Tải bản đầy đủ (.doc) (96 trang)

giải pháp thu hút khách cho các tuyến tham quan mới trên vịnh hạ longdu li

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 96 trang )

Giải pháp thu hút khách cho các tuyến tham quan mới trên vịnh Hạ Long
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Vịnh Hạ Long là một thắng cảnh thiên nhiên đẹp, nổi tiếng của Việt
Nam đã được UNESCO hai lần công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới
(năm 1994 và 2000) bởi giá trị nổi bật toàn cầu về cảnh quan tự nhiên và giá
trị địa chất địa mạo. Số lượt khách tới vịnh Hạ Long trong hơn mười năm qua
tăng trưởng rất mạnh.
Đã có 8 tuyến tham quan được xây dựng và triển khai trên khắp khu
vực vịnh Hạ Long. Tuy nhiên từ nhiều năm nay chỉ có 4 trong 8 tuyến tham
quan ấy trở nên quen thuộc với du khách. Tổng số lượt khách trên 4 tuyến
tham quan còn lại chỉ bằng một phần nhỏ trong tổng số lượt khách đến vịnh
Hạ Long. Bốn tuyến tham quan thu hút được nhiều lượt khách tham quan nhất
nằm trọn vẹn trong khu vực bảo vệ tuyệt đối của Di sản Thiên nhiên thế giới
vịnh Hạ Long. Tại khu vực này (khu vực đảo Đầu Gỗ, đảo Bồ Hòn, Ti Tốp
hay Soi Sim) thường xuyên xảy ra tình trạng quá tải. Đặc biệt trong giai đoạn
chính vụ, mỗi ngày khu vực đáng ra được bảo vệ tuyệt đối này phải đón hàng
nghìn lượt khách và khoảng trên 500 lượt tàu ra vào. Điều này tất nhiên đã
gây ra những hậu quả to lớn đối với môi trường và vấn đề bảo vệ giá trị tài
nguyên. Đồng thời còn trực tiếp tác động làm giảm chất lượng tour du lịch và
là nguyên nhân gián tiếp gây ra tình trạng “khách không muốn quay trở lại”.
Việc vịnh Hạ Long trở thành Di sản Thiên nhiên thế giới đã mở ra
nhiều triển vọng mới cho du lịch Quảng Ninh nói riêng và du lịch Việt Nam
nói chung. Nhưng cùng với đó là trách nhiệm nặng nề đối với công tác quản
lý, bảo tồn và phát huy giá trị Di sản. Vịnh Hạ Long đã thực sự trở thành một
trung tâm du lịch lớn và quan trọng của tỉnh, của quốc gia. Do đó bảo tồn và
giữ nguyên giá trị tài nguyên là một trách nhiệm to lớn hàng đầu song trách
Nguyễn Thị Thu Hằng – CH 3 Khoa Du lịch học
1
Giải pháp thu hút khách cho các tuyến tham quan mới trên vịnh Hạ Long
nhiệm khai thác và phát triển du lịch cũng không thể coi là thứ yếu. Giải


quyết mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển du lịch là một bài toán khó với nhà
quản lý. Và việc mở rộng không gian du lịch, giảm tải cho khu vực trung tâm,
giãn khách ra vùng đệm và ngoại biên có thể coi là một hướng đi an toàn.
Với quan điểm trên, tác giả cho rằng việc thực hiện được mục tiêu thu
hút khách ra các tuyến tham quan mới hơn sẽ là một trong những bài giải phù
hợp đối với vấn đề quá tải ở một số điểm trên vịnh Hạ Long. Bởi vậy, tác giả
đã lựa chọn đề tài “Giải pháp thu hút khách cho các tuyến tham quan mới trên
vịnh Hạ Long” làm đề tài tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm ra giải pháp thu hút khách cho
các tuyến tham quan mới trên vịnh Hạ Long nhằm góp phần thực hiện được
mục tiêu:
• Giảm tải cho khu vực trung tâm.
• Giới thiệu, quảng bá các giá trị tài nguyên chưa được biết đến
của vịnh Hạ Long.
• Nâng cao nhận thức của du khách về vịnh Hạ Long.
3. Đối tượng nghiên cứu
• Các yếu tố cung du lịch của vịnh Hạ Long.
• Các tuyến tham quan trên vịnh Hạ Long.
• Giải pháp thu hút khách cho các tuyến tham quan mới trên vịnh
Hạ Long.
4. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu của đề tài chỉ trong phạm vi hoạt động du lịch
trên vịnh Hạ Long dưới góc độ tiếp cận của các bộ môn khoa học Du lịch.
5. Phương pháp nghiên cứu
Nguyễn Thị Thu Hằng – CH 3 Khoa Du lịch học
2
Giải pháp thu hút khách cho các tuyến tham quan mới trên vịnh Hạ Long
Để hoàn thành đề tài, tác giả đã sử dụng một số phương pháp nghiên
cứu sau:

• Phương pháp thu thập và xử lý tư liệu: Trước hết tác giả đã thu thập
các tài liệu liên quan đến đề tài. Đọc, chọn lọc thông tin và phân loại tài liệu
theo các danh mục nghiên cứu, mức độ quan trọng và tin cậy để sử dụng làm
tài liệu tham khảo và đưa ra được những nhận xét ban đầu.
• Phương pháp nghiên cứu thực địa (điền dã): Trong quá trình thực
hiện đề tài, tác giả đã nhiều lần đến vịnh Hạ Long (đối tượng nghiên cứu của
đề tài) để quan sát, thu thập và kiểm chứng thông tin. Tác giả cũng đã tham
gia vào một số hoạt động du lịch cùng du khách và trước đó (tháng 3 năm
2005), tác giả đã thực tập tốt nghiệp Đại học tại Ban Quản lý vịnh Hạ Long.
Qua những nghiên cứu thực địa đó có thể nhận biết chính xác và đầy đủ hiện
trạng của vấn đề nghiên cứu. Từ đó có thể đưa ra các giải pháp phù hợp.
• Phương pháp điều tra xã hội học: Tác giả đã thực hiện phương pháp
này dưới hai hình thức là điều tra bằng bảng hỏi (300 khách) và phỏng vấn
sâu đối với khách du lịch, nhân viên Ban Quản lý vịnh Hạ Long, nhân viên
tàu, hướng dẫn viên Qua đó nắm bắt được các thông tin, các ý kiến, các gợi
ý giải quyết vấn đề.
• Phương pháp phân tích hệ thống: Phân tích các yếu tố của vấn đề
nghiên cứu, đặt chúng vào một hệ thống nhằm tìm ra mối quan hệ qua lại giữa
các yếu tố, giữa các vấn đề. Từ đó thấy được căn nguyên vấn đề để có được
những phân tích chặt chẽ và tìm ra được giải pháp thích hợp.
• Phương pháp cân đối kinh tế: Trong phạm vi đề tài này, tác giả đã
thực hiện phương pháp này để tính toán cân đối giữa lợi ích sẽ đem lại của
các vấn đề đối nghịch như: nhu cầu du lịch và khả năng đáp ứng, phát triển du
lịch với bảo tồn tài nguyên, lợi ích của nhà quản lý với các cơ sở kinh doanh,
giữa du khách và các nhà cung ứng
Nguyễn Thị Thu Hằng – CH 3 Khoa Du lịch học
3
Giải pháp thu hút khách cho các tuyến tham quan mới trên vịnh Hạ Long
6. Bố cục
Đề tài được hoàn thành với bố cục gồm 3 phần, kết cấu như sau:

Phần 1: Phần mở đầu.
Phần 2: Nội dung (gồm 3 chương):
• Chương 1: Cung du lịch trên vịnh Hạ Long.
• Chương 2: Hiện trạng khai thác du lịch trên các tuyến tham quan
ở vịnh Hạ Long.
• Chương 3: Giải pháp thu hút khách cho các tuyến tham quan mới
trên vịnh Hạ Long.
Phần 3: Kết luận.
Do trình độ bản thân còn hạn chế, thời gian nghiên cứu không nhiều,
kinh nghiệm còn ít nên đề tài không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong nhận
được sự góp ý, đánh giá, phê bình và chỉ bảo của các thầy cô, bạn bè và tất cả
những người có quan tâm đến đề tài.
Trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2008
Tác giả
Nguyễn Thị Thu Hằng
Nguyễn Thị Thu Hằng – CH 3 Khoa Du lịch học
4
Giải pháp thu hút khách cho các tuyến tham quan mới trên vịnh Hạ Long
Chương 1
Cung du lịch trên vịnh hạ long
Tiểu dẫn
Từ lâu, vịnh Hạ Long Việt Nam đã nổi tiếng khắp thế giới bởi vẻ đẹp
tuyệt mỹ và hoành tráng của hàng ngàn đảo đá (1969 đảo) trên mặt biển. Với
cảnh quan ngoại hạng ấy, vịnh Hạ Long đã hai lần được Tổ chức UNESCO
công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Nhưng Hạ Long không chỉ là một
thắng cảnh đẹp mà trong nó còn ẩn chứa các giá trị ngoại hạng về địa chất, địa
mạo, về giá trị đa dạng sinh học và lịch sử văn hoá.
1.1 Tài nguyên du lịch trên vịnh Hạ Long
1.1.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên

1.1.1.1 Vị trí địa lý
Nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam, vịnh Hạ Long thuộc toạ độ địa lý từ
điểm cực Nam ở đảo Hạ Mai, xã Ngọc Vừng là 20
0
40’ độ vĩ Bắc đến điểm
cực Bắc là dãy núi Mỏ Toòng của huyện Bình Liêu ở 21
0
40’ vĩ độ Bắc; từ
điểm cực Tây ở 106
0
26’ kinh độ Đông với sông Vàng Chua của hai xã Bình
Dương và Nguyễn Huệ thuộc huyện Đông Triều đến điểm cực Đông của tỉnh
là Mũi Gót ở 108
0
31’ kinh độ Đông, trên đất Trà Cổ, thị xã Móng Cái [19, 3].
Khu vực Di sản có vùng bảo vệ tuyệt đối xác định trong toạ độ từ 106
0
59’24”
đến 107
0
20’30” kinh độ Đông và 20
0
43’24” đến 21
0
56’12 vĩ độ Bắc, giới hạn
bởi 3 điểm: đảo Đầu Gỗ (phía Tây), đảo Đầu Bê (phía Nam) và đảo Cống Tây
(phía Đông) với diện tích 434km
2
, gồm 775 hòn đảo, trong đó có 411 đảo đã
được đặt tên [7, 7]. Đây cũng là khu vực giới hạn được nhắc đến trong khái

niệm vịnh Hạ Long dưới đây.
Tỉnh Quảng Ninh là đơn vị hành chính – kinh tế trọng điểm, nằm trong
tam giác phát triển Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh của miền Bắc Việt
Nguyễn Thị Thu Hằng – CH 3 Khoa Du lịch học
5
Giải pháp thu hút khách cho các tuyến tham quan mới trên vịnh Hạ Long
Nam. Hơn nữa, ở vào vị trí chỉ cách Hà Nội (trung tâm đón khách lớn nhất
miền Bắc) 165km – một khoảng cách lí tưởng trong phát triển du lịch, Quảng
Ninh đã trở thành một trong những điểm đến quan trọng nhất của Việt Nam.
Vùng biển Quảng Ninh nằm trên luồng giao lưu đường biển chính từ
Trung Quốc đến Vịnh Bắc Bộ vào các cảng lớn phía Bắc Việt Nam và vào
phần phía Nam biển Đông đến các quốc gia lân cận vùng Đông Nam á. Chính
vì vậy, tỉnh Quảng Ninh đã nhận một vị thế đặc biệt ở cửa ngõ Đông Bắc
trong giao lưu kinh tế, giao bang với Trung Quốc láng giềng và cả trong bảo
vệ an ninh lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam nói chung.
Sự hội tụ giữa vị trí địa lý và cấu trúc cảnh quan lãnh thổ cả trên đất
liền và trên biển cùng những tiềm năng vốn có đã đưa vịnh Hạ Long vào vị
thế thu hút khách thập phương về đây thưởng ngoạn, để nhận ra những nét
hấp dẫn của các thắng cảnh trên một vùng thiên nhiên độc đáo để giao lưu tạo
lập nên những mối quan hệ trong phát triển lâu dài.
1.1.1.2 Khí hậu
Khí hậu Hạ Long là khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa hè (tháng 5 đến
tháng 10) nóng ẩm, mưa nhiều nhiệt độ trung bình từ 27 – 29
0
C, mát khô vào
mùa đông, nhiệt độ trung bình từ 16 – 18
0
C. Lượng mưa trung bình năm là
1680 mm, với khoảng trên 300 mm vào các tháng 6, 7, 8 và dưới 300 mm vào
các tháng khô nhất trong năm là tháng 12, tháng 1 và tháng 2.

Những đặc trưng khí hậu quan trọng nhất của các mùa trong năm ở Hạ
Long là:
• Mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 3)
Từ các khối không khí cực đới ở phương Bắc tràn xuống, gió mùa
Đông Bắc lạnh và khô xuất hiện với tần suất tương đối lớn và đến được
những vĩ độ thấp nhất của nước ta. Tuy vậy, sự khống chế của nó không phải
Nguyễn Thị Thu Hằng – CH 3 Khoa Du lịch học
6
Giải pháp thu hút khách cho các tuyến tham quan mới trên vịnh Hạ Long
là thường xuyên . Giữa các đợt gió mùa Đông Bắc lạnh là các khối không khí
nhiệt đới . Mùa Đông là mùa lạnh và ít mưa ở Quảng Ninh.
Vào thời kì đầu mùa đông, từ tháng 11 đến giữa tháng 12, ảnh hưởng
đến Quảng Ninh thường là từ rìa áp cao. Gió mùa Đông Bắc lạnh chưa nhiều,
trời ít mưa và khô. Đôi khi rãnh phía Tây xuất hiện kết hợp lưỡi áp cao tạo
nên sương mù, mưa nhỏ hoặc mưa phùn.
Thời kỳ giữa mùa, từ tháng 2 đến cuối tháng 3 thường ít có gió mùa
Đông Bắc hơn, thời tiết thường âm u, ẩm thấp, mưa phùn nhiều. Đây là
khoảng thời gian có nhiều mưa phùn nhất trong năm.
• Mùa xuân (tháng 4)
Thực chất đây là khoảng thời gian quá độ từ đông sang hè, vì vậy thời
tiết trong khoảng thời gian này có sự giao tranh giữa không khí cực đới và
không khí nhiệt đới, trời bắt đầu có mưa giông.
• Mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 9)
Thường xuất hiện khối không khí nhiệt đới xích đạo, áp cao Thái Bình
Dương, bão xoáy thấp xuất hiện khá nhiều nhất là vào giữa mùa. Nửa đầu
mùa thường có mưa dông và mưa rào, nửa cuối mùa ít dần đi. Thỉnh thoảng
có gió mùa Đông Bắc yếu làm nhiệt độ giảm đi chút ít.
Đây là thời gian nóng nhất trong năm, có nhiều dông bão và lượng mưa
lớn.
• Mùa thu (tháng 10)

