Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

Thiết kế kỹ thuật khai thác chế biến đá xây dựng mỏ tây nam tazon xã hàm đức huyện hàm thuận bắc tỉnh bình thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (611.57 KB, 85 trang )

Bình Thuận, năm 2011
1
1
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 677

THIẾT KẾ KỸ THUẬT
KHAI THÁC - CHẾ BIẾN ĐÁ XÂY DỰNG MỎ TÂY NAM TÀZÔN,
XÃ HÀM ĐỨC, HUYỆN HÀM THUẬN BẮC, TỈNH BÌNH THUẬN
(GIAI ĐOẠN 2012 ÷ 2016)
CÔNG SUẤT KHAI THÁC: 150.000 M
3
/NĂM (NGUYÊN KHỐI)
2
2
Bình Thuận, năm 2011
3
3
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 677

Tác giả: ThS. Trần Đức Dậu
ThS. Hồ Nguyễn Trí Mẫn
ThS. Nguyễn Minh Hoàng
KS. Nguyễn Thị Quyên
Chủ nhiệm: ThS. Nguyễn Minh Hoàng
THIẾT KẾ KỸ THUẬT
KHAI THÁC - CHẾ BIẾN ĐÁ XÂY DỰNG MỎ TÂY NAM TÀZÔN,
XÃ HÀM ĐỨC, HUYỆN HÀM THUẬN BẮC, TỈNH BÌNH THUẬN
(GIAI ĐOẠN 2012 ÷ 2016)
CÔNG SUẤT KHAI THÁC: 150.000 M
3
/NĂM (NGUYÊN KHỐI)


CHỦ ĐẦU TƯ CƠ QUAN TƯ VẤN
4
4
MỤC LỤC
5
5
CÁC BẢNG SỐ LIỆU
6
6
CÁC BẢN VẼ
STT TÊN BẢN VẼ SỐ HIỆU
1 Sơ đồ vị trí giao thông 01-TKKT
2 Bản đồ địa hình hiện trạng 02-TKKT
3 Bình đồ tính trữ lượng 03-TKKT
4 Bản đồ mở vỉa – Cải tạo moong 04-TKKT
5 Bản đồ kết thúc khai thác năm 2012 05-TKKT
6 Bản đồ kết thúc khai thác năm 2013 06-TKKT
7 Bản đồ kết thúc khai thác năm 2014 07-TKKT
8 Bản đồ kết thúc khai thác năm 2015 08-TKKT
9 Bản đồ kết thúc khai thác năm 2016 09-TKKT
10 Bản đồ tổng mặt bằng 10-TKKT
11 Sơ đồ hệ thống khai thác – khoan nổ mìn 11-TKKT
12 Sơ đồ công nghệ chế biến đá 12-TKKT
13 Sơ đồ dây chuyền công nghệ trên mặt 13-TKKT
14 Sơ đồ nguyên lý cung cấp điện 14-TKKT
7
7
MỞ ĐẦU
I. TÓM TẮT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH DỰ ÁN
Bình Thuận với chính sách phát triển bền vững, phấn đấu trở thành một tỉnh

công nghiệp - dịch vụ theo hướng hiện đại, năng động, cơ sở hạ tầng hiện đại, đồng bộ
liên thông với cả nước và quốc tế. Cùng với sự thu hút các dự án lớn, nhất là trong
lĩnh vực xây dựng, các dự án đầu tư trong các khu công nghiệp, khu đô thị mới … sẽ
dần hình thành, nhu cầu sử dụng vật liệu đá xây dựng tại các công trình trên địa bàn
huyện Hàm Thuận Bắc và tỉnh Bình Thuận là rất lớn. Do vậy, việc đầu tư đưa mỏ đá
xây dựng Tây Nam Tà Zôn vào khai thác là một yêu cầu cấp bách và cần thiết.
Mỏ đá xây dựng Tây Nam Tà Zôn được thăm dò năm 1995 theo giấy phép số
437/KHKT ngày 25/05/1995 của Bộ công nghiệp nặng, được Hội đồng Xét duyệt Trữ
lượng khoáng sản Nhà nước phê duyệt tại Văn bản số 320/HĐTL ngày 29/01/1996
với trữ lượng đá xây dựng ở cấp C
1
+ C
2
là 10.485 nghìn m
3
; trong đó cấp C
1
: 3.234
nghìn m
3
, cấp C
2
: 7.251 nghìn m
3
.
Ngày 27/12/1996, Bộ Công nghiệp đã ra Quyết định số 3944QĐ/ĐCKS cho
phép Công ty Cổ phần Xây dựng Công trình Giao thông 677 được phép khai thác đá
xây dựng tại mỏ Tây Nam Tà Zôn với công suất 150.000 m
3
/năm, trữ lượng 10.485

nghìn m
3
, thời hạn 29 năm.
Để hoàn thiện hồ sơ, Công ty Cổ phần Xây dựng Công trình Giao thông 677 ký
hợp đồng với Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Dịch vụ Địa chất (thuộc Liên
đoàn Bản đồ Địa chất miền Nam) lập Thiết kế kỹ thuật khai thác – chế biến đá xây
dựng mỏ Tây Nam Tà Zôn, xã Hàm Đức, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận,
giai đoạn 2012 ÷ 2016, với công suất khai thác mỏ 150.000 m
3
/năm (nguyên khối).
Nội dung tập Thiết kế kỹ thuật gồm 2 phần:
Phần I: Các yếu tố kỹ thuật cơ bản.
Phần II: Giải pháp kỹ thuật công nghệ.
II. TỔ CHỨC TƯ VẤN LẬP THIẾT KẾ
II.1. Pháp nhân
- Tên đơn vị tư vấn: Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Dịch vụ Địa chất
thuộc Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Nam.
Địa chỉ liên lạc: 200 Lý Chính Thắng, phường 9, quận 3, TP. Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 08.39312171, Fax: 08.35261407
Theo quyết định số 545QĐ/BĐMN ngày 20/08/2008 của Liên đoàn Trưởng Liên
đoàn Bản đồ Địa chất Miền Nam quy định chức năng và nhiệm vụ của Trung tâm
Chuyển giao Công nghệ và Dịch vụ Địa chất, Trung tâm có chức năng tư vấn về địa
chất và khoáng sản.
II.2. Thể nhân
Tham gia thành lập Thiết kế kỹ thuật của Dự án đầu tư khai thác - chế biến đá
xây dựng mỏ Tây Nam Tà Zôn gồm các kỹ sư khai thác lộ thiên, địa chất mỏ, kinh tế
mỏ của Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Dịch vụ Địa chất thuộc Liên đoàn Bản
8
8
đồ địa chất miền Nam.

