Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Báo cáo thực tập về chuyên đề Quy trình sx tại công ty Hùng Anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 28 trang )

Báo cáo thực tập nghiệp vụ
MỤC LỤC
TÊN CHƯƠNG MỤC Trang
Lời mở đầu 2
Chương I: Giới thiệu chung về doanh nghiệp 3
1.1: Thông tin chung về doanh nghiệp 3
1.2: Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp 3
1.3: Lĩnh vực kinh doanh 4
1.4: Các nguồn lực cơ bản của doanh nghiệp 4
1.5: Sơ đồ cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ 6
1.6: Kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong thời gian qua 9
1.7: Phương hướng phát triển của doanh nghiệp 9
Chương II: Quy trình sản xuất sản phẩm lô gỗ 10
2.1: Dây chuyền sản xuất 10
2.2: Các nguyên liệu đầu vào 10
2.3: Quy trình sản xuất và tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm 11
2.4: Các biểu mẫu được áp dụng 22
Chương III: Đánh giá chung và nhận xét 26
3.1: Nhận xét chung về quy trình sản xuất 26
3.1.1: Ưu điểm 26
3.1.2: Nhược điểm 26
3.1.3: Giải pháp đưa ra 26
3.2: Cảm nhận của bản thân sau đợt thực tập 27
Kết luận 28
LỜI MỞ ĐẦU
Họ và tên: Trần Thị Hiền
Lớp: QKD52- ĐH2 1
Báo cáo thực tập nghiệp vụ
Để có thể đứng vững trên thị trường cạnh tranh khốc liệt ngày nay, mỗi doanh
nghiệp phải tự tìm cho mình một hướng đi riêng mà không ai có thể sao chép và phải
phục vụ được nhu cầu của thị trường.


Nếu như ngày xưa người ta chưa có dụng cụ để quấn các sợi dây cáp điện thì
lượng dây cáp có thể di chuyển rất ít làm cho năng suất không cao thì ngày nay với
sự xuất hiện của quả lô gỗ quấn dây điện làm cho việc di chuyển các cuộn dây cáp
này rất dễ dàng.
Như nắm bắt được nhu cầu ngày càng gia tăng của thị trường thì công ty
TNHH đầu tư thương mại Hùng Anh đã tìm cho mình một lối đi đó là sản xuất lô gỗ
các loại chuyên cung cấp để sử dụng quấn dây cáp cho mục đích sử dụng nội địa và
xuất khẩu. Là một công ty mới thành lập năm 2010, công ty đã và đang trên đường
tiến tới mở rộng quy mô sản xuất, phát triển và ngày nay là 1 trong những công ty
cung cấp lô gỗ có uy tín nhất Hải Phòng. Công ty luôn đặt chữ tín lên hàng đầu, luôn
cung cấp cho khách hàng những sản phẩm đạt đúng tiêu chuẩn chất lượng theo quy
cách đề ra.
Trong thời gian thực tập nghiệp vụ tại công ty TNHH đầu tư thương mại
Hùng Anh, em có cơ hội được làm quen với một môi trường chuyên nghiệp , năng
động, có cái nhìn thực tế về những gì mình đã được học trong nhà trường. Trong bài
báo cáo này em xin trình bày quy trình sản xuất lô gỗ của công ty mà em đã tìm hiểu
được trong thời gian thực tập tại công ty. Bài viết của em bao gồm 3 chương:
Chương I: Giới thiệu chung về doanh nghiệp
Chương II: Trình bày quy trình sản xuất lô gỗ
Chương III: Đánh giá chung của bản thân sau đợt thực tập
Để có thể hoàn thành bài báo cáo này, em xin gửi lời cảm ơn tới ban giám đốc
công ty TNHH đầu tư thương mại Hùng Anh và thầy giáo hướng dẫn thực tập- Tiến
sĩ Mai Khắc Thành. Trong bài viết của em có thể còn nhiều thiếu sót, em rất mong
nhận được sự góp ý của thầy.
Em xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP
1.1: Thông tin chung về doanh nghiệp
Họ và tên: Trần Thị Hiền
Lớp: QKD52- ĐH2 2
Báo cáo thực tập nghiệp vụ

- Thành lập ngày 21 tháng 6 năm 2010
- Tên công ty viết bằng tiếng việt: CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG
MẠI HÙNG ANH
- Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: HUNG ANH TRADING
INVESTMENT LIMITED COMPANY.
- Tên viết tắt của công ty: HUNG ANH TRADICO
- Địa chỉ trụ sở chính: Thôn Thắng Lợi, xã An Hưng, Huyện An Dương,
thành phố Hải Phòng.
- Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất lô gỗ các loại
- Mã số doanh nghiệp (mã số thuế) : 0201087265
- Vốn điều lệ ban đầu: 5.000.000.000 VND
- Tên chủ sở hữu: Lê Thị Bích
- Người đại diện theo pháp luật của công ty: Giám đốc Lê Thị Bích
1.2: Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp
- Ngày nay nhu cầu về dây dẫn điện cũng như dây cáp điện các loại đang
ngày càng gia tăng, để có thể dễ dàng trong quá trình di chuyển, sử dụng và bảo quản
thì cần phải có vật dụng để quấn dây cáp một cách dễ dàng.
- Qua quá trình nghiên cứu thị trường, phân tích năng lực của bản thân, và
nắm bắt được nhu cầu đó, với ý tưởng hình thành một hệ thống chuyên cung cấp lô
gỗ các loại cho các công ty sản xuất dây cáp để có thể dễ dàng vận chuyển trong quá
trình sử dụng thì ngày 21 tháng 6 năm 2010 công ty được thành lập và lấy tên là
TNHH đầu tư thương mại Hùng Anh.
- Ban đầu công ty được thành lập với quy mô nhỏ chỉ có 13 công nhân hoạt
động trong một phân xưởng nhỏ tại thôn Thắng Lợi, xã An Hưng, huyện An Dương,
thành phố Hải Phòng. Thời kì đầu, công ty chỉ nhận được đơn đặt hàng của công ty
cổ phần cáp điện và hệ thống LS-VINA. Sau đó một thời gian ngắn, với uy tín cũng
như chất lượng sản phẩm hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh khác trong khu vực, công ty
đã nhận thêm được đơn đặt hàng của một vài đối tác khác đó là công ty TNHH cáp
điện và hệ thống LS-Việt Nam, công ty cổ phần thương mại và sản xuất Phục Hưng.
Họ và tên: Trần Thị Hiền

