Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

quản trị kinh doanh quốc tế- kinh doanh ở nước ngoài- công ty artexport

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.94 KB, 15 trang )

1. Giới thiệu về công ty ARTEXPORT.
1.1. Giới thiệu vắn tắt về công ty.
Ngày 23/12/1964, theo Quyết định số 617/BNgT-TCCB của Bộ Ngoại Thương (nay
là Bộ Thương Mại) công ty XNK Thủ công mỹ nghệ (nay là công ty cổ phần XNK
Thủ công mỹ nghệ Việt Nam) được thành lập.
Artexport đã mang đến cho thị trường quốc tế những mặt hàng thủ công tinh hoa được
sản xuất từ bàn tay khéo léo của người thợ Việt Nam. Những nỗ lực trên của
Artexport được ghi nhận bằng những giải thưởng sáng giá như giải thưởng doanh
nghiệp xuất khẩu xuất sắc do thương vụ Việt Nam tại các nước bình chọn, giải thưởng
Sao Vàng Đất Việt dành cho thương hiệu nổi tiếng và một số bằng khen của Chính
Phủ cũng như của Bộ Thương Mại Việt Nam.
Ngoài ra công ty cũng rất chú trọng tới việc mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, phát
triển các mặt hàng mới, đồng thời liên doanh sản xuất với các đối tác để tạo ra một
nguồn hàng ổn định, chất lượng cao dành cho xuất khẩu.
Trong thời gian tới, Artexport sẽ tiếp tục phát huy những thế mạnh, mở ra những cơ
hội mới để vươn lên cùng sự phát triển của đất nước.
1.2. Giới thiệu về sản phẩm.
Kinh doanh xuất nhập khẩu (trực tiếp, uỷ thác) hàng thủ công mỹ nghệ, nguyên vật
liệu , vật tư, máy móc, thiết bị các loại (thi công xây dựng, ngành điện, văn phòng,
trang thiết bị y tế), vật liệu xây dựng, nôị thất, hoá chất(trừ hoá chất Nhà nước cấm),
hàng tiêu dùng, hàng nông, lâm, hải sản, khoáng sản, hàng công nghệ phẩm, dệt may,
hàng da,sản xuất và gia công chê biến các sản phẩm gỗ mỹ nghệ, thêu ren, các hàng
hoá tiêu dùng;
Hình ảnh một số sản phẩm của ARTEXPORT
Hàng thêu
Hàng đan tre
Hàng Đá
Gốm
Ngoài ra , công ty còn kinh doanh ở một số lĩnh vực khác: kinh doanh bất động sản,
cho thuê văn phòng và nhà ở, kho bãi , nhà xưởng sản xuất; kinh doanh dịch vụ đại lý
bán hàng hoá cho các nhà sản xuất, thương mại, tổ chức hội chợ, triển lãm thủ công


mỹ nghệ ở trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật;kinh doanh phương tiện
vận tải.
2. Giới thiệu thông tin thị trường Nhật Bản.
2.1. Nhu cầu về mặt hàng thủ công mỹ nghệ tại Nhật Bản.
Nhật Bản là một quốc gia có mức sống của người dân khá cao (Tổng GDP tính theo
PPP: 4.305 tỷ USD Theo Therichest…) , với tâm lí người tiêu dùng rất độc đáo và yêu
cầu chất lượng cao . Đặc biệt là trong xã hội công nghiệp với mức độ cao như hiện nay
, người Nhật Bản ngày càng có nhu cầu sử dụng những sản phẩm bằng chất liệu tự
nhiên thay thế các sản phẩm từ nguyên liệu nhân tạo. Nhưng do đặc điểm địa lí , Nhật
Bản rất hiếm tài nguyên thiên nhiên do đó hầu hết các sản phẩm gia dụng , trang trí nội
ngoại thất , đặc biệt là hàng thủ công mỹ nghệ có nguyên liệu chủ yếu từ thiên nhiên
thì đều phải nhập khẩu.
Nhu cầu về đồ thủ công mỹ nghệ ở Nhật Bản cao một phần cũng vì người Nhật có thói
quen tặng quà, không chỉ vào những dịp lễ, Tết, trong khi nhu cầu trang trí nhà cửa
cũng rất lớn.
Theo ông Takayoshi Nagashima - Chủ tịch Công ty AIK Co. Ltd, Tổng thư ký các nhà
lãnh đạo ngành công nghiệp và thương mại nội thất Nhật Bản, xu hướng thời trang nội
thất đang thịnh hành ở Nhật. Thời gian gần đây, người Nhật, đặc biệt là giới trẻ thích
những sản phẩm trang trí, làm đẹp căn hộ, gia đình. “Người dân Nhật khu vực xảy ra
động đất, sóng thần 2011 đang khôi phục, xây dựng lại nhà cửa, nhà hàng, khách sạn
nên hàng nội thất tại đây bán rất chạy. Điều lạ lùng xảy ra sau thảm họa này là người
lớn tuổi ở Nhật tích lũy được nhiều tiền đã thay đổi suy nghĩ, họ mạnh tay hơn trong
việc tiêu xài các sản phẩm cao cấp phục vụ đời sống. Đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ tạo
được sự an tâm về chất lượng, có thể đáp ứng được nhu cầu này” - ông Takayoshi
Nagashima tiết lộ.
Một cơ hội nữa, cũng theo ông Nagashima, lâu nay giới kinh doanh nội thất Nhật Bản
chỉ chuyên tâm vào thị trường Thái Lan, Trung Quốc nhưng vì nhiều lý do, họ đang
chuyển đơn hàng sang Việt Nam.
Việc xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đang đứng trước cơ hội mới.
Người dân hai nước Nhật Bản và Việt Nam có nhiều sở thích trùng nhau, sản phẩm thủ

