Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

vai trò của gia đình người dân nông thôn ven biển trong việc định hướng nghề nghiệp cho con cái tại xã hải hoà huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (329.26 KB, 56 trang )

Vai trị của gia đình người dân ven biển trong việc giáo dục và định
hướng nghề nghiệp cho con cái
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Như chúng ta đã biết vấn đề gia đình đang được hầu hết các quốc gia
quan tâm. Bởi vai trò và chức năng to lớn của nó đối với sự phát triền của xã
hội. Đặc biệt chức năng sáng tạo ra con người, giáo dục nhân cách cung cấp
nguồn lực cho xã hội được coi là chức năng cơ bản. Đảng và nhà nước ta ngay
từ rất sớm đã quan tâm đến gia đình coi đó là một lĩnh vực quan trọng trong q
trình phát triển.
Xã Hải Hồ có bước chuyển mình mạnh mẽ, đạt được nhiều thành tựu
quan trọng trên các lĩnh vực: Kinh tế, chính trị, văn hố xã hội. Đặc biệt với lợi
thế kinh tế biển, trong những năm qua việc đánh bắt hải sản, buôn bán rất phát
triển, đời sống của người dân khá lên rất nhiều. Những thay đổi về kinh tế xã
hội đã tác động không nhỏ đến nhận thức của người dân trong việc định hướng
nghề nghiệp cho con cái và được người dân coi trọng trình độ học vấn. Họ cho
rằng một trong những ngun nhân dẫn đến đói nghèo đó là trình độ học vấn
thấp. Các bậc cha mẹ đều mong con cái mình đến trường, học hành đầy đủ để có
thể đỗ đạt, làm một nghề ổn định, có thu nhập cao, nghề nghiệp trong ngành cán
bộ công nhân viên chức được các bậc cha mẹ hết sức coi trọng.
Nghề nghiệp có ý nghĩa quyết định đối với cuộc đời của mỗi con người
và sự phát triển đi lên của một quốc gia. Nhất là trong tình hình kinh tế, xã hội
của xã Hải Hồ hiện nay, để có thể khai thác được mọi tiềm năng, phát triển
kinh tế bền vững thì cần một lực lượng lao động có trình độ chun mơn cao,
hồn thành được mọi nhiệm vụ. Vì vậy việc định hướng nghề nghiệp cho con
cái của người dân có một tầm quan trọng đặc biệt. Khi các em định hướng nghề
nghệp sớm, sẽ giúp các em xác định những mục tiêu cụ thể, phấn đấu ngay
trong quá trình học tập. Cha mẹ là người có ảnh hưởng quan trọng nhất đến sự
lựa chọn nghề nghiệp.Vì mơi trường gia đình là mơi trường xã hội hố đầu tiên
của con người vì vậy định hướng của cha mẹ tác động trực tiếp vào suy nghĩ
1




Vai trị của gia đình người dân ven biển trong việc giáo dục và định
hướng nghề nghiệp cho con cái
cũng như xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của con cái. Vấn đề là cha mẹ phải có
nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp trong xã hội, phải định hướng như thế nào
để con cái chọn được nghề phù hợp với khả năng. Đó khơng phải là vấn đề đơn
giản, cha mẹ có định hướng đúng đắn giúp con lựa chọn nghề nghiệp phát huy
mọi tố chất, năng lực, tạo điều kiện cho các em vững bước vào cuộc sống.
Vì vậy nghiên cứu về vai trị của gia đình người dân ven biển đây là một
việc làm có tính cấp bách, nhất là vùng đó là nơng thơn, nơi cuộc sống của
người dân cịn gặp nhiều khó khăn, sự nghiệp giáo dục chưa được quan tâm
nhiều. Nghiên cứu này cho phép ta nhìn nhận một cách tồn diện và khách quan,
nhằm thực hiện tốt vai trị của gia đình trong giáo dục con cái. Việc nghiên cứu
này khơng những có ý nghĩa về mặt lý luận mà cịn có giá trị thực tiễn trong
việc giáo dục con cái của người dân. Đó là việc làm cần thiết đồng thời phải
ln quan tâm nhiều hơn nữa.
Định hướng nghề nghiệp của cha mẹ có vai trị quan trọng đặc biệt với sự
lựa chọn nghề nghiệp của con cái. Đây chính là lý do em chọn đề tài: “ Vai trị
của gia đình người dân nông thôn ven biển trong việc định hướng nghề
nghiệp cho con cái tại xã Hải Hoà huyện Tĩnh Gia, Tỉnh Thanh Hoá” Đề tài
nghiên cứu chỉ giới hạn về những vấn đề thực trạng ngành nghề của con cái và
gia đình với vai trị định hướng nghề nghiệp cho con cái, đó là sự nhận thức của
gia đình về ngành nghề và vai trị của gia đình người dân trong việc định hướng
nghề nghiệp cho con ở vùng ven biển. Những nhân tố cơ bản tác động đến việc
định hướng ngành nghề của cha mẹ đối với con cái.
Nghiên cứu được tiến hành tại xã Hải Hoà, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh
Hóa với mong muốn góp phần khơi dậy ý thức của các bậc cha mẹ về trách
nhiệm của họ trong việc định hướng nghề nghiệp cho con cái, đồng thời đưa ra
những gợi ý để định hướng nghề nghiệp cho thanh niên một cách hợp lý, phù

hợp với xu thế phát triển hiện nay của xã hội. Định hướng nghề nghiệp của cha
mẹ cho con cái là yếu tố đặc biệt quan trọng không chỉ riêng đối với con cái mà

2


Vai trị của gia đình người dân ven biển trong việc giáo dục và định
hướng nghề nghiệp cho con cái
còn góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của xã Hải Hồ nói riêng và đối
với cả nước nói chung.
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
2.1. Ý nghĩa khoa học
Ngiên cứu này không nhằm xây dựng hay phát triển lý thuyết khoa học
mới mà chỉ góp phần bổ sung thêm cho những nghiên cứu xã hội học về gia
đình, nghề nghiệp nhất là mảng đề tài định hướng nghề nghiệp - vấn đề quan
tâm của toàn xã hội.
Bằng phương pháp nghiên cứu xã hội học, đề tài nghiên cứu đã góp phần
nâng cao vốn nhận thức về lý luận xã hội, về chức năng và vai trò của lý thuyết
xã hội học cho bản thân người nghiên cứu và những người quan tâm đến xã hội
học. Đồng thời đề tài còn vận dụng một số lý thuyết, phạm trù cơ bản của xã hội
học như lý thuyết hành động xã hội, lý thuyết tương tác xã hội ... vào nghiên
cứu làm sáng tỏ một số khía cạnh về chức năng giáo dục của gia đình, cụ thể là
vận dụng lý thuyết xã hội học thực nghiệm để nghiên cứu các đặc chưng của cha
mẹ tác động đến việc định hướng nghề nghiệp cho con cái trong giai đoạn hiện
nay.
2.2 Ý nghĩa thực tiễn
Nhằm nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của vấn đề
định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
Hiểu rõ vai trò của cha mẹ đặc biệt trong giáo dục con cái, nhất là trong
định hướng nghề nghiệp

Việc định hướng nghề nghiệp tạo điều kiện cho con cái có lựa chọn phù
hợp với bản thân cũng như nhu cầu của xã hội.
Qua nghiên cứu đề tài: “ Vai trò của gia đình người dân nơng thơn ven
biển trong việc định hướng nghề nghiệp cho con cái” góp phần chỉ ra những
yếu tố chủ quan, yếu tố khách quan giúp cho các nhà quản lý, những cơ quan
chính quyền sở tại và các cấp các ngành có những chính sách và giải pháp phù
3


