Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Hình thành kĩ năng dạy học môn toán cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.95 KB, 23 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh
Nguyễn Thị Hồng thắm
Hình thành kỹ năng dạy học môn toán
Hình thành kỹ năng dạy học môn toán
cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học
cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học
Chuyên ngành: Giáo dục học (Cấp tiểu học)
Mã số: 60 14 01
tóm tắt Luận văn thạc sĩ giáo dục học
Vinh - 2007
MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Việc hình thành KN sư phạm nói chung và KNDH nói riêng là một trong
những mục tiêu cơ bản của quá trình đào tạo GVTH có trình độ đại học theo
chương trình mới. Đào tạo GVTH cần kiên trì với mục tiêu lấy việc hình thành
KN của nghề dạy học làm đặc trưng nổi bật cho quá trình đào tạo ở trường sư
phạm. Tuy nhiên, mặt đào tạo này cho đến nay vẫn chưa đạt kết quả như mong
muốn, chưa tương ứng với vốn tri thức mà sinh viên được trang bị và chưa thể
hiện được sự khác biệt về chất so với các hệ đào tạo khác thấp hơn. Nguyên
nhân cơ bản của thực trạng này là do nội dung, cấu trúc, và quá trình hình thành
các KNDH ở trường sư phạm vẫn có những vấn đề chưa tường minh. Bậc tiểu
học có những đặc thù riêng, mỗi GV sẽ phải dạy tất cả các môn học. Do vậy,
trong quá trình đào tạo ở trường sư phạm, việc hình thành KN đòi hỏi phải chi
tiết, đi vào từng môn học cụ thể và có quy trình rèn luyện riêng cho mỗi môn.
Có như vậy mới cung cấp cho SV một vốn KN nghề nghiệp cơ bản, tối thiểu
cần thiết một cách chắc chắn, đạt được một trong những chuẩn nghề nghiệp của
GVTH và tương ứng với trình độ đào tạo để họ có thể hoàn thành tốt ngay từ đầu
nhiệm vụ dạy học ở trường tiểu học .
Việc hình thành KNDH môn toán cho SV ngành GDTH hiện nay cũng
không nằm ngoài quỹ đạo đó. Hầu hết các trường sư phạm vẫn chưa xây dựng


được quy trình rèn luyện KNDH môn Toán cho SV, hoạt động rèn luyện KN
của SV đang còn mang tính chất tự mò mẫm là chủ yếu. Do vậy trong quá trình
thực hiện họ còn gặp nhiều lúng túng và kết quả thu được từ hoạt động này nói
chung là chưa cao. Chính vì vậy việc xây dựng một quy trình rèn luyện KNDH
môn Toán cho SV ngành GDTH đang là một vệc làm cấp bách để nâng cao chất
lượng đào tạo nghề cho SV, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp cũng
như nâng cao chất lượng dạy học môn Toán ở cấp Tiểu học hiện nay.
Từ những lí do trên chúng tôi quyết định đi đến chọn đề tài nghiên cứu là:
“Hình thành kĩ năng dạy học môn Toán cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học”.
2
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nhằm góp phần nâng cao chất lượng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho
SV ngành GDTH.
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1 Khách thể nghiên cứu.
Hoạt động rèn luyện KNDH của SV ngành GDTH.
3.2 Đối tượng nghiên cứu.
Nội dung và quy trình hình thành KNDH môn toán cho SV ngành GDTH.
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
4.1. Nghiên cứu lí luận: Làm rõ một số vấn đề về KN, KNDH và KNDH
môn Toán.
4.2. Nghiên cứu thực trạng: Tìm hiểu thực thạng nhận thức của GVTH về
KNDH nói chung và KNDH môn Toán nói riêng, thực trạng KNDH môn Toán của
GVTH và thực trạng rèn luyện KNDH môn Toán của SV ngành GDTH.
4.3. Xây dựng quy trình hình thành KNDH môn Toán cho SV ngành GDTH và
kiểm tra tính khả thi, tính hiệu quả của quy trình.
5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nội dung và quy trình hình thành KNDH môn Toán được xây dựng có thể
góp phần nâng cao chất lượng của quá trình hình thành KNDH môn Toán nói riêng
cũng như KNDH nói chung cho SV ngành GDTH .