công mỹ nghệ của Việt Nam nói chung có ưu thế là giá không cao do chi phí thấp,
mẫu mã hàng đã phong phú, đa dạng hơn nhiều, đội ngũ thợ khéo khá đông. Theo các
chuyên gia Nhật Bản, các nhà nhập khẩu của Nhật Bản đang có xu hướng chuyển việc
nhập khẩu từ Trung Quốc các sản phẩm nội thất từ Trung quốc sang nhập khẩu từ Việt
Nam, trong đó có lý do đôi khi chất lượng hàng Trung Quốc chỉ tốt vài năm đầu tiên,
hoặc chỉ đẹp bề ngoài, giá nhân công nước này gần đây tăng cao
Như vậy , nhu cầu về hàng thủ công mỹ nghệ của Nhật Bản là một cơ hội lớn cho việc
mở rộng kinh doanh việc xuất khẩu mặt hàng này sang mảnh đất tiềm năng Nhật Bản.
2.2. Tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang Nhật Bản
Hiện Nhật Bản đang nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam ngày càng
nhiều, trong đó riêng mặt hàng đồ gỗ, năm 2010 đã đạt 454 triệu USD, năm 2011 đạt
596 triệu USD, tăng 31,4%. Ngoài ra còn có bông và các sản phẩm từ bông; xơ và các
sản phẩm từ xơ; thảm trải sàn; hàng may mặc (dệt kim, dệt thoi), điện tử và linh kiện,
đồ gia dụng, vật dụng phòng ngủ, đèn chiếu sáng. Một số công ty đã có hàng độc đáo,
giá lại rẻ vào được Nhật Bản như: Công ty Thiên Thanh có gốm sứ như bình hoa, hộp
đựng trang sức Các mặt hàng quà tặng bằng sừng trâu của Công ty Tư Duy. Công
ty Kim Bôi đã xuất khẩu các sản phẩm làm từ sơ dừa, thân và vỏ cây. Cục Xúc tiến
thương mại với vai trò đầu mối, Hiệp hội các nhà xuất khẩu đồ gỗ và thủ công mỹ
nghệ thành phố Hồ Chí Minh (HAWA), Hiệp hội xuất khẩu Thủ công mỹ nghệ Việt
Nam (VIETCRAFT) , đã nỗ lực đẩy mạnh tiến trình này bằng các hoạt động xúc tiến
thương mại tích cực tại Việt nam cũng như tại Nhật Bản.
Riêng trong 4 tháng đầu năm 2012 , hàng thủ công mỹ nghệ Nhật Bản nhập khẩu từ
nước ta tăng rất mạnh : mây tre xuất khẩu bốn tháng đạt hơn 4,5 triệu USD, tăng
123,69%; gốm sứ đạt hơn 21,5 triệu USD, tăng 105,67%; đồ gỗ đạt hơn121 triệu
USD, tăng 110,52%
Những kết quả trên cho thấy việc xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào Nhật Bản
đang đứng trước một cơ hội rất lớn. Tuy nhiên , trước khi quyết định xem có nên thực
hiện mở rộng kinh doanh vào thị trường này hay không , cần phải xem xét kỹ , phối
hợp những yếu tố bên trong và bên ngoài công ty để đề ra những chiến lược cụ thể.
3. Phân tích SWOT