Thời gian này ảnh hưởng của áp cao đã yếu dần đi và rút dần ra biển.
Bão và giải hội tụ nhiệt đới hoạt động mạnh ở các vĩ độ thấp ở nước ta.
Không khí cực đới bắt đầu phát triển, Quảng Ninh thường chịu ảnh hưởng của
rìa áp cao lạnh. Vào khoảng thời gian này, tuy không thường xuyên song
thỉnh thoảng Hạ Long vẫn có mưa lớn do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
Nguyễn Thị Thu Hằng – CH 3 Khoa Du lịch học
7
Giải pháp thu hút khách cho các tuyến tham quan mới trên vịnh Hạ Long
Nhìn chung, khí hậu Hạ Long thích hợp cho phát triển du lịch đặc biệt
là du lịch tham quan, tắm biển, phơi nắng, nghỉ dưỡng, thể thao và du lịch
sinh thái. Tuy nhiên do có mùa đông lạnh và có nhiều ngày thời tiết xấu nên
đã có những trở ngại trực tiếp đến các hoạt động của con người, trong đấy có
hoạt động du lịch và chính điều đó tạo nên tính mùa vụ trong du lịch Hạ
Long. Mùa hè là thời kỳ hoạt động của dông bão và các trận mưa lớn gây ra
biển động, lũ lụt, sạt lở đường giao thông, xói mòn bờ sông, bờ biển, gây nên
những tổn thất lớn về kinh tế và khó khăn cho đời sống sinh hoạt của nhân
dân. Điều này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu đi du lịch của du khách
và gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh du lịch của vịnh Hạ
Long. Vì vậy ngành du lịch cần có kế hoạch chủ động phòng tránh thiên tai,
lợi dụng xu thế nổi trội theo mùa để phát triển các dạng sản phẩm du lịch,
đảm bảo sự hoạt động đồng đều cho du lịch vịnh Hạ Long trong cả năm.
1.1.1.3 Thắng cảnh
Vịnh Hạ Long đã hai lần được UNESCO công nhận là Di sản thiên
nhiên thế giới bởi các giá trị thẩm mỹ và địa chất địa mạo. Đây là một Di sản
thiên nhiên rất có giá trị và nổi tiếng thế giới được cấu tạo bởi các chất liệu
chính là đá, nước và bầu trời.
Vịnh Hạ Long là thắng cảnh độc đáo có giá trị nhiều mặt, trong đó khu
vực tập trung nhiều giá trị nổi bật nhất là khu vực nằm trong bán kính 434km
2
mà UNESCO đã công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.

Nếu nhìn bao quát vịnh Hạ Long sẽ hiện lên như một tác phẩm nghệ
thuật tạo hình vĩ đại của thiên nhiên – một tác phẩm nghệ thuật độc đáo mà có
lẽ chỉ có tạo hoá mới làm được. Bởi đó là sự kết hợp rất tinh tế và tài tình giữa
điêu khắc và hội hoạ, giữa sự cứng cỏi mạnh mẽ của đá với sự duyên dáng
thơ mộng của nước. Đó thật là một tác phẩm mà khó có người nghệ sỹ nào
làm được. Điều đặc biệt nữa khi đi tham quan thắng cảnh vịnh Hạ Long đấy
Nguyễn Thị Thu Hằng – CH 3 Khoa Du lịch học
8
Giải pháp thu hút khách cho các tuyến tham quan mới trên vịnh Hạ Long
là du khách sẽ thấy cảnh quan vịnh Hạ Long sẽ không ngừng biến đổi theo
từng góc nhìn, từng thời điểm và thậm chí là theo từng tâm trạng của du
khách. Vâng, chắc chắn sẽ là như vậy, bởi tác phẩm nghệ thuật mà tạo hoá đã
tạo dựng và cho đến nay Ngài vẫn chưa ngừng tu sửa đó là một tác phẩm
nghệ thuật mang tính động. Hạ Long đẹp bốn mùa. Mùa xuân thảm thực vật
đâm chồi nảy lộc, xanh biếc trên núi đá vôi, thời tiết lại hay có mưa phùn,
nhiều sương tuy làm hạn chế tầm nhìn của du khách song lại càng làm tăng vẻ
đẹp mờ ảo quyến rũ. Mùa hè trời trong xanh, nhiệt độ không quá cao, lại có
ánh nắng chiếu xuống làm đổ bóng những đảo đá vôi xuống mặt nước biển.
Những đảo đá này vốn đã rất tạo hình nay lại càng đẹp lung linh dưới ánh
nắng ngày hè. Mùa thu, nhất là vào những đêm trăng sáng, trăng soi các đảo
đá xuống mặt nước, Hạ Long hiện lên với vẻ đẹp của một thiếu nữ. Mùa
đông, khói sóng, khói sương bay là là nửa như muốn giấu bớt đi vẻ đẹp của
Hạ Long và điều đó lại càng làm cho Hạ Long trở nên quyến rũ hơn.
Theo quy hoạch, khu vực vịnh Hạ Long được chia thành ba tiểu khu
vực như sau:
• Tiểu khu vực 1: bao gồm 775 hòn đảo của vịnh Hạ Long nằm trong
ranh giới được UNESCO công nhận.
• Tiểu khu vực 2: theo vùng đệm UNESCO đã hoạch định, bao gồm
một số khu vực tác động trực tiếp đến Di sản.
• Tiểu khu vực 3: từ ranh giới vùng đệm đến ranh giới bảo tồn quốc

gia.[19, 14]
1.1.1.4 Hang động và bãi tắm
Vịnh Hạ Long có tổng diện tích là 1553km
2
với 1969 hòn đảo, trong đó
có hơn 900 đã có tên. Nhưng không phải tại tất cả các đảo đều có hang động
và bãi tắm, một số đảo có hang động hoặc bói tắm cũng chưa được đưa vào
khai thác phục vụ du lịch. Vỡ vậy, cỏc bói tắm và hang động được nói đến
Nguyễn Thị Thu Hằng – CH 3 Khoa Du lịch học
9
Giải pháp thu hút khách cho các tuyến tham quan mới trên vịnh Hạ Long
dưới đây chỉ bao gồm các hang động và bói tắm đó được đưa vào danh sách
các điểm đến trờn vịnh với mục đích phục vụ hoạt động tham quan, tắm biển
của du khỏch.
1.1.1.4.1 Hang động
Động Thiờn Cung: Tổng diện tớch rộng hơn 3000m
2
, động có độ tuổi
khoảng 2000 năm. Đây là loại động cú kiểu kiến trỳc dọc, 2 tầng, nằm theo
hướng bắc nam, treo lơ lửng cỏch mặt nước 27m [27]. Nền động là loại đất
hoàng thổ, đá màu gan gà và rất nhiều măng đá. Trần động là cỏc dải nhũ kết
tủa và các rèm đá. Trong động cũng cú rất nhiều cỏc cột đá lớn nhỏ. Sự hỡnh
thành cỏc cột đá là do sự tớch tụ lâu ngày làm cho măng đá và nhũ đá chạm
nhau và hợp lại làm một, quỏ trỡnh này cần đến cả gần nhỡn năm. Tờn gọi
của động xuất phỏt từ vẻ đẹp nguy nga, trỏng lệ của nó. Thiên Cung có nghĩa
là hoàng cung nơi tiên giới. Động được một người dõn chài Hạ Long tỡm ra
vào năm 1993 nhưng theo dấu tớch cũn ghi lại trờn vỏch động thỡ động được
người Phỏp phỏt hiện từ đầu thế kỉ XX (1901 và 1946)
Hang Đầu Gỗ: Nằm trong quần thể khu thắng cảnh Thiên Cung - Đầu
Gỗ. Xưa đảo này cú tên là Canh Độc, sỡ dĩ gọi là đảo Đầu Gỗ, theo truyền