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận, bao gồm những phương pháp:
Phương pháp phân tích, tổng hợp lí thuyết; khái quát hoá các quan điểm…vv
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn bao gồm các phương pháp: Điều
tra; lấy ý kiến chuyên gia; tổng kết kinh nghiệm giáo dục vv
7. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
- Hệ thống hoá một số vấn đề về: KN, KNDH và KN dạy học môn Toán ở
tiểu học.
3
- Làm rõ thực trạng KNDH môn Toán của GVTH và việc hình thành
KNDH môn Toán cho SV ngành GDTH.
- Đề xuất, xây dựng quy trình rèn luyện KNDH môn Toán cho SV ngành
GDTH.
8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục. Luận văn
gồm có ba chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu.
Chương 3: Quy trình hình thành KNDH môn Toán cho sinh viên
ngành GDTH.
4
Chương1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Cần nhấn mạnh rằng vấn đề KNDH không phải là mới. Ngay từ những
năm 20 ở Liên Xô và các nước Đông âu đã có nhiều công trình nghiên cứu
KNDH cho SV sư phạm và đến những năm 1960 vấn đề nghiên cứu trên đã trở
thành hệ thống lí luận và kinh nghiệm vững chắc với những công trình của
N.V.Kuzmina, O.A.Abdoullina, N.V.Bondyrev vv.
Gần đây ở Việt Nam vấn đề hình thành KNDH cho SV nói chung và SV

ngành GDTH nói riêng đã được quan tâm và đề cập tới ở một số môn học (môn
Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên xã hội). Tuy nhiên, việc hình thành KNDH môn
Toán cho SV ngành GDTH thì chưa có tác giả và tài liệu nào đề cập tới.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Kĩ năng
Kĩ năng là một vấn đề hết sức phức tạp trong tâm lí học và giáo dục học.
Các nhà tâm lí, giáo dục đã có những quan niệm khác nhau về KN. Chúng tôi
cho rằng, giữa các khái niệm có khác nhau nhưng không mâu thuẫn, sự khác
nhau chủ yếu là mở rộng hay thu hẹp phạm vi của khái niệm mà thôi. Trong
quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi dựa trên quan điểm của N.D.Lêvitôp để
xây dựng khái niệm về KN. Có thể hiểu: KN là khả năng thực hiện có kết quả
một hành động hay một hoạt động nào đó trong những điều kiện nhất định,
bằng cách vận dụng và lựa chọn những tri thức, kinh nghiệm đã có.
1.2.2. Quá trình dạy học
Quá trình DH (một bài dạy cụ thể) có thể được phân chia thành ba giai đoạn,
trong mỗi giai đoạn lại có những bước tiến hành cụ thể như sau:
* Giai đoạn 1: Thiết kế các hoạt động học tập cho HS.
* Giai đoạn 2: Tổ chức các hoạt động học tập của HS.
* Giai đoạn 3: Tổng kết, kiểm tra đánh giá.
5
1.2.3. Kĩ năng dạy học
1.2.3.1. Khái niệm
Khi bàn về khái niệm KNDH tác giả Phạm Minh Hùng cho rằng: “KNDH
là sự thực hiện có kết quả một số thao tác hay một loạt thao tác phức tạp của
một hay nhiều hành động DH bằng cách lựa chọn và vận dụng những tri thức,
những cách thức, những quy trình đúng đắn, đảm bảo cho hoạt động DH của
người GV đạt kết quả cao”. [14, 10]
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn của chúng tôi sử dụng khái niệm
KNDH theo định nghĩa của tác giả Phạm Minh Hùng.
1.2.3.2. Hệ thống KNDH

Chúng tôi phân chia thành bốn nhóm KNDH cơ bản:
- Nhóm KN hiểu HS
- Nhóm KN thiết kế kế hoạch dạy học .
- Nhóm KN tổ chức thực hiện kế hoạch.
- Nhóm KN kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động dạy học.
1.2.4. Kĩ năng dạy học môn Toán
1.2.4.1. Khái niệm
Trên cơ sở xây dựng khái niệm về KN và KNDH, chúng tôi đi đến xây
dựng khái niệm về KNDH môn Toán:
KNDH môn Toán là sự thực hiện có kết quả một số thao tác hay một loạt
các thao tác phức tạp của một hay nhiều hành động dạy học môn Toán bằng
cách lựa chọn và vận dụng những tri thức, những cách thức, những quy trình
đúng đắn, đảm bảo cho hoạt động dạy học môn Toán của người GV đạt kết quả cao.
1.2.4.2. Cấu trúc KNDH môn Toán ở TH
Việc dạy học môn Toán ở tiểu học, đòi hỏi người giáo viên cần có những
KNDH cơ bản sau:
- KN xác định mục tiêu, yêu cầu của một bài lên lớp cụ thể trong toàn bộ
chương trình môn Toán ở tiểu học .
- KN phân tích và lựa chọn nội dung bài học cụ thể trong chương trình môn
Toán.
6
- KN lựa chọn và sử dụng các phương pháp, phương tiện, hình thức tổ
chức dạy học phù hợp nội dung của bài học, trình độ và điều kiện học tập của HS.
- KN thiết kế các hoạt động học tập chủ yếu.
- KN tổ chức, giám sát các hoạt động học tập cho HS.
- KN dự đoán và xử lí các tình huống sư phạm có thể xẩy ra trong giờ học
Toán.
- KN tổ chức quá trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Toán của HS.