Lớp: QKD52- ĐH2 3
Báo cáo thực tập nghiệp vụ
- Trải qua quá trình phát triển với chiến lược phát triển lâu dài, công ty ngày
càng làm lớn mạnh và nhận được nhiều đơn đặt hàng của các đối tác làm ăn. Hiện
nay công ty đang làm ăn với 7 đối tác bao gồm: Công ty cáp điện và hệ thống LS-
VINA, công ty TNHH cáp điện và hệ thống LS-Việt Nam, công ty cổ phần và cáp
điện Thượng Đình, công ty cổ phần thương mại và sản xuất Phục Hưng, công ty
TNHH sản xuất thương mại Đức Giang, công ty hóa chất Đức Giang - Lào Cai. Các
sản phẩm cung cấp cho đối tác luôn đạt theo tiêu chuẩn chất lượng về quy cách, mẫu
mã cũng như là chủng loại sản phẩm.
- Hiện nay doanh nghiệp có tổng cộng 43 cán bộ công nhân viên, tất cả mọi
người trong công ty đang làm việc trong một môi trường hết sức chuyên nghiệp. Ban
đầu từ việc sản xuất hết tất cả các bộ phận của một quả lô từ việc xẻ gỗ, sản xuất
đinh, bu lông cho tới ghép các bộ phận lại với nhau thì ngày nay công ty đã tiến hành
chuyên môn hóa hơn bằng việc đặt hàng các bộ phận của một quả lô tại các phân
xưởng gỗ khác và sau đó doanh nghiệp chỉ tiến hành lắp ghép các bộ phận lại với
nhau. Nhờ đó mà năng suất lao động tăng lên rõ rệt đồng thời đời sống của cán bộ
công nhân viên trong công ty ngày càng được nâng cao hơn.
- Công ty chuyên sản xuất ra các loại lô gỗ với các kích thước khác nhau từ
quả có đường kính mặt lô là 700mm đến quả có đường kính mặt lô là 3100mm. Ước
tính sản lượng lô gỗ các loại hằng năm trung bình vào khoảng 5000 quả/năm. Doanh
thu trung bình hằng năm ước tính khoảng 20 tỷ đồng.
1.3: Lĩnh vực kinh doanh
- Ngành nghề kinh doanh của công ty là chuyên sản xuất lô gỗ các loại với
nhiều kích thước từ 700mm đến 3100mm để cung cấp cho các công ty sản xuất dây
dẫn điện, cáp điện trong cả nước.
1.4: Các nguồn lực cơ bản của doanh nghiệp
- Vốn điều lệ ban đầu: 5.000.000.000 VND
- Vốn hiện tại của doanh nghiệp: 15.000.000.000 VND
- Cơ sở vật chất hiện tại của doanh nghiệp:

+ Thửa đất thuộc sở hữu của doanh nghiệp có diện tích là 332m
2
.
+ Các loại máy móc sử dụng trong quá trình sản xuất tại phân xưởng của
doanh nghiệp
Họ và tên: Trần Thị Hiền
Lớp: QKD52- ĐH2 4
Báo cáo thực tập nghiệp vụ
Loại máy móc Số lượng (chiếc)
Máy cưa văng 2
Máy khoan 2
Máy cuốn gỗ to 1
Máy cuốn gỗ nhỏ 1
Máy bào gỗ to 1
Máy bào gỗ nhỏ 2
Máy bổ gỗ 1
Máy cắt đầu đai 1
Máy cắt gỗ 1
Ôtô tải 1
+ Các loại máy móc thiết bị sử dụng trong bộ phận văn phòng của doanh
nghiệp:
Thiết bị Số lượng ( chiếc)
Bàn làm việc 4
Máy tính để bàn 2
Tủ đồ chuyên dụng 2
Điều hòa nhiệt độ 1
Máy phách 1
Máy in 1
Quạt treo tường 3
Bình lọc nước cỡ trung 1

