Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

giải pháp hoàn thiện công tác mua sản phẩm gạch men của công ty tnhh việt hương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (795.93 KB, 72 trang )

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác mua sản phẩm gạch men của công ty TNHH Việt Hương
MỤC LỤC
2.1 Sơ lược về đặc điểm tình hình hoạt động kinh doanh của công ty 16
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty 18
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty 18
2.1.4 Môi trường hoạt động kinh doanh của công ty 19
2.1.7 Đặc điểm các yếu tố kinh doanh của công ty 24
2.2 Thực trạng công tác mua sản phẩm gạch men tại công ty 31
2.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình mua sản phẩm gạch men của công ty 42
2.4 Những thuận lợi, khó khăn của công ty trong công tác mua hàng 47
DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU

Trang 1
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác mua sản phẩm gạch men của công ty TNHH Việt Hương
LỜI CẢM ƠN

Kính thưa quý thầy cô, quý anh chị và tất cả các bạn sinh viên!
Chuyên đề tốt nghiệp là sản phẩm tâm huyết của mỗi sinh viên, được đúc kết từ
quá trình học tập lâu dài cũng như thời gian thực tập tại công ty. Tuy nhiên, với khả năng
còn hạn chế của mình, hẳn sẽ không hoàn thành được chuyên đề nếu không nhận được sự
quan tâm giúp đỡ từ nhiều phía.
Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn toàn thể cán bộ công nhân viên quản lý
trong công ty, đặc biệt là các anh chị phòng kế toán và phòng kinh doanh, những người đã
tận tình giúp đỡ em trong việc góp ý, hướng dẫn cũng như cung cấp số liệu trong suốt quá
trình em thực tập tại công ty.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo Đặng Văn Mỹ, người đã tận
tình giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài
Mặc dù đã cố gắng hết mình, song với kiến thức, kinh nghiệm còn hạn chế, đề tài
chắc chắn không tránh khỏi nhiều yếu kém, thiếu sót. Kính mong sự quan tâm góp ý của
quý thầy cô, quý anh chị trong công ty cũng như tất cả các bạn sinh viên để đề tài được
đầy đủ và hoàn thiện.


Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn!
Trang 2
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác mua sản phẩm gạch men của công ty TNHH Việt Hương
LỜI MỞ ĐẦU

Như chúng ta đã biết, trong cơ chế thị trường thì bán hàng là khâu quyết định phần
lớn kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều người quên mất
rằng có một khâu không kém phần quan trọng, làm tiền đề, đặt nền móng, tạo lượng hàng
ban đầu để doanh nghiệp triển khai toàn bộ hệ thống kinh doanh của mình, đó chính là
hoạt động mua hàng. Thực tế cho thấy, khâu bán hàng khó hơn mua hàng, nhưng hành vi
hay bị mắc sai lầm nhất lại là hành vi mua hàng, và nghiệp vụ mua hàng có vị trí rất quan
trọng đối với các nhà kinh doanh. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh
ngày một khốc liệt thì công tác mua hàng càng trở nên quan trọng, có thể ví như một
trong những vũ khí chiến lược giúp doanh nghiệp chiến thắng các đối thủ cạnh tranh.
Công ty TNHH Việt Hương là một doanh nghiệp chuyên phân phối sản phẩm gạch
men luôn coi trọng sự cần thiết của công tác mua hàng. Vì vậy, hoàn thiện công tác mua
hàng là một việc hết sức cần thiết nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa mua vào, tiết kiệm
tối đa chi phí mua hàng nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho việc bán ra.
Qua thời gian thực tập tại công ty TNHH Việt Hương, em nhận thấy công ty rất
quan tâm đến công tác mua hàng, tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại và khó khăn cần khắc
phục. Vì vậy, với sự nhận thức về tầm quan trọng của công tác mua hàng cũng như qua
tìm hiểu thực tế tại công ty, em quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp nhằm hoàn
Trang 3
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác mua sản phẩm gạch men của công ty TNHH Việt Hương
thiện công tác mua sản phẩm gạch men của công ty TNHH Việt Hương” làm chuyên đề
tốt nghiệp của mình.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 chương lớn:
Chương I: Cơ sở lý luận về công tác mua hàng
Chương II: Thực trạng kinh doanh & công tác mua sản phẩm gạch men tại công ty TNHH
Việt Hương

Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác mua sản phẩm gạch men của
công ty TNHH Vịêt Hương.
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC MUA HÀNG

1.1 Khái niệm, vai trò và tầm quan trọng của công tác mua hàng
1.1.1 Khái niệm và vai trò
1.1.1.1 Khái niệm
Mua hàng là hoạt động mang tính nghiệp vụ của doanh nghiệp sau khi giải quyết các
vấn đề liên quan đến tạo nguồn hàng và đạt được các thỏa thuận về các điều kiện liên
quan đến mua hàng của các bên, được thể hiện trong công tác hợp đồng kinh tế.
Mua hàng là hoạt động nhằm tạo ra yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp (đối với doanh
nghiệp thương mại yếu tố đầu vào là nguồn hàng). Công tác mua hàng là hệ thống các
nghiệp vụ trong kinh doanh mua bán hàng hóa nhằm tạo ra nguồn hàng đảm bảo cung
ứng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Như vậy, Mua hàng là một trong những chức năng cơ bản, không thể thiếu của mọi
tổ chức. Mua hàng gồm những hoạt động có liên quan đến việc mua nguyên vật liệu, máy
móc, trang thiết bị, các dịch vụ, đế phục vụ cho hoạt động của tổ chức. Các hoạt động đó
bao gồm:
(1) Phối hợp giữa các phòng ban, bộ phận để xác định nhu cầu nguyên vật liệu,
máy móc, cần cung cấp;
Trang 4
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác mua sản phẩm gạch men của công ty TNHH Việt Hương
(2) Tổng hợp nhu cầu của toàn bộ tổ chức, xác định lượng hàng hoá thực sự cần
mua;
(3) Xác định các nhà cung cấp tiềm năng;
(4) Thực hiện các nghiên cứu thị trường cho những nguyên vật liệu quan trọng;
(5) Đàm phán với nhà cung cấp tiềm năng;
(6) Phân tích các đề nghị;
(7) Lựa chọn nhà cung cấp;