1.3. Khái quát về môn Toán ở tiểu học

Tác giả chỉ rõ khái niệm về phương pháp dạy học và nêu rõ PPDH các
kiểu bài trong chương trình môn Toán tiểu học (PPDH kiểu bài “hình thành kiến
thức mới” và PPDH kiểu bài “thực hành, luyện tập, ôn tập”).
Trong phần này, chúng tôi chỉ rõ mục tiêu và đặc điểm môn Toán ở tiểu
học. Trong đó một trong những đặc điểm liên quan được chúng tôi quan tâm và
phân tích kĩ là về cấu trúc của các kiểu bài trong chương trình môn Toán ở tiểu
học từ lớp 1 đến lớp 5, có hai kiểu bài cơ bản “hình thành kiến thức mới” và
kiểu bài “luyện tập, ôn tập, thực hành”. Tuy nhiên cấu trúc của những kiểu bài
này ở mỗi khối lớp lại có sự khác nhau nhất định.
1.4. Tiểu kết chương 1
Kĩ năng là một vấn đề hết sức phức tạp trong tâm lí học và giáo dục học.
Các nhà tâm lí, giáo dục đã có những quan niệm khác nhau về KN. Chúng tôi
cho rằng, giữa các khái niệm có khác nhau nhưng không mâu thuẫn, sự khác
nhau chủ yếu là mở rộng hay thu hẹp phạm vi của khái niệm mà thôi. Trong
quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi dựa trên quan điểm của N.D.Lêvitôp để xây
dựng khái niệm về KN: “KN là khả năng thực hiện một hành động hay một họat
động nào đó trong những điều kiện nhất định, bằng cách vận dụng những tri thức
và kinh nghiệm đã có”.
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn của chúng tôi sử dụng khái niệm
KNDH theo định nghĩa của tác giả Phạm Minh Hùng, vì rằng tác giả cũng đã
7
dựa trên quan niệm của N.D.Lêvitôp để xây dựng định nghĩa: “KNDH là sự
thực hiện có kết quả một số thao tác hay một loạt thao tác phức tạp của một hay
nhiều hành động DH bằng cách lựa chọn và vận dụng những tri thức, những cách
thức, những quy trình đúng đắn, đảm bảo cho hoạt động DH của người GV đạt kết
quả cao”.
Căn cứ vào các giai đoạn của quá trình dạy học cũng như định nghĩa về
KNDH, chúng tôi đã xây dựng hệ thống KNDH bao gồm bốn nhóm KNDH cơ
bản: Nhóm KN hiểu HS; nhóm KN thiết kế kế hoạch dạy học; nhóm KN tổ
chức thực hiện kế hoạch; nhóm KN tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động

dạy học. Trong mỗi nhóm bao gồm nhiều KNDH bộ phận, trong đó chúng tôi
tập trung xây dựng công phu các KNDH bộ phận trong nhóm KN tổ chức thực
hiện kế hoạch dạy học. Trên cơ sở hệ thống KNDH, chúng tôi đã xây dựng
được hệ thống cấu trúc của KNDH môn Toán bao gồm 7 KN.
Đi sâu tìm hiểu về mục tiêu, đặc điểm chương trình và các PPDH môn
Toán ở tiểu học. Đặc điểm nội dung chương trình môn Toán ở TH đáng chú ý,
trong chương trình từ lớp 1 đến lớp 5 có hai kiểu bài cơ bản: kiểu bài “hình
thành kiến thức mới” và kiểu bài “thực hành, luyện tập, ôn tập”, với mỗi kiểu
bài có cấu trúc và PPDH khác nhau. Đây chính là một trong những cơ sở để
chúng tôi xây dựng quy trình hình thành KNDH môn Toán cho SV trong
chương 3.
Chỉ rõ quá trình hình thành KNDH môn Toán cho SV bao gồm ba bước
cơ bản:
Bước 1: Nhận thức đầy đủ về mục đích, cách thức, điều kiện hành động.
Bước 2: Quan sát mẫu và làm thử theo mẫu.
Bước 3: Luyện tập để tiến hành hành động theo đúng yêu cầu, điều kiện
Và quá trình luyện tập diễn ra qua 4 giai đoạn, cụ thể:
Giai đoạn 1: Giai đoạn học lí thuyết ở truờng sư phạm.
Giai đoạn 2: Giai đoạn thực hành, kiến tập sư phạm.
Giai đoạn 3: Giai đoạn tập giảng ở trường sư phạm.
Giai đoạn 4: Giai đoạn thực tập sư phạm.
8
Chương 2
CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Khảo sát thực trạng
Chỉ rõ mục đích, đối tượng, nội dung và phương pháp điều tra, khảo sát
thực trạng.
2.2. Phân tích kết quả
2.2.1. Thực trạng nhận thức của GVTH về KNDH
Thực trạng nhận thức của GVTH về KNDH được đánh giá trên hai