Bộ bàn ghế sofa 1
+ Ngoài ra còn có một vài thiết bi văn phòng phẩm khác ước tính giá trị
khoảng 5.000.000 VND
- Lực lượng lao động của doanh nghiệp
Chức vụ Số lượng (người)
Giám đốc 1
Phó giám đốc 1
Nhân viên kế toán 2
Trưởng phòng sản xuất 1
Trưởng phòng kinh doanh 1
Công nhân trực tiếp sản xuất 33
Lái xe 2
Họ và tên: Trần Thị Hiền
Lớp: QKD52- ĐH2 5
Báo cáo thực tập nghiệp vụ
Bảo vệ 2
Tổng cộng 43
1.5: Sơ đồ cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
1.5.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức
1.5.2: Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
Giám đốc
- Ban giám đốc có trách nhiệm lập báo cáo tài chính hằng năm phản ánh một
cách trung thực và hợp lý tình hình tài chính cũng như kết quả hoạt động kinh doanh
và tình hình lưu chuyển tiền tệ của công ty trong năm. Trong việc lập các báo cáo tài
chính này, ban tổng giám đốc được yêu cầu phải :
- Lựa chọn các chính sách kế toán thích hợp và áp dụng cách chính sách đó
một cách nhất quán.
- Đưa ra các xét đoán và ước tính một cách hợp lý và thận trọng.
- Thiết kế và thực hiện hệ thống kiểm soát nội bộ một cách hữu hiệu cho mục
đích lập và trình bày báo cáo tài chính hợp lý nhằm hạn chế rủi ro và gian lận.

- Giám đốc của công ty chịu trách nhiệm đảm bảo rằng sổ kế toán được ghi
chép một cách phù hợp để phản ánh một cách hợp lý tình hình tài chính của công ty ở
bất kì thời điểm nào và đảm bảo rằng báo cáo tài chính tuân thủ các chuẩn mực kế
Họ và tên: Trần Thị Hiền
Lớp: QKD52- ĐH2 6
Giám đốc
Phó giám đốc sản
xuất
Tài
chính
kế toán
Phòng
sản xuất
Phòng kĩ
thuật -
vật tư
Phó giám đốc kinh
doanh
Phòng
nhân sự
Phòng
kinh
doanh
Báo cáo thực tập nghiệp vụ
toán Việt Nam, hệ thống kế toán Việt Nam và các quy định hiện hành có liên quan tại
Việt Nam.
Phó giám đốc sản xuất
- Chịu trách nhiệm phụ trách quản lý mảng sản xuất và vật tư của công ty về
mọi mặt
- Tham vấn cho giám đốc về vấn đề sản xuất, giúp giám đốc đưa ra phương

hướng trong những năm tới sao cho đạt hiệu quả và phù hợp với tình hình chung của
doanh nghiệp.
- Trực tiếp kiểm tra, quản lý hệ thống vật tư của doanh nghiệp nhằm đảm bảo
cho quá trình sản xuất được diễn ra một cách thường xuyên và liên tục.
Phó giám đốc kinh doanh
- Phụ trách quản lý 2 phòng đó là phòng nhân sự và phòng kinh doanh.
- Chịu trách nhiệm về mảng kinh doanh tiêu thụ sản phẩm cũng như là thương
thảo với khách hàng để đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp là lớn nhất.
- Tham vấn cho giám đốc về mảng kinh doanh, phương hướng phát triển cũng
như tiềm lực hiện tại của doanh nghiệp để giúp giám đốc đưa ra các quyết định kịp
thời và hiệu quả.
Phòng sản xuất
- Tiến hành thực hiện các kế hoạch do giám đốc đề ra trong dài, trung, ngắn
hạn để có thể đạt được mục tiêu của doanh nghiệp.
- Quan tâm chú ý phát triển, cải tiến các quy trình dây chuyền công nghệ sản
xuất để có thể nâng cao năng suất lao động.
- Tham gia góp ý cho giám đốc về các phương thức sản xuất sao cho phù hợp.
Phòng Kỹ thuật - Vật tư
- Tham mưu cho Tổng giám đốc trong những lĩnh vực quản lý kỹ thuật, đầu
tư phát triển, quản lý vật tư, phụ tùng và tài sản , quản lý sửa chữa, bảo dưỡng tài
sản.
- Xây dựng và hoàn thiện các quy chế, quy trình quản lý kỹ thuật vật tư thuộc
lĩnh vực vật tư, phụ tùng, các tài sản của Công ty
Họ và tên: Trần Thị Hiền
Lớp: QKD52- ĐH2 7
Báo cáo thực tập nghiệp vụ
- Trực tiếp kiểm tra đánh giá các đơn vị trong công tác kỹ thuật, sửa chữa, bảo
quản, các đơn vị trực thuộc
- Lập kế hoạch mua sắm vật tư phụ tùng, xây dựng các phương án thanh lý,
thu hồi vật tư, tài sản