(8) Soạn thảo đơn đặt hàng hay hợp đồng;
(9) Thực hiện các hợp đồng và giải quyết các vướng mắc;
(10)Thống kê theo dõi các số liệu mua hàng
1.1.1.2 Vai trò
Công tác mua hàng sẽ đảm bảo cung cấp thường xuyên nguyên vật liệu cho sản xuất
và sản phẩm cho tiêu thụ nên đó là một trong những điều kiện tiền đề nhằm đảm bảo cho
hoạt động sản xuất có hiệu quả.
Công tác mua hàng là một nhân tố có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp. Mục tiêu của mọi doanh nghiệp đều là làm như thế nào để
tăng nhanh và nhiều nhất lợi nhuận thu được. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có máy
móc, nhân lực, nguyên vật liệu, tiền và quản lý. Trong đó hoạt động mua nguyên vật liệu
tốt sẽ đảm bảo cho máy móc vận hành tối đa công suất, công nhân có việc làm liên tục,
giá bán rẻ hơn thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mới có thể diễn ra nhịp
nhàng, liên tục, tiết kiệm chi phí, đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng Đặc biệt, trong
điều kiện hiện nay, chi phí nguyên vật liệu càng có ảnh hưởng quyết định đến hiệu của
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Công tác mua hàng ổn định, hợp lý sẽ hạn chế được tình trạng thừa thiếu, ứ đọng
hàng hóa, không ảnh hưởng đến lưu thông hàng hóa, đồng thời tạo được uy tín đối với
khách hàng, mặt khác vốn luân chuyển nhanh nên khả năng thu hồi vốn lớn, doanh nghiệp
bù đắp được chi phí, mở rộng quy mô kinh doanh, tăng lợi nhuận, tăng thu nhập, đảm bảo
đời sống cho người lao động và thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà Nước.
1.1.2 Tầm quan trọng của công tác mua hàng
Trang 5
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác mua sản phẩm gạch men của công ty TNHH Việt Hương
Hoạt động kinh doanh bao gồm các yếu tố:đầu vào, quá trình chế biến, đầu ra. Đối
với hoạt động kinh doanh thương mại thì công tác mua hàng được xem là yếu tố đầu vào
không thể thiếu được. Việc mua hàng sẽ giúp công ty đáp ứng được nhu cầu của người
tiêu dùng và hoàn thành được những đơn đặt hàng.
Thật vậy, Công tác mua hàng đòi hỏi phải có rất nhiều kinh nghiệm, khả năng mua,
khả năng quản lý doanh nghiệp. Việc mua phải đảm bảo mua đúng số lượngcần thiết bởi

vì mua quá nhiều thì doanh nghiệp sẽ bị ứ đọng vốn, tăng chi phí tồn kho, chi phí bảo
quản. Ngược lại, nếu mua hàng quá ít thì doanh nghiệp không thể đáp ứng đủ nhu cầu của
khách hàng, dể dẫn đến mất khách hàng hay phải bồi thường hợp đồng kinh tế. Trong quá
trình mua hàng nếu làm tốt công tác mua hàng thì sẽ giúp doanh nghiệp tránh được hàng
kém phẩm chất, hàng xấu.
Tầm quan trọng của việc mua thể hiện ở chổ phải tổ chức, chỉ đạo, kiểm soát hoạt
động mua hàng sao cho mua hàng được thường xuyên, đều đặn và kịp thời, cung cấp cung
cấp hàng phù hợp với nhu cầu về số lượng, cơ cấu, chủng loại với chất lượng tốt, giá cả
hợp lý. Tổ chức tốt việc mua hàng là cơ sở để thực hiện các mục tiêu của quản trị bán
hàng và nói rộng ra là của doanh nghiệp.
Tóm lại, thông qua công tác mua hàng doanh nghiệp sẽ chủ động hơn trong việc ổn
định nguồn hàng, đảm bảo cung ứng, đầy đủ và kịp thời cho các nhu cầu. Từ đó, nâng cao
uy tín của doanh nghiệp, giúp cho hoạt động sản xuất diễn ra một cách liên tục. Mặt khác,
công tác mua hàng còn giúp cho công ty tiết kiệm được nguồn lực và phát huy được hiệu
quả sử dụng nguồn lực
1.1.3 Yêu cầu và nhiệm vụ của công tác mua hàng
Hoạt động mua hàng là một trong những hoạt động quan trọng nhằm đảm bảo cung
ứng đầy đủ, đúng sản lượng, chất lượng, chủng loại các loại nguyên vật liệu cần thiết cho
quá trình sản xuất, kinh doanh với chi phí kinh doanh tối thiểu.
Để thực hiện mục tiêu trên nhiệm vụ chủ yếu của hoạt động mua hàng là:
- Tính toán và xác định chính xác sản lượng, chất lượng mỗi loại nguyên vật liệu cần
mua và dự trữ trong từng thời kỳ kế hoạch.
Trang 6
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác mua sản phẩm gạch men của công ty TNHH Việt Hương
- Xây dựng các phương án và quyết định phương án mua sắm, bố trí kho dự trữ, đường
vận chuyển và sự kết hợp vận chuyển tối ưu.
- Tổ chức mua sắm bao gồm việc xác định và lựa chọn bạn hàng, tổ chức nhiệm vụ đặt
hàng, lựa chọn phương thức giao nhận, kiểm kê, thanh toán
- Tổ chức vận chuyển hàng hoá bao gồm việc lựa chọn và quyết định tự vận chuyển hay
thuê ngoài, quyết định lựa chọn phương án vận chuyển, quyết định lựa chọn người vận

chuyển và quyết định phương án vận chuyển nội bộ.
- Bố trí và tổ chức hệ thống kho tàng hợp lý.
- Quản trị kho tàng và cấp phát kịp thời theo yêu cầu sản xuất.
1.1.4 Mục tiêu của công tác mua hàng
Mục tiêu cơ bản của hoạt động mua hàng là đảm bảo an toàn cho việc bán ra, đảm
bảo chất lượng hàng mua và mua hàng với chi phí thấp nhất.
Mục tiêu đảm bảo an toàn cho việc bán ra thể hiện trước hết là hàng mua phải đủ về
số lượng và cơ cấu. Mặt khác, hàng mua phải phù hợp với nhu cầu tiêu dùng. Cuối cùng
là đảm bảo sao cho việc giao hàng, vận chuyển ít gặp rủi ro nhất.
Mục tiêu đảm bảo chất lượng hàng mua vào thể hiện ở chỗ hàng phải có chất lượng
mà khách hàng có thể chấp nhận được. Quan điểm phổ biến hiện nay trong cả sản xuất,
lưu thông và tiêu dùng là cần có những hàng hoá có chất lượng tối ưu chứ không phải có
số lượng tối ưu. Chất lượng tối ưu là mức chất lượng mà tại đó, hàng hoá đáp ứng tốt nhất
một nhu cầu nào đó của người mua và như vậy người bán hay người sản xuất có thể thu
được nhiều lợi nhuận nhất.
Mục tiêu mua hàng với chi phí thấp nhằm tạo những điều kiện thuận lợi cho việc xác
định giá bán hàng. Chi phí mua hàng thấp nhất thể hiện không chỉ ở giá mua hàng rẻ, mà
còn là ở chổ mua hàng ở đâu, của ai, mua bao nhiêu một lần để chi phí giao dịch đặt hàng,
chi phí vận chuyển là thấp nhất.
1.2 Nội dung của hoạt động mua hàng
1.2.1 Hoạch định nhu cầu hàng hóa.
1.2.1.1 Lợi ích của việc hoạch định nhu cầu:
Trang 7
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác mua sản phẩm gạch men của công ty TNHH Việt Hương
Hoạch định nhu cầu hàng hóa phụ thuộc vào lên lịch tiến độ thực hiện tồn kho cho
những loại hàng hóa này phức tạp hơn so với nhu cầu của những mặt hàng độc lập nhưng
nó cũng có những lợi ích nhất định:
- Làm tăng mức độ đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
- Nâng cao khả năng sử dụng một cách tối ưu các phương diện vật chất và lao động.
- Làm cho công việc hoạch định tồn kho và lên tiến độ tồn kho trở nên tốt hơn.