- Chủ nhiệm dự án: Thạc sĩ Nguyễn Minh Hoàng, chứng chỉ hành nghề số
KS.08-3629 do Bộ Xây dựng cấp ngày 18/09/2007.
- Các thành viên tham gia:
+ Thạc sĩ Trần Đức Dậu, Thạc sĩ Hồ Nguyễn Trí Mẫn, Kỹ sư Nguyễn Thị
Quyên: Chuyên ngành khai thác Mỏ.
+ Các Kỹ sư: Nguyễn Thị Thúy Hợp, Huỳnh Thị Thanh Huy: Chuyên ngành Địa
chất.
+ Các Cử nhân: Bùi Thanh Hoàng, Trần Thị Bích Phượng, Dương Thị Mai
Thương: Chuyên ngành Môi trường.
+ Các Cử nhân: Nguyễn Trung Kiên, Dương Thị Phương, Nguyễn Thị Thắm:
Chuyên ngành Kinh tế.
+ Và một số thành viên khác.
III. CÁC VĂN BẢN, TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG LẬP THIẾT KẾ
- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 "Về quản lý dự án đầu tư xây
dựng công trình" của Chính phủ.
- Quy phạm kỹ thuật khai thác mỏ lộ thiên TCVN 5326:2008 do Bộ Khoa học và
Công nghệ ban hành năm 2008.
- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn trong khai thác mỏ lộ thiên QCVN
04:2009/BCT ngày 7 tháng 7 năm 2009 của Bộ Công Thương
- Quy phạm an toàn trong khai thác và chế biến đá lộ thiên TCVN 5178:2004 do
Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành năm 2004.
- QCVN 02:2008/BCT ngày 30/12/2008 của Bộ Công thương- Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về an toàn trong bảo quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu hủy VLNCN
(Ban hành kèm theo Quyết định Số: 51/2008/QĐ-BCT).
- Thông tư số 03/2007/TT-BCN ngày 18/06/2007 "Hướng dẫn lập, thẩm định và
phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình mỏ khoáng sản rắn" của Bộ Công nghiệp
(nay là Bộ Công Thương).
- Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/03/2009 “Quy định chi tiết một số nội
dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý
dự án đầu tư xây dựng công trình” của Bộ Xây dựng.

- Quy phạm thiết kế đường ôtô.
- Quyết định số 2190/QĐ-UBND ngày 24/09/2010 của UBND tỉnh Bình Thuận
về việc cho Công ty Cổ phần Xây dựng Công trình giao thông 677 thuê đất để khai
thác khoáng sản đá xây dựng tại xã Hàm Đức, huyện Hàm Thuận Bắc.
- Quyết định số 3944QĐ/ĐCKS, ngày 27/12/1996, Bộ Công nghiệp về việc cho
phép Công ty Cổ phần Xây dựng Công trình Giao thông 677 được phép khai thác đá
xây dựng tại mỏ Tây Nam Tà Zôn với công suất 150.000 m
3
/năm, trữ lượng 10.485
nghìn m
3
, thời hạn 29 năm.
- Quy định của UBND tỉnh Bình Thuận về khai thác khoáng sản.
- Các định mức kinh tế - kỹ thuật của Công ty Cổ phần Xây dựng Công trình
9
9
Giao thông 677 áp dụng tại mỏ Tây Nam Tà Zôn.
Trong quá trình lập Thiết kế kỹ thuật khai thác - chế biến đá xây dựng mỏ Tây
Nam Tà Zôn, các tác giả đã nhận được sự giúp đỡ và góp ý của Sở Công thương tỉnh
Bình Thuận, Sở Xây dựng tỉnh Bình Thuận, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình
Thuận, Ban Giám đốc Công ty Cổ phần Xây dựng Công trình giao thông 677, Ban
lãnh đạo Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Dịch vụ Địa chất, Nhân đây, tập thể
tác giả xin chân thành cảm ơn sự chỉ đạo và giúp đỡ quý báu trên.
PHẦN I. CÁC YẾU TỐ KỸ THUẬT CƠ BẢN
10
10
CHƯƠNG 1. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ, XÃ HỘI
VÀ ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT MỎ
I. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI
I.1. Vị trí địa lý

Khu thăm dò mỏ đá xây dựng Tây Nam Tà Zôn nằm ở chân sườn phía Tây Nam
núi Tà Zôn, thuộc địa phận xã Hàm Đức, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận.
Mỏ cách thành phố Phan Thiết khoảng 15 km về phía Đông Bắc theo Quốc lộ 1A.
Bảng 1. Tọa độ các điểm góc khu vực mỏ Tây Nam Tà Zôn
Điểm mốc
Tọa độ VN2000 Bình Thuận, múi 3 độ
X (m) Y(m)
1 1.221.826 463.881
2 1.221.668 464.073
3 1.221.333 464.196
4 1.221.060 464.167
5 1.220.816 464.032
6 1.221.427 463.898
I.2. Điều kiện giao thông vận tải
Điều kiện giao thông khá thuận lợi, nằm cạnh đường giao thông QL1A, cách
thành phố Phan Thiết 15km về phía Đông Bắc. Từ mỏ có thể vận chuyển đá đi Phan
Rang, Phan Thiết và các tỉnh lân cận rất dễ dàng và thuận lợi.
I.3. Dân cư, kinh tế, xã hội
I.3.1. Dân cư
Dân cư trong vùng thưa thớt, chủ yếu là dân tộc Kinh sống tập trung dọc theo
quốc lộ 1A. Người dân ở đây sinh sống chủ yếu bằng nghề nông, trồng cây ăn trái và
cây công nghiệp.
I.3.2. Kinh tế, xã hội
Tại khu vực núi Tà Zôn đang có một số doanh nghiệp đang hoạt động khai thác
khoáng sản đá xây dựng, như: Công ty Cổ phần Vật liệu Xây dựng và Khoáng sản
Bình Thuận, Công ty Cổ phần Xây dựng Phát triển Hạ tầng Bình Thuận, Công ty Cổ
phần Đầu tư 577, Công ty Cổ phần Tà Zôn, Công ty TNHH thép Trung Nguyên. Các
sản phẩm đá xây dựng tại đây được phân chia ra thành nhiều loại với kích cỡ khác
nhau, chất lượng tốt, được thị trường ưa chuộng cho nên đá xây dựng tại đây được
giao bán khá nhiều không những cho nhu cầu tại chỗ của địa phương mà còn ở các

