Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Quá trình hình thành văn hóa tổ chức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.32 KB, 22 trang )

Văn hóa : theo định nghĩa của Unesco : “ Văn hóa hôm nay có thể coi
là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất,trí tuệ và xúc cảm quyết
định tính cách của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội.Văn hóa bao
gồm nghệ thuật và văn chương , những lối sống, những quyền cơ bản của
con người, những hệ thống các giá trị , những tập tục và những tín ngưỡng:
Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét về nản thân. Chính văn hóa
làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lý tính, có
óc phê phán và dấn thân một cách đạo lý. Nhờ văn hóa mà đạo đức con
người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án
chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi
không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình
vượt trội lên bản thân.”
Ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói : “ Vì lẽ sinh tồn cũng như
mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ,
chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo , văn học , nghệ thuật,
những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn mặc, ở, và các phương thức sử
dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa.”
Nói đến văn hoá của một tổ chức là nói đến một hình thể duy nhất
với các tiêu chuẩn, giá trị, tín ngưỡng, cách đối xử… được thể hiện qua việc
các thành viên liên kết với nhau để làm việc. Nét đặc biệt của một tổ chức cụ
thể nào đó được thể hiện ở lịch sử của nó với những ảnh hưởng của hệ thống
cũ, lãnh đạo cũ trong việc xây dựng con người. Điều này được chứng tỏ ở sự
khác nhau giữa việc đi theo thói quen và luật lệ, hệ tư tưởng cũ và mới, cũng
như những sự lựa chọn chiến lược của toàn tổ chức (theo Eldrige và
Crombie, 1974).
1. Quá trình hình thành văn hóa tổ chức.
1
Sự hình thành văn hóa tổ chức là cả một quá trình và sự kết hợp của
nhiều người. Vậy văn hóa đó bắt đầu từ đâu, bắt đầu như thế nào? Ai là
người khởi xướng?
Khi một cá nhân hay một nhóm người (được gọi là người sáng lập) có


ý tưởng về một doanh nghiệp mới hay một tổ chức. Họ sẽ tìm mọi cách, làm
những công việc cần thiết để thành lập doanh nghiệp mới. Trong quá trình
thành lập, người sáng lập đưa vào một số nhân vật chủ chốt và tạo ra nhóm
cốt lõi và nhóm này chia sẻ chung tầm nhìn với người sáng lập. Nhóm cốt
lõi bắt đầu hành động trong một sự phối hợp để tạo ra tổ chức bằng việc tài
trợ, đạt tới các phát minh, xác định địa điểm, xây dựng…
Tại thời điểm thành lập và bắt đầu, nhiều người sẽ gia nhập tổ chức và
lịch sử chung của họ bắt đầu được xây dựng. Nếu nhóm tương đối ổn định,
và có học tập kinh nghiệm đáng kể, nó sẽ dần dần phát triển các giả định về
chính nó, về môi trường và cách làm việc để tồn tại và tăng trưởng. Từ đó
văn hóa tổ chức dần hình thành.
2
Các nhà quản lý cấp cao
Hành vi tổ chức
Các kết quả
Văn hóa
Từ đó, trong quá trình hoạt động, những đặc điểm chung ấy luôn được
thể hiện ra là đặc trưng của văn hóa tổ chức đó. Văn hóa đó được duy trì
cùng với quá trình tồn tại của tổ chức. Để duy trì được văn hóa tổ chức,
những người lãnh đạo và thành viên tổ chức cần:
- Tuyển mộ và tuyển chọn những người phù hợp với văn hóa tổ chức mình.
- Loại bỏ những người không phù hợp với văn hóa tổ chức mình.
Trong quá trình làm việc, văn hóa được lan truyền qua các câu chuyện,
huyền thoại và ngôn ngữ ở nơi làm việc. Đặc biệt nhân viên học văn hóa tổ
chức qua quá trình xã hội hóa tổ chức. Một khi đã được xã hội hóa, nhân
viên sẽ cư xử phù hợp mà không cần suy nghĩ.
Trường học là một loại hình tổ chức rất quen thuộc đối với tất cả mọi
người. Văn hóa nhà trường là văn hóa của một tổ chức:
2. Văn hoá nhà trường là văn hoá của một tổ chức:
Xét về bản chất, mỗi nhà trường là một tổ chức hành chính – sư