- Đáp ứng nhanh, phù hợp với những nhu cầu luôn thay đổi của thị trường.
- Giảm được mức độ tồn kho nhưng không hề suy giảm mức độ đáp ứng và phục vụ
khách hàng.
1.2.1.2 Cấu trúc của hệ thống hoạch định nhu cầu hàng hóa:
Nhu cầu vật tư hàng hóa cho sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp được xác định rất
nhiều phương pháp như là phương pháp trực tiếp, phương pháp tính dựa trên cơ sở số liệu
về thành phần chế tạo sản phẩm, phương pháp tính nhu cầu dựa trên cơ sở thời hạn sử
dụng, phương pháp tính hệ số biến động
Sau đây là một trong các phương pháp để xác định nhu cầu:
Phương pháp xác định nhu cầu theo mức sản phẩm: nhu cầu được tính bằng cách lấy
mức tiêu dùng vật tư cho một sản phẩm nhân với số lượng sản phảm sản xuất. Công thức
tính:
Nsx =ΣQsp*msp
Trong đó: Nsx :Nhu cầu vật tư để sản xuất trong kỳ.
Qsp: Số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ kế hoạch.
msp :Mức sử dụng vật tư cho đơn vị sản phẩm.
n:số sản phẩm sản xuất (khối lượng công việc).
Sơ đồ1: Hệ thống hoạch định nhu cầu vật tư hàng hóa.

Trang 8
Nguồn dữ liệu: Các báo cáo đầu ra:Lịch trình tiến độ sản xuất
Hóa đơn hàng
Thời gian thực hiện
Số lượng tồn kho
Báo cáo về đơn hàng
thực hiện
Báo cáo nhu cầu hàng
hàng ngày
Báo cáo nhu cầu hàng
định kỳ

Chương trình
hoạch định nhu
cầu hàng
Khuyến cáo mua
Số liệu về mua hàng
Khuyến cáo đặc biệt:
1, đơn hàng quá sớm, trễ
hoặc là không cần thiết.
2. Số lượng qúa nhỏ hay
quá lớn.
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác mua sản phẩm gạch men của công ty TNHH Việt Hương
1.2.2 Xác định nhu cầu tồn kho
Tồn kho khi số lượng hàng hóa được tạo thành trong kinh doanh nhằm đáp ứng cho
nhu cầu tương lai. Nhu cầu này có thể là sản phẩm của công ty mà cũng có thể là hàng
cung cấp dùng trong quá trình gia công. Nếu công ty có quan điểm lạc quan thì họ tăng
mức tồn kho lên nhằm đáp ứng nhu cầu dự đoán trong tương lai, trong thời kỳ suy thoái
thì giảm lượng hàng tồn kho xuống.
Mức độ tồn kho có liên quan đến mức độ nhu cầu mong đợi của sản phẩm. Người
bán hàng nào cũng mong muốn ảnh hưởng của họ để nâng cao mức tồn khovì không
muốn khách phải đợi lâu. Tồn kho nhiều giảm được nguy cơ thiếu hàng bán ra khi máy
móc hư hỏng hoặc thợ bỏ việc đột xuất.
Kiểm tra hàng tồn kho là việc cần thiết, qua đó công ty có thể giữ tồn kho ở mức
“vừa đủ”, “vừa đủ”tức là đừng qua nhiều và cũn đừng “quá ít”. Tồn kho quá nhiều khiến
giá thành tăng lên,khó cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Tồn kho
không đủ mức sẽ gây mất doanh số bán ra.
Để tối ưu hóa mức tồn kho thì chúng ta phải tối ưu hóa dự trữ hàng hóa vấn đề đặt
ra là:khi nào đặt hàng và quy mô mỗi lần đặt hàng là bao nhiêu ?Để thực hiẹn được câu
hỏi này thì chúng ta sử dụng 2 hệ thống quản lý dự trữ hàng hóa như sau:
-Hệ thống với số lượng đặt hàng cố định và thời kỳ đặt hàng thay đổi.
-Hệ thống với thời kỳ đặt hàng cố định và số lượng thay đổi.

Trang 9
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác mua sản phẩm gạch men của công ty TNHH Việt Hương
Hệ thống1: Đặt hàng một số lượng cố định Q vào mỗi lần khi mà dự trữ giảm tới
mức xác định gọi là điểm đặt hàng, thơì gian thực hiện hợp đồng thay đổi như thế nếu nhu
cầu tăng đột biến thì thời điểm này sớm và ngược lại. Nói cách khác, hệ thống số lượng
cố định là hệ thống tồn kho mà nó sẽ thêm cùng một giá trị được thiết lập trước vào tồn
kho của một mặt hàng mỗi lần nó được bổ sung.
Hệ thống tồn kho này thích hợp cho các mặt hàng có nhu cầu tương đối ổn định.
Trong hệ thống này vấn đề cơ bản là làm sao để biết chính xác rằng tồn kho đã giảm tới
mức đặt hàng lại và thực hiện đặt hàng.
Khi nghiên cứu hệ thống này, ta nhận thấy công ty thực hiện hợp đồng đặt hàng khi
dự trữ đạt được ở thời điểm nào đó là báo động và hồ sơ thực hiện hệ thống này tương đối
đơn giản bao gồm phiếu theo dõi dự trữ cập nhật liên tục các số liệu nhập, xuất, tồn kho
và có thể bằng tay hoặc bằng máy tính.
Sơ đồ 2:Mô hình quản trị theo thời điểm đặt hàng
Hệ thống 2: Là hệ thốngvới thời kỳ thực hiện đơn hàng cố định (tháng hoặc quý)
đồng thời người ta quan sát dự trữ và từ đó có kế hoạch nhập hàng cho đúng mức với đầy
đủ ban đầu.Tức là hàng tồn kho sẽ được bổ sung sau khoảng thời gian đã định trước. Mức
tồn kho sẽ được kiểm tra theo khoản thời gian đã định trước một cách thường xuyên. Số
lượng đặt hàng mỗi kỳ sẽ là giá trị cần nâng tồn kho lên giá trị lớn nhất. Như vậy, số
lượng đặt hàng sẽ biến đổi thường xuyên tùy theo mức đã sử dụng.
Trang 10
Tiêu thụ
thực tế
Dự trữ an
toàn
Dự trữ
báo động
Thời gian
Dự trữ tối thiểu