Vai trị của gia đình người dân ven biển trong việc giáo dục và định
hướng nghề nghiệp cho con cái
hợp nhằm nâng cao nhận thức của cha mẹ thực hiện tốt vai trị của mình trong
việc định hướng nghề nghiệp cho con.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng sự quan tâm của cha mẹ với việc định hướng nghề
nghiệp cho con cái.
Những nhân tố cơ bản tác động đến định hướng nghề nghiệp cho con cái
Đưa ra những khuyến nghị và giải pháp với địa phương nhằm nâng cao
nhận thức cũng như định hướng nghề nghiệp của gia đình người dân ven biển
có chất lượng hơn.
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu và mẫu khảo sát
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Vai trị của gia đình người dân nơng thôn ven biển trong việc định hướng nghề
nghiệp cho con cái.
4.2 Khách thể nghiên cứu
Định hướng của các gia đình xã Hải Hồ – Tĩnh Gia – Thanh Hố
4.3 Phạm vi nghiên cứu
- Khơng gian nghiên cứu: Xã Hải Hồ - Huyện Tĩnh Gia - Tỉnh Thanh
Hoá
- Thời gian nghiên cứu: Tháng 8 năm 2011

4.4 Mẫu khảo sát
Mẫu khảo sát tập trung tiến hành tại các thôn Nhân Hưng, Giang Sơn,
Đơng Hải. Mẫu được tiến hành với 450 gia đình, mẫu khảo sát được chọn
mang tính ngẫu nhiên với cơ cấu mẫu như sau:

4


Vai trị của gia đình người dân ven biển trong việc giáo dục và định
hướng nghề nghiệp cho con cái
* Cơ cấu giới;
Nam : 224 người:49,8%
Nữ:226người:50,2%
* Cơ cấu nghề nghiệp
Nông nghiệp; 184 người; 40,7%
Ngư nghiệp: 114 người; 25,3%
Buôn bán; 26 nhười; 5,8%
Thủ công nghiệp: 10 người; 2,2%
Cán bộ công chức 10 người; 2,2 %
Dịch vụ du lịch: 13 người; 2,0%
Tự do; 30 người;6,7%
Khác; 63 người 14,2%
* Cơ cấu tuổi:
- <35 tuổi; 93 người; 20,9%
-

35-45 tuổi; 161 người; 35,8%

- 46 – 55 tuổi ; 44 người; 32%
- >55 tuỏi; 52 người; 11,5%

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận
5.1.1 Cách tiếp cận theo quan điểm lịch sử
Phương pháp tiếp cận này chủ yếu nghiên cứu định hướng nghề nghiệp
của cha mẹ đối với con cái trong các điều kiện lịch sử cụ thể cả về thời gian lẫn
khơng gian gắn liền với nền văn hố và đều kiện kinh tế xã hội.
Nghiên cứu định hướng nghề nghiệp này được đặt trong thực tại xã hội
nông thôn ven biển trong q trình đơ thị hố. Đồng thời xem xét đến ảnh
hưởng của nền văn hố truyền thống, mơi trường địa phương và chính sách
giáo dục hiện nay.
5


Vai trị của gia đình người dân ven biển trong việc giáo dục và định
hướng nghề nghiệp cho con cái
5.1.2 Lý thuyết hành động xã hội
Theo quan điểm của M.Weber:
Hành động xã hội là hành động được chủ thể gắn cho một ý nghĩa chủ
quan nào đó, là hành động có tính đến hành vi của người khác và vì vậy được
định hướng tới người khác trong đường lối quá trình của nó
M. Weber chia hành động ra làm 4 loại
Hành động hợp lý so với một mục đích: là loại hành động được thực hiện
với sự cân nhắc, tính tốn, lựa chọn cơng cụ, phương tiện, mục đích sao cho có
hiệu quả nhất.
Hành động hợp lý so với một giá trị: là hành động được thực hiện vì bản
thân hành động ( Mục đích tự thân). Thực chất là loại hành động này có thể
nhằm vào những mục đích phi lý nhưng lại được thực hiện bằng những công
cụ, phương tiện duy lý.
Hành động tình cảm; là loại hành động do các trạng thái xúc cảm hoặc
tình cảm bột phát gây ra mà khơng có sự cân nhắc, xem xét phân tích mối quan

hệ giữa cơng cụ, phương tiện nhằm mục đích hành động.
Hành động truyền thống; Là loại hành động tuân thủ những thói quen
nghi lễ, phong tục tập quán đã được truyền lại từ đời này qua đời khác.
Từ đề tài nghiên cứu này ta có thể vận dụng vào để nhìn nhận hành động
hướng nghiệp của cha mẹ đối với con cái là loại hành động hợp lý so với mục
đích hay chính là loại hành động mà các bậc cha mẹ được thực hiện với sự cân
nhắc, tính tốn kỹ càng về mọi yếu tố như kinh tế gia đình, yêu cầu xã hội... để
lựa chọn ngành nghề phù hợp với khả năng của con và điều kiện của gia đình,
đáp ứng nhu cầu xã hội, cha mẹ có những biện pháp cụ thể để định hướng nghề
nghiệp cho con cái.

5.1.3 Lý thuyết tương tác xã hội

6


Vai trị của gia đình người dân ven biển trong việc giáo dục và định
hướng nghề nghiệp cho con cái
Tương tác xã hội có thể coi là q trình hành động và hành động đáp lại
của một chủ thể này với một chủ thể khác.Trong quá trình hành động này, giữa
các chủ thể có thể diễn ra q trình trao đổi hoặc áp đặt giá trị.
Nhà xã hội học người Mĩ G.Mead theo ông con người là một thực thể
sống trong thế giới của các biểu tượng, của các ký hiệu xã hội thực hiện sự
điều chỉnh hành động của các cá nhân qua các biểu tượng và ông coi khả năng
của con người đặt mình vào vị trí, vai trị của đối tác và nhìn nhận mình như
một đối tác hành động là cơ chế quan trọng nhất trong sự tương tác của họ với
môi trường xã hội nghĩa là hình thành các biểu tượng có thể có đặc điểm chung
mang ý nghĩa nhất định, tạo ra một phản ứng giống nhau ở các cá nhân, những
ý nghĩa của biểu tượng, không phụ thuộc vào ý nghĩa trực tiếp của những cái
thể hiện chúng.Trong quá trình tương tác các cá nhân không chỉ đơn thuần

phản ánh hành động của người khác mà cịn giải thích hành động đó.
Vậy có thể nhìn nhận hành động định hường nghể nghiệp của cha mẹ đối
với con cái là một tương tác xã hội, chủ thể là cha mẹ , quá trình tương tác để
đưa ra một nghề nghiệp phù hợp cho con cha mẹ và con cái có thể trao đổi ý
kiến một cách dân chủ hoặc cha mẹ có thể áp đặt ý kiến của mình cho con, có
thể con cái không đống ý với sự định hướng và quyêt định của cha mẹ
5.1.4 Lý thuyết giá trị
Gía trị với tư cách là sản phẩm của văn hoá và thuật ngữ giá trị quy
định vào mối quan tâm, sự ưa thích, bổn phận, trách nhiệm, ước muốn, lơi cuốn
vào nhiều hình thái khác nhau của định hướng lựa chọn.
Một định nghĩa về giá trị được chấp nhận rộng rãi trong các ngành
khoa học xã hội học coi giá trị như những quan niệm về cái đáng mong muốn
ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn. Theo nghĩa rộng, bất cứ cái gì là tốt hay xấu
đều là giá trị hay giá trị là điều quan tâm đến chủ thể.
Như vậy mọi giá trị giường như đều chứa đựng những yếu tố tình cảm
vì chúng thể hiện những gì chúng ta cần bảo vệ. Khi nhận thức một cách công
khai, đầy đủ, các giá trị trở thành tiêu chuẩn cho sự ưa thích, tin cậy của thông
7


