Tải bản đầy đủ (.doc) (129 trang)

giải pháp thu hút khách cho các tuyến tham quan mới trên vịnh hạ long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 129 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hà Nội, thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là trung
tâm đầu não chính trị, hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, giáo
dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước. Hà nội mới có tổng diện hơn
3.344 km
2
, dân số hơn 6,2 triệu người, với 29 đơn vị hành chính cấp quận,
huyện, nằm trong top 17 thành phố lớn nhất thế giới. Hà Nội là một thành
phố cổ đã được hình thành và phát triển gần 1.000 năm với truyền thống văn
hóa lâu đời, quy tụ nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Hà Nội đã là sự lựa
chọn của nhiều du khách khi đến Việt Nam, trong đó phải kể đến khách du
lịch Hàn Quốc.
Từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao với Hàn Quốc, quan hệ giữa hai
nước trên các lĩnh vực ngày càng được củng cố và phát triển, Hàn Quốc đã
vươn lên thành nhà đầu tư số một tại Việt Nam. Vài năm gần đây, ở Việt
Nam đã xuất hiện “làn sóng Hàn Quốc”, còn ở Hàn Quốc cái tên “Việt Nam”
được nhắc đến ngày càng nhiều với những sự tương đồng về văn hóa, sự
thân thiện và gần gũi của người dân. Đó là những tín hiệu tốt lành cho việc
thúc đẩy mối quan hệ giữa hai nước lên một tầm cao mới, là tiền đề quan
trọng cho hoạt động phát triển du lịch.
Khách du lịch Hàn Quốc trong những năm gần đây lựa chọn Việt
Nam nói chung, Hà Nội nói riêng như là điểm đến hấp dẫn trong khu vực.
Tuy nhiên hoạt động thu hút khách du lịch Hàn Quốc còn chưa tương xứng
với vị thế của du lịch Hà Nội, số lượng doanh nghiệp tham gia vào thị
trường này còn ít, thiếu nhiều hướng dẫn viên tiếng Hàn Quốc,… Vì vậy,
việc nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống về các giải pháp nhằm thu hút
khách du lịch Hàn Quốc trên địa bàn Hà Nội là hết sức cần thiết cả về mặt lý
luận và thực tiễn. Với cách tiếp cận như trên tôi quyết định chọn đề tài:
“Hoạt động thu hút khách du lịch Hàn Quốc tại thị trường du lịch Hà
Nội” làm luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Du lịch học.


1
2. Mục tiêu, nội dung nghiên cứu đề tài
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nhằm nghiên cứu đặc điểm tiêu
dùng của khách du lịch Hàn Quốc, đánh giá điều kiện thu hút khách và đề
xuất giải pháp nhằm phát triển hoạt động thu hút khách du lịch Hàn Quốc
trong thời gian tới cho du lịch Hà Nội dưới hai góc độ là cơ quan quản lý
nhà nước về du lịch và các doanh nghiệp du lịch.
Căn cứ vào mục tiêu đặt ra, luận văn tiến hành giải quyết những
nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Tổng quan về thị trường khách du lịch Hàn Quốc, tìm hiểu nét đặc
trưng và các sở thích tiêu dùng của khách du lịch Hàn Quốc.
- Mối quan hệ hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc, cơ sở cho hoạt động
thu hút khách du lịch Hàn Quốc.
- Tình hình khách du lịch Hàn Quốc đến Hà Nội.
- Điều kiện thu hút khách du lịch Hàn Quốc của Hà Nội.
- Đánh giá chung về hoạt động thu hút khách du lịch Hàn Quốc tại
thị trường du lịch Hà Nội.
- Quan điểm và mục tiêu phát triển của du lịch Hà Nội.
- Đề xuất một số giải pháp tăng cường thu hút khách du lịch Hàn Quốc
tại thị trường du lịch Hà Nội.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hoạt động thu hút khách du
lịch Hàn Quốc tại thị trường du lịch Hà Nội.
Phạm vi nghiên cứu: luận văn giới hạn nghiên cứu hoạt động thu hút
khách du lịch trên địa bàn Hà Nội, các số liệu phục vụ nghiên cứu tập hợp
trong 5 năm từ năm 2003 đến 2007.
2
Về mặt nội dung: đề tài có xu hướng trở nên rất rộng, vì hoạt động
thu hút khách du lịch Hàn Quốc có sự tham gia của các cơ quan quản lý
nhà nước về du lịch, các hoạt động khai thác cụ thể tại các doanh nghiệp du

lịch với nhiều loại hình dịch vụ du lịch phong phú, đa dạng. Do vậy, đề tài
đã giới hạn phạm vi nghiên cứu hoạt động thu hút khách du lịch Hàn Quốc
tại Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, và dưới góc độ doanh nghiệp đề tài tập
trung chủ yếu vào các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành có tổ chức hoạt
động khai thác khách du lịch Hàn Quốc.
Về mặt không gian: nghiên cứu trường hợp điển hình cho hoạt động
thu hút khách du lịch Hàn Quốc trên địa bàn Hà Nội.
Về mặt thời gian: nghiên cứu tiến hành chủ yếu trong 5 năm từ 2003
đến 2007 và đầu năm 2008. Các nghiên cứu được tiến hành thường xuyên,
đảm bảo tính cập nhật và khách quan của số liệu và tư liệu thu thập.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp luận: Phương pháp duy vật biện chứng và phương
pháp duy vật lịch sử.
- Phương pháp thu thập thông tin: Phương pháp thu thập thông tin
thứ cấp từ sách báo, tạp chí, báo cáo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà
Nội, từ các thông tin do các doanh nghiệp khách sạn - du lịch trên địa bàn
cung cấp ; Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp: phương pháp điều tra,
khảo sát thực tế, lấy ý kiến chuyên gia của các cơ quan quản lý nhà nước,
các viện nghiên cứu
- Phương pháp phân tích tổng hợp: sử dụng các phương pháp phân
tích thống kê, phương pháp quy nạp, từ đó tổng hợp thành những vấn đề
cốt lõi nhất, chung nhất, rút ra bài học kinh nghiệm về hoạt động thu hút
khách du lịch Hàn Quốc tại thị trường Hà Nội.
3
5. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Cho đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề
tài, tác giả đã tiếp cận, kế thừa và hệ thống các kết quả đó cho đề tài nghiên
cứu của mình như:
- Đề tài khoa học cấp Bộ: “Một số giải pháp phát triển nguồn khách