Dự trữ tối đa về
mặt lý thuyết
Dự trữ
tại kho
Thời điểm đặt hàng
Thời gian
Tiêu thụ dưới mức dự kiến
trong thời hạn giao hàng
Dự trữ
tại kho
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác mua sản phẩm gạch men của công ty TNHH Việt Hương
Sơ đồ 3: Mô hình hệ quản trị bổ sung định kỳ
1.2.3 Lựa chọn nhà cung cấp
Ngay khi xác định được nhu cầu vật tư cần mua là việc lựa chọn nhà cung cấp. Đối
với các loại nguyên vật liệu đã sử dụng thường xuyên, thì điều tra thêm để chọn nguồn
cung cấp tốt nhất; còn đối với các loại nguyên vật liệu mới có giá trị thì phải nghiên cứu
thật kỹ để chọn được nguông cung ứng tiềm năng.
Bốn giai đoạn lựa chọn nhà cung cấp
GIAI ĐOẠN KHẢO SÁT
GIAI ĐOẠN LỰA CHỌN

GIAI ĐOẠN ĐÀM PHÁN
GIAI ĐOẠN THỬ NGHIỆM

Không
Đạt yêu cầu?

Có quan hệ lâu dài
Trang 11
Dự trữ an

toàn
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác mua sản phẩm gạch men của công ty TNHH Việt Hương
Giai đoạn khảo sát: thu thập thông tin về các nhà cung cấp: xem lại hồ sơ lưu trữ về
các nhà cung cấp; các thông tin trên mạng internet, báo, tạp chí, các trung tâm thông tin;
các thông tin có được qua cuộc điều tra; phỏng vấn các nhà cung cấp, người sử dụng vật
tư; xin ý kiến các chuyên gia.
Giai đoạn lựa chọn: trên cơ sở các thông tin thu thập được tiến hành: xử lý, phân
tích, đánh giá ưu, nhược điểm của từng nhà cung cấp; so sánh với tiêu chuẩn đặt ra, trên
cơ sở đó lập danh sách những nhà cung ứng đạt yêu cầu; đến thăm nhà cung cấp, thẩm
định lại những thông tin thu thập được; chọn nhà cung cấp chính thức.
Giai đoạn đàm phán, ký kết hợp đồng: trong giai đoạn này chia thành các giai đoạn nhỏ
sau: giai đoạn chuẩn bị  Giai đoạn tiếp xúc  Giai đoạn đàm phán  Giai đoạn kết
thúc đàm phán & ký hợp đồng cung ứng  Giai đoạn rút kinh nghiệm.
Giai đoạn thử nghiệm: sau khi hợp đồng được ký kết, cần tổ chức tốt khâu thực hiện
hợp đồng. Trong quá trình này luôn theo dõi, đánh giá lại nhà cung cấp đã chọn: nếu đạt
yêu cầu thì đặt quan hệ lâu dài và nếu thực sự không đạt yêu cầu thì chọn nhà cung cấp
khác.
Sau khi đã lựa chọn và lập được danh sách các nhà cung cấp cần quan tâm, người
mua phải đánh giá cho được từng nhà cung cấp tương lai. Dựa vào quá trình so sánh, sàng
lọc, loại trư, để lập danh sách các nhà cung ứng tiềm năng. Danh sách nhà cung cấp tiềm
năng cần có đầy đủ các thông tin trên mọi phương diện cạnh tranh: về công nghệ và chất
lượng, về giá và dịch vụ. Trên cơ sở phân tích, đánh giá sẽ lựa chọn được nàh cung cấp
tốt nhất, đáp ứng những yêu cầu của người mua.
1.2.4 Soạn thảo đơn đặt hàng/ hợp đồng
Sau khi chọn được nhà cung cấp, cần tiến hành lập đơn đặt hàng. Thường thực
hiện bằng hai cách:
• Người mua lập đơn đặt hàng  Quá trình giao dịch bằng thư, Fax, Email,
 Nhà cung cấp chấp nhận đơn đặt hàng/ Ký hợp đồng.
• Người mua lập đơn đặt hàng  Quá trình đàm phán gặp mặt trực tiếp
 Nhà cung cấp chấp nhận đơn đặt hàng/ Ký hợp đồng.

Các thông tin cần có trong đơn đặt hàng:
Trang 12
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác mua sản phẩm gạch men của công ty TNHH Việt Hương
- Tên và địa chỉ của công ty đặt hàng;
- Số, ký mã hiệu của đơn đặt hàng;
- Thời gian lập đơn đặt hàng;
- Tên và địa chỉ của nhà cung cấp;
- Tên, chất lượng, qui cách loại vật tư cần mua;
- Số lượng vật tư cần mua;
- Giá cả;
- Thời gian, địa điểm giao hàng;
- Thanh toán, ký tên.
1.2.5 Thực hiện hợp đồng, tổ chức tốt việc mua, vận chuyển và giao nhận
Tổ chức giao nhận hàng hoá là tổ chức những công việc một cách cần thiết để hàng
hoá được chuyên chở từ nơi cần giao đến nơi cần nhận. Việc giao nhận hàng hoá được
thực hiện thông qua quá trình vận chuyển. Công tác giao nhận hàng hoá diễn ra trên hai
khía cạnh :
Giao nhận bên ngoài : là hoạt động giao nhận liên quan giữa nhà cung ứng và doanh
nghiệp hoặc giữa doanh nghiệp với khách hàng. Hàng hoá sẽ được chuyển đến giao cho
người nhận tại địa diểm đã thoả thuận. Nếu trường hợp người bán giao hàng tại kho của
mình thì người mua phải tổ chức các phương tiện vận tải cần thiết để nhận và vận chuyển
hàng về nơi tập kết của mình.
Giao nhận nội bộ : là hoạt động giao nhận hàng hoá giữa doanh nghiệp và các đơn vị
trực thuộc. Nguồn hàng tập kết tại kho của doanh nghiệp sẽ được chu chuyển đến các đơn
vi hoặc ngược lại và giữa các doanh nghiệp với nhau Tổ chức việc mua hàng trực tiếp từ
nhà cung ứng hay mua hàng thông qua hệ thống thu mua.
Khi đơn đặt hàng đã được chấp nhận/ hợp đồng được ký kết, thì nhân viên mua hàng
cần nhắc nhở nhà cung cấp (nhắc bằng điện thoại, Fax, ) để họ giao hàng theo đúng yêu
cầu.
Đối với các doanh nghiệp là đơn vị thu mua, cần xây dựng hệ thống thu mua thông