Vai trị của gia đình người dân ven biển trong việc giáo dục và định
hướng nghề nghiệp cho con cái
tin mà người đó trả lời, đồng thời đánh giá được mức độ giáo dục đầu tư cho
học hành con cái qua cơ sở vật chất phục vụ cho việc học tập của con, tìm hiểu
và lựa chọn.
Giá trị là cái mà con người cho là đúng, thích nghi được và cho đó là
quan trọng để hướng dẫn hành động của con người.
Gía trị là cái có thực và tồn tại trong hiện thực, giá trị phụ thuộc trực
tiếp vào các điều kiện kinh tế xã hội. Vì vậy cần thiết phải xem xét giá trị trong
những điều kiện kinh tế cụ thể. Mỗi một xã hội có một nền văn hố có hệ giá trị

khác nhau. Hệ giá trị của một xã hội là phương hướng phấn đấu cho toàn xã hội.
Mỗi cá nhân thường có một hệ giá trị ưu tiên và luôn nhấn mạnh các
loại giá trị này hơn các loại giá trị khác và luôn tồn tại những mâu thuẫn giá trị.
Khi các giá trị căn bản mâu thuẫn thì người ta thường xếp chúng theo thứ bậc
của mức độ quan trọng và hành động theo những giá trị quan trọng nhất.
Cách tiếp cận này cho ta thấy, cha mẹ định hướng nghề nghiệp cho
con cũng là hướng con theo những giá trị mà mình đã lựa chọn hay nói cách
khác, nghề nghiệp mà cha mẹ định hướng cho con theo những ngành nghề mà
theo cha mẹ là tốt nhất, là phù hợp nhất với con cái họ, và chính thước đo tốt
nhất , phù hợp nhất đó đã tạo nên ý nghĩa tiêu chuẩn của giá trị nghề nghiệp.
5. 2 Phương pháp nghiên cứu
5.2.1 Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi
Dựa trên kết quả nghiên cứu của đoàn thực tập lớp K52 – PN2 xã hội
học, phỏng vấn 450 hộ gia đình thuộc xã Hải Hồ, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh
Hoá
5.2.2 Phương pháp phỏng vấn sâu
Phỏng vấn 5 trường hợp
Cơ cấu : 3 nam, 2 nữ
5.2.3 Phương pháp phân tích tài liệu

8


Vai trị của gia đình người dân ven biển trong việc giáo dục và định
hướng nghề nghiệp cho con cái
Sử dụng những dữ liệu, những thông tin kinh tế xã hội từ các báo cáo của
UBND, Mặt trận tổ quốc xã Hải Hồ - huyện Tình Gia
5.2.4 Phương pháp quan sát
Điều kiện, mơi trường, hồn cảnh sống của các hộ gia đình và quan sát
trực tiếp con cái họ.

6.Giả thuyết nghiên cứu
- Trong điều kiện hiện nay, các bậc cha mẹ đều rất coi trọng trình độ học
vấn và nghề nghiệp.
- Phần lớn các bậc cha mẹ mong muốn con cái mình làm trong cán bộ
cơng nhân viên chức.
- Hiện nay q trình đơ thị hố ở nơng thơn ven biển dẫn dến cơ cấu
ngành nghề đa dạng. Vì vậy việc địng hướng nghề nghiệp của cha mẹ đối với
con cái cũng chịu tác động của yếu tố này.
7. Khung lý thuyết
Điều kiện kinh tế - văn hoá – xã hội

Nhận thức của cha mẹ về nghề nghiệp

Định hướng nghề nghiệp cho con

Cán bộ
công nhân
viên chức

Dịch vụ
du lịch,
Đánh bắt
hải sản

9


Vai trị của gia đình người dân ven biển trong việc giáo dục và định
hướng nghề nghiệp cho con cái


PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH

Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
1.1Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Vấn đề gia đình và giáo dục đang trở thành mối quan tâm của toàn xã hội
và mọi quốc gia trên thế giới. Định hướng nghề nghiệp cho trẻ em ngay từ khi
cịn ngồi trên ghế nhà trường là vơ cùng quan trọng trong sự phát triển kinh tế
xã hội lâu dài, định hướng nghề nghiệp phù hợp sẽ tạo ra nguồn lao động có
trình độ đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Ở nước ta có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về giáo dục gia đình, việc
định hướng của các bậc cha mẹ cho con cái nhằm tìm ra nhận thức về nghề
nghiệp,thực trạng định hướng của cha mẹ như thế nào. Từ đó có những chính
sách phù hợp, các cơng trình được nghiên cứu như
- “Gia đình và vấn đề giáo dục gia đình” của Phạm Bich San, NXB
KHXH Hà Nội, 1991 – 1996.
Cơng trình bảo vệ luận án tiến sĩ Trương An Quốc tại Hà Nội đã đề cập
đến vấn đề lựa chọn việc làm của sinh viên hiện nay.
Ngồi ra cịn có một số luận văn báo cáo thực tập trong khoa xã hội học Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn cũng viết về định hướng nghề
nghiệp của cha mẹ đối với con cái như: “Tìm hiểu thực trạng hướng nghiệp
của con cái trong các gia đình nơng thơn hiện ngay” ( Khảo sát tại xã vạn
phúc, huyện Thanh Trì, Hà Nội) Luận văn tốt nghiệp của sv. Phạm Thị Thu
Hiền K44
“ Vai trò của cha mẹ trong việc định hướng nghề nghiệp cho con cái trong thời
kỳ đổi mới” ( khảo xát tại Phường Hoàng Văn Thụ - Thành phố Lạng Sơn Tỉnh
Lạng Sơn năm 2005) Báo cáo thực tập của sv. Đặng Thị Ngọc K47. “Định
10


Vai trị của gia đình người dân ven biển trong việc giáo dục và định
hướng nghề nghiệp cho con cái

hướng nghề nghiệp của cha mẹ đối với con cái trong các gia đình vùng ven
khu cơng nghiệp” ( Khảo sát tại địa bàn xã Ái Quốc - huyện Nam Sách - tỉnh
Hải Dương ) Báo cáo thực tập của sv. Vũ Thị Huệ K49...Những luận văn báo
cáo thực tập này nhằm đánh giá, tìm hiểu thực trạng hướng nghiệp của cha mẹ
đối với con cái trong những vùng miền khác nhau.
Từ những nghiên cứu về giáo dục ở trên em đã tiến hành nghiên cứu đề
tài “ Vai trò của gia đình người dân ven biển trong việc định hướng nghề
nghiệp cho con cái” nhằm tìm hiểu về thực trạng hướng nghiệp của các bậc
cha mẹ đối với con cái tại xã Hải Hồ, Tĩnh Gia - Thanh Hố, thơng qua đó
thấy được sự giống và khác nhau trong việc định hướng nghề nghiệp cho con
cái với những vùng này so với những khu vực khác, góp phần nhỏ vào nghiên
cứu cho vấn đề này.