du lịch Hà Nội” do GS. TS. Nguyễn Văn Đính và nhóm nghiên cứu thực
hiện (6/2000), Hà Nội;
- Đề tài khoa học cấp Bộ: “Một số giải pháp hoàn thiện chiến lược
phát triển thị trường du lịch nhằm thu hút khách du lịch quốc tế đến năm
2010” do TS. Bùi Xuân Nhàn và nhóm nghiên cứu thực hiện năm 2003;
- Đề tài khoa học cấp Bộ: “Một số giải pháp phát triển thị trường
khách du lịch Nhật Bản của Hà Nội” do PGS. TS Trần Thị Minh Hòa và
nhóm nghiên cứu thực hiện năm 2007;
- Đề tài khoa học cấp ngành: “Nghiên cứu và đánh giá một số đặc
điểm của thị trường Nhật Bản và Trung Quốc nhằm phát triển nguồn
khách của du lịch Việt Nam” do bà Nguyễn Quỳnh Nga và nhóm nghiên
cứu thực hiện năm 2001;
- Luận án tiến sĩ của Phạm Hồng Chương: “Một số giải pháp nhằm
khai thác, mở rộng thị trường du lịch quốc tế của các doanh nghiệp lữ
hành trên địa bàn Hà Nội”, 2001.
- Kết quả cuộc điều tra chi tiêu khách du lịch được Tổng cục Thống
kê tiến hành theo Quyết định số: 1083/QĐ-TCTK ngày 20 tháng 6 năm
2005 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê. Cuộc điều tra này tiến hành
trên địa bàn 26 tỉnh, thành phố trọng điểm về du lịch với đối tượng điều tra
là khách du lịch quốc tế và Việt Nam đang nghỉ ở các cơ sở lưu trú du lịch
tại các tỉnh, thành phố này.
Và một số luận văn thạc sĩ khác nghiên cứu về nguồn khách Nhật
Bản, hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam vào thị trường Pháp,…
4
Tuy nhiên cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu cụ thể về hoạt
động thu hút khách du lịch Hàn Quốc tại thị trường Hà Nội. Vì vậy, việc
nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển thị trường khách này
trong thời gian tới có ý nghĩa rất thiết thực cho ngành du lịch Hà Nội nói
chung, các doanh nghiệp du lịch nói riêng.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Luận văn cung cấp bức tranh tổng quát về thị trường khách du lịch
Hàn Quốc, về đặc điểm tiêu dùng của khách du lịch Hàn Quốc, đánh giá
mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc trên các lĩnh vực để làm
cơ sở cho hoạt động thu hút khách du lịch Hàn Quốc; phân tích điểm mạnh,
điểm yếu, thuận lợi và khó khăn trong hoạt động thu hút khách du lịch Hàn
Quốc của Hà Nội; từ đó đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị nhằm tăng
cường thu hút thị trường khách du lịch Hàn Quốc đến Hà Nội.
7. Kết cấu luận văn
Với mục đích nghiên cứu, giới hạn phạm vi nghiên cứu và phương
pháp nghiên cứu ở trên, luận văn ngoài phần Mở đầu và Kết luận nội dung
được kết cấu thành 3 chương như sau:
Chương 1. Tổng quan về thị trường khách du lịch Hàn Quốc và
mối quan hệ hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc
Chương 2. Thực trạng hoạt động thu hút khách du lịch Hàn Quốc
tại thị trường du lịch Hà Nội
Chương 3. Một số giải pháp tăng cường hoạt động thu hút khách
du lịch Hàn Quốc tại thị trường du lịch Hà Nội
5
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG KHÁCH DU LỊCH HÀN QUỐC
VÀ MỐI QUAN HỆ HỢP TÁC VIỆT NAM - HÀN QUỐC
1.1. Một số đặc điểm về đất nước Hàn Quốc
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Hàn Quốc nằm trên Bán đảo Triều Tiên, một bán đảo trải dài
1.000km từ Bắc tới Nam, ở phần Đông Bắc của lục địa châu Á, nơi hải
phận của bán đảo tiếp giáp với phần cực tây của Thái Bình Dương. Phía
Bắc bán đảo tiếp giáp với Trung Quốc và Nga. Phía Đông của bán đảo là
Biển Đông, xa hơn nữa là nước láng giềng Nhật Bản. Ngoài bán đảo chính
còn có hơn 3.200 đảo nhỏ.

Tổng diện tích của bán đảo Triều Tiên là 222.154 km
2
, gần bằng
diện tích của Anh hay Romania riêng phần Hàn Quốc là 99.617 km
2
, đường
biên giới dài 214 km, đường bờ biển dài 2.412 km [4, tr.7] .
Địa hình núi non chiếm khoảng hai phần ba diện tích lãnh thổ, giống
Thổ Nhĩ Kỳ, Hungary hoặc Ai-len. Dãy Taebaeksan chạy suốt chiều dài bờ
biển phía đông, nơi những con sóng của Biển Đông đập mạnh vào núi đã
tạo ra các vách đá dốc và các bãi đá. Sườn phía Tây và phía Nam bán đảo
bằng phẳng hơn, với những vùng đồng bằng và rất nhiều đảo ở ngoài khơi
tạo thành những vịnh nhỏ. Bán đảo nổi bật với nhiều ngọn núi và dòng
sông kỳ vĩ, vì vậy người Hàn Quốc thường ví đất nước mình như một tấm
gấm thêu đẹp đẽ.
Núi Baekdusan ở miền Bắc bán đảo là ngọn núi cao nhất với độ cao
2.744m so với mực nước biển và trải dài theo đường biên giới phía Bắc tiếp
6
giáp với Trung Quốc. Baekdusan là ngọn núi lửa đã ngừng hoạt động, nơi
một hồ nham thạch rộng đã được hình thành với cái tên Cheonji. Ngọn núi
này được coi là một biểu tượng đặc biệt của tinh thần Hàn Quốc và được
nhắc đến trong bài quốc ca.
So với quy mô lãnh thổ, bán đảo Triều Tiên có số lượng sông suối
tương đối lớn. Hệ thống đường thủy này đóng một vai trò hết sức quan
trọng trong việc hình thành lối sống của người Hàn Quốc và trong cả công
cuộc công nghiệp hóa đất nước. Hai con sông dài nhất ở Bắc bán đảo là
Amnokgang (Yalu, 790km) và Dumangang (Tumen, 521km). Hai con sông
này đều bắt nguồn từ ngọn núi Baekdusan rồi lần lượt đổ xuống theo hướng
Tây và Đông, tạo nên biên giới phía Bắc của bán đảo. Còn hai con sông
Nakdonggang (525km) và Hangang (494 km) tạo thành hai đường thủy ở

