong đó lứa tuổi từ 16 đến 18 có nguy cơ phạm tội,
mắc tệ nạn xã hội cao nhất chiếm 61,1% từ số người được hỏi. Ngoài ra còn có các
yếu tố khác như phiêu lưu, mạo hiểm…
Một số sinh viên xuống cấp về lối sống đạo đức, sa sút về phẩm chất, không xác
định được mục tiêu, lý tưởng phấn đấu, sống buông thả, sống gấp, sống thực dụng,
sống không lao động và chạy theo những cám dỗ đời thường. Bên cạnh đó theo ý
kiến của cán bộ cảnh sát điều tra và nhiều nhà nghiên cứu thì do nhận thức pháp
luật còn hạn chế nên sinh viên không ý thức được mối nguy hiểm và hậu quả của
hành động vi phạm phạm tội của mình mà chỉ hành động theo bản năng, cảm tính;
có một số người khi bị bắt mới ý thức được hành vi của mình phạm tội nghiêm
trọng. Và một nguyên nhân cực kì quan trọng nữa đó là do sinh viên thiếu ý thức
rèn luyện, không chủ động phòng tránh những nguy cơ tấn công của các tệ nạn xã
hội.
- Thứ hai là nhờ những chính sách phát triển kinh tế hợp lý mà nước ta đã có sự
phát triển toàn diện, mạnh mẽ và sâu sắc trong đời sống xã hội kéo theo sự biến đổi
định hướng giá trị trong mỗi người. Việc kinh tế phát triển đã hình thành nên
những giá trị mới tích cực, sự mở cửa, phát triển hội nhập về kinh tế cũng như sự
phát triển nhanh về công nghệ, khoa học kĩ thuật Tuy nhiên bên cạnh những mặt
tích cực đó thì việc xã hội ngày càng phát triển cũng làm nảy sinh những hiện
tượng tiêu cực, tệ nạn trong xã hội, đặc biệt là đối với bộ phận sinh viên hiện nay.

Một trong những mặt trái của nền kinh tế thị trường đó là tình trạng thất nghiệp
đã có ảnh hưởng không nhỏ đến sinh viên. Hiện nay có hàng triệu sinh viên ra
trường nhưng không xin được việc làm và để đảm bảo cho cuộc sống thì không ít
trong số đó đã bị lôi kéo vào con đường tệ nạn. Điển hình là một số bạn sinh viên
nữ do hoàn cảnh khó khăn đã phải bán thân để kiếm sống, một số khác thì phải đi
trộm cắp để cố gắng sống cho qua ngày.
Trong khi trình độ khoa học công nghệ phát triển nhanh, đặc biệt là mạng
internet chưa có cơ chế quản lý phù hợp, vì vậy những văn hóa phẩm đồi trụy, kích
động tình dục có cơ hội du nhập vào trong đầu óc của các bạn sinh viên. Đặc biệt
là ở độ tuổi đang trưởng thành thì sự ham muốn của các bạn nam là điều rất bình
thường, tuy nhiên sự kích động của các thứ văn hóa phẩm đồi trụy cùng với việc
không kiềm chế được bản thân đã dẫn đến tệ nạn hiếp dâm và gây ra những hậu
quả vô cùng đau đớn. Hiện nay nhiều game online được du nhập vào Việt Nam
một cách bừa bãi, nhiều nhà phát hành khi tung game ra thị trường chỉ quan tâm
đến lợi nhuận mà không có sự chọn lọc nội dung phù hợp dẫn đến tình trạng nhiều
thanh niên bị ảo tưởng bởi chính game mà họ đang chơi , đặc biệt là những game
bạo lực. Đây chính là lý do tại sao game Việt bị xem là một trong những nguyên
nhân của bạo lực, hiếp dâm, tệ nạn xã hội. Lúc này, người chịu thiệt nhất sẽ là cộng
đồng game thủ và người dùng Internet, đặc biệt là giới trẻ. Trên thực tế hiện nay
Nhà nước chưa có các quy định rõ ràng về nội dung trong công tác thẩm định
game, đây là một lỗ hổng quá lớn mà các cơ quan chức năng đang cố gắng khắc
phục.
- Thứ ba đó là về môi trường giáo dục: Gia đình là một tế bào của xã hội, là cái
nôi hình thành và phát triển nhân cách cá nhân, do vậy việc nuôi nấng và chăm sóc
con cái trưởng thành là việc làm không khó đối với các bậc cha mẹ nhưng việc
giáo dục con cái trở thành một công dân tốt không phải dễ. Tội phạm, tệ nạn xã hội
chịu ảnh hưởng của việc giáo dục gia đình, nó ảnh hưởng đến lối sống của sinh
viên. Nếu mỗi cá nhân, mà cụ thể là sinh viên, được sinh ra, lớn lên trong sự giáo
dục tốt từ phía gia đình thì tỉ lệ phạm tội, mắc phải các tệ nạn xã hội sẽ ít hơn. Tuy
nhiên hiện nay có một số gia đình kinh tế khá giả đã buông lỏng quản lý , chiều