1.2 Cơ sở lý luận và thực tiễn
1.2.1 Cơ sở lý luận
Nghiên cứu được sử dụng phương pháp chủ nghĩa duy vật biện chứng duy
vật lịch sử để xem xét mối quan tâm của các bậc cha mẹ đối với định hướng
nghề nghiệp với con cái trong điều kiện kinh tế xã hội có sự thay đổi lớn, cha
mẹ nhận thức như thế nào về nghề nghiệp để định hướng cho con.
- Lý thuyết vai trò : Các nhà xã hội học như G.Mead, liton cho rằng con
người trong q trình tương tác, khi đóng vai trị của mình trong mối tương tác
với vai trị khác. Điều đó tạo ra sự thay đổi vai trị hoặc thiết lập vai trò mới
“ Vai trò xã hội” dùng chỉ nghĩa vụ, quyền lợi vốn gắn liền với vị trí xã
hội đó.
Cha mẹ khơng chỉ ni dưỡng, con cái để con cái phát triển nhân cách mà
còn định hướng cho con cái nghề nghiệp. cha mẹ có vai trị vô cùng quan trọng
trong việc hướng dẫn con cái lựa chọn nghề nghiệp.
- Lý thuyết giới; Giữa nam và nữ có xu hướng đảm nhận những vai trị
khác nhau trong cuộc sống. Vai trò giới được hiểu là bao gồm hành vi, suy
11



Vai trị của gia đình người dân ven biển trong việc giáo dục và định
hướng nghề nghiệp cho con cái
nghĩ và tình cảm của nam và nữ được hình thành, biểu lộ tuân theo sự mong
đợi của xã hội.
1.2.2 Cơ sở thực tiễn
Xã Hải hoà là vùng ven biển bãi ngang rất năng động và phát triển về
buôn bán, dịch vụ đu lịch rất thuận lợi, nghề chủ yếu là đánh bắt hải sản, du
lịch dịch vụ ... Bên cạnh sự phát triển đó thì xuất hiện các tệ nạn xã hội lôi kéo
lớp trẻ, cha mẹ quan tâm hơn nữa về giáo dục, tạo mọi điều kiện để con cái đến
trường, tiếp thu kiến thức để tránh xa vào các tệ nạn xã hội. Định hướng nghề
nghiệp cho con trong thời gian gần đây được các bậc cha mẹ quan tâm. Nhưng
để có định hướng đúng cho con như thế nào? Đó là vấn đề đang được quan tâm
hiện nay không chỉ riêng của các bậc cha mẹ, vấn đề này là cơ sở thực tiễn cho
việc nghiên cứu.

1.3 Những khái niệm cơng cụ
1.3.1 Khái niện “vai trị”
Là mơ hình hành vi được xác lập một cách quan trọng căn cứ vào đòi hỏi
của xã hội đối với từng vị thế nhất định để thực hiện quyền và nghĩa vụ tương
ứng với vị thế đó.
Vai trị của người cha; quyết định hình thành nhân cách và chí hướng của
con cái, ảnh hướng nhiều đến con trai.
Vai trò của người mẹ dạy con sự khéo léo trong ứng xử, những kinh
nghiệm trong cuộc sống, ảnh hưởng nhiều đến con gái.
1.3.2 Khái niệm “Gia đình”
Gia đình là một nhóm xã hội gồm hai hay nhiều người gắn bó với nhau
bằng quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ con nuôi, vừa nhằm
đáp ứng nhu cầu riêng tư của họ, vừa nhằm thoả mãn nhu cầu của xã hội về tái

sản xuất dân cư.

12


Vai trị của gia đình người dân ven biển trong việc giáo dục và định
hướng nghề nghiệp cho con cái
1.3.3 Khái niệm “nghề nghiệp”
Là tập hợp những kỹ năng, kỹ xảo, tri thức của cá nhân để thực hiện công
việc chuyên môn và làm theo sự phân công lao động của xã hội.
1.3.4 Khái niệm “định hướng nghề nghiệp”
Là quá trình lựa chọn , dự định một ngề nào đó cho phù hợp với năng lực,
nguyện vọng của bản thân, tạo cho mỗi người có địa vị nhất định trong thang
bậc xã hội, có cơng ăn việc làm ổn định, để phục vụ nhu cầu của bản thân trong
cuộc sống lâu dài.

13


Vai trị của gia đình người dân ven biển trong việc giáo dục và định
hướng nghề nghiệp cho con cái

CHƯƠNG II
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, NHỮNH GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ

2.1Tổng quan địa bàn nghiên cứu
Đặc điểm kinh tế - xã hội
Xã Hải Hoà là một xã bãi ngang ven biển, phía bắc giáp với Ninh Hải,
Phía nam giáp với xã Hải Minh, Phía tây giáp với quốc lộ 1A, phía đơng giáp
với biển Đơng.

Diện tích tự nhiên là 640,3 ha
Dân số 74.000 khẩu với 1.700 hộ tồn xã có 8 thơn
Trong những năm gần đây xã Hải Hồ đang có sự chuyển dịch về cơ cấu
sản xuất, góp phần nâng cao giá trị kinh tế nông nghiệp nông thôn. Từ một xã
thuần nơng hiện nay đang có xu hướng phát triển thêm các loại hình ngành
nghề mới, đánh bắt hải sản, kinh doanh dịch vụ du lịch, tiểu thủ công
nghiệp,...tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm tăng 15,5% cao hơn mức tăng
trưởng bình quân thời kỳ 2000 – 2005 là 5,5% và đạt 115% kế hoạch đề ra, thu
nhập bình quân đầu người năm 2005 là 3,5 triệu đồng, năm 2009 là 7,2 triệu
đồng và kế hoạch năm 2010 là 8.8 triệu đồng tăng 2,5 lần so với năm 2005.
Sản xuất nông nghiệp – chăn nuôi - thuỷ sản
Sản lượng lương thực hàng năm không ổn định, nguyên nhân chủ yếu phụ
thuộc vào thiên nhiên, năm 2005 là 800 tấn, năm 2006 là 1000 tấn, năm 2007
là 986 tấn, năm 2008 là 531 tấn, năm 2010 là 842 tấn.
Đàn gia súc gia cầm tăng nhanh nhất là trong các năm từ 2006 – 2007 tập
chung ở các hộ chăn ni theo mơ hình trang trại nhỏ. Năm 2005 tổng đàn lợn
đạt 32.000 con, đàn bò là 1.300 con. Nhưng đến năm 2009 đàn lợn chỉ còn
23.000 con, bò 946 con chỉ đạt 63% theo kế hoạch đề ra. Nguyên nhân giản do
diễn biến dịch bệnh gia súc , gia cầm ngày càng phức tạp, giá cả thức ăn chăn

14


Vai trị của gia đình người dân ven biển trong việc giáo dục và định
hướng nghề nghiệp cho con cái
nuôi trên thị trường tăng mạnh, giá bán của người chăn ni thì tăng chậm
hoặc khơng tăng nên người chăn ni không đầu tư cho phát triển chăn nuôi.
Thực hiện nghị quyết Số; 05.06 của Huyện uỷ về phát triển chăn nuôi
theo hướng công nghiệp và chuyển đổi theo cơ cấu mùa vụ. Đảng bộ và chính
quyền địa phương tập chung lãnh đạo nhân dân đây mạnh sản xuất cây mầu