Nam bán đảo. Sông Hangang chảy ngang qua Seoul, thủ đô của Hàn Quốc,
được coi là con đường sinh mệnh cho dân cư tập trung đông đúc ở khu vực
trung tâm của đất nước Hàn Quốc ngày nay, như nó đã từng giúp cho dân
cư các vương quốc cổ đại phát triển dọc theo hai bờ sông.
Bao quanh ba mặt của bán đảo, đại dương đóng một vai trò quan
trọng đối với cuộc sống của người Hàn Quốc từ ngàn xưa và đã góp phần
vào sự phát triển ngành công nghiệp đóng tàu và kỹ năng hàng hải.
Thành phố lớn nhất Hàn Quốc là Seoul, dân số chính thức khoảng
trên 10 triệu người, nằm ở phía Tây Bắc. Những thành phố lớn khác là
Incheon (Nhân Xuyên) ở phía Tây Seoul, Daejeon (Đại Điền) ở miền trung,
Kwangju (Quang Châu) ở phía Tây Nam, Daegu (Đại Khâu) và Busan (Phủ San) ở
phía Đông Nam.
7
1.1.1.2. Khí hậu
Hàn Quốc có bốn mùa rõ rệt. Mùa xuân và mùa thu khá ngắn, mùa
hè nóng và ẩm ướt, mùa đông thì lạnh, khô và tuyết rơi nhiều, đặc biệt là ở
các khu vực miền núi, không phải dọc theo bờ biển phía nam. Khí hậu cũng
khác nhau tại các vùng trên đất nước, với nhiệt độ trung bình từ 60C (430F)
đến 160C (610F), nhiệt độ trung bình vào tháng Tám, tháng nóng nhất
trong năm là từ 190C (660F) đến 270C (810F), trong khi đó nhiệt độ vào
tháng Giêng, tháng lạnh nhất trong năm từ -80C (170F) đến 70C (430F).
Khí hậu gió mùa đã đem lại cho Hàn Quốc một hệ động thực vật phong
phú. Theo thống kê năm 1946 ở bán đảo có 201 họ cây trong đó có 1.102 loài,
3.347 chủng loại, 1.012 loài thân cây cao trong đó có 400 loài đặc biệt. Về
sông ngòi, ở Hàn Quốc có 6 con sông lớn và con sông dài nhất là 790 km.
Mùa hè nước sông lớn do mưa nhiều còn các mùa khác tương đối khô.
Bờ biển dài, tương đối khúc khuỷu và cạn, độ sâu của biển phía Nam
là không quá 100m. Thềm lục địa nông cạn một bên tạo thuận lợi cho việc
đánh bắt cá nhưng lại gây cản trở cho việc đi lại bằng đường thuỷ. Hàn
Quốc với sự ưu đãi về thiên nhiên, các con sông và biển với nhiều loài thuỷ

sản, 14 loài cá lưỡng cư và 130 loài cá nước ngọt. Hệ động thực vật phong
phú đã tạo cho đất nước hoa thơm quả ngọt, quanh năm cây cối xanh tốt và
nhiều loại động vật quý hiếm. Trái lại, tài nguyên khoáng sản của Hàn
Quốc vô cùng nghèo nàn, trên khắp đất nước hầu như không có loại khoáng
sản nào có giá trị để phục vụ cho ngành công nghiệp phải dùng nhiều tài
nguyên như Hàn Quốc.
8
1.1.2. Điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội
1.1.2.1. Kinh tế
Sau khi kết thúc chiến tranh Triều Tiên vào năm 1953, đất nước Hàn
Quốc đạt được sự tăng truởng kinh tế đáng kể phần lớn nhờ vào các kế
hoạch mở rộng của Chính phủ và nhờ vào sự lao động cần cù của người
dân Hàn Quốc. Chính phủ Hàn Quốc đã phát triển được một đội ngũ lao
động có trình độ cao, được giáo dục tốt và đã đề ra kế hoạch 5 năm kể từ
năm 1962 để tạo một hệ thống phát triển tập trung vào chiến lược công
nghiệp hoá hướng vào xuất khẩu. Từ năm 1970, tổng sản phẩm kinh tế
quốc dân đã tăng 35 lần, khoảng 45% giá trị tổng sản phẩm kinh tế quốc
dân hiện nay là từ các ngành sản xuất và xuất khẩu hàng thành phẩm chứ
không phải xuất khẩu nguyên liệu thô. Hàn Quốc được xếp vào nhóm các
quốc gia buôn bán lớn nhất thế giới. Chính phủ cũng tham gia một cách
năng động trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả các ngành dịch vụ công cộng
và các ngành công nghiệp yêu cầu đầu tư lớn. Hiện nay, trong nước đã có
các tuyến đường cao tốc và các tuyến vận tải lớn nối liền các thành phố,
mạng lưới liên lạc viễn thông hiện đại rộng khắp cả nước.
Hàn Quốc không có nhiều tài nguyên dầu mỏ và các tài nguyên khác
rất hạn chế, nguyên liệu cho ngành công nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào
nhập khẩu. Năm 1970, Nhà nước bắt tay vào việc nghiên cứu chính sách đa
dạng hoá các nguồn năng lượng, và tăng cường sử dụng năng lượng nguyên
tử và năng lượng từ khí thiên nhiên, thuỷ điện.
Ngành công nghiệp chính của Hàn Quốc bao gồm điện tử, chế tạo ô

tô, dệt, may mặc, chế tạo vũ khí và sản xuất hàng da. Riêng lĩnh vực chế
tạo ô tô Hàn Quốc được biết đến như một bước nhảy vọt thần kì, xếp thứ 6
trên thế giới về công nghiệp sản xuất ô tô với sản lượng hơn 3 triệu xe mỗi
năm. Thêm vào đó một nguồn thu ngoại tệ của đất nước là dịch vụ đấu thầu
9
xây dựng, Chính phủ đã ban hành nhiều đạo luật khuyến khích đầu tư nước
ngoài dài hạn ở Hàn Quốc trong cả hai lĩnh vực kinh tế lẫn xã hội.
Hàn Quốc nhanh chóng hội nhập vào nền kinh tế thế giới ngay từ
đầu cuộc khủng hoảng năm 1997. Chính phủ đã đề xuất một mô hình mới
bao gồm việc nâng cấp các thông lệ kinh doanh theo chuẩn mực quốc tế,
bồi dưỡng nguồn nhân lực, phát triển công nghệ và đẩy mạnh hiệu quả của
các định chế. Chính phủ cam kết xúc tiến cải cách, tiếp tục thực hiện cải
cách tài chính và công ty, đồng thời theo đuổi các chính sách kinh tế vĩ mô
linh hoạt có lợi cho tăng trưởng.
Với lịch sử là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh của
thế giới, Hàn Quốc đang phấn đấu trở thành đầu mối của khối kinh tế hùng
mạnh châu Á trong thế kỷ 21.
1.1.2.2.Văn hoá - xã hội
Hàn Quốc, với dân số khoảng 50 triệu người, là một trong những
nước có mật độ dân cư cao nhất thế giới với 474 người/km
2
, có gần 50%
dân số sống ở các thành phố lớn. Nhờ thành công về mặt kinh tế, mức sống
của người dân đô thị Hàn Quốc có phần cao hơn so với hầu hết các nước
láng giềng Châu Á khác.
Tính dân tộc của người Hàn Quốc tương đối cao và đã từng có thời
gian thi hành chính sách bài ngoại. Họ không chấp nhận một xã hội đa
chủng tộc, đa sắc tộc như kiểu Hợp Chủng Quốc Hoa Kì. Quan niệm về
tính đồng nhất này là một lý do giải thích vì sao người Triều Tiên ở cả hai
miền Nam - Bắc đều cho rằng sự chia cắt của bán đảo Triều Tiên là hoàn