Phòng Nhân sự
- Phòng có chức năng thực hiện công tác tổ chức cán bộ, lao động tiền lương,
quản trị hành chính, bảo vệ an ninh, đầu tư và ứng dụng công nghệ tin học trong tổ
chức quản lý điều hành.
- Xây dựng và hoàn thiện các quy định, quy trình như: tổ chức cán bộ, tuyển
dụng, đào tạo lao động
- Xây dựng và hoàn thiện quy định về chức năng nhiệm vụ các đơn vị thành
viên, các phòng nghiệp vụ
- Quản lý kho và phòng lưu trữ theo quy định hiện hành của Công ty
- Quản lý và bổ sung hồ sơ nhân sự khối văn phòng Công ty.
Phòng kinh doanh
- Tham mưu cho giám đốc, phó giám đốc về các lĩnh vực như xây dựng kế
hoạch, chiến lược kinh doanh trong dài, trung, ngắn hạn
- Thực hiện công tác thống kê tổng hợp sản xuất để theo dõi quá trình sản
xuất kinh doanh
- Thực hiện công tác thanh quyết toán hợp đồng kinh tế.
- Thực hiện công tác quản lý các hợp đồng kinh tế của doanh nghiệp.
Họ và tên: Trần Thị Hiền
Lớp: QKD52- ĐH2 8
Báo cáo thực tập nghiệp vụ
Phòng Kế toán tài chính
- Quản lý, kiểm tra, hướng dẫn và thực hiện chế độ kế toán – thống kê
- Quản lý tài chính, tài sản theo pháp lệnh của nhà nước, điều lệ và quy chế tài
chính của công ty.
- Đáp ứng nhu cầu về tài chính cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty theo kế hoạch để giúp hoàn thành mục tiêu đặt ra.
- Bảo toàn và phát triển vốn của công ty và các cổ đông.
- Giúp giám đốc về công tác kế toán thống kê, thông tin kinh tế, các hoạt động
liên quan đến quản lý tài chính.
- Xây dựng quy chế quản lý tài chính của công ty theo chỉ đạo của giám đốc.

- Tổ chức hạch toán, thống kê kế toán, phản ánh chính xác, đầy đủ số liệu,
tình hình luân chuyển các loại vốn trong sản xuất kinh doanh của công ty.
- Cân đối kế hoạch tài chính của công ty, cân đối các loại vốn trong công ty.
- Phối hợp các phòng chức năng khác về việc khai thác, sử dụng các tài sản,
máy móc, vật kiến trúc của công ty sao cho đạt hiệu quả nhất.
1.6: Kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong thời gian qua
- Năm 2013 sản lượng lô gỗ các loại đã sản xuất và bán vào khoảng 5000
quả/năm.
- Doanh thu của doanh nghiệp năm 2013 là 20 tỷ đồng.
1.7: Phương hướng phát triển của doanh nghiệp
- Trong tương lai doanh nghiệp không ngừng cố gắng phấn đấu chuyên môn
hóa để có thể nâng cao năng suất sản phẩm.
- Tích cực sản xuất, mở rộng phân xưởng, tăng quy mô của doanh nghiệp.
- Cố gắng sản xuất các sản phẩm theo đúng tiêu chuẩn chất lượng mà đối tác
yêu cầu, đáp ứng ngày càng tốt hơn về cả chủng loại, số lượng và thời gian.
Họ và tên: Trần Thị Hiền
Lớp: QKD52- ĐH2 9
Báo cáo thực tập nghiệp vụ
CHƯƠNG II: QUY TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM LÔ GỖ
2.1: Dây truyền sản xuất sản phẩm lô gỗ của công ty.
- Các loại máy móc sử dụng trong quá trình sản xuất tại phân xưởng của
doanh nghiệp: Máy cưa văng, máy khoan, máy cuốn gỗ to, máy cuốn gỗ nhỏ, máy
bào gỗ to, máy bào gỗ nhỏ, máy bổ gỗ, máy cắt đầu đai, máy cắt gỗ.
- Các loại máy móc thiết bị trên được xếp phân theo khu vực tùy thuộc vào
từng tổ sản xuất.
- Để có thể sản xuất ra một quả lô với một kích thước, nhìn chung cần phải
trải qua các bước cơ bản sau:
- Do vậy các loại máy cắt gỗ, máy bổ gỗ, máy cưa văng, máy cuốn gỗ to, máy
cuốn gỗ nhỏ, máy bào gỗ to, máy bào gỗ nhỏ sẽ được bố trí ở các vị trí gần nhau sao
cho thuận tiện để xẻ văng, gia công bề mặt văng sao cho phù hợp với kích thước theo

yêu cầu của sản phẩm.
- Các loại máy như máy khoan, máy cắt đầu đai được xếp theo thứ tự ở các
công đoạn tiếp theo sao cho thuận tiện.
2.2: Các nguyên liệu đầu vào của quá trình sản xuất
- Gỗ dùng để đóng lô phải là gỗ thông, keo, tràm (cũng có thể là loại khác
nhưng phải được sự chấp thuận của bên mua), không được sử dụng các loại gỗ như
gỗ mỡ, gỗ bồ đề vì những loại gỗ này rất giòn, dễ gãy, khó có thể chịu được lực khi
quấn dây cáp.
- Toàn bộ gỗ được sử dụng phải được sấy khô và xử lý hóa chất sao cho
không nấm mốc, có khả năng chống lại mối mọt, côn trùng…
- Chiều dày của các tấm gỗ không được nhỏ hơn giá trị yêu cầu và phải vuông
vắn, không vát cạnh, không có lõi mềm. Ngoài ra các tấm gỗ dùng cho cùng một chi
tiết phải có độ dày đồng đều, được bào nhẵn các mặt và không có các khuyết tật cho
tấm gỗ hoặc lô có thể bị gẫy, vỡ hay là hư hỏng trong quá trình sử dụng.
- Sắt và gỗ được sử dụng là mua từ các nhà cung cấp trong nước.
Họ và tên: Trần Thị Hiền
Lớp: QKD52- ĐH2 10
Xẻ văng Đóng mặt lô Ghép bụng lô Hoàn thiện
sản phẩm
Báo cáo thực tập nghiệp vụ
2.3: Quy trình sản xuất và tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm lô gỗ
2.3.1: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất
2.3.2: Giải thích sơ đồ và tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm.
2.3.2.1: Giai đoạn xẻ văng
- Văng là tên gọi của thanh gỗ được xẻ ngang, dẹp, mỏng và được dùng để
đóng thành quả lô.
- Tùy thuộc vào từng kích thước của quả lô gỗ mà ta sẽ xẻ văng sao cho phù
hợp với tiêu chuẩn do khách hàng đặt ra.
Hình ảnh của thanh văng
- Nếu không có yêu cầu riêng chỉ ra trong thiết kế lô cho từng hợp đồng thì

