Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

tóm tắt luân án nghiên cứu chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau mổ nội soi cắt túi mật do sỏi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (311.25 KB, 27 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


HỒ THỊ DIỄM THU



NGHIÊN CỨU CHẤT LƢỢNG CUỘC SỐNG
CỦA BỆNH NHÂN SAU MỔ NỘI SOI
CẮT TÚI MẬT DO SỎI


Chuyeân ngaønh NGOẠI - GAN MẬT
Maõ soá 62.72.07.30


TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC





THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2014


Công trình được hoàn thành tại:
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH





Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. TRẦN THIỆN TRUNG

Phản biện 1:

Phản biện 2:

Phản biện 3:

Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp
tại
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Vào giờ ngày tháng năm



Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện khoa học Tổng hợp TPHCM
- Thư viện Đại học Y Dược TPHCM
1


GIỚI THIỆU LUẬN ÁN
1. Đặt vấn đề
Sỏi túi mật rất phổ biến ở phương Tây. Ở châu Phi tỉ lệ mắc
sỏi túi mật là dưới 5 % và châu Á là 5 – 10 %. Ngày nay, siêu âm

được sử dụng rộng rãi nên tỉ lệ sỏi túi mật đơn thuần được phát hiện
tại châu Á chiếm tỷ lệ ngày càng tăng.
Sỏi túi mật có thể có hoặc không có triệu chứng. Nhiều bệnh
nhân sỏi túi mật được phát hiện tình cờ qua khám sức khỏe định kỳ
hay khám các bệnh khác mà trước đó không có triệu chứng gì của sỏi
túi mật. Diễn tiến lâm sàng của bệnh sỏi túi mật thường qua 3 giai
đoạn: không triệu chứng, có triệu chứng và biến chứng. Các biểu hiện
của sỏi túi mật thay đổi từ không triệu chứng đến có triệu chứng đau
bụng dữ dội và các biến chứng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc
sống của bệnh nhân. Chỉ định phẫu thuật cắt túi mật vẫn còn những
tranh cãi và chưa có phương pháp nào để dự đoán nguy cơ xảy ra các
biến chứng ở các bệnh nhân sỏi túi mật không mổ.
Hầu hết sỏi túi mật không có triệu chứng và không xác định
được thời điểm xảy ra biến chứng. Tuy nhiên, có một sự thống nhất
là những bệnh nhân sỏi túi mật có triệu chứng thì cần được xem xét
để phẫu thuật cắt bỏ túi mật. Đối với những trường hợp này, thời gian
tiến hành phẫu thuật cần được cân nhắc và phụ thuộc vào nguy cơ,
chi phí và các triệu chứng. Các triệu chứng có thể không thay đổi,
hoặc xấu đi hay xuất hiện thêm các triệu chứng mới sau phẫu thuật
cắt túi mật là một vấn đề lớn.
Sau khi cắt bỏ túi mật, bệnh nhân có thể có thay đổi về chất
lượng cuộc sống. Sự thay đổi này có thể rất khác nhau giữa trước và
sau mổ. Do đó việc đánh giá chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân trước
và sau mổ cắt túi mật nội soi do sỏi là rất quan trọng.
2


2. Tính cấp thiết của đề tài: Nghiên cứu nhằm đánh giá những thay
đổi tâm lý, sinh lý, bệnh lý trong cơ thể người bệnh khi không còn túi
mật, xác định những thay đổi này ảnh hưởng đến chất lượng cuộc

sống của người bệnh như thế nào, nhận định về chất lượng cuộc sống
của người bệnh sau mổ cắt túi mật nội soi do sỏi. Theo dõi sau mổ để
biết được những triệu chứng nào xuất hiện ảnh hưởng đến chất lượng
cuộc sống của người bệnh, cũng như những triệu chứng nào gây khó
chịu cho người bệnh trước mổ và mất đi sau mổ, và ảnh hưởng đến
chất lượng cuộc sống người bệnh như thế nào để đưa ra hướng dự
phòng và điều trị. Chi phí y tế nhiều ít ra sao.
Việc nghiên cứu và đánh giá chất lượng cuộc sống ở bệnh
nhân sau cắt túi mật nội soi do sỏi tập trung vào các mục tiêu sau:
1. Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân trước và sau mổ
bằng hai bộ câu hỏi SF-36 và GIQLI.
2. So sánh chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau mổ theo từng
nhóm có và không có triệu chứng.
3. Những đóng góp mới của luận án: Là nghiên cứu đánh giá và so
sánh chất lượng cuộc sống của bệnh nhân trước và sau mổ. Từ đó
xem lại chỉ định và thời điểm mổ, nhất là những trường hợp sỏi túi
mật không triệu chứng. Nghiên cứu tiền cứu, thống kê mô tả, được
thực hiện tại khoa Ngoại Bệnh viện Nguyễn Trãi và Bệnh viện Đại
Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu khẳng
định: - Nhóm bệnh nhân không triệu chứng lâm sàng trước mổ: sau
mổ, chất lượng cuộc sống có bị ảnh hưởng nhưng sau đó có cải thiện
tốt trong 3 tháng.
- Nhóm bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng trước mổ: sau
mổ, chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng nhiều và được cải thiện tốt
dần trong 6 tháng.
3


4. Bố cục luận án: Luận án gồm 115 trang. Ngoài phần mở đầu
2 trang, kết luận và kiến nghị 3 trang, luận án có 4 chương. Chương