đặc biệt là cây lạc, cây vừng, đầu tư dưa giống mới vào sản xuất đem lại hiệu
quả cao.Giá trị sản lượng thuỷ sản tăng bình quân hàng năm là 400%, chiếm
một tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế. nguyên nhân tăng là do có nguồn hỗ trợ ,
trợ giá dầu nên nhân dân đã tích cực đầu tư vào các phương tiện đánh bắt, khai
thác hải sản.
Giao thông thuỷ lợi
- Gíao thơng : chỉ đạo xây dựng đường giao thông liên thôn đảm bảo cho nhân
dân đi lại sinh hoạt thuận lợi. Tuyến đường nhựa từ trạm y tế đi thôn Tiền
Phong dài 795m tổng đầu tư hết 994 triệu đồng đã được nghiệm thu và đi vào sử
dụng, tiếp tục giải phóng và san đường gị cao Đơng Hải.
- Thuỷ lợi: Thực hiện chương trình 257 của chính phủ trong năm 2010 đã triển
khai xây dựng kênh mương tiêu kiên cố khu vực thơn Trung Chính đi Xn
Hồ dài 500m tổng vốn đầu tư là 800 triệu đồng. Đồng thời triển khai làm thuỷ
lợi nạo vét, đào đắp 2.456,96m, trong đó khối lượng mương tiêu là 1.863,96m
khối, khối lượng mương tưới là 593m khối.
Giáo dục
Cơ sở vật chất cả trường hàng năm đều được bổ sung hoàn thiện hơn,
đảm bảo các điều kiện cho công tác dạy và học.
Năm học 2009 – 2010 trường tiểu học có 413 học sinh, xếp lọai học lực
khá giỏi 210 học sinh, xếp loại trung bình 74 học sinh, xếp loại yếu 3 học sinh.
Giáo viên đạt chuẩn 100%. Trong đó 16 giáo viên xuất xắc, 10 giáo viên tiên
tiến, và 2 giáo viên giỏi cấp huyện.

15


Vai trị của gia đình người dân ven biển trong việc giáo dục và định
hướng nghề nghiệp cho con cái
Trường trung học cơ sở, tổng số 350 học sinh, lên lớp 93%, học sinh tốt
nghiệp lớp 9 đạt 95%, tổng số có 25 giáo viên, trong đó có 5 giáo viên đạt chiến

sĩ thi đua và 17 giáo viên giỏi.
Trường mầm non tổng số học sinh là 210 cháu, số học sinh lên lớp 1 là 90
học sinh, học sinh đạt bé khoẻ, bé ngoan đạt 98%. Đội ngũ giáo viên được đào
tạo từng bước chuẩn hoá.
Tỉ lệ học sinh thi đậu vào các trường Đại học là 22 em, cao đẳng là 21
em, 2 nhà trường giữ vững được danh hiệu chuẩn quốc gia giai đoạn 1, Đặc biệt
trường tiểu học đã hồn thiện chuẩn bị đón trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2.
Y tế - dân số - KHHGĐ
Công tác xây dựng xã chuẩn về y tế được chú trọng, năm 2011 theo kết
quả kiểm tra của các cấp , cơ bản đủ điều kiện để công nhận xã chuẩn y tế, công
tác khám và điều trị cho người dân luôn được coi trọng và nâng cao chất lượng.
Cán bộ y tế xã và các thôn luôn giáo dục toàn dân chăm lo và bảo vệ sức khoẻ,
giữ gìn vệ sinh để phịng chống dịch bệnh, tun truyền về an tồn thực phẩm,
làm tốt cơng tác dự phịng kịp thời kiểm soát và thống kê dịch bệnh trên địa bàn,
cơng tác dân số gia đình và trẻ em truyển biến khá hơn trước. tỷ lệ sinh tự nhiên
111cháu( trong đó sinh con thứ 3 là 13 cháu =11,7%) tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuối
suy dinh dưỡng giảm 2% năm. Tỉ lệ tăng dân số năm 2009 giảm xuống còn 0,9
mức giảm sinh hàng năm là 0,8% tuổi thọ của người dân được nâng cao.

Cơng tác chăm sóc đối tượng chính sách, hoạt động nhân đạo từ thiện
Đã phát động sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân chăm lo cho các gia
đình chính sách, thực hiện đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn, làm tốt
công tác chính sách xã hội, đảm bảo mức sống của các đối tượng chính sách
ngang bằng và so với hộ gia đình trung bình trong xã.

16


Vai trị của gia đình người dân ven biển trong việc giáo dục và định
hướng nghề nghiệp cho con cái

Làm tốt cơng tác xố đói giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh từ 25%
năm 2005 xuống còn 15% năm 2010 đã hỗ trợ 300 triệu đồng cho 26 hộ xố nhà
tranh, nhà tạm bợ.
Quốc phịng an ninh - trật tự an tồn xã hội
Cơng tác quốc phịng an ninh luôn được quan tâm, lực lượng dân quân
hàng năm luôn được tập huấn đầy đủ biên chế đảm bảo đúng quy định, công tác
tuyển gọi thanh niên lên đường nhập ngũ hàng năm đều đảm bảo chỉ tiêu trên
giao. An ninh chính trị được gữa vững, trật tự an tồn xã hội có nhiều chuyển
biến tích cực, ý thức chấp hành luật giao thông trong nhân dân được nâng cao.
Công tác thơng tin tun truyền và hoạt động văn hố văn nghệ TDTT - VSMT
Hoạt động văn hố thơng tin, thể dục thể thao chuyển biến tích cực, tổ
chức tuyên truyền cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh” Tuyên truyền nghị quyết Đại Hội đảng các cấp, phong trào toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, phịng trào xây dựng làng
văn hố được chú trọng, các làng văn hố được giữ vững và phát triển tốt.
Cơng tác vệ sinh mơi trường cịn nhiều yếu kém, cịn để tình trạng ơ
nhiễm mơi trường xảy ra phổ biến chưa được quan tâm khắc phục, chưa huy
động được đông đảo nhân dân tham gia bảo vệ môi trường.
2.2 Kết quả nghiên cứu
* Thực trạng định hướng nghề nghiệp của cha mẹ cho con cái
Hiện nay đời sống kinh tế phát triển, buôn bán ngày càng được mở rộng
nhưng trên thực tế cịn có rất nhiều khó khăn, chính sách cịn nhiều bất cập, thị
trường cạnh tranh hàng hố ngày càng gay gắt. Đặc điểm của buôn bán là rất vất
vả nên các bậc cha mẹ không muốn con cái vất vả, các gia đình làm ngề khác
cũng vậy đều mong con cái có một nghề ổn định, cha mẹ định hướng cho con từ
rất sớm về nghề nghiệp là thường xun có 49,4% có 217 người trả lời, cịn
5,9% không định hướng được là do chủ yếu là con còn quá nhỏ.

