Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

skkn một số biện pháp thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục trong nhà trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (449.46 KB, 16 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LONG AN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN ĐƯỚC

---- 

 ----

MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN TỐT CÔNG
TÁC XÃ HỘI HÓA TRONG NHÀ TRƯỜNG

Người thực hiện : Nguyễn Trần Bá Ngân
Đơn vị
: Trường Tiểu học Tân Ân
Huyện
: Cần Đước
NĂM HỌC
2015 – 2016


MỤC LỤC
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Đặt vấn đề.
2. Mục đích đề tài.
3. Lịch sử đề tài.
4. Phạm vi đề tài.
II. NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM
1. Thực trạng đề tài.
2. Nội dung cần giải quyết.
3. Các biện pháp cần giải quyết.
3.1. Tạo uy tín với phụ huynh, các cấp ủy Đảng, chính quyền và cộng
đồng địa phương thông qua việc khẳng định uy tín chất lượng nhà trường.


3.2. Tận dụng những kinh nghiệm và trí thức của phụ huynh, các đồng
nghiệp đi trước
3.3. Làm tốt công tác tham mưu cho lãnh đạo địa phương.
3.4. Xây dựng các cơ chế liên kết giữa nhà trường, gia đình, lực lượng xã
hội.
3.5. Quan tâm thực sự đến học sinh nghèo, học sinh khuyết tật và con
em gia đình chính sách.
4. Kết quả đạt được.

III. KẾT LUẬN
1. Tóm lược giải quyết.
2. Phạm vi, đối tượng áp dụng.
3. Bài học kinh nghiệm.
4. Kiến nghị.


I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Đặt vấn đề:
Xã hội hóa giáo dục là: “Đưa sự nghiệp Giáo dục trở thành sự nghiệp
chung của toàn xã hội, huy động toàn xã hội làm giáo dục, vận động các tầng
lớp nhân dân đóng góp xây dựng phát triển sự nghiệp Giáo dục” .
Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục là một biện pháp hữu hiệu để
giúp người quản lí thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý giáo dục, đem lại nguồn sức
mạnh tổng hợp giúp nhà trường thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học đặc biệt
là công tác xã hội hóa giáo dục và nâng cao chất lượng chăm sóc – giáo dục thế
hệ trẻ.
Năm học 2014 – 2015 diễn ra trong bối cảnh kinh phí đầu tư cho giáo dục
còn thấp, nhà trường đã nhận thức được rằng để hoạt động có chất lượng, hiệu
quả thì phải tuyên truyền sâu rộng đến quần chúng nhân dân hiểu đúng, đủ về ý
nghĩa và tầm quan trọng của giáo dục phổ thông và đẩy mạnh công tác xã hội

hóa giáo dục. Nhà trường xem công tác xã hội hóa giáo dục là một việc làm hết
sức thiết thực, không thể tách rời giáo dục khỏi đời sống và nhận định rằng chỉ
có sự tham gia của toàn xã hội vào giáo dục mới đảm bảo cho giáo dục phát
triển có chất lượng và hiệu quả.
Xã hội hóa giáo dục có vai trò rất lớn, ảnh hưởng rất nhiều đến các thành
tựu của ngành giáo duc. Hiện nay ở tỉnh Long An nói riêng và cả nước nói
chung đang chú trọng công tác xã hội hóa giáo dục. Trong đó, giáo dục Tiểu
học là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục phổ thông. Tầm quan trọng của
giáo dục Tiểu học ở chỗ là nó đặt nền móng ban đầu cho việc giáo dục lâu dài
nhằm hình thành và phát triển nhân cách học sinh, là niềm tin và hy vọng của
mỗi gia đình và xã hội về tương lai của các em và của đất nước.
Trường Tiểu học Hồ Văn Huê cũng còn những hạn chế về cơ sở vật chất
để phục vụ cho hoạt động dạy và học như: khuôn viên trường chưa được trồng
nhiều cây xanh, thiếu các phòng chức năng, bãi tập; do nhận thức về xã hội hóa
giáo dục của đại đa số dân còn hạn chế, vì thế vận động xã hội hóa là một vấn đề
hết sức khó khăn. Những người còn có tư tưởng khoán trắng con em cho nhà
trường, có khi cả năm không tham gia hội họp, thậm chí không biết con học thầy
cô nào, lớp nào. Do vậy công tác xã hội hóa giáo dục ở đây gặp nhiều khó khăn
và bất cập.


