Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

mạnh dạn áp dụng câu hỏi mang tính nghệ thuật trong dạy học văn bản truyện ngữ văn 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.24 KB, 15 trang )

Đề tài: Mạnh dạn áp dụng câu hỏi mang tính nghệ thuật trong dạy học văn bản truyện
ngữ văn 9
A. PHẦN MỞ ĐẦU:
I. Lý do chọn đề tài
1. Dạy học môn Ngữ văn trong nhà trường THCS, đặc biệt là đối với học
sinh miền núi vùng đặc biệt khó khăn (vốn hạn chế về khả năng cảm thụ văn
học) thực sự là vấn đề khó. Khó đối với cả người dạy và khó đối với cả người
học. Cái khó này có thể do nhiều yếu tố quy định, trong đó có cả yếu tố chủ quan
và khách quan nhưng chủ yếu vẫn là chủ quan. Có thể kể tới nguyên nhân như
do chương trình ngày càng thay đổi theo chiều hướng giảm dần những tác phẩm
văn học truyền thống mà thêm vào nhiều văn bản mang tính đời sống và thực
tiễn cao, cũng có thể do phương pháp ngày này không phù hợp. Tôi vẫn nhớ
trước đây, mỗi khi vào giờ học văn là tâm trạng lại háo hức chờ đợi mong được
nghe cô bình Kiều, giảng Kiều. Sự đam mề và say sưa của cô khiến chúng tôi
thực sự xúc động. Chính những bài giảng đó đã nuôi dưỡng tâm hồn tuổi thơ tôi,
tưới sống cho mong ước được là một giáo viên văn như ngày hôm nay. Nhưng
bây giờ để đạt được điều đó sao tôi thấy khó quá. Vì sao vậy? Có thể là do lâu
nay chúng ta vẫn thường coi môn văn là một môn học bình thường, không phải
là một môn nghệ thuật đặc biệt( mà thực chất môn văn là một môn nghệ thuật
đặc biệt), khiến cho cả thầy và trò sa vào những thao tác máy móc khuôn mẫu:
Kiểm tra bài cũ, giáo viên giảng, đặt câu hỏi, trò nghe rồi trả lời, ghi chép, củng
cố, dặn dò. Hiệu quả một giờ dạy cuối cùng chỉ cần đủ kiến thức. Và như vậy
môn văn đã bị thủ tiêu tính nghệ thuật một cách không tuyên bố mà triệt để nhất.
Ít chú ý đến tính nghệ thuật cũng tức là đặt chức năng thẩm mĩ sau các chức
năng khác trong khi đó với văn học mà bị thủ tiêu tính thẩm mĩ thì còn gì là văn
học?. Vì lẽ đó mà cái hồn của giờ văn không còn được bay bổng lâng lâng.
Dường như đã bị tước đoạt hoàn toàn.
Do vậy đến lúc này chúng ta cần có một quan điểm đúng đắn: Coi trọng dạy
học môn Ngữ văn (phần văn bản) là một môn học nghệ thuật, phải làm sao tổ
chức hướng dẫn cho học sinh cảm nhận tiếp cận cho được chức năng thẩm mĩ
của tác phẩm. Thông qua chức năng thẩm mĩ học sinh tự nhận thức được quy