phương diện, nhận thức về các KNDH cần có của người GVTH và nhận thức về
KNDH cơ bản và quan trọng nhất.
Qua phát phiếu điều tra thu thập ý kiến của 180 GV thuộc huyện Can
Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Chúng tôi nhận thấy rằng, cơ bản GVTH đã nhận thức được
tương đối đầy đủ về những KNDH cần có của người GV.(Kết quả cụ thể ở Bảng 1
trong luận văn).
Chúng tôi nhất trí với 53,9% ý kiến của GV mà chúng tôi đã tiến hành
khảo sát. KNDH môn Toán cơ bản và quan trọng nhất là: “KN tổ chức các hoạt
động học tập cho HS”.
2.2.2. Thực trạng nhận thức của GVTH về KNDH môn Toán
Qua phát phiếu và thu thập kết quả điều tra chúng tôi nhận thấy: Mặc dù
nhận thức của GV về các KNDH môn Toán chưa hệ thống và hoàn toàn chính
xác nhưng họ cũng đã nhận thức được những KNDH môn Toán cần có của người
GVTH. (Kết quả cụ thể ở Bảng 3 trong luận văn)
Chúng tôi cũng nhất trí với ý kiến của đa số GV: KNDH cơ bản và quan
trọng nhất của môn Toán là KN tổ chức các hoạt động học tập cho HS.
2.2.3. Thực trạng KNDH môn Toán của GVTH
Kết quả điều tra thực trạng KNDH môn Toán của GVTH được đánh giá trên
hai phương diện, tự đánh giá của bản thân và đánh giá của cán bộ quản lí.
9
So sánh đối chiếu kết quả điều tra và chúng tôi rút ra một số kết luận
sau đây:
- Giữa sự đánh giá của GVTH và CBQL giáo dục TH không có sự chênh lệch
đáng kể, tuy sự đánh giá của CBQL giáo dục TH có thấp hơn so với đánh giá của
GVTH.
- KN giáo viên còn gặp khó khăn lúng túng nhất trong quá trình dạy học
môn Toán theo kết quả chúng tôi điều tra được là: KN dự đoán và xử lí các tình
huống sư phạm có thể xẩy ra trong giờ học Toán.
2.2.4. Thực trạng rèn luyện KNDH môn Toán của SV ngành GDTH
Để điều tra thực trạng rèn luyện KNDH môn Toán của SV ngành GDTH,

chúng tôi đã tiến hành điều tra khảo sát 60 sinh viên cuối khoá (khoá 44) của
ngành GDTH, trường Đại học Vinh.
* Thực trạng
Mặc dù số lượng ý kiến giữa các KNDH không chênh nhau mấy
nhưng tập trung đông nhất vẫn là ý kiến cho rằng: “KN tổ chức, giám sát
các hoạt động học tập của HS trong giờ học Toán” là KNDH môn Toán cơ bản và
quan trọng nhất chiếm 43,3%, trong khi đó các ý kiến còn lại là 28,3%, 20% và ít
nhất là 8,3%.
Kết quả điều tra ở bảng 8 cho thấy, đa số SV đang còn gặp vướng mắc,
khó khăn ở KN xử lí các tình huống sư phạm có thể xẩy ra trong giờ học Toán
(chiếm 65% số ý kiến).
* Nguyên nhân của thực trạng
SV chưa biết gắn liền tri thức khoa học và sư phạm mà họ được lĩnh hội ở
trường Đại học với thực tiễn dạy học môn Toán ở trường TH.
Bản thân SV chưa có một phương pháp học tập và rèn luyện các KNDH
môn Toán một cách khoa học và hợp lí.
Quá trình rèn luyện KNDH môn Toán của SV ở trường Đại học chưa có
một quy trình rèn luyện thật cụ thể và chi tiết.
Một số SV còn có tư tưởng học Toán tốt là có thể dạy tốt được môn Toán mà
không cần rèn luyện nghiệp vụ sư phạm. Quan điểm này là hoàn toàn sai lầm.
10
2.3. Tiểu kết chương 2
Khảo sát nhằm tìm hiểu: Thực trạng nhận thức của GVTH về KNDH;
thực trạng nhận thức của GVTH về KNDH môn Toán; thực trạng KNDH môn
Toán của GVTH; thực trạng rèn luyện KNDH môn Toán của SV ngành GDTH.
Đối tượng tham gia khảo sát:
- GVTH đang trực tiếp đứng lớp dạy học từ lớp 1 đến lớp 5 ở một số
trường TH thuộc huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh. Số lượng GV tham gia khảo sát
180 GV.
- CBQL giáo dục TH là chuyên viên phụ trách TH phòng GD&ĐT, Hiệu