chuộng, dung túng, bảo lãnh… đã vô tình tạo điều kiện cho một bộ phận sinh viên
ăn chơi sa đọa, đua đòi và mắc vào các tệ nạn xã hội, đặc biệt là tệ nạn ma túy, đua
xe, cờ bạc. Bên cạnh đó sự thiếu thốn tình cảm từ phía gia đình, gia đình sống
riêng rẽ, gia đình có trình độ văn hóa thấp cũng như gia đình có nhiều thành viên vi
phạm pháp luật… cũng ảnh hưởng tiêu cực đến tính định hướng và hoạt động sống
của các cá nhân trong gia đình đó.
Mỗi chúng ta, ai cũng đều trải qua một khoảng thời gian không ít để đến trường
học tập. Ngay từ bé, chúng ta được đến trường mầm non để học cách giao tiếp,
“học ăn, học nói, học gói, học mở”… Đến khi vào học Tiểu học, các em học sinh
bắt đầu được Thầy Cô dạy chữ, dạy cách làm người. Rồi đến bậc
Trung học cơ sở thì nhân cách cũng dần dần được hoàn thiện. Bậc Trung học phổ
thông, học sinh xem như cơ bản đã hoàn thành việc học chữ, học làm người và có
đủ trình độ bước vào cổng trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp để
trở thành những trí thức góp phần xây dựng đất nước. Thực tế cho thấy, hiện nay,
học sinh ở các cấp học đều có những biểu hiện suy thoái về đạo đức. Nguyên nhân
cơ bản là do có một số giáo viên chỉ chú trọng dạy chữ mà chưa quan tâm đến việc
dạy học sinh cách làm người. Một phần do thời lượng chương trình không cho
phép giáo viên bộ môn dừng lại để uốn nắn học sinh nhiều nhưng theo tôi, giáo
viên vẫn có đủ thời gian để dạy cho các em điều hay lẽ phải. Một phần do nhận
thức sai lệch của giáo viên khi cho rằng, giáo dục đạo đức học sinh là trách nhiệm
của giáo viên chủ nhiệm hay giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn, Giáo dục công dân
mà quên rằng đây là trách nhiệm chung của tất cả các giáo viên đứng lớp. Vì vậy
mà từ khi còn trong ghế nhà trường nếu học sinh mà có những nhận thức sai lệch
thì đến khi lên đại học phải tự thân vận động thì sẽ rất dễ mắc phải những sai lầm
và tham gia vào các tệ nạn xã hội.
4. Một số giải pháp.
Trên đây là những nguyên nhân chính thường xuyên và dễ nhận biết để thấy được
vì sao sinh viên – một bộ phận được sinh sống trong những điều kiện vật chất tốt
như vậy mà vẫn mắc phải những tệ nạ xã hội . Vậy để giải quyết được vấn đề
mang tính thời sự này thì cần có những giải pháp như thế nào? Tính khả thi của