thuyết kể lại rằng: Trong cuộc khỏng chiến chống quân Nguyên Mông, tướng
Trần Hưng Đạo đó cho chuẩn bị nhiều cọc gỗ lim ở đây để cắm xuống sụng
Bạch Đằng, cú rất nhiều mảnh cũn sút lại nờn mới gọi là hang Đầu Gỗ. Hang
được chia làm 3 ngăn chính. Ngăn phía ngoài có hỡnh vũm, trần hang được vớ
là một bức tranh sơn dầu khổng lồ, ở giữa hang cú một cột đá lớn (khoảng chục
người ụm). Ngăn thứ hai được ngăn cách với ngăn thứ nhất bằng một khe cửa
hẹp. Tận cựng hang là một chiếc giếng tiờn bốn mùa đều có nước ngọt trong vắt.
Hang Sửng Sốt: Hang nằm ở khu trung tõm của vịnh Hạ Long, thuộc
đảo Bồ Hũn, cỏch bến tàu du lịch Bói Chỏy 14 km về phiỏ Nam. Cửa hang
rộng và khá cao ước chừng 25m, trần hang chỗ cao nhất đo được 30m, lòng
hang rộng khoảng 10000m
2
[27]. Đây là một hang rộng và đẹp nhất nhỡ Hạ
Nguyễn Thị Thu Hằng – CH 3 Khoa Du lịch học
10
Giải pháp thu hút khách cho các tuyến tham quan mới trên vịnh Hạ Long
Long và cũng là nơi tập trung nhiều đảo đá có hỡnh dỏng đặc sắc không nơi
nào có được. Hang nằm ở vị trớ khỏ cao so với mặt nước biển, đường lờn
hang lại cheo leo, luồn dưới những tỏn lỏ rừng. Đây lại chớnh là một trong
những điểm làm nờn sức hấp dẫn cho hang, du khỏch khi lên thăm hang sẽ có
được cỏi thỳ và cỏi hỏo hức của người leo nỳi.
Hang Luồn: Cũng nằm trên đảo Bồ Hòn, cùng hệ thống với hang Sửng
Sốt, hồ Động Tiên, hang Trinh Nữ Hang Luồn thực chất là một hệ thống các
đảo khép kín thông với biển bằng một cửa hang rộng chừng 4m, cao 3m và
dài 100m [27]. Phía trước hang là hòn Con Rùa, bên phải là Cổng Trời, cửa
hang nằm ở phía dưới sát với mép nước. Lòng hang chính là hồ nước lợ
rộng chừng 1000m
2
[28]. Cách duy nhất để vào thăm hang là đi bằng
thuyền nan nhỏ hoặc ca nô.

Hang Trinh Nữ - Hang Trống: Nằm trên đảo Bồ Hòn, hai hang đối
diện nhau chúng cùng nổi tiếng với tiếng dội rất giữa chúng và điều đó đã tạo
ra sự gắn kết rất đặc biệt. Đến thăm hai hang này du khách không chỉ được
chiêm ngưỡng vẻ quyến rũ của cảnh quan mà còn bị thu hút bởi câu chuyện
về tình yêu, lòng chung thuỷ cuả chàng trai (hang Trống) và cô gái (hang
Trinh Nữ). Chính truyền thuyết ấy là cái đã thổi hồn cho những khối đá rất
vật chất ở đó và tạo ra sức hấp dẫn lớn đối với du khách như vậy.
Hang Hanh: Nằm ở vị trí khá xa so với bến cảng du lịch Bãi Cháy
(khoảng 20km), cách thị xã Cẩm Phả 9 km về phiá Tây, thuộc dãy núi đá
Quang Hanh [28]. Khi tìm ra hang này người Pháp đã nói đó là con đường
hầm, bởi nó chạy xuyên suốt dãy núi Quang Hanh, có hai cửa thông ra biển.
Hang này có chiều dài 1300m [27], lại uốn khúc quanh co. Đây được coi là
hang động dài và đẹp nhất vịnh Hạ Long. Để vào thăm hang phải đi vào lúc
thuỷ triều xuống thấp nhất và tính toán chính xác được con nước nếu không
dễ bị mắc kẹt trong hang. Bình thường một thuyền nhỏ ra vào hang mất
Nguyễn Thị Thu Hằng – CH 3 Khoa Du lịch học
11
Giải pháp thu hút khách cho các tuyến tham quan mới trên vịnh Hạ Long
khoảng 60 – 90 phút. Trong hang rất tối và đẹp nên cần chuẩn bị đuốc hoặc
đèn pin. Đây là điểm đến rất hấp dẫn đối với ai ưa mạo hiểm.
Hang Bồ Nâu: Cách hòn Trống Mái 2 – 3km về phiá Đông Nam [27].
Hang có dạng hàm ếch, cửa hang rộng, thoáng lại ở vị trí khá thấp nên từ trên
du thuyền du khách đã có thể bao quát được cả hang. Hang rộng khoảng
200m
2
[27], phẳng, trần hang có nhiều vết nứt, hở nên ánh sáng mặt trời có thể
rọi xuống, phía trước cửa hang có một hòn đảo khác nữa. Vì vậy hang lúc nào
cũng rất sáng nhưng lại không bao giờ bị chói chang. Đã từ lâu hang được
đánh giá là hang động có cửa hang đẹp nhất vịnh Hạ Long.
Hồ Ba Hầm: Nằm trên đảo Đầu Bê, thuộc vịnh Lan Hạ. Đảo Đầu Bê

thuộc nhóm đảo nằm ở ngoài cùng phiá Tây Nam vịnh Hạ Long, tiếp giáp với
biển Long Châu [28]. Hồ Ba Hầm là một hệ thống gồm ba trũng biển hình
tròn, thông với nhau qua một hang luồn hẹp uốn khúc quanh co. Mặc dù cách
bờ 25km nhưng đã từ lâu đây đã là một điểm đến hấp dẫn cuả vịnh Hạ Long
bởi vẻ đẹp khác biệt không chỉ của cảnh quan mà còn của hệ động thực vật.
Đường vào hang khá giống với hang Luồn nhưng lại không dễ dàng như thế
và đó chính là điều tạo nên cái thú cho khách thăm quan.
Động Tam Cung: Nằm trên đảo Mây Đèn – một hòn đảo gần như cách
biệt hoàn toàn với các đảo khác nhưng cũng thuộc vào khu đảo trung tâm cuả
vịnh Hạ Long. Động cách hang Sửng Sốt 5km về hướng Đông Bắc. Sở dĩ có
tên gọi là động Tam Cung vì động này được chia làm 3 ngăn với các khối nhũ
đá, măng đá mang các hình thù rất tự nhiên và sống động.
Động Mê Cung: Cách bãi tắm Ti Tốp 2km về phiá Tây Nam, nằm trên
đảo Lờm Bò, ở độ cao 25m so với mực nước biển [27]. Cửa động rất hẹp chỉ
có thể từng người đi qua, lòng động mở ra nhiều ngăn song vẫn nhỏ hẹp.
Động Mê Cung được các nhà khoa học xác định là một di chỉ khảo cổ học
thuộc nền văn hoá tiền Hạ Long thời sơ kỳ đồ đá mới, cách nay 7000 – 10000
Nguyễn Thị Thu Hằng – CH 3 Khoa Du lịch học
12
Giải pháp thu hút khách cho các tuyến tham quan mới trên vịnh Hạ Long
năm [27]. Gần đây người ta còn phát hiện ra bộ xương thú hoá thạch trong
động, cửa động còn có một lớp ốc suối Melina đã kết tầng bán hoá thạch khá
dày và dài làm nền. Vì vậy động không chỉ có giá trị về tài nguyên thiên
nhiên mà còn có giá trị rất lớn về tài nguyên nhân văn và khảo cổ.
Động Kim Quy: Động dài 100m, rộng 5 – 10m, trải dài theo hướng
Bắc Nam. Nằm trên đảo Dầm Nam, đỉnh cao 187m, phiá trước là đảo Dầm
Bắc, phía sau là đảo Soi Sim [28]. ở hang Đầu Gỗ người ta tìm thấy dấu tích
của các mẩu gỗ trong trận điạ Bạch Đằng, còn tại nơi đây thiên nhiên lại tái
tạo trận điạ ấy một cách sống động và chính xác bằng chất liệu đá và nước.
1.1.1.4.2 Bãi tắm