toàn trái với quy luật tự nhiên. Dù hai miền Nam - Bắc có chế độ chính trị
và chính sách kinh tế khác nhau nhưng nhân dân hai miền đều chung một
truyền thống văn hoá. Triều Tiên rất gần gũi với Trung Quốc cả về vị trí
10
địa lý, kinh tế lẫn lịch sử tạo ra một nhịp cầu văn hoá tự nhiên nối liền
quần đảo Nhật Bản với lục địa Châu Á.
Giáo dục luôn được coi là một công cụ của sự tiến bộ xã hội. Tuy
nhiên, trong suốt chiều dài lịch sử chỉ có một số ít các gia đình giàu có mới
có thể chu cấp cho con cái đi học và do vậy việc thúc đẩy xã hội Hàn Quốc
đi lên là rất khó khăn. Nhưng cho đến ngày nay, hệ thống trường học ở Hàn
Quốc có quy mô và mô hình tương tự Mỹ. Cấp tiểu học 6 năm, cấp trung
học 6 năm và cao hơn là 4 năm nữa. Bốn năm học ở bậc cao là rất khó khăn
và bắt buộc phải thi qua một kì thi rất khắt khe.
An sinh xã hội được Chính phủ Hàn Quốc quan tâm và bắt đầu được
triển khai thực hiện từ những năm 1980. Hệ thống chính sách liên quan đến
vấn đề này bao gồm việc mở rộng hệ thống bảo hiểm y tế và hệ thống trợ giúp
y tế tương đương và áp dụng chế độ bảo hiểm thất nghiệp. Chính phủ đã tạo
nền tảng cho việc xây dựng một xã hội bảo đảm phúc lợi cho người dân. Nhờ
mức sống tăng và dịch vụ chăm sóc sức khoẻ và y tế ngày càng được cải thiện
nên tuổi thọ trung bình của người dân Hàn Quốc đang tăng nhanh dẫn đến số
người già tăng đáng kể trong những năm qua. Nếu năm 1960, dân số ở độ tuổi
từ 65 trở lên chiếm 2,9% trong tổng dân số Hàn Quốc thì năm 2005, tỷ lệ này
đã tăng lên 9,1% và dự kiến sẽ đạt tới 14,4% năm 2019.
1.2. Những nét đặc trưng và sở thích tiêu dùng của khách du lịch
Hàn Quốc
1.2.1. Những nét đặc trưng của người Hàn Quốc
Hàn Quốc, một quốc đảo, đã phát triển những đặc tính dân tộc độc
đáo nhờ tính chất riêng biệt về địa hình và lịch sử. Độ nghiêng của đại
dương và lục địa đã kết hợp với nhau tạo thành cơ sở của bản sắc dân tộc.
Là một bán đảo có một môi trường văn hóa với những đặc điểm ngoại vi và

11
trung tâm. Mặt ngoại vi liên quan đến nền văn hoá lục địa tràn vào bán đảo,
trong khi những yếu tố trung tâm là kết quả của các nền văn hoá ngoại vi
được cấu trúc để hình thành một trung tâm mới. (Xem Phụ lục 1)
Nhờ ảnh hưởng của yếu tố này, người Hàn Quốc đã phát triển tình
yêu hoà bình, tình yêu thiên nhiên và họ luôn thể hiện là những người ham
học hỏi, năng động cần cù, coi trọng đạo đức và yếu tố tinh thần.
Trong 3 yếu tố cơ bản của cuộc sống: nhà ở, quần áo, thực phẩm thì
những thay đổi trong thói quen ăn uống đã tác động đến người Hàn Quốc
rất nhiều. Gạo vẫn là lương thực chính của hầu hết người dân Hàn Quốc,
nhưng trong thế hệ trẻ ngày nay, nhiều người lại thích ăn đồ Phương Tây.
Bữa cơm truyền thống của người Hàn Quốc không thể thiếu được món Kim
Chi, đây là món ăn được làm từ nhiều loại rau như cải thảo, củ cải, hành
xanh và dưa chuột. Gia vị sử dụng là tỏi và ớt bột.
Trong xã hội truyền thống Hàn Quốc, một gia đình thường gồm các
thành viên thuộc ba, bốn thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà. Ở
thời đó, tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh cao và một gia đình lớn, đông thành
viên thường được xem như có nhiều phúc lộc, nên mọi người luôn mong
có nhiều con cháu.
Do chịu ảnh hưởng của đạo Khổng, người con trai cả đảm nhận
trách nhiệm trụ cột trong gia đình, tâm lý trọng nam cũng là một tâm lý
phổ biến ở Hàn Quốc. Để giải quyết những vấn đề liên quan đến tâm lý
trọng nam khinh nữ, Chính phủ Hàn Quốc đã sửa đổi hầu hết các văn
bản luật liên quan đến quan hệ gia đình nhằm đảm bảo sự công bằng
giữa nam và nữ về quyền thừa kế.
Quá trình công nghiệp hoá đất nước cũng đã khiến cho đời sống
gia đình của người dân Hàn Quốc trở nên sôi nổi hơn và phức tạp hơn,
những đôi vợ chồng trẻ mới thành hôn tách khỏi đại gia đình bắt đầu
12
cuộc sống riêng. Ngày nay, hầu hết các gia đình đều là những gia đình hạt