1: Tổng quan 24 trang; Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên
cứu 15 trang; Chương 3: Kết quả nghiên cứu 24 trang; Chương 4:
Bàn luận: 30 trang. Luận án có: 29 bảng, 5 hình và 12 biểu đồ. Luận
án có 138 tài liệu tham khảo, 11 tài liệu tiếng Việt, 2 tài liệu tiếng
Pháp và 125 tài liệu tiếng Anh.
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Triệu chứng bệnh sỏi túi mật
Khoảng 90 % sỏi túi mật không có triệu chứng. Chỉ có một tỷ
lệ rất nhỏ (2 %) là bị đau trong 10 năm đầu tiên. Triệu chứng nhẹ
nhất và hay gặp nhất là từng lúc bị các cơn đau gọi là cơn đau bụng
mật ở phần bụng trên hay lệch sang phải, cũng có thể đau nặng và
xiên ra sau lưng, đổi tư thế hay có trung tiện vẫn không giảm đau, có
thể nôn hay buồn nôn, đau kéo dài một vài giờ (nếu đau kéo dài hơn,
có thể là viêm túi mật cấp hay một tình trạng khác nặng hơn). Các
cơn đau khác xảy ra cùng thời gian trong ngày, nhưng ít khi là mỗi
tuần một lần. Thức ăn nhiều mỡ có thể khởi xướng cơn đau mấy
tiếng sau ăn hoặc về đêm.
1.2. Điều trị bệnh sỏi túi mật
Theo dõi các trường hợp sỏi không triệu chứng
Khuyến cáo nên chờ-xem, ngoại trừ trên phim chụp mật thấy
có nguy cơ của biến chứng: các sỏi lớn trên 3 cm, nghi ngờ ung thư
túi mật, các sỏi gây đau hoặc biến chứng hay cả hai. Tuổi của bệnh
nhân cũng là một yếu tố để cân nhắc.
Các trường hợp có triệu chứng
Các khám nghiệm bình thường, không có đau dữ dội hay biến
chứng. Có thể cho ra viện, dùng kháng sinh uống và thuốc giảm đau.
4


Sỏi túi mật với cơn đau mật nhưng không có dấu hiệu nhiễm trùng.

Có mấy lựa chọn: (1) Dùng thuốc giảm đau đường tĩnh mạch; (2) Mổ
cắt túi mật không cấp thiết ; (3) Điều trị thuốc cho các bệnh nhân
không muốn mổ hay có các vấn đề y tế làm tăng nguy cơ phẫu thuật;
Điều trị phẫu thuật: Túi mật không phải là một tạng thiết
yếu, và cắt bỏ túi mật là một trong những phẫu thuật thông thường
nhất trong điều trị. Các thuận lợi đầu tiên so với điều trị không phẫu
thuật là loại bỏ được sỏi túi mật và đề phòng được ung thư túi mật.
Phẫu thuật cắt túi mật gần như là phương pháp điều trị duy nhất hữu
hiệu đối với sỏi túi mật đã có triệu chứng hoặc biến chứng. Từ khi
Langenbuch lần đầu tiên thực hiện cắt túi mật bằng mổ mở tại Berlin
vào năm 1882 đến nay đã hơn 100 năm, kỹ thuật đã thực sự hoàn
thiện. Trong vòng 20 năm trở lại đây, phẫu thuật ít xâm hại ra đời.
Cắt túi mật nội soi là một trong những phẫu thuật ra đời sớm nhất
trong các phẫu thuật nội soi ổ bụng.
1.3. Ảnh hƣởng của bệnh sỏi túi mật đến chất lƣợng cuộc sống
Tác dụng của phẫu thuật cắt bỏ túi mật
Sự tiết ra theo chu kỳ của mật từ túi mật giúp cho sự tiêu hóa
nhưng không phải là yếu tố cần thiết. Ở những bệnh nhân cắt bỏ túi
mật, mật chảy xuống tá tràng chậm và hằng định, mặc dù ống mật
cuối cùng trở nên dãn to hơn một chút, và mật chảy xuống tá tràng
sau bữa ăn nhiều hơn tại các thời điểm khác. Những bệnh nhân cắt túi
mật thậm chí có thể có khả năng ăn thức ăn chiên xào, mặc dù nhìn
chung họ phải tránh những thức ăn chứa lượng mỡ cao.
Nghiên cứu chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân sau cắt túi
mật nội soi do sỏi
Quintana và cộng sự, trong thời gian 01 năm từ 3/1999 đến
3/2000, nghiên cứu tại 6 bệnh viện ở Tây Ban Nha, có 887 bệnh nhân
5



có chỉ định mổ cắt túi mật nội soi do sỏi. Kết quả là: Các biểu hiện
của sỏi túi mật thay đổi từ không đến có triệu chứng làm ảnh hưởng
xấu đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau mổ cắt túi
mật, thực hiện tại Tây Ban Nha. Nghiên cứu này nhằm xác định các
thay đổi lâm sàng về sức khỏe liên quan đến chất lượng cuộc sống
của bệnh nhân. Bệnh nhân được yêu cầu hoàn thành hai bảng câu hỏi:
SF-36 và GIQLI trước và 3 tháng sau khi mổ cắt túi mật. Hai bảng
câu hỏi này bao gồm 36 câu hỏi về các chủ đề là: chức năng thể chất,
vai trò thể chất, đau cơ thể, sức khỏe tổng quát, sức sống, chức năng
xã hội, vai trò của cảm xúc, sức khỏe tinh thần. Cả hai bảng SF-36 và
GIQLI đều được xác nhận và dịch ra tiếng Tây Ban Nha.
Sandblom và cộng sự, từ 01/01/2005 đến 31/8/2005 đã
nghiên cứu187 bệnh nhân tại Thụy Điển. Mục đích của nghiên cứu là
xác nhận bản dịch bằng tiếng Thụy Điển của 2 bảng câu hỏi SF-36 và
GIQLI và chứng minh rằng các bảng câu hỏi này có hiệu lực và độ
tin cậy cao trong việc đánh giá chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân sau
mổ cắt túi mật nội soi do sỏi.
Chỉ định phẫu thuật của bệnh sỏi túi mật còn là vấn đề tranh
cãi, do đó cần phải có một công cụ đáng tin cậy để đánh giá các triệu
chứng liên quan của sỏi túi mật là rất quan trọng. Bộ GIQLI đã được
phát triển tại Đức và được dịch sang tiếng Anh. Mục đích của nghiên
cứu là xác nhận bảng câu hỏi GIQLI như một công cụ để đánh giá tác
động của triệu chứng sỏi túi mật liên quan đến chất lượng cuộc sống
của bệnh nhân.
Eypasch và cộng sự, từ 10/1989 đến 3/1990. Nghiên cứu về
chất lượng cuộc sống của bệnh nhân tại Canada và Đức thấy rằng
chưa có công cụ để đo chất lượng cuộc sống, đặc biệt cho các bệnh
6