Bãi Cháy: Là bãi tắm nhân tạo, rộng 100m, dài 500m, nằm sát bờ vịnh
Hạ Long [27]. Hiện nay, bãi tắm đang do công ty cổ phần quốc Hoàng Gia quản
lý. Đây là bãi tắm lâu đời nhất ở Hạ Long, nằm ngay bên đường quốc lộ, tiện đi
lại nên cho đến nay đây vẫn là bãi tắm có lượng khách đông nhất ở Hạ Long.
Ti Tốp: Cách Bãi Cháy 14km về phiá Đông. Bãi tắm có hình vầng
trăng ôm gọn chân đảo Ti Tốp [27]. Tuy nhỏ song thoáng đãng, yên tĩnh,
không gian đẹp, nước trong xanh nên có sức hấp dẫn rất lớn đối với du khách.
Hiện nay, do lượng khách quá đông, những ngày trong thời vụ du lịch tàu chở
khách neo đậu tràn lan ngay gần bãi tắm nên đã làm mất đi vẻ đẹp cảnh quan,
gây ô nhiễm nguồn nước ở khu vực bãi tắm.
Minh Châu: Nằm ở vị trí khá xa so với bến cảng du lịch Bãi Cháy,
cách bãi tắm Quan Lạn 9 km. Bãi tắm nổi tiếng với bãi cát dài, trắng muốt, đi
không dính chân. Để ra đến đây du khách có thể đi bằng thuyền tham quan
vịnh từ bến tàu du lịch bãi Cháy cũng có thể xuất phát từ Cẩm Phả, qua phà
Tài Xá, đến thị trấn Cái Rồng rồi đi thuyền ra Minh Châu. Nơi này nằm ở vị
trí khá xa, ở phiá ngoài khu trung tâm du lịch trên vịnh Hạ Long nên lượng
khách ít khi bị quá tải.
Nguyễn Thị Thu Hằng – CH 3 Khoa Du lịch học
13
Giải pháp thu hút khách cho các tuyến tham quan mới trên vịnh Hạ Long
Ba Trái Đào: Cái tên Ba Trái Đào xuất phát từ ba bãi cát hình cánh
cung ôm lấy chân của một cụm gồm 3 đảo. Ba đảo này có hình thù nhìn từ
trên xuống, từ xa lại rất giống hình 3 trái đào tiên. Bãi tắm này mỗi ngày chỉ
tắm được 2 – 3h, khi thủy triều xuống. Tuy thế vẫn có hàng năm vẫn có hàng
triệu lượt khách đến tắm ở đây. Điều này cũng đủ chứng tỏ sức hấp dẫn và vẻ
đẹp của bãi tắm này.
Quan Lạn: Nằm trên đảo Quan Lạn, thuộc vịnh Bái Tử Long, ở giữa hai
xã Minh Châu và Quan Lạn, huyện Vân Đồn. Đây là bãi tắm còn khá nguyên sơ,
cách thành phố Hạ Long 25km [27]. Bãi tắm rộng và dài, cát trắng dài vài km,
ngay sát mép nước lại là rặng dứa dại, gần đấy là rặng phi lao ngút ngàn.

Ngọc Vừng: Nằm ở phía Nam đảo Ngọc Vừng, cách bến tàu du lịch
Bãi Cháy 34 km về phía Đông Nam [27]. Là một bãi tắm xa bờ, rất rộng, dài
khoảng 3 km, còn rất hoang sơ, có rất ít khách du lịch đến đây. Hầu hết các
bãi tắm ở Hạ Long là nhân tạo hoặc được các nhà đầu tư bồi thêm cát, còn ở
Ngọc Vừng bãi tắm là hoàn toàn tự nhiên.
Tuần Châu: Là bãi tắm hoàn toàn nhân tạo, dài khoảng 2 km, nằm trên
đảo Tuần Châu, cách bến tàu du lịch khoảng 8 km [27]. Hiện nay Tuần Châu
đã được các nhà đầu tư cơ bản hoàn thiện các hạ tầng cơ sở. Con đường nối
bờ với đảo đã hoàn thiện và đã được đưa vào sử dụng vài năm nay. Điều này
đã tạo rất nhiều thuận lợi cho du khách song lại là vấn đề nhức nhối đối với
hoạt động bảo vệ môi trường và hệ sinh thái biển.
1.1.1.5 Các hệ sinh thái
Vịnh Hạ Long là một biển đảo được bao bọc bởi các dải ven bờ thuộc
các huyện Yên Hưng, Hoành Bồ, Hạ Long, Tiên Yên, Cẩm Phả, Móng Cái và
một phần huyện đảo Cát Bà. Mặt vịnh có rất nhiều đảo đá lớn nhỏ tạo thành
các tùng, áng, vũng. Ven bờ và các vùng lân cận là cửa của hàng chục con
sông lớn nhỏ đổ ra vịnh rồi đi ra biển Đông đã tạo ra vô số luồng lạch và bãi
Nguyễn Thị Thu Hằng – CH 3 Khoa Du lịch học
14
Giải pháp thu hút khách cho các tuyến tham quan mới trên vịnh Hạ Long
triều rộng lớn. Đây là khu vực nước lợ giàu dinh dưỡng, là nguồn thức ăn lớn
và là điều kiện tốt cho các hệ sinh thái biển tồn tại và phát triển.
Về giá trị đa dạng sinh học ở vịnh Hạ Long có thể chia thành hai hệ sinh
thái lớn: hệ sinh thái rừng thường xanh nhiệt đới, hệ sinh thái biển và ven bờ
1.1.1.5.1 Hệ sinh thái rừng thường xanh nhiệt đới
Phân bố ở các đảo trên vịnh Hạ Long. Tổng số loài thực vật sống trên
đảo chưa được xác định nhưng có lẽ con số sẽ rất lớn. Tuy nhiên mức độ tập
trung lại rất thấp. Một số quần xã các loài thực vật đã được phát hiện gồm:
các loài ngập mặn, các loài thực vật ở bờ cát ven đảo, các loài mọc trên sườn
núi và vách đá, trên đỉnh núi, cửa hang hay khe đá [7, 23]. Theo thống kê năm

2003 của các nhà khoa học, thực vật Hạ Long có 435 loài với 416 loài mộc
lan, 14 loài dương xỉ, 2 loài thông đất, 2 loài thông hạt trần, ngành lá thông 1
loài. Động vật có 4 loài lưỡng cư, 8 loài bò sát, 76 loài chim và 22 loài thú [7,
24]. Đặc biệt, ở Hạ Long đã phát hiện được 13 loài thực vật đặc hữu như: Khổ
Cử Đại Nhung, Móng Tai Hạ Long, Lan Tím [7, 23]
1.1.1.5.2 Hệ sinh thái biển và ven bờ
Bao gồm hệ sinh thái đất ướt và hệ sinh thái biển. Đến nay, các nhà
khoa học đã xác định được 315 loài cá, 545 loài động vật không xương sống
đáy, 234 loài san hô, 411 loài sinh vật phù du, 139 loài rong biển, 5 loài cỏ
biển và 28 loài thực vật ngập mặn [7, 24].
Hệ sinh thái đất ướt
Gồm 6 hệ sinh thái:
• Hệ sinh thái vùng triều và ngập mặn: Là nơi sinh sống của nhiều loài
sinh vật khác nhau, mang năng suất sinh học cao.
• Hệ sinh thái đáy cứng, rạn san hô: Là hệ sinh thái mang năng suất sinh
học cao và là bộ lọc giúp làm sạch môi trường. Hiện ở Hạ Long phát
Nguyễn Thị Thu Hằng – CH 3 Khoa Du lịch học
15
Giải pháp thu hút khách cho các tuyến tham quan mới trên vịnh Hạ Long
hiện có 234 loài san hô. Rạn san hô này là nơi sinh sống của 155 loài cá
biển, 230 loài thân mềm, 77 loài giáp xác, 129 loài rong biển, 11 loài
hải miên v.v [7, 25]
• Hệ sinh thái hang động và Tùng, áng: Theo định nghĩa của các nhà
khoa học, áng là các hồ chứa nước, nằm giữa đảo; còn Tùng là vùng
nước có một cửa tương đối kín, ít sóng [7, 25]. Hiện ở khu vực vịnh Hạ
Long – Cát Bà có 57 Tùng (riêng vịnh Hạ Long có 19 Tùng) và 62 áng
với diện tích và số lượng cụ thể như sau:
Nguyễn Thị Thu Hằng – CH 3 Khoa Du lịch học
16
Giải pháp thu hút khách cho các tuyến tham quan mới trên vịnh Hạ Long