tỉnh lân cận khác. Với hoạt động khai thác khoáng sản sôi nổi nên đã góp phần tạo
thêm việc làm cho dân cư địa phương, giúp kinh tế tại đây ngày càng phát triển.
Nhìn chung đời sống kinh tế, văn hóa trong vùng còn đang trên đà phát triển.
I.3.3. Năng lượng
Trong khu vực mỏ đã có điện lưới quốc gia. Hệ thống điện lưới đã được xây
dựng khá hoàn chỉnh, rất thuận lợi cho việc khai thác sau này.
11
11
Nhìn chung đây là vùng kinh tế đang phát triển.
I.4. Sơ bộ đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác mỏ đối với cộng
đồng
I.4.1. Các tác động về kinh tế xã hội
Dự án đầu tư khai thác - chế biến đá xây dựng mỏ Tây Nam Tà Zôn đang vận
hành, góp phần phát triển dịch vụ, kinh tế khu vực mỏ. Tuy nhiên phạm vi tác động
nhỏ, thời gian tác động tương ứng với thời gian khai thác mỏ.
Tác động đối với sức khoẻ cộng đồng: Phạm vi hẹp, chủ yếu là tại khu vực xung
quanh mỏ. Thời gian bị tác động: trong thời gian thời gian dự án hoạt động.
Tác động đối với hệ thống giao thông vận tải: Tác động trực tiếp vào tuyến
đường nối từ mỏ ra Quốc lộ 1 và đường Quốc lộ 1. Thời gian bị tác động: thường
xuyên, trong thời gian dự án hoạt động.
Tác động đối với hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, văn hoá - du lịch, tôn
giáo - tín ngưỡng bị tác động không đáng kể. Thời gian tác động là khoảng thời gian
dự án hoạt động.
Các tác động sẽ được phân tích sâu hơn trong Báo cáo Đánh giá tác động môi
trường dự án đầu tư khai thác - chế biến đá xây dựng mỏ Tây Nam Tà Zôn.
I.4.2. Nhận dạng và phân loại các tác động
I.4.2.1. Các tác động tích cực
- Khai thác và chế biến đá xây dựng phục vụ các công trình xây dựng nội bộ
công ty, cung cấp cho thị trường trong tỉnh Bình Thuận và các tỉnh lân cận đáp ứng
nhu cầu thị trường tiêu thụ.

- Tạo công ăn việc làm cho người lao động và lợi nhuận cho Công ty.
- Phát triển các dịch vụ đi kèm.
- Đóng góp cho ngân sách nhà nước thông qua việc thực hiện nghĩa vụ thuế gồm
thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tài nguyên và các khoản phí
khác.
I.4.2.2. Tác động tiêu cực
- Làm thay đổi địa hình, cảnh quan.
- Ô nhiễm không khí khu vực dự án và xung quanh.
- Ảnh hưởng đến sức khoẻ công nhân trực tiếp sản xuất và sinh hoạt của dân cư
quanh khu vực mỏ.
- Ô nhiễm đất, nước.
I.5. Điều kiện hậu cần cho dự án
I.5.1. Cung cấp điện nước
I.5.1.1. Cung cấp điện
Nguồn cung cấp điện cho dự án được xem xét lấy từ các nguồn sau:
a, Điện lưới quốc gia
Hiện tại Công ty Cổ phần Xây dựng Công trình Giao thông 677 đã đầu tư đường
dây điện và trạm biến áp hạ thế nối từ mạng điện lưới quốc gia trung thế kéo về mỏ và
12
12
từ trạm hạ thế đến các hộ tiêu thụ điện công nghiệp trong mỏ. Công suất các trạm biến
áp đảm bảo cung cấp điện ổn định cho mỏ hoạt động với công suất 150.000 m
3
/năm
đá xây dựng nguyên khối.
b, Điện tự dùng
Nguồn điện dự phòng được lấy từ máy phát điện diesel cung cấp cho một số hộ
tiêu thụ điện của mỏ trong thời gian bị cúp điện, không có điện từ mạng lưới điện
quốc gia.
I.5.1.2. Cung cấp nước

Nguồn cung cấp nước cho dự án được lấy từ nguồn nước dưới đất và nước mưa
rơi trực tiếp xuống diện tích khai trường được chứa trong hồ chứa nước dưới đáy
moong khai thác.
Nước sinh hoạt lấy từ nguồn nước thủy cục.
Đánh giá chung: Nguồn cung cấp điện nước cho dự án nhìn chung thuận lợi,
sẵn có được đầu tư hoàn chỉnh.
I.5.2. Nhân lực cho dự án
I.5.2.1. Nguồn nhân lực
a, Cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật lành nghề:
Công ty Cổ phần Xây dựng Công trình Giao thông 677 hiện đang khai thác một
số mỏ đá trong tỉnh Bình Thuận. Nguồn nhân lực có kinh nghiệm và lành nghề, trình
độ cao đã đáp ứng được yêu cầu khai thác mỏ.
Nhân lực mới cho mỏ Tây Nam Tà Zôn được điều động từ nội bộ Công ty và
tuyển dụng mới từ trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội và các trường đại học trong
khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
b, Lao động phổ thông:
Lao động phổ thông được tuyển dụng trực tiếp, thông báo rộng rãi trên các
phương tiện thông tin đại chúng. Ưu tiên tuyển dụng người/con em có đất thuộc dự án
sau khi đền bù giải tỏa để đào tạo, người tại địa phương vào làm việc tại mỏ sau khi
được đào tạo.
I.5.2.2. Công tác đào tạo
Công nhân lao động trong mỏ được học tập trung các kiến thức về kỹ thuật khai
thác mỏ, quy trình quy phạm khai thác mỏ lộ thiên, công tác an toàn lao động, vận
hành các thiết bị đơn giản.
Ban An toàn lao động thuộc bộ máy điều hành Công ty Cổ phần Xây dựng Công
trình Giao thông 677 chịu trách nhiệm mời giáo viên/chuyên viên thuộc các sở chuyên
ngành của tỉnh Bình Thuận giảng dạy; Tổ chức thi cuối khóa học và cấp giấy chứng
nhận cho công nhân mỏ theo định kỳ.
I.5.3. Nguồn vật tư kỹ thuật
I.5.3.1. Vật liệu xây dựng