Vì vậy, để có biện pháp tuyên truyền huy động cha mẹ học sinh và các tổ
chức xã hội ở địa phương, quan tâm đến sự phát triển của nhà trường và để đẩy
mạnh công tác xã hội hóa giáo dục đó là một điều hết sức khó khăn, cần phải
làm gì để hoàn thành được trách nhiệm của mình mà Đảng và Nhà nước giao
phó.
Đây chính là nổi trăn trở của người làm quản lí như tôi. Phải làm sao để
ngôi trường Tiểu học Hồ Văn Huê ngày càng hoàn thiện hơn, đảm bảo dạy học tốt hơn? Làm thế nào để đồ dùng dạy học, sân chơi bãi tập phục vụ cho
việc dạy – học, chăm sóc học sinh ở trường ngày càng đầy đủ, các em học sinh
có hoàn cảnh khó khăn được đến trường như các bạn khác, làm thế nào để tạo

điều kiện tốt hơn cho công tác giáo dục học sinh? Chính vì thế mà tôi thấy rằng
mình phải cố gắng tìm ra câu trả lời để giải quyết những vấn đề trên.
Từ đó tôi đã nhận thức được rằng: những biện pháp giúp nhà trường
thoát khỏi những khó khăn trên trong điều kiện kinh phí dành cho nhà trường
eo hẹp như hiện nay thì chỉ có một con đường: đó là công tác xã hội hóa giáo
dục.
Chính vì vậy tôi quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp thực hiện tốt
công tác xã hội hóa giáo dục trong nhà trường”.
2. Mục đích chọn đề tài:
Nhằm khắc phục những khó khăn trước mắt mà nhà trường đang có. Từ
đó tạo được môi trường thân thiện giữa nhà trường và xã hội.
3. Lịch sử đề tài:
Đề tài này đã nghiên cứu từ năm học 2014 -2015 và được áp dụng từ đó
cho đến nay.
4. Phạm vi đề tài:
Đề tài này đã áp dụng trong trường Tiểu học Hồ Văn Huê và có thể áp
dụng với tất cả các trường trong toàn tỉnh.


II. NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM.
1. Thực trạng đề tài:
Cơ sở vật chất, thiết bị của nhà trường mặc dù trong thời gian qua đã
được tăng cường, nhưng vẫn còn thiếu, chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển
giáo dục. Chưa xây sân vui chơi cho học sinh.
Dân cư chủ yếu sống bằng nghề nông và công nhân nên chưa nhận thức
về mọi mặt của cuộc sống xã hội đặc biệt là về giáo dục còn nhiều hạn chế.
Năng lực công tác xã hội hóa giáo dục của cán bộ quản lý và giáo viên
đôi lúc thiếu nhạy bén trong công tác tham mưu. Công tác xã hội hóa giáo dục
đôi khi thực hiện chưa kịp thời. Khuôn viên sân chơi, bãi tập chưa đáp ứng nhu
cầu học tập và vui chơi giải trí cho HS. Thiếu các phòng chức năng.