17



Vai trị của gia đình người dân ven biển trong việc giáo dục và định
hướng nghề nghiệp cho con cái
Bảng 1: Định hướng nghề nghiệp và nơi làm việc cho con cái (%)

Nghề nghiệp, nơi làm việc


18

Làm nghề cổ truyền tại làng
Làm nghề gì cũng được
miễn là ở làng

423
4,1%

69

Đi làm ăn ở nơi xa

441

372
84,4%

69,8%

30,2%


5,9%

100%
441

94.1%
414

6,1%

100%
441

415

27

100%
441

133

26

Tổng

95.9%

15,6%


Thoát ly hay làm cán bộ nhà 308
nước

Khác

Không

100%
441

93,9%

100%

( Nguồn khảo sát xã hội học tháng 08 năm 2011)
Mỗi cá nhân đều mong muốn mình có một cuộc sống đầy đủ cả về vật
chất lẫn tinh thần, luôn có xu hướng muốn được người khác nhìn nhận khả năng
của mình, được làm việc ở một vị trí cao trong xã hội. nghề nghiệp là thước đo
tri thức của con người, quy định vị trí, vai trị của con người trong xã hội. Có
nghề nghiệp con người có cơ hội phát triển, hoà nhập với cuộc sống và tiếp cận
nền văn minh thế giới. gia đình nào cũng lo lắng và quan tâm đến con cái làm
thế nào để giúp con cái có nghề nghiệp ổn định khi bước vào tuổi trưởng thành
làm sao đảm bảo cuộc sống sau này. Bởi họ coi con cái là niềm hạnh phúc của
họ, sự thành đạt của con cái là niềm tự hào của cha mẹ .
Thời điểm cha mẹ định hướng nghề nghiệp cho con đã tác động nhất định
đối với q trình chuẩn bị cho con có một nghề ổn định nhằm phục vụ cho cuộc
sống sau này của con. Cha mẹ định hướng sớm hay muộn cho con không chỉ
xuất phát từ ý muốn chủ quan mà còn xem xét cân nhắc nhiều yếu tố khách
quan khác. Để thấy được rõ hơn về thời điểm định hướng nghề nghiệp của cha
18



Vai trị của gia đình người dân ven biển trong việc giáo dục và định
hướng nghề nghiệp cho con cái
mẹ đối với con cái xem xét từ những nguồn thông tin thu được qua việc tiến
hành phỏng vấn sâu; Khi được hỏi các gia đình định hướng về nghề nghiệp cho
con cái từ khi nào? đã nhận được câu trả lời như sau: “Gia đình Bác đã định
hướng cho con cái từ cuối lớp 9 đầu năm lớp 10, bác rất lo lắng mong muốn
làm sao con mình có sự lựa chọn phù hợp với khả năng và học lực của bản
thân.Thực ra hồi học cấp II đã muốn định hướng rồi chứ, Muốn có nhiều kiến
thức phải tích luỹ ngay từ đầu, mà điều này xác định càng sớm, càng tốt, phải
xây dựng một nền kiến thức ngay ban đầu có như thế kiến thức mới được củng
cố và nắm chắc được” BácNguyễn Văn L, nam 51 tuổi, đánh bắt hải sản, THPT
“ Từ khi vào cấp III cô muốn định hướng cho em để có hướng phấn đấu,
cố gắng chăm học” Cô Lê Ái H, 49 tuổi, Nông dân, THPT
Qua mẩu phỏng vấn trên cho thấy, cha mẹ đều bắt đầu có sự đinh hướng
cho con từ khi học cấp II. Họ nhận thấy được khả năng của con để lựa chọn thời
điểm định hướng nghề nghiệp. Đó là sự quan tâm giáo dục của cha mẹ đối với
con cái họ.
Nhưng cũng có những gia đình các bậc cha mẹ chưa có định hướng cụ thể
cho con cái mình “ Con chị giờ vẫn cịn nhỏ cũng chưa thể xác định được các
em sẽ theo ngành gì, chi buôn bán đi suốt cũng không quan tâm thường xuyên
được, nếu bảo định hướng thì cha mẹ nào chẳng muốn con mình có một nghề tử
tế, nhưng phải xem học lực của con ra sao thì mới định hướng được, mà nó
muốn theo nghề bn bán của mình thì sao, khơng muốn đi học nữa cũng chịu
chẳng ép được nó cả” Chị Vũ Thị Kh, 35 tuổi, buôn bán,THCS
“ Anh cũng muốn định hướng cho cháu lắm nhưng cháu mới đang học
lớp 5 thì giờ chỉ bảo nó chăm học cho giỏi được 10 về nhà là vui, chứ định
hướng giờ này thì sớm quá, anh cũng muốn con anh phải hơn anh một tí, sau
này khơng biết thế nào” Anh Lê Trọng Đ, 37tuổi, nghề mộc, THCS.

Có thể thấy một số bậc cha mẹ muốn cho con học hành nhưng bản thân
lại không định hướng được sẽ cho con học cái gì, làm cái gì,... đã làm ảnh
hưởng đến việc học và chòn nghề của con cái.
19


Vai trị của gia đình người dân ven biển trong việc giáo dục và định
hướng nghề nghiệp cho con cái
Từ những biến đổi của kinh tế xã hội hầu hết các bậc cha mẹ không muốn
theo nghề của bản thân họ mà muốn con làm trong khu vực nhà nước có quyền
lực, địa vị đảm bảo về kinh tế . Xã hội ngày càng phát triển,cấu cấu ngành nghề
ngày càng đa dạng và phong phú. Hiện trạng đó địi hỏi các gia đình hiện nay
cần phải nhận thức đúng đắn về ngành nghề để phục vụ cuộc sống lâu dài cho
bản thân cũng như của xã hội. Hướng nghiệp của cha mẹ đối với con cái là một
bộ phận thuộc chức năng giáo dục của gia đình, hay nói cách khác cha mẹ cần
đảm nhận trách nhiệm hướng nghiệp cho con. Hướng nghiệp cho con cái nhằm
mục đích giúp con cái ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường đã có sự can
nhắc kỹ lưỡng khi lựa chọn cho mình một hướng đi, một nghề nghiệp cụ thể phù
hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội , đồng thời phù hợp với năng lực cá
nhân.
Kết quả nghiên cứu cho thấy định hướng nghề nghiệp của cha mẹ cho con
cái là rất khác biệt. Qua phỏng vấn 450 đối tượng tỷ lệ muốn cho con vào ngành
CBCNVC chiếm tỷ lệ cao nhất có tới 69,8% cha mẹ định hướng nghề nghiệp
cho con làm cán bộ công nhân viên chức trong khi các ngành khác.Khi phỏng
vấn sâu được biết, ngành viên chức được các bậc cha mẹ lựa chọn nhiều nhất là
do tính ổn định của nó. “ Nếu con có khả năng cơ rất muốn con làm cán bộ viên
chức nhà nước...” ( LAH, nữ 49 tuổi, nông dân, THCS)
Qua bảng số liệu cho thấy định hướng nghề nghiệp của cha mẹ phù hợp
với sự phát tiển của xã hội, Hiện nay cán bộ công nhân viên chức được ưu đãi
về mọi mặt. Đảng ta đã xác định đây là một lực lượng nịng cốt cho cơng nghiệp

hố hiện đại hoá đất nước. Các bậc cha mẹ hướng cho con vào cán bộ công nhân
viên chức bởi đây là ngành có biên chế nhà nước, có lương được xã hội coi
trọng các nghề như giáo viên, bác sỹ...thường được hướng cho con cái.Cha mẹ
cố gắng tạo mọi điều kiện tốt nhất để con có thể yên tâm học tập, mong sao con
thành đạt có nghề nghiệp ổn định, không xa đà vào các tệ nạn xã hội “ Vất vả
mấy con cái được học hành đến nơi, đến chốn có nghề nghiệp ổn định là tốt
lắm” ( Nguyễn Trong N, 47 tuổi,THCS, nghề tự do ). Nghề khác được hướng
20