3.1. Các yếu tố bên trong.
3.1.1. Hoạt động Marketing
Sản phẩm: đậm chất văn hóa Việt và có giá trị sử dụng, sản phẩm đa dạng với
nhiều chủng loại sản phẩm từ nhiều vật liệu khác nhau như gốm, sứ, mây, tre, sơn
mài, gỗ. Sản phẩm được sản xuất tại vùng làng nghề truyền thống (gốm sứ Bát Tràng,
mây tre sơn mài Hà Bắc, xưởng gỗ tại Linh Lam) và được kiểm tra chặt chẽ trước khi
xuất khẩu nên đảm bảo hàng chất lượng cao.
Phân phối: kênh phân phối cấp 1 (Công ty Artexport – công ty nhập – người tiêu
dùng) và kênh phân phối cấp 2(Công ty Artexport – công ty nhập – đại lí thương mại
– người tiêu dùng). Với 2 loại kênh phân phối này công ty đảm bảo được chất lượng
sản phẩm và giao hàng đúng hạn, đồng thời tiết kiệm được chi phí trung gian vận
chuyển, bốc dỡ…
Giá cả: do thị trường đồ mỹ nghệ trong nước không ổn định, giá cả nhập hàng thất
thường nên khi xuất khẩu sản phẩm thường xuyên bị ép giá. Vì vậy, công ty thực hiện
chính sách tạo uy tín với nhà sản xuất và khách hàng để đầu vào và đầu ra ổn định,
đồng thời sẽ hạ giá bán, mặc dù lợi nhuận ít nhưng vốn luân chuyển nhanh, tăng khối
lượng hàng bán ra.
Khuếch trương: quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như: trang
vàng của bưu điện, trong các trang màu Việt Nam directory. Ngoài ra, sản phẩm được
trưng bày ở các trụ sở chính và các hội trợ thương mại trong nước.
Bán hàng trực tiếp: cử nhân viên trực tiếp đến những nơi tiêu thụ lớn của công ty.
Tuyên truyền: nhờ mối quan hệ tốt với các tờ báo, công ty đã có một số bài báo về
tình hình kinh doanh công ty, sản phẩm, nhân viên … nhưng việc tuyên truyền không
được công ty thực hiện thường xuyên.
Kết luận: hoạt động marketing của Artexport tương đối tốt với những chính sách
mang sản phẩm đến gần người tiêu dùng hơn, cho người tiêu dùng thấy rằng sản
phẩm của công ty là sản phẩm chất lượng cao, đồng thời công ty cũng tạo được uy tín,
quan hệ tốt đối với các đối tác kinh doanh của mình. Tuy vậy, công ty vẫn cần thường
xuyên quảng cáo và tuyên truyền để sản phẩm của công ty không bị mờ nhạt trên thị
trường và trở nên thân thuộc với người tiêu dùng hơn.