qua các đại lý sẽ tiết kiệm được chi phí thu mua, nâng cao năng suất và hiệu quả thu mua.
Trang 13
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác mua sản phẩm gạch men của công ty TNHH Việt Hương
Hệ thống thu mua bao gồm mạng lưới đại lý, hệ thống kho hàng ở địa phương, các
khu vực có mặt hàng thu mua. Chi phí này khá lớn, do vậy các doanh nghiệp phải có lựa
chọn cân nhắc trước khi chọn đại lý và xây dựng kho, nhất là những kho dòi hỏi phải
trang bị nhiều phương tiện bảo quản đắt tiền.
Hệ thống thu mua cần gắn với các phương án vận chuyển hàng hoá, với điều kiện
giao thông của các địa phương. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa thu mua và vận chuyển là cơ
sở bảo đảm tiến độ thu mua và chất lượng của hàng hoá. Tuỳ theo đặc điểm sinh, lý, hoá
của mặt hàng mà có phương án vận chuyển hợp lý.
1.2.6 Đánh giá kết quả của công tác mua hàng
Kết thúc mỗi quá trình mua hàng hay kết thúc hợp đồng mua hàng, doanh nghiệp
cần tổ chức đánh giá kết quả và hiệu quả của công tác mua hàng. Cơ sở của việc đánh giá
kết quả của công tác mua hàng bao gồm tất cả các khâu của hoạt động mua hàng. Nếu kết
quả mua hàng không thoả mãn hay không đáp ứng được mục tiêu mua hàng thì quá trình
mua hàng phải bắt đầu lại từ đầu, và nếu kết quả mua hàng thoã mãn được mục tiêu mua
hàngthì doanh nghiệp có thể tiếp tục thực hiện một quá trình mua hàng mới.
Sau khi đánh giá kết quả mua hàng, doanh nghiệp cần phải xác định rõ ưu và nhược
điểm của từng khâu trong hoạt động mua hàng, để từ đó có hướng cải thiện tốt nhất.
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác mua hàng
1.3.1 Nhân tố bên trong
Là những giới hạn từ bản thân của doanh nghiệp như:
- Năng lực mua hàng là khả năng mua hàng của doanh nghiệp. Nhân tố này bao gồm cả
khả năng nghiên cứu thị trường, khả năng lựa chọn nhà cung ứng, và khả năng tìm kiếm
sản phẩm cần thu mua của doanh nghiệp.
- Tình hình tài chính của doanh nghiệp: đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp
đến công tác mua hàng của doanh nghiệp. Nếu một doanh nghiệp có khả năng vê tài chính
tốt thì quá trình mua hàng sẽ gặp thuận lợi hơn; và nếu doanh nghiệp có tình hình tài
chính yếu thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình mua hàng, thanh toán tiền hàng.

Trang 14
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác mua sản phẩm gạch men của công ty TNHH Việt Hương
- Công tác dự báo: là một khâu không thể thiếu được trong thông tin kinh tế và là một
tiền đề của kế hoạch hoá hoạt động kinh doanh. Dự báo là báo trước khả năng sẽ xảy ra
cho kỳ tương lai bằng một số liệu thống kê cụ thể. Công tác dự báo ảnh hưởng trực tiếp
đến công tác thu mua hàng hoá của doanh nghiệp, nếu dự đoán chính xác sự thay đổi khối
lượng hàng của thị trường thì doanh nghiệp có thể dự trữ lượng hàng phù hợp với nhu cầu
sử dụng của doanh nghiệp.
- Giới hạn phạm vi mua hàng là khối lượng hàng hóa mà doanh nghiệp cần và có khả
năng mua.
1.3.2 Nhân tố bên ngoài
Là giới hạn từ thị trường ảnh hưởng đến việc mua hàng của doanh nghiệp như:
- Năng lực sản xuất của thị trường thấp thì khối lượng hàng hoá trên thị trường không
thể đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.
- Công nghệ biến đổi nhanh và doanh nghiệp không áp dụng những công nghệ mới
vào sản xuất thì sản phẩm của doanh nghiệp sẽ kém các doanh nghiệp mới về chất lượng,
giá cả,
- Trạng thái chỉ có một nha cung cấp hay độc quyền bán: thường trong trường hợp này
sản phẩm sẽ có giá cao và buộc doanh nghiệp phải mua với mức giá đó.
- Thông tin thị trường: là những thông tin về nguồn cung ứng, có thể nói đó là những
thông tin kinh tế quan trọng được sự quan tâm của toàn xã hội; không có thông tin thị
trường không thể có quyết định đúng đắn trong sản xuất, kinh doanh, cũng như các quyết
định của các cấp quản lý.
- Nhiều đơn vị có nhu cầu thu mua cùng một loại sản phẩm với doanh nghiệp. Nếu
một sản phẩm chỉ có doanh nghiệp thu mua thì khả năng mua được hàng sẽ cao hơn
trường hợp có nhiều đơn vị thu mua.
- Cơ chế, chính sách của Nhà nước cũng ảnh hưởng đến công tác mua hàng. Đối với
một số mặt hàng nhập khẩu, thuế nhập khẩu thấp thì giá cả của mặt hàng đó sẽ thấp và
Trang 15
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác mua sản phẩm gạch men của công ty TNHH Việt Hương

ngược lại. Ngoài ra, một số mặt hàng được Nhà nước ấn định số lượng có thể mua, điều
này ảnh hưởng đến nhu cầu của doanh nghiệp.
Qua các phần trên có thể xác định công tác mua hàng là nhiệm vụ quan trọng và có ý
nghĩa rất lớn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Để thấy rõ được tầm quan
trọng đó chúng ta sẽ nghiên cứu sâu về tình hình thực tế của công tác mua hàng tại công
ty.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG KINH DOANH & CÔNG TÁC MUA SẢN PHẨM GẠCH
MEN CỦA CÔNG TY TNHH VIỆT HƯƠNG