Nhà trường chưa phát huy được tầm ảnh hưởng của mình một cách
rộng rãi trong cộng đồng, quá trình xã hội hóa giáo dục còn chưa được thực
hiện một cách đồng bộ.
Còn một bộ phận người dân chưa nhận thức đầy đủ, đúng đắn về công
tác xã hội hóa giáo dục.
2. Nội dung cần giải quyết
- Tạo uy tín với phụ huynh, các cấp ủy Đảng, chính quyền và cộng đồng
địa phương thông qua việc khẳng định uy tín chất lượng nhà trường.
- Tận dụng những kinh nghiệm và trí thức của phụ huynh, các đồng
nghiệp đi trước
- Làm tốt công tác tham mưu cho lãnh đạo địa phương.
- Xây dựng các cơ chế liên kết giữa nhà trường, gia đình, lực lượng xã
hội.
- Quan tâm thực sự đến học sinh nghèo, học sinh khuyết tật và con em
gia đình chính sách.
3. Biện pháp giải quyết
Để góp phần vào công tác xã hội hóa giáo dục, tôi đã tiến hành điều tra
thực trạng xã hội hóa giáo dục ở địa phương để nhận ra những điểm mạnh,
điểm yếu, những bài học kinh nghiệm về công tác xã hội hóa giáo dục tạo ra sự
chuyển biến mạnh mẽ đáp ứng yêu cầu của trường bằng những việc làm cụ thể
như sau:
3.1. Tạo uy tín với phụ huynh, các cấp ủy Đảng, chính quyền và cộng
đồng địa phương thông qua việc khẳng định uy tín chất lượng nhà trường.


Để tạo được uy tín với phụ huynh, các cấp ủy Đảng, chính quyền và
cộng đồng đòi hỏi mỗi thầy, cô giáo phải phấn đấu trong quá trình giảng dạy,
phải biến trình tự giảng dạy của thầy cô thành trình tự học của học sinh. Người
giáo viên phải tạo được một bầu không khí ở nhà trường thật vui tươi phấn
khởi, để học sinh mỗi ngày đến trường được học, được vui chơi một cách thoải

mái và tiếp thu bài học có hiệu quả. Mỗi giáo viên phải giảng dạy bằng tất cả
tình thương và trách nhiệm của mình, để học sinh được tự tin hơn khi được đến
lớp đến trường.
Người cán bộ quản lí và giáo viên phải làm tốt công tác vận động phụ
huynh học sinh sẵn sàng đóng góp ủng hộ nhà trường tất cả vì sự nghiệp giáo
dục và vì tương lai con em.
Đối với nhà trường cần phải xây dựng đội ngũ giáo viên vững về chuyên
môn, gương mẫu trong đạo đức nghề nghiệp, tập thể sư phạm đoàn kết,
Người cán bộ quản lí cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra một
cách nghiêm túc, duy trì và thực hiện tốt cuộc vận động: “hai không với bốn
nội dung” do Ngành giáo dục phát động. Chú trọng việc dạy thật, học thật, chất
lượng cao.
Xây dựng trang web để quảng bá hình ảnh nhà trường, trao đổi thông tin
với các đơn vị bạn trong và ngoài tỉnh để học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
Giáo viên chủ nhiệm phải thông báo kịp thời kết quả học tập của học
sinh đến từng phụ huynh học sinh và kết quả sau mỗi học kỳ, những thành tích
nổi trội của học sinh đến ban đại diện cha mẹ học sinh, lãnh đạo địa phương.
Đồng thời cũng thông báo kịp thời những học sinh có những biểu hiện không
tốt trong học tập và rèn luyện đến phụ huynh học sinh (PHHS) biết, để PHHS
có biện pháp phối hợp giáo dục những học sinh chậm tiến bộ.
Cán bộ quản lí cần thực hiện công khai minh bạch đúng các khoản huy
động để cho phụ huynh học sinh biết và cùng với ban đại diện cha mẹ học sinh,
xây dựng kế hoạch sử dụng hợp lý và có ích các nguồn thu từ xã hội hóa
(XHH).
3.2. Tận dụng những kinh nghiệm và trí thức của phụ huynh, các đồng
nghiệp đi trước.
Người cán bộ quản lí cần xác định đúng nguyên nhân sự yếu kém trong
công tác xã hội hoá giáo dục tại nhà trường, từ đó rút ra những bài học kinh
nghiệm cho công tác quản lý của mình. Xác định được việc thực hiện công tác



