Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Thực trạng hoạt động môi giới thuê tàu ở Vietfracht

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.83 KB, 19 trang )

THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN

MỤC LỤC

I. VÀI NÉT VỀ CÔNG TY. ........................................................................... 2
1. Cái tên VIETFRACHT ............................................................................... 2
2.Chi nhánh của công ty ................................................................................ 2
3.Ngành nghề kinh doanh .............................................................................. 3
II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI THUÊ TÀU Ở
VIETFRACHT4
1.Trước năm 1986 (trước đổi mới). .............................................................. 4
2.Sau năm 1986 ............................................................................................. 5
III. NHỮNG KINH NGHIỆM THỰC TIỄN ............................................... 6
1.Về tìm hiểu đối tác, giao dịch tiếp thị. ....................................................... 6
2. Linh hoạt trong sử dụng các loại hợp đồng mẫu ...................................... 7
3. Giúp đối tác giải quyết các vướng mắc..................................................... 9
4. Rút kinh nghiệm sau mỗi chuyến tàu, lô hàng ........................................ 10
IV. NHỮNG VẤN ĐỀ CỊN TỒN TẠI TRONG HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH MƠI GIỚI THUÊ TÀU Ở VIETFRACHT ................................ 10
1.Khái quát chung. ...................................................................................... 10
2. Tồn tại của VIETFRACHT ...................................................................... 11
V. GIẢI PHÁP............................................................................................... 13
1. Đối với VIETFRACHT ............................................................................ 13
2. Đối với Nhà nước. ................................................................................... 15

1


THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN

I. VÀI NÉT VỀ CƠNG TY.


1. Cái tên VIETFRACHT:
Là một công ty chuyên kinh doanh trong lĩnh vực vận tải biển. Tên giao dịch
quốc tế là VIETFRACHT không thay đổi từ khi thành lập mặt dù công ty đã qua
nhiều lần đổi tên.
Được thành lập vào ngày 18 tháng 2 năm 1963 theo quyết định số
103/BNGT – QD – TCCB của bộ Ngoại Thương với tên gọi Tổng công ty Vận tải
Ngoại thương (Vietnam national foreign trade transportation corporation).
Sau hơn 20 năm, vào tháng 11 năm 1984 công ty đã chuyển từ trực thuộc bộ
Ngoại Thương sang bộ Giao Thông Vận Tải và đổi tên thành Tổng công ty thuê
tàu và môi giới hàng hải. Các lĩnh vực hoạt động của công ty bao gồm hầu hết các
lĩnh vực vận tải: hàng hải, nội địa, hàng khơng.
Gần 7 năm sau đó, vào ngày 11 tháng 10 năm 1991 công ty lại đổi tên thành
Công ty Vận tải và Thuê tàu. Để thực hiện theo nghị định 388/HĐBT ngày
20/11/1991 của Hội Đồng Bộ Trưởng (nay là Chính phủ), cho phù hợp với tình
hình mới, Cơng ty Vận tải và Thuê tàu đã được thành lập lại là một doanh nghiệp
nhà nước theo quyết định số 1084 QĐ/TCCB ngày 1/6/1993 của Bộ Giao Thông
Vận Tải.
Cuối năm 2006 trở thành một công ty cổ phần, và đổi tên là Công ty cổ phẩn
vận tải và thuê tàu.
2.Chi nhánh của cơng ty
Hiện nay VIETFRACHT có các đại diện và các chi nhánh tại các thành phố:
-

Chi nhánh tại Hải Phòng

-

Chi nhánh tại Quảng Ninh

-


Chi nhánh tại Vinh

-

Chi nhánh tại Đà Nẵng

-

Chi nhánh tại Quảng Nam
2


THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN
-

Chi nhánh tại Quy Nhơn

-

Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh

-

Chi nhánh tại Vũng Tàu

-

Chi nhánh Cần Thơ


Trụ sở chính tại 74 Nguyễn Du, Hà Nội.
Tổng cộng có 9 chi nhánh và đại diện trong nước, có 2 cơng ty liên doanh
với nước ngồi và gần 100 đại lý tại các cảng trên thế giới.
3.Ngành nghề kinh doanh.
Theo quy định 1084 QĐ/TCCB ngày 1/6/1993 của bộ Giao Thông Vận Tải,
VIETFRACHT được kinh doanh các ngành nghề chủ yếu sau:
a.

Vận tải hàng hoá kể cả hàng hố đóng trong container bằng đường

b.

Th tàu, mơi giới, cho thuê tàu và các dịch vụ khác, kể cả logistic.

c.

Đại lý tàu biển, đại lý giao nhận, vận tải đường biển, đường bộ, đường

biển.

không, kể cả giao nhận vận tải đa phương thức theo uỷ thác của chủ hàng và chủ
phương tiện.
d.

Vận tải hàng hoá bằng đường bộ, kinh doanh kho bãi và vận chuyển

hành hoá quá cảnh.
e.

Dịch cụ chuyển phát nhanh quốc tế, đại lý bán vé máy bay


f.