2.1 Sơ lược về đặc điểm tình hình hoạt động kinh doanh của công ty
Phần này xin được trình bày một cách khái quát về công ty, bao gồm lịch sử hình
thành và phát triển, môi trường hoạt động kinh doanh của công ty cũng như đặc điểm các
yếu tố kinh doanh của công ty.
2.1.1 Khái quát về công ty
2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
a/ Lịch sử hình thành
Công ty TNHH Việt Hương- Đà Nẵng có trụ sở chính đặt tại 37A- Điện Biên Phủ- Đà
Nẵng.Xuất phát từ yêu cầu tiếp nhận và phục vụ các công trình xây dựng trong khu vực.
Ngày 01/01/2002 công ty được thành lập theo giấy phép kinh doanh số 3202000421 của
Sở Kế Hoạch Và Đầu Tư Thành Phố Đà Nẵng cấp vào ngày 01/12/2001, với
- Tên doanh ghiệp: Công ty TNHH Việt Hương.
- Tên giao dịch: Viethuong Co; Ltd.
Trang 16
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác mua sản phẩm gạch men của công ty TNHH Việt Hương
- Số điện thoại: 0511.3684.868 Fax: 0511.3684.777
- Mã số thuế: 0400404751 Vốn điều lệ: 9,6 tỷ VNĐ
Công ty có tư cách pháp nhân, sử dụng con dấu riêng, thực hiện đầy đủ chế độ kế
toán độc lập, và được phép mở tài khoản riêng tại các ngân hàng trong nước.
- Ngân hàng Kỹ Thương Đà Nẵng - Ngân hàng An Bình

- Ngân hàng Thương Tín - Ngân hàng Vietcom Bank
Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thực hiện trong khuôn khổ pháp luật,
chịu sự quản lý trực tiếp của Sở Kế hoạch và Đầu tư Đà Nẵng, công ty có quyền giao
dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng kinh tế và liên kết, liên doanh về lĩnh vực kinh doanh
với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Ngoài ra, Công ty còn phải thực hiện hoạt
động theo Luật Doanh Nghiệp.
b/ Quá trình phát triển
Công ty TNHH Việt Hương được hình thành vào những năm đầu thế kỷ 21, từ một đơn
vị kinh doanh nhỏ lẻ, dưới sự dìu dắt của lãnh đạo công ty, tập thể cán bộ công nhân viên
đã đưa công ty trở thành một đơn vị vững mạnh, đủ tiềm năng, tiềm lực và có uy tín trên
thị trường Miền Trung Tây Nguyên nói riêng và thị trường cả nước nói chung
Trong những năm mới thành lập công ty cũng có những khó khăn nhất định. Chính
vì thế, công ty không ngừng nỗ lực để từng bước đạt được kết quả khá cao. Sau 3 năm
hoạt động với tốc độ phát triển nhanh, đòi hỏi phải mở rộng kho bãi để đáp ứng nhu cầu
của người tiêu dùng và thực hiện đa dạng hoá các mặt hàng kinh doanh. Do đó, Công ty
mở rộng kho bãi tại Quốc lộ 1A - Hoà Châu - Hoà Vang - TP Đà Nẵng.
Hiện nay công ty có các đơn vị trực thuộc sau:
- Chi nhánh Công ty TNHH Việt Hương tại TP Nha Trang, trụ sở của Chi nhánh đặt tại
Phước Điền - Phước Đồng – Nha Trang.
- Chi nhánh Công ty TNHH Việt Hương tại tỉnh Đăklăk , trụ sở Chi nhánh đặt tại Tổ 2,
khối 7A, phường Tân Lợi, TP Buôn Mê Thuột, tỉnh ĐăkLăk.
Trong những năm qua Công ty đã trưởng thành và phát triển nhanh chóng tạo chỗ
đứng trên thị trường, đó cũng là sự cố gắng của công ty và toàn thể công nhân viên đã mở
rộng hoạt động kinh doanh để từng bước thâm nhập vào thị trường, nắm bắt thị hiếu của
Trang 17
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác mua sản phẩm gạch men của công ty TNHH Việt Hương
người tiêu dùng, tìm thị trường mới tiêu thụ sản phẩm trên thị trường Miền Trung Tây
Nguyên. Luôn tìm hiểu, nghiên cứu thị trường tăng cường tính cạnh tranh.
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty
2.1.2.1 Chức năng

Chức năng của công ty là kinh doanh thương mại chuyên mua vào, dự trữ và lưu thông
hàng hoá. Phân phối cho các đại lý, nhà bán buôn, bán lẻ trên thị trường Miền Trung Tây
Nguyên nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng thay đổi của khách hàng, của thị trường, mở
rộng thị phần, tăng thu ngân sách, tạo động lực phát triển kinh tế. Như vậy, công ty là đơn
vị kinh doanh vừa phải, có lợi nhuận, bảo tồn vốn kinh doanh và có lượng hàng hoá nhất
định để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, thể hiện vai trò chủ đạo của một Công ty TNHH
trong lĩnh vực kinh doanh hàng hoá.
2.1.2.2 Nhiệm vụ
Công ty trực tiếp kinh doanh các mặt hàng và thực hiện chức năng chính là phân
phối.Nhiệm vụ của công ty là củng cố thị phần vốn có của mình trên thị trường, quản lý
và sử dụng các nguồn lực như: sử dụng vốn có hiệu quả, phát triển vốn, chi trả các khoản
chi phí, đảm bảo thực hiện đầy đủ các điều khoản cam kết trong hợp đồng mua bán liên
doanh, liên kết với các đối tác kinh doanh của mìmh. Bù đắp các khoản chi phí, thực hiện
đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước, chịu trách nhiệm và chịu sự kiểm soát của cơ quan có thẩm
quyền
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty
Sơ đồ3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty
Trang 18
GIÁM ĐỐC
PGĐ PHỤ TRÁCH TÀI
CHÍNH THỐNG KÊ
PGĐ PHỤ TRÁCH
KINH DOANH
PHÒNG HÀNH
CHÍNH NHÂN SỰ
PHÒNG
KINH
DOANH
PHÒNG
MARKE