Vai trị của gia đình người dân ven biển trong việc giáo dục và định
hướng nghề nghiệp cho con cái
cho con cái thường là nghề cha mẹ có điều kiện giúp đỡ con về mặt vật chất sẵn
có của gia đình, mối quan hệ,....
Làng nghề truyền thống vẫn được coi trọng, khơng bó buộc về thời gian,
lao động trực tiếp cha mẹ có thể hướng dẫn con cùng làm chiếm 4,1% . Nghề
này mang tính chất kế thừa truyền thống của gia đình, con cái đi lấy chồng
chuyển sang làm nghề khác. Nghề tự do vẫn còn nhiều nghề mới cha mẹ chưa
định hướng được rõ ràng nên chiếm tỷ lệ không nhiều trong việc định hướng
nghề nghiệp của cha mẹ cho con, Xu hướng của cha mẹ là chọn những nghề
được xã hội coi trọng. “ Cô Lê Ai H ( 49 tuổi Nông dân , THPT ) “ Tôi muốn
cho con làm giáo viên cho đỡ khổ mong sao nó thi được vào trường đấy là
mong muốn cả đời tơi, khơng thì khổ lắm”
Cịn Bác Nguyễn Văn L 51 tuổi, đánh bắt hải sản, THPT trả lời: “ Bác
mong sao con bác thi đậu vào trường y vì có người nhà làm trong bệnh viện đỡ
khổ hơn nhiều, mỗi lúc là ốm nặng là phải chạy mãi mới nhờ được bác sỹ, Vì
mình đi biển hay bị đau đầu, sốt lên hay bỏ việc nên toàn thuê họ làm...” Các
bậc cha mẹ đều kỳ vọng vào con cái có một nghề nghiệp thốt khỏi hồn cảnh
thực tại . Đây là một định hướng của cha mẹ đối với con cái muốn con trở thành
cán bộ công nhân viên chức.

Có một vấn đề ở đây dễ nhận thấy thơng qua bảng số liệu ; Số lượng các
bậc cha mẹ định hướng và mong muốn cho con mình làm nghề tự do miễn là ở
trong làng cũng chiếm tỷ lệ khơng nhỏ, trong tổng số 450 người được hỏi có tới
69 người lựa chọn cho con làm nghề gì cũng được nhưng phải là ở trong làng
chiếm 15,6% điều này có thể thấy nghề tự do như bn bán, phụ hồ, làm thuê ....
có xu hướng phát triển, Đặc biệt cha mẹ không muốn con cái xa nhà, muốn con
cái làm quanh làng, phát triển nghề nghiệp tại làng và hiện đang có kế hoạch
phát triên khu đơ thị ven biển, dịch vụ đang được khai thác....Chính vì thế cha
mẹ mong muốn phát triển tại làng sống một cuộc sống bình n khơng có những
con sóng lớn. “ Tơi muốn con làm nghề dịch vụ tại làng vì đang có xu hướng
phát triển ngành này, nếu cho nó học an ninh hay giáo viên tơi khơng có khả
21


Vai trị của gia đình người dân ven biển trong việc giáo dục và định
hướng nghề nghiệp cho con cái
năng, nếu làm dịch vụ thì chỉ học vài tháng quản lý, về mở cửa hàng buôn bán
kết hợp với nghề mộc của bố nữa, thực ra tôi không muốn con xa nhà với lại đất
gia đình nhiều làm dịch vụ khu nghỉ dưỡng là hợp lý...” Lê Trong Đ, 37ruổi,
THCS
Việc làm đó là hợp lý với sự lựa chọn một số gia đình họ hướng con mình
vào những ngành có lợi thế mà gia đình có thể tạo điều kiện cho con phát triển
theo xu thế của xã hội. Nhưng cũng khơng thể lạm dụng thái q bởi có thể sẽ
tác động đến ý trí, cũng như nghị lực và sự phấn đấu của người học.
Cha mẹ nào chẳng muốn cho con học cao sau này có được một nghề, một
cơng việc tốt, xong trên thực tế thì khơng như mong muốn, Bởi những lý do về
hoàn cảnh, cha mẹ khơng thể khắc phục được nên đã có sự lựa chọn đó.
Tựu trung lại thì ngành nghề cán bộ cơng nhân viên chức là một ngành
nghề được coi trọng trong xã hội vùng ven biển . Giáo dục được xem có vai trị
vơ cùng quan trọng. Vì học vấn là chìa khóa của sự thành cơng, của sự thành đạt

của trí hướng.... Định hướng nghề nghiệp của cha mẹ là sự hợp lý chính sách
Đảng trong đời sống nhân dân. Nhưng làm thế nào để con cái có thể phấn đấu
được, trưởng thành có một nghề ổn định mà khơng nhất thiết phải làm trong
cán bộ công nhân viên chức theo sự phát triển của xã hội. Mỗi gia đình có điều
kiện hồn cảnh khác nhau, cha mẹ có trình độ học vấn khác nhau, nghề nghiệp
khác nhau trong sự tác động của kinh tế xã hội thì định hướng nghề nghiệp cho
con cái có điểm khác nhau trong những hồn cảnh của gia đình đó.
2.3.Gia đình với vai trị định hướng nghề nghiệp cho con
2.3.1 Nhận thức của gia đình về nghề nghiệp cho con cái
Vấn đề nhận thức phản ánh tri thức của con người, việc nhận thức của
cha mẹ vô cùng quan trọng. Bởi nhận thức đúng sẽ giúp con cái có lựa chọn tốt
nhất nghề nghiệp phù hợp với bản thân hoặc ngược lại làm cho con cái không
xác định được dẫn đến nhiều vấn đề sảy ra như các tệ nạn xã hội, thất nghiệp,...
Quá trình đơ thị hoấ đã làm thay đổi đời sống của người dân về kinh tế,
chính trị, văn hố, xã hội cũng thay đổi theo. Điều đó đã tác động đến nhận thức
22


Vai trị của gia đình người dân ven biển trong việc giáo dục và định
hướng nghề nghiệp cho con cái
của các bậc cha mẹ và được quan tâm chú trọng nhiều đến học vấn. Họ cho rằng
học vấn là yếu tố quyết định cho cuộc sống con cái của họ sau này. Có rất nhiều
nghành nghề khác nhau nhưng vấn đề là học vấn, có trình độ mới hồn thành
được công việc, học vấn là cơ hội để con người có nghề nghiệp, để phát triển
khả năng, năng lực, tố chất của mỗi cá nhân.Cha mẹ cho rằng định hướng nghề
nghiệp sớn cho con cái mới có sự phấn đấu học tập nhiều hơn.
Việc định hướng nghề nghiệp của cha mẹ cho con cái ln có sự cân nhắc
và lựa chọn những ngành có cơ hội thăng tiến, có thu nhập cao được cha mẹ gợi
ý, định hướng cho con phấn đấu.
Từ những cuộc phỏng vấn cho thấy các bậc cha mẹ rất quan tâm tới định