luật tình thần tình cảm và "tự mình cảm hoá mình", "tự mình được giáo dục".
1
Đề tài: Mạnh dạn áp dụng câu hỏi mang tính nghệ thuật trong dạy học văn bản truyện
ngữ văn 9
Để làm được điều này bên cạnh những biện pháp như: Khởi động giờ học, giảng
giải, giảng bình, kết thúc giờ học…tất yếu phải dựa vào một hệ thống câu hỏi
cảm thụ hợp lý.
2. Đối với dạy học môn ngữ văn cần phải tự tìm ho mình một phươg pháp
phù hợp bên cạnh những phương pháp chung mang tính truyền thống. Trong đó
việc xây dựng cho được một hệ thống câu hỏi tác phẩm văn chương vừa đảm bảo
tính khoa học, vừa đảm bảo tính nghệ thuật, tạo hứng thú cho học sinh từng bước
đi sâu vào cảm thụ được tác phẩm văn học là một yêu cầu mang tính quyết định
tới sự thành bại của giờ dạy - học văn.
Vậy mà trong thực tế giờ học văn hiện nay việc đặt câu hỏi đang nhiều lúc,
nhiều khi mang tính tuỳ hứng, câu hỏi đôi khi còn chung chung quá dài hoặc quá
lớn, quá khó hoặc quá dễ, nội dung của câu hỏi thường như về phía khai thác nội
dung ý nghĩa văn học, đưa nội dung phản ánh thành mục tiêu số một của văn
học, do đó chưa quan tâm đúng mức đến sự cảm thụ của học sinh. Vì vậy dẫn
đến học sinh chưa thích học văn, hoặc thờ ơ với môn văn học.
Chính vì những lý do trên bản thân tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: "Mạnh dạn
áp dụng câu hỏi mang tính nghệ thuật trong dạy học văn bản truyện thời kì
kháng chiến chống Mĩ- Ngữ văn 9 ” để nghiên cứu và cũng là góp thêm một
tiếng nói tâm huyết vào hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo tinh thần đổi mới
phương pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và quan trong hơn là khả năng
cảm thụ văn học, bồi dưỡng tâm hồn cho các em.
II. Lịch sử vấn đề
Đối với vấn đề này thực chất đã được rất nhiều tác giả quan tâm, thậm chí là
những tác giả lớn với nhiều công trình đồ sộ. Tuy nhiên theo bản thân tôi, điều
mà một giáo viên cần không phải là một thứ lí thuyết khô khan mà là một thực
tiễn ti cậy. Phương pháp dù có hay đến mấy đi chăng nữa nhưng không phù hợp

với đặc thù của học sinh từng vùng miền thì cũng coi như vô ích. Dĩ nhiên
chúng ta không thể phủ nhận là trong những công trình này tác giả đã tập trung
vào nghiên cứu về mặt lí thuyết các hình thức đặt câu hỏi cảm thụ tác phẩm văn
chương khá hệ thống. Tuy vậy tác giả cũng chỉ mới giải quyết vấn đề trên ở góc
2
Đề tài: Mạnh dạn áp dụng câu hỏi mang tính nghệ thuật trong dạy học văn bản truyện
ngữ văn 9
độ vĩ mô, chung cho tất cả các cấp học. Việc đưa phạm vi nghiên cứu việc đưa
phạm vi nghiên cứu những hình thức đặt câu hỏi cảm thụ trong dạy học tác phẩm
văn chương ở chương trình Ngữ văn THCS, và việc vận dụng nó vào từng bài
khác nhau và nhất là với từng đối tượng khác nhau thì lại chưa được bàn bạc một
cách hiệu quả và thấu đáo.
Chính vì điều đó mà khi xây dựng đề tài này dựa trên những định hướng
chung về mặt phương pháp mà tôi đã tiếp thu được trong quá trình học tập giảng
dạy, bản thân tôi mạnh dạn vận dụng trên cơ sở kế thừa những kết quả đã đạt
được của họ để đi sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu những hình thức đặt câu hỏi cảm
thụ tác phẩm văn chương mang tính nghệ thuật nhằm áp dụng cụ thể vào cấp học
và tập chung vào việc thử xây dựng hệ thống câu hỏi cảm thụ cho một số tác
phẩm cụ thể trong chương trình.
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1. Đối tượng:
Đề tài tập trung vào đối tượng nghiên cứu là: Những hình thức đặt câu hỏi
cảm thụ mang tính nghệ thuật trong dạy học tác phẩm văn chuơng thời kì chống
Mĩ- ngữ văn 9, nhằm kích thích được hứng thú học tập của học sinh.
2. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu ở việc: Chỉ tìm hiểu những hình thức đặt
câu hỏi cảm thụ mang tính nghệ thuật tác phẩm văn chương ở chương trình Ngữ
văn lớp 9 thời kì K/c chống Mĩ. Trong đó chọn 2 tác phẩm tiêu biểu ở SGK Ngữ
văn( kì 1 là văn bản Chiếc lược ngà, kì 2: Những ngôi sao xa xôi) để thử xây
dựng hệ thống câu hỏi chính nhằm giúp học sinh cảm thụ hiệu quả các văn bản