Bảng 1: Phân loại áng ở khu vực Hạ Long - Cát Bà
STT Diện tích (ha) Số lượng Tỷ lệ (%)
1 <1 7 11,3
2 1 – 5 38 61,3
3 5 – 10 10 16,1
4 10 – 15 4 6,5
5 15 – 20 1 1,6
6 20 – 25 1 1,6
7 25 – 30 1 1,6
Tổng 62 100
Nguồn: Phân viện Hải dương học - Hải Phòng
Bảng 2: Phân loại tùng ở khu vực Hạ Long - Cát Bà
STT Diện tích (ha) Số lượng Tỷ lệ (%)
1
2
3
4
5
6
7
1 – 5
5 – 15
15 – 25
25 – 35
35 – 45
45 – 55
>55
11
28
7

3
3
2
3
19,3
49,1
12,2
5,3
5,3
3,5
5,3
Tổng 57 100
Nguồn: Phân viện Hải dương học tại Hải Phòng
• Hệ sinh thái đáy mềm: Là hệ sinh thái của quần xã cỏ biển. Chúng có
tác dụng chắn sóng và tham gia hấp thụ các chất hữu cơ làm sạch môi
trường biển. Hiện đã thống kê được 17 loài rong biển, 25 loài động vật
phù du, 76 loài động vật đáy 3 loài giun nhiều tơ; 29 loài nhuyễn thể; 9
loài giáp xác [7, 25 - 26].
• Hệ sinh thái bãi triều không có rừng ngập mặn: Thường phân bố ở đới
triều thấp, là nơi sinh sống của động vật nhuyễn thể hai mảnh vỏ và
giun biển có giá trị như sá sùng, hải sâm, ngao, sò [7, 26].
Nguyễn Thị Thu Hằng – CH 3 Khoa Du lịch học
17
Giải pháp thu hút khách cho các tuyến tham quan mới trên vịnh Hạ Long
• Hệ sinh thái nhân tạo: Là điều kiện sinh thái do con người tạo ra nhằm
mục đích phát triển kinh tế, qua đó đã làm thay đổi một số nguồn gen
tự nhiên để tạo ra năng suất cao hơn.
Hệ sinh thái biển
Hệ sinh thái biển bao gồm:
• Thực vật phù du: Là thực vật nhỏ sống trôi nổi trong nước, có thể tự

dưỡng trong quá trình quang hợp. ở vịnh Hạ Long, các nhà khoa học đã
thống kê được 278 loài [7, 27].
• Động vật phù du: Là động vật nhỏ sống trôi nổi trong nước. Theo kết
qủa điều tra của Viện Tài nguyên và Môi trường biển thì vùng biển Hạ
Long – Cát Bà có 133 loài động vật phù du [7, 27].
• Động vật đáy: Là nhóm động vật sống ở đáy biển. Tính đến năm 2003,
các nhà nghiên cứu đã thống kê được 545 loài động vật đáy ở vịnh Hạ
Long với 4 nhóm chính: Động vật thân mềm (261 loài), giun nhiều tơ
(145 loài), giáp xác (113 loài) và nhóm da gai (26 loài) [7, 27].
• Động vật tự du: Là động vật hoàn toàn tự chủ bơi lội trong nước, di cư
kiếm mồi, sinh sản và trú đông. Đến nay người ta đã xác định được 328
loài động vật tự du, trong đó có 315 loài cá, 10 loài bò sát và 3 loài thú
biển [7, 28].
1.1.2 Tài nguyên du lịch nhân văn
1.1.2.1 Các di chỉ khảo cổ
Quảng Ninh núi chung và Hạ Long nói riêng là nơi có nền văn hoá lâu đời
và liờn tục. Đây được coi là một trong những nụi sinh sống của người Việt cổ
thuộc hậu kỡ đồ đá mới cách nay 22000 – 25000 năm với một quỏ trỡnh phỏt
triển liờn tục với ba nền văn hoá kế tiếp với những di chỉ khảo cổ nổi tiếng:
1.1.2.1.1 Văn hoá Soi Nhụ (cách nay 18000 – 7000 năm)
Nguyễn Thị Thu Hằng – CH 3 Khoa Du lịch học
18
Giải pháp thu hút khách cho các tuyến tham quan mới trên vịnh Hạ Long
Phõn bố chủ yếu trong khu vực các đảo đá vôi thuộc vịnh Hạ Long và
Bỏi Tử Long, ngoài ra cũn phõn bố ở các hang động ven bờ. Cỏc dấu tớch loài
hàu lớn ở đây đó chứng tỏ rằng: so với văn hóa Hoà Bỡnh – Bắc Sơn cùng thời,
người Soi Nhụ đó cú mụ hỡnh văn hoá đa dạng và phong phú hơn bởi ngoài
các phương thức kiếm sống khác, cư dân ở đây cũn cú thờm yếu tố biển.
1.1.2.1.2 Văn hoá Cái Bèo (cách nay 7000 – 5000 năm)
Cỏc di chỉ của nền văn hoá này phân bố trờn bờ cỏc vùng vịnh kớn giú

tựa vào nỳi mà chủ yếu là núi đá vôi. Phương thức kiếm sống của người Cái
Bèo là định hướng khai thỏc biển cựng với săn bắn, hái lượm trờn cạn. Trỡnh
độ chế tác đồ gốm cũn đơn giản, thụ sơ. Đặc biệt, người Cái Bèo đó khai thỏc
biển cả bằng giao lưu, trao đổi trờn biển.
1.1.2.1.3 Văn hoá Hạ Long (cách nay 4500 – 3500 năm)
- Giai đoạn sớm của văn hóa Hạ Long (giai đoạn Thoi Giếng): Phương
thức sống của cư dân giai đoạn Thoi Giếng là săn bắn và hái lượm. Nghệ
thuật chế tỏc cụng cụ lao động và đồ gốm đó tinh xảo hơn.
- Giai đoạn muộn của văn hóa Hạ Long: Trong giai đoạn này, người Hạ
Long cư trú trên những khu vực bị biển ngăn cách thành đảo, họ đó hoàn toàn
là cư dân của biển, kĩ thuật chế tác đó trở thành đặc trưng của văn hoá Hạ
Long. Vỡ thế giai đoạn này cú một vị trí đặc biệt đối với nền văn minh Việt
Cổ.
1.1.2.2 Di tích lịch sử và lễ hội
ở Quảng Ninh có rất nhiều di tích lịch sử và lễ hội nổi tiếng với nhiều
quy mô khác nhau đã và đang thu hút được nhiều khách thập phương. Tuy
nhiên, tính riêng khu vực vịnh Hạ Long yếu tố tài nguyên này rất ít mà hầu
hết lại ở dạng quy mô nhỏ và ở vị trí xa khu vực trung tâm vịnh. Đây chính là
một sự thiếu sót về mặt tài nguyên song cũng không làm giảm đi sức hấp dẫn
của vịnh Hạ Long.
Nguyễn Thị Thu Hằng – CH 3 Khoa Du lịch học
19
Giải pháp thu hút khách cho các tuyến tham quan mới trên vịnh Hạ Long
1.1.2.3 Các đối tượng tài nguyên du lịch nhân văn khác
Đến với Hạ Long, ngoài việc tham quan ngắm cảnh thiên nhiên hùng
vĩ, tươi đẹp du khách còn có cơ hội tìm hiểu nét văn hoá đặc biển của cư dân
biển. Làng chài Cửa Vạn là nơi tập trung rất nhiều cư dân biển, những người
từ lâu đã coi thuyền là nhà, biển là quê.
Ngoài ra, du khách còn được thưởng thức các đặc sản biển như rượu
ngán, canh hà, cháo hà, chả mực, sá sùng, các loài hải sản tươi sống khác