nhân với trung tâm là hai vợ chồng.
Không giống như một số nền văn hoá khác chỉ có một tôn giáo thống
lĩnh, văn hoá Hàn Quốc quy tụ nhiều yếu tố thành phần tôn giáo khác nhau
hình thành nên cách suy nghĩ và ứng xử của con người.
Trong lịch sử, người Hàn Quốc sống dưới ảnh hưởng của đạo
Saman, đạo Phật, đạo Lão, đạo Khổng và trong lịch sử hiện đại lòng tin
ở đạo Thiên Chúa đã thâm nhập vào Hàn Quốc. Tốc độ công nghiệp hoá
nhanh diễn ra trong vài thập kỉ qua so với vài trăm năm ở Châu Âu đã
gây ra những lo ngại và thay đổi, phá vỡ sự yên bình trong tâm hồn
người Hàn Quốc làm cho họ kiếm tìm sự bình yên trong tôn giáo. Vì
vậy, số người đi theo đạo ngày càng đông đảo, và các tổ chức tôn giáo
cũng trở thành tổ chức có ảnh hưởng lớn trong xã hội.
Trước đây, lễ hội của người Hàn Quốc chỉ là theo lễ nghi tôn giáo.
Cho tới thời kỳ các vương quốc thống nhất, lễ hội tạ ơn Trời đã cho vụ
mùa bội thu mới được chính thức tổ chức. Các lễ hội đó là Yeonggo
(múa trống gọi hồn) của Buyeo, Dongmaeng (nghi lễ cúng tổ tiên) của
Goguryeo, và Mucheon (thiên vũ) của Dongye. Các lễ hội thường được
tổ chức vào tháng Mười, sau mỗi vụ mùa, chỉ trừ lễ Yoenggo được tổ
chức vào tháng Mười hai (tính theo âm lịch). Truyền thống vui chơi sau
vụ thu hoạch mùa thu và đón chào năm mới trong không khí vui vẻ, phấn
chấn còn được kéo dài đến các thời vua và các triều đại sau này, mặc dù
mỗi triều đại vua đều có những sửa đổi riêng cho ngày hội truyền thống
có một phong cách riêng. (Xem Phụ lục 2)
Do nhịp sống của cuộc sống hiện đại, Hàn Quốc ngày nay đã mất đi
rất nhiều ngày lễ truyền thống. Nhưng một số ngày lễ vẫn được kỷ niệm
cho tới ngày nay và đây là dịp để mọi thành viên trong gia đình đoàn tụ.
13
Mọi người đều mặc áo truyền thống Hanbok hoặc chọn cho mình những
bộ quần áo đẹp nhất, cả gia đình cử hành nghi lễ thờ cúng tổ tiên. Sau lễ
nghi này, những người ít tuổi trong gia đình sẽ cúi lạy những người lớn

tuổi trong gia đình.
Người Hàn Quốc rất yêu thể thao và tham gia vào rất nhiều các hoạt
động thể thao cùng các trò chơi giải trí. Những bước tiến ấn tượng trong
kinh tế những năm qua đã góp phần tăng cường sự quan tâm của người Hàn
Quốc đến thể thao. Các môn thể thao truyền thống được mọi người ưa thích
đó là: bóng đá, trượt băng tốc độ, trượt băng nghệ thuật, trượt tuyết, khúc
côn cầu trên băng, golf, bóng chày, taekwondo và vật.
1.2.2. Sở thích tiêu dùng của khách du lịch Hàn Quốc
Hàn Quốc có tốc độ gia tăng khá cao về lượng khách ra nước ngoài
du lịch (trên 20%/năm). Về số lượng khách ra nước ngoài du lịch tương
đương với số khách du lịch vào Hàn Quốc, thậm chí du lịch đi ra nước
ngoài có phần nhỉnh hơn. Theo thống kê của Cục du lịch quốc gia Hàn
Quốc (KNTO – Korea National Tourism Organization), năm 2007 có tới
hơn 13 triệu người dân nước này đi du lịch nước ngoài. Như vậy, với
khoảng 475.535 lượt khách du lịch Hàn Quốc đến Việt Nam như hiện nay
thì chúng ta mới chỉ đón được chưa tới 4% lượng du khách Hàn Quốc đi du
lịch ở nước ngoài. (Xem biểu đồ 1.1)
Điểm đến của du khách Hàn Quốc chủ yếu là Châu Á, chiếm khoảng
70% tổng số người Hàn Quốc đi du lịch nước ngoài. Trong đó, Trung Quốc
và Nhật Bản là hai điểm đến chính của khách du lịch Hàn Quốc. Ngoài ra
người Hàn Quốc thích đến khám phá Châu Mỹ ,tiếp đến là Châu Âu và
Châu Đại Dương.
14
Biểu đồ 1.1. Số lượng khách Hàn Quốc đi du lịch nước ngoài
và số lượng khách quốc tế đến Hàn Quốc
97 98 99 00 01 02 03 04 05 06 07 Nă
m
(Nguồn: KNTO – Cục du lịch quốc gia Hàn Quốc - Korea National
Tourism Organization)
Đặc thù của thị trường khách Hàn Quốc đi du lịch nước ngoài là du

lịch theo chuyên đề và du lịch gia đình với các chương trình lựa chọn
phong phú, đa dạng, tiếp đến là du lịch thương mại với các chuyến bay thuê
bao riêng và du lịch nghỉ dưỡng với các loại hình sau:
- Các chương trình du lịch riêng biệt chỉ bao gồm vé máy bay và
phòng khách sạn và thường là khách du lịch ba lô.
- Chương trình du lịch trọn gói đến một nước, một điểm du lịch.
- Kết hợp giữa du lịch giá rẻ, du lịch phân hạng với du lịch tiết kiệm,
du lịch truyền thống và du lịch chất lượng cao.
- Du lịch chơi golf: các công ty du lịch có nhóm chuyên trách tổ
chức các chương trình chơi golf hay xây dựng một trang web chuyên về
tour du lịch chơi golf.
15
☞ 해외여행 증가 주요원인
3.9
4.5
4.3
4.7
4.3
5.5
5.1
6.1
7.1
5.3
7.1
4.8
8.8
5.8
10.1
11.6
13.3

6.4
6.2
6.0
Số lượng khách Hàn Quốc đi du lịch
Số lượng khách quốc tế đến Hàn Quốc
5.3
(Đơn vị: triệu lượt khách)
Về căn bản, mục đích ra nước ngoài của người Hàn Quốc là du lịch
thuần túy. Du khách Hàn Quốc ra nước ngoài không chỉ quan tâm đến các
danh thắng thiên nhiên và di tích lịch sử mà còn muốn đến thăm các thành
phố lớn, khu vui chơi giải trí, tắm hơi nghỉ dưỡng phục hồi sức khỏe,
Lượng du khách Hàn Quốc lựa chọn chương trình du lịch cá nhân ngày
càng tăng và du lịch theo đoàn đang giảm dần khi đi du lịch nước ngoài
như là phần thưởng hàng năm của các công ty dành cho nhân viên không
còn được thịnh hành nữa.
Sau khi Chính phủ Hàn Quốc áp dụng thời gian làm việc 5 ngày một
tuần vào năm 2004, nhiều người lao động đã có cơ hội đi du lịch cuối tuần
nên thời gian lưu lại nước ngoài của du khách Hàn Quốc có phần giảm.
Khách Hàn Quốc đi du lịch trung bình khoảng 10 - 11 ngày, đối với khách
đi theo tour thì thời gian lưu trú trung bình là 11 - 13 ngày và đối với khách
đi lẻ khoảng 7 - 8 ngày.
Cơ sở lưu trú chính của khách du lịch Hàn Quốc đi ra nước ngoài là
khách sạn, ngoài ra là nhà gia đình, bạn bè. Khách sử dụng khách sạn nhiều
là khách du lịch công vụ, khách du lịch đi tuần trăng mật và khách du lịch
thuần túy.
Thời điểm người Hàn Quốc đi du lịch tương đối dàn đều, tuy nhiên
mùa du lịch cao điểm của khách du lịch Hàn Quốc là tháng 10 đến tháng
3, bắt đầu giảm từ tháng 4 và tháng 5.
Người Hàn Quốc ra nước ngoài có xu hướng là những người có học
vấn cao, sống ở các đô thị lớn. Với mức sống khá cao, phần lớn người Hàn