dân chủ hóa trong công tác xã hội hoá giáo dục là một điểm quan trọng để tạo
sự đồng thuận và từng bước thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục tại thị trấn
Cần Đước có hiệu quả, tạo được uy tín với PHHS và lãnh đạo địa phương. Sử
dụng các nguồn huy động phải có hiệu quả như công tác xây dựng cảnh quan
sư phạm, cơ sở vật chất cần phải đổi mới rõ rệt.
Qua ba lần đại hội PHHS hàng năm của nhà trường, được sự đóng góp
xây dựng của các anh chị đồng nghiệp đi trước và của PHHS. Tôi đã xây
dựng ngay kế hoạch thực hiện khá tốt, giải quyết nhanh chóng những tồn tại
trước mắt, tạo nét mới trong công tác xã hội hoá giáo dục và đã được phụ
huynh học sinh ủng hộ.
3.3. Làm tốt công tác tham mưu cho lãnh đạo địa phương.
Vào đầu mỗi năm học tôi cùng với hiệu trưởng chủ động tích cực tham mưu
với lãnh đạo các cấp, mời cấp ủy, chính quyền địa phương đến thăm cơ sở vật chất,
gặp gỡ giáo viên nhà trường xem tình hình thực tế của nhà trường. Sau các lần đại
hội người cán bộ quản lí cần tiếp xúc với cấp ủy và chính quyền địa phương để kịp
thời báo cáo được diễn biến của nhà trường và xin ý kiến chỉ đạo hỗ trợ. Nhà trường
luôn chủ động tranh thủ sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền.
Qua những lần hội họp ở ủy ban hàng tháng tôi thường cung cấp kịp thời
những thông tin về giáo dục (các chủ trương của ngành, các hoạt động của các
đơn vị tiên tiến….) đến các cán bộ chủ chốt trong cấp ủy, chính quyền địa
phương nắm bắt để có biện pháp giúp đỡ nhà trường.
3.4. Xây dựng các cơ chế liên kết giữa nhà trường, gia đình, lực lượng
xã hội.
Nhà trường luôn quan tâm đến lợi ích trong việc huy động cộng đồng,
biết tận dụng thời cơ và chủ động tham gia các hoạt động của địa phương trong
các dịp lễ, tết, nhằm tạo không khí sôi nổi trong các hoạt động văn hóa văn
nghệ của đơn vị, đồng thời tạo được mối quan hệ mật thiết với các đoàn thể với
chính quyền địa phương.
Nhà trường phối hợp với chính quyền địa phương trong công tác xã hội

hóa bằng cách khi đi vận động tôi chọn mời những người có uy tín, có địa vị
trong xã hội để tham gia đi cùng, nhằm tăng thêm tính thuyết phục và hiệu quả.
Đồng thời đi tham mưu phải có giấy giới thiệu của UBND thị trấn và sổ vận
động (Sổ Vàng) của nhà trường có ghi chép rõ ràng, chính xác.


Thực hiện theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, phát
huy sức mạnh của toàn xã hội chăm lo cho sự nghiệp giáo dục nói chung và
trường Tiểu học Hồ Văn Huê nói riêng. Song song với công tác tham mưu thì
nhà trường cũng phát huy sức mạnh của quần chúng nhân dân. Khu 4 của thị
trấn Cần Đước, đa số nhân dân sống bằng nghề nông, đời sống kinh tế còn
nhiều khó khăn nên trường chỉ tập trung đi đến những nhà hảo tâm, những
mạnh thường quân, những doanh nghiệp tư nhân và những gia đình khá giả mà
nhất là những phụ huynh là cán bộ công nhân viên chức. Tuy nguồn kinh phí
vận động chưa được nhiều, nhưng cũng góp phần không nhỏ vào vào việc đầu
tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho nhà trường: Người có tiền thì tài
trợ tiền, người có cây cảnh thì tài trợ cây cảnh trang trí trường lớp, tặng ghế đá,
tặng quà cho HS nghèo, HS có hoàn cảnh khó khăn; đất, cát đổ đường đi vào,
kệ để dép cho học sinh, bảng trang trí trường học thân thiện học sinh tích
cực….. Nhờ vậy, ngôi trường ngày càng khang trang hơn, xanh - sạch - đẹp
hơn.
3.5. Quan tâm thực sự đến học sinh nghèo, học sinh khuyết tật và con em
gia đình chính sách.
Từ đầu năm học, nhà trường phân công các giáo viên chủ nhiệm nắm
tình hình hoàn cảnh của từng học sinh để đề ra phương pháp giáo dục thích
hợp. Qua đó vận động các mạnh thường quân hỗ trợ sách vở và đồ dùng học
tập ngay từ đầu năm cho học sinh nghèo. Nhà trường luôn chăm lo cho các em
có hoàn cảnh khó khăn, giáo dục tinh thần tương thân tương ái cho các em qua
những hoạt động thiết thực. Đồng thời kêu gọi mọi người giúp đỡ các em có
hoàn cảnh khó khăn có điều kiện đến lớp đến trường như bao học sinh khác.