 Mạnh
3.1.2. Chất lượng sản phẩm
Ông Nagashima nhận xét đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ Việt Nam chỉ đạt tiêu chuẩn về
“phần cứng”, còn “phần mềm” như thiết kế, màu sắc, xu hướng thị trường, tính tổng
thể, gợi cảm xúc còn yếu. Doanh nghiệp Việt Nam hiện bán cái mình có, trong khi cái
thị trường cần lại không có.
Ông Phạm Thế Đông - Trưởng phòng Nghiên cứu phát triển Công ty CP Việt Nam
(Navifico), chia sẻ trước đây VN chủ yếu làm hàng cho Mỹ, châu Âu nhưng khi đưa
hàng vào Nhật vẫn bê nguyên thiết kế của các thị trường này vào nên không bán được
hàng. Vào thị trường “khó tính” nhất thế giới nhưng lại thiếu nghiên cứu thị trường
nên giá trị xuất khẩu chưa tương xứng với tiềm năng. Người Nhật rất chỉn chu, cẩn
thận còn doanh nghiệp chúng ta có phần ỷ lại, cho rằng có thể qua mắt được họ nên
khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm còn lơ là.
Có ý kiến cho rằng hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam còn nghèo nàn về kiểu
dáng, nhiều nghệ nhân Việt Nam chưa có ý thức gắn sản xuất với yêu cầu thị trường
do hiểu kỹ về thị hiếu của người Nhật.
 Yếu
3.1.3. Thương hiệu công ty
Với lịch sử hơn 45 năm hình thành và phát triển , do bộ Ngoại Thương ( nay là bộ
Thương mại ) ra quyết định thành lập. Công ty đã thực hiện nhiều hợp đồng xuất nhập
khẩu ra các nước và đóng góp một phần lớn vào trữ lượng xuất khẩu cho nước ta.
 Mạnh
3.1.4. Năng lực nghiên cứu , phát triển
Trong nền kinh tế thị trường năng động như hiện nay, để có thể cạnh tranh không chỉ
trong nước mà còn với các doanh nghiệp nước ngoài. Buộc các tổ chức phải tìm cách để
vươn lên chiếm ưu thế trên thị trường mà ARTEXPORT cũng không phải ngoại lệ. Để
phát triển công ty phải nghiên cứu kỹ càng tất cả các hoạt động.
Công tác nghiên cứu thị trường được công ty đặc biệt coi trọng: tổ chức tiếp cận và phân
tích thông tin, khai thác thông tin và thường xuyên tiếp xúc với thị trường thế giới thông
qua các hội thảo, hội chợ triển lãm, tiệp thị thường xuyên điềunày giúp tổ chức kịp thời

nắm bắt nhu cầu thị hiếu rất đa dạng và độc đáo của người Nhật.
Nguời Nhật đặc biệt chú trọng đến chất lượng hàng hóa, sống trông môi trường có mức
thu nhập cao nên họ đòi hỏi rất khắt khe, chỉ một sai lỗi nhỏ sản phẩm sẽ không được
chấp nhận.
Công ty cũng không ngừng đa dạng hóa, cải tiến, đổi mới sản phẩm từ màu sắc đến kiểu
dáng điều này giúp Artexport đáp ứng lại sợ khó tính của người Nhật, ở đây người ta rất
chú trọng đến màu sắc của từng mùa và sản phẩm cũng phải phù hợp. Còn sự dạng về
mẫu mã giúp ta xâm nhập thị trường hiệu quả hơn.
 Mạnh
3.1.5. Chất lượng nguồn nhân lực
Ngành sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ của nước ta đã tồn tại từ rất lâu đời với tay
nghề khá cao , nhưng nhìn chung vẫn chưa đồng đều. Những thợ lớn tuổi lâu đời thì
tay nghề cao nhưng lớp trẻ sau này ,những người sẽ là lực lượng nòng cốt trong thời
gian tới thì vẫn chưa có được kĩ thuật cao.
 Yếu
3.1.6. Năng lực tài chính
Năng lực tài chính: Tính đến 31/12/2011 công ti Artexport có nguồn vốn tổng cộng là
336.590.247.613 VNĐ trong đó vốn chủ sở hữu là 132.725.305.598 VNĐ. Đây là một
con số khá lớn so với con số 32 tỉ VNĐ vốn điều lệ năm 2004. Kết quả kinh doanh năm
2011: Doanh thu đạt trên 588 tỉ VNĐ, lợi nhuận sau thuế đạt trên 24 tỉ đồng. Với khả
năng tài chính mạnh công ti có thể đáp ứng tốt những đơn hàng lớn của phía đối tác nhất
là Nhật Bản. Tăng cường khả năng ứng phó với các biến động của thị trường, có đủ vốn
để đầu tư vào các sản phẩm chiến lược, phát triển thị trường, đầu tư vào những lĩnh vực
mới
mạnh
3.1.7. Áp dụng công nghệ thông tin
Nhìn chung trong việc kinh doanh của công ty còn thiếu sự áp dụng công nghệ thông tin
vào. Khả năng sử dụng công nghệ thông tin trong việc giới thiệu sản phẩm và tìm kiếm
đối tác kinh doanh tuy đã có nhưng chưa phát huy hết khả năng.
 Yếu