nghệ thuật này.
IV. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
- Phương pháp thống kê và hệ thống hoá.
- Phương pháp thực nghiệm
V. Cấu trúc đề tài
3
Đề tài: Mạnh dạn áp dụng câu hỏi mang tính nghệ thuật trong dạy học văn bản truyện
ngữ văn 9
Phần I: Tìm hiểu về những hình thức đặt hệ thống câu hỏi cảm thụ tác
phẩm văn chương.
Phần II: Phương thức hệ thống câu hỏi cảm thụ khi dạy học.
Phần III: Thử xây dựng hệ thống câu hỏi cảm thụ chính cho hai tác phẩm
trong chương trình Ngữ văn 9.
Phần IV: Thực nghiệm
B. PHẦN NỘI DUNG
PHẦN I: TÌM HIỂU VỀ NHỮNG HÌNH THỨC ĐẶT CÂU HỎI
CẢM THỤ ĐỂ DẠY HỌC TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG Ở BẬC THCS.
Căn cứ vào kết quả tiếp thu được từ những côg trình nghiên cứu của các tác
giả đi trứơc, bản thân tôi có thể hình dung và xác định được một hệ thống câu
hỏi cảm thụ tác phẩm văn chương ở bậc THCS về mặt lí thuyết như sau:
I. Hệ thống câu hỏi kích thích cảm xúc:
Đây là một hệ thống câu hỏi tìm ra những phản ứng trực giác của học sinh
khi bị tác động bởi nội dung và hình thức của tác phẩm ở mức độ ấn tượng ban
đầu. Nó đi sâu vào cảm xúc thẩm mĩ. Trả lời hệ thống câu hỏi này học sinh xác
định được cảm xúc của mình khi đọc xong tác phẩm, thể hiện được ấn tượng ban
đầu của mình trước hình thức nghệ thuật hay nội dung trực tiếp có tính chất vật
chất của tác phẩm. Hệ thống này gồm hai loại câu hỏi sau:
1. Câu hỏi cảm xúc vật chất:

Loại câu hỏi này thiên về những rung động vật chất của học sinh trước sự
tác động của số phận nhân vật trong văn xuôi và tâm trạng của nhân vật trữ tình
trong thơ. Với loại câu hỏi này buộc học sinh phải bộc lộ được trạng thái cảm
xúc: Vui, buồn, đau khổ, yêu, thích, căm ghét, sợ hãi…ở dạng trực giác.
VD: Sau khi đọc xong tác phẩm Chiếc lược ngà
- Tâm trạng em thế nào ?
- Em thương nhân vật nào nhất ?
- Em quý nhân vật nào nhất ?
- Nhân vật bé Thu gợi ở em ấn tượng gì ?
4
Đề tài: Mạnh dạn áp dụng câu hỏi mang tính nghệ thuật trong dạy học văn bản truyện
ngữ văn 9
- Em có thấy buồn không khi kết cục của câu chuyện khá buồn?
- Cái chết của nhân vật ông Sáu có làm cho em cảm động không?
- Nhân vật nào gợi cho em xúc động mạnh nhất ?
2. Câu hỏi cảm thụ mang tính nghệ thuật:
Loại câu hỏi này thường hướng về những rung động ban đầu của học sinh
bởi tác động của hình thức nghệ thuật ở tác phẩm: Ngôn ngữ , đối thoại, độc
thoại, miêu tả nhân vật….
Ví dụ:
- Việc sử dụng từ địa phương trong truyện và đặc biệt là lờ đối hoại của
nhân vật gợi cho em ấn tượng gì ?
- Ấn tượng của em khi đọc đoạn miêu tả về hành động trong văn bản….
II. Hệ thống câu hỏi hình dung tưởng tượng:
Hệ thống câu hỏi này thiên về sự hình dung của học sinh. Những câu hỏi
giúp học sinh xác nhận sự hình dung của mình dưới tác động của hình tượng văn
học. Hệ thống này gồm hai loại: Tái hiện và tái tạo.
1. Câu hỏi hình dung tưởng tượng, tái hiện:
Câu hỏi này đòi hỏi học sinh phải xác định được bức tranh nghệ thuật trong
tâm hồn mình khi đọc tác phẩm.