Dịch vụ tư vấn hàng hoá cho các tổ chức trong và ngồi nước

Với hoạt động mơi giới tàu và th tàu, VIETFRACHT đóng vai trị là người
mơi giới của chủ hàng cũng như đại lý cho thuê tàu trong các hoạt động cụ thể như
thuê tàu chở hàng xuất nhập khẩu: hàng kho, hàng đông lạnh, tàu chở dầu, ... Số
lượng hàng hố được thực hiện thơng qua các hoạt động đại lý thuê tàu của công ty
tới 400 ngàn tấn/ năm.
VIETFRACHT là một trong những thành viên đầy tiên của Hiệp hội giao
nhận vận tải Việt Nam (VIFFAS) và Hiệp hội môi giới và đại lý tàu Việt Nam.
VIETFRACHT có quan hệ hợp tác đồng nghiệp với nhiều tổ chức môi giới
thuê tàu, đại lý chủ tàu trên thế giới.
3


THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN

II.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MƠI GIỚI THUÊ TÀU Ở VIETFRACHT.
1.Trước năm 1986 (trước đổi mới).
Trước đây, trong nền kinh tế quan liêu, tập trung bao cấp, môi giới là một
trong những chức năng kinh doanh độc quyền của VIETFRACHT, hầu như tất cả
hoạt động môi giới thuê tàu trên cả nước đều tập trung trong tay VIETFRACHT.
Đó là do đặc điểm thời kỳ này: nền kinh tế quan liêu tập trung bao cấp; việc
quản lý và điều hành bằng mệnh lệnh duy ý chí khơng tn theo các quy luật vận
động vốn có; khơng phân biệt được quản lý hành chính kinh tế và sản xuất kinh
doanh dẫn đến tình trạng lỗ thật lãi giả; nền kinh tế đóng cửa gần như hồn tồn với
bên ngồi, chỉ bn bán với các nước XHCN, nhưng cũng dựa trên những hoạt
động mệnh lệnh, viện trợ, không tự phát huy được khả năng của mình.

Ở giai đoạn này, Công ty được độc quyền môi giới thuê tàu trên cả nước.
Điều đó đồng nghĩa với việc khơng có bất cứ một sự đối đầu hay cạnh tranh nào,
không phải vất vả tìm nguồn hàng, đối tác, dẫn đến sự thụ động và cứng nhắc trong
việc kinh doanh. Được Bộ Ngoại Thương đứng ra chỉ định công ty thực hiện vận
chuyển hay môi giới vận chuyển những lô hàng xuất khẩu, công ty chỉ việc chờ
lệnh, chờ kế hoạch từ trên rót xuống để thực hiện.
Thời kỳ này cơng ty cũng khơng có nhiều mối quan hệ với các hãng tàu và
đại lý tàu nước ngồi, vì dựa dẫm vào sự giúp đỡ của các nước XHCN trước đây,
đặc biệt là Liên Xô cũ. Việc môi giới thuê tàu vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu
chủ yếu tiến hành với các tổ chức chủ tàu và thuê tàu XHCN như: Murflot,
Sovfracht (Liên Xô cũ), POL (Ba Lan), Plavba (Tiệp Khắc), Chilpolbrok (Hợp
doanh Ba Lan – Trung Quốc), DSR (CHDC Đức cũ)...
Nhưng khơng ỷ lại hồn tồn, cơng ty đã cố gắng học hỏi kinh nghiệm, đã cử
gần 100 cán bộ đi thực tập tại các hãng tàu và trung tâm hàng hải lớn trên thế giới
như: Hãng tàu DSR (CHDC Đức), Học viện hàng hải Oslo (Nauy), Học viện hàng
hải Castron (London – Anh), Học viện hàng hải Northulin (Stockhome - Thuỵ
Điển).
4


THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN
Mặc dù có nhiều hạn chế do điều kiện lịch sử nhưng nhờ có sự nỗ lực không
ngừng, quy mô của công ty đã ngày càng mở rộng.
2.Sau năm 1986:
Đại hội Đảng VI: nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung chuyển sang nền kinh tế
thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
Trước đây, VIETFRACHT là đơn vị độc quyền kinh doanh dịch vụ mơi giới
th tàu, nhưng đầu thập niên 90 có nhiều công ty khác bắt đầu gia nhập lĩnh vực
thị trường đầy màu mỡ này: như Công ty vận tải và thuê tàu Việt Nam –
Vitranschart, Đại lý hàng hải Việt Nam – Vietnam Ocean Shipping Agency...

Hơn nữa, năm 90 là thời điểm mà luật công ty ra đời, hàng loạt các công ty
tư nhân xuất hiện tham gia vào thị trường môi giới thuê tàu ở nước ta. Các công ty
này có những ưu điểm lớn do sinh ra vào thời kinh tế thị trường như: hoạt động
nhanh nhạy, linh hoạt, đặc biệt là cơ chế tài chính. Cách thức hoạt động mềm dẻo,
không bị ràng buộc bởi các quy định tài chính của Nhà nước. Khơng những thế, họ
cịn lôi kéo được sự giúp đỡ của các nhân viên Nhà nước có trình độ chun mơn
cao trong lĩnh vực mơi giới th tàu.
Tuy nhiên, cái gì cũng có mặt trái của nó, đó là các cơng ty này cịn non trẻ,
chưa có uy tín ngay trong chính thị trường trong nước chứ chưa nói tới thị trường
nước ngồi; trình độ nhân viên thì khơng đồng đều và có lẽ khó khăn lớn nhất đó là
khả năng tài chính cịn hạn chế.
Đứng trước tình hình có những thay đổi chóng mặt đó, VIETFRACHT buộc
phải tự mình vận động, thay đổi để thích ứng với hiện tại và phát triển trong tương
lai để có thể cạnh tranh với mơi trường mới. Công ty đứng trước những thách thức
ngày càng gia tăng: phải tự tìm nguồn hàng, phải cử người đi tìm hiểu, nghiên cứu
thị trường, nắm bắt thị trường, tìm hiểu ở đâu có hàng cần chuyên chở, ở đâu có tàu
rỗi cần thuê.
Với thế mạnh là một công ty độc quyền trong một thời gian dài,
VIETFRACHT có những lợi thế tương đối hơn các đối thủ về sự am hiểu các tuyến
đường, các xu hướng biến động giá cước trên thị trường tàu thế giới, các yêu cầu cụ
5


THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN
thể về chun chở với từng loại hàng trên từng tuyến đường, thành thạo nhiều thuật
ngữ của từng loại hợp đồng thuê tàu, các luật lệ hàng hải và các tập quán thương
mại liên quan đến nghiệp vụ của mình. Điều này giúp người xuất nhập khẩu lựa
chọn phương thức thuê tàu phù hợp, tuyến đường hiệu quả và giá cước hợp lý nhất.
Và khẩu hiệu hiện nay của cơng ty chính là: “Our services your satisfaction.”
III.NHỮNG KINH NGHIỆM THỰC TIỄN.

1.Về tìm hiểu đối tác, giao dịch tiếp thị.
Theo tập quán hàng hải thương mại trên thế giới, chủ tàu và người thuê tàu
không quan hệ trực tiếp với nhau, mà đều giao dịch thông qua người mơi giới. Vì
do nghề nghiệp của mình, người môi giới nắm tương đối chắc các loại hợp đồng,
giá cả thị trường, và tập quán các cảng, các yêu cầu chuyên chở từng loại hàng.
Để đạt được kểt quả tốt trong giao dịch, người mơi giới cần tìm hiểu kỹ về
chủ tàu và người thuê tàu.
* Đối với chủ tàu: Người môi giới phải nắm vững chủ tàu, lịch tàu, đặc điểm
kỹ thuật của một số đội tàu trong khu vực, cách làm việc của mỗi chủ tàu để đưa ra
loại hàng tương ứng, đưa ra những điều kiện phù hợp với các yêu cầu của chủ tàu.
Ví dụ: Cách làm việc của mỗi chủ tàu khác nhau, có chủ tàu chào các điều
kiện đơn giản, dễ hiểu. Nhưng có chủ tàu chào đầy đủ các điều kiện như trong hợp
đồng qui định….. Người môi giới phải nắm vững các yêu cầu đó, và việc ký kết
hợp đồng nhờ vậy sẽ diễn ra nhanh hơn.
* Đối với người thuê tàu: Người môi giới phải nắm được nguồn hàng, địa
điểm đến, và đưa ra con tàu thích hợp.
Ví dụ: Năm 1996, công ty đã môi giới thành công một lô hàng 10.500MT
phân Urê đóng bao từ Constanza về cảng Sài Gịn. Đây là kết quả của việc nắm
được hành trình của một tàu sau khi dỡ hàng tại Châu Âu đang cần hàng về Đông
Nam Á, và nắm được nguồn hàng của một thương nhân Nhật trong điều kiện người
thuê tàu và chủ tàu đều ở nước ngoài.

6


THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN
Như vậy, nắm được chủ tàu chủ hàng, nguồn hàng chủ yếu tạo điều kiện cho
người môi giới chủ động trong việc môi giới thuê tàu và mơi giới cho th tàu.
Ngồi ra, người mơi giới cịn cần phải có quan hệ rộng, để tranh thủ nắm
được nguồn hàng, nguồn tàu khi có hay khơng có hàng.

Khi khơng có hàng: Người mơi giới ln giữ quan hệ với chủ hàng để
thường xuyên biết được những thơng tin mới như xem chủ hàng có nguồn hàng
mới khơng. Có như vậy, chủ hàng mới ln nhớ đến người mơi giới.
Khi có hàng: Liên hệ ngay với chủ tàu để nắm được thơng tin chủ tàu, ví dụ
như tàu cỡ nào, có đáp ứng được các yêu cầu của chủ hàng khơng…. Và có thể chủ
tàu sẽ giới thiệu cho người môi giới chủ tàu khác nếu tàu của họ khơng đáp ứng
được các nhu cầu nói trên.
Phải hiểu rằng có rất nhiều người mơi giới trên thị trường. Người đi th tàu
có thể tìm đến một người khác, nếu cảm thấy không tin tưởng người môi giới đó.
Vậy nên, khi chủ tàu hay chủ hàng có các điều kiện kèm theo cần nhanh chóng
thơng báo điều kiện đó cho các bên. Nếu khơng hiểu rõ phải hỏi lại kỹ, tuyệt đối
tránh suy diễn theo ý hiểu của mình.
2. Linh hoạt trong sử dụng các loại hợp đồng mẫu.
Để đơn giản hóa q trình làm hợp đồng giảm bớt thời gian đàm phán cũng
như tránh các tranh chấp có thể phát sinh, các bên thường dựa vào các hợp đồng
mẫu. Hợp đồng mẫu do các tổ chức hàng hải quốc gia, quốc tế, các tổ chức luật
pháp soạn thảo và đưa vào áp dụng trong nghiệp vụ thuê tàu.
Đến nay thế giới có hơn 60 loại hợp đồng mẫu và được phân loại thành 2
nhóm:


Hợp đồng th tàu mẫu mang tính chất tổng hợp, tức là dùng vào việc

thuê tàu chuyên chở các loại hàng bách hóa. Phổ biến là các loại GENCON 1994,
NOVOY 1964, SCANCON 1956.