Quốc đánh giá chi tiêu dành cho đi du lịch nước ngoài hiện nay là hợp lý.
Theo số liệu thống kê của Tổ chức du lịch thế giới -UNWTO về chi tiêu
của khách du lịch quốc tế outbound thì chi tiêu nước ngoài của khách du
lịch Hàn Quốc gia tăng nhiều vào những năm 2005, 2006. Các đối tượng
16
khách chi tiêu nhiều nhất trong chuyến du lịch là khách trong độ tuổi 51 -
60 và dưới 20 tuổi. Các nhóm tuổi từ 31 - 50 cũng chi tiêu khá nhiều, còn
khách ở nhóm tuổi trên 60 thì chi trả rất ít.
Bảng 1.1. Chi tiêu du lịch của thị trường khách du lịch Hàn Quốc
so với thị trường khách quốc tế
Đơn vị tính: tỷ USD
Xếp hạng Thị trường 2004 2005 2006
1 Đức 71,6 74,4 74,8
2 Mỹ 65,8 69,0 72,0
3 Anh 56,5 59,6 62,6
4 Pháp 28,8 30,5 31,2
5 Nhật Bản 38,2 27,3 26,9
6 Trung Quốc 19,1 21,8 24,3
7 Italia 20,5 22,4 23,1
8 Canada 15,9 18,4 20,8
9 LB Nga 15,7 17,8 18,8
10 Hàn Quốc 12,4 15,4 18,2
(Nguồn: UNWTO- Tổ chức du lịch thế giới,[15, 235])
Về mua sắm, du khách nước này thích nhất đồ mỹ phẩm, đồ uống,
Khác với việc mua đồ có chất lượng giá rẻ, xu hướng mua sắm mới hiện
nay của họ là thực phẩm chăm sóc sức khỏe, sản vật địa phương và đồ lưu
niệm; một số lại thích mua quà lưu niệm bán trên máy bay.
Các vấn đề chính khách gặp phải khi đi du lịch nước ngoài chủ yếu
là các trở ngại về ngôn ngữ, thức ăn không hợp và sử dụng các phương tiện
giao thông địa phương ,

Các xu hướng tìm thông tin du lịch của khách chủ yếu là từ gia đình,
bạn bè và xu hướng tìm thông tin và mua bán chương trình du lịch trên
mạng gia tăng với tốc độ nhanh chóng. Như vậy, biện pháp xúc tiến du lịch
17
tốt nhất đối với thị trường này là marketing trực tiếp, quảng cáo truyền
miệng, mạng internet và đảm bảo chất lượng dịch vụ để nhóm khách này
trở thành khách thường xuyên và ảnh hưởng đến bạn bè gia đình.
1.3. Quan hệ hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc trong các lĩnh vực chủ yếu
Ngày 22/12/1992, Việt Nam và Hàn Quốc đã chính thức thiết lập
quan hệ ngoại giao, đây là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng, mở ra một
chương mới trong lịch sử quan hệ hai nước.
Nhìn lại chặng đường hơn 15 năm, có thể nhận thấy rằng quan hệ
hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Hàn Quốc đã phát triển
nhanh chóng và có hiệu quả thiết thực trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế,
văn hóa, xã hội góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội
ở mỗi nước.
1.3.1. Quan hệ chính trị, ngoại giao
Về chính trị, hai bên thường xuyên trao đổi đoàn các cấp, các ngành,
tạo sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước. Các chuyến
thăm lẫn nhau của lãnh đạo cấp cao hai nước trong thời gian qua, đặc biệt
là cuộc tiếp xúc cấp cao giữa Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và tổng
thống Roh Moo-Hyun tháng 11 năm 2006 tại Hà Nội và tháng 9 năm 2007
tại Sydney, đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy “Quan hệ đối tác
toàn diện trong thế kỷ XXI” giữa hai nước không ngừng phát triển.
Dưới đây là những cuộc viếng thăm quan trọng của các nhà lãnh đạo
cấp cao của hai nước:
• 05/1993 Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt thăm Hàn Quốc
• 08/1994 Thủ tướng Hàn Quốc Lee Young-deok thăm Việt
Nam
• 04/1995 Tổng bí thư Đảng CSVN Đỗ Mười thăm Hàn Quốc.

18
• 11/1996 Tổng thống Hàn Quốc Kim Young-sam thăm Việt
Nam
• 12/1998 Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung thăm Việt Nam
• 08/2001 Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đức Lương thăm Hàn
Quốc
• 04/2002 Thủ tướng Hàn Quốc Lee Han-dong thăm Việt Nam
• 10/2004 Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo-hyun thăm Việt
Nam
• 04/2005 Thủ tướng Hàn Quốc Lee Hae-chan sang thăm Việt
Nam
• 01/2006 Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Won Ki sang
thăm Việt Nam
• 05/2007 Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Việt Nam
Nguyễn Sinh Hùng thăm và làm việc tại Hàn Quốc
• 11/2007 Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức
Mạnh sang thăm chính thức Hàn Quốc
Trong thời gian qua, quan hệ hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao Việt
Nam - Hàn Quốc phát triển tốt đẹp. Việc thường xuyên duy trì cơ chế trao
đổi chính sách cấp Thứ trưởng, Cục trưởng, Vụ trưởng Bộ Ngoại giao hai
nước, các hoạt động giao lưu, trao đổi thông tin, phối hợp trên các diễn đàn
khu vực và quốc tế, sự hợp tác giữa hai Học viện Quan hệ quốc tế trực
thuộc Bộ Ngoại giao đã góp phần thiết thực vào việc quan hệ hợp tác giữa
Bộ Ngoại giao hai nước. Bộ Ngoại giao hai nước luôn làm tốt vai trò cầu
nối, tham mưu cho Chính phủ hai nước những quyết sách quan trọng trong
việc thúc đẩy quan hệ hai nước trên tất cả các lĩnh vực hợp tác.
19
Bộ Ngoại giao Việt Nam và Bộ Ngoại giao Hàn Quốc luôn có sự
phối hợp tốt trên các diễn đàn khu vực và quốc tế, nhất là trong khuôn khổ
Liên hợp quốc, diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