Vật liệu xây dựng cung cấp cho các hạng mục công trình thuộc dự án trong thời
gian xây dựng cơ bản mỏ được lấy từ các cửa hàng vật liệu xây dựng trong vùng, giao
hàng tại mỏ. Đá vật liệu xây dựng trong thời gian đầu xây dựng cơ bản mỏ được lấy
13
13
ngay tại mỏ.
I.5.3.2. Cung cấp nguyên, nhiên, vật liệu
Nhiên liệu sử dụng cho các thiết bị trong mỏ được lấy từ cây xăng dầu Tà Zôn ở
ngã ba đường quốc lộ 1 và đường vào mỏ, cung cấp tại mỏ hàng tuần.
Nguyên liệu, phụ tùng thay thế được cung cấp bởi nhà phân phối theo đơn đặt
hàng của Công ty hoặc từ các xưởng sửa chữa trong vùng.
I.5.4. Đường vận chuyển
Khối lượng vận chuyển đá xây dựng của mỏ Tây Nam Tà Zôn hoàn toàn sử
dụng hệ thống giao thông đường bộ. Tuyến đường lộ nối từ Quốc lộ 1 chạy ngang qua
mỏ tình trạng đường tốt đảm bảo vận chuyển nguyên vật liệu, vật tư thiết bị trong quá
trình xây dựng cơ bản mỏ cũng như trong thời hoạt động sản xuất bình thường của
mỏ, thuận lợi cho quá trình vận chuyển tiêu thụ đá thành phẩm.
Đường giao thông nội bộ mỏ đã được xây dựng trong thời gian xây dựng cơ bản
mỏ. Trong thời gian khai thác mở rộng sẽ tiếp tục làm đường vận chuyển lên đỉnh núi
để khai thác phần trữ lượng này.
I.5.5. Thông tin liên lạc
Hệ thống thông tin liên lạc trong khu vực mỏ phát triển. Thư tín được chuyển
theo đường bưu điện hàng ngày, có các dịch vụ chuyển phát nhanh. Mạng lưới điện
thoại cũng phát triển. Các mạng điện thoại cố định/di động đều phủ sóng rộng khắp,
ổn định.
Liên lạc qua mạng internet sử dụng đường truyền ADSL tốc độ cao.
II. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT MỎ
II.1. Đặc điểm địa hình.
Tà Zôn là dạng núi sót, nổi cao giữa đồng bằng ven biển. Núi Tà Zôn có độ cao
đỉnh 382 mét, đỉnh nhọn, sườn dốc 30-35

0
. Vùng đồng bằng tiếp giáp núi tương đối
bằng phẳng, cao dần về phía Tây Nam. Diện tích thăm dò có cao độ từ 50-160m. Bề
mặt địa hình nguyên thủy có thảm thực vật thưa thớt, chủ yếu cây bụi, cây gai, rất ít
cây thân gỗ. Một bộ phận thuộc phần phía Tây diện tích thăm dò đã được khai thác
tạo nên một moong khá lớn, nơi sâu nhất có cao độ đáy moong +23m.
Trong vùng núi Tà Zôn không có sông suối lớn chảy qua, chỉ có các khe rãnh
nhỏ chỉ có nước sau những cơn mưa lớn và nhanh chóng khô cạn ngay sau đó. Nhìn
chung vùng này khan hiếm nước.
II.2. Khí hậu
Theo tài liệu về khí tượng thủy văn trạm Phan Thiết thì khí hậu ở đây chịu ảnh
hưởng của khí hậu nhiệt đới ven biển với hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến
tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Tổng lượng mưa hàng năm trung
bình khoảng 1.686mm, lượng mưa trung bình ngày là 257mm. Số ngày mưa trung
bình lớn nhất trong năm là 49 ngày.
Nhiệt độ trung bình hàng năm 27
O
C, tháng thấp nhất (tháng 1) trung bình 24,2 –
25,6
o
C, tháng cao nhất (tháng 4) trung bình 28,6 - 29
o
C. Dao động nhiệt độ trong ngày
khá cao, trung bình 9 - 10
o
C.
14
14
Chế độ gió: từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm, hướng gió chính phương Đông
Bắc. Từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau hướng gió chủ yếu phương Tây Nam. Các

tháng
Độ ẩm tương đối vào mùa mưa trung bình hàng năm là 75 - 80%, mùa khô chỉ
đạt 40 – 50%.
Bảng 2. Bảng tổng hợp các yếu tố khí tượng tại trạm Phan Thiết
từ năm 2007-2009
N
ă
m
N
hi
ệt
độ
T
B
(
0
C)
Mưa
(mm)
Tổ
ng
lượ
ng
bốc
hơi
(m
m)
Gió
mạnh
nhất

Đ


m
(
%
)
T
B
T
B
T

n
g
Ng
ày
lớn
nh
ất
H
ư

n
g
Tố
c
độ
(m
/s)

2
0
0
7
27
1
.
3
2
8
266
1.3
65
Đ
ô
n
g
12
8
0
2
0
0
8
27
2
.
0
2
9

310
1.2
84
Đ
ô
n
g
12
8
3
2
0
0
9
27
,1
1
.
7
0
1
195
1.6
49
Đ
ô
n
g
11
8

2
T
B
27
1
.
6
8
6
257
1.4
33
12
8
2
M
a
x
27
,1
2
.
0
310
1.6
49
12 8
3
15
15

2
9
M
i
n
27
1
.
3
2
8
195
1.2
84
11
8
0
II.3. Lịch sử công tác thăm dò mỏ
Khu vực mỏ và các khu vực lân cận đã được nghiên cứu địa chất từ lâu. Theo
lịch sử nghiên cứu có thể chia ra làm 2 giai đoạn.
1. Giai đoạn trước 1975
Việc nghiên cứu địa chất và khoáng sản liên quan đến khu vực nghiên cứu trong
giai đọan trước năm 1975 chủ yếu thể hiện trong các công trình của một số tác giả như
MA. Peticon (1905); E. Doucet (1914); H. Lantenois (1915); Bouret (1924); J.
Fromaget (1929, 1934, 1941); C.H Jacop (1932); A. Lacroix (1933); E. Saurin (1935 -
1965); H. Fontaine và Hoàng Thị Thân (1971 - 1975).
Nhìn chung các công trình trên chỉ nêu những nét khái lược về đặc điểm địa chất
khu vực, vấn đề khoáng sản hầu như chưa được quan tâm nghiên cứu.
2. Giai đoạn sau 1975
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, công tác điều tra địa chất được nhà

nước quan tâm đầu tư nghiên cứu. Nhiều công trình đo vẽ bản đồ địa chất, tìm kiếm
khoáng sản và các nghiên cứu chuyên đề địa chất khác ở các tỷ lệ khác nhau lần lượt
được công bố. Trong giai đoạn này, đáng chú ý là các công trình sau:
- Bản đồ địa chất Nam Việt Nam, tỷ lệ 1:500.000, Nguyễn Xuân Bao, Trần Đức
Lương, Liên Đoàn Bản đồ Địa chất (1979).
- Bản đồ địa chất và khoáng sản tỷ lệ 1:200.000 nhóm tờ Bến Khế - Đồng Nai,
Nguyễn Đức Thắng, Đoàn Địa chất 20B.
- Bản đồ địa chất và khoáng sản nhóm tờ Phan Thiết, tỷ lệ 1:50.000, Hoàng
Phương, Liên Đoàn BĐĐC Miền Nam .
- Bản đồ địa chất và khoáng sản nhóm tờ Tánh Linh, tỷ lệ 1:50.000, Bùi Thế
Vinh, Liên Đoàn BĐĐC Miền Nam.
- Bản đồ địa chất và khoáng sản nhóm tờ Vĩnh An, tỷ lệ 1:50.000, Nguyễn Đức
Thắng làm chủ biên (1995-2000).
- Đề tài Điều tra địa chất, đánh giá chất lượng, dự báo tài nguyên khoáng sản
vùng thung lũng sông La Ngà thuộc 2 huyện Đức Linh và Tánh Linh do Sở Công
nghiệp Bình Thuận và Liên Đoàn Bản đồ Địa chất Miền Nam phối hợp thực hiện
(2000-2002).
- Quyết định số 1652/QĐ-UBND ngày 19/06/2009 của UBND tỉnh Bình Thuận
về việc phê duyệt “ Báo cáo kết quả rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch khoáng
sản làm VLXD thông thường và than bùn trên địa bàn tỉnh Bình Thuận giai đoạn
16
16
2006-2010 và định hướng đến 2020” trong đó có vùng nguyên liệu đá xây dựng Tây
Nam Tà Zôn.
Tại chân núi Tà Zôn gần khu mỏ, ngoài Công ty Cổ phần Xây dựng Công trình
Giao thông 677 còn có Công ty Cổ phần Vật liệu Xây dựng và Khoáng sản Bình
Thuận, Công ty Cổ phần Xây dựng Phát triển Hạ tầng Bình Thuận, Công ty Cổ phần
Đầu tư 577, Công ty Cổ phần Tà Zôn, Công ty TNHH thép Trung Nguyên… đang
khai thác đá xây dựng phục vụ cho nhu cầu tại chỗ và các khu vực lân cận.
Cho đến thời điểm lập báo cáo các tài liệu nghiên cứu vừa nêu ở trên đã khẳng