Chỉ trong vòng một năm mà môi trường giáo dục ở Trường Tiểu học Hồ
Văn Huê đã có sự "thay đổi " các lực lượng xã hội và nhân dân đều nhận thức
được rằng chỉ có làm tốt xã hội hoá giáo dục mới có thể đáp ứng được đầy đủ
các yêu cầu của gia đình, của xã hội, nhằm mục đích xây dựng con người mới
phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trên cơ sở mục
tiêu giáo dục, mỗi cơ quan đoàn thể, mỗi cá nhân trong cộng đồng đều tham gia
vào một số việc nhất định phù hợp với khả năng và điều kiện của mình góp
phần thiết thực vào công tác xã hội hoá giáo dục ở địa phương mình đang sinh
sống, mọi người thấy rằng chỉ có làm tốt xã hội hoá sự nghiệp giáo dục mới có
thể tạo điều kiện phát triển kinh tế- xã hội; Giáo dục- đào tạo là sự nghiệp của


toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân, kết hợp chặt chẽ ba môi trường giáo
dục: nhà trường - gia đình - xã hội sẽ tạo được môi trường giáo dục lành mạnh,
thống nhất ở mọi nơi, mọi lúc, trong từng gia đình, từng tập thể, cộng đồng và
có như vậy mới có thể có kết quả giáo dục như mong muốn. Từ những tham
mưu, tuyên truyền tích cực như vậy, các cấp uỷ Đảng và chính quyền địa
phương, cũng đã có nhận thức đúng đắn về công tác xã hội hoá giáo dục, họ đã
hiểu rằng xã hội hoá giáo dục là trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng và chính
quyền địa phương trước nhân dân. Từ đó phát huy vai trò lãnh chỉ đạo trong
thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục.
4 . Kết quả công tác vận động xã hội hóa trong 2 năm học
TỔNG HỢP CÔNG TÁC XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC
( Thời điểm: Từ tháng 08/2014 đến tháng 07/2015 năm học 2014-2015)
NĂM HỌC 2014-2015
TT NỘI DUNG HỔ TRỢ
SỐ
THÀNH
TỔ CHỨC, CÁ
LƯỢNG

TIỀN
NHÂN TÀI TRỢ
01 Trung thu tháng 8/2014 372 phần
3.800.000 đ BĐD CMHS &MTQ
quà
11.160.000 Chùa Quang Minh
372 Đènđ
quà
02 Văn nghệ gây quỹ
24.000.000 Chùa Quang Minh
Khuyến học trường
đ (T9/2014)
đêm Trung thu
03 Tập học sinh
300 quyển
1.500.000 đ PGD&ĐT huyện
(T10/2014)
04 Kệ để dép học sinh
02 kệ
1.000.000 đ CS Mộc Sơn Phát
( T10/2014 )
05 Đồng phục HS
7 bộ
1.050.000 đ A Tân (TCKH) +
PHHS (T10/2014)
06 Áo dài nữ và áo sơ mi
20 cái
7.000.000 đ Chùa Quang Minh
nam
(Ngày NGVN