Vịnh Hạ Long khụng chỉ cú nền văn hoá lâu đời mà tại đây đó ghi dấu
bao sự kiện lịch sử trong quỏ trỡnh dựng nước và giữ nước của dõn tộc.
Trong suốt một thời gian dài từ thời Lý, Trần, Lê Vân Đồn đó nổi tiếng là
một thương cảng sầm uất và là một điểm giao lưu văn hoá phồn thịnh. Vịnh
Hạ Long cũn là nơi chứng kiến ba trận thắng oanh liệt của quõn và dõn ta trờn
sụng Bạch Đằng dưới sự chỉ huy của ba anh hựng dõn tộc là Ngụ Quyền
(938), Lờ Hoàn (981) và Trần Hưng Đạo (1288). Trong hai cuộc khỏng chiến
chống Phỏp và chống Mỹ quõn dõn Quảng Ninh đó chiến đấu hết mỡnh gúp
phần bảo vệ hoà bỡnh cho Tổ quốc.
Ngày nay, bờn vịnh Hạ Long cú 21 dõn tộc anh em với những phong
tục tập quán khác nhau đang cùng sinh sống. Những phong tục tập quán của
họ chớnh là văn hoá phi vật thể của dõn tộc. Ngoài ra, vịnh Hạ Long cũn gần
với những di tớch lịch sử văn hoá khác như quần thể di tớch Yờn Tử, núi Bài
Thơ, đền Cửa ễng, bói cọc Bạch Đằng, chựa Lấm Với vị trí địa lý như thế
cũng cú thể coi là một tiềm năng du lịch.
1.2 Nguồn nhân lực làm việc trên vịnh Hạ Long
Do đặc thù là một điểm đến nên nguồn nhân lực làm việc trên vịnh Hạ
Long nên ngoài số lao động cơ hữu của Ban Quản lý vịnh Hạ Long còn có
đông đảo lao động (cả trực tiếp và gián tiếp) của các đơn vị kinh doanh lữ
hành, kinh doanh vận chuyển khách khác. Ngoài ra còn có rất nhiều lao động
khác là hướng dẫn viên, nhân viên điều hành tour của các công ty du lịch có
Nguyễn Thị Thu Hằng – CH 3 Khoa Du lịch học
20
Giải pháp thu hút khách cho các tuyến tham quan mới trên vịnh Hạ Long
nhiệm vụ đưa khách đến tham quan vịnh Hạ Long. Chính vì thế rất khó thống
kê chính xác số lượng và trình độ lao động làm việc trên vịnh. Tuy nhiên
chúng ta có thể phân loại lao động theo nhiệm vụ công việc. Công việc
chính của số lao động trực tiếp này gồm: hướng dẫn viên, lái tàu (thuyền
trưởng và nhân viên nhà tàu), nhân viên kiểm tra xử lý vi phạm, nhân viên
cứu hộ cứu nạn, nhân viên soát vé, bán vé, bảo vệ hang động, nhân viên

môi trường, nhân viên kĩ thuật điện, máy Trong thời gian làm việc trên
khu vực di sản vịnh Hạ Long tất cả các lao động này đều chịu sự quản lý và
điều phối của Ban Quản lý vịnh.
Về sự tham gia của cộng đồng dân cư, hiện nay trên vịnh Hạ Long sự
tham gia của dân cư các làng chài trên biển vào cụng tỏc khai thỏc và bảo tồn
cỏc giỏ trị du lịch là khá đông đảo. Hiện, Ban Quản lý vịnh Hạ Long đã kí
hợp đồng lao động với một số dân chài sống trên vịnh, để họ tham gia vào
công tác quản lý Di sản, tạo công ăn việc làm cho họ, qua đó nâng cao nhận
thức về giá trị Di sản vịnh Hạ Long cho cộng đồng dân cư trên vịnh. Công
việc chủ yếu là vệ sinh môi trường biển, thợ lặn, chèo thuyền Ngoài ra,
cộng đồng dân cư trên vịnh còn tham gia vào hoạt động kinh doanh ăn uống,
lưu trú và vận chuyển. Họ sử dụng chính ngôi nhà (nhà bè) và phương tiện di
chuyển của họ làm phương tiện kinh doanh.
Năm 2008, Ban Quản lý vịnh Hạ Long có 295 cán bộ công nhân viên
chức, trong đó có 233 lao động thường xuyên làm việc trên vịnh. Trong số
này có 49 hướng dẫn viên, 37 lái tàu, 28 nhân viên môi trường biển còn lại là
nhân viên soát vé, bán vé, nhân viên cứu hộ, kiểm tra, bảo vệ Về trình độ có
02 thạc sỹ, 129 cử nhân, kĩ sư. [6]
Nguyễn Thị Thu Hằng – CH 3 Khoa Du lịch học
21
Giải pháp thu hút khách cho các tuyến tham quan mới trên vịnh Hạ Long
Về số lao động làm việc trên vịnh Hạ Long không thuộc quân số của
Ban Quản lý vịnh hiện rất khó thống kê chính xác về số lượng và lại càng khó
hơn trong việc kiểm tra trình độ lao động.
1.3 Cơ sở hạ tầng du lịch
1.3.1 Cơ sở hạ tầng vật chất kĩ thuật
Vịnh Hạ Long là Di sản Thiên nhiên thế giới do vậy mục đích bảo tồn
luôn được đặt lên hàng đầu. Việc khai thác tài nguyên du lịch trước hết là
nhằm quảng bá vịnh Hạ Long sau mới đến mục đích lợi nhuận. Với mục đích
hoạt động như thế việc đầu tư cơ sở hạ tầng vật chất kĩ thuật ở khu vực này là

rất hạn chế. Các cơ sở hạ tầng vật chất được đầu tư là nhằm mục đích tôn tạo,
đảm bảo an toàn cho du khách tạo điều kiện thuận lợi cho khách trong việc
quan sát đối tượng tham quan mà không làm mất đi vẻ hoang sơ, tự nhiên ban
đầu của cảnh quan hay làm hư hại, thay đổi hệ sinh thái, hình dạng, cấu trúc
của đối tượng tham quan.
Hiện nay các hạng mục được đầu tư gồm cảng tàu, cầu tàu đón trả
khách tại bến và một số đảo, hang động được coi là điểm tham quan chính
trên vịnh; đường đi lên hang động, lối đi trong hang động; hệ thống chiếu
sáng trong hang; loa mic, đèn laser phục vụ hoạt động hướng dẫn thuyết minh
cho khách tham qua; mạng thông tin VHF Không phải tất cả các điểm tham
quan trên vịnh đều được đầu tư đầy đủ các hạng mục này. Do vậy du khách
khó/không thể tiếp cận các đối tượng tham quan. Chính điều này đã góp phần
tạo nên sự quá tải tại một số điểm tham quan quen thuộc trong những ngày
đông khách.
1.3.2 Cơ sở lưu trú
Cơ sở lưu trú trên vịnh Hạ Long chủ yếu là các tàu du lịch được phép
nghỉ đêm trên vịnh, ngoài ra còn có một số hang động bãi tắm được phép đón
du khách nghỉ đêm cắm trại và một số nhà nghỉ, khách sạn các đảo xa bờ.
Theo thống kê của Sở Du lịch Quảng Ninh, hiện có 117 tàu lưu trú với
955 phòng, 1888 giường, trong đó có 16 tàu 3 sao, 2 tàu 2 sao. Trọng tải tàu
Nguyễn Thị Thu Hằng – CH 3 Khoa Du lịch học
22
Giải pháp thu hút khách cho các tuyến tham quan mới trên vịnh Hạ Long
từ 8 – 80 chỗ [21]. Tất cả những tàu này đều được thiết kế bằng sắt thép hoặc
gỗ cao cấp đảm bảo an toàn và có kiểu dáng, nội ngoại thất trang nhã, hài hoà,
có đầy đủ các phòng chức năng như: phòng ngủ, phòng ăn, phòng khách, bar,
boong dạo
Khu vực tàu lưu trú được phép neo đậu nằm xung quanh khu vực đảo
Bồ Hòn, đảo Ti Tốp và đảo Lờm Bò (khu vực các hang Trống, hang Trinh
Nữ, hang Luồn, khu Mê Cung) [23]. Đầu năm 2008, Ban Quản lý vịnh phối