Hợp đồng thuê tàu mẫu mang tính chất chuyên dụng, tức là dùng vào

việc chở một loại hàng hóa nhất định và trên một tuyến đường nhất định. Phổ biến

là SOVCOAL 1962, PLOCOAL VOY 1971 (chở than đá), SOVORECOM 1950
7


THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN
(chở quặng), CENTROCON-AUTRAL 1928 (chở ngũ cốc), CUBA SUGAR
(đường xuất khẩu Cuba).
Hợp đồng thuê tàu mẫu khơng có tính chất bắt buộc đối với các bên ký kết.
Người môi giới cần nắm vững các mẫu đó để biết mỗi hợp đồng dùng để chuyên
chở cho khu vực nào, loại hàng nào, tàu nào tuyến nào. Trong q trình giao dịch
cần linh hoạt giải thích mẫu hợp đồng nào là thích hợp nhất.
Ví dụ: Chở đường, có mẫu hợp đồng riêng như CUBA SUGAR….
Sau khi chủ tàu và người đi thuê tàu có liên lạc với nhau, hai bên bắt đầu
giao dịch các điều khoản chính của hợp đồng. Ngồi việc thơng báo kịp thời cho
các bên có liên quan các điều kiện chính, người mơi giới cần nắm được giá cước
trên thị trường, tập quán xếp dỡ, và một số vấn đề khác có liên quan để làm cơ sở
thuyết phục hai bên. Những gợi ý của người môi giới cho chủ tàu và người thuê có
tác dụng lớn nếu như gợi ý đó là có lý, có tình và vơ tư. Nhưng những gợi ý đó phải
được viết rõ ràng tránh hiểu lầm.
Ví dụ: Một thương nhân muốn thuê tàu chở phân bón từ Địa Trung Hải về
Viễn Đông, nhưng lại trả giá cước thấp hơn giá thị trừong tới 5USD/MT. Người
môi giới thuê tàu của Vietfracht đã trả lời ngay là không thể thuê tàu với giá cước
đó và cho thương nhân này biết giá thị trường. Sau đó, hợp đồng thuê tàu đã được
ký kết với giá thị trường như Vietfracht đã báo với họ.
Người môi giới nên hợp tác chặt chẽ với bộ phận nghiên cứu giá của Cơng ty
để có được giá thị trường. Nếu gợi ý cho các bên với giá cước khơng đúng thì
những gợi ý khác sẽ khó thuyết phục được họ, vì chủ tàu hoặc chủ hàng sẽ dễ hiểu
nhầm là người môi giới thiên lệch về một bên, ký hợp đồng nhằm hưởng hoa hồng.
Người mơi giới phải có tác phong nhanh nhẹn khi giải quyết công việc,
nhưng cần chú ý nắm vững những cơ sở pháp lý của giao dịch nhất là khi đối thoại

trực tiếp, bằng điện thoại hoặc fax.
Ví dụ: Sau khi chào các điều kiện để giao dịch, chủ tàu tự động nâng giá
cước. Vietfracht đã trả lời ngay cho chủ tàu là chủ tàu đã chào hàng cố định, nên

8


THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN
khơng thể thay đổi mức cước. Sau đó, chủ tàu đã giữ nguyên mọi điều khoản đã
chào, hủy bản fax có nội dung nâng giá đó.
Giá trị pháp lý của từng chào hàng hoặc chào tàu được nêu thông qua giới
hạn thời gian trả lời. Người môi giới phải truyền đạt trung thành nội dung của cả
hai bên, và cần phải lưu ý yếu tố thời gian hiệu lực của chào hàng hay chào tàu đó.
Một yếu tố quan trọng để cơng tác mơi giới đạt kết quả tốt là việc thông tin
liên lạc nhanh chóng. Người mơi giới nên biết sử dụng thành thạo các máy văn
phịng như: máy fax, điện thoại, vi tính… và vận dụng linh hoạt khi có sự cố xảy ra
như mất điện, hỏng hóc…..
Người mơi giới phải nắm vững thời điểm hợp đồng được hình thành để báo
ngay cho các bên. Như vậy, hai bên sẽ không thay đổi được các điều khoản nữa.
Việc tóm tắt tồn bộ giao dịch để các bên biết là rất cần thiết, tránh tình trạng khi
nảy sinh tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng, hai bên mới biết là hiểu
nhầm hoặc chưa thống nhất do không rõ ràng.
3. Giúp đối tác giải quyết các vướng mắc.
Khi thực hiện hợp đồng, thường phức tạp nhất là do trình độ của các bên,
thường hậu quả xảy ra là tranh chấp. Những vấn đề xảy ra tranh chấp thường không
giống với nội dung như khi đàm phán, do đó, người mơi giới giúp các bên kịp thời
giải quyết tranh chấp đó.
Ví dụ: Khi thực hiện hợp đồng nảy sinh các vấn đề như thu xếp cầu bến, tàu
đến sớm, muộn, làm sạch hầm hàng…..Khi ký kết giao dịch khơng nói hết hoặc có
nói nhưng hai bên khơng hiểu ý nhau.