3.2. Các yếu tố bên ngoài.
3.2.1. Dân số Nhật Bản
Với dân số xếp thứ 10 Thế GIới (127 triệu người , 7/2010 , Wikipedia) , hiện nhu cầu tiêu
dùng của người dân Nhật Bản đối với hàng thủ công mỹ nghệ (bao gồm cả hàng mây, tre,
liễu gai) rất lớn. Người dân nhật bản là những người rất yêu thiên nhiên,cuộc sống
thường gắn bó với thiên nhiên. Và người dân Nhật Bản luôn có ý thức trong việc giữ gìn
và bảo vệ môi trường. Vì thế các đồ dung trong gia đình Nhật Bản đa số là các vật dung
được là từ thiên nhiên đặc biệt là đồ thủ công mỹ nghệ.
Đây là cơ hội để doanh nghiệp kinh doanh tại Nhật Bản
3.2.2. Văn hóa và thị hiếu Nhật Bản
Sở thích tiêu dùng sản phẩm của người dân Nhật Bản thay đổi theo thời tiết với thiết kế
có màu sắc hài hòa với thiên nhiên.
Chẳng hạn, mùa xuân dùng những sản phẩm mềm mại, màu sắc nhẹ nhàng; mùa hè dùng
gam màu mạnh. Người Nhật quan niệm màu đỏ và trắng là biểu hiện của hạnh phúc; Con
số may mắn là 3, 5, 7. Số xui xẻo là số 4 và số 8. Đặc biệt, tâm lý của người Nhật là
không thích màu sắc mang sắc thái tôn giáo và những đồ thủ công mỹ nghệ có kích
thước, trọng lượng quá lớn. Thêm nữa sở thích của người Nhật thay đổi nhanh chóng
theo mùa, mỗi sản phẩm chỉ có thời gian tiêu thụ trong một thời gian nhất định. Do đó
sản phẩm tiêu thụ tại Nhật có thời vụ ngắn, người tiêu dùng đòi hỏi rất khắt khe về thời
hạn giao hàng. Thị trường Nhật Bản là một thị trường cực kì khó tính , người Nhật vốn
rất chỉn chu ,kĩ lưỡng. Người Nhật đặc biệt quan tâm đến quy trình sản xuất, chất liệu của
sản phẩm cũng như nghệ nhân tạo ra sản phẩm đó. Họ rất coi trọng nguồn gốc, xuất xứ
hàng hóa. Do vậy, để xuất khẩu thành công mặt hàng này sang thị trường Nhật, các nhà
xuất khẩu cần phải chứng minh rõ nguồn hàng của mình từ nhãn mác, các quy trình sản
xuất cũng như sản phẩm chủ yếu làm từ nguyên liệu chủ yếu nào.
 Thách thức
3.2.3. Thu nhập quốc dân Nhật Bản
Tổng sản phẩm quốc nội của Nhật Bản từ 2007-2011 tăng nhanh. Cụ thể :2007:4356,3 tỷ
USD;2008:4849,2 tỷ USD;2009:5035,1 tỷ USD;2010:5488,4 tỷ USD;2011:5867,2 tỷ
USD.(dữ liệu từ ngân hàng thế giới)

GDP bình quân đầu người năm 2009: 36.952 USD tăng 2,3% so với 2008
Qua số liệu có thể thấy mức sống của người dân Nhật Bản rất cao.điều này thuận lợi cho
việc kinh doanh,xuất khẩu các mặt hàng qua Nhật Bản vì khả năng tiêu dung và mua sắm
của người dân cao. Đây là cơ hội cho ARTEXPORT mở rộng kinh doanh qua Nhật
 Cơ hội
3.2.4. Chính sách kinh tế vĩ mô
Chính sách của nhà nước khuyến khích xuất khẩu, mở cửa buôn bán với trên 40 nước
trên thế giới, chú trọng hơn cho xuất khẩu. Tại thị trường Nhật kể từ ngày 26/5/1999 Việt
nam được hưởng quy chế Tối Huệ Quốc MFN, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ như mây
tre đan, gốm sứ và nội thất làm bằng gỗ thuế xuất khẩu từ 0-3%Về mặt hàng mây tre đan.
Mặc dù Mỹ là thị trường lớn nhất, nhưng thị trường Nhật Bản với kim ngạch 18 triệu
USD (mặt hàng mây, tre đan) từ đầu năm cho đến hết tháng 6/2012, tăng 27,86% so với
cùng kỳ năm trước lại là thị trường tiềm năng hơn, do vậy đây là thị trường tốt để Công
Ty tiến hành ký kết hợp đồng.
(cơ hội)
3.2.5. Hàng rào thuế quan , kim ngạch xuất nhập khẩu
Như đã nói ở trên, Việt Nam được hưởng quy chế Tối Huệ Quốc ở thị trường Nhật nên
mức thuế phải chịu cho mặt hàng mĩ nghệ chỉ từ 0-3%, là mức thuế rất thấp, thuận lợi
cho việc kinh doanh tại thị trường này.
Mặt khác kim ngạch mặt hàng mĩ nghệ xuất khẩu vào thị trường Nhật không ngừng tăng
trong những năm gần đây, đạt 18 triêu USD (mặt hàng mây, tre đan) trong 6 tháng đầu
năm 2012, tăng 27%,86% so với cùng kì năm ngoái. Hơn thế nữa, với xu hướng chuộng
đồ mĩ nghệ từ nước ta, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này vào Nhật hứa hẹn còn tăng cao
trong những năm tiếp theo. Dưới đây là bảng số liệu kim ngạch xuất khẩu mặt hàng mây
tre cói ra các nước của Việt Nam:
Thị trường xuất khẩu sản phẩm mây, tre, cói thảm 6 tháng 2012
ĐVT: USD
KNXK
T6/2012
KNXK