định trong khu vực mỏ chưa phát hiện ra các loại hình khoáng sản quí hiếm. Các
khoáng sản có mặt trong khu vực chủ yếu là đá xây dựng.
II.5. Đặc điểm địa chất mỏ
II.5.1. Địa tầng
Đặc điểm địa chất mỏ khá đơn giản. Trong phạm vi khu mỏ chỉ gặp phân bố các
thành tạo magma phun trào hệ tầng Nha Trang.
Hệ tầng Nha Trang (Knt)
Các đá của hệ tầng phân bố rộng rãi. Lộ ra trên phần lớn diện tích mỏ. Thành
phần chủ yếu là ryolit porphyr, ryodacit, andesitodacit, andesit porphyr và các đá tuf
của chúng. Các đá thường có cấu tạo dòng chảy đến khối, kiến trúc nổi ban, nền vi
khảm. Bề dày hệ tầng >100m.
II.5.2. Magma
Phức hệ Đèo Cả pha 2 (G/Kđc
2
)
Đá magma xâm nhập phân bố trên góc phía Bắc – Tây Bắc chiếm khoảng 10%
diện tích khu mỏ. Chúng thuộc phức hệ Đèo Cả pha 2 (G/Kđc
2
). Thành phần chủ yếu
là granit biotit hạt không đều. Đá có màu xám sáng, xám phớt hồng, xen ít đốm đen,
cấu tạo khối, rắn chắc, kiến trúc hạt nửa tự hình.
II.5.3. Khoáng sản
Trong khu vực nghiên cứu có các đối tương khoáng sản sau đây:
- Đá xây dựng: Bao gồm hai loại đá là phun trào liên quan đến hệ tầng Nha
Trang và granit biotit thuộc phức hệ Đèo Cả.
- Vật liệu san lấp: Là đối tượng rất phong phú và phân bố rộng rãi. Tất cả các
trầm tích bở rời có mặt trong khu vực nghiên cứu và lớp phủ bên trên đá xây dựng đều
có thể sử dụng tốt cho nhu cầu san lấp.
II.5.4. Đặc điểm thân khoáng
Trên diện tích mỏ có mặt hai đối tượng khoáng sản đá xây dựng là đá phun trào

hệ tầng Nha Trang và granit biotit phức hệ Đèo Cả.
II.5.4.1. Đá magma phun trào hệ tầng Nha Trang (Knt)
Đá phun trào phân bố rộng rãi, chiếm khoảng 90% diện tích khu mỏ. Mặt cắt
thân khoáng đá phun trào từ trên xuống như sau:
- Trên cùng là lớp phủ. Thành phần là tập hợp dăm, sạn, cát bột sét lẫn đá tảng,
chiều dày 0,3 – 2m.
- Chuyển dần xuống dưới là đá cứng chắc. Thành phần thạch học chính gồm
17
17
ryolit porphyr, andesitodcit, andesit porphyrit, ít hơn là các đá tuf ryodacit, tuf
andesitodacit. Đá có màu xám sáng, xám lục, xám nâu, cấu tạo dòng chảy hoặc khối,
kiến trúc nổi ban, nền vi khảm. Giữa các đá nói trên rất ít có sự khác biệt nhau về
thành phần khoáng vật, hóa học, tính chất cơ lý, lại không có ranh giới rõ ràng mà
thường xen kẽ, chuyển tiếp hoặc trộn lẫn vào nhau.
II.5.4. 2. Đá xâm nhập phức hệ Đèo Cả (G/K đc
2
)
Đá magma xâm nhập phân bố trên góc phía Bắc – Tây Bắc chiếm khoảng 10%
diện tích khu mỏ. Mặt cắt thân khoáng đá magma xâm nhập từ trên xuống như sau:
- Trên cùng là lớp phủ. Thành phần chủ yếu gồm dăm sạn lẫn bột cát và cục tảng
đá gốc bị phong hóa dở dang. Bề dày 0,3-5m.
- Dưới là đá gốc cứng chắc. Thành phần chủ yếu là granit biotit hạt không đều.
Đá có màu xám sáng, xám phớt hồng, xen ít đốm đen, cấu tạo khối, rắn chắc, kiến trúc
hạt nửa tự hình. Đá có thành phần khoáng vật gồm felspat kali 32-34%, plagioclas 28-
31%, thạch anh 30-33%, biotit bị clorit hóa 5-6%, quặng 1%, apatit ít.
Theo chiều sâu gặp đá lộ ra trên bề mặt địa hình (cote +80m) đến đáy moong
đang khai thác, tuy nhiên vẫn chưa hết đá xâm nhập granit.
II.6. Đặc điểm địa chất thủy văn
II.6.1. Nước mặt
Khu mỏ đá Tây Nam Tà Zôn có bề mặt địa hình sườn núi, dốc khoảng 10-20