nhân bị bệnh đường tiêu hóa. Từ đó nhóm nghiên cứu đưa ra một
bảng 36 câu hỏi, mỗi câu hỏi có 5 câu trả lời, mỗi câu trả lời sẽ được
cho một số điểm, sau đó tổng kết số điểm, qua đó đánh giá chất
lượng của cuộc sống về tiêu hóa (GIQLI). Bảng đánh giá này hiện
nay đã được áp dụng trong nghiên cứu và thực hành lâm sàng.
Các nghiên cứu hiện nay cho thấy rằng chất lượng cuộc sống
có thể trở thành một thực thể đo lường được trong nghiên cứu và thực
hành lâm sàng, có hiệu lực. Các mục được chọn để phản ánh nhận
thức của bệnh nhân về tác động của bệnh và điều trị với cuộc sống
của họ. Câu trả lời của bệnh nhân được xác nhận do thân nhân của họ
và dùng để đo lường bằng điểm số, đánh giá chất lượng cuộc sống.
Bảng câu hỏi chung SF-36 có lợi điểm là một công cụ nổi
tiếng và sử dụng rộng rãi cho phép so sánh giữa các nghiên cứu.
Nhược điểm chính của nó là khả năng phân biệt của nó thấp và thiếu
đặc trưng để nắm bắt được những thay đổi quan trọng của một vấn đề
lâm sàng cụ thể. Bộ GIQLI đã được bổ sung vì nó cụ thể hơn SF-36
và tập trung vào các triệu chứng tiêu hóa ở cả hai phần đường tiêu
hóa trên và dưới [34], [130]. Nó cũng bao gồm các lĩnh vực sức khỏe
bình thường nói chung bị ảnh hưởng ở những bệnh nhân bị bệnh
đường tiêu hóa.
Một thử nghiệm được thực hiện tại bệnh viện Hoàng Gia Anh
(2000) [95], để so hai phương pháp điều trị sỏi túi mật: mổ cắt túi
mật mở và tán sỏi nội soi. Tất cả bệnh nhân bị bệnh sỏi túi mật có
triệu chứng được chỉ định mổ cắt túi mật và theo dõi trong khoảng
thời gian hai năm. Trong năm đầu tiên, nhóm phẫu thuật cắt túi mật
đạt được những lợi ích về chất lượng cuộc sống như giảm đau nhiều
hơn, với những cải tiến khác về sức khỏe như bớt nôn mửa, buồn
nôn, khó chịu do thức ăn béo.
7



Tóm lại, sỏi túi mật là bệnh phổ biến, có thể có hoặc không
có triệu chứng. Có nhiều phương pháp điều trị sỏi túi mật, trong đó
cắt túi mật là phương pháp điều trị triệt để nhất. Ở Việt Nam, phẫu
thuật cắt túi mật nội soi do sỏi được thực hiện rộng khắp và gần như
thường qui từ các tuyến cơ sở (các Bệnh viện đa khoa Tỉnh và một số
ít Bệnh viện đa khoa khu vực…) đến các Trung tâm Ngoại khoa, các
tuyến Trung ương. Sau khi cắt bỏ túi mật, bệnh nhân có thể có thay
đổi và ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng cuộc sống. Vì vậy, nghiên
cứu chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân sau cắt túi mật nội soi do sỏi
là cần thiết, hữu ích và có ý nghĩa thực tiễn. Nghiên cứu nhằm mục
đích khuyên bệnh nhân thời gian nào nên mổ, chỉ định mổ, sau mổ có
những thay đổi gì về chất lượng cuộc sống, thời gian điều trị, sau mổ
có cần điều trị gì thêm và chi phí điều trị. Đó cũng là lý do chúng tôi
lựa chọn đề tài này.
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Bệnh nhân có sỏi túi mật được chẩn đoán xác định trước mổ
và có chỉ định mổ cắt túi mật nội soi.
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.
Bệnh nhân đã hoặc đang sử dụng thuốc chống trầm cảm,
thuốc tâm thần hoặc đang điều trị bệnh lý dạ dày, tá tràng.
Bệnh nhân là người nước ngoài.
Bệnh nhân không đến tái khám sau phẫu thuật 1 tháng.
Bệnh nhân trên 70 tuổi.
Bệnh nhân bị viêm túi mật mủ hoặc viêm túi mật hoại tử.
8



2.2 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu tiền cứu, thống kê mô tả với mục tiêu là các tỉ lệ
thay đổi chất lượng cuộc sống ở các thành phần khác nhau với sai số
cho phép là 5 %.
Cỡ mẫu tối thiểu:
n = Z². p(1-p)/d²
Trong đó: p = 45 %, d: độ chính xác tương đối = 5 %.
Thay các giá trị vào công thức trên, có n = 364.
2.3 Địa điểm và thời gian nghiên cứu:
- Thời gian nghiên cứu từ 01/01/2010 đến 31/12/2011.
- Địa điểm nghiên cứu tại Bệnh viện Nguyễn Trãi và Bệnh viện Đại
Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
2.4 Phƣơng pháp nghiên cứu
Bước 1: phân loại bệnh nhân theo từng nhóm trước mổ.
 Không triệu chứng.
 Có triệu chứng.
Phỏng vấn bệnh nhân theo từng nhóm trước mổ bằng 2 bộ câu hỏi.
Bước 2: Đánh giá chất lượng cuộc sống theo từng nhóm như sau:
 Không triệu chứng trước mổ.
 Có triệu chứng trước mổ.
Phỏng vấn bệnh nhân theo từng nhóm.
Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau mổ bằng hai bộ
câu hỏi SF-36 và GIQLI vào các thời điểm sau mổ: 1 tháng, 3 tháng,
và 6 tháng.
Bước 3: Sau phỏng vấn bệnh nhân và ghi nhận vào bộ câu hỏi,
chuyển đổi điểm của 2 bộ câu hỏi chung qua điểm của công trình
nghiên cứu. Bộ câu hỏi SF-36 (phiên bản 1.0) gồm 8 yếu tố về sức
khỏe: hoạt động thể lực; các hạn chế do sức khỏe thể lực; các hạn chế