trưởng, Phó Hiệu trưởng các trường TH thuộc huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh. Số
lượng CBQL tham gia khảo sát 30 CBQL.
- SV năm thứ 4 (khoá 44) ngành GDTH trường Đại Học Vinh. Thời điểm
khảo sát, khi SV kết thúc đợt thực tập sư phạm ở trường TH. Số lượng SV tham
gia khảo khát 60 SV.
Theo kết quả điều tra, đa số ý kiến cho rằng:
- KNDH cơ bản và quan trọng nhất: KN tổ chức, giám sát các hoạt động
học tập của HS trong giờ học.
- KNDH môn Toán cơ bản và quan trọng nhất cũng là: KN tổ chức, giám
sát các hoạt động học tập của HS trong giừo học Toán.
- KNDH môn Toán mà GV cũng như SV còn gặp nhiều vướng mắc, khó
khăn nhất trong quá trình luyện tập và sử dụng là: KN dự đoán và xử lí các tình
huống sư phạm có thể xẩy ra trong giờ học Toán.
Nhìn chung về kết quả rèn luyện KNDH môn Toán của SV còn chưa đạt
kết quả như mong muốn, tỉ lệ SV “lúng túng” khi luyện tập cũng như sử dụng
một số KNDH còn cao trong khi đó tỉ lệ ở mức “rất thành thạo” lại quá ít.
Nguyên nhân cơ bản của thực trạng một phần do hạn chế từ phía SV, một phần
do nhà trường Đại học vẫn chưa xây dựng được một quy trình rèn luyện KNDH
môn Toán thật cụ thể và chi tiết cho SV ngành GDTH.
11
Chng 3
Quy trình hình thành kỹ năng dạy học môn Toán
cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học

3.1. Nguyờn tc xõy dng quy trỡnh
3.1.1. Nguyờn tc mc tiờu.
3.1.2. Nguyờn tc h thng.
3.1.3. Nguyờn tc hiu qu.
3.1.4. Nguyờn tc kh thi.
3.2. Nhng KNDH mụn Toỏn cn hỡnh thnh cho SV ngnh GDTH

Trong gii hn ca ti ny, chỳng tụi khụng xõy dng quy trỡnh hỡnh
thnh KNDH cho tt c cỏc KNDH mụn Toỏn cn cú ca GVTH m ch tp
trung xõy dng quy trỡnh cho mt s KNDH c bn, quan trng v nhng
KNDH m theo chỳng tụi GVTH cng nh SV ngnh GDTH ang cũn gp
nhiu vng mc, khú khn trong quỏ trỡnh dy hc mụn Toỏn. C th, chỳng
tụi s xõy dng quy trỡnh hỡnh thnh KNDH mụn Toỏn cho hai KN sau:
3.2.1. KN t chc, giỏm sỏt cỏc hot ng hc tp cho HS
Trong KNDH ny chỳng tụi phõn chia thnh hai nhúm nh KN sau:
a. Nhúm KNDH chung: KN gii thiu bi; KN trỡnh by bng; KN trỡnh
by li ging; KN s dng cõu hi (KN thit k cõu hi; KN t cõu hi); KN
s dng dựng dy hc mụn Toỏn; KN lm ch giỏo ỏn, lm ch thi gian ca
tit hc; KN t chc cỏc hỡnh thc hc tp khỏc nhau cho HS trong lp:
b. Nhúm KNDH chuyờn bit: Gm hai KN
* KN t chc, tin hnh cỏc hot ng hc tp cho HS trong tit hỡnh
thnh kin thc mi.
* KN t chc, tin hnh cỏc hot ng hc tp cho HS trong tit thc
hnh, luyn tp, ụn tp.
3.2.2. KN d oỏn v x lớ cỏc tỡnh hung s phm xy ra trong gi
hc Toỏn
- KN d oỏn trc cỏc tỡnh hung cú th xy ra trong tit Toỏn.
12
- KN xử lí các tình huống sư phạm xẩy ra trong tiết học đã được dự đoán
trước.
- KN xử lí các tình huống sư phạm xẩy ra trong tiết học mà chưa được dự
đoán trước.
3.3. Quy trình hình thành KNDH môn Toán cho SV ngành GDTH
3.3.1. Quy trình chung
Bước 1: Xác định rõ mục tiêu, yêu cầu cần đạt của việc rèn luyện ở
từng KNDH môn Toán cụ thể.
Bước 2: Huy động những kiến thức đã học có liên quan đến KNDH môn