những giải pháp đó ra sao để có thể cải thiện được vấn đề khiến cho nhiều nhà
chuyên môn đau đầu hiện nay?
1- Giáo dục – Quốc sách hàng đầu
Chúng ta đều biết giáo dục có một vai trò vô cùng quan trọng trong việc
hình thành nhân cách của con người, nhưng khi nói tới giáo dục thì chúng ta
lại thường hay nghĩ ngay tới nhà trường vậy thì để hiểu một cách sâu sa vai
trò của giáo dục có vai trò quan trọng như thế nào trong việc giảm thiểu hiện
tượng tệ nạn xã hội mà một bộ phận sinh viên hiện nay đang mắc phải?
Bác Hồ từng nói : “ Hiền, dữ đâu phải là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên”.
Trẻ em ngay từ khi sinh ra đều mang trong mình những đức tính tốt đẹp
nhưng nhân cách của trẻ được hình thành dần dần quat môi trường sống.
Môi trường tạo nên cá thể, sống trong một gia đình được giáo dục một cách
cẩn thận và có sự dạy dỗ chu đáo của cha mẹ, ông bà được rèn dũa từ những
hành vi nhỏ nhất, được điều chỉnh những suy nghĩ đúng đắn thì đứa trẻ đó sẽ
có những hành động và suy nghĩ không vượt ngoài những chuẩn mực xã hội.
Và ngược lại nếu một đứa trẻ sống trong một gia đình ít được quan tâm
chăm sóc, cha mẹ hay xích mích mâu thuẫn thì dần dần đứa trẻ đó sẽ bị tác
động một cách rất tiêu cực từ những hành vi vượt ra ngoài chuẩn mực xã hội
của người lớn.
Từ khi còn nhỏ chúng ta đã được các bậc cha mẹ dạy cho cách sống, cách
nhận thức vấn đề sao cho phù hợp với chuẩn mực xã hội nhưng không phải
lúc nào cha mẹ cũng có điều kiện để nuôi dạy con cái một cách tốt nhất.
Theo nghiên cứu của viện xã hội học Mỹ thì nhân cách của một con người
được hình thành và định hình khi đứa trẻ đó được ba tuổi, do đó trong quãng
thời kì từ một tới ba tuổi thì yếu tố giáo dục đóng vai trò vô cùng quan trọng
chứ không phải là từ sáu tuổi trở lên như mọi người vẫn thường nghĩ.
Ở giai đoạn này trẻ chưa nhận thức và tự điều chỉnh những hành vi của mình
mà chỉ bắt chiếc người lớn, sau này khi lớn dần lên trẻ bắt đầu nhận thức
được thì khi đó con người sẽ hành động như những gì họ suy nghĩ. Đặc biệt

là ở quãng thời gian là sinh viên khi tiếp xúc với một môi trường mới họ sẽ
bị nhiều yếu tốt cả tốt lẫn xấu tác động. Do đó ngay từ lúc ban đầu việc giáo
dục nhân cách , đạo đức và lối sống cho trẻ là cực kì cần thiết để trẻ hình
thành những đức tính tốt, biết tỏ thái đọ trước những hành vi không tốt và
biết đấu tranh để loại bỏ những thói hư tật xấu. Đồng thời các bậc cha mẹ
cần chú ý nhiều hơn và rèn luyện cho con cái những kĩ năng sống cơ bản đẻ
các em có thể đói phó được với những tình huống nguy hiểm trong cuộc
sống. Cần thường xuyên cung cấp thông tin cho trẻ biết về các loại tệ nạn xã
hội để các em tránh xa khi gặp những tệ nạn đó. Đối với nhà trường cần hết
sức chú ý và đặc biệt quan tâm tới việc giáo dục cho học sinh , sinh viên về
các vấn đề của xã hội trong đó là tệ nạn xã hội. Thường xuyên tổ chức các
chương trình nói chuyện , giao lưu hoặc các cuộc thi về phòng chống tệ nạn
xã hội, tuyên truyền, đàm đạo nhiều về ý thứ nhân cách của học sinh, sinh
viên đặc biệt là đạo đức lối sống của sinh viên thời đại hội nhập và mở cửa.
Bên cạch việc học các môn khoa học, các trường cần coi trọng hơn nữa
những bộ môn như đạo đức, giáo dục công dân hay xã hội học vì đó là
những bộ môn có ảnh hưởng rất lớn tới ý thức công dân đồng thời là những
bộ môn có kiến thưc gần gũi và thực tiễn nên học sinh rất dễ tiếp thu do đó
nhanh chóng nhận thức được và góp phần không nhỏ vào hạn chế các tệ nạn
xã hội.
Đồng thời các giáo viên cũng cần chú ý tới việc liện hệ thực tế nhiều hơn
vào bài giảng của mình để những vấn đề xã hội nổi cộm để từ đó kêu gọi
sinh viên chung tay góp sức xây dựng xã hội tươi đẹp.
Trong các gia đình các bậc cha mẹ hãy tạo cho con mình cảm giác thoải mái
khi được sống trong một gia đình tràn ngập tình yêu thương, không để cho
các em sa ngã vào những tệ nạn xã hội và khi biết nguyên nhân thì lại do
chính những người làm cha làm mẹ đã thiếu quan tâm vô tình đa đẩy con
mình vào con đường tệ nạn.
Nếu như chỉ có biện pháp giáo dục thì hiệu quả của việc giảm thiểu sinh
viên vướng mắc vào các tệ nạ xã hội sẽ chưa phải là cao nếu thiếu các biện