9


do dễ xúc động; sinh lực; sức khỏe tinh thần; hoạt động xã hội; cảm
giác đau; sức khỏe chung. SF-36 có 36 câu hỏi xoay quanh 8 yếu tố
trên.
Cho điểm thế nào bảng câu hỏi SF-36
 Bước 1: cho điểm các câu hỏi, chuyển đổi điểm số của các câu
trả lời. Như vậy, trong bảng chuyển đổi điểm mỗi câu trả lời đều có
điểm số thay đổi từ 0 đến 100.
 Bước 2: những câu hỏi được cho điểm theo mức độ giống nhau
sau khi chuyển đổi. Sau đó tính điểm trung bình các khoản của 8 lĩnh
vực. So sánh các giá trị trung bình trước mổ với sau mổ ở thời điểm 1
tháng, 3 tháng và 6 tháng.
 Bước 3: Tập hợp các điểm số là tỉ lệ % tất cả các điểm số có được
từ các câu hỏi thuộc từng lĩnh vực đặc biệt của tình trạng sức khỏe
chức năng được gộp lại tính trung bình mỗi lĩnh vực trong số 8 lĩnh
vực (thí dụ đau, hoạt động thể lực…).
 Bước 4: Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau mổ so
với trước mổ. Xem lại chỉ định mổ, thời điểm mổ và kết luận.
2.5 Xử lý kết quả: bằng phần mềm excel 2007 và minitab 16.0.
Các số liệu tỉ lệ được xử lý bằng phép kiểm χ
2
.
Các số liệu định lượng được xử lý bằng phép kiểm t và phép kiểm F
(phân tích phương sai) (ANOVA).
Phép kiểm Student-T được sử dụng để so sánh các giá trị trung bình.
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong thời gian 2 năm từ tháng 01/2010 đến 31/12/2011, tại
hai bệnh viện Nguyễn Trãi và bệnh viện Đại học Y Dược thành phố

Hồ Chí Minh, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu chất lượng cuộc
sống của 398 bệnh nhân sau cắt túi mật nội soi do sỏi.
10


Sau mổ một tháng, số bệnh nhân đến tái khám tại bệnh viện
là 398 (100 %), tái khám sau mổ 3 tháng là 155 bệnh nhân (38,9%)
và sau mổ 6 tháng là 119 bệnh nhân (29,9%).
3.1 Đặc điểm bệnh nhân
3.1.1. Giới: Có 101 bệnh nhân nam (25,4 %) và 297 nữ (74,6 %).
Tuổi trung bình 49,95 ± 11,70 tuổi. Đây là bệnh nhân trong
nhóm tuổi lao động, sau mổ có thể thời gian nghỉ việc ít, bệnh nhân
phải làm việc trở lại trong khi các triệu chứng sau cắt túi mật vẫn còn
và có thể làm hạn chế một phần hoạt động. Như vậy các rối loạn sau
mổ có thể sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
3.1.2 Đặc điểm tiền căn
Bảng 3.5. Các bệnh kèm theo.
Tiền căn
Số bệnh nhân
Tỉ lệ %
Viêm loét dạ dày tá tràng
82
20,6
Bệnh khác (Đái tháo đường )
93
23,4
Tổng cộng
175
44,0
Bệnh nhân nhập viện có chỉ định cắt túi mật nội soi do sỏi,

45,7 % (182/398 bệnh nhân) có tiền căn được nội soi dạ dày - tá
tràng. Kết quả có viêm hoặc loét dạ dày - tá tràng là 20,6 % (82/398)
và đã được điều trị hết triệu chứng lâm sàng.
3.1.3Lâm sàng
Bảng 3.6. Triệu chứng cơ năng.
Lâm sàng
Số bệnh nhân
Tỉ lệ %
Không triệu chứng
103
25,9
Có triệu chứng
295
74,1
Tổng cộng
398
100
Triệu chứng cơ năng bao gồm: đau bụng, đầy bụng, ợ hơi, sôi
ruột, ăn khó tiêu, tiêu chảy
11


3.2 Chẩn đoán
3.2.1 Chẩn đoán trƣớc mổ
Bảng 3.9. Chẩn đoán trước mổ.
Chẩn đoán trƣớc mổ
Số BN
Tỉ lệ %
Sỏi túi mật
295

74,1
Viêm túi mật cấp do sỏi
92
23,1
Viêm túi mật mạn do sỏi
11
2,8
Tổng cộng
398
100
Bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật nhiều nhất là sỏi túi mật 74,1 %
3.2.2 Chẩn đoán sau mổ
Bảng 3.10. Chẩn đoán sau mổ.
Chẩn đoán sau mổ
Số BN
Tỉ lệ %
Sỏi túi mật
Viêm túi mật
299
99
75,1
24,9
Viêm túi mật cấp do sỏi
82
20,6
Viêm túi mật mạn do sỏi
17
4,3
Tổng cộng
398

100
Qua bảng 3.10, số bệnh nhân được chẩn đoán sau mổ là sỏi
túi mật chiếm tỉ lệ cao nhất 75,1 % (299/398).
Bảng 3.11. Chẩn đoán mô bệnh học sau mổ.
Chẩn đoán mô bệnh học
Số BN
Tỉ lệ %
Viêm túi mật mạn
292
73,4
Viêm túi mật cấp
91
22,9
Viêm túi mật cấp trên nền mạn
15
3,7
Tổng cộng
398
100
Chẩn đoán mô bệnh học sau mổ, túi mật đều có tình trạng
viêm chiếm tỉ lệ 100 % (398/398). Nói cách khác, dù có hay không
12


có triệu chứng trên lâm sàng nhưng kết quả mô bệnh học đều có viêm
nên chỉ định mổ đều đúng.
Nhóm bệnh nhân có chẩn đoán mô bệnh học là viêm túi mật
mạn chiếm tỉ lệ cao nhất 73,4 % (292/398).
3.2.3 So sánh giữa chẩn đoán trƣớc và sau mổ
Nhóm không triệu chứng lâm sàng chiếm 25,9%(103/398 bệnh nhân)