o
,
cao độ 30 - 150m. Toàn bộ diện tích mỏ không có dòng chảy thường xuyên. Sau mỗi
cơn mưa lớn thường xuất hiện vài dòng chảy tạm thời và cũng chỉ tồn tại hai ba ngày
sau đó cung cấp cho nước dưới đất hoặc thóat ra sông suối. Việc khai thác đá trên địa
hình dương thì tháo khô bằng tự chảy. Phần sâu hơn mực xâm thực địa phương sẽ
tháo khô bằng phương pháp cưỡng bức.
II.6.2. Nước dưới đất
Căn cứ vào dạng tồn tại của nước trong đất đá có trong mỏ và độ giàu nước của
đất đá chứa nước, trong phạm vi thăm dò có thể chia ra các tầng chứa nước sau:
II.6.2.1 . Tầng chứa nước lỗ hổng trong vỏ phong hóa (q) :
Tầng chứa nước này phân bố bao trùm khu mỏ (trừ các moong khai thác), trong
vỏ phong hóa trên các đá phun trào và xâm nhập granit. Thành phần chứa nước gồm
bột cát lẫn sạn sỏi và các mảnh cục đá phong hóa dở dang. Bề dày từ 0,2-5m, trung
bình 1,3m. Nhìn chung tầng này mỏng, mức độ chứa nước nghèo nước lại bóc bỏ nên
không ảnh hưởng đến khai thác mỏ.
II.6.2.2 . Thành tạo địa chất rất nghèo nước trong đá phun trào hệ tầng Nha Trang
(K nt ) :
Tầng này chiếm phần lớn diện tích mỏ. Bề dày >100m. Thành phần thạch học là
các đá phun trào hệ tầng Nha Trang gồm ryolit porphyr, tuf ryodacit, andesitodacit,
andesit porphyr và các đá tuf của chúng. Tầng này rất nghèo nước (các lỗ khoan thăm
dò và moong khai thác đều không có nước), không gây ảnh hưởng đến khai thác mỏ.
18
18
II.6.2.3 . Thành tạo địa chất không chứa nước trong đá granit phức hệ Đèo Cả
(G/K đc
2
) :
Thành tạo này chỉ lộ ra diện hẹp ở góc Tây Bắc khu thăm dò. Chúng thuộc phức
hệ Đèo Cả pha 2 (G/Kđc

2
). Thành phần chủ yếu là granit biotit hạt không đều. Thành
tạo này không chứa nước nên không ảnh hưởng đến việc khai thác mỏ sau này.
Với kết quả nghiên cứu địa chất thủy văn mỏ rút ra một số kết luận như sau:
- Sự ảnh hưởng của nước dưới đất là rất ít.
- Chỉ có một nguồn nước duy nhất ảnh hưởng đến mỏ là nước mưa, tuy nhiên do
địa hình dốc và có các khe cạn gần chân núi nên khả năng thoát nước mặt rất nhanh
thuận lợi cho quá trình khai thác sau này.
Tuy nhiên vấn đề khó khăn là khu mỏ không có nước để phục vụ sinh hoạt, sản
xuất và xử lý môi trường. Vì vậy, khi tiến hành khai thác mỏ phải tìm kiếm nguồn
nước từ nơi khác dẫn vào mỏ hoặc thiết kế các hồ chứa nước nhân tạo.
II.6.3. Tính toán lượng nước chảy vào moong khai thác:
II.6.3.1 . Các nguồn nước có khả năng chảy vào mỏ :
Khi khai thác mỏ, các nguồn nước sau có khả năng chảy vào mỏ:
- Nước mưa rơi trực tiếp vào moong khai thác.
- Nước mặt chảy tràn vào moong khai thác.
- Nước dưới đất chảy vào moong khai thác.
II.6.3.2 . Phương pháp tính toán :
Lượng nước có khả năng chảy vào mỏ có 3 nguồn chính nói trên. Tuy nhiên qua
kết quả thăm dò cho thấy trong mỏ không có nước dưới đất. Đồng thời nếu loại trừ
lượng nước mặt chảy vào moong khai thác bằng biện pháp đắp đê bao quanh khai
trường thì chỉ còn 1 nguồn nước chảy vào mỏ là nước mưa rơi trực tiếp.
Lượng nước mưa rơi trực tiếp xuống mỏ được tính theo công thức:
Q
1
= F x Z
Trong đó:
- F là diện tích hứng nước, chính là diện tích mỏ (180.000 m
2
),

- Z: là lượng mưa ngày lớn nhất (108 mm).
Thay số vào ta có lượng mưa rơi trực tiếp xuống moong khai thác là:
Q
1
= F x Z = 180.000 m
2
x 0,108m = 19.440 m
3
/ngày.
Với lượng nước trên có thể tháo khô bằng cách bơm cưỡng bức ra khỏi mỏ, hoặc
tháo khô tự nhiên khi khai thác trên địa hình dương.
II.7. Đặc điểm địa chất công trình
II.7.1. Cấu trúc địa chất nền và đặc tính ĐCCT của các lớp đất:
II.7.1.1. Lớp 1: Dăm sạn sỏi lẫn bột cát và mảnh vụn đá:
Lớp này phân bố trên bề mặt với bề dày trung bình 1,3m. Thành phần gồm dăm,
sạn, sỏi, cát bột sét lẫn đá cục tảng, bở rời.
Tính chất cơ lý lớp này như sau :
Tỷ trọng 2,66 g/cm
3
.
Độ ẩm tự nhiên 14,18 %.
19
19
II.7.1.2. Lớp 2: Đá phun trào hệ tầng Nha Trang:
Chúng phân bố trên phần lớn diện tích thăm dò, thành phần chủ yếu là ryolit
porphyr, tuf ryodacit, andesitodacit, andesit porphyr và các đá tuf của chúng. Các đá
có cấu tạo khối, đôi chỗ có cấu tạo dòng chảy. Đây là lớp có điều kiện địa chất công
trình ổn định, thuận lợi cho quá trình khai thác mỏ sau này.
Kết quả thí nghiệm cho thấy các chỉ tiêu cơ lý trung bình như sau:
Độ ẩm tự nhiên: 0,34%.

Dung trọng bão hòa: 2,699 g/cm
3
.
Dung trọng tự nhiên: 2,696 g/cm
3
Tỷ trọng: 2,77 g/cm
3
.
Lực dính kết: 247,9 kG/cm
2
.
Góc ma sát trong 41
o
33’.
Cường độ kháng nén tự nhiên: 1108 kG/cm
2
.
Cường độ kháng nén bão hòa: 935 kG/cm
2
Độ hút nước: 0,44%
Độ rỗng: 2,83%.
II.7.1 .3. Lớp 3: Xâm nhập granit phức hệ Đèo Cả:
Xâm nhập phức hệ Đèo Cả phân bố trên một diện tích nhỏ ở phía Tây Bắc mỏ.
Thành phần chủ yếu là granit biotit. Đây là lớp đá có điều kiện địa chất công trình rất
ổn định, thuận lợi cho khai thác mỏ.
Kết quả thí nghiệm cho thấy tính chất cơ lý của lớp này như sau:
Dung trọng tự nhiên: 2,616 g/cm
3
Dung trọng bão hòa 2,619g/cm
3