tiêu chuẩn đặt ra về kích thước đối với thanh văng như sau:
+ Với mặt lô có đường kính ≥1800mm thì chiều rộng nhỏ nhất của thanh
văng là ≥ 130mm.
+ Với mặt lô có đường kính >1200mm và < 1800mm thì chiều rộng nhỏ nhất
của thanh văng sẽ là ≥ 100mm.
Họ và tên: Trần Thị Hiền
Lớp: QKD52- ĐH2 11
Xẻ văng Đóng mặt lô Ghép bụng lô Hoàn thiện
sản phẩm
Báo cáo thực tập nghiệp vụ
+ Với mặt lô có đường kính ≤ 1200mm thì chiều rộng nhỏ nhất của thanh
văng sẽ là ≥ 80mm.
+ Các thanh văng sẽ có chiều dày là 30mm ( ±2mm)
+ Bề rộng của thanh văng từ đầu thanh tới cuối thanh phải có kích thước đều
nhau, không được lệch để tạo độ chính xác trong việc ghép lô gỗ.
2.3.2.2: Giai đoạn đóng mặt lô
- Mỗi lớp của mặt lô sẽ được ghép từ các thanh văng có chiều dài khác nhau
sao cho tạo thành 1 vòng tròn có đường kính như theo tiêu chuẩn kỹ thuật mà khách
hàng yêu cầu. Mặt lô sẽ được tạo thành từ hai lớp gỗ như trên, có chất lượng như
nhau.
- Mỗi lớp sẽ có cấu trúc sao cho đường tâm của tấm gỗ trung tâm đi qua
đường kính của mặt lô. Khi 2 lớp được sử dụng chúng sẽ được ghép sao cho chiều
của các tấm gỗ của 2 lớp tạo thành một góc xấp xỉ 90
0
.
- Chiều dày của các tấm gỗ tạo thành mặt lô có thể không đồng đều, nhưng
phải đảm bảo tổng chiều dày của mỗi mặt lô không sai khác quá 5% so với giá trị tiêu
chuẩn. Tổng sai số không được vượt quá 15% so với giá trị được quy định trong tiêu
chuẩn trong bảng kích thước và lớp gỗ mỏng thì sử dụng cho lớp trong cùng của mặt
lô.

- Mặt lô phải được làm nhẵn, phẳng và các tấm gỗ phải được ghép khít với
nhau.
- Mặt lô tròn đều, sai số đường kính cho phép của quả lô có đường kính mặt
dưới 1m là ±5mm và cho những quả lô có đường kính mặt từ 1m trở lên là ±10mm.
Họ và tên: Trần Thị Hiền
Lớp: QKD52- ĐH2 12
Báo cáo thực tập nghiệp vụ
HÌNH VẼ CẤU TRÚC MẶT NGOÀI LÔ
Họ và tên: Trần Thị Hiền
Lớp: QKD52- ĐH2 13
Báo cáo thực tập nghiệp vụ
- Nếu không có yêu cầu riêng chỉ ra trong thiết kế lô cho từng hợp đồng,
chiều rộng nhỏ nhất của tấm gỗ ghép mặt lô sẽ quan hệ với đường kính mặt lô như
sau:
+ Với mặt lô có đường kính ≥1800mm thì chiều rộng nhỏ nhất của tấm gỗ
ghép mặt lô sẽ là ≥ 130mm.
+ Với mặt lô có đường kính >1200mm và < 1800mm thì chiều rộng nhỏ nhất
của tấm gỗ ghép mặt lô sẽ là ≥ 100mm.
+ Với mặt lô có đường kính ≤ 1200mm thì chiều rộng nhỏ nhất của tấm gỗ
ghép mặt lô sẽ là ≥ 80mm.
- Sau khi đóng các lớp gỗ, ta tiến hành ghép 2 lớp gỗ thành 1 mặt lô bằng
đinh theo tiêu chuẩn sau:
- Các lớp sẽ được ghép chặt với nhau bằng các đinh mũ bằng và sẽ đủ độ dài
để đóng gập đầu, nhưng trong mọi trường hợp không được ngắn hơn 10mm. Mũ của
đinh sẽ ở phía trên mặt lô.
- Đinh phải được đóng theo các đường tròn đồng tâm trên mặt lô, với khoảng
cách bán kính không quá 150mm đối với các vòng tròn đinh nằm ngoài bụng lô và
các khoảng cách này không quá 200mm nếu các vòng tròn đinh nằm trong vùng bụng
lô và phải tránh lỗ ra dây, bulông hoặc các chi tiếu tương tự.
- Vòng tròn đinh ngoài phải được đóng cách mép lô không nhỏ hơn 25mm và