Ví dụ: Trong một vụ giao dịch, chủ tàu và chủ hàng đều là người nước ngồi.
Hai bên khăng khăng khơng nhất trí về một vài điều khoản phụ của hợp đồng. Khi
chỉ còn 4 giờ nữa là hết hạn trả lời cho chủ tàu. Quá hạn này, chủ tàu sẽ bỏ dở giao
dịch. VIETFRACHT đã khẩn trương mời đại diện của mình đến làm việc. Qua
phân tích vấn đề cịn tranh chấp, cuối cùng đại diện người thuê tàu đã fax ngay về
trao đổi với trụ sở chính tại Tokyo và sau đó đã ký một biên bản tại chỗ xác nhận
người thuê tàu hồn tồn chấp nhận các điều khoản cịn lại theo yêu cầu của chủ
9


THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN
tàu. Hợp đồng đã được ký kết. Và VIETFRACHT thu được 18.089,56USD tiền hoa
hồng môi giới.
4. Rút kinh nghiệm sau mỗi chuyến tàu, lô hàng.
Sau khi kết thúc một dịch vụ môi giới người môi giới cần rút kinh nghiệm
và hạch toán kinh tế cụ thể, rút kinh nghiệm từ cách sử dụng câu, từ ngữ trong thư
từ đến kỹ thuật làm hợp đồng…. để thu được kết quả cao.
Ví dụ: Tàu chở gỗ, chủ hàng trả cước lumpsum là 100.000USD, nhưng đưa
ra một số yêu cầu phải xếp hết hàng, xếp trên boong và B/L phải ký cước trả trước.
Trong quá trình xếp hàng lên tàu, tàu xếp khơng hết hàng cịn thừa lại 200m3 gỗ.
Hợp đồng nêu xếp trên boong phải được thuyền trưởng đồng ý. Thực tế thuyền
trưởng không đồng ý xếp trên boong. Vì vậy, người thuê vẫn phải trả đủ cước.
Từ những công việc thực tiễn, người môi giới rút ra được những kinh
nghiệm quý báu để giúp đạt được kết quả như các bên mong muốn trong những lần
sau, đồng thời mang lại hiệu quả cao nhất cho người mơi giới.
IV.NHỮNG VẤN ĐỀ CỊN TỒN TẠI TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
MÔI GIỚI THUÊ TÀU Ở VIETFRACHT.
1.Khái quát chung.
Thực tế đã chứng tỏ, vận tải biển là một phương thức vận tải rẻ, phổ biến
nhất hiện nay. Đối với những nước có vị trí, điều kiện thuận lợi như nước ta, việc

phát triển vận tải biển là một tất yếu khách quan. Nhưng còn một số vấn đề tồn tại
trong ngành hàng hải nói chung và mơi giới th tàu nói riêng.
Thứ nhất, giờ làm việc của nhiều cơng ty cứng nhắc và lãng phí đối với nghề
mơi giới. Đặc thù của nghề mơi giới là có quan hệ giao dịch, trao đổi thông tin với
nhiều khách hành ở nhiều nước trên thế giới mà thông thường ngày làm việc của
các nướ khác bắt đầu từ 9 giờ nên các cán bộ của VIETFRACHT gần như không
làm việc trong những giờ đầu tiên của ngày. Điều này gây nên sự lãng phí lớn về
thời gian cũng như về nhân lực.
10


THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN
Vấn đề thứ hai là chính sách tài chính, thuế của Nhà nước chưa khuyến khích
các nhà mơi giới lựa chọn tàu Việt Nam chun chở. Các chính sách khác của Nhà
nước như chính sách phát triển ngành Hàng hải, chính sách giành hành xuất nhập
khẩu... cũng chưa khuyến khích được người mơi giới tàu của Việt Nam cho các chủ
hàng.
Ngành hàng hải Việt Nam đã có những bước phát triển mới nhưng vẫn cịn
thiếu đồng bộ. Đặc biệt đội tàu biển manh mún, cũ kỹ, lạc hậu khơng cịn phù hợp
với nhu cầu thực tế (trong khi trên thế giới đã xuất hiện những tàu vận tải siêu
trường, siêu trọng, tàu container….là phổ biến, thì ở Việt Nam vẫn tồn tại phổ biến
loại tàu chở hàng khô, hàng rời, trọng tải thấp. Các công ty vận tải biển trong nước
ít giành được quyền vận tải, phần lớn lợi nhuận rơi vào tay các hãng tàu nước
ngồi.
Việc cụ thể hóa các chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước đối với
ngành hàng hải nói chung và ngành mơi giới th tàu nói riêng như: chính sách
giành quyền vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu, vốn đầu tư, thuế, giá cả, chế độ với
cán bộ công nhân viên, đội ngũ sỹ quan thuyền viên chưa được quan tâm đúng
mức.
2. Tồn tại của VIETFRACHT.

Thứ nhất, đội tàu chưa mạnh:
Hiện nay, cơng ty chỉ có 3 chiếc tàu chuyên chở hàng khô:
Tàu Kim Liên: 10.055 DWT 22 tuổi
Tàu Hoa Sen 3500 DWT 18 tuổi
Tàu Nguyễn Du 3755 DWT 18 tuổi
Các tàu trên đều có đặc điểm là tuổi tàu trung bình cao (trên 19 tuổi), trong
khi tuổi tàu trung bình trên thế giới là 14 tuổi. Thêm vào đó, trọng tải cịn thấp,
khơng đáp ứng được nhu cầu.
Cơng ty chưa có tàu chun dụng, tàu container. Trong khi các tàu này đã rất
thông dụng trên thế giới và góp một phần lớn vào việc vận chuyển hàng hoá.