Ví dụ:
- Trong suốt chiều dài của truyện đoạn nào gợi cho em ấn tượng mạnh
nhất ? Hãy minh hoạ bằng lời?
- Em hình dung như thế nào về hình ảnh nhân vật ở cuối tac phẩm ? Hãy tả
cụ thể cho các bạn nghe ?
2. Câu hỏi hình dung tưởng tượng tái tạo:
Loại câu hỏi này đi sâu vào những bức tranh nghệ thuật bộ phận sắc xảo tinh
tế có tính chất phát hiện sáng tạo. Có thể gợi ý định hướng trong những chi tiết
của cuộc đời nhân vậy ở những thời điểm mang nhiều thông tin và dụng ý nghệ
thuật; những dòng văn đặc biệt, những cao trào tâm trạng gay cấn Trả lời được
những câu hỏi đó, minh hoạ tả được những cảnh tượng đó sẽ thể hiện được sự rung
động và sự mẫn cảm trong cảm thụ của học sinh.
5
Đề tài: Mạnh dạn áp dụng câu hỏi mang tính nghệ thuật trong dạy học văn bản truyện
ngữ văn 9
Ví dụ:
- Em hình dung như thế nào về cái chết của nhân vật? Hãy tả lại.
- Em hình dung về công việc của họ như thế nào?
- Hãy tưởng tưởng lại cảnh cuối văn bản?
III. Hệ thống câu hỏi hiểu biết về nội dung và hình thức tác phẩm:
Trả lời được hệ thống câu hỏi này học sinh thể hiện rõ mức độ hiểu tác
phẩm, hệ thống này có 2 hệ thống nhỏ sau:
1. Hệ thống câu hỏi hiểu biết nội dung tác phẩm:
a. Kể lại được: Mức độ này đòi hỏi học sinh phải nhớ được ít nhất là cốt
truyện; thậm chí là phải thuộc một số đoạn đặc sắc. Đây là mức độ đơn giản
bước đầu của việc hiểu nội dung.
Ví dụ:
- Sự kiện nào đáng nhớ nhất trong cuộc đời nhân vật? (ở đây có thể sử dụng
kèm theo phương pháp đọc diễn cảm khi trả lời câu hỏi).
- Đoạn văn hay chi tiết nào làm em xúc động nhất? Hãy đọc diễn cảm đoạn

đó?
- Kể tóm tắt về cuộc đời của nhân vật?
- Có mấy sự kiện đáng nhớ của cuộc đời của nhân vật này?.
b. Phân tích lý giải.
Loại câu hỏi này ở mức độ cao hơn. Người trả lời đã tìm ra được mối tương
quan của sự kiện, biến cố trong cuộc đời của nhân vật, hoặc những biến đổi của
tâm trạng của nhân vật trữ tình trong . Người trả lời đi tới những đối chiếu, so
sánh, quy nạp, phân tích chúng.
Ví dụ:
- Tại sao tác phẩm có tên như vậy?
- Kết cục của truyện có làm em ngạc nhiên không? Tại sao?.
c. Phát biểu quan điểm:
Mức độ câu hỏi này thường được tiến hành ở lớp học sinh lớn, bắt đầu hình
thành quan điểm độc lập. Nó sẽ giúp học sinh thể hiện được khiếu thẩm mỹ của
bản thân cũng như tự hình thành nhân cách.
6
Đề tài: Mạnh dạn áp dụng câu hỏi mang tính nghệ thuật trong dạy học văn bản truyện
ngữ văn 9
Ví dụ:
- Theo em, ai là người có lỗi trong nỗi đau của nhân vật?
- Em có tin vào một kết quả khả quan cho nhân vật được không? vì sao?
( chẳng hạn nhân vật Chị Dậu trong “tắt đèn” của Ngô Tất Tố)
- Nhân vật A đáng thương hay đáng ghét? Tại sao?
2. Hệ thống câu hỏi hiểu biết hình thức tác phẩm:
Loại câu hỏi này đi sâu vào khám phá các chi tiết nghệ thuật và cấu trúc của
tác phẩm.
a. Câu hỏi chi tiết hình thức:
Là loại câu hỏi thiên về những chi tiết hình thức nghệ thuật của tác phẩm.
Dựa vào những đặc trưng thể loại, những nét đặc sắc trong hình thức nghệ thuật
của tác phẩm mà đặt câu hỏi.