không lớn hơn 50mm, có ít nhất 02 đinh sẽ được đóng qua mỗi tấm gỗ ở mỗi vòng
tròn đinh với khoảng cách từ 30 đến 80mm.
- Khi các đinh đóng mà trùng với đường phân cách của 2 tấm của 2 lớp gỗ,
hoặc gần mép của 2 tấm, nó sẽ được bổ xung đinh ở vị trí sao cho chúng được ép một
cách chặt chẽ, khi đó đinh ở khe giữa 2 tấm sẽ được gỡ bỏ.
- Mũ đinh sẽ được đóng chìm xuống dưới bề mặt của lớp trong với độ sâu của
mũ đinh ≥ 2mm nhưng không nhiều hơn 15% độ dầy của lớp trong, độ chìm của
đinh sẽ không ảnh hưởng đến tác dụng của đinh. Đinh phải được đóng gập sao cho
toàn bộ phần đầu của đinh đóng gập chìm dưới bề mặt lô
- Mặt trong của mặt lô hoàn chỉnh phải nhẵn, không có điểm nào gây hại đến
bề mặt cáp.
Họ và tên: Trần Thị Hiền
Lớp: QKD52- ĐH2 14
Báo cáo thực tập nghiệp vụ
- Sau khi ghép 2 lớp gỗ lại với nhau, ta sẽ tiến hành đóng bộ phận đỡ bụng ở
chính giữ của quả lô. Bộ phận này có tác dụng làm bệ đỡ cho việc đóng bụng lô ở
giai đoạn sau và giúp cho quả lô thêm được bền, chặt và chịu được trọng lực của dây
cáp.
- Đỡ bụng thực chất là 1 vòng tròn gỗ được ghép từ các thanh gỗ tạo thành 1
vòng tròn để định hình cho bộ phận bụng lô.
Hình ảnh thực tế về mặt lô bao gồm cả đỡ bụng
- Các tấm đỡ bụng lô phải được tạo thành từ các tấm gỗ vuông vắn có chiều
dầy như yêu cầu, không vát cạnh và được ghép chặt với mặt lô bằng đinh, chiều dài
đinh ≥ ¾ chiều dày mặt cộng với chiều dày tấm gỗ. Số lượng đinh đóng phải tỷ lệ
thuận với đường kính bụng lô sao cho đủ vững chắc và không bị suy chuyển khi
mang tải trọng của cáp và trong mọi trường hợp không được nhỏ hơn 7 chiếc mỗi
tấm, số tấm đỡ phải bằng số bu lông.
- Lô cáp phải có một lỗ ra dây như hình vẽ của tiêu chuẩn kĩ thuật và theo
dạng lỗ vát cạnh với khe cong theo chu vi của bụng lô. Trong mọi trường hợp lỗ sẽ
dựa trên bụng lô và được vát cạnh sao cho không dây gập đầu cáp, khe lỗ sẽ có dạng

lõm vào trong lớp ngoài cùng ở mặt lô hai lớp.
- Lỗ ra dây thì sẽ tuân thủ theo tiêu chuẩn là chiều rộng của lỗ ra dây phải
bằng 1/8 lần đường kính bụng nhưng không vượt quá 120mm. Còn chiều dài của lỗ
Họ và tên: Trần Thị Hiền
Lớp: QKD52- ĐH2 15
Báo cáo thực tập nghiệp vụ
ra dây sẽ bằng 3,5 lần chiều rộng nhưng không được nhỏ hơn 120mm. Khi tạo lỗ ra
dây phải có độ vát với độ vát trong bụng lô phải bằng 1/3 lần chiều dài của lỗ ra dây.
- Lỗ trục là lỗ đồng tâm của quả lô, người công nhân sẽ dùng đục, khoan để
tạo ra lỗ này một cách thủ công. Với những quả lô có đường kính mặt lớn hơn hoặc
bằng 1000mm thì phải có mã ốp sắt ở lỗ trục của mặt lô nhằm nâng cao sức chịu
đựng của quả lô.
- Lỗ trục, bụng lô và tấm thép ốp ( nếu có) phải đồng trục với nha. Tùy theo
kích thước đường kính mặt lô mà tiêu chuẩn đặt ra cho đường kính của lỗ trục sẽ
khác nhau. Với những quả lô có đường kính mặt nhỏ hơn 1000mm thì đường kính lỗ
trục sẽ từ 60÷63mm. Còn với những quả lô có đường kính mặt lớn từ 1000mm trở lên
thì đường kính lỗ trục sẽ là 100÷110mm.
Với lô đường kính mặt ≥ 1000mm, lỗ trục sẽ được gia cường bằng tấm thép
hình vuông và được quy định như theo bảng sau:
Kích thước lô (KT)
(mm)
Kích thước mã sắt
(mm)
Bu lông bắt mã
(mm)
Kích thước vòng
đệm bu lông bắt mã
(mm)
1000 ≤ KT ≤1500 200 x 200 x 4 M12 x 4 30 x 2
1500 < KT < 2000 250 x 250 x 6 M12 x 4 40 x 2