Toán cần hình thành.
Bước 3: Tổ chức tập luyện (vừa quan sát mẫu vừa tập luyện theo mẫu).
Tổ chức cho SV tập luyện các KNDH môn Toán thông qua các tiết tập giảng ở
trường sư phạm và ở trường tiểu học.
Bước 4: Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả rèn luyện KNDH môn Toán
của SV.
3.3.2. Quy trình cụ thể
3.3.2.1. Quy trình hình thành KN tổ chức, giám sát các hoạt động học
tập cho HS.
a. Nhóm KNDH chung.
Trong nhóm KN chung này, chúng tôi đi vào xây dựng quy trình cụ thể, chi
tiết cho từng KN, bao gồm các bước với những ví dụ minh hoạ cụ thể.
VD: “KN trình bày bảng” được xây dựng thành quy trình với các bước cụ thể:
Bước 1: Căn cứ vào nội dung của từng tiết học để dự tính trước các phần
bảng cần trình bày.
Bước 2: Kết hợp giảng và ghi những nội dung cần thiết lên bảng.
Bước 3: Kiểm tra lỗi chính tả trên bảng.
b. Nhóm KNDH chuyên biệt:
* KN tổ chức, tiến hành các hoạt động học tập cho HS trong tiết “hình
thành kiến thức mới”.
13
Trong nhóm KN này chúng tôi đi vào xây dựng quy trình hình thành
KNDH cho từng nhóm lớp cụ thể (lớp 1, lớp 2,3 và lớp 4,5).
VD: Quy trình cụ thể cho “Lớp 1”:
Bước 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu nội dung ở phần tình huống của
phiếu học.
Bước 2: Giúp HS huy động kiến thức, vốn sống đã có để phát hiện và giải
quyết vấn đề.
Bước 3: Hình thành kiến thức mới cho HS.
Bước 4: Tổ chức cho HS diễn đạt kiến thức vừa chiếm lĩnh được dưới

dạng ngôn ngữ nói.
Bước 5: Tổ chức, hướng dẫn HS thực hành, luyện tập thông qua một
số bài tập ở SGK.
* KN tổ chức, tiến hành các hoạt động học tập của HS trong tiết “thực
hành, luyện tập, ôn tập”.
Trong KN này, chúng tôi xây dựng một quy trình chung cho tất cả các
lớp, từ lớp 1 đến lớp 5.
Bước 1: Tổ chức hướng dẫn cho HS phát hiện ra vấn đề cần giải quyết
trong các bài tập.
Bước 2: Giúp HS phát hiện ra kiến thức mới trong các dạng bài toán khác
nhau (kiến thức được học trong tiết “hình thành kiến thức mới” ở tiết trước).
Bước 3: Tổ chức cho HS lần lượt làm các bài tập trong GSK.
Bước 4: Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả làm bài tập của HS
Bước 5: Chữa bài làm của HS.
3.3.2.2. Quy trình hình thành KN dự đoán và xử lí các tình huống sư
phạm có thể xẩy ra trong giờ học Toán.
a. KN dự đoán trước các tình huống sư phạm có thể xẩy ra trong giờ học Toán.
Bước 1: Tìm hiểu và nắm vững đặc điểm nhận thức của HS mà mình sẽ
thực hiện tiết dạy.
Bước 2: Thiết kế các hoạt động học tập cho HS.
14
Bước 3: Căn cứ vào hai bước trên để dự đoán tình huống HS có thể gặp
vướng mắc khó khăn trong quá trình học tập.
Bước 4: Dự kiến trước một số giải pháp xử lí tình huống.
b. KN xử lí các tình huống sư phạm xẩy ra trong tiết học đã được dự
đoán trước.
Bước 1: Phân tích, nhận dạng tình huống.
Bước 2: Xác định vấn đề trọng tâm cần giải quyết.
Bước 3: Lựa chọn một giải pháp tối ưu nhất trong các giải pháp đã dự
kiến để giải quyết tình huống.