Ví dụ:
- Lời đối thoại của ông Hai với vợ ?
- Trong cuộc đối thoại đó chi tiết nào là đặc sắc nhất? Vì sao?.
b. Câu hỏi về cấu trúc hình thức của tác phẩm:
Loại câu hỏi này giúp học sinh khám phá cấu trúc của tác phẩm, ở giai đoạn
này là đi tìm mối liên hệ giữa các chi tiết, các cấu trúc độc đáo mà nó đóng góp
thật sự trong việc hình thành ý nghĩa hay tư tưởng chủ đề của tác phẩm.
Ví dụ: - Hình ảnh cảnh rừng núi Sapa được tái hiện lại ở cuối tác phẩm
nhằm dụng ý gì?
TA CÓ THỂ HỆ THỐNG CÂU HỎI THEO BẢNG
Câu hỏi kích
thích cảm xúc
Câu hỏi hình
dung tưởng
tượng
Câu hỏi nêu tác phẩm
Nội dung Hình thức
Vật
chất
(Nội
dung)
Nghệ
thuật
(Hình
thức)
Tái
hiện
Tái tạo - Kể
truyện
-

Thuộc
đoạn
văn
Phân
tích
Quan
điểm
Chi tiết Cấu
trúc
7
Đề tài: Mạnh dạn áp dụng câu hỏi mang tính nghệ thuật trong dạy học văn bản truyện
ngữ văn 9
PHẦN II: PHƯƠNG THỨC SỬ DỤNG CÂU HỎI CẢM THỤ KHI
DẠY HỌC
Qua thực tế thử nghiệm bản thân tôi nhận thấy việc vận dụng hệ thống câu
hỏi định hướng cảm thụ tác phẩm này là hết sức linh hoạt. Sự linh hoạt này được
hiểu là:
1. Thứ tự của các câu hỏi không cố định khi vận dụng vào tiết, bài dạy học
trên lớp. Cùng là câu hỏi cảm xúc nhưng có thể hỏi ở đầu và cuối giờ học, dựa
trên sự thay đổi tình cảm của học sinh trong quá trình tiếp xúc với tác phẩm.
2. Khi đặt câu hỏi không nên tuyệt đối hoá ranh giới giữa các loại câu hỏi,
mà có câu mang tính chất tổng hợp của hai ba loại câu hỏi khác.
3. Khi tổ chức giờ dạy bằng việc vận dụng hệ thống câu hỏi cảm thụ, không
phải chờ học sinh xung phong phát biểu, mà bất kỳ học sinh nào trong lớp cũng
phải tham gia.
4. Số lượng câu hỏi nhiều hay ít phụ thuộc vào từng tác phẩm, thậm chí cả
tình hình cụ thể của giáo viên và học sinh, của tiết học, miễn sao câu hỏi phải
kích thích được vào những điểm sáng thẩm mỹ của tác phẩm.
5. Hệ thống câu hỏi cảm thụ phải được triển khai tổ chức gắn liền với các
hoạt động khác như: đọc diễn cảm, giảng bình…

PHẦN III: THỬ XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI CẢM THỤ CHO
TÁC PHẨM CỤ THỂ TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 9
I. Văn bản: Chiếc lược ngà - tác giả Nguyễn Quang Sáng
Căn cứ vào mục tiêu của bài học tôi mạnh dạn áp dụng hệ thống câu hỏi
mang tính nghệ thụât vào nội dung bài giảng, cụ thể như sau:
Tiết 71, 72: CHIẾC LƯỢC NGÀ
8
Đề tài: Mạnh dạn áp dụng câu hỏi mang tính nghệ thuật trong dạy học văn bản truyện
ngữ văn 9
Nguyễn Quang Sáng
I. Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh: Cảm nhận được tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo
le của cha con ông Sáu.
Nắm được nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật, đặc biệt là bé Thu. Nghệ
thuật xây dựng chuyện bất ngờ mà tự nhiên của tác giả.
Rèn luyện kỷ năng đọc diễn cảm, biết phát hiện những chi tiết nghệ thuật
đáng chú ý trong một truyện gắn.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- Giáo viên: giáo án, SGK, SGV, tài liệu tham khảo, tranh ảnh
I. Tìm hiểu chung
? Những hiểu biết của em về tác
giả.
Tác phẩm viết vào thời gian nào?
Câu 1. Em hãy phát biểu cảm xúc
của em khi đọc xong truyện ngắn
này ?
1. Tác giả: Nguyễn Quang Sáng
- Sinh năm 1932 quê An Giang
- Là là văn Quân đội
- Viết về cuộc sống và con người