TINH
PHÒNG KẾ TOÁN
TÀI CHÍNH THỐNG

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác mua sản phẩm gạch men của công ty TNHH Việt Hương
Nguồn: phòng kế toán
Ghi chú:
Quan hệ điều hành Quan hệ qua lại
2.1.4 Môi trường hoạt động kinh doanh của công ty
Cũng như tất cả các công ty khác, công ty TNHH Việt Hương hoạt động trong một môi
trường vĩ mô rộng lớn, đó là môi trường kinh tế, chính trị - pháp luật, văn hóa – xã hội,
môi trường nhân khẩu học, môi trường khoa học, công nghệ và môi trường địa lý. Mọi sự
thay đổi từ những môi trường này đều tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty, và ít hay nhiều đều mang đến những lợi ích cũng như gây ra một vài
khó khăn nhất định cho công ty. Bên cạnh đó, không thể không kể đến các yếu tố như các
nhà cung ứng, khách hàng, các đổi thủ cạnh tranh, đây chính là các yếu tổ của môi trường
bên trong, hay còn gọi là môi trường vi mô, tác động trực tiếp đến hoạt động của công ty.
Chúng ta sẽ phân tích lần lượt các yếu tố trong cả hai môi trường này, nhưng trước tiên
hãy cùng xem xét lĩnh vực hoạt động của công ty cũng như các sản phẩm mà công ty
mang đến cho khách hàng.
2.1.5 Mặt hàng kinh doanh
Công ty TNHH Việt Hương thực hiện các hoạt động kinh doanh như: mua bán các loại
gạch hoa, bồn nước, gốm, sứ, ngói như:
- Gạch ngói Hạ Long có: gạch cotto 20 x 20, 30x30, 40x40, 50x50, gạch lá dừa,
gạch ốp, gạch nem tách, ngói ba trạc, ngói hài lớn, ngói hài nhỏ, ngói nóc lớn, ngói
nóc nhỏ, ngói vẩy cá…
- Bình nước nóng có: Prime DH, Prime 15, 30, PRIME TX, ISEA 15, 30, Tân Á
- Bồn inox Tân Mỹ, chậu Inox Tân Mỹ và một số hàng Tân Mỹ khác.
Tuy nhiên, đó chưa phải là nhóm sản phẩm chính mà công ty kinh doanh. Nhóm sản
phẩm chính mà công ty kinh doanh là nhóm sản phẩm gạch men. Bao gồm:

- Thương hiệu gạch men CMC có: gạch men CMC 20x20, 20x25, 25x25, 25x40,
40x40, 45x45, 50x50, 60x60, gạch men CMC chân tường
Trang 19
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác mua sản phẩm gạch men của công ty TNHH Việt Hương
- Thương hiệu gạch men Hoa Cương có: Hoa Cương SOLIDO 40x40, HC SOLIDO
S1 50x50
- Thương hiệu gạch men Vĩnh Phúc có: Vĩnh Phúc PE1 25x25, VPPQ1 25x25,
VPPQ2 25x25, VPTM1 30x30, VPTM2 30x30, VP SOLIDO 40x40, VPST1
40x40, VPST2 40x40
- Thương hiệu gạch men Hoàn Mỹ có: HMD1 20x25, HMD2 20x25, HMTD1
20x25, HMTD2 20x25, HMD1 40x40, HMD2 40x40, HMS1 40x40
- Thương hiệu gạch men Đại Việt có: DVD1 20x25, DVD2 20x25, DVSAS1 25x40,
DVSAS2 25x40, DVSTS1 25x40, DVSTS2 25x40, DV D1 40x40, DV D2
40x40…
- Thương hiệu gạch men Yên Bình có: Yên Bình 20x20, 25x25, Yên Bình chân
tường
- Thương hiệu gạch men Tiền Phong có: Tiền Phong 40x40, 50x50
- Thương hiệu gạch men Tiên Sơn có: Tiên Sơn 12x60, 30x60, 40x40, 50x50, 60x60
- Thương hiệu gạch men Trung Đô có: TĐ 40x40, 50x50
- Thương hiệu gạch men Phổ Yên có: PY 40x40
Có thể nói, gạch men là sản phẩm chủ lực của công ty, sản phẩm này tiêu thụ mạnh trên
thị trường so với các sản phẩm khác của công ty. Và vị trí sản phẩm Gạch men trong hoạt
động kinh doanh của công ty được biểu hiện qua bảng sau:
Bảng 2.1 Kết quả HĐKD sản phẩm gạch men
(ĐVT: 1000 đồng)
Chỉ tiêu Năm
2007
Năm
2008
Năm

2009
So sánh
Năm 2008/2007 Năm 2009/2008
GT TL GT TL
Doanh
thu
152675 209912 255197 57236 137,5 45285 121,5
Giá vốn 151753 205719 250179 53966 135,6 44459 121,6
Chi phí 1722 3395 7137 1672 197,1 3742 210,2
Lợi
nhuận
150953 206517 248060 55563 136,8 41542 120,1
Nguồn: phòng kế toán
Trang 20
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác mua sản phẩm gạch men của công ty TNHH Việt Hương
Nhận xét: Qua bảng số liệu ta thấy, sản phẩm Gạch men của công ty đóng vai trò chủ lực,
chiểm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu. Năm 2008 tăng 37,5% tương ứng với mức tăng
là 57.236.625 đồng so với năm 2007. Tuy nhiên, đến năm 2006 có xu hướng giảm xuống
21,5% do công ty đang gặp khó khăn về mọi mặt vì đang trong thời gian mở rộng thị
trường, cũng như sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ.
2.1.6 Môi trường kinh doanh
Cũng giống như các công ty khác, công ty TNHH Việt Hương tồn tại trong một môi
trường vĩ mô rộng lớn, bao gồm: Môi trường kinh tế, chính trị - pháp luật, nhân khẩu học,
văn hóa – xã hội, khoa học công nghệ và môi trường địa lý. Bên cạnh môi trường vĩ mô,
công ty còn hoạt động trong môi trường vi mô, đây là môi trường bên trong tác động trực
tiếp đến hoạt động kinh doanh của công ty, bao gồm: các nhà cung ứng, khách hàng và
các đối thủ cạnh tranh.
2.1.6.1 Các nhà cung ứng
Gồm các nhà cung ứng vốn và cung ứng hàng hóa cho việc kinh doanh của công ty. Công
ty có các nhà cung ứng sau:

Bảng 1.2: Các nhà cung ứng chủ lực của công ty
Nhà cung ứng Đối tượng cung ứng
1. Tài chính:
- Ngân hàng Kỹ Thương
- Ngân hàng Thương Tín
- Ngân hàng An Bình
- Nguồn vốn kinh doanh
2. Sản phẩm:
- Công ty cổ phần Viglacera
- Tập đoàn Prime
- Hàng gạch men CMC
- Hàng gạch men Hoa Cương
- Hàng gạch men Vĩnh Phúc
- Hàng gạch men Hoàn Mỹ
- Hàng gạch men Đại Việt
- Hàng gạch men Yên Bình
- Hàng gạch men Tiền Phong
- Hàng gạch men Tiên Sơn
- Hàng gạch men Trung Đô
Trang 21
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác mua sản phẩm gạch men của công ty TNHH Việt Hương
- Hàng gạch men Phổ Yên
- Tân Mỹ
- Tân Á
- Bồn nước
Công ty là nhà phân phối độc quyền cho sản phẩm của Tập đoàn Prime ở khu vực
miền Trung – Tây Nguyên. Công ty có một nhà phân phối mạnh đảm bảo nguồn hàng đạt
chất lượng cho hoạt động phân phối một cách thường xuyên. Đây chính là điều kiện tốt để
công ty ổn định nguồn hàng, đáp ứng kịp nhu cầu thị trường.
2.1.6.2 Khách hàng