6T/2012
KNXK
T6/2011
KNXK
6T/2011
% +/- KN
so T6
% +/- KN
so cùng
kỳ
tổng KN 16.782.644 104.769.788 16.570.568 97.507.410 1,28 7,45
Hoa Kỳ 2.618.320 19.465.659 2.560.367 14.821.488 2,26 31,33
Nhật Bản 2.956.018 18.094.419 2.298.226 14.151.721 28,62 27,86
Đức 1.850.025 13.844.956 1.826.685 13.668.153 1,28 1,29
Oxtrâylia 1.010.389 4.405.452 940.393 4.282.389 7,44 2,87
Nga 1.034.813 4.133.722 652.919 2.285.171 58,49 80,89
Pháp 617.257 3.391.404 642.702 4.457.154 -3,96 -23,91
Anh 601.652 3.373.675 374.964 3.469.734 60,46 -2,77
Đài Loan 641.169 3.363.249 807.880 3.856.698 -20,64 -12,79
Hàn Quốc 600.198 2.960.612 531.071 2.912.908 13,02 1,64
Tây Ban
Nha
384.519 2.757.978 573.648 2.885.492 -32,97 -4,42
Bỉ 273.881 2.362.584 352.036 2.235.387 -22,20 5,69
Italia 240.801 2.361.255 614.343 3.194.374 -60,80 -26,08
Ba Lan 458.497 2.092.317 646.801 2.517.479 -29,11 -16,89
Hà Lan 297.755 2.047.639 228.657 3.647.077 30,22 -43,86
Canada 250.535 1.963.418 244.041 1.861.586 2,66 5,47
Thuỵ
Điển

160.649 1.403.196 139.490 1.232.774 15,17 13,82
Đan Mạch 211.181 1.022.900 152.452 1.043.606 38,52 -1,98
(cơ hội)
3.2.6. Quan hệ chính trị của 2 nước
Từ khi đặt quan hệ với Nhật Bản vào ngày 21/9/1973, quan hệ hai nước luôn tốt đẹp.
Trong lĩnh vực kinh tế, đạt 15 tỷ USD tổng kim ngạch thương mại giữa hai nước năm
2011. Hai bên cũng thường tổ chức các cuộc họp song phương về nhiều mặt để tăng
cường an ninh, thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa và thắt chặt hơn tình đoàn kết giữa 2
nước trên song phương và cả trên trường quốc tế.
(cơ hội)
3.2.7. Giá cả , chất lượng yếu tố đầu vào
Nước ta có sẵn nguồn nguyên liệu tự nhiên để sản xuất mặt hàng thủ công mỹ nghệ rất đa
dạng và phong phú : gỗ , mây , tre , nứa… Ngoài ra nước ta còn có truyền thống hơn
2000 năm vời các làng nghề thủ công , có sẵn đội ngũ lao động dồi dào , giá rẻ. Như vậy
giá cả , chất lượng yếu tố đầu vào là một cơ hội.
3.2.8. Công nghệ sản xuất
Vì ngành sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ không phải là một ngành chủ đạo nên
những công nghệ sản xuất về ngành này không có nhiều trên Thế Giới , cơ hội tiếp
cận để tìm ra những công nghệ mới không có nhiều .
 Thách thức
3.2.9. Đối thủ cạnh tranh
Nhật Bản là một trong những quốc gia tiêu thụ mặt hang mỹ nghệ rất lớn. Thêm vào đó
với đặc tính thị trường luôn đòi hỏi tính hoàn mỹ của sản phẩm, nó đã thu hút rất nhiều
quốc gia nhảy vào như: Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan, Ấn Độ, Việt Nam,
Philippin….Vì vậy mức đọ cạnh tranh trên thị trường đòi hỏi rất cao và khả năng tiếp cận
thị trường tốt.
 Thách thức
3.3. Ma trận SWOT
Điểm mạnh(S)
1. Hoạt động