Độ rỗng: 3,57%
Tỷ trọng: 2,70 g/cm
3
.
Cường độ kháng nén tự nhiên 1126 kG/cm
2
Cường độ kháng nén bão hòa 881 kG/cm
2
Lực dính kết 251,6 kG/cm
2
Góc ma sát trong: 42
o
17’
Độ hút nước: 0,49%
Độ ẩm tự nhiên: 0,39%.
II.7.2. Tính toán góc dốc bờ moong khai thác:
Mỏ đá xây dựng Tây Nam Tà Zôn sẽ được khai thác bằng phương pháp khai
thác lộ thiên đến cote +40m. Trong quá trình khai thác phải bóc đất phủ. Do đó phải
tính toán góc ổn định bờ moong cho tất cả các lớp đất đá có mặt trong mỏ. Góc dốc
bờ moong khai thác được tính theo công thức sau (chưa tính đến yếu tố động đất):
tgα =
tg
K
ϕ
+
λ
γ
C
H
20

20
Trong đó:
- α: Góc dốc bờ moong khai thác (độ).
- ϕ: Góc ma sát trong của đất, đá (độ)
- K: Hệ số an toàn (thay đổi từ 0,9 ÷1,5).
- C: Lực dính kết của đất, đá (T/m
2
).
- H: Chiều cao bờ moong khai thác tính đến cao độ (m).
- γ: Thể trọng tự nhiên của đất đá (t/m
3
).
- λ: Hệ số mềm hoá phụ thuộc vào mức độ nứt nẻ và đồng nhất của đất, đá.
Thực tế khai thác mỏ sẽ có 2 loại góc dốc bờ moong là bờ moong động (bờ
moong đang trong quá trình khai thác) và bờ moong tĩnh (bờ moong cố định khi đến
biên giới khai trường). Căn cứ vào thời gian tồn tại và mức độ ảnh hưởng của quá
trình khai thác mỏ, góc dốc bờ moong được tính toán như sau: (do lớp phủ ở đây
thành phần gồm sạn sỏi lẫn bột cát nên khi thí nghiệm cơ lý đất không có các chỉ tiêu
như lực dính kết, góc ma sát trong, vì thế không thể tính được góc dốc bờ moong).
II.7.2.1 . Góc dốc bờ moong động :
Đặc điểm của bờ moong này là thời gian tồn tại ngắn và luôn thay đổi theo lịch
trình khai thác. Để đơn giản cho việc tính toán, tính chiều cao tầng khai thác là 5m đối
với đất phủ và từ 10 hoặc 20m đối với đá cứng.
Bảng 3. Tổng hợp kết quả tính toán góc dốc bờ moong động
ST
T
Lớp đất đá
Chiều cao tầng khai thác
5 m 10 m 20 m
tga a tga a tga a

1 Lớp 1: Sạn sỏi lẫn bột cát
2 Lớp 2: Đá phun trào 56,3 89 28,6 88 14,68 86
3 Lớp 3: Granit biotit 58,5 89 29,6 88 15,24 86
Kết quả tính toán góc dốc bờ moong động trong đá cứng là 86-89
0
. Góc dốc bờ
moong động này tuy lớn nhưng do thời gian tồn tại ngắn nên không có các hiện tượng
sạt lở sảy ra.
II.7.2.2. Góc dốc bờ moong tĩnh:
Đối với các bờ moong tĩnh (cố định) do chịu ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên
và các yếu tố khai thác, vận chuyển của mỏ (xe cộ chạy trong các tuyến vận tại mỏ,
chấn động khi bắn mìn, đất đá bão hòa nước vào mùa mưa…), nên phải có hệ số an
toàn cao hơn. Căn cứ vào các điều kiện trên, tùy thuộc vào tính ổn định của đất nền
mà hệ số an toàn và hệ số mềm yếu phải được chọn phù hợp.
Bảng 4. Tổng hợp kết quả tính toán góc dốc bờ moong tĩnh
ST
T
Lớp đất đá
Chiều cao tầng khai thác
5 m 10 m 20 m
tga a tga a tga a
1 Lớp 1: Sạn sỏi lẫn bột cát
21
21
ST
T
Lớp đất đá
Chiều cao tầng khai thác
5 m 10 m 20 m
tga a tga a tga a

2 Lớp 2: Đá phun trào 56,1 89 28,3 88 14,47 86
3 Lớp 3: Granit biotit 58,2 89 29,4 88 15,02 86
Tóm lại: từ kết quả nghiên cứu ĐCTV-ĐCCT mỏ có thể kết luận một cách khái
quát sau:
* Mỏ có điều kiện địa chất thủy văn đơn giản. Trong mỏ tồn tại 2 tầng chứa
nước có quan hệ thủy lực trực tiếp với nhau. Cả hai tầng chứa nước đều ảnh hưởng rất
ít đến công tác khai thác mỏ sau này vì khả năng chứa nước của chúng nghèo và thậm
chí là không chứa nước.
* Nguồn nước chảy vào mỏ chủ yếu vẫn là nước mưa rơi trực tiếp xuống moong
khai thác, lượng nước ngầm chảy vào mỏ rất ít, có thể tháo khô bằng phương pháp
bơm cưỡng bức hoặc tự chảy ra khỏi mỏ.
* Nước ngầm ít có khả năng phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của mỏ.
* Mỏ có địa hình dốc, khi khai thác cần chú ý sạt lở bờ moong và đá lăn.
III. TRỮ LƯỢNG ĐỊA CHẤT
Trữ lượng mỏ theo báo cáo kết quả thăm dò bổ sung năm 2010 như sau:
- Tổng trữ lượng đá xây dựng tính đến cote +40m: 8.183.204 m
3
.
Trong đó:
+ Cấp 121 đá phun trào: 3.163.325 m
3
.
+ Cấp 122 đá phun trào: 4.745.204 m
3
, đá granit: 274.855 m
3
.
Tổng 121+122 đá phun trào: 7.908.349 m
3
, đá granit: 274.855 m

3
.
- Tổng khối lượng đất bóc: 238.375 m
3
+ Hệ số đất bóc toàn mỏ: 0,03
- Tài nguyên đá xây dựng từ cote +40m đến cote +20m: 3.449.176 m
3
.
Trong đó đá phun trào: 2.985.197 m
3
; đá granit: 464.520 m
3
.
* Tổng trữ lượng và tài nguyên đá xây dựng (tính đến cote +20m): 8.183.204
m
3
+ 3.449.176 m
3
= 11.632.930 m
3
.
22
22
CHƯƠNG 2. HIỆN TRẠNG MỎ
I. HIỆN TRẠNG KHAI TRƯỜNG
Hiện trạng mỏ Tây Nam Tà Zôn gồm một moong khai thác. Chiều dày moong
khai thác dưới chân núi khoảng 500m. Chiều rộng khai trường từ Tây sang Đông nơi
rộng nhất khoảng 170m và phát triển đến cao độ +107m.
Mỏ đã hình thành hệ thống đường vận chuyển nối các công trình phụ trợ dưới
chân núi. Tuy nhiên đường lên núi chưa được xây dựng hoàn chỉnh. Cao độ lớn nhất