20/11/2014)
07 Vật tư đổ 6 hồ chứa
06 cái
4.500.000 đ CTy Đại Á Châu
nước (27 bao xi măng,
(T 11/2014)
36 kg sắt,5 m3 đá, 3
m3 cát )
08 Ghế nhựa
20 cái
900.000 đ PHHS lớp Một 1
09 Tập khen thưởng HS
150 tập
750.000 đ Hội CGC Thị trấn và
TT ngoại ngữ Anh
việt (100 tập).
10 Tập Khen thưởng cuối 2000 tập
14.000.000 Chùa Quang Minh


năm học 2014-2015
Tiền mặt khen thưởng
HS cuối năm học 20142015
Đất đen
5 m3
Xây cầu nối 2 dãy
phòng học

11
12

13

14

Xây cầu nối 2 dãy
phòng học
Tổng cộng:

đ
5.000.000 đ Chùa Quang Minh
500.000 đ DN Tám Sử
18.300.000 Cty Sơn Á Đông,
đ Tiệm vàng NS 2,
Chùa Hưng Quang,
Phú XD, PHHS các
lớp 11, 41, A Một, A
Hưng, A Nu, A Giang,
A Linh…
20.300.000 Phụ huynh HS các lớp
121.860.000
đ

TỔNG HỢP CÔNG TÁC XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC
( Thời điểm: Từ tháng 08/2015 đến tháng 04/2016 năm học 2015-2016)
TT
01

NỘI DUNG HỔ
TRỢ


NĂM HỌC 2015-2016
SỐ LƯỢNG THÀNH TIỀN

02

Xây Cầu nối 2 dãy
phòng
Tập học sinh

500 tập

3.000.000 đ

03

Học bổng

10 phần

5.000.000 đ

04

Học bổng

05 phần

2.500.000 đ

05


Băng ghế đá

10 cái

3.000.000 đ

06

Dàn trống nhạc

1 bộ

7.000.000 đ

07

Trung thu 2015

500 đèn TT
500 bánh
500 chai C2
Múa Lân,
Rạp, Phông,
Nghệ sĩ, âm
thanh
500 phần

7.500.000 đ
5.000.000đ

2.500.000 đ

Chi phí văn nghệ gây
quỹ
08

Trung thu 2015

2.000.000 đ

TỔ CHỨC, CÁ
NHÂN TÀI
TRỢ
A Mười PĐ
(PHHS Lớp 1)
A Trịnh Thoại
(VK Mỹ)
Cty
PRUDENTIAL
Gia đình Bác 6
Nam
DNTN Ngọc
Sương
PHHS Em Mai
Kim Phương
Chùa Quang
Minh.
Trong đó Văn
nghệ gây quỹ
đêm 24/9 (12

AL): 7.700.000 đ

1.500.000 đ PHHS Em Giang


bánh-kẹo
09

Trung thu 2015

5.000.000 đ

Đồng phục HS

500 phần
bánh kẹo
14 bộ

10
11

Tủ lạnh

01 cái

3.500.000 đ

Đồng hồ treo tường

02 cái


500.000 đ

12

Đá 0x4

3 m3

13
14

Kệ để dép
Đồng hồ treo tường

6 cái
5 cái

Tổng cộng:

III. KẾT LUẬN

2.000.000 đ

1.500.000 đ

Gia Hân (HS Lớp
5 năm học 20142015)
PHHS các lớp
của trường

CS Minh Tân
(Cô Hằng)
PHHS Lớp 31 (A
Hoàng Phi)
PHHS Lớp 31 (A
Hoàng Phi)
PHHS Lớp 11 (A
Hào)