pháp khác.
2- Các biện pháp tuyên truyền mà sinh viên là người thực hiện.
Đây là một trong những biện pháp hiện nay đang được áp dụng
nhiều và mang lại những hiệu quả rất tích cực. Với tình hình tệ nạn xã hội
đang gia tăng như hiện nay mà phần lớn laij thuộc về đọ tuổi từ 18 tới 30 thì
đây là một vấn đề đáng lo ngại, trên các phương tiện thông tin đại chúng đã
có nhiều chương trình tuyuên truyền về phòng chống các tệ nạn xã hội, mà
những người tham gia lại không phải ai khác chính là sinh viên- những sinh
viên có nhiệt huyết, có nhận thức biết được giá trị của tuổi trẻ họ đã không
ngại xông pha đóng góp một phần công sức của mình cho xã hội ngày càng
trở lên tươi đẹp.
Cần phát huy nhiều hơn nữa những tấm gương người tốt việc tốt,
những sinh viên tình nguyện với nghĩa cử cao đẹp họ vẫn ngày ngày tích cực
phối hợp với các cơ quan có chức năng để đẩy lùi những tệ nạn xã hội từ đó
làm thay đổi thế hệ sinh viên.
Tuy nhiên với thực trạng hiện nay thì khống phải ở nơi nào sinh viên
cũng có thể tiếp cận được với các phương tiện thông tin đại chúng. Sinh việ
thì rất ít khi đọc báo và xem ti vi và cũng không phải sinh viên nào cũng
hứng thú với việc đọc các palno , áp phích về tuyên truyền phòng chống tệ
nạn xã hội do đó trực tiếp cho sinh viên đi tuyên truyền, vận động người
thân , bạn bè tránh xa các tệ nạn xã hội thực hiện nếp sống văn minh từ đó
tác động tới nhận thức và suy ghĩ, hành động và lối sống của giới trẻ.
Đổi mới, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xác định phòng ngừa là
chính, tập trung hướng về cơ sở, bằng nhiều hình thức phù hợp, phát huy các
biện pháp đã có hiệu quả như tuyên truyền trên các phương tiên thông tin đại
chúng, tổ chức nói chuyện chuyên đề, toạ đàm, thi tìm hiểu pháp luật, viết
bài, sân khấu hoá và phát huy vai trò truyền thông của Đoàn, Hội, câu lạc
bộ, tổ tự quản trong nhà trường làm cho cán bộ nhân dân, học sinh, sinh
viên nhận thức rõ tình hình, nhiệm vụ quan trọng, cấp bách trong phòng
ngừa, đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật hoặc bị xâm hại,