phạm. Đó là một thế giới thu nhỏ với những cơ cấu, chuẩn mực, quy tắc hoạt
động, những giá trị, điểm mạnh và điểm yếu riêng do những con người cụ
thể thuộc mọi thế hệ tạo lập. Với tư cách là một tổ chức, mỗi nhà trường đều
tồn tại, dù ít hay nhiều, một nền văn hoá nhất định.
Như bất kỳ một cơ quan, công sở hoặc doanh nghiệp nào, mỗi khi
bước vào một nhà trường, người ta thường cảm nhận được bầu không khí
đặc trưng của nhà trường đó qua hàng loạt các dấu hiệu: hoặc hiển hiện dễ
3
thấy, hoặc ngầm định khó thấy. Mỗi nhà trường đều tự mình biểu lộ ra bên
ngoài một hình ảnh tốt đẹp hoặc tầm thường nào đó. Hình ảnh này được tạo
nên bởi người dạy, người học, người quản lý trong nhà trường, được chuyển
tải và phản ánh bởi đồng nghiệp trong địa phương và phụ huynh cũng như
cộng đồng xã hội xung quanh, bởi cơ quan quản lý và người sử dụng sản
phẩm giáo dục – những đối tượng phản ảnh chất lượng sản phẩm giáo dục
của nhà trường một cách rõ nét và khách quan.
Từ điều đã khẳng định: nhà trường là một tổ chức, có thể suy ra rằng:
văn hoá nhà trường là văn hoá của một tổ chức hành chính – sư phạm. Cũng
từ những định nghĩa trên, chúng tôi xin nêu một quan niệm sau đây về văn
hoá của một tổ chức hành chính – sư phạm (Văn hoá nhà trường – School
Culture)):
Văn hoá tổ chức của một nhà trường là hệ thống niềm tin, giá trị,
chuẩn mực, thói quen và truyền thống hình thành trong quá trình phát triển
của nhà trường, được các thành viên trong nhà trường thừa nhận, làm theo
và được thể hiện trong các hình thái vật chất và tinh thần, từ đó tạo nên bản
sắc riêng cho mỗi tổ chức sư phạm.
3. Những đặc điểm và cấp độ thể hiện của văn hóa nhà trường:
3.1 Khái niệm văn hóa trường học :
Văn hoá học đường là hệ các chuẩn mực, giá trị giúp cán bộ quản lý
nhà trường, thầy cô giáo, các vị phụ huynh và học sinh, sinh viên có cách
suy nghĩ, tình cảm hành động tốt đẹp.

4
Mục tiêu chung nhất của văn hoá học đường là xây dựng trường học
lành mạnh - cơ sở quan trọng để đảm bảo chất lượng thật về giảng dạy và
học tập.
3.2. Đặc điểm và cấp độ thể hiện của văn hóa trường học:
3.2.1. Phần nổi có thể nhìn thấy:
- Đó là những thực thể hữu hình như những đồ vật: cơ sở vật chất trường
lớp, bàn ghế, thiết bị dạy học và sinh hoạt chung;
- Đó là những thực thể vô hình như các triết lý, nguyên tắc, phương pháp
giải quyết vấn đề và tiến hành các hoạt động giáo dục, các thủ tục, chương
trình công tác…;
- Các chuẩn mực hành vi: nghi thức tập thể, cách tổ chức các lễ nghi, cách tổ
chức thăm viếng, liên hoan…tron tập thể giáo viên, học sinh;
- Các hình thức sử dụng ngôn ngữ: khẩu hiệu hành động, ngôn ngữ xưng hô
giao tiếp giữa thày và thày, thày và trò, trò và trò, các truyền thuyết, truyện
tiếu lâm được xây dựng và trình bày…;
3.2.2. Các giá trị được thể hiện:
Giá trị được coi như là thước đo đúng và sai, xác định những gì nên
làm và không nên làm trong cách hành xử chung và riêng của con người
trong một tổ chức. Có nhà trường đề cao các giá trị nhân văn, tình yêu
thương giữa những con người trong tập thể. Có nhà trường đề cao tính cộng
đồng trách nhiệm và sự sáng tạo trong công việc. Lại có nhà trường đề cao
5
các giá trị như sự trung thực, tính thực chất hoặc khả năng đổi mới thường
xuyên để nâng cao chất lượng các hoạt động dạy học, giáo dục…
Giá trị trong tổ chức nhà trường được phân chia thành 2 loại. Loại thứ
nhất là các giá trị mà nhà trường đã hình thành và vun đắp trong cả quá trình
xây dựng và trưởng thành. Loại thứ hai là những giá trị mới mà cán bộ quản
lý hoặc tập thể giáo viên, học sinh mong muốn nhà trường mình có và tạo
lập từng bước nhằm đem đến sự phát triển mới phù hợp với yêu cầu của xã