Nam Bộ.
2. Xuất sứ
3. Đọc chú thích
II. Phân tích
- Dưới đây chỉ là một số câu hỏi mang tính thủ nghiệm, giáo viên cần
phải kết hợp với nhiều dạng câu hỏi khác mới có thể khai thác hết nội
dung và nghệ thuật của bài được.
- Phần chữ in nghiêng minh hoạ cho hệ thống câu hỏi mang tính nghệ
thuật.
Câu 2. Khi ông Sáu trở về, Thu đã có
những hành động, lời nói như thế
nào? những hành động đó chứng tỏ ở
bé Thu tình cảm như thế nào? ( kích
thích cảm xúc)
Lý do Thu không nhận Ông Sáu làm
cha là lý do gì ?
1. Hình ảnh bé Thu:
* Trước khi nhận ông Sau là cha.
- Vụt chạy, kêu thét lên.
- Nói trống.
9
Đề tài: Mạnh dạn áp dụng câu hỏi mang tính nghệ thuật trong dạy học văn bản truyện
ngữ văn 9
Tác giả lý giải điều đó có hợp lý, tự
nhiên không ?
Câu 3. ? Theo em bé Thu là một em
bé như thế nào
Em thấy bé Thu có nét tính cách
gì ? ( nêu quan điểm)
Câu 4. Khi biết ông Sáu là cha diễn

biến tâm lý ở Thu như thế nào ?
( phân tích)
Câu 5. Nhận xét của em về cách
miêu tả, kể chuyện của tác giả ở
đoạn này như thế nào ?(câu hỏi cảm
xúc nghệ thuật)
Câu 6. Cha con ông Sáu gặp nhau
trong hoàn cảnh nào?hãy chỉ rõ?
( phân tích)
Câu 7. Khi gặp con ông có những
hành động cử chỉ ra sao? Tìm những
chi tiết miêu tả cảm xúc của ông Sáu
khi gặp con? (nội dung)
? Điều đó nói lên tình cảm gì của ông
Sáu
Câu 8. Theo em hành động ông Sáu
đánh con có phải ông không thương
con hay không?vì sao? ( cảm xúc)
? Ông đã chia tay con như thế
nào?
- Hắt trứng cá ra khỏi bát -> gắp
lại.
- Bỏ sang ngoại.
=> Có cá tính, bướng bỉnh, không
nhận ông Sáu là cha vì: Ông Sáu
không giống tấm hình mà Thu
được biết
=> Thu rất yêu cha.
* Khi ông Sáu đi:
- Đôi mắt xôn sao.

- Kêu thét: Ba !
- Chạy thót lên… ôm chặt.
- Nói trong tiếng khóc.
- Hôn ba.
=> Tình cảm cha con trỗi dậy
mạnh mẽ, gấp gáp, tự nhiên.
=> Gây súc động ở người đọc.
=> Thu còn là cô bé giàu tình
cảm, ngây thơ đáng yêu.
2. Tình cảm cha con của ông
Sáu
* Khi gặp con.
- Nháy thót lên.
- Bước vội vàng.
- Kêu to.
- Giang tay đón chờ.
- Giọng lập bập:
=> Yêu thương con sâu sắc, háo
hức, xúc động bởi tình cha con
quá lớn lao.
* Khi xa con, ở căn cứ:
- Nhìn con trìu mến.
- Ân hận vì đã đánh con.
- Khổ công làm chiếc lược ngà
cho con
10
Đề tài: Mạnh dạn áp dụng câu hỏi mang tính nghệ thuật trong dạy học văn bản truyện
ngữ văn 9
? Khi ở cứ tình cảm cha con được
bộc lộ ra sao?