Đa số khách hàng của công ty là khách hàng trong khu vực miền Trung – Tây
Nguyên, bao gồm các nhóm mua sỉ và lẻ, các nhà bán buôn, các đại lý, các cơ sở xây
dựng, các chủ đầu tư, các công ty tư vấn thiết kế xây dựng và các tổ chức, cá nhân có nhu
cầu mua bán và sử dụng sản phẩm để xây dựng.Sự biến động về sản lượng và tỷ trọng
tiêu thụ của các nhóm khách hàng được phản ánh trong bảng sau:
Bảng 2.3: Sản lượng bán theo các nhóm khách hàng
Khách
hàng
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
SL TT SL TT SL TT
KH tiêu
dùng trực
tiếp
97817 15,7 123,501 18 134,814 19,4
KH tổ
chức
150192 24,2 162,710 23,6 171,039 24,6
KH bán
buôn
373627 60,1 402,864 58,4 238,954 55,9
Tổng 62136 100 689,075 100 693,807 100
Nguồn: phòng kế toán
Nhóm 1: Nhóm KH tiêu dùng trực tiếp
Là các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, các đơn vị có nhu cầu cấp thời, họ không mua
thường xuyên mà chỉ mua để phục vụ cho nhu cầu xây dựng của mình. KH này có số
lượng nhỏ, mua trực tiếp ở công ty, sản lượng bán ra tương đối ít, chiếm khoảng 3,3%.
Trang 22
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác mua sản phẩm gạch men của công ty TNHH Việt Hương
Họ mong đợi từ nhiều yếu tố như: giá cả, chất lượng, mẫu mã, các dịch vụ sau khi bán và
sự cân nhắc giữa các nhãn hiệu sản phẩm.

Nhóm 2: Nhóm KH tổ chức:
Chủ yếu là ở thị trường Quảng Nam và Đà Nẵng, bao gồm:
- Công ty Đầu tư và phát triển nhà Đà Nẵng
- Công ty Vật Tư Tổng Hợp Quảng Ngãi
- Công ty Xây dựng và kinh doanh nhà ở Đà Nẵng
Những khách hàng này thường thì quan tâm đến mẫu mã đẹp, chất lượng cao và
giá rẻ, thời hạn thanh toán chậm vì họ phụ thuộc vào thời hạn nghiệm thu quyết toán công
trình xây dựng đấu thầu. Công ty luôn cung cấp sản phẩm đạt tiêu chuẩn, vận chuyển
hàng hóa đến tận nơi cho KH, giá cả và mức hoa hồng chiết khấu hợp lý, nên kích thích
việc mua hàng và thanh toán của các đối tượng này.
Nhóm 3: Nhóm KH bán buôn
Loại KH này luôn có mối quan hệ thường xuyên và lâu dài với công ty, bao gồm
các đại lý, các điểm bán lẻ được phân bố rộng rãi trên nhiều tỉnh thành, tập trung chủ yếu
ở Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Nha Trang, ĐắcLắc. Họ thường mua với số lượng
lớn, chiếm khoảng 80% sản lượng và kinh doanh lại để kiếm lời. Họ mong muốn các
chính sách hỗ trợ bán hàng từ công ty, cũng như các khoản hoa hồng, chiết khấu…Do đó
công ty cũng thường xuyên quan tâm đến việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ KH như: trang
trí các cửa hàng, tặng quà lưu niệm, đặc biệt là chính sách chiết khấu khi mua hàng
Bên cạnh các yếu tố cung ứng và khách hàng thì đối thủ cạnh tranh cũng là một
nhân tố rất quan trọng trong môi trường vi mô của công ty
2.1.6.3 Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh của công ty là các công ty khác cùng ngành hoặc cùng loại hình
kinh doanh cung cấp sản phẩm, được xem là đối thủ cạnh tranh của công ty. Hiện nay đối
thủ cạnh tranh trong ngành của công ty bao gồm các nhà phân phối gạch men như: Công
ty TNHH Yên Loan, công ty TNHH TM Quang Thiện, công ty TNHH DVTM Như Minh.
Trang 23
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác mua sản phẩm gạch men của công ty TNHH Việt Hương
2.1.7 Đặc điểm các yếu tố kinh doanh của công ty
Đây là các yếu tố cơ bản để đánh giá hoạt động của một công ty, bao gồm yếu tố tài
chính, đặc điểm tổ chức quản lý nhân sự và tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty.

Tất cả những yếu tố này cũng góp phần tạo nên lợi thế cạnh tranh của công ty với các
công ty khác trong ngành
2.1.7.1 Yếu tố tài chính
Công ty TNHH Việt Hương là một doanh nghiệp tư nhân, nhưng nhiệm vụ quan trọng
của công ty là đảm bảo cho quá trình hoạt động được diễn ra một cách liên tục, tăng
nhanh tốc độ quay vòng vốn để sinh lời và phát triển công ty. Hãy xem xét bảng tổng kết
tài sản của công ty
Trang 24
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác mua sản phẩm gạch men của công ty TNHH Việt Hương
Bảng 2.2: Kết cấu tài sản và nguồn vốn của công ty
(ĐVT: triệu đồng)
Nguồn: phòng kế toán
Trang 25
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tăng giảm
08/07
Tăng giảm 09/08
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền TL(%) Số tiền TL(%)
TSCĐ & ĐTNH 26.081 52.5 24.052 49 30.181 54 -2.029 7.8 6.129 25.5
TSCĐ & ĐTDH 23.641 47.5 25.029 51 25.724 46 1.388 5.9 0.695 2.8
TỔNG TSẢN 49.721 100 49.031 10
0
56.006 10
0 -0.69 1.4 6.975 14.2
NỢ PHẢI TRẢ 26.861 54 29.655 60 30.962 55 2.794 10.4 1.307 4.4
VCSH 22.961 46 19.425 40 25.044 45 -3.536 15.4 5.619 28.9
TỔNG NVỐN 49.721 100 49.031 10
0
56.006 10
0 -0.69 1.4 6.975 14.2

×