(APEC), Cộng đồng Kinh tế ASEAN+3, Diễn đàn hợp tác Á–Âu (ASEM),
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tạo sự tin cậy lẫn nhau giữa hai
nước và góp phần tích cực vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong
việc giải quyết các vấn đề chung ở khu vực và thế giới. Vừa qua, Hàn Quốc
đã tích cực ủng hộ Việt Nam gia nhập WTO, ủng hộ Việt Nam vào chức
Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc, hỗ trợ Việt
Nam tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao APEC-14.
Thời gian tới, hai Bộ Ngoại giao sẽ tăng cường trao đổi, duy trì và mở
rộng cơ chế gặp gỡ, trao đổi chính sách, thúc đẩy hơn nữa các hoạt động phối
hợp, trao đổi ý kiến giữa các Cục, Vụ, Viện giữa Bộ Ngoại giao hai nước.
1.3.2. Quan hệ hợp tác kinh tế
Từ khi Hàn Quốc và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao năm
1992, hợp tác kinh tế giữa hai nước đã phát triển tới mức Việt Nam hiện
trở thành một trong những đối tác kinh tế quan trọng nhất của Hàn Quốc
trong số các nước đang phát triển. Nếu như năm 1992, kim ngạch thương
mại song phương chỉ đạt 490 triệu USD, thì năm 2006 con số này đã tăng
gấp 10 lần, lên 4,85 tỷ USD.
Kể từ năm 2000, xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc tăng mạnh
đã dẫn đến nhu cầu gia tăng về nguyên liệu thô và nguyên phụ liệu phục vụ
cho sản xuất hàng xuất khẩu. Điều này đã thúc đẩy thương mại song
phương tăng trung bình 16,4%/năm trong giai đoạn 2000-2006. Đến tháng
8/2007, Hàn Quốc đã vượt lên đứng đầu trong số các nước và lãnh thổ đầu
tư trực tiếp vào Việt Nam với tổng số vốn đăng ký trên 10,5 tỷ USD. Chỉ
20
tính riêng năm 2006, Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam với 203 dự án, tổng
vốn đầu tư là 2,4 tỷ USD, gấp 3 lần so với năm 2005. Kim ngạch thương
mại giữa hai nước năm 2006 đạt gần 5 tỷ USD, tăng 10 lần so với 15 năm
trước đây (năm 1992 mới chỉ đạt 490 triệu USD)[3, tr.8].
Việt Nam là nước tiếp nhận vốn vay lớn nhất của Quỹ Hợp tác Phát
triển Kinh tế của Hàn Quốc (EDCF), với khoảng 309 triệu USD cho 12 dự

án. Hàn Quốc cũng đã giành cho Việt Nam một khoản tài trợ 70 triệu USD
để mời các thực tập sinh Việt Nam sang Hàn Quốc và cử các chuyên gia, các
nhà chuyên môn về lĩnh vực xây dựng năng lực sang giúp đỡ Việt Nam.
1.3.3. Quan hệ hợp tác văn hoá, du lịch
Hợp tác giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong 16 năm
qua đã không ngừng gia tăng mạnh mẽ. Hai bên thường xuyên trao đổi các
hoạt động văn hóa - nghệ thuật, các đoàn nghệ sĩ, các nhà nghiên cứu, học
giả và các cán bộ quản lý văn hóa. Là nước có tiềm lực kinh tế mạnh và
thực hiện chính sách tăng cường giới thiệu hình ảnh đất nước ra ngoài, Hàn
Quốc cũng rất chủ động trong các hoạt động văn hóa đối ngoại. Phim ảnh,
nghệ thuật biểu diễn, các sản phẩm công nghiệp văn hóa, giải trí là những
thế mạnh của Hàn Quốc. Vài năm trở lại đây, các nhà nghiên cứu văn hóa
đã thừa nhận sự tồn tại của hiện tượng gọi là “làn sóng” hay “trào lưu
Hàn Quốc” trong đời sống văn hóa khu vực châu Á. Phim Hàn Quốc đã trở
thành niềm đam mê của một bộ phận khán giả ngoại quốc; nhiều ngôi sao
ca nhạc và điện ảnh Hàn Quốc đã trở thành “thần tượng” của khán giả trẻ
khắp nơi trên thế giới. Chính phủ Hàn Quốc đã huy động được những
nguồn lực to lớn từ nhà nước và khối doanh nghiệp tư nhân phục vụ cho
chính sách văn hóa đối ngoại của mình. Hàn Quốc cũng đã khai trương
Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tại Hà Nội, đây là trung tâm văn hóa đầu
tiên của nước này ở khu vực Đông Nam Á.
21
Hợp tác về du lịch thời gian qua đã có những bước phát triển đáng kể.
Đặc biệt, kể từ khi Việt Nam chủ động miễn thị thực xuất nhập cảnh cho
khách du lịch Hàn Quốc, hàng năm số lượng khách du lịch Hàn Quốc đến
Việt Nam không ngừng gia tăng. Hiện nay, đầu tư du lịch của Hàn Quốc vào
Việt Nam đang đứng sau Singapore, Đài Loan và Hongkong. Một số nhà
đầu tư trong lĩnh vực du lịch của Hàn Quốc đã đến tìm hiểu về khả năng đầu
tư các khách sạn, khu vui chơi giải trí, sân golf cao cấp tại Hà Nội, thành phố
Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hội An. Trong những năm tới, một mặt Việt Nam

sẽ tích cực ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc xây
dựng và phát triển hạ tầng cơ sở du lịch tại Việt Nam, mặt khác sẽ tăng
cường quảng bá, xúc tiến du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc, đặc biệt là quảng
bá du lịch Việt Nam thông qua văn hóa.
Bảng 1.2. Trao đổi du lịch Hàn Quốc - Việt Nam
Đơn vị: lượt khách
Chiều 2002 2003 2004 2005 2006
Việt Nam tới
Hàn Quốc
23.574
(15,6%)
28.244
(19,8%)
33.738
(19,5%)
45.455
(34,7%)
46.077
(13,7%)
Hàn Quốc
tới Việt Nam
90.886
(50,2%)
112.673
(24%)
203.300
(80,4%)
268.111
(31,9%)
350.000