Bảng 3.12. So sánh giữa chẩn đoán trước và sau mổ của nhóm không
triệu chứng cơ năng.
Sau mổ
Trƣớc mổ
Sỏi túi mật
VTM cấp
VTM mạn
Sỏi túi mật
Viêm túi mật mạn
95
1
4
3
Tổng cộng
96
4
3
Kết quả bảng 3.12 cho thấy số bệnh nhân có chẩn đoán trước mổ là
sỏi túi mật chiếm 102/103 và sau mổ chiếm 96/103. Giữa chẩn đoán
trước và sau mổ có sự đồng thuận thấp với chỉ số Kappa = 0,4076.
Nhóm có triệu chứng lâm sàng chiếm 74,1 % (295/398 bệnh nhân).
Bảng 3.13. So sánh giữa chẩn đoán trước và sau mổ của nhóm có
triệu chứng cơ năng.
Sau mổ
Trƣớc mổ
Sỏi túi mật
VTM cấp
VTM mạn
Sỏi túi mật
161

28
4
Viêm túi mật cấp
Viêm túi mật mạn
42
0
47
3
3
7
Tổng cộng
203
78
14
Kết quả bảng 3.13 cho thấy số bệnh nhân có chẩn đoán trước
mổ là sỏi túi mật chiếm 65,4 % (193/295) và sau mổ chiếm 68,8 %
13


(203/295). Giữa chẩn đoán trước và sau mổ có sự đồng thuận với chỉ
số Kappa = 0,929.
3.3 Đánh giá chất lƣợng cuộc sống của bệnh nhân
Chúng tôi theo dõi đánh giá chất lượng cuộc sống bệnh nhân
ở các thời điểm sau mổ 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng.
Trong 1 tháng sau mổ, chúng tôi vẫn liên lạc được với tất cả
398 bệnh nhân: có 21,9 % (87/398 bệnh nhân) có các rối loạn tiêu
hóa, 78,1 % (311/398 bệnh nhân) bình thường.
Ở các thời điểm sau mổ 3 và 6 tháng, chúng tôi đặc biệt chú
ý theo dõi chặt chẽ 87 bệnh nhân này cho đến khi hết hẳn các triệu
chứng rối loạn tiêu hóa và không có bệnh nhân nào mất liên lạc.

Kết quả các rối loạn ở 87 bệnh nhân liên quan đến chất lượng
cuộc sống sau mổ được trình bày qua các bảng tiếp theo.
Bảng 3.17. Các rối loạn tiêu hóa hết sau 1 tháng.
Triệu chứng
Số BN
Tỉ lệ %
Đau bụng
2
0,5
Đầy bụng, ăn không tiêu
53
13,3
Ợ hơi
1
0,3
Tiêu chảy
16
4,0
Tổng cộng
72
18,1
Có 82,8 % (72/87 bệnh nhân) hết các rối loạn tiêu hóa sau 1 tháng.
Bảng 3.18. Các rối loạn tiêu hóa ngay từ sau mổ và hết sau 3 tháng.
Triệu chứng
Số BN
Tỉ lệ %
Đầy bụng, ăn không tiêu
11
2,8
Tiêu chảy

3
0,8
Tổng cộng
14
3,6
Có 98,8 % (86/87 bệnh nhân) hết các rối loạn tiêu hóa sau 03 tháng.
Ba tháng sau mổ, số bệnh nhân trả lời bảng câu hỏi qua tái khám tại
14


bệnh viện đang nghiên cứu là 155 (38,9 %) và qua phỏng vấn trực
tiếp bằng điện thoại là 153 (38,4%).
Bảng 3.19. Các rối loạn tiêu hóa ngay từ sau mổ và hết sau 6 tháng.
Triệu chứng
Số BN
Tỉ lệ %
Tiêu chảy
1
0.3
Tổng cộng
1
0,3
Sau 6 tháng, 87 bệnh nhân hết rối loạn tiêu hóa.
3.3.1 Đánh giá theo bộ câu hỏi GIQLI
Trước phẫu thuật: số bệnh nhân hoàn toàn không có triệu
chứng gì là 103. Có triệu chứng ở 295 bệnh nhân còn lại bao gồm:
Đau bụng, đầy bụng, ợ hơi, suy giảm sức khỏe, tiêu chảy, táo bón, ăn
khó tiêu một số loại thức ăn.
Nhóm bệnh nhân không triệu chứng lâm sàng
- Tỉ lệ bệnh nhân sau phẫu thuật 1 tháng có chất lượng cuộc sống

bình thường là 20,6 % (82/398).
- Tỉ lệ bệnh nhân bình thường sau ba tháng là 25,6 % (102/398).
- Tất cả bệnh nhân trong nhóm không có triệu chứng lâm sàng trước
mổ đều có chất lượng cuộc sống trở về bình thường.
Nhóm bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng
Trước phẫu thuật: Các tỉ lệ bệnh nhân có ảnh hưởng đến chất
lượng cuộc sống giảm dần là: 34 điểm chiếm 45,2 % (180/398 bệnh
nhân), 33 điểm chiếm 10,8 % (43/398 bệnh nhân), 32 điểm chiếm
17,3 % (69/398 bệnh nhân), 31 điểm chiếm 0,8 % (3/398 bệnh nhân).
Sau phẫu thuật một tháng, tỉ lệ bệnh nhân có chất lượng cuộc
sống trở về bình thường là 57,5 % (229/398). Sau phẫu thuật ba
tháng, hầu hết bệnh nhân trong nhóm sỏi túi mật có triệu chứng lâm
sàng và có chất lượng cuộc sống trở về bình thường (70,6 %)
(281/398). Sau phẫu thuật sáu tháng, chỉ còn 1 bệnh nhân trong nhóm
15


sỏi túi mật có triệu chứng lâm sàng và có chất lượng cuộc sống hơi
giảm do triệu chứng tiêu chảy.
3.3.2 Đánh giá theo bộ câu hỏi SF-36
Bảng 3.23. So sánh chất lượng cuộc sống trước và sau phẫu thuật 1
tháng, 3 tháng.
SF-36
Trƣớc
PT
(%)
Sau PT
1 tháng
(%)
Sau PT

3 tháng
(%)
Hoạt động thể lực
18,76
11,71
4,72
Các hạn chế do sức khỏe thể lực
1,94
13,73
5,13
Cảm giác đau
18,95
9,5
1,14
Sức khỏe chung
22
8,39
6,55
Sinh lực
3,5
4,08
2,01
Hoạt động xã hội
14,14
3,83
2,01
Các hạn chế do dễ xúc động
6,66
8,6
4,08