đảm bảo an ninh trật tự nói chung và an ninh học đường nói riêng.
3- Sử dụng biện pháp đòn bẩy kinh tế
Theo như những nguyên nhân gây ra các tệ nạn xã hội có liên quan
tới kinh tế , đặc biết là trong cơ chế thị trường hiện nay với nhiều yếu tố tiêu
cực tác động thì việc sử dụng biện pháp về đòn bẩy kinh tế là một biện pháp
phát huy hiệu quả khá cao trong việc phòng chống tệ nạn xã hội ở sinh viên
hiện nay.
Có câu: “ Nhàn cư vi bất thiện”, sinh viên ngày nay được sống trong một
điều kiện vật chất tốt nhưng cũng chính sống trong sự no đủ như vậy mà
việc các cô cậu sinh viên khi không có việc gì đó để làm , “ buồn chân buồn
tay” nghe theo sự rủ rê ccủa bạn bè dấn sâu vào các tệ nạn là không thể tránh
khỏi. Do đó trong tình hình kinh tế hiện nay phải lợi dụng triệt để sức lao
động này, Nhà nước cần tạo tạo những công việc phù hợp dành cho sinh viên
nhằm tận dụng những thời gian rảnh rỗi và từ đó giúp cho sinh viên có kiến
thức thực tế, có thể sử dụng được chuyên môn của mình vào thực tiễn.
Bên cạnh đó, sửu dụng biện pháp kinh tế phải chú ý tới việc sử dụng tránh
lãng phí nguồn chất xám, có những định hướng đúng đắn cho sinh viên đặc
biết là định hướng nghề nghiệp cho sinh viên sau khi ra trường. Việc sinh
viên sau khi ra trường do không được định hướng nghề nghiệp nên trong
cuộc sống khi bế tắc họ tìm tới những thói hư tật xấu và đi dần vào con
đường tệ nạ xã hội như ma túy , mại dâm. Với tệ nạn mại dâm thường xảy ra
với các sinh viên nữ do nhu cầu của cuộc sống đòi hỏi nhiều đáp ứng nên để
có thu nhập một số sinh viên nữ phải kinh doanh ‘ vốn tự có”, do đóNhà
nước cần có các chính sách hỗ trợ sinh viên từ đó đảm bảo cho sinh viên có
khả năng điều kiện để lo cho cuộc sống từ đó tránh cho sinh viên nữ tìm tới
các tệ nạn xã hội để lo cho cuộc sống.
4- Tăng cường các biện pháp chế tài có sức răn đe, tăng cường tính kiểm
soát có sự kiên kết quản lí chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường.

Đề cao vai trò sự quản lý thống nhất giữa gia đình, nhà trường và

xã hội. Hội phụ huynh học sinh cần phối hợp chặt chẽ với nhà trường, tổ
chức đoàn thể, chính quyền để quản lý tốt các em, giúp các em học tập,
phòng ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội. Nhà trường cần đổi mới nâng cao
chất lượng giảng dạy môn đạo đức; kiến nghị Bộ giáo dục tăng thời lượng
giảng dạy môn học này. Phối hợp quản lý chặt chẽ thời gian ngoài giờ học.
Phản ánh kịp thời những biểu hiện tiêu cực, tệ nạn xã hội trong học sinh,
sinh viên cho tập thể lớp, nhà trường và gia đình, chính quyền để nhắc nhở,
răn đe, uốn nắn, phòng ngừa cho các em.
Thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước, trong đó cần tăng
cường công tác kiểm tra, phát hiện xử lý nghiêm các cơ sở kinh doanh có
điều kiện, các cơ sở lưu trú, nhất là dịch vụ intarnet, cầm đồ, nhà nghỉ, nhà
trọ không để tội phạm lợi dụng hoạt động, lôi kéo và giảm thiểu đến mức
thấp nhất ảnh hưởng của văn hoá phẩm độc hại đến học sinh, sinh viên.
Đồng thời thực hiện đúng các quy định về quản lý, cấp phép kinh doanh cho
các cơ sở kinh doanh văn hoá phẩm, dịch vụ Internet
Ngành giáo dục cần tăng cường công tác quản lý cán bộ, quản lý học sinh,
sinh viên; xem xét xử lý kỷ luật nghiêm các trường hợp sai phạm, nhất là đối
với thầy, cô giáo vi phạm về đạo đức, lối sống, sinh hoạt không lành mạnh,
trù dập, đối xử thô bạo với học sinh, sinh viên; để tạo môi trường học tập
lành mạnh, niềm tin đối với học sinh, sinh viên và các bậc phụ huynh. Đề
xuất xây dựng nhà ở tập thể cho sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng và
Trung cấp để thuận lợi cho công tác quản lý học sinh, sinh viên
Tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm và các hành
vi vi phạm pháp luật trong lứa tuổi học sinh, sinh viên. Ngành công an chủ
động phối hợp các ngành chức năng, cấp uỷ, chính quyền thường xuyên mở
các đợt cao điểm tấn công trấn áp các loại tội phạm và tệ nạn xã hội; tập
trung đánh trúng, đánh mạnh các ổ, nhóm tội phạm và tệ nạn xã hội; các
đường dây đưa trái phép chất ma tuý vào tỉnh; các điểm, tụ điểm mua bán,
tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma tuý ; triển khai đồng bộ, quyết liệt các
giải pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông, thực hiện hiệu quả Chỉ thị 48