marketing.
2. Thương hiệu công
ty.
3. Năng lực nghiên
cứu , phát triển
4. Năng lực tài chính
Điểm yếu(W)
1. Chất lượng sản
phẩm.
2. Áp dụng công nghệ
thông tin
3. Chất lượng nguồn
nhân lực
Cơ hội(O)
1. Chính sách kinh tế
vĩ mô
2. Hàng rào thuế
quan , kim ngạch
xuất nhập khẩu
3. Dân số Nhật Bản
4. Quan hệ chính trị 2
nước
5. Giá cả , chất lượng
yếu tố đầu vào
6. Thu nhập quốc dân
Nhật Bản
1. Phát triển thị trường
( S1,2,3,4 +
O1,3,2,4)
2. Phát triển sản phẩm

( S1,3 , 4+ O5 , O6)
3. Liên doanh (S2,4 +
O2,4)
1. Phát triển sản phẩm
(W1+O5, 6)
2. Phát triển năng lực
nghiên cứu(O1 ,
W2)
Thách thức(T)
1. Văn hóa và thị hiếu
Nhật Bản
2. Đối thủ cạnh tranh
3. Công nghệ sản xuất
1. Phát triển sản phẩm
(S1,3+T1 ,2)
2. Hợp nhất phía trước
(S1,4+T2)
1. Cắt giảm (W1,3 +
T1,2)
2. Chỉnh đốn đơn
giản( W1,3+T3)
Các chiến lược có thể lựa chọn:
Chiến lược SO: Sử dụng những điểm mạnh để tận dụng những cơ hội
Phát triển thị trường ( S1,2,3,4 + O1,3,2,4)
Với ưu thế của hoạt động Marketing , năng lực nghiên cứu cùng với năng lực tài chính
dồi dào và thương hiệu lâu đời , công ty có thể dùng để mở rộng tìm kiếm thị trường mới
thông qua cơ hội do chính sách kinh tế vĩ mô mang lại. Dân số đông , quan hệ chính trị
giữa 2 nước cũng là một cơ hội tốt để công ty mở rộng thị trường vào Nhật Bản.
Phát triển sản phẩm ( S1,3 , 4+ O5 , O6)
Người dân Nhật có thu nhập quốc dân rất lớn , là nền kinh tế đứng thứ 3 Thế giới , với

thu nhập bình quân đầu người trên 40.000 USD , nên họ rất cần những sản phẩm có chất
lượng cao , cùng với cơ hội giá cả yếu tố đầu vào thấp , công ty cần tận dụng năng lực
nghiên cứu và hoạt động Marketing mạnh của mình để nâng cao năng lực thiết kế sản
phẩm nhằm phát triển chất lượng sản phẩm cao hơn , đáp ứng nhu cầu của thị trường khó
tính Nhật Bản.
Liên doanh (S2,4 + O2,4)
Tận dụng thương hiệu công ty và năng lực tài chính , tận dụng hàng rào thuế quan ưu đãi
và mối quan hệ tốt đẹp giữa 2 nước để tăng sự liên kết của công ty với các đối tác nước
ngoài để đảm bảo đầu ra.
Chiến lược ST : Sử dụng các điểm mạnh để vượt qua thử thách
Phát triển sản phẩm (S1,3+T1 ,2)
Tận dụng năng lực nghiên cứu phát triển cùng thế mạnh là hoạt động marketing để nắm
bắt thị hiếu người tiêu dùng , dựa vào đó phát triển việc nghiên cứu thiết kế sản phẩm để
vượt qua thách thức lớn về thị hiếu của người Nhật.
Hợp nhất phía trước (S1,4+T2)
Tận dụng triệt để năng lực tài chính và thế mạnh của hoạt động Marketing để tránh mối
đe dọa từ đối thủ cạnh tranh , thông qua việc tìm hiểu , phân phối hàng một cách hợp lí.
Chiến lược WO: Tận dụng những cơ hội để hạn chế điểm yếu
Phát triển sản phẩm (W1+O5, 6)
Thu nhập quốc dân Nhật Bản rất cao , người dân ưa chuộng xài những sản phẩm chất
lượng cao , kết hợp với giá cả yếu tố đầu vào thấp , cần tận dụng những yếu tố này để
tăng cường nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm.
Phát triển năng lực nghiên cứu(O1 + W2)
Tận dụng những hỗ trợ từ chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước , tăng cường vận
dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh , như trong khâu giới thiệu sản
phẩm , tìm kiếm đối tác.
Chiến lược WT: Tối thiểu hóa các đe dọa và điểm yếu
Cắt giảm (W1,3 + T1)
Thị hiếu của thị trường Nhật Bản rất khó tính , hơn nữa còn phải chịu sự cạnh tranh gay
gắt từ các nước Trung Quốc , Thái Lan…, trong khi đó chất lượng sản phẩm và nguồn