11


THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN
Thiết nghĩ, trong bối cảnh nền kinh tế nước ta hiện nay đang đầy nhanh xuất
khẩu, nhu cầu về tàu để chở hàng hóa là lớn, nên dù không muốn, VIETFRACHT
vẫn phải thuê tàu nước ngồi và mơi giới tàu nước ngồi cho chủ tàu trong nước.
Như vậy, vừa là tốn chi phí thuê tàu, không tiết kiệm được ngoại tệ, kém chủ
động cho các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu Việt Nam.
Thứ hai, vấn đề khó khăn cần giải quyết của VIETFRACHT hiện nay là chất
lượng của các dịch vụ vận tải khác chưa cao, ví dụ như: chất lượng của các kho
hàng, bến bãi, ... chưa đạt được tiêu chuẩn quốc tế. Thực tế cho thấy công ty nào
càng tổ chức được nhiều dịch vụ bổ sung lẫn nhau thì cơng ty đó càng thành công
trong công tác môi giới thuê tàu và khách hàng khơng chỉ tìm đến người mơi giới
th tàu để tìm tàu vận chuyển mà cịn tìm đến người môi giới thuê tàu với mong
muốn nhận được sự giúp đỡ trong những cơng việc có liên quan như tìm nguồn
hàng, soạn thảo hợp đồng, khai hải quan, giao nhận hàng hố...
Thứ ba, khó khăn nữa mà VIETFRACHT cũng như tất cả các cơ quan kinh
doanh Nhà nước gặp phải là chế độ tài chính từ thời bao cấp đến này vẫn cịn tồn

tại. Điều này khơng thúc đẩy được hoạt động của cơng ty. Có những vấn đề xảy ra
hợp lý nhưng khơng hợp pháp.
Ví dụ: Có người giới thiệu cho Công ty khách hàng, nhưng công ty lại khơng
có một quy định hay một phương thức tài chính nào để “cám ơn” người đó. Vì vậy,
khơng thúc đẩy được họ giới thiệu những mối làm ăn khác cho cơng ty. Trong khi
đó, các cơng ty tư nhân lại hoạt động rất linh hoạt, giải quyết tốt những vấn đề này.
Đây cũng là điều mà VIETFRACHT cũng như các doanh nghiệp Nhà nước
cần chú ý để từng bước khắc phục, có những biện pháp hữu hiệu để thúc đẩy hơn
nữa những hoạt động kinh doanh của mình.
Thứ tư, thơng tin đối với nghề môi giới là rất quan trọng, hơn nữa, múi giờ
giữa các nước chênh lệch nhau nên người môi giới gần như phải làm việc suốt ngày
đêm. Nhưng hiện nay, không phải mọi cán bộ môi giới của cơng ty đều có phương
tiện cá nhân cần thiết để các thông tin khi đến tay các nhà môi giới bị gián đoạn,
mà điều này gây ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả làm việc của họ.
12


THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN
Vấn đề thứ năm của VIETFRACHT đó là trong cơ chế thị trường, việc tiếp
tục đưa cán bộ đi đào tạo nghiệp vụ ở nước ngồi gặp nghiều khó khăn. Điều này
đã ít nhiều làm giảm trình độ nghiệp vụ chun mơn của đội ngũ cán bộ
VIETFRACHT.
Ngồi ra, hoạt động mơi giới th tàu của VIETFRACHT trên thị trường
trong nước cịn đơn lẻ. Chưa có một sự liên kết nào đáng kể với các công ty mơi
giới khác trong nước. Trong khi đó, trên thế giới đã có những trụ sở lớn, hoạt động
tấp nập 24/24 giờ hàng chục năm qua như Sở giao dịch thuê tàu London (Baltic
Exchange), Hội môi giới và đại lý tàu biển New York. Họ có những mối liên kết
chặt chẽ giữa các công ty với nhau để hợp lực chiếm lĩnh các thị trường. Chính vì
vậy, trong cơ chế thị trường có sự cạnh tranh quyết liệt, các doanh nghiệp Nhà
nước hoạt động môi giới thuê tàu không tránh khỏi tình trạng bị chèn ép, lất át của

người nước ngồi. Đặc biệt là đối với một cơng ty đầu đàn như VIETFRACHT.
V. GIẢI PHÁP
1. Đối với VIETFRACHT.
1.1 Đầu tư hơn nữa cho đội tàu của mình.
Khi có đội tàu đủ mạnh với số lượng đáng kế, trọng tải lớn, tuổi tàu trẻ, đa
dạng về chủng loại thì Vietfracht mới chủ động hơn trong việc ghép nối nhu cầu về
tàu, và về hàng, tiết kiệm một khoản ngoại tệ đáng kể phải chi cho việc thuê tàu
nước ngoài.
1.2. Nâng cao chất lượng hoạt động của các dịch vụ vận tải, đồng thời tích
cực mở rộng các loại hình dịch vụ.
Dịch vụ vận tải đường biển khơng chỉ bó hẹp ở đội tàu, hệ thống cảng biển,
hệ thống kho bãi, đại lý tàu biển mà còn phát triển đến dịch vụ hải quan, đóng gói
bao bì, gom hàng lẻ, vận tải nội địa. Các hình thức dịch vụ này sẽ hỗ trợ đắc lực
cho sự thành công của hoạt động môi giới thuê tàu.
1.3. Đầu tư các trang thiết bị liên lạc hiện đại.