Bước 4: Rút ra bài học kinh nghiệm.
c. KN xử lí các tình huống sư phạm xẩy ra trong tiết học mà chưa được
dự đoán trước.
Bước 1: Phân tích và nhận dạng tình huống.
Bước 2: Xác định nhanh vấn đề trọng tâm của tình huống, đề ra phương
hướng giải quyết.
Bước 3: Liệt kê các phương án giải quyết, chọn phương án tối ưu để giải
quyết và nêu lên cơ sở khoa học của cách giải quyết này.
Bước 4: Rút ra bài học kinh nghiệm.
3.4. Đánh giá tính khả thi của quy trình
Vì thời gian nghiên cứu đề tài có hạn, cho nên quy trình hình thành một
số KNDH môn Toán ở tiểu học, mà chúng tôi đề xuất không có điều kiện tiến
hành thử nghiệm trên đối tuợng chính là SV. Nhưng để đánh giá tính khả thi
của quy trình dạy học môn Toán ở hai nhóm KN: KN tổ chức giám sát các hoạt
động học tập của HS và KN dự đoán và xử lí các tình huống sư phạm có thể
xẩy ra trong tiết học Toán. Chúng tôi sẽ lựa chọn một số KN đặc trưng trong
hai nhóm KN nói trên để xây dựng thành hệ thống việc làm cụ thể theo một
trình tự nhất định cho SV luyện tập. Qua đó, thu thập ý kiến đánh giá của Hiệu
trưởng, Phó Hiệu trưởng, cán bộ quản lí là chuyên viên phụ trách TH của phòng
GD&ĐT (ở huyện Can Lộc), cùng với ý kiến đánh giá của giáo viên phụ phách
15
việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên của SV ngành GDTH truờng Đại
Học Vinh về tính khả thi của quy trình.
3.4.1. Quá trình hình thành một số KNDH môn Toán
Chúng tôi lựa chọn và xây dựng quá trình hình thành cho một số KN
trọng tâm trong hai nhóm KNDH đã được xây dựng quy trình ở trên.
VD: Quá trình hình thành KN tổ chức, tiến hành các hoạt động học tập
cho HS trong tiết “hình thành kiến thức mới” (từ lớp 1 đến lớp 5).
Nhiệm vụ 1: SV nắm vững quy trình hình thành KN tổ chức, tiến hành
các hoạt động học tập cho HS trong tiết “hình thành kiến thức mới”. Nắm vững

quy trình cụ thể của từng lớp.
Nhiệm vụ 2: SV chọn một bài bất kì trong chương trình môn Toán tiểu
học thuộc kiểu bài “hình thành kiến thức mới”, tiến hành soạn giáo án. Cần căn
cứ vào các bước trong quy trình để soạn.
Nhiệm vụ 3: Tiến hành luyện tập theo nhóm SV, luyện tập thành thục các
bước trong quy trình lên lớp của tiết “hình thành kiến thức mới” thông qua các
tiết dạy với giáo án đã chuẩn bị trước. Các thành viên trong nhóm cần nhận xét,
bổ sung cho nhau sau mỗi lần tập giảng.
Nhiệm vụ 4: Tiến hành tập giảng trên đối tượng chính là HS tiểu học. Cần
có sự tham gia dự giờ và đánh giá của giáo viên hướng dẫn trong mỗi tiết dạy.
3.4.2. Kết quả bảng đánh giá tính khả thi của quy trình.
* Bảng kết quả thăm dò ý kiến CBQL và GV phụ trách việc rèn luyện
nghiệp vụ sư phạm thường xuyên cho SV về KNDH môn Toán.
TT Tính khả thi của quy trình Ý kiến
1
Quy trình khoa học, hợp lí. Nếu SV được luyện tập
theo quá trình cụ thể như đề tài đề xuất thì có thể hình
thành được KNDH môn Toán.
23
(71,8%)
2
Quy trình khoa học, hợp lí có thể sử dụng nếu được
chỉnh sửa.
9
(28,2%)
3
Quy trình không phù hợp với việc hình thành và rèn luyện
KNDH môn Toán của SV ngành GDTH hiện nay.
0
(0%)

16
Qua bảng thăm dò ý kiến của CBQL và giáo viên, hầu hết các ý kiến đều
cho thấy:
- Quy trình khoa học, hợp lí. Nếu SV được luyện tập nó theo một quá
trình nhất định với một hệ thống việc làm cụ thể (VD:Quá trình hình thành một
số KN như trong đề tài đã xây dựng) thì sẽ hình thành được KNDH môn Toán
cho SV ngành GDTH.
- Để có thể sử dụng quy trình vào việc hình thành những KNDH môn
Toán nhất định cần thực nghiệm để đảm bảo tính hiệu quả của nó.
3.5. Tiểu kết chương 3
Trong chương 3 chúng tôi tiến hành xây dựng quy trình hình thành một số
KNDH môn Toán cho SV nghành GDTH.
Cơ sở để xây dựng quy trình dựa trên bốn nguyên tắc cơ bản sau: Nguyên
tắc mục tiêu; nguyên tắc hệ thống; nguyên tắc khả thi; nguyên tắc hiệu quả.
Sau quá trình phân chia, chúng tôi lựa chọn và tiến hành xây dựng quy
trình hình thành KNDH môn Toán cho SV ngành GDTH ở hai nhóm KN.
- Nhóm KN tổ chức, giám sát các hoạt động học tập cho HS, trong đó
chia làm hai nhóm nhỏ:
+ Nhóm KNDH chung: KN giới thiệu bài; KN trình bày bảng; KN trình
bày lời giảng; KN sử dụng câu hỏi; KN sử dụng đồ dùng dạy học môn Toán;
KN làm chủ giáo án, làm chủ thời gian của tiết học; KN tổ chức các hình thức
dạy học khác nhau cho HS.
+ Nhóm KNDH chuyên biệt: KN tổ chức, tiến hành các hoạt động học
tập cho HS trong tiết “hình thành kiến thức mới”; KN tổ chức, tiến hành các hoạt
động học tập cho HS trong tiết “thực hành, luyện tập, ôn tập”.
- Nhóm KN dự đoán và xử lí các tình huống sư phạm có thể xẩy ra trong
giờ học Toán:
+ KN dự đoán trước các tình huống sư phạm có thể xẩy ra trong giờ học Toán.
+ KN xử lí các tình huống sư phạm xẩy ra trong tiết học đã được dự đoán
trước.