nhân lực đang yếu , cần phải cắt giảm đi những khoảng thừa thải để tập trung đúng hơn
vào những yêu cầu cần thiết. Nhằm xóa đi những điểm yếu và vượt qua thách thức.
Chỉnh đốn đơn giản( W1,3+T3)
Cần chỉnh đốn lại tư duy làm việc , năng lực nguồn lao động để hạn chế những mặt yếu
kém trong công ty. Tăng cường đào tạo lại đội ngũ nhân viên của công ty , tập trung đúng
yêu cầu công ty đặt ra.
4. Kết luận
Tuy phải đối mặt với không ít những thách thức , nhưng việc xuất khẩu hàng thủ công
mỹ nghệ của công ty ARTEXPORT qua Nhật Bản đang đứng trước cơ hội mới.
Một điều quan trọng ở đây là doanh nghiệp cần nắm bắt được cơ hội đó một cách kịp thời
, tận dụng những thế mạnh của mình đúng chỗ và có những chiến lược hợp lí.
Nên mở rộng kinh doanh sang Nhật Bản.
Nguồn :
1. Wikipedia
2. Website Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ
Artexport , />3. Website công ty cổ phần mỹ nghệ Hải Minh ,Đồ gỗ mỹ nghệ Việt Nam -cơ hội
vào thị trường Nhật Bản , />nghe-do-co/94/do-go-my-nghe-viet-nam-co-hoi-vao-thi-truong-nhat-ban ,hoàng
việt
4. Cục xúc tiến thương mại (23/2/2012) ,Đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ
nghệ vào Nhật - />xuat-khau-hang-thu-cong-my-nghe-vao-nhat.html
5. Website Bộ Công thương-Cục công nghiệp địa phương(21/2/2012) , Thị
trường hàng thủ công mỹ nghệ Nhật Bản: Xu hướng tiêu thụ mới,
/>page=news&do=detail&category_id=250&news_id=2699
6. Y Nhung – “Xuất hàng thủ công qua Nhật: “Vấn đề không phải ở giá”” -
Vneconomy.vn - />cong-qua-nhat-van-de-khong-phai-o-gia.htm - 24/2/2012
7. Thái Bình - “Đẩy mạnh hàng thủ công mỹ nghệ vào Nhật” - Cục xúc tiến thương
mại - />hang-thu-cong-my-nghe-vao-nhat.html - 23/2/2012
8. Thành Công - “Tuyên bố Việt - Nhật về quan hệ đối tác chiến lược” –
duhocnhatban.edu.info - />viet/75-thong-tin-hop-tac-nhat-viet/310-tuyen-bo-viet-nhat-ve-quan-he-doi-tac-
chien-luoc.html - 1/2/21012

9. Hoàng Hà – “Nửa đầu năm 2012, kim ngạch xuất khẩu mây, tre, cói thảm tăng so
với cùng kỳ” – Bộ Công Thương - />viet-nam.gplist.294.gpopen.204227.gpside.1.gpnewtitle.nua-dau-nam-2012-kim-
ngach-xuat-khau-may-tre-coi-tham-tang-so-voi-cung.asmx - 8/8/2012

×