13


THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN
Trước hết, đầu tư trang thiết bị cho chính cơng ty, sau là cho từng cán bộ môi
giới, nhằm đảm bảo cho các nhà môi giới của cơng ty có thể cập nhật được thơng
tin, theo dõi chặt chẽ diễn biến sự việc, giúp cho họ có thể giải quyết được những
vấn đề phát sinh một cách nhanh chóng.
1.4. Đào tạo nguồn nhân lực: là điều quan trọng hàng đầu được đặt ra hiện
nay.
Cùng với xu thế phát triển của ngành vận tải thế giới, các hoạt động nghiệp
vụ trong lĩnh vực môi giới thuê tàu cũng ngày càng trở nên phong phú, phức tạp. Vì
thế, nhân tố con người là hết sức quan trọng, nó nằm trong chiến lược phát triển lâu
dài của cơng ty. Vietfracht cần phải đầu tư vào con người đào tạo cán bộ mơi giới

và cán bộ quản lý có trình độ chun mơn cao, ngoại ngữ thành thạo.
Đội ngũ cán bộ của Vietfracht cần phải được chuẩn hóa với những tiêu
chuẩn sau:
• Có trình độ nghiệp vụ giỏi, nhiệt tình trong cơng việc.
• Có trình độ ngoại ngữ tốt
• Biết sử dụng thành thạo các thiết bị kỹ thuật, thông tin liên lạc phục
vụ cho hoạt động kinh doanh của cơng ty
• Mỗi cán bộ khơng những đảm nhận tốt cơng việc của mình mà khi
có u cầu vẫn làm tốt các cơng việc khác.
• Từ lãnh đạo đến nhân viên phải có những kiến thức về marketing
và biết xử lý nhanh nhạy với những tình huống trên thị trường..
1.5 Cần phải có sự liên kết giữa các cơng ty kinh doanh trong lĩnh vực hàng
hải nói chung và mơi giới hàng hải nói riêng.
Để giành quyền lợi cho chính các cơng ty trong nước. Với vai trị là một
công ty đầu đàn trong ngành hàng hải của Việt Nam, VIETFRACHT cần phải chủ
động liên kết, tìm kiếm đối tác, để tạo cho mình nói riêng và vị trí của hàng hải
Việt Nam nói chung trên thị trường mơi giới tàu trong nước và thế giới.
Do quá trình sản xuất, trao đổi hàng hóa trên thế giới đã vượt qua ngồi
khn khổ mỗi nước. Việt Nam thực hiện chiến lược phát triển kinh tế nhiều thành
14


THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN
phần, vận động theo cơ chế thị trường có định hướng XHCN và chiến lược mở cửa
nền kinh tế càng tạo nên sự hòa nhập mạnh mẽ đó. Để có thể đứng vững và cạnh
tranh được trên thị trường quốc tế, Việt Nam buộc phải có những bước đi thích hợp
để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường. Một trong số các biện
pháp là rút ngắn quãng thời gian dịch chuyển hàng hóa từ người bán sang người
mua. Muốn vậy, cần phải giảm thời gian thực hiện các nghiệp vụ thuê tàu. Cách
duy nhất là ủy thác cho những người môi giới, họ nắm vững các nghiệp vụ, thông

thuộc các quy định và các thông lệ buôn bán quốc tế, họ có thể soạn thảo hợp đồng
thuê tàu với thời gian nhanh nhất…Chính vì thế, chúng ta cần có những biện pháp
để nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới thuê tàu.
Chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước đã thổi một luồng gió mới và nền
kinh tế nước ta, hàng hoá được sản xuất ngày càng nhiều, hoạt động xuất nhập khẩu
với các nước ngày càng tăng, khối lượng hàng hố ln chuyển khơng ngừng tăng
lên, nhu cầu vận tải nói chung cũng như vận tải biển nói riêng tăng lên khơng
ngừng. Chính vì lẽ đó việc nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới thuê tàu tại
VIETFRACHT là một việc làm hết sức cần thiết trong tình hình hiện nay.
2. Đối với Nhà nước.
Những vấn đề về cơ chế chính sách Nhà nước nhằm phát triển ngành hàng
hải Việt Nam mà trọng điểm là chính sách bảo hộ đội tàu quốc gia, giành quyền
vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu cho đội tàu của Việt Nam. Chính sách này khuyến
khích người mơi giới lựa chọn tàu Việt Nam khi được chủ hàng ủy thác tìm tàu vận
chuyển. Bằng cách này, hoạt động môi giới thuê tàu không chỉ thu hoa hồng mà
còn mang lại nguồn lợi lớn cho nền kinh tế quốc dân thông qua việc khai thác đội
tàu biển Việt Nam.
Nội dung cơ bản của chính sách đó là: nước xuất khẩu giành quyền vận
chuyển chính cho đội tàu quốc gia tối thiểu phải thực hiện được tỷ lệ vận chuyển
cho đội tàu quốc gia theo tỷ lệ 40-40-20, mà trước mắt là giành quyền vận tải 4 mặt
hàng chủ yếu (ngồi dầu thơ) đó là than đá, gạo, xi măng, hàng vận chuyển bằng

15


THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN
container và 4 mặt hàng nhập khẩu: phân bón, xăng dầu, thiết bị, hàng nhập bằng
container.
Để giành được quyền vận tải cho đội tàu quốc gia đối với hàng hóa xuất
nhập khẩu theo tỷ lệ trên, Nhà nước phải sớm thực hiện một số biện pháp.