hội.
3.2.3. Các ngầm định nền tảng:
Các ngầm định nền tảng bao gồm niềm tin, niềm tự hào, những suy
nghĩ và trạng thái xúc cảm tình cảm đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi cá nhân và
tạo thành nét chung trong tập thể nhà trường. Những ngầm định khó thấy
này được coi là những quy ước có tính bất thành văn, có tính đương nhiên và
tạo nên một mạch ngầm tinh thần kết nối các thành viên trong nhà trường và
làm nền tảng cho các giá trị và suy nghĩ, hành động của họ.
3.2.4. Phong cách ứng xử hàng ngày:
Đó là cách thể hiện của mỗi thành viên nhà trường trong ứng xử hàng
ngày. Tuỳ theo hệ giá trị được thừa nhận và những ngầm định nền tảng của
mỗi tổ chức nhà trường mà có những loại hình phong cách ứng xử được
chọn lựa phù hợp. Chẳng hạn, mỗi tập thể giáo viên có một phong cách ứng
xử khác nhau: niềm nở, thân mật hay giữ khoảng cách, nghiêm túc; xuề xoà,
vui nhộn hay công thức, trang trọng; nơi nhiệt tình, quan tâm nhưng có nơi
lạnh nhạt, bàng quan, …
6
3.2.5. Phong cách làm việc:
Mỗi tổ chức nhà trường, dù có ý thức hay vô thức, đều hình thành
nên một phong cách làm việc riêng. Cùng là người giáo viên với công việc
dạy học nhưng có tập thể giáo viên làm việc vì tinh thần trách nhiệm, lại có
tập thể làm việc vì những mục tiêu, lợi ích trước mắt; có nơi cán bộ giáo
viên tận dụng mọi thời gian để làm việc sạy mê, sáng tạo, lại có nơi làm việc
kiểu công chức hành chính “sáng cắp ô đi, tối xách về”; có đội ngũ giáo viên
làm việc với tinh thần đồng đội cao, hợp tác và chia sẻ, bên cạnh những tập
thể làm việc trong sự ganh đua, cá nhân, “đèn nhà ai nhà ấy rạng”.
3.2.6. Phương pháp ra quyêt định:
Việc ra quyết định cho mỗi chủ trương, phương hướng, kế hoạch,
chính sách phát triển của nhà trường – một đặc trưng của hoạt động quản lý
nhà trường – cũng thể hiện rất rõ tính chất và mức độ văn hoá của một tổ

chức sư phạm. Có thể nêu 3 khía cạnh biểu hiện sau đây:

Sự tham gia của con người khi ra quyết định: nếu đó là quyết định độc
đoán của cá nhân người quản lý nhà trường sẽ khác biệt rất cơ bản về
văn hoá so với việc ra quyết định tập thể dựa trên sự tham gia bàn bạc
dân chủ của mọi thành viên trong tổ chức nhà trường.

Thái độ của con người khi ra quyết định quản lý cũng bộc lộ rõ văn
hoá, chẳng hạn một thái độ mạnh dạn đổi mới, dám nghĩ dám làm sẽ
khác hẳn thái độ được chăng hay chớ, né tránh, đùn đẩy, sợ trách
nhiệm…
7

Phương pháp ra quyết định: việc ra quyết định có các công cụ hỗ trợ
bài bản như hệ thống thông tin, sự phân tích chiến lược, các cơ sở khoa
học, pháp lý … cũng tạo ra sự khác biệt văn hoá so với cách ra quyết
định dựa trên cảm tính, kinh nghiệm hoặc rất tuỳ tiện, ngẫu hứng của chủ
thể quản lý…
3.2.7. Phương pháp truyền thông:
Việc truyền bá, phổ biến thông tin trong nội bộ tổ chức hay từ tổ chức
ra bên ngoài và ngược lại là một trong những dấu hiệu nhận biết quan trọng
về văn hoá ở một tổ chức nhà trường. Trước hết là sự chia sẻ thông tin trong
nội bộ tổ chức có được phổ biến rộng khắp tới mọi thành viên, ai cần cũng
được cung cấp hay chỉ một bộ phận cán bộ quản lý tự coi đó là một thứ “đặc
quyền”, quản lý các thông tin rất khắt khe, không muốn cho người khác biết
sẽ có nhiều bất lợi cho địa vị của mình. Cách thức truyền thông cũng là nét
văn hoá tổ chức bởi đó là cách thức giao tiếp người – người: ý ý kiến được
truyền đạt trực tiếp hay gián tiếp, theo hướng một chiều độc đoán “truyền
lệnh” hay hai chiều dân chủ đối thoại, thông qua phương tiện truyền thống
hay hiện đại.

3.3 Văn hóa giao tiếp trong trường học và bạo lực học đường:
3.3.1. Giao tiếp trong trường học:
Giao tiếp có quan hệ chặt chẽ với giáo dục. Hay nói một cách cụ thể
hơn thì ở phương diện nào đó giáo dục chính là giao tiếp. Không có giao tiếp
không có giáo dục. Ngoài ra giao tiếp không chỉ là hình thức, phương tiện
8

×