2000 ≤ KT ≤ 2600
300 x 300 x 6
(có gắn ống lỗ trục)
M14 x 4 60 x 3
- Đối với lô có tổng trọng lượng cáp đặt lên lô lớn hơn 4 tấn và những lô có
đường kính mặt ≥ 2000mm sẽ được sử dụng mã ốp có gắn ống lỗ trục, chiều dài ống
lỗ trục sẽ bằng chiều dày mặt lô, chiều dày bằng chiều dày mã ốp, đường kính trong
bằng đường kính lỗ trục tương ứng.
- Mã và mặt lô được lắp chặt, khe hở giữa lỗ bắt bu lông trên mã và than bu
lông bắt mã < 1mm. Giữa thân bu lông bắt mã và mặt lô không có khe hở.
Họ và tên: Trần Thị Hiền
Lớp: QKD52- ĐH2 16
Báo cáo thực tập nghiệp vụ
CẤU TRÚC VÀ KÝ HIỆU TIÊU CHUẨN LÔ GỖ
A
A
Họ và tên: Trần Thị Hiền
Lớp: QKD52- ĐH2 17
Báo cáo thực tập nghiệp vụ
HÌNH VẼ CẤU TRÚC VÀ KÝ HIỆU TIÊU CHUẨN LÔ GỖ
d2
d1
=1.5xd1
d1
Với lô có ĐK mặt <1000mm d1=60÷63mm
d2=45÷47mm
Với lô có ĐK mặt ≥1000mm d1=100÷110mm
d2=60÷65mm
Họ và tên: Trần Thị Hiền
Lớp: QKD52- ĐH2 18

Mã nhận dạng
lô phải được
in trên cả hai
mặt lô tại vị
trí như được
chỉ ra ở hình
bên
Báo cáo thực tập nghiệp vụ
- Lỗ cài tốc cũng được tạo ra một cách thủ công và có đường kính phụ thuộc
vào kích thước đường kính của mặt lô. Với những quả lô có kích thước đường kính
dưới 1000mm thì đường kính của lỗ cài tốc là 45÷47mm, còn với những quả lô có
đường kính từ 1000mm trở lên thì đường kính của lỗ cài tốc sẽ là 60÷65mm.
- Lỗ cài tốc được khoan trên cả hai mặt lô với kích thước như được chỉ ra
trong hình vẽ cấu trúc mặt lô. Mỗi lỗ sẽ nằm trên bán kính tròn nhỏ hơn bán kính
trong của bụng lô là 35 ±5mm, nhưng trong mọi trường hợp không vượt quá 450mm
so với tâm của lỗ trục.
2.3.2.3: Giai đoạn ghép bụng lô
- Bụng lô và mặt lô được tạo thành khối vững chắc nhờ các bu lông bụng lô.
Các bu lông này được luồn qua các lỗ có kích thước bằng kích thước bu lông cộng
2mm được khoan trước trên các tấm ngăn cách (nếu có). Các lỗ này không được nằm
vào khe giữa hai thanh gỗ trên các lớp gỗ của mặt lô.
Họ và tên: Trần Thị Hiền
Lớp: QKD52- ĐH2 19
Báo cáo thực tập nghiệp vụ
- Các bu lông nằm trên vòng tròn đồng trục với bụng lô, càng gần mặt trong
của bụng lô càng tốt và không được lớn hơn 30mm kể từ mặt trong của bụng lô.
- Các bu lông phải có khoảng cách đều nhau và hai đầu sau khi được siết chặt
không nhô ra hơn 5mm (không kể chiều dày e-cu và vòng đệm).
Hình ảnh thực tế về cấu tạo bên trong bụng lô
- Thanh văng sẽ được đóng sát vào bộ phận đỡ bụng đã được tạo từ trước ở

trên mặt lô bằng đinh sao cho khít và chặt. Đinh không quy định rõ chiều dài nhất
định tuy nhiên trong mọi trường hợp không được ngắn hơn 10mm. Mũ đinh phải ở
trên phía trên của bụng lô và đóng gập sát vào bụng lô để tránh làm hư hại dây cáp.
- Không có 1 quy định rõ ràng về chiều rộng của các thanh văng dùng để ghép
mặt lô, chỉ cần phù hợp về quy cách và được các khách hàng chấp nhận là được.
- Bụng lô phải đồng trục với lỗ trục và phải được làm nhẵn không có gờ sắc
để tránh làm hư hại tới dây cáp điện.
Họ và tên: Trần Thị Hiền
Lớp: QKD52- ĐH2 20
Báo cáo thực tập nghiệp vụ
Hình ảnh về những quả lô đã được ghép bụng hoàn chỉnh.
2.3.3.4: Giai đoạn hoàn thiện sản phẩm
- Một sản phẩm hoàn thiện là một sản phẩm bao gồm các bộ phận: mặt lô,
bụng trong của lô và văng bảo vệ ngoài. Tuy nhiên công ty chỉ tạo ra các thanh văng
để đóng lớp bảo vệ bên ngoài chứ không trực tiếp ghép chúng.
- Thanh văng bảo vệ bên ngoài được tạo ra nhằm mục đích bảo vệ dây cáp
điện ở bên trong khỏi những ảnh hưởng của thời tiết và hư hại trong quá trình vận
chuyển.
- Thanh văng này cũng được sản xuất ra giống như những thanh văng để đóng
bụng lô, tuy nhiên chiều dài sẽ tính từ mép mặt lô này tới mép mặt lô bên kia. Khi
giao thành phẩm là 1 quả lô, công ty sẽ giao kèm những thanh văng này để cho bên
đối tác chỉ cần ghép vào sau khi đã quấn dây cáp điện vào trong.
- Gỗ làm văng bảo vệ phải đáp ứng mọi yêu cầu về vật liệu đã nêu ra ở đầu.
- Kích thước gỗ văng tuân theo đúng bảng kích thước chỉ ra trong tiêu chuẩn.
Họ và tên: Trần Thị Hiền
Lớp: QKD52- ĐH2 21
Báo cáo thực tập nghiệp vụ
2.4: Các biểu mẫu được áp dụng của doanh nghiệp trong quá trình sản
xuất kinh doanh.
Biểu mẫu số 1: Biểu mẫu tra mã sản phẩm