2.1 Chính sách tài trợ giúp các nhà xuất khẩu Việt nam để mua FOB bán CIF
tối thiểu 40%.
2.2 Những đơn vị kinh tế quốc doanh xuất nhập khẩu hàng hóa cũng phối
hợp với các đơn vị vận tải, Cục hàng hải Việt Nam cùng các ngành liên quan để có
biện pháp giành quyền vận tải cho đội tàu Việt Nam. Đây chính là chính sách củng
cố xuất khẩu dịch vụ vận tải biển, hạn chế nhập khẩu. Nó hồn toàn cần thiết trong
việc tăng thu ngoại tệ, làm mạnh cán cân thanh toán, đồng thời cũng là vấn đề
chiến lược trong kinh tế đối ngoại và là yếu tố góp phần thực hiện các kết quả
chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước trong Ngoại thương.
2.3 Giảm thuế đối với các hãng tàu trong nước để hạ giá thành vận chuyển
dẫn đến cước hạ, có thể cạnh tranh trên thị trường trong nước và khu vực. Giá cước
thấp, chất lượng dịch vụ bảo đảm là những nhân tố mà người kinh doanh xuất nhập
khẩu cũng như người môi giới lựa chọn đội tàu Việt Nam để thuê chở.
2.4 Chính sách đãi ngộ đối với những thuyền viên hoạt động trên những
tuyến đường xa. Có những chính sách phù hợp làm cho chủ hàng xuất nhập khẩu
thích thuê tàu Việt Nam vận chuyển, khơng thích th tàu nước ngồi.
Tuy nhiên để các biện pháp trên đây trở nên khả thi, cần phải có những điều
kiện tiền đề cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới thuê tàu. Đó
chính là một hệ thống pháp luật cơng bằng, hợp lý, chặt chẽ, vừa khuyến khích
ngành vận tải biển nói chung cũng như lĩnh vực mơi giới nói riêng phát triển, vừa
là công cụ giúp cho các nhà quản lý vĩ mơ kiểm sốt hoạt động này tốt hơn.
Ngồi ra, Nhà nước cần có các chính sách đầu tư, hỗ trợ phát triển đội tàu về
chất lượng, đó là yếu tố thu phục khách hàng nhất.
Đối với lĩnh vực mơi giới th tàu, cả ba loại hình doanh nghiệp Nhà nước,
liên doanh và tư nhân đều thực sự có triển vọng phát triển và mang lại hiệu quả
16


THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN
trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ vận tải biển. Doanh nghiệp Nhà nước có ưu thế

là có qui mơ dịch vụ lớn, có trình độ quản lý cao, khả năng huy động vốn lớn, có
kinh nghiệm lâu năm, có uy tín trên thị trường trong và ngoài nước. Đa số các đối
tác nước ngoài, nhất là các công ty lớn đã và đang làm việc với các doanh nghiệp
Nhà nước.
Tuy nhiên, nhược điểm chính của các doanh nghiệp này là không năng động
bằng các doanh nghiệp tư nhân về cơ chế, về tổ chức, và tài chính.
Doanh nghiệp liên doanh hội tụ được các mặt mạnh của doanh nghiệp Nhà
nước và doanh nghiệp tư nhân, nhưng việc quản lý các doanh nghiệp liên doanh để
đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ như một doanh nghiệp Việt Nam là rất phức tạp.
Hơn nữa, loại hình kinh doanh dịch vụ vận tải biển nói chung và dịch vụ mơi giới
th tàu nói riêng khơng địi hỏi nhà đầu tư nước ngồi có vốn q cao, có trình độ
điều hành và kỹ thuật quá lớn. Vì thế, khơng thể có một nhà đầu tư nước ngồi có
vốn lớn lại tham gia môi giới thuê tàu và cũng vì thế mà Nhà nước khơng nên
khuyến khích các cơng ty nước ngoài trực tiếp kinh doanh mà nên để các doanh
nghiệp trong nước thực hiện công việc này.
Để nâng cao chất lượng hoạt động môi giới thuê tàu, Nhà nước và Cục hàng
hải nên sớm ban hành các quy định, qui chế cấp phép hành nghề hoạt động môi
giới thuê tàu cho các doanh nghiệp, các tổ chức hay cá nhân thông qua thi sát hạch
và cấp chứng chỉ hành nghề.
Bằng cách này, Nhà nước sẽ tạo cho các doanh nghiệp, các tổ chức hay cá
nhân được hoạt động bình đẳng trước pháp luật, đồng thời tạo điều kiện cho việc
triển khai kiểm soát của các cơ quan quản lý chuyên ngành. Mặt khác, cần tăng
cường công tác thanh tra, kiểm tra với những đơn vị có những vấn đề phức tạp
trong khâu tổ chức quản lý và hành chính.
Để góp phần vào q trình dịch chuyển hàng hố từ người gửi tới người
nhận, giúp các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu tập trung vào hoạt động kinh doanh
của mình, tránh những thiếu sót khơng đáng có, sự có mặt của người môi giới là

17



THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN
khơng thế thiếu được. Hoạt động môi giới thuê tàu đem lại một nguồn thu ngoại tệ
lớn, góp phần xây dựng kinh tế đất nước.

18


THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN
Tài liệu tham khảo:
• Giáo trình Vận tải và giao nhận trong ngoại thương.
• Website: www.vietfracht.com.vn
• Website:
• Website: www.visabatimes.com.vn
• Website: www.vneconomy.com.vn
• Website: www.vinamarine.gov.vn

Nhóm thuyết trình 2 lớp Anh1-K44A-KT&KDQT:
1. Lê Thị Hịa
2. Nguyễn Thị Hịa
3. Đặng Quang Huy
4. Nguyễn Thị Thùy Linh
5. Tiêu Thị Lưu Ly
6. Nguyễn Hồng Nga
7. Lê Thị Hương Nga

19




×