17
+ KN xử lí các tình huống sư phạm xẩy ra trong tiết học mà chưa được dự
đoán trước.
Để đánh giá tính khả thi của quy trình chúng tôi đã chọn một số KN tiêu
biểu trong hai nhóm KN nói trên xây dựng thành hệ thống việc làm cụ thể để
SV có thể luyện tập và hình thành nó. Từ đó, làm cơ sở thu thập ý kiến đánh giá
của CBQL giáo dục TH cũng như các GV phụ trách việc rèn luyện nghiệp vụ
sư phạm thường xuyên môn Toán của SV ngành GDTH. Kết quả điều tra cho
thấy: cơ bản số ý kiến đều cho rằng quy trình được xây dựng một cách khoa
học, hợp lí. Nếu SV được luyện tập một cách có hệ thống, bài bản thì có thể
hình thành được những KNDH môn Toán nói trên.
18
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kết luận
1.1. Việc hình thành và rèn luyện KNDH môn Toán cho SV ngành GDTH là
điều hết sức quan trọng và cần thiết để nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho SV.
1.2. Môn Toán ở tiểu học có những đặc thù nhất định, khi xây dựng cấu
trúc KNDH môn Toán cần coi đây là một cơ sở để phân chia hệ thống KN.
1.3. Qua điều tra cho thấy hầu hết GV đã nhận thức được những KNDH
nói chung và những KNDH môn Toán nói riêng. Tuy nhiên số liệu điều tra
cũng cho thấy nhiều GV còn gặp khó khăn lúng túng ở một số KNDH nhất
định, đặc biệt là KN xử lí các tình huống sư phạm xẩy ra trong giờ học Toán .
1.4. Dựa trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn về việc nhận thức của GVTH cũng
như của SV ngành GDTH về KNDH nói chung và KNDH môn Toán nói riêng, đa
số ý kiến đều thống nhất cho rằng KNDH cơ bản và quan trọng nhất trong dạy học
môn Toán mà GVTH cần phải có:“KN tổ chức giám sát các hoạt động học tập cho
HS”.
1.5. Để SV ra trường có được hệ thống KNDH môn Toán đạt được ở mức
độ tối thiểu, yêu cầu bức thiết cần phải xây dựng hệ thống quy trình rèn luyện
cụ thể để SV luyện tập và hình thành nó khi còn ngồi trên ghế nhà trường đại

học cũng như quá trình giảng dạy sau này của bản thân.
2. Đề xuất
2.1. Quy trình hình thành hai nhóm KNDH môn Toán cho SV ngành
GDTH mà đề tài đề xuất ở trên cần được cụ thể hoá để xác định được tính hiệu
quả và tính khả thi của nó.
2.2. Những người làm công tác nghiên cứu cũng như giảng dạy tại khoa
GDTH ở các trường sư phạm cần tiếp tục nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện quy
trình hình thành KNDH môn Toán cho SV ngành GDTH.
2.3. Các trường sư phạm cần có hệ thống quy trình hình thành KNDH thật
cụ thể (cho tất cả các môn học) để SV luyện tập và dễ dàng hình thành .
19
20
21
22
Luận văn đợc hoàn thành tại Trờng Đại học Vinh
Ngời hớng dẫn khoa học:
TS. NGUYễN bá minh
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Luận văn đợc bảo vệ trớc Hội đồng chấm luận văn Thạc sĩ
Chuyên ngành: Giáo dục học (Cấp tiểu học)
Họp tại Trờng Đại học Vinh
vào hồi giờ ngày tháng năm 2008
Có thể tìm hiểu luận văn tại Th viện Trờng Đại học Vinh
công trình khoa học đã công bố liên quan đến đề tài
Nguyễn Thị Hồng Thắm (2007), Thực trạng kỹ năng dạy học môn Toán
của giáo viên tiểu học ở huyện Can Lộc, Tạp chí Giáo dục, số Đặc biệt,
khoa GDTH, trờng Đại học Vinh, tháng 12.
23

×