? Miêu tả tỉ mỉ anh Sáu làm cây lược,
tác giả muốn nói điều gì ? ( quan
điểm)
? Em suy nghĩ gì về tình cha con
của ông Sáu?( nêu quan điểm)
Câu 9. Em có cảm nhận như thế nào
về kết cục của câu chuyện, đặc biệt
là những hậu quả mà chiến tranh đã
đem lại cho con người? (nêu quan
điểm)
- Nhờ bạn gửi cây lược cho con
trước khi hy sinh.
=> thương nhớ con vô bờ bến,
tình cha con sâu sắc gây xúc động
cho người đọc
=> Thấm thía nổi đau, mất mát
mà con người phải gánh chịu do
chiến tranh mang lại
III. Tổng kết
Câu 10: gồm những câu hỏi tỏng
kết lại nội dung của bài.
. Sau khi đọc xong đoạn trích
tâm trạng em như thế nào?(kích
thích cảm xúc)
? Em cảm nhận được gì về tình
cảm cha con của hai cha con ông
Sáu ?( kích thích cảm xúc)
- Tưởng tượng một thời gian
sau 2 cha con gặp nhau, em
sẽ kể lại những gì từ cuộc

gặp gỡ đó? ( tái hiện-tái tạo)
- Nhận xét của em về nghệ
thuật miêu tả tâm lí nhân vật
Nội dung: Thể hiện cảm động tình
cha con sâu sắc và cao đẹp trong
chiến tranh.
Nghệ thuật: Tình huống bất ngờ tự
nhiên thành công trong việc miêu tả
11
Đề tài: Mạnh dạn áp dụng câu hỏi mang tính nghệ thuật trong dạy học văn bản truyện
ngữ văn 9
bé Thu? ( quan điểm) tâm lý và xây dựng tình cách nhân
vật.
PHẦN IV: THỰC NGHIỆM
1. Mục đích:
Áp dụng những hình thức đặt câu hỏi cảm thụ đã đưa ra vào giảng dạy tác
phẩm cụ thể nhằm để xác định tính hợp lý, khả năng kích thích hứng thú đối với
học sinh và hiệu quả đạt được trong quá trình cảm thụ tác phẩm, đặc niệt là chức
năng bồi dưỡng tâm hồn cho các em.
2. Nội dung:
* Dạy tiết thực nghiệm:
Tiết 71-72. văn bản Chiếc Lược Ngà - tác giả Nguyễn Quang Sáng
3. Tổ chức thực nghiệm
- Tổ chức dạy thực nghiệm ở lớp 9A trường THCS Phúc Thịnh - Ngọc Lặc
- Lớp gồm: 34 học sinh.
- Nội dung : Tập trung vào tổ chức hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác phẩm
nêu trên theo hệ thống câu hỏi cảm thụ như đã nêu ở phần II (Phần thử xây
dựng hệ thống câu hỏi cảm thụ cho tác phẩm cụ thể ở chương trình Ngữ
văn 9 )
4. Kết quả thực nghiệm:

a, Kết quả cụ thể:
a1) bảng tổng hợp về biểu hiện cảm tính thái độ tích cực hứng thú học tập của
học sinh trong giờ học (thông qua thái độ biểu hiện với hệ thống thái độ đặt ra
của từng học sinh).
Câu
hỏi
Thái độ HS
Câu
1
Câu
2
Câu
3
Câu
4
Câu
5
Câu
6
Câu
7
Câu
8
Câu
9
Số HS hứng thú xung 28/34 17/34 22/34 19/34 20/34 24/34 18/34 15/34 14/34
12
Đề tài: Mạnh dạn áp dụng câu hỏi mang tính nghệ thuật trong dạy học văn bản truyện
ngữ văn 9
phong xây dựng bài