của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
phòng, chống tội phạm trong tình hình mới; Pháp lệnh 16 của Uỷ ban
thường vụ quốc hội về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ
trợ; Nghị định 36/CP của Chính phủ về quản lý và sử dụng pháo ; xử lý
nghiêm minh các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật để hạn
chế thấp nhất điều kiện hoạt động của tội phạm, giảm thiểu tác động tiêu cực
đến học sinh, sinh viên. Đồng thời, trong xử lý các vụ việc, đối tượng là học
sinh, sinh viên cần xem xét, cân nhắc giữa xử lý bằng pháp luật hình sự và
biện pháp hành chính, giáo dục, nâng cao nhận thức, để các em tự giác sửa
chữa khuyết điểm, không tái phạm. Phối hợp Viện kiểm sát nhân dân, Toà án
nhân dân các cấp đưa ra xét xử điểm, lưu động một số vụ án, nhất là các vụ
học sinh, sinh viên bị xâm hại để phục vụ công tác tuyên truyền, giáo dục,
phòng ngừa chung cho học sinh, sinh viên.
Khuyến khích, động viên, các em tự giác học tập, tự tu dưỡng đạo
đức lối sống; có động cơ phấn đấu, rèn luyện đúng đắn, ham học hỏi, cầu
tiến bộ. Tạo mọi điều kiện thuận lợi, quan tâm đáp ứng những nhu cầu chính
đáng của các em. Bên cạnh đó mỗi học sinh, sinh viên phải xác định rõ trách
nhiệm trước bản thân, gia đình và xã hội, sống có lý tưởng, có hoài bão. Bản
thân các em phải trau dồi kiến thức về pháp luật, xã hội, tự bảo vệ mình,
vượt qua những cám dỗ, tệ nạn xã hội; quan tâm đến cộng đồng, không ích
kỷ, thực dụng. Luôn có niềm tin trong cuộc sống, tích cực tu dưỡng, rèn
luyện phấn đấu trở thành những công dân tốt, góp phần xây dựng quê
hương, đất nước ngày càng giàu đẹp hơn.

III. PHẦN KẾT LUẬN
IV. PHẦN PHỤ LỤC.
1.Bảng hỏi (Phiếu điều tra) của nhóm.
PHIẾU ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT
Đề tài: "Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội trong sinh viên hiện nay.”
Để thực hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu và có những nhìn nhận một cách khách

quan, nhóm điều tra xã hội học pháp luật của chúng tôi đã soạn thảo ra một số câu
hỏi. Rất mong các bạn sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội nhiệt tình ủng hộ
bằng các đọc kĩ và khoanh tròn vào đáp án mà bạn cho là chính xác nhất. Chúng
tôi xin chân thành cảm ơn!
1.Theo bạn, đâu là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến tệ nạn xã hội ở sinh viên hiện
nay:
A.Do tâm lý lứa tuổi.
B. Từ gia đình.
C. Nhà trường và cộng đồng.
D. Chính cá nhân.
2. Trong những năm gần đây ,bộ phận sinh viên lại mắc vào tệ nạn xã hội có
chiều hướng:
A. Giảm nhẹ.
B. Không thay đổi.
C. Tăng nhanh, diễn biến phức tạp.
3. Theo bạn, tệ nạn xã hội trong sinh viên sẽ ảnh hưởng xấu đến:
A. Sức khỏe, đạo đức, tiền bạc.
B. Học tập.
C. Bị bạn bè, thầy cô và xã hội xa lánh.
D. Cả 3 phương án trên.
4. Tệ nạn xã hội trong sinh viên thường là:
A. Cờ bạc, lô đề.
B. Game online, cá độ bóng đá.
C. Ma tuý, mại dâm.
D. Đủ mọi hình thức.
5. Phòng chống tệ nạn xã hội trong sinh viên là trách nhiệm của ai?
A. Gia đình.
B. Nhà trường.
C. Các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
D. Toàn xã hội.

×