(31%)
(Nguồn: Báo đầu tư, [3, tr.38])
1.3.4. Quan hệ hợp tác trên một số lĩnh vực khác
1.3.4.1. Hợp tác giáo dục, đào tạo
Kể từ năm 1992, hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo giữa Việt
Nam và Hàn Quốc bắt đầu được đẩy mạnh và phát triển. Năm 1994, Hiệp
định Văn hóa - Giáo dục Việt Nam - Hàn Quốc được ký kết lần đầu tiên là
dấu mốc chứng tỏ mong muốn phát triển hợp tác văn hóa, giáo dục giữa hai
22
nước. Tính đến ngày 01/04/2007, số người Việt Nam học tập tại Hàn Quốc
đã lên tới 2.298 người. Chính phủ Hàn Quốc tài trợ một số dự án xây trường
tiểu học ở các tỉnh miền Trung, xây dựng trường dạy nghề ở Hà Nội, Quy
Nhơn; trường Cao đẳng Công nghệ thông tin tại Đà Nẵng Chính phủ Hàn
Quốc cố định hàng năm cấp cho Việt Nam một số học bổng đại học và sau
đại học tại các trường đại học hàng đầu của Hàn Quốc. [3, tr.18]
Nhiều cuộc thi tiếng Hàn cho sinh viên các trường đại học có dạy
tiếng Hàn trong cả nước đã được tổ chức, tạo động lực khuyến khích sinh
viên theo học ngành học này.
Hiện nay, trường học Hàn Quốc (từ bậc tiểu học tới trung học) dành
cho con em người Hàn Quốc đã được Bộ giáo dục và Đào tạo Việt Nam
cấp phép thành lập nhằm phục vụ cho các cán bộ, người lao động Hàn
Quốc tại Việt Nam. Trong những năm tới đây, hy vọng sẽ có trường đại
học Hàn Quốc với tiêu chuẩn quốc tế được thành lập tại Việt Nam nhằm
tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên Việt Nam được thụ hưởng nền giáo
dục đại học tiên tiến của nước bạn. Để triển khai chương trình hợp tác này,
dự kiến Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam sẽ tổ chức các chương trình kêu
gọi giới kinh doanh Hàn Quốc đầu tư vào lĩnh vực giáo dục đại học, đồng
thời phối hợp với các cơ quan chức năng Hàn Quốc tạo những điều kiện tốt
nhất để mở rộng mối quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia trong lĩnh vực giáo
dục và đào tạo.

1.3.4.2. Hợp tác lao động - xã hội
Là một quốc gia có trình độ cao trong phát triển công nghiệp, với kinh
nghiệm và thế mạnh của mình, ngay từ khi hình thành quan hệ ngoại giao với
Việt Nam, Hàn Quốc đã quan tâm tới nội dung phát triển nguồn nhân lực, cụ
thể là trình độ và chất lượng đội ngũ lao động Việt Nam. Các trường, trung
tâm đào tạo, dạy nghề tại Hàn Quốc đã tiếp nhận hàng trăm lượt giáo viên,
cán bộ quản lý của Việt Nam sang học tập, thực tập nâng cao trình độ chuyên
23
môn; cử nhiều chuyên gia sang giúp đỡ cho các cơ quan chức năng của Việt
Nam trong việc hoạch định chính sách và trực tiếp truyền đạt kinh nghiệm
thực tế trong đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật, tham gia huấn luyện đội
tuyển Việt Nam dự thi tay nghề ASEAN.
Quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong lĩnh vực xuất khẩu lao
động đã được bắt đầu từ năm 1993, trong tương lai Hàn Quốc sẽ vẫn là một
trong những thị trường nhiều tiềm năng đối với xuất khẩu lao động của
Việt Nam. Theo thỏa thuận được ký kết giữa hai Chính phủ, Việt Nam
cung ứng lao động cho Hàn Quốc theo các hình thức sau: cung ứng tu
nghiệp sinh làm việc trong các ngành công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp
và thủy sản; cung ứng thuyền viên làm việc trên các tàu đánh cá Hàn Quốc;
cung ứng lao động cho các tập đoàn Hàn Quốc trúng thầu ở nước ngoài;
chương trình thẻ vàng, tiếp nhận chuyên gia công nghệ cao.
Hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực phúc lợi, xã hội, viện trợ nhân
đạo cũng đã được tăng cường. Trong những năm qua, các tổ chức nhà
nước, xã hội, đoàn thể nhân dân và các tổ chức phi chính phủ của Hàn
Quốc đã hợp tác và hỗ trợ rất tích cực chương trình giảm nghèo, khắc phục
hậu quả chiến tranh, thiên tai. Được sự khuyến khích của Chính phủ Hàn
Quốc, các tổ chức phi chính phủ, tổ chức từ thiện của Hàn Quốc đã ngày
càng tham gia sâu rộng hơn vào các hoạt động hỗ trợ cho các địa phương
khó khăn của Việt Nam nhiều chương trình, dự án thiết thực về y tế, chỉnh
hình, phục hồi chức năng, chăm sóc sức khỏe, nuôi dưỡng các đối tượng xã

hội tại các trung tâm Bảo trợ xã hội và tại cộng đồng. Việt Nam đánh giá
cao sự hợp tác và hỗ trợ trong lĩnh vực lao động và xã hội của Chính phủ
và nhân dân Hàn Quốc, đây là tiền đề và cơ sở cho sự tăng cường hợp tác
giữa hai nước trong lĩnh vực lao động - xã hội thời gian tới.
24
1.3.4.3. Hợp tác báo chí
Năm 1993, Hội nhà báo Việt Nam và Hội nhà báo Hàn Quốc chính
thức đặt quan hệ hợp tác, trao đổi đoàn. Theo thỏa thuận, hàng năm Hội
nhà báo mỗi nước cử một đoàn 10 người sang thăm nước kia. Từ mối
quan hệ hợp tác của Hội, hàng trăm bài báo giới thiệu về đất nước, con
người Việt Nam, cũng như về đất nước và nhân dân Hàn Quốc, những
thành tựu của nhân dân mỗi nước đã được các nhà báo giới thiệu với nhân
dân hai nước.
Nhiều cơ quan báo chí Việt Nam đã thiết lập quan hệ hợp tác song
phương với các cơ quan báo chí Hàn Quốc. Thông tấn xã Việt Nam đã mở
Văn phòng đại diện tại Seoul từ năm 1994, và ký hiệp định hợp tác và trao
đổi thông tin với hãng thông tấn lớn nhất Hàn Quốc là Younhap. Bên cạnh
các thỏa thuận hợp tác song phương, Hội Nhà báo Việt Nam và một số cơ
quan báo chí còn hợp tác chặt chẽ với các đối tác Hàn Quốc trong các
hoạt động hợp tác đa phương như trong Hiệp hội Các nhà báo châu Á, Tổ
chức Các hãng thông tấn châu Á - Thái Bình Dương (OANA)
Báo chí hai nước đã giúp cho nhân dân hai nước hiểu nhau hơn,
giúp cho doanh nghiệp Hàn Quốc hiểu rõ tiềm năng to lớn của Việt Nam
để thu hút các nhà đầu tư Hàn Quốc vào Việt Nam. Báo chí hai nước cũng
đã giới thiệu có hiệu quả nền văn hóa của hai nước, góp phần quan trọng
trong quảng bá du lịch Việt Nam với du khách Hàn Quốc.
25

×