Sức khỏe tinh thần
5,6
3,67
1,93
Qua bảng 3.23, so sánh kết quả trước phẫu thuật với sau phẫu
thuật một tháng và ba tháng, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân có
khác nhau, sau phẫu thuật ba tháng chất lượng cuộc sống có cải thiện
tốt từ thể chất đến tinh thần.
Sau phẫu thuật sáu tháng còn 1 bệnh nhân bị ảnh hưởng đến
chất lượng cuộc sống, song kể từ tháng thứ 7 không còn bệnh nhân
nào bị ảnh hưởng.
3.3 Kết quả cuối cùng
a) 398 bệnh nhân nghiên cứu đƣợc theo dõi
- 398 bệnh nhân (100 %) đến tái khám tại bệnh viện sau phẫu thuật 1
tháng.
16


- 155 bệnh nhân (39,8 %) đến tái khám tại bệnh viện sau phẫu thuật 3
tháng: 141 người (35,4 %) bình thường, 14 người (3,5 %) bất thường.
Trong nhóm 243 bệnh nhân không đến tái khám: 153 người (38,4 %)
liên lạc được bằng điện thoại, 90 người (22,6 %) không liên lạc
được. Những bệnh nhân không liên lạc được sau phẫu thuật 3 tháng
đều nằm trong nhóm hết triệu chứng lâm sàng và có chất lượng cuộc
sống trở về bình thường sau phẫu thuật 1 tháng.
- 119 bệnh nhân (29,9 %) đến tái khám tại bệnh viện sau phẫu thuật 6
tháng và có 189 người (47,5 %) liên lạc được bằng điện thoại.
b) Chỉ định cắt túi mật nội soi do sỏi: 398 bệnh nhân
 74,1 % (295/398 bệnh nhân) sỏi túi mật.
 25,9 % (103/398 bệnh nhân) viêm túi mật các loại.

Theo kết quả mô bệnh học sau mổ, 100 % bệnh nhân có viêm túi
mật. Trong số này có:
 73,4 % viêm túi mật mạn do sỏi.
 26,6 % viêm túi mật cấp do sỏi.
c) Đánh giá chất lƣợng cuộc sống bệnh nhân trƣớc phẫu
thuật bằng các bộ câu hỏi SF-36 và GIQLI: ở nhóm 103 bệnh nhân
không có triệu chứng lâm sàng, có (25,9 %) bình thường, và 295
bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng trước mổ (74,1 %) có thay đổi.
d) Đánh giá chất lƣợng cuộc sống sau phẫu thuật bằng các
bộ câu hỏi SF-36 và GIQLI
 Sau phẫu thuật một tháng: 311 bệnh nhân (78,1 %) bình thường,
87 bệnh nhân (21,9 %) chưa bình thường, còn một số triệu chứng rối
loạn tiêu hóa.
 Sau phẫu thuật ba tháng: 383 bệnh nhân (96,2 %) bình thường.
 Sau phẫu thuật sáu tháng: số bệnh nhân có chất lượng cuộc sống
chưa bình thường rất ít (1 bệnh nhân).
17


Chƣơng 4: BÀN LUẬN
4.1 Đặc điểm sỏi túi mật
Hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về bệnh sỏi túi
mật, tuy nhiên có ít nghiên cứu về dịch tễ học bệnh sỏi túi mật trong
cộng đồng. Những hiểu biết về dịch tễ học bệnh sỏi túi mật giúp
người thầy thuốc có cái nhìn tổng quát về bệnh nhạy bén hơn trong
chẩn đoán, chính xác hơn trong điều trị và hoạch định kế hoạch
phòng ngừa bệnh có hiệu quả.
Nghiên cứu của chúng tôi về chất lượng cuộc sống ở bệnh
nhân sau cắt túi mật nội soi do sỏi được tiến hành tại hai cơ sở y tế ở
thành phố Hồ Chí Minh là Bệnh viện Nguyễn Trãi (từ tháng 01/2010

đến hết tháng 12/2011) và Bệnh viện Đại học Y Dược (từ tháng
5/2011 đến hết tháng 12/2011). Tổng số bệnh nhân là 398 người: 90
bệnh nhân mổ tại Bệnh viện Nguyễn Trãi và 308 mổ tại Bệnh viện
Đại học Y Dược. Tại Việt Nam, tỉ lệ sỏi túi mật tại thành phố Hồ Chí
Minh (10, 11/1997) là 6,4 % tại Cần Thơ (3/1998 đến 4/2002) là 1,32
% , và tại Khánh Hòa (2003) là 4,2 %.
Tuổi trung bình của sỏi túi mật trong nghiên cứu này là:
49,95  11,70. Tại Việt Nam, trong một số nghiên cứu trước đây cho
kết quả tuổi trung bình của bệnh nhân sỏi túi mật là 52,63  13,7.
Trong 398 bệnh nhân có 297 (74,6 %) là nữ và 101 (25,4 %) nam. Tỉ
lệ Nữ/ Nam là 2,94. So sánh với các nước phương Tây, nữ cao gấp 2-
3 lần nam. Năm 2004, nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh về sỏi
túi mật, tỉ lệ Nữ /Nam là 1,63 nhưng tại Hà Nam là 0,62 và tại
Khánh Hòa là 3,5. Biểu đồ 3.2 cho thấy nhóm có nghề nghiệp hay
nói cách khác là nhóm bệnh nhân đang làm việc là 212 (53,3 %) và
nhóm còn lại (hưu trí, học sinh, nội trợ…) là 186 (46,7 %). Như vậy,
bệnh nhân trong độ tuổi lao động chiếm đa số. Bệnh nhân sau mổ nếu
18


có chất lượng cuộc sống không tốt sẽ ảnh hưởng đến sức lao động,
việc làm và từ đó sẽ dẫn đến những hệ quả không tốt khác. Từ đó,
xem lại triệu chứng trước mổ và chỉ định mổ để xác định thời điểm
mổ thích hợp.
4.2 Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng
Trong phần này, chúng tôi chia bệnh nhân ra làm 2 nhóm:
không triệu chứng và có triệu chứng; sự phân chia này có liên quan
đến những phân tích của chúng tôi trong tiến trình làm luận án.
* Đặc điểm lâm sàng
Bảng 3.6 trình bày về triệu chứng cơ năng cho kết quả là:

25,9 % (103/398 bệnh nhân) không có triệu chứng và 74,1 %
(295/398) có triệu chứng.
Nghiên cứu của Nguyễn Tấn Cường và cộng sự (2004), triệu
chứng đau bụng thường gặp nhất và cũng là nguyên nhân khiến bệnh
nhân phải đến khám bệnh (88,4 %), tương tự như nhiều tác giả khác.
Vị trí đau nhiều nhất thường tập trung hoặc ở dưới sườn phải (67,0%)
hoặc ở vùng mũi ức thượng vị (19,2 %) hoặc ở cả hai vị trí trên
(8,1%) mà bệnh nhân không thể mô tả được đâu là vị trí đau nhất.
Bệnh nhân đến bệnh viện khá sớm nhờ biết bệnh sỏi túi mật qua siêu
âm. Như vậy, nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả không khác biệt.
* Đặc điểm cận lâm sàng
Nhóm bệnh nhân có xét nghiệm công thức bạch cầu bất
thường là 20,6 % (82/398). Liên quan giữa chẩn đoán và số lượng
bạch cầu được trình bày qua bảng 3.8 có ý nghĩa thống kê với p <
0,001. Bệnh nhân có chỉ định mổ có xét nghiệm huyết học bất thường
chiếm tỉ lệ không cao cho nên không ảnh hưởng đến kết quả đánh giá
chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau mổ.
19


Để chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời bệnh sỏi đường mật,
nhiều phương pháp chẩn đoán hình ảnh học đã được sử dụng trong
đó siêu âm là lựa chọn đầu tiên vì rất hiệu quả, đơn giản, không xâm
hại và chi phí rẻ.
4.3 Chẩn đoán
Kết quả chẩn đoán mô bệnh học của chúng tôi trên 398 bệnh
nhân, 73,4 % (292/398 bệnh nhân) có chẩn đoán mô bệnh học là
viêm túi mật mạn. Những bệnh nhân ở nhóm này thường không có
biểu hiện lâm sàng hoặc có triệu chứng thoáng qua, như vậy có ít
hoặc không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Kết

quả theo dõi sau mổ thấy diễn tiến tốt, các triệu chứng giảm và hết
dần, chất lượng cuộc sống không bị ảnh hưởng. Những bệnh nhân có
chất lượng cuộc sống thay đổi nhẹ trước mổ thì sau mổ trở về bình
thường từ 1 đến 3 tháng.
So sánh giữa chẩn đoán trước và sau mổ của nhóm có và
không triệu chứng cho thấy giữa chẩn đoán trước và sau mổ có sự
đồng thuận với chỉ số Kappa = 0,929 và 0,4076.
4.6 Nghiên cứu chất lƣợng cuộc sống của bệnh nhân
Để đánh giá chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân sau cắt túi mật
nội soi do sỏi, chúng tôi sử dụng hai bộ câu hỏi là SF-36 và GIQLI để
làm công cụ đo lường và phỏng vấn bệnh nhân, trong đó bộ câu hỏi
GIQLI được phát triển dựa trên bộ SF-36 làm chuẩn.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, kết quả các rối loạn liên
quan đến chất lượng cuộc sống của 398 bệnh nhân sau cắt túi mật nội
soi do sỏi là có 7 triệu chứng gây khó chịu cho bệnh nhân. Các triệu
chứng đó là đau bụng, đầy bụng, ăn không tiêu, ợ hơi, tiêu chảy, táo
bón, suy giảm sức khỏe. Số bệnh nhân sau mổ có chất lượng cuộc
sống bị ảnh hưởng là 87 (21,9 %). Sau một tháng, 72 bệnh nhân (18,1
20


%) hết hoàn toàn các triệu chứng và chất lượng cuộc sống trở về bình
thường. Sau ba tháng, 14 bệnh nhân còn lại (3,6 %) có cuộc sống trở
về bình thường vì hết các triệu chứng. Sau sáu tháng, chỉ còn 1 bệnh
nhân đi cầu 2 đến 3 lần trong ngày khi ăn thức ăn có nhiều chất béo.
So sánh kết quả nghiên cứu của chúng tôi với những công
trình nghiên cứu trước đó cho thấy bệnh nhân có điểm số cao (chất
lượng cuộc sống tốt hơn) chiếm tỉ lệ cao hơn. Sự khác biệt này có ý
nghĩa thống kê với p < 0,001.
So sánh kết quả của ba bảng 3.17, 3.18 và 3.19, chúng ta thấy

các triệu chứng gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống sau mổ sẽ
giảm và mất dần theo thời gian. Điều này cũng phù hợp với kết quả
nghiên cứu của các công trình khác.
4.6.1 Đánh giá theo bộ câu hỏi GIQLI
Nhóm bệnh nhân không triệu chứng lâm sàng
*Trước phẫu thuật: Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 25,9
% (103/398 bệnh nhân) hoàn toàn không triệu chứng, sỏi túi mật
không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của họ (100 điểm).
Các công trình nghiên cứu trước đây sử dụng bộ câu hỏi
GIQLI để đánh giá chất lượng cuộc sống cho kết quả: nhóm bình
thường 35 điểm là 17 bệnh nhân (8,5 %), 34 điểm là 33 bệnh nhân
(16,5 %), 33 điểm là 30 bệnh nhân (15 %), 32 điểm là 68 bệnh nhân
(34 %), 31 điểm là 52 bệnh nhân (26 %).
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về chất lượng cuộc sống
trước mổ không giảm nhiều so với các nghiên cứu khác. Điều này có
thể giải thích là do trong nhóm bệnh nhân trước mổ, tỉ lệ sỏi túi mật
không triệu chứng hoặc có triệu chứng thoáng qua chiếm tỉ lệ cao nên
những bệnh nhân có chất lượng cuộc sống bình thường hoặc thay đổi
nhẹ chiếm tỉ lệ cao hơn.
21