STT Mã sản phẩm Mã chuẩn
1 7420339 LWD 130-090-100
2 7420340 LWD 140-090-110
3 7420341 LWD 150-090-110
4 7420343 LWD 170-090-130
5 7420344 LWD 180-090-140
6 7420345 LWD 190-090-150
7 7420347 LWD 140-100-110
8 7420348 LWD 150-100-110
9 7420349 LWD 160-100-130
10 7420350 LWD 170-100-130
11 7420352 LWD 190-100-150
12 7420354 LWD 200-100-160
Họ và tên: Trần Thị Hiền
Lớp: QKD52- ĐH2 22
Báo cáo thực tập nghiệp vụ
Biểu mẫu số 2: Biểu mẫu thể hiện tiêu chuẩn kích thước của một số loại lô tiêu biểu (đơn vị: mm)
Mã sp
ĐK
mặt
ĐK
bụng
Rộng
ngoài
Rộng
trong
Dầy
mặt lô
Đỡ bụng lô Bụng lô và văng ngoài Bu Lông Vòng đệm
Cạnh Giữa Dầy

Rộng
gỗ bụng
Rộng
gỗ văng
ĐK SL Dầy ĐK SL
7420339 1300 900 1000 880 30x2 30x2 25x2 25 80 100 16 5 5 68 10
7420340 1400 900 1100 980 30x2 30x2 25x2 25 80 100 16 5 5 68 10
7420341 1500 900 1100 980 30x2 30x2 25x2 30 80 100 16 5 5 68 10
7420343 1700 900 1300 1160 35x2 30x2 25x2 30 80 100 20 6 6 80 12
7420344 1800 900 1400 1260 35x2 30x2 25x2 30 80 100 20 6 6 80 12
7420345 1900 900 1500 1350 35x2 30x2 25x2 30 80 100 20 8 8 80 16
7420347 1400 1000 1100 980 30x2 30x2 25x2 25 80 100 16 5 5 68 10
7420348 1500 1000 1100 980 30x2 30x2 25x2 30 80 100 16 5 5 68 10
7420349 1600 1000 1300 1160 35x2 30x2 25x2 30 80 100 20 6 6 80 12
7420350 1700 1000 1300 1160 35x2 30x2 25x2 30 80 100 20 6 6 80 12
7420352 1900 1000 1500 1350 35x2 30x2 25x2 30 80 100 20 8 8 80 16
7420354 2000 1000 1600 1450 35x2 30x2 30x2 30 80 100 20 8 8 80 16
Họ và tên: Trần Thị Hiền
Lớp: QKD52- ĐH2 23
Báo cáo thực tập nghiệp vụ
Biểu mẫu số 3: Lệnh sản xuất

HUNG ANH TRADICO
LỆNH SẢN XUẤT
Đơn hàng: số 39 Đơn vị: quả
Ngày sản xuất: 22/8/2014 Khách hàng: LS VINA Cable
Mã sản phẩm Mã chuẩn Số lượng Thời gian hoàn thành
7420339 LWD 130-090-100 2 Trong ngày
7420343 LWD 170-090-130 3 Trong ngày
7420347 LWD 140-100-110 1 Trong ngày

7420349 LWD 160-100-130 2 Trong ngày
7420354 LWD 200-100-160 3 Trong ngày
PGĐ sản xuất Trưởng phòng sản xuất
( kí, đóng dấu) ( kí, ghi rõ họ tên)
Biểu mẫu số 4: Phiếu nghiệm thu sản phẩm

Họ và tên: Trần Thị Hiền
Lớp: QKD52- ĐH2 24
Báo cáo thực tập nghiệp vụ
HUNG ANH TRADICO
PHIẾU NGHIỆM THU SẢN PHẨM
Đơn hàng: số 39 Đơn vị: quả
Ngày sản xuất: 22/8/2014 Khách hàng: LS VINA Cable
Mã sp Mã chuẩn SL Thời gian h.thành Đạt Không đạt
7420339 LWD 130-090-100 2 Trong ngày X
7420343 LWD 170-090-130 3 Trong ngày X
7420347 LWD 140-100-110 1 Trong ngày X
7420349 LWD 160-100-130 2 Trong ngày X
7420354 LWD 200-100-160 3 Trong ngày X
P.GĐ sản xuất Trưởng phòng sản xuất
( kí, đóng dấu) ( kí, ghi rõ họ tên)
CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ NHẬN XÉT
3.1: Nhận xét chung về quy trình sản xuất
3.1.1: Ưu điểm
- Quy trình sản xuất đơn giản, dễ làm, dễ thực hiện.
Họ và tên: Trần Thị Hiền
Lớp: QKD52- ĐH2 25

×