hợp với Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh và các ban ngành liên quan đầu tư
xây dựng đề án và đưa vào sử dụng bổ sung 02 điểm lưu trú nghỉ đêm trên
vịnh tại khu vực Hồ Ba Hầm và khu vực Cống Đỏ [5]. Tại các khu vực này
tàu du lịch được phép neo đậu cho khách nghỉ đêm song nếu muốn lên bờ hay
vào hang cắm trại phải có giấy phép riêng. Cho đến nay mới chỉ có 3 điểm
nghỉ đêm được phép tổ chức tiệc đêm là Ti Tốp, hồ Động Tiên và hang
Trống.
1.3.3 Cơ sở ăn uống
Tại tất cả các điểm tham quan trên vịnh đều không có hoạt động kinh
doanh hàng ăn, chỉ một số điểm tham quan quen thuộc có kinh doanh đồ uống
và đồ ăn nhẹ. Vì vậy nếu du khách muốn thưởng thức một bữa ăn trên vịnh
phải liên hệ trước với chủ tàu. Tất cả các tàu được phép hoạt động vận chuyển
khách trên vịnh đều có dịch vụ nấu nướng. Du khách có thể đặt đồ ăn trước
với chủ tàu với giá thấp nhất 50.000VND/suất, hoặc tự mua hải sản tươi sống
tại các nhà bè trên vịnh rồi thuê nhà tàu nấu. Buổi tối, nghỉ đêm trên vịnh du
khách có thể thuê mủng hoặc thuyền nan nhỏ đi câu mực và thưởng thức sản
phẩm câu được ngay trên thuyền mủng ấy. Chính dịch vụ này cũng góp phần
tạo nên đặc sản du lịch Hạ Long mà không phải du khách nào cũng biết đến.
Trên vịnh Hạ Long, tuy chưa hình thành chợ song du khách lại có thể
mua bất cứ đồ ăn uống hoặc đồ lưu niệm biển nào ngay trên mặt vịnh. “Chợ”
Nguyễn Thị Thu Hằng – CH 3 Khoa Du lịch học
23
Giải pháp thu hút khách cho các tuyến tham quan mới trên vịnh Hạ Long
lưu động này được hình thành một cách tự phát do các dân chài sống trên vịnh
đi thuyền nhỏ bám theo các tàu du lịch để rao bán thực phẩm, đồ uống và đồ
lưu niệm. Một số trong số họ là cư dân trên bờ thậm chí là ở các tỉnh khác đến
kinh doanh nhỏ ở đây. Thực phẩm của họ ngoài các sản phẩm biển mà họ
đánh bắt được còn có cả rau xanh, thịt, gạo, các loại gia vị, Đồ uống cũng
rất đa dạng như các loại nước đóng chai thậm chí là nước mía ép đóng túi,
dừa, kem Đồ lưu niệm hầu hết là san hô, vỏ ốc biển hoặc các sản phẩm có

cùng nguồn gốc. Về giá cả thì tất cả đều rất cao. Hiện không có quy định nào
về việc nghiêm cấm họ kinh doanh các mặt hàng đó trên vịnh. Vì theo nguyên
tắc đã hình thành khu dân cư thì phải có hoạt động kinh doanh các nhu yếu
phẩm này. Ban Quản lý vịnh cũng đã có quy định cụ thể nghiêm cấm các
thuyền nhỏ của dân chài đeo bám tàu du lịch để chào bán hàng làm mất an
ninh trật tự và an toàn giao thông đường thuỷ. Đồng thời cũng đã có những
văn bản quy định chặt chẽ về việc xử phạt các hành động mua bán các sản
phẩm từ san hô và ốc biển. Song cho đến nay các hoạt động kinh doanh nhỏ
này vẫn đang ngày tiếp diễn trên vịnh Hạ Long tuy rằng nó không còn tấp nập
như trước nữa.
1.3.4 Cơ sở vui chơi giải trí
Về tiềm năng vịnh Hạ Long có khả năng và điều kiện phát triển rất
nhiều loại hoạt động vui chơi giải trí và thể thao biển nhưng hiện trạng của
các cơ sở vui chơi giải trí biển còn rất thiếu thốn. Theo khảo sát của các
chuyên gia vịnh Hạ Long có khả năng tổ chức một số loại hình vui chơi giải
trí và thể thao đặc biệt như lướt ván, môtô nước, kéo dù, bóng nước,
kayaking, leo núi, lặn biển Tuy nhiên với điều kiện vật chất như hiện nay ở
Hạ Long mới chỉ có một số môn giải trí và thể thao biển như kayaking, môtô
nước, kéo dù và bóng nước. Các môn thể thao giải trí biển này tập trung chủ
Nguyễn Thị Thu Hằng – CH 3 Khoa Du lịch học
24
Giải pháp thu hút khách cho các tuyến tham quan mới trên vịnh Hạ Long
yếu ở vùng biển quanh đảo Ti Tốp, đảo Soi Sim, khu Ba Hang, hang Luồn, hồ
Ba Hầm
Các dịch vụ vui chơi giải trí trên bờ và trên đảo khá đa dạng, tập trung
ở các khu du lịch Tuần Châu, Bãi Cháy, Thẻ Vàng, Cống Tây, Vũng Đục
Đây là các khu du lịch và giải trí tổng hợp nên ngoài các môn thể thao giải trí
biển như trên vịnh, tại đây còn có vườn chim thú quý, vườn hoa lan, xương
rồng cảnh, bãi bắn cung, sàn nhảy, phòng hát karaoke, ô tô điện tử, tàu lắc
cảm giác mạnh, nhà ma, bảo tàng sinh thái biển, phòng tranh mỹ thuật Đặc

biệt chỉ tại các khu du lịch trên bờ và đảo này du khách mới có cơ hội được
chơi môn thể thao bóng chuyền, bóng rổ, bóng đá bãi biển. Ngoài ra các khu
du lịch này còn có các khu biểu diễn đặc biệt như sân khấu nước, sân khấu
ngoài trời biểu diễn muá rối nước và ca múa nhạc dân tộc, khu biểu diễn của
cá heo Một môn giải trí đặc biệt khác có sức thu hút lớn đối với du khách
nữa là sòng bạc quốc tế.
Nhìn chung, các cơ sở vui chơi giải trí biển ở vịnh Hạ Long phát triển
còn chưa đồng bộ. Nhiều môn giải trí và điểm vui chơi có tên nhưng cơ sở vật
chất lại quá nghèo nàn không đủ phục vụ nhu cầu của du khách. Các khu du
lịch này đều do các doanh nghiệp tư nhân hoặc liên doanh với nước ngoài
quản lý do vậy vì vấn đề lợi nhuận đôi khi họ đã bỏ qua các yêu cầu về việc
bảo tồn giá trị cảnh quan và đa dạng sinh học.
1.4 Phương tiện vận chuyển khách
Do đặc thù về loại hình du lịch ở vịnh Hạ Long là du lịch biển nên
phương tiện vận chuyển khách đi thăm vịnh là các phương tiện giao thông
đường biển. Các phương tiện vận chuyển khách hiện có ở vịnh Hạ Long gồm:
xuồng cao tốc, ca nô kéo dù, mô tô trượt nước, lướt ván, kayak, tàu du lịch,
thuyền buồm, thuyền nan nhỏ Tuy nhiên không phải tất cả các phương tiện
Nguyễn Thị Thu Hằng – CH 3 Khoa Du lịch học
25

×