Đa số những bệnh nhân này sau mổ có kết quả mô bệnh học
là viêm túi mật mạn hoặc bán cấp.
* Sau phẫu thuật 1 tháng: Trong nghiên cứu của chúng tôi,
phương pháp đánh giá chất lượng cuộc sống cũng giống như trước
mổ, kết quả sau mổ một tháng có 20,6 % (82/398) bệnh nhân bình
thường, không có bệnh nhân nào ở nhóm dưới 33 điểm. Có 5,3 %
(21/398) bệnh nhân bị ảnh hưởng nhẹ đến chất lượng cuộc sống.
Như vậy, sau mổ 1 tháng, phần lớn bệnh nhân đã hồi phục

sức khỏe về thể chất và tinh thần, không còn yếu tố nào của bệnh ảnh
hưởng đến chất lượng cuộc sống.
* Sau phẫu thuật 3 tháng: Trong 103 bệnh nhân có 25,6 %
(102/398) hoàn toàn bình thường sau mổ 3 tháng, số còn lại chỉ hơi
khó chịu về các triệu chứng bệnh, số lượng này ít không có giá trị
thống kê.
Nhóm bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng
Trước mổ, các tỉ lệ bệnh nhân có chất lượng cuộc sống giảm
dần là 45,2% (180/398), 10,8% (43/398), 17,3% (69/398), 0,8%
(3/398). So sánh với các nghiên cứu trước cũng cho kết quả tương tự.
Sau mổ một tháng, tỉ lệ bệnh nhân có chất lượng cuộc sống
trở về bình thường là 57,5 % (229/398) và 16,6 % (66/398) có chất
lượng cuộc sống giảm nhẹ.
Sau mổ ba tháng, hầu hết bệnh nhân trong nhóm này có chất
lượng cuộc sống bình thường (70,6 %)(281/398).
Theo dõi sau mổ sáu tháng còn 1 bệnh nhân bị ảnh hưởng
đến chất lượng cuộc sống.
4.6.2 Đánh giá theo bộ câu hỏi SF-36
Kết quả điểm số của tám yếu tố thu được trước mổ được
trình bày qua bảng 3.20. Điểm số cao nhất ở các yếu tố: hoạt động xã
22


hội (80,8 điểm), hoạt động thể lực (76,47 điểm), các hạn chế do sức
khỏe thể lực (74,91 điểm).
Từ kết quả trên, rút ra kết luận là trước mổ do các triệu
chứng của bệnh đã ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh
nhân cả về thể chất lẫn về tinh thần.
Kết quả phân bố điểm số theo SF-36 sau mổ 1 tháng được
trình bày ở bảng 3.21. Qua bảng này, số điểm của 8 yếu tố tăng lên

và tỉ lệ giảm xuống rõ rệt.
So sánh các tỉ lệ trước và sau mổ 1 tháng, thấy số lượng bệnh
nhân bị các triệu chứng của bệnh làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc
sống có tỉ lệ giảm xuống rõ rệt, như vậy tỉ lệ bệnh nhân phục hồi sức
khỏe và có chất lượng cuộc sống trở về bình thường tăng lên.
Tương tự, bảng 3.22 là điểm số sau mổ 3 tháng, tỉ lệ giảm
hơn so với trước và sau mổ 1 tháng. Tỉ lệ càng giảm thì số bệnh nhân
bị thay đổi chất lượng cuộc sống càng ít, nhóm bệnh nhân có chất
lượng cuộc sống trở về bình thường tăng.
Sau 6 tháng, hầu hết bệnh nhân có sức khỏe bình thường và
không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống nên chúng tôi không so
sánh nữa.
4.6.3 So sánh theo số lƣợng và mức độ các triệu chứng
lâm sàng
So sánh và đánh giá sự thay đổi chất lượng cuộc sống trước
và sau mổ cắt túi mật nội soi do sỏi bằng cách theo dõi sự thay đổi số
lượng, mức độ và đặc điểm của các triệu chứng, chúng tôi rút ra kết
luận rằng các triệu chứng giảm dần, sức khỏe được phục hồi và chất
lượng cuộc sống ngày càng tốt hơn.
Kết quả này cũng phù hợp với kết quả của các nghiên cứu
trước đây của trong và ngoài nước.
23


Nhìn chung: Qua các phương pháp đánh giá chất lượng cuộc
sống của bệnh nhân trước và sau cắt túi mật nội soi do sỏi kể trên, có
thể rút ra kết luận ban đầu là sau mổ chất lượng cuộc sống có thay
đổi, có xuất hiện các triệu chứng mới, bệnh nhân có thể có những rối
loạn về tiêu hóa trong những tháng đầu, nhưng các triệu chứng sẽ
giảm dần và hết hoàn toàn sau 6 tháng, chất lượng cuộc sống được

cải thiện.
KẾT LUẬN
Qua kết quả nghiên cứu và đánh giá chất lượng cuộc sống
của 398 bệnh nhân trước và sau cắt túi mật nội soi do sỏi, tại Bệnh
viện Nguyễn Trãi và Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí
Minh, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
1. Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân trước và sau
mổ cắt túi mật nội soi do sỏi 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng trong nghiên
cứu của chúng tôi:
 Trước mổ: phần lớn bệnh nhân có chất lượng cuộc sống
bị ảnh hưởng với các triệu chứng lâm sàng như đau bụng, đầy bụng,
ăn khó tiêu
Sau mổ, bệnh nhân được đánh giá chất lượng cuộc sống bằng
2 bộ câu hỏi SF – 36 và GIQLI.
 Sau mổ 1 tháng: phần lớn bệnh nhân có chất lượng cuộc
sống được cải thiện tốt chiếm 78,1 % trường hợp .
 Sau mổ 3 tháng: chỉ có 15 bệnh nhân có chất lượng cuộc
sống bị ảnh hưởng. Số bệnh nhân có chất lượng cuộc sống được cải
thiện tốt chiếm 96,2 % trường hợp .
 Sau mổ 6 tháng: còn 1 bệnh nhân bị ảnh hưởng đến chất
lượng cuộc sống, số bệnh nhân có chất lượng cuộc sống được cải
thiện tốt chiếm 99,7 % trường hợp.

×