4.000.000 đ
1.000.000 đ PHHS Lớp 11( A
Hiệp Lực)
56.500.000 đ


1. Tóm lược giải pháp
Để thực hiện nhiệm vụ quan trọng này tôi đã quan tâm tới các mặt công
tác sau:
Tạo uy tín với phụ huynh, các cấp ủy Đảng, chính quyền và cộng đồng
địa phương thông qua việc khẳng định uy tín chất lượng nhà trường. Huy động
từ nhiều nguồn lực tham gia đóng góp về tài chính, vật lực của các cơ quan,
đơn vị đóng trên địa bàn, các nhà hảo tâm, các tổ chức cá nhân..
Duy trì sự ổn định và phát triển giáo dục đúng hướng, chất lượng giáo
dục được nâng cao, phát huy tác dụng của nhà trường vào đời sống cộng đồng,
góp phần xứng đáng vào quá trình phát triển kinh tế – xã hội của xã nhà.
Tận dụng những kinh nghiệm và trí thức của phụ huynh, các đồng nghiệp
đi trước. Làm tốt công tác tuyên truyền giúp mọi người hiểu và thấm nhuần sâu
sắc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục và
đào tạo, trên cơ sở đó, tham mưu tích cực với các cấp uỷ chính quyền từ thị xã
đến cơ sở nhằm cụ thể hoá thành cơ chế, chính sách, giúp cho việc triển khai

thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục có kết quả.
Tăng cường các hình thức và biện pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức
trong nhân dân về vai trò của giáo dục vì chỉ khi nhân dân hiểu về giáo dục,
đồng tình với giáo dục, cùng chia sẻ khó khăn, cộng đồng trách nhiệm thì công
tác xã hội hóa giáo dục mới được phát huy và hiệu quả giáo dục mới đạt tới
như mong muốn.
Tích cực vận động nhân dân tham gia vào các hoạt động giáo dục.
Làm tốt công tác tham mưu cho lãnh đạo địa phương. Tích cực vận động
chính quyền đoàn thể xã hội, các doanh nghiệp và các cá nhân ủng hộ tài chính
cho giáo dục và đào tạo.
Phát huy tốt nội lực trong việc xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng đội ngũ,
có kế hoạch lâu dài, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, xây
dựng lòng tin trong học sinh, trong phụ huynh học sinh cũng như cộng đồng
dân cư ... làm cơ sở, làm chỗ dựa cho việc xã hội hoá công tác giáo dục với tư
cách là cơ quan chuyên môn tham mưu với lãnh đạo, với cộng đồng...
Xây dựng các cơ chế liên kết giữa nhà trường, gia đình, lực lượng xã hội.
Nhà trường luôn có những biện pháp mềm dẻo, việc làm phù hợp để tạo môi
trường thuận lợi cho cộng đồng tham gia vào xã hội hoá giáo dục và mọi việc
làm đều hướng đến mục đích của giáo dục, tạo một môi trường thuận lợi để


mỗi người thực hiện quyền được học và học tập suốt đời cũng như vì sự phát
triển của cả cộng đồng trong tương lai.
2. Phạm vi, đối tượng áp dụng
Cán bộ quản lí và giáo viên đã áp dụng trong trường Tiểu học Hồ Văn
Huê mang lại kết quả cao và có thể áp dụng trong toàn tỉnh.
3. Bài học kinh nghiệm
Muốn làm tốt công tác huy động xã hội hóa giáo dục trước hết phải làm
tốt công tác tuyên truyền, phải tạo uy tín với cộng đồng bằng việc nâng cao
chất lượng giáo dục, sử dụng có hiệu quả nguồn huy động, trân trọng sự đóng