hướng nghề nghiệp cho con cái từ rất sớm thơng qua trao đổi, trị chuyện trực
tiếp về nghề nghiệp của con cái. Họ quan tâm đến khả năng của con để hướng
tới một nghề nghiệp phù hợp với năng lực của con.Nhận thức của cha mẹ phản
ánh sự phát triển của xã hội, phù hợp với nhu cầu của xã hội.
Nhưng trên thực tế có một cơ số cha mẹ định hướng cho con vượt quá
khả năng của con hoặc định hướng nghề nghiệp không phù hợp với con trong
khi khả năng và nguyện vọng phù hợp với ngành nghề của con.
Dưới tác động của q trình đơ thị hố, đời sống của người dân được cải
thiện và nâng cao. Mỗi cá nhân đều mong muốn có một nghề ổn định, thu nhập
cao, có cơ hội phát triển đảm bảo cuộc sống lâu dài
Tầm quan trọng của vấn đề lao động đã tác động đến nhận thức của mỗi
thành viên trong xã hội, trong đó có nhận thức của các bậc cha mẹ ở nơng thơn
ven biển . Họ mong muốn con cái có công ăn việc làm ổn định,phù hợp với con
cái họ. Tuy nhiên trên thực tế không phải bất cứ ai cũng có khả năng định
hướng và lựa chọn một ngành nghề thích hợp cho bản thân. Vì vậy mà việc định
hướng của các bậc cha mẹ đối với con cái có ý nghĩa vơ cùng qưan trọng. Bởi
cha mẹ là người đầu tiên có trách nhiệm với con cái hướng dẫn, chỉ bảo cho con
lựa chọn một nghề nghiệp thích hợp để đảm bảo tương lai cho chúng.Nhưng
mỗi một vấn đề đều có nỗi băn khoăn riêng, họ nhận thức về vấn đề đó như thế
23


Vai trị của gia đình người dân ven biển trong việc giáo dục và định
hướng nghề nghiệp cho con cái
nào? hiểu ra làm sao?khi định hướng cho con một nghề phù hợp với con cái họ,
thơng qua q trình khảo sát tại địa phương như là một minh chứng cho điều đó.
Hỏi về vấn đề định hướng nghề nghiệp: “ Bác nghĩ bác có vai trị quan
trọng như thế nào trong việc định hướng nghề nghiệp cho con cái ạ?”Nguyễn
văn L, nam 51 tuổi, đánh bắt hải sản, THPT, trả lời; “Việc học hành là của con
cái, bố mẹ không thể học hộ cho chúng, mình chỉ giúp nó là hướng cho nó theo

một nghề cụ thể mà nó chưa nghĩ ra hoặc nó đang có mong muốn đi theo nghề
đó thì mình định hướng cho nó để cho nó có hướng phấn đấu sau này đỡ vấp.”
Hay trường hợp khác là khi hỏi: Chị nghĩ thế nào về vai trị của cha mẹ
định hướng cho con có một nghề phù hợp” Chị Vũ Thị Kh, nữ 35 tuổi, buôn
bán, THCS trả lời: “ Theo tôi nghĩ cha mẹ nên định hướng cho con từ khi con
cái bắt đầu học nhưng phải cần thời gian và tiền bạc nên việc định hướng thì
cũng là nói vậy chứ cũng khó khăn lắm, nhưng có khó khăn tới đâu cha mẹ nào
cũng cố gắng mong muốn cho chúng sau này có nghề nghiệp ổn định, cũng cần
phải xét xem lực học của con tới đâu để định hướng cho chúng nó nữa”
Như ý kiến khác. “ Hiện nay gia đình khó khăn vì chủ yếu là làm nơng
chúng tơi khơng được học hết cấp nhưng chúng tơi có kinh nghiệm hơn bọn trẻ,
nên việc định hướng cho con là rất quan trọng và cần thiết, khi mà định hướng
cho chúng xác định mục đích của chúng và chính mục đích đó do chúng thực
hiện, nếu chúng lựa chọn mà phù hợp thì chúng tôi sẽ ủng hộ và tán thành”
( anh Lê Trọng Đ, nam, 37 tuổi, làm mộc THCS)
Đó là những ý kiến khi được hỏi, qua phỏng vấn và trao đổi có thể thấy
được giường như cha mẹ đều có sự quan tâm đến việc định hướng nghề nghiệp
cho con cái mình. Vì họ nhận thức được tầm quan trọng cũng như vai trò to lớn
của cha mẹ đối với con cái trong việc định hưỡng nghề nghiệp. Vấn đề này đã
cho ta thấy thực tế người dân vùng ven biển nói chung và xã Hải Hồ nói riêng
đều có ý thức tốt về trách nhiệm giáo dục con cái.
Nhìn nhận từ góc độ xã hội học, định hướng nghề nghiệp cho con cái là
một bộ phận quan trọng thuộc về chức năng giáo dục của gia đình. Chủ thể giáo
24


Vai trị của gia đình người dân ven biển trong việc giáo dục và định
hướng nghề nghiệp cho con cái
dục ở đây là những người cha, người mẹ, khách thể được thừa hưởng nền giáo
dục ở đây là con cái họ, nội dung giáo dục là sự dẫn dắt gợi ý và tư vấn của cha

mẹ về nghề nghiệp phù hợp với năng lực của con và yêu câu của xã hội. Nhận
thức đúng đắn về vai trò trách nhiệm của cha mẹ trong việc định hướng nghề
nghiệp cho con đồng nghĩa với ý thức tiến bộ của cha mẹ về chức năng giáo dục
của gia đình đối với con cái. Nhận thức này đóng vai trị là động cơ thúc đẩy
những hành động thiết thực của cha mẹ hướng vào quá trình phát triển cho
tương lai của con. Trong q trình phỏng vấn có thể thấy được cha mẹ đều thừa
nhận sự cần thiết của định hướng nghề nghiệp cho con cái nhưng vấn đề quyết
định sự thành công lại nằm ở ý thức, sự lỗ lực cũng như ý trí phấn đấu cùng với
sở thích và khă năng của con cái “ Tuỳ thuộc vào năng lực và sở thích của
chúng nó mình khơng thể thúc ép, bắt buộc phải làm theo ý mình, nó muốn thi
khối A mình khổng thể bắt nó thi khối M, cịn liên quan đến vấn đề thi thố nữa
chứ” ( Chị Vũ Thị Kh, nữ 35 tuổi, THCS, bn bán)
Để có một nghề nghiệp ổn định phục vụ cho cuộc sống, tương lai, và biến
mong muốn của cha mẹ thành hiện thực thì bản thân con cái phải ý thức được
tầm quan trọng của việc học và ý nghĩa của nghề nghiệp - việc làm đối với cuộc
sống sau này của họ. Điều đó đã gợi mở cho ta thấy được sự cần thiết là phải
thường xuyên giáo dục cho thế hệ trẻ hình thành ý thức đúng đắn về tầm quan
trọng của học vấn, nghề nghiệp - việc làm đối với tương lai của họ.
Thực chất nghề nghiệp - việc làm không chỉ là mối quan tâm của mỗi cá
nhân mà còn là vấn đề thu hút sự quan tâm của mỗi gia đình cũng như tồn xã
hội. Đồng thời vấn đề này khơng những có ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng
đời sống của mỗi thành viên trong mỗi gia đình mà cịn mang tính quyết định
đến sự phát triển chung của toàn xã hội.
2.3.2Những việc làm của cha mẹ trong việc giáo dục nhằm định hướng
nghề nghiệp cho con cái.
Như chúng ta được biết, nhận thức chính là nguyên nhân, là động cơ thúc
đẩy hành động của mỗi cá nhân. Qua quá trình nhận thức của các bậc cha mẹ
25



×