của tuyến đường lên núi ở mức +80m.
I.1. Mặt bằng chân tuyến
I.1.1. Phần nằm ngoài diện tích mỏ được thăm dò, cấp phép khai thác:
Phần mặt bằng chân tuyến nằm ngoài diện tích được cấp phép khai thác bằng
phẳng. Cao độ thay đổi từ 26m đến 30m, thấp dần từ Đông sang Tây. Phần lớn mặt
bằng được sử dụng làm bãi chứa đá thành phẩm của mỏ.
Theo hướng từ Nam lên Bắc, từ ngoài đường giao thông vào mỏ, phần lớn diện
tích được sử dụng làm bãi chứa đá thành phẩm. Một phần nhỏ diện tích được xây
dựng trạm bê tông nhựa nóng, văn phòng điều hành mỏ, kho mìn,
Trạm bê tông nhựa nóng hiện không hoạt động.
Khu văn phòng điều hành mỏ xây dựng trên diện tích khoảng 1.000 m
2
. Kết cấu
nhà tường gạch, cửa gỗ, mái tôn.
Kho mìn được xây dựng trên diện tích 2.265 m
2
, cách biên giới mỏ 235m. Kết
cấu kho theo tiêu chuẩn ngành. Xung quanh kho được đắp đê đất bảo vệ và tường rào
thép gai.
Phía Nam khu vực này có một moong khai thác đất rộng 1,7ha, chiều sâu moong
khai thác đất từ 01m đến 02m. Hiện tại đã ngừng khai thác.
Bãi chứa đá thành phẩm được xây dựng trên nền đất đá tự nhiên của mỏ, được
trải đá lu lèn chặt.
Các trạm nghiền sàng của mỏ được lắp đặt trên phần diện tích mặt bằng chân
tuyến ngoài mỏ. Hiện đang hoạt động ổn định.
I.1.2. Phần nằm trong diện tích mỏ được thăm dò, cấp phép khai thác:
Mặt bằng chân tuyến phần nằm trong diện tích mỏ được cấp phép là phần diện
tích mỏ dưới đáy moong khai thác. Phần từ điểm góc số M1 đến điểm góc số M5 chưa
được khai thác, còn giữ nguyên địa hình hiện trạng tự nhiên. Phần từ điểm góc số M5
đến điểm góc số M6 hầu hết đã bị tác động bởi hoạt động khai thác mỏ.

Hiện tại mặt bằng chân tuyến tồn tại 2 mức cao độ khác nhau:
- Phần chân tuyến địa hình thấp: hiện tại đang bị ngập nước, là hồ chứa nước
nhân tạo dự trữ nước cho hoạt động sản xuất mỏ. Cao độ thay đổi từ +23m đến +25m.
- Phần chân tuyến địa hình cao: Là tầng khai thác phía trên của phần chân tuyến
thấp. Phần địa hình này tương ứng với cao độ kết thúc theo giấy phép khai thác mỏ
+40m. Cao độ nền tầng thay đổi từ +38m đến +45m.
23
23
I.2. Đường vận chuyển
I.2.1. Đường vận chuyển ngoài mỏ:
Đường vận chuyển ngoài mỏ nối từ quốc lộ 1 vào đến nhà bảo vệ đầu tuyến
đường vận chuyển nội bộ mỏ. Đường rộng 6m trải nhựa, xe ô tô tải 15 tấn chạy tốt.
I.2.2. Đường nội bộ mỏ:
I.2.2.1. Đường dưới chân tuyến:
Đường dưới chân tuyến chạy trên nền đất đá tự nhiên của mỏ. Không có sự phân
biệt giữa nền đường và nền bãi. Chủ yếu phân biệt bằng vệt xe chạy hàng ngày ra vào
vận chuyển khối lượng mỏ.
I.2.2.2. Đường lên núi:
Đường lên núi có dạng hào bán hoàn chỉnh. Thông thường được đào trong tầng
đất phủ và một phần đá bán phong hóa/đá gốc.
Mỏ Tây Nam Tà Zôn đã tạo được đường vận chuyển lên đến cao độ +80m. Tuy
nhiên tình trạng đường rất xấu: chiều rộng đường chỉ đủ cho xe ô tô vận chuyển 1
chiều, độ dốc dọc lớn không đảm bảo an toàn cho xe chạy.
I.3. Moong khai thác
Mỏ Tây Nam Tà Zôn có một moong khai thác đá diện tích khoảng 3,4ha. Tình
trạng moong tầng không được tốt, phần lớn đang bị chập tầng. Chiều cao tầng lớn
nhất cao 56m thuộc khu vực điểm góc số M6 ở trung tâm mỏ: chân tầng ở +43,74m,
mép tầng ở +99,55m nguy hiểm và mất an toàn.
Về phía Nam moong khai thác hiện tại, điều kiện moong tầng có được cải thiện
tốt hơn, được cắt tầng khai thác, tuy nhiên vẫn bị chập tầng, chiều cao tầng vẫn còn

lớn. Cao độ mặt tầng không đồng đều gây khó khăn cho công tác vận chuyển.
II. HIỆN TRẠNG THIẾT BỊ
Các thiết bị đang sử dụng tại mỏ Tây Nam Tà Zôn được thống kê trong bảng
dưới đây:
Bảng 5. Thiết bị đang sử dụng tại mỏ Tây Nam Tà Zôn
STT Loại thiết bị
Đv
tính
Số
lượng
Công suất thực
tế
Đv tính Giá trị
1
Máy xúc thủy lực gầu ngược 1,2
m
3
/gầu
chiếc 2 m
3
/ca 600
2
Máy xúc thủy lực gầu ngược 0,7
m
3
/gầu
chiếc 1 m
3
/ca 350
3 Máy khoan BMK5 chiếc 4 m/ca 42

4 Máy khoan cầm tay 36-42mm chiếc 2 m/ca 35
5 Máy nén khí chiếc 3 m
3
/phút 9
6 Trạm nghiền sàng 150 tấn/giờ trạm 1 m
3
/ca 400
7 Trạm nghiền sàng 60 tấn/giờ trạm 1 m
3
/ca 120
8 Trạm nghiền sàng 33 tấn/giờ trạm 2 m
3
/ca 120
24
24
STT Loại thiết bị
Đv
tính
Số
lượng
Công suất thực
tế
Đv tính Giá trị
9 Ô tô tải 10 tấn chiếc 6 - -
10 Máy xúc bánh lốp 3,2 m
3
/gầu chiếc 1 m
3
/ca 500
11 Máy xúc bánh lốp 2,8 m

3
/gầu chiếc 1 m
3
/ca 350
12 Trạm biến áp 1000KVA trạm 1 KVA 1000
13 Trạm biến áp 400KVA trạm 1 KVA 400
14 Máy bơm nước chiếc 1 - -
25
25

×