góp của cộng đồng, quan tâm chăm lo đến mọi đối tượng học sinh, đồng thời
phải chăm lo đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tốt, tạo được
môi trường học tập thuận lợi cho học sinh, từ đó phụ huynh và cộng đồng sẻ
quan tâm ủng hộ, có như vậy công tác xã hội hóa giáo dục mới được bền vững.
Qua quá trình thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục bản thân tôi rút ra những
bài học kinh nghiệm sau đây:
Thứ nhất là phải phân định rõ chức năng nhiệm vụ của mỗi bên gia đình,
xã hội và nhà trường. Nhà trường có những chức năng và nhiệm vụ giảng dạy
và tổ chức cho học sinh học tập đạt hiệu quả cao. Nhưng để khuyến khích họ
tham gia vào hoạt động xã hội hoá giáo dục thì phải nắm đúng chức năng, trách
nhiệm của từng đối tượng như phụ huynh học sinh là người có tri thức, là công
nhân viên nhà nước có sự hiểu biết về tầm quan trọng của xã hội hóa để có biện
pháp vận đông như vậy họ mới tham gia nhiệt tình vào hoạt động xã hội hoá
giáo dục.
Thứ hai là huy động phải dựa vào khuôn khổ luật pháp qui định. Xã hội
hóa giáo dục phải tuân thủ luật pháp Nhà nước và hoạt động xã hội hoá giáo
dục cần có đủ những cơ sở pháp lý để huy động nguồn lực phục vụ cho hoạt
động của nó.
Thứ ba là phải biết chọn thời gian không gian phù hợp và thích ứng. Cán
bộ quản lý giáo dục phải biết lựa chọn thời gian thích hợp để đưa ra chủ trương
xã hội hóa giáo dục và xây dựng kế hoạch cụ thể để thực hiện. Phải đọc kỹ chủ
trương xã hội hóa giáo dục và nắm bắt những vấn đề cơ bản một cách đúng đắn
nhất. Phải tuân thủ triệt để các hướng dẫn thực hiện của phòng sở giáo dục về
vấn đề này.


Người cán bộ quản lí phải tìm được sự đồng thuận của các thành viên
trong nhà trường để khi tiến hành xã hội hóa giáo dục có người giúp sức, hiến
kế và chắp thêm sức mạnh cho người quản lí…Bản thân người quản lý có quyết
tâm, lòng nhiệt huyết với nghề, và luôn yêu nghề mến trẻ, luôn tự bồi dưỡng

kiến thức về quản lý.
Tôi thường xuyên học tập chia sẻ kinh nghiệm với trường bạn, có nhiều
biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục. Bản thân luôn đẩy mạnh công tác
tuyên truyền. Đặc biệt là tập thể sư phạm nhà trường đoàn kết, quyết tâm thực
hiện thành công nhiệm vụ, tạo dựng được uy tín và lòng tin với cộng đồng và
xã hội.
4. Kiến nghị
Để “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu” được nhận thức một
cách đầy đủ trong xã hội và để đạt được mục tiêu cuối cùng của quá trình xã
hội hoá giáo dục là nâng cao thêm mức hưởng thụ về giáo dục của nhân dân,
nâng cao chất lượng cuộc sống tinh thần và vật chất của từng người dân. Tôi
xin kiến nghị một số nội dung sau:
* Đối với chính quyền địa phương:
Cần coi trọng “Giáo dục là quốc sách hàng đầu - Đầu tư cho giáo dục là
đầu tư cho sự phát triển".
Cần tiếp tục tạo điều kiện về kinh phí hỗ trợ cho nhà trường hơn nữa.
Liên hệ với các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm đóng trên địa bàn thị
trấn…để trồng nhiều cây xanh, xin hỗ trợ thêm kinh phí xây dựng bãi tập cho
học sinh.
* Phòng Giáo dục và đào tạo Cần Đước:
Cần đầu tư về đồ dùng đồ chơi trang thiết bị cho trường theo quy định của
trường đạt chuẩn. Đồng thời tham mưu các cấp Ủy đảng, chính quyền, Sở giáo
dục đào tạo đầu tư một cách hiệu quả về cơ sở vật chất trang thiết bị đồ dùng
đồ chơi phục vụ dạy và học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho
học sinh.
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện không sao tránh khỏi những thiếu
sót. Kính mong quý thầy cô đóng góp thêm để sáng kiến này được hoàn chỉnh
hơn và nhân rộng ra toàn tỉnh. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Người viết



Nguyễn Trần Bá Ngân




×