Số HS chưa hứng thú 6/6 10/17 12/12 8/15 8/14 8/10 10/16 10/19 20
b. Nhận xét
- Từ bảng tổng hợp trên ta dễ dàng nhận thấy so với giờ dạy theo cách
truyền thống, khi áp dụng giảng dạy bằng hệ thống câu hỏi cảm thụ số lượng
học sinh có thái độ phản ứng tích cực trước tác phẩm đã tăng lên đáng kể. Nhiều
em đã tích cực xung phong trả lời câu hỏi đặt ra. Vì vậy ta có thể kết luận
qua hệ thống câu hỏi cảm thụ đã góp phần kích thích được hứng thú học tập ngữ
văn của học sinh (phần tìm hiểu văn bản nghệ thuật)
- Từ bảng tổng hợp về kết quả cảm thụ tác phẩm thông qua các câu trả lời
của học sinh cũng có thể nhận thấy:
+ Ở những câu hỏi cảm xúc đa số học sinh được tham gia đánh giá đã xác
định được những cảm xúc khá rõ nét.
+ Ở những câu hỏi hình dung tưởng tượng số học sinh trả lời đạt yêu cầu trở
lên (tỏ ra cảm thụ đạt và tốt về tác phẩm) cũng khá nhiều.
+ Câu hỏi hiểu tác phẩm học sinh đã tích cực góp ý kiến. Các ý kiến đã tỏ ra
hiểu Ở được nội dung tác phẩm ở các mức độ khác nhau, tuy vậy câu trả lời
thường chưa chọn vẹn và đủ ý.
Từ kết quả trên có thể khẳng định hệ thống câu hỏi cảm thụ đã thực sự tác
động mạnh đến học sinh đòi hỏi các em phải tích cực động não. Nó đã góp phần
dẫn dắt học sinh cảm thụ tác phẩm khá tốt. Mặc dù vậy cũng phải thừa nhận đối
với học sinh vùng sâu, vùng xa - cụ thể như học sinh trên địa bàn xã Phúc Thịnh
do nhiều yếu tố khác nhau tác động (đặc biệt là vốn từ vựng Tiếng Việt còn
nghèo, tư duy lý tính chưa phát triển đồng đều). Do vậy các câu hỏi hình dung
tưởng tượng, phân tích đối với các em thường diễn ra phản ứng chậm, câu trả lời
diễn đạt chưa thật mạch lạc, rõ ràng. Điều này có thể được khắc phục ở học sinh
của những vùng miền khác có điều kiện học tập tốt hơn.
C. KẾT LUẬN
13
Đề tài: Mạnh dạn áp dụng câu hỏi mang tính nghệ thuật trong dạy học văn bản truyện
ngữ văn 9

Có thể nói. Sau quá trình nghiên cứu đề tài này, bản thân cá nhân tôi cảm
thấy một điều việc đặt câu hỏi cảm thụ tác phẩm văn chương ở chương trình ngữ
văn THCS, cũng như phương thức sử dụng trong quá trình dạy học phần văn bản
ở mỗi tiết bài đã đạt hiệu quả khả quan. Qua phần dạy thực nghiệm đã khẳng
định được có thể vận dụng khả thi hệ thống câu hỏi này vào dạy học để góp
phần kích thích hứng thú học tập của học sinh. Hơn thế nữa nó cũng góp phần
kích thích được những suy nghĩ sáng tạo độc lập trong cảm nhận giá trị thẩm mỹ
ở mỗi văn bản nghệ thuật khi được học của học sinh, từ đó khơi dậy được ở các
em tình yêu sự khao khát được đến với môn học nghệ thuật này.
Do thời gian có hạn, song để thực hiện được đề tài này bản thân tôi đã
được sự góp ý của đồng nghiệp. Vì vậy tôi hy vọng rằng đây là một phần đóng
góp nhỏ trong nghiên cứu khoa học nói chung.
Trên đây là những suy nghĩ của riêng bản thân cá nhân tôi về một biện pháp
cụ thể trong việc đổi mới phương pháp dạy học ngữ văn THCS. Vì vậy rất mong
nhận được ý kiến chỉ đạo chân thành và quý báu từ phía bộ phận chuyên môn
của Phòng giáo dục và những ý kiến phản hồi mang tính xây dựng từ phía các
bạn đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Phúc thịnh, ngày 28 tháng 04 năm 2010
Tác giả
Hoàng Văn Minh
14
Đề tài: Mạnh dạn áp dụng câu hỏi mang tính nghệ thuật trong dạy học văn bản truyện
ngữ văn 9
MỤC LỤC
Trang
A. Phần mở đầu
I. Lý do chọn đề tài
1
II. Lịch sử vấn đề 2

III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
IV. Phương pháp nghiên cứu
V. Cấu trúc đề tài
B. Nội dung
3
4
Phần I: Tìm hiểu về những hình thức đặt câu hỏi cảm thụ để dạy học tác
phẩm văn chương ở bậc THCS
4
Phần II: Phương thức sử dụng câu hỏi cảm thụ khi dạy học 9
Phần III: Thử xây dựng câu hỏi cảm thụ cho tác phẩm cụ thể trong
chương trình ngữ văn 9
9
Phần IV: Thực nghiệm 13
C Kết luận 15
15

×